Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quê hương, gia đình ảnh hưởng như thế nào đến tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.87 KB, 3 trang )

NHÓM 5:
Câu 1: Quê hương, gia đình ảnh hưởng như thế nào đến tư tưởng HCM:
* Quê hương:
Quê của Người là một vùng quê nghèo, người dân sống trong cảnh khó khắn
thiếu thốn chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp thường xuyên mất mùa, thiên
tai khắc nghiệt , hạn hán, lũ lụt, ở vùng quê “ chó ăn đá gà ăn sỏi “ , “đất cày lên sỏi
đá “ cuộc sống vất vả, lam lũ đã in đậm trong tiềm thức của người dân Nam Đàn
nói riêng, xứ Nghệ nói chung. Tuy điều kiện hết sức khắc nghiệt nhưng có thể nói
đây là vùng đất địa linh nhân kiệt rất giàu truyền thống đánh giặc giữ nước. Nơi hội
tụ bao di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi chiến công hiển hách của không biết bao
anh hùng dân tộc, nêu cao chí khí chống ngoại xâm từ bao đời nay .
* Gia đình:
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Phụ
thân của Người là người thầy đầu tiên của Nguyễn Sinh Cung – dạy chữ , dạy làm
người và giáo dục lòng yêu nước cho con. Trong những năm từ chối không ra làm
quan, Nguyễn Sinh Sắc thường đến những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp
sôi nổi và anh dũng, kết giao với những người có lòng yêu nước, có chí cứu nước,
đặc biệt là lớp sĩ phu yêu nước, có tư tưởng “ bài ” phong kiến, chống Pháp như
Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân… Và điều đặc biệt , đi đến đâu
ông cũng thường cho Nguyễn Sinh Cung đi cùng. Sự giáo dục của Nguyễn Sinh
Sắc không chỉ truyền cho các con trí tuệ, học vấn, mà còn truyền lòng nhiệt huyết,
chí khí mạnh mẽ và động lực vượt qua mọi gian nan để vươn tới sự nghiệp lớn cứu
nước, cứu dân, giải phóng dân tộc. Tính cách, ý chí của người dân xứ Nghệ, lòng
yêu nước, thương dân của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn
Tất Thành và theo suốt cuộc đời Hồ Chí Minh sau này .
Thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình Nho học, ít nhiều
có được học chữ thánh hiền, một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, yêu chồng
thương con hết mực, chịu khó lao động, bà làm ruộng và dệt vải để nuôi dạy con
cái. Bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng, thương con, bà đã hy sinh tất cả vì
chồng con và chính bà đã vun đắp nên cuộc đời sự nghiệp đẹp đẽ cho cả gia đình .
Bà Hoàng Thị Loan đã có tác động tích cực đến các con tính tình giản dị , khiêm


tốn , đức hy sinh, chung thủy, yêu lao động , yêu đời, yêu nước .
Chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn
cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu . Và anh cả của Người tham gia các hoạt


động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm . Cả hai
người đều có chí hướng tiến bộ, yêu nước, thương người và tích cực tham gia các
phong trào chống Pháp, đã nhiều lần bị thực dân Pháp kết án .
Nhờ sự giáo dục, ảnh hưởng của gia đình, cả bà Thanh và ông Cả Khiêm đều không
màng danh lợi, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cứu dân, cứu
nước, đã trở thành tấm gương đáng kính về sự cao cả, nghĩa khí và lòng vị tha. Như
vậy, có thể khẳng định rằng, yếu tố gia đình giữ vai trò quan trọng , đã đặt nền
móng và kiến tạo nên nhân cách và hoài bão cứu nước, cứu dân của Hồ Chí Minh.
Là nền móng cho sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh .
NHÓM 4:
Câu 2:
1 - Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan,
phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi
áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa
Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đối với Người,
đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô
sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để:
"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được
dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản
và của cách mạng thế giới".
Đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước
nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp
dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước

lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa
Mác - Lê-nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, "muốn
cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lê-nin".
Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận
khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa
rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ
nghĩa xét lại.


Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của
tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng
Mác - Lê-nin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền
tảng của nó là chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Cho nên, có thể nói, ở Việt Nam, giương
cao tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là giương cao chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Muốn bảo
vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách có hiệu quả, phải bảo vệ, quán
triệt và giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là lịch sử mà cũng là lô-gíc của vấn
đề. Nó giúp chỉ ra sai lầm của quan niệm đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ
nghĩa Mác - Lê-nin.
Câu 1:
* Các phong trào yêu nươc cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 ở nước ta khi chưa có Đảng
ra đời điều bị thất bại là vì :
+ Các phong trào yêu nước và các tổ chức của Đảng có những hạn ché về giai cấp,
về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được rộng rãi
các lực lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp đuợc 2 lực lượng cơ bản 9 công
nhân và nông dân) cho nên thất bại.
+ Cuộc đấu tranh của ta nằm trong tình thế bị động, nên Pháp đã dạp tắt nhanh
chóng.
+ Ta gặp phải sai lầm trong quá trình đấu tranh yêu cầu người Pháp thực hiện cải

lương, phản đối chiến tranh và cầu viện nc ngoài.
+ Những cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, đa số các pt mang tính tự phác, trong nội bộ
chia rẽ.
+ Lực lượng ta và địch không cân xứng, ta đấu tranh khi địch vẫn còn mạnh, địch
có trang bị vũ khí hiện đại hơn ta.
+ Ta chưa tập hợp đc sức mạnh quần chúng nhân dân, chưa thấy đc khả năng lãnh
đạo của giai cấp công nhân và chưa đoàn kết đc họ.
+ Chưa có chính Đảng lãnh đạo.
(Các phong trào thất bại như: phong trào cần vương,, cuộc khởi nghĩa yên thế, pt
Đông Du, Duy Tân…)



×