Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 132 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đề tài :

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Bản đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng)

Báo cáo kết quả nghiên cứu

Chủ nhiệm đề tài : Thạc sĩ NGƯT Nguyễn Văn Cương

Tháng 6 / 2008
1


BGD&ĐT
BGH
BTVH
BTTiH
BTTHCS
BTTHPT
BGĐ
CMC


CMC – PCGDTiH
CNH – HĐH
CTGD
CT
CBQL
ĐH – CĐ – TCCN
GD
GDCQ
GDKCQ
GDTX
GDCMN
GV – NV
GV
HS
HV
HTSĐ
PCGD
PC THCS
PC BTH
QL
QLGD
SGK
Sau XMC
TT.GDTX
TT HTCĐ
TT NN – TH
TPT
TW
TPHCM
XHH

XHHGD
XHHT
XH
XH - KT
VN
UBND

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
--------Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban Giám Hiệu
Bổ túc văn hóa
Bổ túc Tiểu học
Bổ túc Trung học cơ sở
Bổ túc Trung học phổ thông
Ban Giám Đốc
Chống mù chữ
Chống mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Chương trình giáo dục
Chương trình
Cán bộ quản lý
Đại học – Cao đẳng – Trung cấp chuyên nghiệp
Giáo dục
Giáo dục chính quy
Giáo dục không chính quy
Giáo dục thường xuyên
Giáo dục cho mọi người
Giáo viên – nhân viên
Giáo viên
Học sinh

Học viên
Học tập suốt đời
Phổ cập giáo dục
Phổ cập Trung học cơ sở
Phổ cập bậc Trung học
Quản lý
Quản lý giáo dục
Sách giáo khoa
Sau xóa mù chữ
Trung tâm Giáo dục thường xuyên
Trung tâm học tập cộng đồng
Trung tâm ngoại ngữ - tin học
Trường phổ thông
Trung ương
Thành phố Hồ Chí Minh
Xã hội hóa
Xã hội nhóa giáo dục
Xã hội học tập
Xã hội
Xã hội – Kinh tế
Việt Nam
Ủy ban nhân dân
2


DANH MỤC
----I.- PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.11.2-


Lý do chọn đề tài.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong và ngoài nước.

2. Mục đích nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu :
- Chương 1 : Cơ sở lý luận về giáo dục, Giáo dục thường xuyên và chất lượng
giáo dục, TT.GDTX
- Chương 2 : Thực trạng chất lượng GDTX tại các TT.GDTX, trường BTVH
tại TP.HCM
- Đề xuất nội dung chương 3.
II.- CHƯƠNG 1.
-

Cơ sở lý luận.
Các khái niệm cơ bản.

III.- CHƯƠNG 2.
-

Thực trạng chất lượng GDTX tại các TT.GDTX, trường BTVH được khảo
sát.

-

Nhận định chung.

IV.- CHƯƠNG 3.

-

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng GD tại các TT.GDTX ở
TP.HCM.

-

Kết luận và Kiến nghị.

V.- PHỤ LỤC.
-------------------

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục thường xuyên (GDTX) là một bộ phận của hệ thống giáo dục (GD)
quốc dân theo Luật GD 2005 :
+ Điều 4. Hệ thống GD quốc dân có ghi : “Hệ thống GD quốc dân gồm GD
chính quy và giáo dục thường xuyên”.
+ Điều 44. Giáo dục thường xuyên. “GDTX giúp mọi người vừa làm vừa học,
học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao
trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc
làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát
triển GDTX, thực hiện GD cho mọi người, xây dựng xã hội học tập “ …
+ Điều 45. Yêu cầu về chương trình, nội dung, phương pháp GDTX.
1. Nội dung GDTX được thể hiệntrong các chương trình sau đây :
a) Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết
chữ;

b) Chương trình GD đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật
kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống GD
quốc dân.
2. Các hình thức thực hiện chương trình GDTX để lấy văn bằng của
hệ thống GD quốc dân bao gồm : Vừa làm vừa học, học từ xa, tự
học có hướng dẫn.
Các điều trên của Luật GD đã nêu rõ vị trí, chức năng của GDTX trong hệ
thống GD quốc dân hiện nay. Trong chiến lược phát triển GD 2001 – 2010 của Thủ
tướng Chính phủ có ghi : “Phát triển GD không chính qui” (*) như là một hình thức
huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi
người, ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn
lực”. Như vậy GDTX là một bộ phận không thể thiếu trong việc xây dựng xã hội học
tập và nâng cao nguồn nhân lực phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước
trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Trong lịch sử GD Việt Nam, GDTX đã phát triển qua nhiều giai đoạn thăng
trầm nhưng đều có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp GD và nâng cao dân trí, dân sinh :
góp phần đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập Tiểu học của cả nước và đang góp phần
phổ cập GD bậc THCS, bậc Trung học phổ thông. Sự phát triển các Trung tâm học
(*)

GD không chính qui (theo Luật GD 1998) được đổi thành GDTX (theo Luật GD 2005)

4


tập cộng đồng hiện nay đã góp phần nâng cao dân trí – dân sinh trong cả nước nhất

là vùng nông thôn, đồng bào dân tộc, vùng xa xôi khó khăn. Năm học 2005 – 2006,
cả nước có 63 Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TT.GDTX) cấp Tỉnh, 577
TT.GDTX cấp Huyện, 29 trường BTVH, 698 Trung tâm ngoại ngữ - tin học ; 7.384
Trung tâm học tập cộng đồng (TT.HTCĐ); 11 trường Đại học có hệ đào tạo từ xa. Số
lượng người theo học các chương trình của GDTX là : xóa mù chữ cho : 52.621 học
viên; sau xóa mù chữ : 39.095 học viên; Bổ túc Tiểu học : 39.856 HV, học tin học
532.706 HV; GD từ xa : 127.768 HV (theo tài liệu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
GDTX năm học 2006 – 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo – Hà Nội tháng 8/2006).
Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện các chương trình GDTX ở các TT.GDTX,
TT.HTCĐ, TT ngoại ngữ - Tin học; đào tạo từ xa … còn gặp nhiều khó khăn về kinh
phí, về cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy học, về đội ngũ CB – GV nên chưa phát
triển kịp theo yêu cầu. Đồng thời chất lượng các chương trình GDTX phần lớn còn
thấp nhất là chất lượng đào tạo tại chức, từ xa lấy văn bằng là rất đáng lo ngại, chủ
yếu là do việc liên kết đào tạo không đảm bảo chương trình đúng với quy định của
trình độ đào tạo.
Trong báo cáo về tình hình GD của Chính phủ cho Quốc hội ngày 14/10/2004
có viết : “ …Quy mô GD không chính quy phát triển nhanh, nhưng công tác quản lý
còn yếu kém và điều kiện đảm bảo chất lượng còn thấp …”.
Trong tài liệu bổ sung của Bộ GD&ĐT gởi Quốc hội tháng 10/2004 có viết : “
…chất lượng kiến thức, kỹ năng của số lớn học viên bổ túc văn hóa nói chung thấp,
chất lượng đào tạo tại chức, từ xa có bằng cấp (nhất là các văn bằng ở trình độ đại
học, cao đẳng) là rất đáng lo ngại, chủ yếu là do việc liên kết đào tạo không đảm bảo
chương trình đúng với quy định của trình độ đào tạo. Công tác quản lý còn lỏng lẻo,
dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cức trong quá trình học tập, thi cử như gian lận trong
thi cử, mua bằng bán điểm “bằng thật học giả”. Tỷ lệ tốt nghiệp bổ túc văn hóa hàng
năm và tỉ lệ tốt nghiệp ĐH – CĐ theo phương thức từ xa không phản ánh được thực
chất trình độ kiến thức, kỹ năng …”
Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua cũng đã có đầu tư cho GDTX
để phát triển mạng lưới cơ sở GDTX, để củng cố và nâng cao chất lượng các chương
trình GDTX; nhờ đó hoạt động GDTX ổn định, nề nếp, duy trì được hiệu quả, chất

lượng. Tuy nhiên so với yêu cầu hiện nay thì chất lượng GD tại các TT.GDTX còn
yếu; còn thiếu các nội dung để dạy chữ - dạy người nhất là các hoạt động GD về đạo
đức, văn thể mỹ. Chất lượng các nội dung chương trình dạy tại các TT.GDTX còn
thấp, chất lượng dạy các chuyên đề không ổn định, chưa cập nhật còn phù hợp với
yêu cầu học tập của nhân dân.
Trong tài liệu hội nghị tổng kết năm học 2005 – 2006, nhiệm vụ năm học
2006 – 2007 Giáo dục thường xuyên tháng 09/2006 trang 8 có viết : “… Ngành học
vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn để các TT.GDTX năng động hơn, để nâng cao chất
lượng GD đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển của thành phố; phải
phát triển và duy trì mạng lưới TT.HTCĐ để tạo nền tảng góp phần xây dựng xã hội
học tập. Đồng thời ngành học cũng phải tiếp tục khắc phục những thiếu sót tồn tại về
5


hồ sơ học vụ, thi cử, về quản lý văn hóa ngoài giờ; nâng cao hiệu quả xóa mù chữ và
bổ túc tiểu học; đặc biệt là có sự quan tâm nhanh chóng đầu tư cho GDTX”.
Trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo có viết :
“Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động các TT.GDTX, phát triển TT.HTCĐ ở các
xã, phường, thị trấn …”.
Để thực hiện quan điểm chỉ đạo phát triển GD của Đảng và thực hiện Luật
GD, Chính phủ đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển GD giai đoạn
2001 – 2010 với tư tưởng chỉ đạo là : “ … Khắc phục tình trạng bất cập trên nhiều
lĩnh vực; tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ; tạo cơ sở để nâng cao rõ
rệt chất lượng và hiệu quả GD; phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa chấn hưng đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, chóng sánh vai
cùng các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới …”.
Trong báo cáo của Chính phủ cho Quốc hội (14/10/2004) về tình hình GD thì
mục 2, phần II (một số nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp) có viết : … “ Nâng cao
rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục, Chính phủ coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cơ
bản, lâu dài và sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung GD đặc biệt

là cách dạy, cách học trong nhà trường, tăng cường các điều kiện về đội ngũ GV,
giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa …”.
Trong phương hướng và giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm học 2005 – 2006
của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Tài liệu nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 Bộ GD&ĐT –
NXBGD trang 34) có viết : . . .
“1… Tiếp tục thực hiện tốt yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp GD, chú trọng GD đạo đức lối sống và hướng nghiệp; phấn đấu nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả GD …”
Phần hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 đối với GDTX (*) (trang 140)
có viết … “ … Phát triển các lớp bổ túc trung học phổ thông, các lớp ngoại ngữ, tin
học và các lớp học chuyên đề. Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, tích cực đổi
mới nội dung, phương pháp giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
…”.
Trong công văn số 6808/BGD&ĐT-GDTX ngày 03/8/2006 Bộ GD&ĐT có
chỉ đạo : “… Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, tích cực đổi mới nội dung,
phương pháp giáo dục theo yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa mới, nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; đồng thời với việc đổi mới công tác quản lý
GD, tăng cường nền nếp kỹ cương, ngăn chặn các hiện tượng tích cực, khắc phục
bệnh thành tích trong lĩnh vực GDTX …”.
Như vậy nâng cao chất lượng GD-ĐT nói chung, nâng cao chất lượng GDTX
là yêu cầu cấp bách và cần có những giải pháp phù hợp; Mạng lưới GDTX ở
(*)

Tài liệu nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 Bộ GD&ĐT – NXBGD.

6


TP.HCM lớn nhất nước và với yêu cầu nâng cao dân trí – dân sinh – đào tạo nguồn
nhân lực thì TP.HCM cần phải đẩy nhanh, việc nâng cao chất lượng các chương

trình của GDTX theo đặc thù của thành phố. Do đó việc nghiên cứu thực trạng chất
lượng GDTX để tìm các giải pháp khả thi cho việc nâng cao chất lượng GDTX để
tìm các giải pháp khả thi cho việc nâng cao chất lượng GDTX của thành phố rất cần
thiết để thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng GD&ĐT
trong giai đoạn 2001 – 2010.
2. Mục tiêu đề tài :
Với yêu cầu nâng cao chất lượng GDTX ở các đơn vị GDTX tại TP.HCM, đề
tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau :
a. Khảo sát thực trạng chất lượng GD ở các Trung tâm Giáo dục thường
xuyên, trường Bổ túc văn hóa tại TP.HCM; đánh giá nhận xét thực chất chất lượng
GDTX tại TP.HCM.
b. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTX ở các Trung tâm
GDTX tại TP.HCM.
Bổ sung tài liệu đã viết ở giai đoạn 1, biên soạn tài liệu mới cho giai đoạn 2
về học tập chuyên đề để nâng cao chất lượng GD chuyên đề và đáp ứng nhu cầu học
tập của nhân dân tại TT.GDTX, ở TP.HCM giai đoạn 2006 – 2010 (trong đề án xây
dựng xã hội học tập 2006 – 2010). Các tài liệu này Bộ GD&ĐT chưa có ban hành,
do địa phương soạn theo yêu cầu học tập của nhân dân, các tài liệu này rất cần thiết
để duy trì sự tồn tại, nâng cao chất lượng học tập tại các TT.HTCĐ và TT.GDTX.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực
của đề tài.
a. Tình hình nghiên cứu ngoài nước :
- UNESCO đã có chương trình nghiên cứu về GD cho mọi người ở châu Á –
Thái Bình Dương, GD cho người lớn từ 1987; viết tài liệu và tập huấn của APPEAL
A TLP_CE tập 1 đến 8 về GDTX; xây dựng tài liệu giáo dục cho mọi người yêu cầu
khẩn thiết về chất lượng UNESCO 2004.
- Ở mỗi nước đều có chương trình GDTX hoặc GD cho người lớn trong hệ
thống GD quốc dân và hướng đến học tập suốt đời, xây dựng XH học tập trong thề
kỷ 21 nhất là các nước phát triển.
b. Tình hình nghiên cứu trong nước :

1/- Đã có các chương trình NCKH về GDTX của Viện KHGD (nay là Viện
Chiến lược & chương trình GD của Bộ GD&ĐT) mang tính chiến lược phát triển
GDTX như :
- Định hướng phát triển GDTX ở Việt Nam đến 2010, 2020, GDTX trên thế
giới và Việt Nam : quan niệm và thực trạng. CN đề tài Tô Bá Trượng VKHGD 1997.
7


- Xây dựng mô hình thí điểm Trung tâm học tập cộng đồng cấp làng xã. CN
đề tài Thái Xuân Đào – Viện KHGD : 1999.
- Về chiến lược phát triển GD trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Viện NCPTGD và Vụ GDTX.NXBGD 1998.
- Giáo dục thường xuyên (thực trạng & định hướng phát triển ở Việt Nam)
Viện KHGD – NXB ĐHQG Hà Nội 2001.
2/- Các công trình NCKH cá nhân khác :
- Phát triển GD cộng đồng ở ngoại thành Hà Nội. CN đề tài : Ngô Doãn Chấn
HN 1997.
- Thử nghiệm mô hình và phương thức hoạt động GD từ xa. CN đề tài Ngô
Doãn Chấn HN 1996.
- Xây dựng mô hình TTHT thường xuyên cụm xã – phường. CN đề tài Ngô
Doãn Chấn – Vương Thiệu Long HN 1993.
- Giáo dục từ xa và áp dụng giáo dục từ xa vào GD không chính quy. CN đề
tài Lý Đăng Khoa HN 1995.
- Luận văn Thạc sỹ : Thực trạng và các biện pháp quản lý của Giám đốc nhằm
đảm bảo chất lượng dạy học ở TT.GDTX – Ninh Văn Bình ĐHSP Huế 2001.
- Nghiên cứu điều kiện và giải pháp mở rộng qui mô, hiệu quả tổ chức quản lý
chất lượng đào tạo hệ GDTX tại các Quận, Huyện ngoại ven TP.HCM. CN đề tài
PGS-TS Đào Trọng Hùng 2005.
a. Cuộc điều tra khảo sát quan trọng nhất là khảo sát chất lượng GD trong dạy
BTVH, ngoại ngữ, tin học, nghề tại các TT.GDTX; chất lượng dạy BTVH, chuyên

đề tài các Trung tâm học tập cộng đồng theo mục tiêu giáo dục và tiêu chí về chất
lượng GDTX. Dự kiến thăm dò ý kiến của CBQL, giáo viên, học viên các đơn vị
được khảo sát.
b. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDTX tại các TT.GDTX,
trường BTVH, tại TP.HCM. (GV; điều kiện phương tiện dạy học; chương trình nội
dung phương pháp; kiểm tra thi cử; quản lý, người học …)
4. Nội dung nghiên cứu (liệt kê và mô tả những nội dung cần nghiên cứu,
nêu bật những nội dung mới và phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra, kể cả những dự
kiến hoạt động phối hợp để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng).
a. Thực trạng chất lượng GD tại các Trung tâm GDTX, trường BTVH tại
TP.HCM.
- Chất lượng GD ở các lớp Bổ túc văn hóa (BTVH), ngoại ngữ, tin học;
chuyên đề tại 10 TT.GDTX Quận, Huyện / 24 TT.GDTX Quận Huyện và 2 TT cấp
TP, 2 trường BTVH / 3 trường hiện có.
- Chất lượng GD ở các lớp xóa mù chữ, BTVH, chuyên đề tại 6/30
TT.GDTX, trường BTVH hiện có tại TP.HCM.
8


- Nhận xét, đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân.
b. Đề xuất các giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng GD tại TT.GDTX, tại
TP.HCM (các giải pháp về nhân sự, về điểu kiện phục vụ dạy học; về phương pháp
dạy học cho người lớn; về chương trình tài liệu học tập, thi cử, về chế độ chính sách
- pháp quy). Khắc phục những mặt yếu kém về chất lượng GD tại TT.GDTX hiện
nay. Thử nghiệm một số giải pháp tại các TT.GDTX.
c) Bổ sung tài liệu học tập chuyên đề giai đoạn 1, biên soạn mới tài liệu học
tập chuyên đề giai đoạn 2 tại các TT.GDTX, nhằm nâng cao chất lượng GD và đáp
ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân góp phần xây dựng xã hội học tập ở
TP.HCM giai đoạn 2006 – 2010 (có sự phối hợp liên ngành của thành phố để biên
soạn tài liệu).

d) Chuyển kết quả nghiên cứu cho ngành GDTX Sở GD&ĐT để triển khai tại
các TT.GDTX, trường BTVH tại TP.HCM.
Giới hạn đề tài : chưa nghiên cứu chất lượng GD tại các TT ngoại ngữ tin học
(đã có đề tài nghiên cứu khác) và giáo dục từ xa (hiện do các trường ĐH-CĐ quản
lý).
5. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề (luận cứ rõ cách tiếp cận
vấn đề nghiên cứu, các phương pháp sẽ sử dụng, so sánh với các phương thức giải
quyết tương tự khác, nêu được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài).
- Tiếp cận vấn đề, dựa vào điều kiện hiện tại của TP.HCM, dựa vào yêu cầu
mục tiêu chất lượng giáo dục của GDTX để nhận định về chất lượng GD tại các
TT.GDTX. Dựa vào yêu cầu xây dựng xã hội học tập và nâng cao chất lượng GD để
đưa ra áp dụng có hiệu quả tại TP.HCM.
- Phương pháp tiếp cận : dùng các phương pháp lịch sử - logic, phân tích đối
chiếu, so sánh, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu :
+ Nghiên cứu lý luận.
+ Điều tra thu thập thông tin, xử lý số liệu, phân tích theo toán học, so
sánh đối chiếu.
+ Tham khảo ý kiến chuyên gia.
+ Hội thảo.
+ Thử nghiệm.

9


Chương 1 :

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN


A.- TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Ở Việt Nam, trãi qua hơn nửa thế kỷ Giáo dục thường xuyên (GDTX) mang
tên bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, giáo dục không chính qui rồi trở lại GDTX
(Luật GD 2005) là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc gia. Nhiệm vụ của
GDTX là xóa mù chữ, bổ túc văn hóa từ Tiểu học đến Trung học phổ thông; giáo
dục nghề nghiệp và đại học theo con đường học tại chức - học từ xa; cung cấp kiến
thức cho người dân để góp phần nâng cao dân trí, dân sinh giúp người dân có điều
kiện học tập thường xuyên, học suốt đời sau giai đoạn học chính qui.
Điều 1 của Quyết định 112/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Xây dựng
xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2015 – 2010 có ghi : “ … xây dựng cả nước trở
thành một XHHT dựa trên nền tảng phát triển đồng thời gắn kết, liên thông cả 2 bộ
phận cấu thành : Giáo dục chính qui và GDTX của hệ thống giáo dục quốc dân,
trong đó GDTX thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo điều kiện tốt nhất, đáp
ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi công dân sẽ là một bộ
phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề xây dựng XHHT …”
Điều 44 Luật GD 2005 : “GDTX giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên
tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ
học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự
tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển
GDTX, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng XHHT”.
Phát triển GDTX ở Việt Nam và TP.HCM.
1/- GDTX ở Việt Nam :
GDTX của Việt Nam khởi đầu từ phong trào XMC từ năm 1945 mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xem việc chống mù chữ là việc thứ hai sau việc chống nạn đói
1945. Ngày 08/9/1945 Chính phủ ban hành 3 Sắc lệnh 17, 19, 20 để thành lập Nha
Bình dân học vụ để thiết lập những lớp học bình dân buổi tối cho nông dân, thợ
thuyền. Từ đó, phong trào XMC, bình dân học vụ, bổ túc văn hóa (BTVH) phát
triển, hình thành các trường Tiểu học, Trung học theo học chương trình BTVH.
Chương trình BTVH được biên soạn rút gọn, thiết thực phù hợp với các đối tượng
theo học như chương trình phổ thông lao động, BTVH tại chức.


10


Từ 1945 – 1950 đã có 10 triệu người được XMC, học BTVH.
Từ 1955 – 1965 : các lớp BTVH phát triển mạnh, đã có 1.254.848 người học
cấp 1, 2, 3 BTVH tại chức và 25.433 người học BTVH tập trung.
Từ 1965 – 1975 : Chính phủ lập lại Vụ BTVH; cải tiến chương trình – sách
giáo khoa tổng kết kinh nghiệm để phát triển mạnh thành trường thanh niên dân tộc,
thanh niên XHCN vừa học vừa làm, mở chuyên đề kỹ thuật – khoa học thường thức
cho người tham gia sản xuất, cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Ở miền Nam tại thành thị cũng có phong trào học lớp đêm của cán bộ, công
chức; trong vùng giải phóng có phong trào bình dân học vụ, BTVH hoạt động có
hiệu quả.
Từ 1976 – 1986 : BTVH tiếp tục phát triển, các trường BTVH, trường BT
Công nông được thành lập ở nhiều Tỉnh, Huyện; trường vừa học vừa làm phát triển
ở nông thôn; từ 1975 – 1978 số lượng học viên BTVH cả nước là 1.788.300 người.
Đến 1986 do thay đổi cơ chế kinh tế, chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho BTVH nên
hoạt động BTVH giảm sút dù thành công trong XMC. Đến 1997 có sự chuyển đổi
các trường BTVH thành Trung tâm giáo dục thường xuyên (TT.GDTX) với nhiệm
vụ, chức năng đa dạng phù hợp với xu thế chung.
Từ 1986 đến nay với Luật phổ cập giáo dục tiểu học, với các Nghị quyết của
BCH.TW Đảng CSVN khóa VII; khóa VIII đã tạo điều kiện cho BTVH, TT.GDTX
phát triển.
Với Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ thì Giáo dục thường
xuyên trở thành một trong năm phân hệ ngành học của hệ thống giáo dục quốc dân.
“GDTX được thực hiện bằng nhiều hình thức (không tập trung, không chính quy, tại
chức, bổ túc, từ xa, …) đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân ở mọi trình độ
có thể học tập thường xuyên phù hợp với hoàn cảnh từng người, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, văn hóa – nghệ thuật.

Đến Luật Giáo dục 1998 thì GDTX được đổi thành phương thức giáo dục
GD không chính qui, điều 40, 41, 42 xác định nội dung, phương pháp, cơ sở của GD
không chính qui góp phần đẩy nhanh tiến độ XMC, phổ cập GD Tiểu học, THCS,
THPT và đến 2002 cả nước đã có 15 tỉnh, thành phố hoàn thành PC.THCS.
Luật GD 2005 thì GD không chính qui được đổi lại thành GDTX, GDTX là
một bộ phận của hệ thống GD quốc dân, GDTX và GD chính qui là trụ cột của xã
hội học tập. Số lượng các TT.GDTX ngày càng tăng, hoạt động đa dạng đáp ứng
được các nhu cầu học tập của nhân dân phù hợp với xu thế phát triển giáo dục.
Mô hình chính của GDTX là Trung tâm giáo dục thường xuyên (TT.GDTX),
Trung tâm ngoại ngữ - tin học (TT.NG-TH), Trung tâm học tập cộng đồng
(TT.HTCĐ) và các cơ sở ĐH-CĐ có đào tạo tại chức, từ xa, e.learning. Các mô hình
11


này hoạt động hiệu quả cung ứng cơ hội học tập cho hàng triệu người được học tập
theo phương thức không chính qui.
Năm học
Trường / Trung tâm

2001 –
2002

2002 –
2003

2003 –
2004

2004 –
2005


2005 –
2006

2006 –
2007

- Trường BTVH

75

60

42

29

25

27

- TT.GDTX Huyện

484

494

511

517


577

573

- TT.GDTX Tỉnh

55

56

58

61

62

63

(Nguồn Vụ GDTX Bộ GD&ĐT tháng 10/2007)
Năm học 2005 – 2006 cả nước có 7.384 TT.HTCĐ; 698 Trung tâm tin học –
ngoại ngữ; 11 trường Đại học có đào tạo từ xa.
Năm học 2006 – 2007 :
- TT.HTCĐ
: 8.355
- NN – TH
: 750
- Đào tạo từ xa
: 12 trường
- 21 tỉnh, thành phố có 100% xã phường có TT.HTCĐ : Bắc Kạn, Bắc

Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa
Bình, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, An
Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Trà
Vinh, Vĩnh Long.
Số lượng TT.GDTX có thay đổi do nhập TT.GDTX tỉnh thành, trường Cao
đẳng cộng đồng hay nhập TT.GDTX huyện với dạy nghề, hướng nghiệp.
Số lượng học viên GDTX cả nước.
Số lượng
HV
Năm học
2005 – 2006
2006 – 2007
Riêng TP.HCM
2006 - 2007

Được
XMC

Sau
XMC

BT Tiểu
học

52.621

39.095

39.856


75.896

43.814

/

1.722

/

3.208

BT.THCS BT.THPT

209.170

380.171

532.774
9.171

21.992

Tin học

Ngoại
ngữ

Từ xa


532.201

274.519

127.768

1.089.280
86.733

548.800

206.527
1.312

(Nguồn vụ GDTX Bộ GD&ĐT tháng 10 /2007)
Chức năng nhiệm vụ của TT.GDTX cũng được bổ sung cho phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ mới; theo Quyết định 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì TT.GDTX Huyện và Tỉnh có chức năng như
sau :
Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục :
a) Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;
12


b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến
thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ bao gồm chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng công
nghệ thông tin – truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công
chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của
địa phương;
d) Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học
phổ thông.
Về mục tiêu : GDTX phải nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần
bồi dưỡng nhân tài, tạo cơ hội thực hiện GD cho mọi người; thực hiện mục tiêu
XMC, phổ cập GD trong cả nước.
Về đối tượng : GDTX mở rộng đối tượng người học từ chưa biết chữ đến biết
chữ muốn nâng cao trình độ; từ nhân dân lao động đến cán bộ, công chức, sinh viên,
học sinh muốn học thêm. GDTX chú trọng đến vùng sâu, vùng xa đồng bào dân tộc,
trẻ khuyết tật lang thang cơ nhỡ, nữ giới. GDTX đáp ứng nhu cầu học tập thường
xuyên và suốt đời.
Về chương trình học của GDTX thì đa dạng, phong phú từ chương trình
XMC, sau XMC; ngoại ngữ - tin học, nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức
kỹ năng đến các chương trình thi các văn bằng quốc gia như BTVH, học TCCN, CĐ,
ĐH theo hình thức học tại chức, từ xa, trực tuyến; các chương trình đáp ứng sở thích
cá nhân và hướng tới tương lai …
Thực tiễn, các chương trình GDTX hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu học tập
của mọi đối tượng, mọi lứa tuổi nhất là đối tượng ngoài nhà trường chính qui và
trong nhà trường chính quy muốn nâng cao trình độ.
Tại TP.HCM, đối tượng theo học các chương trình GDTX bao gồm :
- Các đối tượng không có điều kiện học tập tại các nhà trường chính quy.
- Các đối tượng nhập cư vào thành phố để sinh cơ lập nghiệp nhưng học hành
dỡ dang.
- Các đối tượng muốn nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để
đáp ứng yêu cầu lao động sản xuất, làm việc, học hành trước yêu cầu cao về nguồn
nhân lực cho sự phát triển và hội nhập của thành phố.
Thành tựu của GDTX trong nhiều năm qua là góp phần hoàn thành XMC,
hoàn thành phổ cập Tiểu học trong cả nước và đang hoàn thành PC bậc THCS; hàng

triệu lượt người được tham gia học tập nâng cao kiến thức, đạt các chứng chỉ, văn
bằng trong hệ thống GD quốc dân từ bậc Tiểu học đến Đại học và có nhiều người đạt
học vị cao, giữ nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước Việt Nam.
13


Mạng lưới cơ sở GDTX tiếp tục được củng cố và phát triển, số lượng học viên ngày
càng tăng đã góp phần xây dựng nền tảng của xã hội học tập. Tuy nhiên lĩnh vực
GDTX còn những hạn chế - yếu kém là :
- Chất lượng dạy học còn rất thấp, đặc biệt là chất lượng dạy học BT.THCS –
BT.THPT; nghề, tin học - ngoại ngữ …
- Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đổi mới, giáo
viên vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn – nghiệp vụ.
- Nền nếp dạy học và kỷ cương trong thi cử chưa nghiêm.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu.
Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện hai mô hình TT.GDTX, TT.HTCĐ còn gặp
nhiều khó khăn về kinh phí, về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ CB-GV
nên chất lượng GD tại các cơ sở GDTX còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Các
chương trình học tập chưa đa dạng, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của người
học; GD từ xa chưa phát triển, chất lượng thấp, điều kiện quản lý cần được củng cố.
Về chất lượng Giáo dục không chính qui, trong tài liệu bổ sungtình hình GD
của Bộ GD&ĐT – Hà Nội 10/2004 trang 28 có ghi : “Chất lượng kiến thức, kỹ năng
của số lớn học viên BTVH nói chung thấp. Chất lượng đào tạo tại chức, từ xa có cấp
bằng (nhất là văn bằng ở trình độ ĐH – CĐ) rất đáng lo ngại, chủ yếu là do việc liên
kết đào tạo không đảm bảo chương trình đúng với qui định của trình độ đào tạo.
Công tác quản lý lỏng lẻo, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong quá trình học tập
thi cử như : gian lận trong thi cử, mua bằng bán điểm “ bằng thật, học giả”. Tỷ lệ tốt
nghiệp BTVH hàng năm và tỷ lệ tốt nghiệp ĐH – CĐ theo phương thức từ xa không
phản ánh được thực chất, trình độ kiến thức, kỹ năng của người học.
Trong báo cáo về tình hình GD của Chính phủ cho Quốc Hội ngày

14/10/2004 trang 7 phần 5. Giáo dục không chính qui có ghi … “Qui mô GD không
chính quy phát triển nhanh, nhưng công tác quản lý còn yếu kém và điều kiện đảm
bảo chất lượng còn rất thấp. Việc quản lý lỏng lẻo đối với các hệ liên kết đào tạo có
cấp bằng đã dẫn đến tình trạng “học giả, bằng thật”. Đây là một khâu yếu nghiêm
trọng của GD không chính quy ở nước ta. Các chương trình BTVH, phổ cập kiến
thức, kỹ năng các ngành nghề đơn giản, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. các
chương trình GD từ xa vẫn đang trong quá trình xây dựng, tiến độ còn chậm, chất
lượng còn thấp. Đội ngũ GV không chính quy nhìn chung còn thiếu và trình độ thấp;
cơ sở vật chất còn nghèo nàn, điều kiện để tổ chức thực hành, thực nghiệm còn rất
hạn chế …”. Để thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp, báo cáo của
Chính phủ có đề ra sáu nhiệm vụ trong đó : nhiệm vụ 1 là “Đáp ứng tốt hơn nhu cầu
học tập của nhân dân, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập”;
nhiệm vụ 2 là “Nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả GD” … Chính phủ coi đây là
nhiệm vụ trọng tâm cơ bản, lâu dài và sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới mục tiêu,
nội dung GD, đặc biệt là cách dạy cách học trong nhà trường, tăng cường các điều
kiện về đội ngũ giáo viên, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa … Chính phủ đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển
14


GD giai đoạn 2001 – 2010 với tư tưởng chỉ đạo là : “Khắc phục tình trạng bất cập
trên nhiều lĩnh vực, tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ; tạo cơ sở để
nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả GD; phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, chấn hưng đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững,
chóng sánh vai cùng các nước phát triển trong khu vực và thế giới” (Trang 60, Tài
liệu bổ sung về tình hình giáo dục Bộ GD&ĐT, Hà Nội tháng 10/2004).
2/- Giáo dục thường xuyên tại TP.HCM :
Tại TP.HCM, trong các năm qua GDTX cũng có phát triển về qui mô cơ sở
và lượng người học; phát triển nội dung và chương trình học tập cơ bản đáp ứng nhu
cầu học của nhân dân thành phố. Đến tháng 5/2007 thì số cơ sở GDTX tại thành phố

gồm có :
- 29 TT.GDTX cấp TP và Quận Huyện, 20 phân hiệu BTVH ở các trường
ĐH, CĐ,TCCN, THPT.
- 51 TT.HTCĐ
- 156 cơ sở dạy ngoại ngữ, 22 cơ sở dạy Tin học; 168 cơ sở vừa Tin học Ngoại ngữ và bồi dưỡng văn hóa.
Số học viên theo học năm học 2006 – 2007 tại các cơ sở GDTX là :
548.800 lượt người học ngoại ngữ; 86.733 lượt người học Tin học; 450.234
lượt người học các chương trình bồi dưỡng văn hóa; 130.797 lượt người học chuyên
đề tại các TT.HTCĐ; hơn 40.000 học viên BTVH, 3.100 người được xóa mù chữ;
2001 sinh viên học hệ đào tạo từ xa … Số người đậu tốp nghiệp Bổ túc THPT tháng
5/2007 là 7.600 người; đậu chứng chỉ A, B, C, ngoại ngữ là 8.218 người; đậu chứng
chỉ A, B, KTV 16.286 người; đậu các chứng chỉ tiếng Anh của ĐH Cambridge
(C.ESOL) là 6.165 người.
Mạng lưới cơ sở GDTX có ở các Quận Huyện , tạo cơ hội học tập thường
xuyên và đáp ứng nhu cầu học tập của dân.
Tuy nhiên chất lượng Bổ túc văn hóa, ngoại ngữ, tin học, chuyên đề được
giảng dạy tại các TT.GDTX, phân hiệu BTVH còn thấp; cơ sở vật chất, điều kiện
dạy học còn thiếu; đội ngũ GV còn thiếu, chưa đồng bộ .. . ; tỉ lệ tốt nghiệp BTVH
các năm qua còn thấp từ 60 – 70% hàng năm, kết quả GD toàn diện còn hạn chế. Vì
vậy trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của Sở GD&ĐT TP.HCM có ghi : “Củng cố
nâng cao chất lượng hoạt động các TT.GDTX, phát triển TT.HTCĐ ở các xã phường
…”. Trong báo cáo Tổng kết năm học của GDTX năm học 2005 – 2006 có nhận
định :…”. Tuy nhiên, ngành học vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn để các TT.GDTX
năng động hơn; để nâng cao chất lượng GD đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho
sự phát triển của TP; phải phát triển và duy trì mạng lưới TT.HTCĐ để tạo nền tảng
góp phần xây dựng XHHT. Đồng thời, ngành học cũng phải tiếp tục khắc phục
những thiếu sót tồn tại về hồ sơ học vụ, thi cử, về quản lý văn hóa ngoài giờ; nâng
cao hiệu quả xóa mù chữ và bổ túc tiểu học, đặc biệt có sự quan tâm nhanh chóng
đầu tư cho GDTX …” (trang 8 tài liệu Hội nghị Tổng kết năm học 2005 – 2006 và
15



nhiệm vụ năm học 2006 2007 GDTX - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tháng
9/2006).
Để thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khóa IX, tiếp tục thực
hiện NQ TW2 khóa VIII về GD ( … “ Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD, tạo
chuyển biến cơ bản về chất lượng GD, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo, thực hiện GD toàn diện, đặc biệt là GD tư tưởng chính trị, nhân cách, đạo đức
lối sống cho người học …) thì ngành Giáo dục và Đào tạo cần có những giải pháp cụ
thể như trong Tài liệu Bổ sung của Bộ Giáo dục và Đào tạo gởi Quốc hội ngày
14/10/2004 đồng thời cũng cần có những nghiên cứu khoa học về GD, GDTX để bổ
sung những giải pháp phù hợp ở từng địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả GDTX.
B. CÁC KHÁI NIỆM.
1. Chất lượng.
Chất lượng đó là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người sự vật,
hiện tượng” (Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên – NXB Đà Nẵng 2002)
+ “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”
Chất lượng thường gắn với “chất lượng tốt” “chất lượng cao” nên người ta có
thể đánh giá hoặc đo lường chất lượng bằng các đặc điểm về tính năng và phẩm chất
cao nhất, có thể so sánh hai sản phẩm hay dịch vụ cùng loại và chỉ ra cái nào có chất
lượng cao hơn, do vậy người ta quy định những tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu
cầu tối thiểu của việc sử dụng và tiêu chuẩn chất lượng được coi là tồn tại và cố định
trong một thời gian dài. Đây là quan niệm chất lượng phụ thuộc vào mục tiêu và xem
chất lượng ở đầu ra (sản phẩm là chính).
+ Theo quan niệm khác thì chất lượng được xác định bởi khách hàng (đối
tượng phục vụ) mà khách hàng cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, vui sướng khi sản phẩm
có chất lượng. Đây là quan niệm chất lượng phụ thuộc vào nhu cầu người sử dụng vì
nhu cầu con người luôn thay đổi nên chất lượng không dừng ở mức cố định mà phụ
thuộc vào thời gian, không gian (bối cảnh) nên mới có chất lượng địa phương, chất

lượng quốc gia – quốc tế và để nâng cao chất lượng người ta phải “cải tiến liên tục”
để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Trong nền kinh tế thị
trường có sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, nếu không cải tiến liên tục để nâng cao
chất lượng sản phẩm và dịch vụ thì không tồn tại. Theo Frank Price (Denis Lock :
Gower Handbook of Quality Management 1990, UK/USK) thì “chất lượng là sự
cung cấp hàng hóa không bị khách hàng trả lại” và chất lượng phụ thuộc vào mong
muốn của khách hàng trong nền kinh tế thị trường. Theo quan niệm này thì kiểm tra
chất lượng không chỉ ở lần cuối cùng (đầu ra) mà kiểm tra trong suốt quá trình sản
xuất hoặc dịch vụ từ đầu vào đến đầu ra, loại bỏ nguyên nhân gây nên phế phẩm
(quan niệm tiêu chuẩn hóa qui trình sản xuất ISO).

16


Trong thực tế thì nhu cầu là hiện thực khách quan, còn mục tiêu phản ảnh nhu
cầu và do con người đặt ra, nếu đặt mục tiêu sát với nhu cầu thì nhu cầu và mục tiêu
tiệm cận với nhau; còn mục tiêu không sát với nhu cầu thì giữa nhu cầu mục tiêu có
khoảng cách xa và do mục tiêu thường tồn tại trong một thời gian dài trong các văn
bản quản lý nên mục tiêu nhu cầu khó tiệm cận nhau. Nhu cầu là nhân tố thực chất
chi phối chất lượng nên có quan điểm chất lượng do khách hàng xác định.
2. Chất lượng giáo dục :
Có 2 quan điểm khác nhau về chất lượng giáo dục :
2.1- • Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu GD.
Chất lượng GD là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động GD
theo những mục tiêu xác định (hoặc chất lượng GD biểu hiện tập trung nhất ở nhân
cách học sinh, là người được GD) (PGS-TS Trần Kiều, Về chất lượng GD –
UNESCO Hà nội 2005).
Chất lượng GD là kết quả tổng hợp của hoạt động dạy học. Chất lượng GD là
kết quả tổng hợp phản ảnh mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình GD-ĐT ở từng
người học, từng trường lớp, địa phương và cả nước có sự phát triển bền vững. (Viện

sĩ Phạm Minh Hạc, Tầm nhìn về chất lượng GD ở VN, UNESCO Hà Nội 2005).
• Chất lượng GD cũng trực tiếp liên quan tới hiệu quả GD (hiệu quả
trong và hiệu quả ngoài) mà theo quan niệm phổ quát thì đó là thể hiện mối quan hệ
chung nhất giữa sự đầu tư công sức, nhân lực, vật lực và kết quả đạt được sau một
giai đoạn nhất định, xét theo mục tiêu GD trong những điều kiện cụ thể (Thực hiện
chính sách đảm bảo chất lượng GDĐH trong khu vực ĐNA, SEAMEO 2002).

Chất lượng GD được hình thành và phát triển trong người học là do
nhiều yếu tố trực tiếp hay gián tiếp tác động (yếu tố nhà trường, giáo dục gia đình, xã
hội, …) chất lượng GD mang tính tổng hợp chất lượng của các thành phần (chất
lượng đạo đức, học tập, sức khỏe, …), chất lượng tổng hợp được tạo nên bởi quá
trình GD toàn diện.


Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi những phẩm chất năng lực cần
thiết của nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm của giai đoạn đó. Vì vậy chất lượng
GD phải gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, theo vùng địa lý – kinh tế
và đặc điểm của cộng đồng dân cư, dân tộc và cả trong bối cảnh quốc tế.
• Chất

lượng GD đạt được ở mỗi người học là do nội lực cá nhân (như ý
chí, động cơ, bản lĩnh, sức khỏe, năng lực riêng) và tác động của ngoại lực có tác
dụng khơi dậy và phát triển nội lực (mục tiêu GD, giáo viên, chương trình, phương
pháp, thiết bị - tài liệu; đánh giá kiểm tra …)
• Chất lượng GD phải gắn với số lượng nên nói đến chất lượng GD là
nói tới chất lượng của số đông; chất lượng GD luôn gắn liền với hiệu quả GD.

17



Đảm bảo chất lượng GD và nâng cao chất lượng GD là mục đích cuối cùng
của một nền GD chất lượng là mong muốn của mỗi quốc gia. Nâng cao chất lượng
GD là vì con người, vì sự phát triển bền vững của con người trong sự phát triển bền
vững của thế giới.
Con người phát triển bền vững là trọng điểm của chất lượng GD.
2.2- Chất lượng GD theo sự đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, của xã
hội.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường mạnh thì GD được coi là một dịch vụ
đặc biệt và tương đối phức tạp nên chất lượng GD có cùng một triết lý như chất
lượng sản phẩm, dịch vụ và “khách hàng” là các đối tượng phục vụ của GD&ĐT nói
chung và nhà trường nói riêng đó là người học (đối tượng bên trong nhà trường), phụ
huynh học sinh – sinh viên và những nơi sử dụng đối tượng do nhà trường đào tạo,
sản xuất và nghiên cứu. Sản phẩm của nhà trường tạo ra làm thỏa mãn, hài lòng
khách hàng khi nhận các sản phẩm của nhà trường thì nhà trường được đánh giá là
có chất lượng. Như vậy để đánh giá và quản lý chất lượng GD hiện nay thì cần làm
rõ triết lý về chất lượng – chất lượng GD theo mục tiêu hay theo nhu cầu XH. Đánh
giá chất lượng GD theo mục tiêu GD thì trong điều 2 Luật GD 2005 của Việt Nam
… “Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Ở nước ta
hiện nay chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng GD, hơn nữa hệ thống
GD bao gồm nhiều thành phần mục tiêu các ngành học, bậc học khác nhau (GD phổ
thông, GD nghề nghiệp …) nên phải có những tiêu chuẩn đặc thù cho từng ngành
học, bậc học.
Theo GS.TSKH Thái Duy Tuyên (Tạp chí Phát triển GD 4 (64) năm 2004 –
Trang 1 – 4) thì : Trong GD, người ta thường nói đến chất lượng, hiệu quả trong và
hiệu quả ngoài. Chất lượng, hiệu quả trong là nói đến các chỉ số chất lượng, hiệu quả
trong ngành GD như số HS lên lớp, tốt nghiệp, kết quả thi ĐH, thi HS giỏi …Chất
lượng, hiệu quả ngoài thường dựa vào các chỉ số liên quan đến ảnh hưởng của GD

đối với xã hội. Các nhà chính trị, xã hội cũng như người dân thường đánh giá GD
qua hiệu quả ngoài, nhưng tiêu chuẩn thi đua cũng như đánh giá của ngành GD nhìn
chung chỉ dừng lại ở hiệu quả trong. Đó là một trong những điểm vênh nhau về quan
điểm đánh giá GD hiện nay giữa xã hội và nhà trường … Vì vậy cần điều chỉnh
chuẩn đánh giá, sao cho đánh giá không chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra các bài tập
lý thuyết, mà còn phải dựa vào khả năng thực hành, vận dụng kiến thức, kết quả hoạt
động xã hội – thực tiễn và tư duy sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề khoa học
và đời sống …
Nói đến các yếu tố tạo nên chất lượng GD nghĩa là tìm hiểu cấu trúc của nó,
trên cơ sở đó mà nắm được bản chất của chất lượng GD và từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng GD một cách khoa học. Hai vấn đề cần đề cập là chất
lượng GD nhân cách và chất lượng hệ thống GD quốc dân.
18


a) Chất lượng GD nhân cách phụ thuộc vào cấu trúc nhân cách và tương ứng
với nó có nhiều thang đo chất lượng nhân cách như : đức, tài, chân, thiện, mỹ, nhân,
trí, dũng, liêm hoặc đức, trí, thể, mỹ hoặc cần, kiệm, liêm, chính … các yếu tố này
quyện vào nhau và được thể hiện ra trong thực tế, cụ thể, tường minh và có thể tri
giác được nên đo giá trị con người bằng chính kết quả hoạt động mà họ đóng góp
cho xã hội.
Theo UNESCO, hiện nay có thể đo chất lượng nhân cách theo một số tiêu chí
: định hướng giá trị, khả năng thích ứng; đặc điểm trí tuệ, thực trạng sức khỏe, trách
nhiệm công dân (dựa vào lý thuyết giá trị để đo nhân cách).
Mặc dù ở Việt Nam hiện nay chưa có chuẩn đánh giá chất lượng GD cụ thể,
nhưng việc đánh giá chất lượng GD phải dựa vào phẩm chất, năng lực thực tế của
người được đào tạo.
- Về năng lực : con người được đào tạo phải có hệ thống trí thức cơ bản hiện
đại, vững chắc; có kỹ năng vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề lý luận và thực
tiễn; có óc phân tích, phê phán … thích và có khả năng tìm tòi, sáng tạo; có khả năng

tổ chức hoạt động khoa học và thực tiễn.
Về phẩm chất : con người được đào tạo phải có lòng yêu nước, yêu nhân dân,
có trách nhiệm đối với công việc được giao, có lòng yêu nghề, có ý chí tự lập, có
hoài bảo, ước mơ, có tinh thần nhân ái, đoàn kết, hợp tác vì hòa bình và phát triển.
b) Chất lượng hệ thống GD quốc dân được đánh giá chủ yếu bằng chất lượng
nguồn nhân lực mà nền GD đó đào tạo ra. Chất lượng GD được biểu hiện trên các
chỉ số phản ảnh tác dụng hiệu quả của GD đối với thị trường lao động. Các chỉ số
này là :
- Tỉ lệ % số lượng người có việc làm theo trình độ chuyên môn được đào tạo
so với tổng số nguồn nhân lực lao động toàn quốc.
- Mối tương quan giữa trình độ học vấn và việc làm của thanh niên. Các chỉ
số có thể là tỉ lệ % số người có bằng cấp THCS, THPT, THCN, CĐ, ĐH … so với
tổng số người có việc làm ở độ tuổi 25 – 30 trong toàn quốc hoặc một ngành kinh tế
nào đó.
- Hiện trạng (vị trí, vai trò, số lượng …) của lực lượng lao động từ trên thị
trường lao động.
- Tỉ lệ % số người đang đi học, đi làm, không có việc làm so với tổng số
thanh niên toàn quốc ở độ tuổi 15 – 29.
- Các chỉ số phản ảnh mối tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập cá
nhân của bộ phận người lao động trong một số lĩnh vực như y tế, GD, nông nghiệp,

19


Chất lượng GD bị nhiều nhân tố chi phối (kinh tế, chính trị, xã hội, …) và
chất lượng GD có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội. Do đó hệ thống các nhóm chỉ số về chất lượng GD cũng phải phản ảnh được sự
tác động qua lại giữa GD và các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội như trình độ
dân trí toàn xã hội; chất lượng nguồn nhân lực trong thị trường lao động; chính sách,
chiến lược quốc gia về đầu tư các nguồn lực về GD; chính sách về bình đẳng xã hội

và công bằng trong GD; chính sách về tổ chức, quản lý vận hành quá trình, kết quả
dạy học…
Theo quan niệm này (2.2) thì có 6 nhóm chỉ số phản ánh được chất lượng GD
là :
2.2.1- Chất lượng GD được phản ánh bằng các chỉ số về trình độ dân trí toàn
xã hội như :
+ Tổng số trẻ em (6 – 18t) đi học phổ thông trên tổng số dân của một nước.
+ Tổng số trẻ em (6 – 18t) được đến trường (ở từng ngành, bậc học như Tiểu
học, THCS, THPT, …)
+ Trình độ học vấn trung bình của người lớn ≥ 18t (tỉ lệ tốt nghiệp THCS,
THPT …)
+ Số lượng học sinh THCN, CĐ, ĐH / dân số cả nước, tỉ lệ tốt nghiệp …
+ Tổng số người có khả năng lao động (nam nữ, độ tuổi …)
2.2.2- Chất lượng GD được phản ảnh bằng các chỉ số về nguồn lực đầu tư
cho GD như :
+ Tổng kinh phí nguồn nhà nước đầu tư cho GD bậc học.
+ Tổng thu nhập toàn quốc / 1 năm (hoặc nguồn đầu tư cho từng ngành học,
bậc học).
+ Tổng kinh phí ngoài nhà nước tài trợ cho GD …
+ Kinh phí đầu tư cho từng hạng mục : xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị;
tiền lương, thưởng cho CBQL – GV.
+ Chi phí trung bình cho việc học tập của 1 HS, SV (ở từng ngành – bậc học
…)
+ Tỉ lệ trung bình GV/học sinh, sinh viên cho 1 lớp, 1 trường …
2.2.3- Chất lượng GD được phản ánh qua tác dụng hiệu quả của GD đối với
thị trường lao động qua các chỉ số như :
+ Tỉ lệ % số người có việc làm theo trình độ chuyên môn được đào tạo so với
tổng số nguồn nhân lực lao động toàn quốc.
+ Mối tương quan giữa trình độ học vấn và việc làm của thanh niên .
+ Hiện trạng của lực lượng lao động trẻ trên thị trường lao động.

20


+ Tỉ lệ người 15 – 29 tuổi đang đi học, đi làm, không có việc làm trên tổng số
thanh niên cả nước …
2.2.4- Chất lượng GD được biểu hiện trên các chỉ số phản ánh cơ hội cho
phép tham gia đi học của thanh niên (cơ hội học tập cho mọi người, thực trạng của
xã hội hội học tập …) nhóm chỉ số này phản ảnh tính nhân văn, tính ưu việt của một
nền GD, tạo cơ hội bình đẳng trong GD cho các đối tượng thiệt thòi, dân tộc thiểu
số, nữ … các chỉ số phản ảnh cơ hội học tập của một nền GD là :
+ Tổng số HS phổ thông / tổng số thành viên trong xã hội thuộc độ tuổi đi
học.
+ Tổng số HS đậu tốt nghiệp THPT / tổng số thành viên trong độ tuổi tương
ứng.
+ Tổng số HS đậu tốt nghiệp THPT có cơ hội học lên CĐ, ĐH / tổng số HS
đậu tốt nghiệp THPT cả nước …
+ Số lượng sinh viên tốt nghiệp CĐ, ĐH (trong, ngoài nước) …
2.2.5- Chất lượng giáo dục được biểu hiện trên các chỉ số phản ánh cơ chế tổ
chức, vận hành, quản lý quá trình dạy học trong nhà trường như các chỉ số cơ bản
(Fundamantals indicators) như quá trình dạy học, đầu tư nguồn lực cho GD, tổ chức
quá trình dạy học, đánh giá kết quả học tập. Các chỉ số phản ánh môi trường GD có
thể là :
+ Mức lương tối thiểu của GV các cấp (có thể so sánh với các ngành khác có
cường độ làm việc, điều kiện làm việc, trình độ học vấn tương đương).
+ Chuẩn GV các cấp.
+ Thời lượng học trên lớp / 1 tuần / 1 năm của từng bậc học, ngành học (Tiểu
học, THCS, THPT, …)
+ Các chỉ số phản ánh các quyết định đặc biệt về nội dung chương trình, kế
hoạch dạy học, điều kiện cơ sở vật chất …
+ Các chỉ số phản ánh mức độ học ngoại ngữ, tin học ở các cấp học phổ

thông…
2.2.6- Chất lượng GD được biểu hiện trực tiếp nhất ở các chỉ số phản ánh kết
quả học tập cùa HS (hay mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh
sau mỗi cấp học) đó là các chỉ số cơ bản (Theo Bottani N và Delfan L.The Search for
International Education Indicators The OECD Observer, 1990 No.162).
Các chuyên gia GD của OECD nhấn mạnh : các chỉ số trong nhóm cơ bản
phản ảnh đúng mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng của học sinh khi dùng các
phương pháp đánh giá hiện đại mà chủ yếu là trắc nghiệm.
(Các trắc nghiệm được xây dựng dựa vào chua các Trung tâm Giáo dục thường xuyên”
tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2010 với nội dung như sau:
I. Phần mở đầu:
Theo luật Giáo dục 2005 ở các điều:
-

Điều 4: “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục
thường xuyên”

-

Điều 44: “Giáo dục thường xuyên (GDTX) giúp mọi người vừa làm vừa
học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách mở rộng hiểu
biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất
lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống
xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển GDTX, thực hiện giáo duc cho
mọi người, xây dựng xã hội học tập…”

-

Điều 45: “Nội dung GDTX được thể hiện trong các chương trình sau đây:
chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương

trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng
chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
về chuyên môn nghiệp vụ, chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ
thống giáo dục quốc dân. Các hình thức thực hiện chương trình GDTX để
lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: vừa làm vừa học, học
từ xa, tự học có hướng dẫn…”

Như vậy GDTX là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân; là một bộ
phận không thể thiếu trong việc xây dựng xã hội học tập. trong việc nâng cao
nguồn nhân lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, thành phố
trong giai đoạn phát triển và hội nhập. Cơ sở GDTX gồm Trung tâm giáo dục
thường xuyên (GDTX), trung tâm ngoại ngữ tin học (TTNN-TH), trung tâm
học tập cộng đồng (TTHTCĐ)
Trong thời gian qua GDTX (trước đây là giáo dục không chính quy) đã góp
phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cải thiện dân sinh, góp phần
nâng cao dân trí; góp phần đạt chuẩn xoá mù chữ, phổ cập tiểu học, phổ cập
THCS và phổ cập bậc trung học trong cả nước và Thành phố. TGDTX là cơ
sở công lập, có nhiều chức năng, thực hiện nhiều phương thức học tập linh
hoạt để giúp cho người học học được nhiều nội dung, chương trình khác nhau
105


như: chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ, chương trình
giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển
giao công nghệ; chương trình đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống
quốc dân(Tiểu học, THCS, THPT, Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại
học…)
Năm học 2006-2007 cả nước có 63 TTGDTX cấp tỉnh; 573 TTGDTX
cấp huyện; 750 Trung tâm ngoại ngữ-Tin học; 8355 Trung tâm học tập cộng

đồng; 12 trường Đại học có đào tạo từ xa. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 05
TTGDTX cấp TP và ngành; 24 TTGDTX Quận/huyện; 02 trường BTVH
ngành; 18 phân hiệu BTVH trong các trường Đại học-Cao đẳng-Trung cấp
chuyên nghiệp; 454 cơ sở ngoại ngữ tin học-bồi dưỡng văn hoá, 77 Trung tâm
học tập cộng đồng với hơn một triệu lượt người theo học các chương trình
GDTX ở Thành phố trong 1 năm. Mạng lưới cơ sở GDTX được củng cố, giữ
vững, hoạt động GDTX ổn định nề nếp, duy trì được hiệu quả chất lượng.
Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay thì hoạt động, chất lượng giáo dục tại các
TTGDTX có mặt còn thấp, cơ sở vật chất còn thiếu-yếu chưa đáp ứng được
nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của nhân dân và nhu cầu nguồn nhân
lực cho Thành phố.
- Để nâng cao chất lượng Giáo dục thường xuyên, trong kế hoạch hành động
quốc gia giáo dục cho mọi người (2003-2015) do Thủ tướng phê duyệt, trong
nhóm mục tiêu 4 ghi: “ Nâng cao chất lượng, sự phù hợp của với kết quả của
tất cả chương trình GDTX cho thanh thiếu niên và người lớn, xây dựng một
chiến lược quốc gia toàn diện về GDTX và các cơ hội học tập; tăng cường
năng lực quản lý các chương trình GDTX ở cấp địa phương...” Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã có chỉ đạo: “… tiếp tục củng cố phát triển cơ sở GDTX; đa
dạng hoá nội dung, chương trình, các hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu
cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của nhân dân, thực hiện giáo dục
cho mọi người, xây dựng xã hội học tập…; phát triển và nâng cao chất lượng
các lớp bổ túc văn hoá trung học phổ thông, các lớp ngoại ngữ, tin học và các
lớp học chuyên đề…” ( văn bản 8218/BGDĐT-GDTX ngày 6/8/2007 về
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 đối với GDTX)
106


Vì vậy, củng cố phát triển hoạt động của TTGDTX là yêu cầu cấp thiết
để nâng chất lượng GDTX, để thực hiện QĐ 112/2005 của Thủ tướng chính
phủ về phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 ở Thành

phố.
• Tính cấp bách ở TP.HCM :
Ở TP.HCM, mạng lưới TT.GDTX được hình thành năm 1997 từ các
trường BTVH, phổ thông lao động chủ yếu là dạy BTVH; đội ngũ CB – GV
hầu hết thuộc quận huyện chuyển từ các trường THCS sang 1997 đến nay,
TT.GDTX chưa được quan tâm đầu tư về con người, về tài chính – tài sản, cơ
sở vật chất và điều kiện dạy học nên các TT.GDTX hoạt động không đủ chức
năng, chất lượng hoạt động còn thấp, chủ yếu là chất lượng dạy BTVH, ngoại
ngữ - tin học, nghề phổ thông còn thấp nhiều so với phổ thông cùng cấp. Để
nâng cao chất lượng GD nói chung, chất lượng GDTX nói riêng; để xây dựng
TT.GDTX trở thành cốt lõicủa GDTX trong việc xây dựng XHHT ở TP.HCM
trong giai đoạn hội nhập và phát triển thì việc đầu tư, xây dựng TT.GDTX tại
TP.HCM là yêu cầu cấp thiết để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho thành
phố.
II. Cơ sở pháp lý để xây dựng đề án:
1. Luật Giáo dục 2005
2. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 ( ban hành kèm theo
Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của
Thủ tướng chính phủ)
3. Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015
do Thủ tướng phê duyệt, Hà Nội tháng 7/2003
4. Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng
chính phủ về phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn
2005-2010
5. Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giáo
dục và đào tạo đến năm 2010

107



6. Chỉ thị 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng chính phủ
về đẩu mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội
học tập.
7. Chỉ thị 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng
BộGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của GD mầm non, GD phổ thông,
GD thường xuyên, GD chuyên nghiệp và các trường, khoa sư phạm
trong năm học 2007-2008
8. Quyết định 02/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của Ủy ban Nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch chỉ đạo, điều
hành phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách thành phố 2008.
III.- Mục tiêu của đề án.
1. Mục tiêu chung :
Xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của
TT.GDTX cấp thành phố, cấp Quận Huyện ở TP.HCM trong giai đoạn 2008 –
2010, bằng cách đầu tư con người, tài chính – tài sản, chế độ chính sách, nội
dung chương trình giảng dạy phân cấp quản lý cho các TT.GDTX.
2. Mục tiêu cụ thể.
Các giải pháp đề xuất nhằm làm thay đổi cơ cấu, số lượng, chất lượng
hoạt động của TT.GDTX như :
a. Các TT.GDTXcó được cơ sở vật chất trang thiết bị, tài chính – tài
sản điều kiện hoạt động, đáp ứng yêu cầu được giao theo quy định.
b. Đội ngũ CBQL, GV, NV được bổ sung đầy đủ về số lượng, đồng
bộ về cơ cấu; được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành
nhiệm vụ.
c. Có chế độ chính sách (về học phí, thù lao, nhân sự …) phù hợp để
duy trì, thúc đẩy hoạt động của TT.GDTX.
d. Nâng cao được chất lượng giáo dục – đào tạo của TT.GDTX trong
các mặt giảng dạy : BTVH, ngoại ngữ, tin học, nghề; bồi dưỡng
kiến thức – chuyên đề theo yêu cầu của người học.

e. Phân cấp quản lý TT.GDTX phù hợp để thuận lợi cho việc đầu tư,
quản lý cho TT.GDTX hiệu quả nhất theo quy định của pháp luật.
IV.- Nội dung đề án :
108


1. Thực trạng hoạt động của các TTGDTX tại TPHCM
1.1- Thực trạng.
a. Số lượng TTGDTX và học viên:
Số lượng TTGDTX:

Số lượng học viên

29
- Cấp TP: 3

BTVH

- Cấp Q/Huyện: 24

Ngoại ngữ

29652

Tin học Nghề

6174

23748


Chuyên

Đào tạo từ

đề

xa ĐH-CĐ

300

1100

1183

(Thống kê tháng 1/2008 của Sở GD-ĐT) – không tính học viên tại 02 trường
BTVH ngành và 18 phân hiệu BTVH với hơn 12.000 học viên BTVH). Số
lượng học viên BTVH ổn định; số lượng học viên học ngoại ngữ - tin học,
nghề, chuyên đề tăng dần.
b. Cơ sở vật chất hiện có của các TTGDTX
Dạng
1

Tình trạng cơ sở vật chất
Đã được xây dựng hoàn chỉnh

T/số
4

Tên TTGDTX
Quận 3, Củ Chi, Hóc Môn,

Cần Giờ

2

Đã được xây dựng một phần

2

Quận 12, Gò Vấp

3

Có quy cách của trường

2

Chu Văn An, Tân Bình, Thủ

học/THCS
4

Có quy cách của trường học

Đức
5

Quận 2,4, 9, 11, Nhà Bè

11


Quận 5,6,1,10,Bình Thạnh, Gò

nhưng nhỏ hẹp thiếu phòng học
và phòng chức năng, sân chơi
5

6

Là nhà ở cải tạo, không đúng
chức năng trường học, nhỏ hẹp,

Vấp, Phú Nhuận, Lê Quý Đôn,

thiếu thốn

Tiếng Hoa, Gia Định, TNXP

Chưa có cơ sở, còn học tạm ở

4

trường khác

Quận 7,8, Tân Phú, Bình
Chánh

29

109



×