Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Hồ sơ Đăng ký đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng ngành điều dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.8 KB, 38 trang )

UBND thành phố hà nội
trường cao đẳng y tế

Hồ sơ

Đăng ký đào tạo liên thông
từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng
ngành điều dưỡng

Hà nội, tháng 12 - 2008

1


UBND thành phố hà nội
trường cao đẳng y tế

Số :

/TT – CĐYT

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2008

Tờ trình
đăng ký đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng
ngành điều dưỡng

Kính gửi: - Bộ Giáo dục và Đào tạo;


- Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội
Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế của cả
nước; thành phố Hà Nội tập trung đông dân cư, tập trung các cơ quan Trung
ương, các Bộ- Ngành, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề,... Vì vậy, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng dân
cư trên địa bàn thành phố Hà Nội là rất lớn.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có 12 bệnh viện Đa khoa thành
phố, 12 bệnh viện Đa khoa huyện, 12 bệnh viện Chuyên khoa, 29 Trung tâm Y tế
Quận – Huyện, 36 phòng khám khu vực, 577 Trạm Y tế xã/phường/ thị trấn, 16
bệnh viện thuộc Bộ y tế, ngoài ra còn có các bệnh viện của các bộ, ngành khác
và các bệnh viện ngoài công lập. Các cơ sở y tế này không những thực hiện
nhiệm vụ khám- chữa bệnh cho nhân dân Thủ đô Hà Nội và các địa phương, mà
còn có nhiệm vụ của các trung tâm nghiên cứu khoa học về y học và y tế, đào tạo
cán bộ y tế trong phạm vi cả nước.
Qua kết quả điều tra của Nhà trường cho thấy tỷ lệ Điều dưỡng trình độ trung
học chiếm 94,12%; ở các bệnh viện trung ương là 85,43%. Tỷ lệ Điều dưỡng có
trình độ đại học và cao đẳng rất thấp: ở các bệnh viện Hà Nội là 1,26 – 1,82%; ở
các bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội là 4,81 – 8,24%.
Hầu hết các Điều dưỡng sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, về làm
việc tại các cơ sở Y tế đều rất khó khăn trong việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại
để chăm sóc người bệnh, đồng thời rất yếu về khả năng ra quyết định, quản lý
điều dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Từ thực trạng trên cho thấy việc đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên
trình độ cao đẳng ngành Điều dưỡng là rất cần thiết, góp phần quan trọng trong
2


việc nâng cao trình độ cho đội ngũ Điều dưỡng, thực hiện thành công chiến lược
chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập về y học với các nước trên thế giới.

Trường Cao đẳng y tế Hà Nội được thành lập trên cơ sở trường Trung học Y
tế Hà Nội. Qua 40 năm xây dựng và phát triển trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đã
có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực y tế có trình độ trung học
cho Thủ đô Hà Nội, các cơ sở Y tế Trung ương, các bộ ngành và các tỉnh.
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội giao
nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế có trình độ cao đẳng, trung học, sơ học, đào tạo lại,
đào tạo nâng cấp cán bộ y tế cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong những năm
qua nhà trường đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội tăng cường đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đội ngũ giáo viên về số lượng và
chất lượng, đến nay đội ngũ giáo viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chiếm tỷ lệ trên
30%.
Cơ sở thực hành của nhà trường gồm các bệnh viện Trung ương, các Bộ,
ngành và các bệnh viện của Hà Nội, đây là những trung tâm đầu ngành với trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại.
Từ thực tiễn trên, trường Cao đẳng Y tế Hà Nội trân trọng đề nghị Bộ Giáo
dục - Đào tạo, Bộ Y tế cho phép nhà trường được đào tạo liên thông từ trình độ
trung cấp lên trình độ cao đẳng ngành Điều dưỡng.
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội xin trân trọng cảm ơn!

Phó Hiệu trưởng
Phụ trách trường

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu: Văn thư, Đào tạo

3


UBND Thành phố Hà Nội

Trường Cao đẳng y tế

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20

tháng

12 năm 2008

Đề án chi tiết

Đăng ký đào tạo liên thông
từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng ngành điều dưỡng
1.

Sự cần thiết đào liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng
ngành điều dưỡng.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế của cả
nước; thành phố Hà Nội tập trung đông dân cư, tập trung các cơ quan Trung
ương, các Bộ- Ngành, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp
và Dạy nghề,... Vì vậy, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng dân
cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là chăm sóc toàn diện với các trang
thiết bị, kỹ thuật hiện đại là rất lớn.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có 12 bệnh viện Đa khoa thành phố,
12 bệnh viện Đa khoa huyện, 12 bệnh viện Chuyên khoa, 29 Trung tâm Y tế
Quận – Huyện, 36 phòng khám khu vực, 577 Trạm Y tế xã/phường/ thị trấn, 16
bệnh viện thuộc Bộ y tế, ngoài ra còn có các bệnh viện của các bộ, ngành khác

và các bệnh viện ngoài công lập. Các cơ sở y tế này không những thực hiện
nhiệm vụ khám- chữa bệnh cho nhân dân Thủ đô Hà Nội và các địa phương, mà
còn có nhiệm vụ của các trung tâm nghiên cứu khoa học về y học và y tế, đào tạo
cán bộ y tế trong phạm vi cả nước.
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy: số lượng điều dưỡng của toàn thành
phố còn ít so với tổng số cán bộ y tế (Điều dưỡng là 6578 chiếm tỷ lệ 51,4%,
trong đó: số Điều dưỡng ở quận/huyện/thành phố là 3058 chiếm tỷ lệ 23,91%, số
Điều dưỡng ở xã/phường/thị trấn là 3154 chiếm tỷ lệ 24,66%). Trong khi số
giường bệnh của thành phố lại quá nhiều (các bệnh viện của thành phố có 5600
giường bệnh, các bệnh viện của quận/huyện có 1605 giường bệnh).
Qua kết quả khảo sát của trường Cao đẳng Y tế Hà Nội tại 10 bệnh viện thuộc
Sở Y tế Hà Nội và 10 bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội
năm 2006 cho thấy: hầu hết các bệnh viện, số lượng điều dưỡng còn thiếu, chưa
4


đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tỷ lệ Bác sỹ/Điều dưỡng mới chỉ đạt 1,5 – 1,9. Đặc
biệt trình độ của điều dưỡng còn rất thấp, chủ yếu là trình độ trung học, tại các
bệnh viện Hà Nội, tỷ lệ Điều dưỡng trình độ trung học chiếm 94,12%; ở các
bệnh viện trung ương là 85,43%. Tỷ lệ Điều dưỡng có trình độ đại học và cao
đẳng rất thấp: ở các bệnh viện Hà Nội là 1,26 – 1,82%; ở các bệnh viện trung
ương đóng trên địa bàn Hà Nội là 4,81 – 8,24%.
Hầu hết các Điều dưỡng sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, về làm
việc tại các cơ sở Y tế đều rất khó khăn trong việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại
để chăm sóc người bệnh, đồng thời rất yếu về khả năng ra quyết định, quản lý
điều dưỡng và nghiên cứu khoa học. Phần lớn Điều dưỡng hiện đang công tác tại
các cơ sở Y tế không có điều kiện học liên thông theo hình thức chính quy.
Từ thực trạng trên cho thấy việc đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên
trình độ cao đẳng ngành Điều dưỡng theo hình thức vừa làm vừa học là rất cần
thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ cho đội ngũ Điều dưỡng,

thực hiện thành công chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập về y học với
các nước trên thế giới.
2. Những căn cứ để xây dựng đề án đăng ký đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp
lên trình độ cao đẳng

- Quyết định số 06/2008/QĐ - BGD ĐT ngày 13 tháng 2 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học;
- Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 09/03/2001 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn
2001- 2010;
- Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010;
- Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ y tế hướng dẫn xếp
hạng các đơn vị sự nghiệp y tế;

5


- Chỉ thị số 37/CT-TU ngày 15/8/2005 của Thành Uỷ Hà Nội về tăng cường
lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình
hình mới;
- Chỉ thị 05/2003-BYT ngày 10/6/2003 của Bộ Y tế chỉ thị về việc triển khai
thực hiện quy định về quy trình chăm sóc sức khoẻ toàn diện trong các bệnh
viện;
- Quyết định số 1769/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc thành lập trường Cao đẳng Y tế Hà Nội trên cơ sở trường Trung học
Y tế Hà Nội;
- Quyết định số 25/2006/QĐ - BGD ĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ GD &ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy;

- Quyết định số 36/2007/QĐ - BGD - ĐT ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa
làm vừa học;
- Thông tư số 05/2006/TT – BYT ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ Y tế
hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng, kỹ thuật y học, đại học y tế công đồng
hệ vừa học vừa làm;
- Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành điều
dưỡng của Bộ GD ĐT năm 2003;
- Chương trình khung đào tạo cao đẳng điều dưỡng của Bộ GD & ĐT năm
2001.
3. Phương án đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng ngành
điều dưỡng

3.1 Ngành tuyển sinh và đào tạo:
- Tên ngành đào tạo : Điều dưỡng đa khoa
- Trình độ đào tạo : cao đẳng
- Hình thức đào tạo : vừa học vừa làm
- Thời gian đào tạo : 2 năm
- Qui mô tuyển sinh : khoá đầu tiên 40 sinh viên, tăng dần đến năm 2010 với
qui mô 120-150 sinh viên.
6


- Đối tượng tuyển sinh : học sinh tốt nghiệp Điều dưỡng trung cấp, phải có ít
nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo, theo Thông tư số
05/2006/TT – BYT ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn tuyển sinh
đại học, cao đẳng, kỹ thuật y học, đại học y tế cộng đồng hệ vừa học vừa làm.
- Phương thức tuyển sinh, theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo, thi tuyển
3 môn : Toán, Hoá, chuyên môn.
3.2 Chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao

đẳng ngành Điều dưỡng:
Được nhà trường xây dựng căn cứ vào bảng đối chiếu giữa chương trình đào
tạo ngành Điều dưỡng trình độ trung cấp chính quy và chương trình đào tạo
ngành Điều dưỡng trình độ Cao đẳng chính quy.
Bảng đối chiếu chương trình đào tạo Điều dưỡng đa khoa trung cấp và Điều
dưỡng đa khoa cao đẳng chính quy

TT

Tên học phần

Số đơn vị học trình
TH

CĐCQ

CĐ liên
thông

Kiến thức giáo dục đại cương
1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-

21

33

8


3

5

2

3

5

2

Lê Nin
2

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt
Nam – Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

Giáo dục pháp luật

2

2

0

4


Thể dục thể thao

2

2

0

5

Giáo dục quốc phòng

3

4

0

6

Ngoại ngữ (có ngoại ngữ chuyên ngành )

8

15

4

7



Kiến thức giáo dục chuyên ngiệp
TT

Số đơn vị học trình

Tên học phần

TH

CĐCQ

CĐ liên
thông

Kiến thức cơ sở khối ngành

3

15

8

7

Xác suất thống kê

0

2


2

8

Tin học

3

3

0

9

Vật lý đại cương- lý sinh

0

2

2

10

Hoá học đại cương – hoá vô cơ - hữu cơ

0

4


2

11

Sinh học đại cương và di truyền

0

4

2

TT

Tên học phần

Đơn vị học trình
TH

CĐCQ

CĐ liên
thông

8


12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43

44

Kiến thức chung của ngành
Giải phẫu học
Sinh lý
Mô phôi
Sinh lý bệnh miễn dịch
Hoá sinh
Vi sinh – Ký sinh trùng
Dược lý học
Sức khoẻ môi trường- DD- Vệ sinh an toàn
thực phẩm
Tâm lý y đức
Giáo dục sức khoẻ và kỹ năng giao tiếp
Dịch tễ học
Tổ chức y tế - Chương trình y tế quốc gia
Kiến thức chuyên ngành
Điều dưỡng cơ bản 1 (KTDD 1)
Điều dưỡng cơ bản 2 (Đ.DCB và KTĐ.D 2)
Phục hồi chức năng
Điều dưỡng cấp cứu hồi sức
Điều dưỡng Nội khoa
Điều dưỡng Ngoại khoa
Điều dưỡng Nhi khoa
Điều dưỡng Sản phụ khoa- Sức khoẻ sinh
sản- DSKHHGĐ
Điều dưỡng truyền nhiễm
Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội
Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại
Quản lý điều dưỡng

Y học dân tộc cổ truyền
Điều dưỡng cộng đồng
Tự chọn 1
Tự chọn 2
Tự chọn 3
Tự chọn 4
Thực tập tốt nghiệp
Ôn thi và thi tốt nghiệp
Tổng số

UBND thành phố hà nội
Trường cao đẳng y tế

11
2
2
0
0
0
1
1
1

29
3
2
2
2
3
4

3
2

17
0
0
2
2
3
2
2
2

0
2
0
2
60
4
3
1
0
7
7
6
6

2
2
2

2
83
4
5
2
2
7
7
5
7

2
0
2
0
32
0
3
0
2
2
2
2
2

5
2
2
0
2

3
0
0
0
0
8
4
95

5
4
4
2
2
4
2
2
2
2
10
5
160

0
0
0
2
0
0
2

2
2
2
4
5
65

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

9


Chương trình giáo dục đại học
Tên chương trình :
Đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng
Trình độ đào tạo : Cao đẳng
Ngành đào tạo : Điều dưỡng
Loại hình đào tạo : Vừa học vừa làm
(Ban hành kèm theo quyết định số
/QĐ - CĐYT ngày 26 tháng 8
năm 2008 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội)
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung:
Đào tạo người Điều dưỡng trình độ cao đẳng có phẩm chất đạo đức tốt, có
thái độ đúng đắn; có kiến thức khoa học cơ bản, có kiến thức và kỹ năng chuyên
môn, nghiệp vụ ở trình độ cao đẳng để thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng
bệnh và phục hồi sức khoẻ nhân dân; có khả năng tham gia tổ chức và quản lý
các hoạt động điều dưỡng, nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người
trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Trình bày được sự tác động của môi trường sống đối với sức khoẻ con
người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ.
-Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc, chẩn
đoán điều dưỡng và phòng bệnh.
- Trình bày được luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm
sóc , bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
- Trình bày được phương pháp luận khoa học trong công tác chăm sóc,
phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Kỹ năng:
- Thực hiện tốt các y lệnh của bác sỹ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý,
phối hợp với bác sỹ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh.
10


- Thực hiện đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng.
- Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh theo đúng qui trình
điều dưỡng.
- Tham gia công tác quản lý ngành, đào tạo điều dưỡng và nhân viên y tế.
- Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong công tác phòng và chữa
bệnh.
- Tham gia phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương và phối hợp phòng
chống các bệnh dịch.
- Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch
hoá gia đình, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

- Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu
chuyên môn của nước ngoài.
Thái độ:
- Yêu ngành, yêu nghề, tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
- Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền
thống tốt đẹp của ngành.
- Khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ.
2. Thời gian đào tạo: 2 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 65 đơn vị học trình
4. Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh tốt nghiệp Điều dưỡng trung cấp, phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn
với chuyên môn được đào tạo, theo Thông tư số 05/2006/TT – BYT ngày 29
tháng 3 năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng, kỹ thuật
y học, đại học y tế công đồng hệ vừa học vừa làm.
Thi tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thi 3 môn: toán, hoá,
chuyên ngành.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiêp:

11


5.1. Quy trình đào tạo:
Đào tạo theo khoá học và năm học, mỗi năm có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có 15 tuần
thực học và 2 tuần thi.
- Học lý thuyết: tổ chức thành lớp riêng, học tập trung tại trường vào các buổi
chiều để buổi sáng sinh viên vẫn có thể làm chuyên môn tại các cơ sở Y tế.
Giảng dạy theo phương pháp giảng dạy tích cực.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ giáo trình và tài liệu tham khảo cho sinh viên
- Thực tập cận lâm sàng: tại phòng thí nghiệm của trường và khoa xét nghiệm
của các bệnh viện
- Thực hành tiền lâm sàng:
Tại trung tâm giảng dạy tiền lâm sàng của nhà trường dưới sự hướng dẫn của
giảng viên của các bộ môn.
- Thực hành bệnh viện:
Sinh viên thực tập lâm sàng tại các bệnh viện, cơ sở Y tế nơi sinh viên đang công
tác. Sinh viên thực hiện việc chăm sóc, theo dõi, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh,
quản lý khoa, buồng bệnh, làm các kỹ thuật chăm sóc người bệnh dưới sự hướng dẫn
và đánh giá của giảng viên của nhà trường và các giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở
Y tế.
5.2. Điều kiện tốt nghiêp:
Sinh viên sau khi tham dự đầy đủ chương trình đào, có đủ các điều kiện sau
thì sẽ được dự thi tốt nghiệp (theo Điều 16, chương III của quy chế đào tạo đại
học, cao đẳng hình thức vừa học vừa làm) :
- Tính đến thời điểm thi tốt nghiệp, không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập,
không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đã học đủ các học phần quy định cho chương trình và không có học phần
nào bị điểm dưới 5
6. Thang điểm: áp dụng thang điểm 10

7. Nội dung chương trình:

12


Dựa vào bảng đối chiếu chương trình đào tạo Điều dưỡng đa khoa trung cấp
và Điều dưỡng đa khoa cao đẳng chính quy
7.1. Kiến thức giáo dục đại cương

Tên học phần

STT

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac
– Lênin
2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam – Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
Ngoại ngữ (có ngoại ngữ chuyên ngành )
Tổng cộng

Đơn vị học trình

Thực
Tổng số thuyết hành
2

2

0

2

2

0


4
8

4
8

0

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
7.2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành
Tên học phần
STT

1

Xác suất thống kê

Đơn vị học trình

Thực
Tổng số thuyết hành
2

2

2 Vật lý đại cương- lý sinh

2


2

0

3 Hoá học đại cương – hoá vô cơ - hữu cơ

2

2

0

4 Sinh học đại cương và di truyền

2

2

0

8

8

0

Tổng cộng

13



7.2.2. Kiến thức của ngành chính:
7.2.2.1.Kiến thức chung của ngành
Tên học phần

STT

1 Mô phôi

Đơn vị học trình

Thực
Tổng số thuyết hành
2

2

0

2

Sinh lý bệnh miễn dịch

2

2

0

3


Hoá sinh

3

2

1

4

Vi sinh – Ký sinh trùng

2

1

1

5

Dược lý học

2

2

0

6


Sức khoẻ môi trường- Dinh dưỡng- Vệ sinh an
toàn thực phẩm

2

2

0

7

Tâm lý y đức

2

2

0

8

Dịch tễ học

2

2

0


17

15

2

Tổng cộng

14


7.2.2.2. Kiến thức chuyên sâu của ngành
- Kiến thức bắt buộc
Tên học phần
STT

Đơn vị học trình

Thực
Tổng số thuyết hành

1

Điều dưỡng cơ bản 2

3

2

1


2

Điều dưỡng cấp cứu hồi sức

2

1

1

3

Điều dưỡng Nội khoa

2

1

1

4

Điều dưỡng Ngoại khoa

2

1

1


5

Điều dưỡng Nhi khoa

2

1

1

6

Điều dưỡng Sản phụ khoa- Sức khoẻ sinh sảnDSKHHGĐ

2

1

1

7

Quản lý điều dưỡng

2

2

0


Thực tập tốt nghiệp, ôn và thi tốt nghiệp
8

Thực tế tốt nghiệp

4

0

4

9

Ôn thi và thi tốt nghiệp

5

0

5

24

9

15

Tổng số


15


- Kiến thức tự chọn
Tên học phần

STT

Đơn vị học trình

Thực
Tổng số thuyết hành

1

Tự chọn 1

2

1

1

2

Tự chọn 2

2

1


1

3

Tự chọn 3

2

1

1

4

Tự chọn 4

2

1

1

Tổng cộng

8

4

4


Danh mục các học phần tự chọn
- Chăm sóc lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em ;
- Chăm sóc lão khoa ;
- Chăm sóc người bệnh bỏng ;
- Chăm sóc sức khoẻ vị thành niên ;
- Chăm sóc người bệnh nhiễm HIV /AIDS ;
- Chữa bệnh bằng Y học cổ truyền ;
- Chống nhiễm khuẩn.
7.2.3.Thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp
7.2.3.1. Thực tập tốt nghiệp
- Sinh viên thực tập tốt nghiệp tại các bệnh viện đang làm việc ;
- Thời lượng thực tập tốt nghiệp : 4 tuần (4 đơn vị học trình) ;
+ Thực tập tại khoa Nội : 1 tuần ;
+ Thực tập tại khoa Ngoại : 1 tuần ;
+ Thực tập tại khoa Nhi : 1 tuần ;
+ Thực tập tại khoa sản : 1 tuần.
- Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, sinh viên thực hành các kỹ thuật chăm
sóc và lập kế hoạch chăm sóc người bệnh, quản lý khoa, quản lý buồng bệnh
dưới sự giám sát và đánh giá của giảng viên nhà trường và giảng viên thỉnh
giảng tại các bệnh viện ;
- Kết thúc thời gian thực tập ở mỗi khoa sinh viên có một điểm đánh giá.

16


7.2.3.2. Thi tốt nghiệp
- Thời gian ôn và thi tốt nghiệp : 5 đơn vị học trình ;
- Hình thức thi : Thi tốt nghiệp gồm 3 phần, điểm thi của mỗi phần được tính
độc lập.

+ Thi Lý thuyết : thi viết, bài thi gồm 50% câu trắc nghiệm và 50% câu hỏi
truyền thống cải tiến.
Nội dung thi : tổng hợp các kiến thức đã học của các học phần : điều dưỡng
cơ bản, điều dưỡng nội khoa, điều dưỡng ngoại khoa, điều dưỡng nhi khoa, điều
dưỡng sản phụ khoa – SKSS – DSKHHGĐ.
+ Thi thực hành : Sinh viên rút thăm để làm kế hoạch chăm sóc và tiến hành
các kỹ thuật chăm sóc trên người bệnh tại các khoa Nội, Ngoại, Nhi của các bệnh
viện.
+ Thi chính trị, pháp luật : theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Kế hoach giảng dạy
Phân bố thành 4 học kỳ như sau :

17


Học kỳ I
Số ĐVHT : 18 (18/0)
Số tuần thực học : 15
Thi: 02

TT

Tên môn học/ học phần

Tổng
số
ĐVHT


thuyết


Thực
hành

ĐVHT

ĐVHT

1

Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mac – Lênin

2

2

0

2

Hoá học đại cương – VC - HC

2

2

0

3


Sinh học đại cương và di truyền

2

2

0

4

Vật lý đại cương- Lý sinh

2

2

0

5

Xác xuất thống kê

2

2

0

6


Ngoại ngữ I

2

2

0

7

Dược lý

2

2

0

8

Mô phôi

2

2

0

9


Sinh lý bệnh miễn dịch

2

2

0

18

18

0

Tổng cộng

18


Học kỳ II
Số ĐVHT : 18( 135)
Số tuần thực học : 15
Thi: 02

TT

1

Tên môn học/ học phần


Tổng số
ĐVHT

Ngoại ngữ II

LT

TH

ĐVHT

ĐVHT

2

2

0

2

Đường lối cách mạng của
Đảng CS Việt Nam – Tư tưởng
Hồ Chí Minh

2

2


0

3

Điều dưỡng cơ bản II

3

2

1

4

Vi sinh – Ký sinh trùng

2

1

1

5

Điều dưỡng Nội khoa

2

1


1

6

Điều dưỡng Ngoại khoa

2

1

1

7

Sức khoẻ môi trường- Dinh
dưỡng- VSATTP

2

2

0

8

Hoá sinh

3

2


1

18

13

5

Tổng số

19


Học kỳ Iii
Số ĐVHT : 14 (10/4)
Số tuần thực học : 15 tuần
Số tuần thi :

TT

Tên môn học/ học phần

02 tuần

Tổng
LT
số
ĐVHT ĐVHT


TH
ĐVH
T

1

Tâm lý y đức

2

2

0

2

Dịch tễ học

2

2

0

3

Điều dưỡng sản phụ khoa

2


1

1

4

Điều dưỡng Nhi khoa

2

1

1

5

Quản lý điều dưỡng

2

2

0

6

Tự chọn 1

2


1

1

7

Tụ chọn 2

2

1

1

Tổng số

14

10

4

20


Học kỳ IV
Số ĐVHT : 15 ( 3/12)
Số tuần thực học : 15
Số tuần thi : 02 tuần


TT

Tên môn học/ học phần

1

Hồi sức cấp cứu

Tổng
số
ĐVHT

LT
ĐVHT

TH
ĐVHT

2

1

1

2

Tự chọn 3

2


1

1

3

Tự chọn 4

2

1

1

4

Thực tập tốt nghiệp

4

0

4

5

Ôn và thi tốt nghiệp

5


0

5

Tổng số

15

3

12

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần:
9.1.Khối kiến thức bắt buộc
9.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Học phần 1: Nhữmg nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lênin
2ĐVHT

21


Học phần này trang bị cho sinh viên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mac – Lênin.
Học phần 2: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam – Tư
tưởng Hồ Chí Minh
2ĐVHT
Học phần này mô tả hoàn cảnh và tính tất yếu ra đời của Đảng cộng sản. Nêu
lên những thắng lợi to lớn và bài học kinh nghiệm của lãnh đạo ĐCSVN. Cung
cấp cho sinh viên những triết lý của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Học phần 3: Ngoại ngữ 1,2

4 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên những nguyên tắc phát âm, cấu trúc ngữ
pháp cơ bản và từ vựng trong tiếng Anh. Giúp sinh viên sử dụng được các cấu
trúc sơ bản và các thì thông dụng được học trong khoá học, nói và viết được về
các công việc của người điều dưỡng.
9.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên ngành
9.1.2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành
Học phần 4: Xác suất thống kê
2 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên các khái niệm và công thức tính xác
suất thống kê, giúp sinh viên ứng dụng xác suất thống kê để tính toán và phiên
giải kết quả trong nghiên cứu khoa học.
Học phần 5: Vật lý đại cương - lý sinh
2 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các dạng vận
động vật lý và các quy luật của nó trong thế giới tự nhiên, mô tả một số ph ương
pháp lý sinh dùng trong Y học.
Học phần 6: Hoá học
2
ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên các vấn đề về cấu tạo chất, nhiệt động
học, động hoá học, định nghĩa, tính chất của dung dịch, khái niệm, nguyên tắc
của phân tích, tính chất của kim loại và phi kim loại, các ứng dụng trong y học,
cách phân loại, đọc tên trong hoá học hữu cơ, một số nhóm chức, hợp chất hữu
cơ quan trọng trong sinh học. Giúp sinh viên vận dụng được các kiến thức hoá
học đã học vào các môn học khác.
Học phần 7: Sinh học đại cương và di truyền
2 ĐVHT
Học phần này mô tả cấu trúc vi thể, siêu vi thể và chức năng của tế bào, quá
trình phát triển cá thể và các nhân tố tác động lên sự phát triển cá thể, nguyên lý

của di truyền học cơ sở và vận dụng vào di truyền học người, xu thế phát triển
của sinh học phân tử và các nguyên lý sinh thái có quan hệ đến loài người.
9.1.2.2. Kiến thức chung của ngành
22


Học phần 8 : Mô phôi
4 ĐVHT
Học phần này mô tả cấu tạo hình thái vi thể, siêu vi thể của các mô, các cơ
quan trong cơ thể người bình thường và một số trường hợp bệnh lý. mối liên
quan giữa cấu tạo và chức năng của các mô, các cơ quan.
Học phần 9 : Sinh lý bệnh miễn dịch
2 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên các khái niệm về bệnh nguyên, bệnh
sinh, những rối loạn hoạt động chủ yếu của các cơ quan, hệ thống khi biểu hiện
bệnh lý, miễn dịch học cơ bản và miễn dịch bệnh lý.
Học phần 10 : Hoá sinh
3 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về : định nghĩa,
phân loại, vai trò và chuyển hoá Glucid, Lipid, Protein, Hemoglobin, acid
nucleic trong cơ thể sống, bản chất hoá học, đặc điểm sinh học, tính đặc hiệu, cơ
chế hoạt động của enzym, các dạng năng lượng trong cơ thể, quá trình tạo năng
lượng cho cơ thể hoạt động, cấu tạo hoá học và trình bày được tác dụng chính
của các hormon, bản chất của pep tid, protein, sự điều hoà và trao đổi muối
nước, vai trò của phổi, thận trong sự điều hoà thăng bằng acid- base, vai trò,
chức năng của các loại protein trong huyết thanh. Giúp sinh viên vận dụng và
liên hệ được các kiến thức đã học về hoá sinh với các môn y học cơ sở như sinh
lý bệnh, giải phẫu bệnh... và các môn y học lâm sàng.
Học phần 11 : Vi sinh – ký sinh trùng
2 ĐVHT

Học phần này mô tả các đặc điểm cơ bản của vi sinh y học, mối tương tác
giữa vi sinh vật, cơ thể và môi trường, điểm sinh học, khả năng gây bệnh,
phương pháp chẩn đoán, phòng bệnh và điều trị các loại vi khuẩn, virus gây bệnh
thường gặp. Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khái niệm về ký
sinh trùng, vật chủ, các loại ký sinh trùng ( KST ) và chu kỳ phát triển của KST,
chu kỳ phát triển của các loại KST gây bệnh thường gặp cho người, phân tích
được các yếu tố dịch tễ, tác hại của bệnh KST và 2 phương pháp xét nghiệm
chẩn đoán bệnh KST, nguyên tắc và các biện pháp phòng bệnh KST. Giúp sinh
viên sử dụng được kính hiển vi quang học vật kính dầu để tìm và nhận định được
hình thể của các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh thường gặp.
Học phần 12: Dược lý học
2 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: khái niệm
thuốc và qui chế chuyên môn về dược, cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định,
tác dụng không mong muốn và các tương tác thuốc. Giúp sinh viên hướng dẫn
được người bệnh và cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

23


Học phần 13: Sức khoẻ môi trường – Dinh dưỡng – Vệ sinh an toàn thực
phẩm
2
ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên mối quan hệ giữa sức khỏe và môi
trường, tiêu chuẩn vệ sinh của một số môi trường sống đặc trưng thường gặp,
tình hình, nguyên nhân và biện pháp kiềm chế ô nhiễm môi trường. Giúp sinh
viên vận dụng kiến thức của môn học vào công tác chăm lo sức khỏe cho bản
thân, gia đình và cộng đồng. Giới thiệu cho sinh viên những nội dung cơ bản về
vai trò, nhu cầu các chất dinh dưỡng và đặc điểm các nhóm thực phẩm, những

đặc điểm của khẩu phần dinh dưỡng cân đối - hợp lý, nguyên nhân, cách phòng
chống một số bệnh thiếu dinh dưỡng và ngộ độc thực phẩm, các nguyên tắc cơ
bản trong xây dựng chế độ ăn điều trị.
Học phần 14: Tâm lý y đức
2 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của tâm lý học
đại cương và tâm lý học y học, những đặc điểm tâm lý người bệnh, đặc trưng
đạo đức người điều dưỡng và tâm lý giao tiếp giữa người điều dưỡng và người
bệnh, các yếu tố gây tress tâm lý, các chứng bệnh y sinh và các phương pháp
chẩn đoán tâm lý trong lâm sàng, nội dung 12 điều y đức và những đặc trưng đạo
đức của người điều dưỡng Việt nam, những kiến thức cơ bản về giao tiếp và giáo
dục sức khoẻ, các hành vi có liên quan đến các vấn đề sức khoẻ. Giúp sinh viên
vận dụng được các phương pháp và sử dụng được phương tiện truyền thông giáo
dục sức khoẻ có hiệu quả.
Học phần 15: Dịch tễ học
2
ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những nội
dung và nguyên tắc chính của dịch tễ, ứng dụng các nguyên tắc này để phân tích
tình trạng sức khoẻ của cộng đồng dân cư, những yếu tố quyết định một hiện
tượng sức khoẻ và tác động của những yếu tố đó trên một cộng đồng, nguyên tắc
điều tra và kiểm soát một vụ dịch, cách phân tích đặc điểm dịch tễ của một số
bệnh truyền nhiễm thường gặp trong cộng đồng.
9.1.2.3.Kiến thức chuyên ngành
Học phần 16 : Điều dưỡng cơ bản 2
3 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên các trường hợp áp dụng, không áp
dụng các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, các qui trình kỹ thuật chăm sóc người
bệnh, các tai biến và cách xử trí trong chăm sóc người bệnh. Giúp sinh viên thực
hiện được các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, trợ giúp bác sỹ làm các thủ thuật

và cách xử trí các tình huống xảy ra khi cấp cứu người bệnh.
Học phần 17 : Điều dưỡng hồi sức cấp cứu
24

2 ĐVHT


Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về : nguyên
nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của các cấp cứu nội
khoa thường gặp. Giúp sinh viên lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người
bệnh cấp cứu nội khoa, thực hiện một số kỹ thuật hồi sức cấp cứu nội khoa trên
người bệnh.
Học phần 18 : Điều dưỡng Nội khoa
2 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về : nguyên
nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của một số bệnh nội
khoa thường gặp. Giúp sinh viên lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người
bệnh nội khoa, thực hiện một số kỹ thuật chăm sóc người bệnh nội khoa.
Học phần 19 : Điều dưỡng Ngoại khoa
2 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về : nguyên
nhân, giải phẫu bệnh lý, triệu chứng, biến chứng, điều trị, các bước chăm sóc và
biện pháp phòng bệnh các bệnh ngoại khoa thông thường. Giúp sinh viên lập và
thực hiện được kế hoạch chăm sóc một số bệnh ngoại khoa thông thường, thực
hiện được các kỹ thuật điều dưỡng ngoại khoa, tư vấn, phục hồi chức năng cho
người bệnh và cộng đồng về bệnh ngoại khoa.
Học phần 20 : Điều dưỡng Nhi khoa
2 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: đặc điểm
giải phẫu-sinh lý các bộ máy của cơ thể trẻ em, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

khỏe, đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, tiến triển,
biến chứng và biện pháp phòng các bệnh thường gặp ở trẻ em. Giúp sinh viên lập
và thực hiện được kế hoặch chăm sóc trẻ bệnh, thực hiện các kỹ thuật chăm sóc
trẻ bệnh.
Học phần 21 : Điều dưỡng sản phụ khoa – SKSS – KHHGĐ
2 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về : phát t hiện
hiện và chăm sóc thai nghén bình thường, phát hiện những trường hợp cấp cứu
bệnh lý về sản phụ khoa, xử trí bước đầu và lập kế hoạch chăm sóc những trường
hợp cấp cứu bệnh lý về sản phụ khoa, thực hiện được một số thủ thuật về sản
phụ khoa và chăm sóc sơ sinh, tư vấn cho khách hàng về các biện pháp tránh
thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Học phần 22: Quản lý điều dưỡng
2 ĐVHT
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: hệ thống
quản lý điều dưỡng từ trung ương đến địa phương, chức năng nhiệm vụ của các
cấp trong ngành điều dưỡng, các nguyên tắc và kỹ năng quản lý điều dưỡng.
Giúp sinh viên ứng dụng được các nguyên tắc và kỹ năng quản lý trong tổ chức
lãnh đạo và các khâu quản lý trong hệ thống điều dưỡng.
25


×