Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.8 KB, 53 trang )

MẠNG LƯỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
VỀ THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN
(VNGO-FLEGT)

BÁO CÁO
Kết quả tham vấn cộng đồng
về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Nam Đông,
tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị thực hiện:

- Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD)
- Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên
(CORENARM)
- Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD)
- Trung tâm Nghiên Cứu và Tư vấn Phát triển bền vững
(CRCSD)

Tháng 11/2012
0


Mục lục
I. Bối cảnh ...................................................................................................................................... 2
II. Mục tiêu và nội dung tham vấn .............................................................................................. 2
2.1 Mục tiêu tham vấn ................................................................................................................. 2
2.2 Nội dung tham vấn ................................................................................................................ 2
III. Tiến trình và phương pháp thực hiện tham vấn ................................................................. 3
3.1 Lựa chọn cộng đồng tham vấn .............................................................................................. 3
3.2 Làm việc với các bên liên quan trước khi tham vấn .............................................................. 4
3.3 Thảo luận nhóm với địa diện của các thôn ............................................................................ 4


3.4 Họp thôn ................................................................................................................................ 5
3.5 Phỏng vấn sâu ........................................................................................................................ 5
IV. Kết quả và thảo luận .............................................................................................................. 5
4.1 Địa bàn tham vấn ................................................................................................................... 5
4.2 Nhận thức của người dân liên quan đến định nghĩa gỗ hợp pháp ......................................... 6
4.3 Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp................................................................................. 6
4.4 Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp trong nước (Cường) .......................................... 11
4.5 An toàn về môi trường ......................................................................................................... 14
4.6 An toàn về xã hội ................................................................................................................. 16
V. Kết luận và đề xuất ................................................................................................................ 18
5.1 Kết luận................................................................................................................................ 18
5.2 Đề xuất của người dân ......................................................................................................... 19
Phụ lục: ........................................................................................................................................ 20
Phụ lục 1: Tổng hợp thông tin từ thảo luận nhóm ..................................................................... 20
Phụ lục 2: Danh sách thành viên nhóm tham vấn cộng đồng .................................................... 48
Phụ lục 3: Danh sách đại biểu tham dự cuộc họp huyện ........................................................... 48
Phụ lục 4: Danh sách người dân tham gia thảo luận nhóm ....................................................... 48

1


I. Bối cảnh
Từ năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã tham gia đàm phán với EU về Hiệp định đối tác tự
nguyện (VPA) đối với thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản, gọi tắt là
FLEGT. Một yêu cầu do EU đặt ra trong quá trình đàm phán cũng như thực hiện hiệp định
sau này là phải có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan để giảm thiểu tác động tiêu cực
của VPA/FLEGT đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như các hộ gia đình trồng
rừng, các cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ rừng và các doanh nghiệp chế biến quy mô
nhỏ hoặc các nhóm dịch vụ có liên quan khác.
Một trong những nội dung quan trọng trong đàm phán là Định nghĩa gỗ hợp pháp. Cho đến

nay, Chính phủ Việt Nam đã soạn thảo Dự thảo 5 về Định nghĩa gỗ hợp pháp và đang trong
tiến trình hoàn thiện để chuẩn bị cho lần đàm phán lần thứ 3 sắp đến trong năm 2012. Để
cung cấp thông tin từ phía người dân/cộng đồng cho quá trình hoàn thiện Dự thảo này, các tổ
chức Phi chính phủ Việt Nam thuộc mạng lưới VNGO-FLEGT tiến hành tham vấn cộng
đồng nhằm thu thập ý kiến của người dân/cộng đồng trồng rừng và tham gia quan lý bảo vệ
rừng về Định nghĩa gỗ hợp pháp. Tham vấn này do Trung tâm phát triển nông thôn miền
Trung (CRD), Trung tâm nghiên cứu và quản lý tài nguyên (CORENARM), Trung tâm
nghiên cứu phát triển xã hội (CSRD) và Trung tâm nghiên cứu và tư vấn phát triển bền vững
(CRCSD) cùng phối hợp thực hiện trong thời gian từ ngày 10/10 đến ngày 30/10 năm 2012
tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
II. Mục tiêu và nội dung tham vấn
2.1. Mục tiêu tham vấn
2.1.1. Mục tiêu chung
Thu thập các ý kiến của người dân/cộng đồng về những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp
của gỗ và sản phẩm gỗ nhằm đóng góp cho cho dự thảo tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ
của Việt Nam
2.1.2. Mục tiêu cụ thể


Khảo sát sự hiểu biết/nhận thức của người dân/cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và
sản phẩm gỗ



Phân tích việc thực thi lâm luật và ảnh hưởng của nó đến quyền lợi và nghĩa vụ của
người dân/cộng đồng



Tổng hợp các nguyện vọng/đề xuất của người dân liên quan đến việc đảm bảo tính

hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ gắn kết với cải thiện sinh kế

2.2. Nội dung tham vấn
2.2.1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong nước (Nguyên tắc 1 của Dự thảo 5)
- Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp của chủ rừng là Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng
+ Khai thác chính ở rừng tự nhiên
+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ ở rừng tự nhiên
+ Khai thác gỗ ở rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư
- Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp của Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng nhận khoán quản lý
bảo vệ rừng hoặc tham gia đồng quản lý rừng với các chủ rừng nhà nước
2


+ Khai thác chính ở rừng tự nhiên
+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ ở rừng tự nhiên
+ Khai thác gỗ từ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư
- Quy trình khai thác gỗ hợp pháp (Các hồ sơ xác minh khai thác đúng phạm vi ranh giới,
diện tích, chủng loại, khối lượng theo giấy phép được cấp hoặc bản đăng ký khai thác)
+ Gỗ rừng tự nhiên
+ Gỗ rừng trồng
2.2.2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (Nguyên tắc 3 của Dự thảo 5)
- Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng vận chuyển gỗ khai thác trong nước trong các trường
hợp sau:
+ Gỗ mua
+ Gỗ đem bán
2.2.3. An toàn về môi trường
- Đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên rừng ở những khu rừng được phép khai thác gỗ
- Những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống của các cộng đồng dân cư
+ Khu vực khai thác gỗ
+ Tuyến đường vận chuyển gỗ

2.2.4. An toàn về xã hội
- Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch khai thác,
thiết kế khai thác và khai thác gỗ
+ Kế hoạch khai thác gỗ đạt được sự đồng thuận của cộng đồng sống ven khu rừng được
phép khai thác
+ Người dân/Cộng đồng sống ven rừng tham gia thiết kế và giám sát quá trình khai thác ở
những khu rừng đó
- Cơ chế chia sẻ lợi ích
+ Sự hưởng lợi của người dân/cộng đồng sống ven khu rừng được khai thác gỗ
+ Tính minh bạch trong việc hưởng lợi từ khai thác và vận chuyển gỗ
III. Tiến trình và phương pháp thực hiện tham vấn
Tiến trình thực hiện tham vấn cộng đồng được thực hiện theo các bước cùng với các phương
pháp tham vấn cụ thể trong từng bước như sau:
3.1 Lựa chọn cộng đồng tham vấn
Các cộng đồng/thôn tham vấn phải đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Đại diện cho khu vực nghiên cứu ở miền Trung Việt Nam;
+ Có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng), sống gần rừng (khu rừng được phép khai thác gỗ)
và gắn bó lâu đời với rừng (đời sống dựa vào rừng);
+ Là đầu mối giao thông của các tuyến đường vận chuyển gỗ và các sản phẩm gỗ;
3


+ Có các cơ sở chế biến lâm sản (xưởng cưa, xưởng mộc…).
Dựa trên các số liệu sẵn từ các báo cáo của các cơ quan ban ngành có liên quan và số liệu
thống kê cùng với các kiến thức thực tiễn của thành viên trong Nhóm thực hiện tham vấn
cộng đồng, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế được chọn làm địa bàn thực hiện tham
vấn. Cụ thể là hoạt động tham vấn được thực hiện tại 3 xã Thượng Nhật, Thượng Long và
Thượng Quảng là các xã đại diện cho huyện Nam Đông về các tiêu chí lựa chọn nêu trên.
3.2 Làm việc với các bên liên quan trước khi tham vấn
Tổ chức 1 buổi họp với các bên liên quan cấp huyện và xã bao gồm: Phó chủ tịch huyện,

Trưởng phòng hành chính tổng hợp huyện, đại diện của Ban quản lý rừng phòng hộ, Phòng
nông nghiệp và PTNT, Phòng công thương, Hạt kiểm lâm (mỗi đơn vị 1 người), và 3 lãnh
đạo của 3 xã Thượng Long, Thượng Nhật và Thượng Quảng là những xã được chọn để tham
vấn cộng đồng. Tại cuộc họp, đại diện nhóm tham vấn cộng đồng trình bày tóm tắt về tiến
trình đàm phán VPA/FLEGT, mục tiêu và kế hoạch thực hiện tham vấn tại địa phương. Các
đại biểu đã đóng góp ý kiến để thống nhất về việc lựa chọn các thôn trong mỗi xã để thực
hiện tham vấn và điều chỉnh kế hoạch thực hiện tham vấn cho phù hợp. Sau cuộc họp, Nhóm
tham vấn đã đến làm việc trực tiếp với các cơ quan này để thu thập các thông tin, số liệu thứ
cấp có liên quan.
3.3 Thảo luận nhóm với địa diện của các thôn
Thảo luận nhóm được thực hiện trên trên các nhóm khác nhau (bảng 1). Các công cụ PRA
như sơ đồ tài nguyên, sơ đồ VEN phân tích sự tham gia của các bên liên quan, … đã được áp
dụng để khai thác thông tin.
Bảng 1: Đối tượng được tham vấn về định nghĩa gỗ hợp pháp ở cấp cộng đồng
Đối tượng

Số lượng
nhóm

Số lượng
người

Nhóm 1A: Các cộng đồng được Nhà
nước giao, cho thuê rừng, đất trồng
rừng (Chủ rừng)

3

24


Nhóm 1B: Các cộng đồng nhận khoán
quản lý bảo vệ rừng hoặc tham gia
đồng quản lý rừng (Bên nhận khoán)

3

Nhóm 1C: Các cộng đồng sống gần
rừng, ven rừng và phụ thuộc vào rừng
nhưng không thuộc hai đối tượng trên

3

Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân
được Nhà nước giao, cho thuê đất trồng
rừng (Chủ rừng)

3

Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân
nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng

3

Thôn/xã
Thôn 4/Thượng Nhật
Thôn 4/Thượng Long
Thôn 4/Thượng Quảng

24


Thôn 4/Thượng Nhật
Thôn 4/Thượng Long
Thôn 4/Thượng Quảng

24

Thôn 4/Thượng Nhật
Thôn 4/Thượng Long
Thôn 4/Thượng Quảng

24

Thôn 4/Thượng Nhật
Thôn 4/Thượng Long
Thôn 4/Thượng Quảng

4

24

Thôn 4/Thượng Nhật


hoặc tham gia đồng quản lý rừng (Bên
nhận khoán)

Thôn 4/Thượng Long
Thôn 4/Thượng Quảng

3.4 Họp thôn

Sau kết quả thảo luận nhóm với các địa diện của thôn, tiến hành tư liệu hóa và tổ chức họp
thôn để trình bày những thông tin thu thập được đồng thời thảo luận thêm để cộng đồng có
những thông tin bổ sung hay chỉnh sửa các kết quả. Đối tượng tham gia họp thôn là toàn thể
người dân trong thôn. Thời gian họp thôn tiến hành từ 2 đến 3 tiếng.
3.5 Phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu 6 hộ gia đình ở 3 xã Thượng Quảng, Thượng Nhật và Thượng
Long. Nội dung phỏng vấn sâu để viết các nghiên cứu trường hợp với các chủ đề là (1) Khai
thác và vận chuyển gỗ rừng tự nhiên giao khoáncộng đồng, (2) Khai thác và vận chuyển gỗ
rừng tự nhiên giao khoán nhóm hộ, (3) Khai thác và vận chuyển gỗ rừng trồng và (4) An toàn
về môi trường và xã hội. Ngoài ra, đã tiến hành phỏng vấn một số đại diện chính quyền xã để
tìm hiểu về thực trạng khai thác và vận chuyển gỗ của người dân địa phương và quản lý của
chính quyền xã.
IV. Kết quả và thảo luận
4.1 Địa bàn tham vấn
Huyện Nam Đông được chọn là huyện đại diện cho tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện tham
vấn. Đây là một trong hai huyện miền núi của tỉnh, có tổng dân số là 22504 người, trong đó
80% là đồng bào dân tộc thiểu số người dân tộc Cơ Tu và 20% còn lại là người Kinh. Huyện
có 9 xã và một thị trấn (hình 1).

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Nam Đông

5


Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 54657,46 ha, chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên.
Trong đó, đất rừng đặc dụng là 26079,26 ha, đất rừng phòng hộ là 11733,8 ha và đất rừng sản
xuất là 16844,4 ha. Đối tượng quản lý và sử dụng rừng bao gồm: Hộ gia đình được giao đất
rừng sản xuất trong 50 năm; Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng sản xuất (rừng tự nhiên)
để quản lý bảo vệ trong 50 năm, hầu hết rừng được giao cho cộng đồng là rừng nghèo;
UBND huyện/xã quản lý diện tích rừng và đất rừng chưa có chủ thể quản lý; và cơ quan đơn

vị nhà nước (Vườn quốc gia Bạch Mã và Khu bảo tồn Sao la và Ban quản lý rừng phòng hộ
Nam Đông) chủ yếu quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
Bảng 2: Diện tích rừng phân theo đối tượng quản lý và sử dụng (ha)
Cơ quan,
Loại đất đất lâm
Tổng diện
Hộ gia
Cộng đồng
đơn vị nhà
nghiệp
tích
đình
dân cư
nước

UBND xã

Tổ chức
khác

Đất rừng sản xuất

16844.4

5339.95

1794.29

1187.64


8480.52

42

Đất rừng phòng hộ

11733.8

0

0

10194.21

1539.59

0

Đất rừng đặt dụng

26079.26

0

0

26079.26

0


0

Tổng diện tích

54657.46

5339.95

1794.29

37461.11

10020.11

42

Nguồn: Thống kê diện tích đất đai huyện Nam Đông năm 2011
Giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình trên địa bàn huyện được thực hiện từ năm 1998, trong
khi giao rừng sản xuất cho cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ mới được thực hiện từ năm
2005. Ngoài được giao rừng và đất rừng để quản lý và sử dụng, hộ gia đình còn nhận khoán
quản lý bảo vệ rừng theo hợp đồng hàng năm với Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nam
Đông, tuy nhiên số lượng không đáng kể. Năm 2012, trên toàn huyện chỉ có 8 hộ nhận khoán
quản lý bảo vệ rừng với tổng diện tích là 1400 ha. Các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng
được quyền khai thác tận thu, nhưng số lượng không đáng kể và chủ yếu là khai thác cây
chết, sâu bệnh để làm củi.
4.2 Nhận thức của người dân liên quan đến định nghĩa gỗ hợp pháp
Không những người dân địa phương mà ngay cả lãnh đạo huyện và cán bộ các phòng ban của
huyện đều không có thông tin về việc Chính phủ thực hiện đàm phán VPA/FLEGT. Nhóm
tham vấn cộng đồng là người đầu tiên mang các thông tin về VPA/FLEGT đến với địa
phương. Kết quả tham vấn cho thấy, người dân hiểu đơn giản rằng gỗ hợp pháp là gỗ được

khai thác có các giấy phép do chính quyền thôn/xã cấp. Hầu hết họ không biết đến các thủ tục
hồ sơ khác như bảng kê lâm sản, hồ sơ thiết kế khai thác, … Một số cán bộ thôn có biết về
các hồ sơ pháp lý cần thiết khi khai thác và vận chuyển gỗ nhưng nhưng không nắm được nội
dung của các hồ sơ và họ cũng không biết cơ quan nào làm, phê duyệt hồ sơ.
4.3 Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp
4.3.1 Khai thác gỗ từ rừng tự nhiên
Luật quản lý và phát triển rừng hạn chế khai thác gỗ ở khu vực rừng phòng hộ, qui định rằng
cường độ khai thác ở rừng phòng hộ không quá 20% trử lượng rừng. Tuy nhiên, theo người
dân địa phương, khai thác gỗ ào ạt không chỉ xảy ra ở rừng sản xuất mà ngay cả rừng phòng
hộ đầu nguồn. Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Nam Đông, tổng lượng gỗ khai thác từ
rừng tự nhiên năm trên địa bàn huyện Nam Đông năm 2010 là 1.362,23 m3. Lâm trường là
đơn vị khai thác gỗ chủ yếu trên địa bàn, khai thác liên tục từ những năm 1970 cho đến nay.
6


Người dân địa phương được phép khai thác gỗ để sử dụng như xây dựng nhà cửa và không
được phép khai thác gỗ cho mục đích thương mại, tuy nhiên lượng gỗ được cấp phép khai
thác là không đáng kể. Ngoài ra, tình trạng người dân khai thác gỗ lậu vẫn còn rất phổ biến
với lượng gỗ khai thác hàng năm không nhỏ. Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Nam
Đông, năm 2011 có 48 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, xử lý và tịch thu
10,7m3 gỗ tròn 77,063m3 gỗ xẻ các loại và hủy tại rừng 16,226m3 gỗ xẻ các loại và 87,493m3
gỗ tròn các loại. Do gỗ được khai thác trong trường hợp này đương nhiên là gỗ không hợp
pháp nên hình thức khai thác này không được thảo luận sâu trong quá trình tham vấn.
Lâm trường khai thác gỗ rừng tự nhiên: Kết quả phỏng vấn cán bộ xã cho thấy, Lâm
trường khai thác gỗ theo đúng các qui định pháp lý. Cụ thể là hàng năm tỉnh giao chỉ tiêu
khai thác gỗ cho Lâm trường. Lâm trường xây dựng phương án điều chế rừng, hồ sơ thiết kế
khai thác đồng thời làm đơn xin khai thác gửi lên Sở nông nghiệp phát triển nông thôn
(NNPTNT). Lâm trường tiến hành khai thác khi có giấy phép của Sở. Sau khi khai thác, gỗ
được tập kết về bãi gỗ và bảng kê lâm sản được lập với sự xác nhận của Kiểm lâm và gỗ
được đóng dấu búa. Sau đó, Lâm trường đóng lệ phí môi trường cho huyện. Gỗ có dấu búa

kiểm lâm đi kèm với bảng kê lâm sản, chứng từ đóng lệ phí môi trường và giấy phép khai
thác gỗ được xem là gỗ khai thác hợp pháp.
Tuy nhiên, kết quả tham vấn cộng đồng cho thấy, hầu hết người dân không thừa nhận tính
hợp pháp của gỗ do Lâm trường khai thác mặc dù họ khẳng định rằng Lâm trường thực hiện
đúng các qui định về pháp lý. Theo người dân, việc khai thác gỗ được xem là hợp pháp chỉ
khi đơn vị khai thác phải có trách nhiệm với cộng đồng/người dân sinh sống ở khu vực rừng
bị khai thác, và họ đề nghị:
(1) Lâm trường cần phải thông qua thôn về các hồ sơ khai thác rừng (bao gồm phương án
điều chế rừng, kế hoạch khai thác rừng, và giấy phép khai thác rừng) và Ban quản lý thôn
sẽ xác nhận vào các hồ sơ này. Qua đó, người dân có thể tham gia ý kiến điều chỉnh
phương án khai thác để đảm bảo sử dụng rừng bền vững và hạn chế những tác động xấu
đến môi trường, đồng thời người dân có thể giám sát được hoạt động khai thác gỗ trên địa
phận của thôn;
(2) Khi vận chuyển gỗ ra khỏi địa phận của thôn, cần phải có xác nhận của ban quản lý
thôn về số lượng, chủng loại gỗ được vận chuyển để đảm bảo Lâm trường khai thác đúng
theo giấy phép, tránh trường hợp lạm dụng khai thác vượt chỉ tiêu gây tàn phá rừng;
(3) Lâm trường phải bồi thường cho dân các thiệt do khai thác gỗ gây ra như sạt lở đất,
mất đất do mở đường khai thác vận chuyển gỗ, …;
(4) Lâm trường phải nộp lệ phí cho thôn tính bằng khoảng 5% giá trị gỗ khai thác để sử
dụng vào việc sửa lại đường sá, kênh mương bị hư hại gây ra do xe vận chuyển gỗ, bồi
dưỡng cho những người có trách nhiệm giám sát, theo dõi việc khai thác gỗ trên địa bàn
của thôn, đồng thời chi cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng của thôn. Ban quản lý thôn sẽ
xác nhận các khoản chi trả của Lâm trường cho người dân cũng như cho tập thể thôn.
Như vậy, gỗ khai thác được xem là hợp pháp khi có đầy đủ các hồ sơ theo qui định pháp lý
đồng thời có các xác nhận nêu trên của Ban quản lý thôn.
Người dân khai thác gỗ rừng tự nhiên: Kết quả tham vấn chỉ ra qui trình xin phép và khai
thác gỗ của người dân là: Hàng năm dân làm đơn xin khai thác gỗ làm nhà và gửi lên xã; xã
tổng hợp nhu cầu về gỗ của người dân và làm tờ trình đề xuất lên huyện; huyện tổng hợp nhu
cầu của các xã và đề xuất lên tỉnh; Tỉnh xét duyệt và phân bổ chỉ tiêu cho từng huyện; Sau
đó, huyện phân bổ chỉ tiêu cho từng xã kèm theo phương án khai thác chỉ rõ loài cây, lô,

khoảnh được khai thác và xã phân bổ chỉ tiêu cho từng thôn; Thôn họp dân bình chọn hộ theo
chỉ tiêu được phân bổ; Hộ được chọn làm đơn giử lên xã; Xã duyệt gửi lên huyện; Huyện cấp
giấy phép cho hộ gia đình; Khi có giấy phép, dân tiến hành khai thác gỗ theo sự chỉ dẫn của
7


cán bộ lâm nghiệp xã và kiểm lâm địa bàn; Sau khi khai thác, gỗ được tập hợp về một điểm
để các cán bộ này đo đếm khối lượng, lập bảng kê Lâm sản đồng thời xác nhận vào bảng kê.
Gỗ có giấy phép khai thác đi kèm với bảng kê lâm sản được xem là gỗ hợp pháp để sử dụng
làm nhà nhưng không hợp pháp trong mua bán. Trong trương hợp khai thác gỗ ở rừng đã
được giao cho cộng đồng thôn, người dân phải đóng lệ phí cho thôn theo qui ước quản lý bảo
vệ rừng của thôn. Vì vậy gỗ khai thác hợp pháp phải có thêm giấy biên nhận tiền của thôn.
Nhìn chung, người dân đồng tình với việc thực hiện theo đúng qui trình này. Tuy nhiên, họ
than phiền rằng thủ tục cấp giấy phép mất quá nhiều thời gian, có khi chờ cả năm mới xin
được giấy phép. Vì thế, ở nhiều xã người dân không thực hiện theo qui trình này, chỉ làm đơn
xin thôn xác nhận sau đó gửi lên xã xác nhận và tiến hành khai thác.
Hợp 1: Người dân khai thác gỗ làm nhà không theo qui đinh
Ông Trần Văn Trí, 29 tuổi, sống cùng bố mẹ ở thôn 2 xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Năm 2007, ông Trí lập gia đình và tiếp tục sống với bố mẹ đến năm 2009. Sau đó, vợ
chồng anh tách hộ và chuyển về sống ở khu vực dãn dân của thôn 1 xã Thượng Quảng trong ngôi nhà
tạm bợ do vợ chồng anh tự làm. Năm 2011, gia đình anh được nhà nước hỗ trợ 17 triệu đồng theo
chương trình xóa nhà tạm. Vợ chồng anh vay mượn ngân hàng, bà con họ hàng thêm khoảng 80 triệu
để xây dựng một ngôi nhà mới. Được biết huyện cho phép các hộ thuộc diện xóa nhà tạm được khai
thác gỗ để làm nhà nhưng thủ tục phức tạp và phải chờ lâu mới có được giấy phép khai thác, anh đã
làm đơn xin phép khai thác 2 khối gỗ thuộc nhóm III để làm nhà và gửi lên trưởng thôn xác nhận, sau
đó gửi lên xã xác nhận. Anh chỉ mất hai ngày để có xác nhận của thôn và xã. Ngay sau khi có xác
nhận, anh tiến hành khai thác gỗ thuộc khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã. Khi vận
chuyển gỗ về, ngang qua trạm kiểm lâm của của Vườn quốc gia, cán bộ kiểm lâm đã chặn lại và kiểm
tra. Anh xuất trình giấy xin phép khai thác đồng thời kiểm lâm kiểm tra thấy số lượng và chủng loại
gỗ khai thác. Vì có giấy xin phép được thôn xã xác nhận đồng thời số gỗ anh khai thác đúng theo giấy

xin phép, nên kiểm lâm đã cho phép anh vận chuyển gỗ về nhà.

Người dân đề nghị cần rút ngắn thời gian cấp giấy phép để người dân có thể tiến hành xây
dựng nhà cửa theo kế hoạch đã định. Hơn nữa đối với rừng đã giao cho cộng đồng thôn quản
lý bảo vệ (50 năm), cho đến nay cộng đồng vẫn chưa được phép khai thác gỗ cho mục đích
thương mại do rừng còn quá nghèo nhưng về lâu dài cộng đồng cần phải có quyền này để
đảm bảo lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý bảo vệ rừng. Cộng đồng đã có kế hoạch
5 năm về quản lý bảo vệ trong đó có khai thác rừng đã được chính quyền huyện và các cơ
quan chuyên mô phê duyệt. Vì vậy, người dân muốn khai thác gỗ chỉ cần xin phép thôn với
tư cách là chủ rừng và chính quyền xã là đủ cơ sở để xác nhận tính hợp pháp của gỗ phục vụ
cho mục đích sử dụng hiên nay và kể cả mục đích thương mại sau này.
4.3.2 Khai thác gỗ rừng trồng
Rừng trồng trên địa bàn tham vấn chủ yếu là rừng Keo, có thể chia làm 3 loại: (1) Rừng trồng
661 do Lâm trường trồng bằng nguồn vốn nhà nước, (2) Rừng trồng 661 do người dân trồng
bằng nguồn vốn nhà nước, và (3) Rừng trồng do dân tự trồng. Lâm trường trồng rừng 661 từ
đầu những năm 2000. Hầu hết đất trồng rừng 661 của lâm trường là đất sản xuất nương rẫy
trước đây của đồng bào dân tộc. Quyền sử dụng đất của đồng bào dân tộc trên diện tích
nương rẫy được xác lập bởi luật tục địa phương, tuy nhiên nhà nước không công nhận quyền
này mặc dù người dân khai hoang và canh tác hàng chục năm và về mặt luật pháp, toàn bộ
đất trồng rừng 661 này là đất của nhà nước do Lâm trường quản lý.
Người dân tham gia trồng rừng 661 từ năm 2002. Được Lâm trường cung cấp giống, phân
bón và trả tiền công trồng và chăm sóc rừng, người dân hào hởi nhận trồng rừng ngay trên đất
họ đang canh tác. Đất này cũng được người dân khai hoang và canh tác trong nhiều năm
8


trước khi trồng rừng đồng thời quyền sử dụng được xác lập theo luật tục địa phương, nhưng
chưa được nhà nước giao (không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Sau khi trồng rừng,
cả rừng và đất đều thuộc về Lâm trường vì vậy người dân không được tiếp tục sử dụng. Đối
với rừng do dân tự trồng bao gồm đất đã được giao và đất chưa được giao cho hộ gia đình và

người dân trồng rừng bằng chính nguồn vốn của gia đình. Loại rừng này được trồng chủ yếu
vào giữa những năm 2000 và hầu hết người dân đã thu hoạch và trồng lại.
Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Nam Đông, diện tích rừng trồng được khai thác trên
địa bàn huyện liên tục tăng trong những năm gần đây. Diện tích rừng trồng được khai thác
trong năm 2011 là 359,35 ha, gấp 8 lần so với năm 2008 (Biểu đồ 1)
400
359.35

Diện t ích (ha)

350

321.09

300
250

219.8

200
150
100
50

45

0
2008

2009


2010

2011 Năm

Biểu đồ 1: Diện tích rừng trồng được khai thác qua các năm (ha)
Nguồn: Báo cáo Hạt kiểm lâm huyện Nam Đông
Khai thác gỗ rừng trồng 661 do Lâm trường trồng: Lâm trường bắt đầu khai thác rừng
trồng 661 từ năm 2010. Qua tham vấn cộng đồng, người dân cho rằng Lâm trường đã làm
đúng theo các qui định của nhà nước, cụ thể là: Lâm trường làm đơn xin khai thác kèm theo
hồ sơ thiết kế khai thác và gửi lên sở NN-PTNT tỉnh; Tỉnh ra quyết định và cấp giấy phép
khai thác cho Lâm trường. Khi có giấy phép, Lâm trường tiến hành khai thác. Bảng kê lâm
sản được lập có xác nhận của kiểm lâm, đồng thời Lâm trường đóng thuế tài nguyên cho
huyện.
Theo qui định pháp luật, gỗ được khai thác kèm theo giấy phép khai thác, bảng kê lâm sản và
chứng từ nộp thuế như trên là gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, hầu hết người dân chưa đồng tình và
có một số đề xuất cụ thể là:
(1) Lâm trường phải chia một phần lợi ích từ khai thác rừng trồng cho những người dân có
đất (canh tác it nhất 5 năm trước khi trồng rừng) thuộc rừng trồng được khai thác vì đây là
đất do dân khai hoang và được cộng đồng thừa nhận quyền sử dụng theo luật tục địa
phương. Ban quản lý thôn sẽ xác nhận khoản lợi ích chia sẻ cho dân;
(2) tương tự như khai thác rừng tự nhiên, Lâm trường phải thông qua thôn, xã về hồ sơ
khai thác rừng, và hồ sơ phải được Ban quản lý thôn thôn, chính quyền xã xác nhận và;
(3) Lâm trường phải bồi thường cho dân các thiệt do khai thác gỗ gây ra như sạt lở đất,
mất đất do mở đường khai thác vận chuyển gỗ, …Ban quản lý thôn sẽ xác nhận khoản chi
trả bồi thường của Lâm trường cho người dân.
Như vậy gỗ khai thác hợp pháp cần phải có giấy tờ xác nhận trên đây của Ban quản lý thôn.
9



Khai thác gỗ rừng trồng 661 do người dân trồng: Những hộ sử dụng đất của mình để trồng
rừng 661 được phép khai thác rừng. Thực ra, do thiếu đất canh tác nên những hộ dân này đã
nhiều lần viết đơn lên chính quyền đòi lại diện tích đất mà họ đã sử dụng để trồng rừng trước
đây. Trước nhu cầu bức xúc của người dân, tỉnh đã quyết định cho phép các hộ trồng rừng
661 khai thác rừng để lấy đất canh tác. Theo đó, người dân được hưởng 70% và nộp lại cho
xã 30% tổng giá trị khai thác. Theo qui định pháp luật, hộ gia đình muốn khai thác rừng
trồng phải làm đơn xin khai thác kèm theo phương án khai thác và giửi lên UBND xã để xin
giấy phép khai thác. Khi khai thác, hộ gia đình phải lập bảng kê lâm sản có xác nhận của
kiểm lâm đồng thời phải nộp thuế tài nguyên. Tuy nhiên, kết quả tham vấn cho thấy trong
thực tế người dân thực hiện theo qui trình là: hộ gia đình viết đơn xin khai thác và gửi
UBNDX; khi có xác nhận của UBND xã, hộ gia đình bán rừng cây dứng cho người thu mua
theo giá thỏa thuận. Hợp đồng được ký kết giữa người hộ gia đình và người thu mua trong đó
thỏa thuận hộ gia đình trích lại 30% giá trị rừng bán được cho người thu mua và người thu
mua có trách nhiệm nộp cho xã; Người thu mua lập bảng kê lâm sản đồng thời nộp số tiền
30% cho xã. Người dân cho rằng do trình độ hạn chế nên họ không thể tự lập bảng kê lâm
sản theo như qui định pháp luật. Hơn nữa, người dân chỉ bán rừng dựa trên diện tích cây đứng
cho người thu mua và không có trường hợp nào người dân tự khai thác và tính thành khối để
bán, vì vậy họ không thể lập bảng kê lâm sản. Do vậy, người dân đề xuất trường hợp người
thu mua có giấy xin khai thác của hộ đã được chính quyền xác nhận và họ tự lập bảng kê lâm
sản có xác nhận của cơ quan liên quan đồng thời có chứng từ nộp thuế thì gỗ khai thác của họ
phải được xem là hợp pháp. Ngoài ra, người dân còn đề xuất hộ gia đình khai thác rừng phải
bồi thường cho những hộ khác về những thiệt hại gây ra do khai thác rừng, và phải có xác
nhận của thôn cho khoản bồi thường này. Gỗ khai thác hợp pháp cần phải kèm theo giấy xác
nhận này của thôn.
Khai thác gỗ rừng trồng do người dân tự trồng: Kết quả tham vấn cho thấy người dân ít
nhiều hiểu được qui định pháp lý về khai thác gỗ rừng trồng do hộ gia đình tự trồng. Tuy
nhiên, trong thực tế họ không thực hiện theo đúng các qui định này vì không đủ khả năng để
làm các thủ tục này do không biết chữ. Tương tự khai thác gỗ rừng trồng 661, người dân bán
rừng cây đứng cho người thu mua theo giá thỏa thuận và người thu mua làm toàn bộ các thủ
tục như bảng kê khai lâm sản và thậm chí đơn xin phép khai thác rừng để có thể khai thác gỗ

rừng trồng một cách hợp pháp.
Hộp 2: Người dân bán rừng trồng không theo qui định pháp lý
Ông Nguyễn Văn Linh 65 tuổi sống tại thôn 3, xã Thượng Long huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Năm 2007, gia đình ông trồng 1,6 Keo bằng tiền của gia đình trên mãnh đất do gia đình khai
hoang và sử dụng từ năm 1982 nhưng vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2011,
gia đình ông bán keo để lấy tiền xây nhà. Người thu mua đầu tiên đến trả ông 3,8 triệu đồng, ông
không đồng ý. Một tháng sau, một người thu mua khác đến trả 4,8 triệu đồng và ông đồng ý bán.
Người thu mua giao tiền đặt cọc 2 triệu đồng, và sau đó một tháng họ đến khai thác. Trước khi khai
thác, người thu mua trả đủ tiền cho ông Linh. Mọi thủ tục giấy tờ pháp lý liên quan người thu mua tự
lo liệu, ông Linh không hề biết đến và cũng không quan tâm là người thu mua phải làm những thủ tục
gì và họ có phải là người thu mua hợp pháp hay không. Ông cũng không nộp bất cứ khoản tiền gì cho
chính quyền địa phương.

Trong điều kiện này, người dân đề xuất các hồ sơ pháp lý do người thu mua làm và có xác
nhận của hộ gia thì được xem là hợp pháp. Người dân đồng tình với việc đóng thuế môi
trường, tuy nhiên để thuận lợi cho người dân thuế này nên thu từ người thu mua gỗ thay vì
10


thu từ hộ gia đình bán rừng. Gỗ có đầy đủ các hồ sơ theo qui định có xác nhận của hộ bán
rừng đồng thời kèm theo chứng từ nộp thuế của người thu mua được xem là gỗ hợp pháp. Kết
quả tham vấn cộng đồng cho thấy, hiện nay vẫn còn một diện tích rất lớn đất trồng rừng của
người dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù diện tích đất này do
người dân khai hoang từ những năm 1970 và được sử dụng qua vài ba thế hệ. Người dân cho
rằng qui định gỗ hợp pháp phải được khai thác từ rừng trồng trên đất đã có giấy chứng nhận
quyền sử dụng là không phù hợp, và họ đề xuất gỗ khai thác từ rừng trồng trên đất do người
dân tự khai hoang và sử dụng qua nhiều năm cũng nên được xem là gỗ hợp pháp nếu đất đó
được sử dụng đúng theo quy hoạch của địa phương và không có tranh chấp.
4.4 Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp trong nước (Cường)
4.4.1 Vận chuyển gỗ khai thác từ rừng tự nhiên

Tại địa bàn thực hiện tham vấn, gỗ khai thác từ rừng tự nhiên được thực hiện bởi các nhóm
đối tượng (1) Cộng đồng và nhóm hộ được giao rừng và nhận khoán quản lý bảo vệ rừng và
(2) Cộng đồng, hộ gia đình sống gần rừng nhưng chưa được giao rừng hay nhận khoán quản
lý bảo vệ rừng.
Hiện nay hoạt động khai thác gỗ từ rừng tự nhiên vẫn còn diễn ra, một phần là gỗ khai thác
hợp pháp (do các chủ rừng và bên nhận khoán rừng thực hiện theo đúng pháp luật) và một
phần gỗ khai thác không rõ nguồn gốc (được các cá nhân khai thác tự do, không có giấy phép
khai thác của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt). Hoạt động khai thác bất hợp pháp chủ yếu
diễn ra trên diện tích rừng của nhà nước quản lý (BLQ rừng phòng hộ quản lý).
Một thực tế cho thấy, gỗ tồn tại ngay trong cộng đồng (dù có nguồn gốc hay không có nguồn
gốc rõ ràng) vẫn ít được sự giám sát của kiểm lâm. Nhiều hộ gia đinh cất trữ gỗ bất hợp pháp
tại thôn với khối lượng lớn, trong nhiều năm nhưng không ai xử lý.
a) Gỗ khai thác cho xóa nhà tạm, tách hộ:
Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên cộng đồng, nhóm hộ được giao khoán hay nhận khoán quản lý
bảo vệ rừng chủ yếu cung cấp gỗ cho các hộ xóa nhà tạm hay tách hộ. Lượng gỗ khai thác
bình quân cho mỗi cộng đồng hàng năm khoảng 10-12 m3 cho 3-4 hộ gia đình. Gỗ khai thác
thương phẩm chưa xảy ra ở địa phương một mặt do chưa có cơ chế hướng dẫn về khai thác
gỗ thương phẩm cho rừng cộng đồng (rừng giao hay nhận khoán), ngoài ra vì diện tích rừng
tự nhiên giao cộng đồng trữ lượng gỗ thấp (rừng nghèo) nên không có gỗ để khai thác tại thời
điểm giao khoán, hay nhận rừng để quản lý bảo vệ.
Quá trình vận chuyển gỗ khai thác cho các hộ xóa nhà tạm hay tách hộ chủ yếu xảy ra quanh
địa phương. Sau khi nhận giấy phép khai thác của UBND huyện cấp, các hộ gia đình tiến
hành khai thác và vận chuyển gỗ từ rừng tự nhiên về thôn. Gỗ trong trường hợp này được
xem là hợp pháp khi có đầy đủ các thông tin sau:
- Có giấy phép khai thác của chính quyền địa phương;
- Gỗ khai thác đúng địa điểm, chủng loại, đủ số lượng và trong thời gian cho phép khai thác
(1 tháng);
- Đúng chủ hộ khai thác và không cần có dấu búa của kiểm lâm.
Như vậy đối với rừng cộng đồng hay nhóm hộ, gỗ được vận chuyển được coi là hợp pháp chỉ
cần những thủ tục rất đơn giản. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại lớn nhất là sẽ xảy ra hiện tượng lợi

dụng thủ tục đơn giản này để thực hiện các đợt vận chuyển gỗ bất hợp pháp tại địa phương.
Vai trò giám sát của kiểm lâm địa bàn là rất quan trọng để quản lý tốt nguồn gốc gỗ khai thác
từ rừng tự nhiên giao khoán cho cộng đồng hay nhóm hộ.
11


So với quy định của pháp luật, quá trình vận chuyển gỗ khai thác cho xóa nhà tạm và tách hộ
tại địa phương có điểm khác biệt như sau: Không cần bảng kiểm kê lâm sản có xác nhận của
Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau khi hộ gia đình được cấp giấy phép khai thác của UBND huyện
và tiến hành khai thác gỗ. Kiểm lâm địa bàn sẽ đến nhà kiểm tra gỗ đủ số lượng, chủng loại
và trong thời gian khai thác cho phép để xác minh tính hợp pháp của lô gỗ.
Qua thảo luận với cộng đồng được giao nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, nếu rừng có khả
năng khai thác gỗ thương phẩm (bán ra bên ngoài cộng đồng) và vận chuyển hợp pháp thì cần
các điều kiện sau đây:
- Được giấy phép khai thác của UBND huyện: địa điểm khai thác (rừng đảm bảo đủ trữ
lượng khai thác), chủng loại và quy cách (loài được phép khai thác và kích thước tiểu thiếu
được phép khai thác), số lượng khai thác, thời gian khai thác và kỹ thuật khai thác bền
vững;
- Đại diện cộng đồng hay nhóm hộ tiến hành bài cây dưới sự giám sát của kiểm lâm địa
bàn. Kỹ thuật khai thác được tập huấn trước đó. Không cần đơn vị điều tra của tỉnh lên thực
hiện vì tốn kém chi phí.
- Kiểm lâm địa bàn hỗ trợ giám sát quá trình khai thác và ký xác nhận vào hồ sơ lô gỗ khai
thác và đóng dấu búa kiểm lâm;
Với các thủ tục như trên thì gỗ khai thác có thể được chủ hộ, bên nhận khoán rừng bán và vận
chuyển ra khỏi địa phương hợp pháp. Từ đó, giảm đi các chi phí gián tiếp và nâng cao hiệu
quả kinh tế nhờ bán gỗ có giá cao.
b) Thủ tục vận chuyển trong mua, bán gỗ cho các đối tượng khác tại địa phương
Trên địa bàn tham vấn có xảy ra các loại hình mua bán, trao đổi sản phẩm gỗ chưa qua chế
biến cụ thể như sau:
- Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên giao cho nhóm hộ để bán cho các hộ xóa nhà tạm và tách hộ

tại địa phương;
- Gỗ mua và bán tự do qua lại trong cộng đồng và;
- Gỗ mua và bán tự do ra khỏi cộng đồng.
Trong đó, gỗ được nhóm hộ khai thác và bán cho các hộ xóa nhà tạm được xem là hợp pháp
và đảm bảo đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu. Còn gỗ khai thác tự do ở địa phương, không có
giấy phép khai thác được xem là gỗ không hợp pháp.
Với thủ tục vận chuyển trong mua gỗ và bán gỗ rừng tự nhiên, cộng đồng đều hiểu rằng cần
phải tuân thủ các thủ tục theo quy định của nhà nước. Nghĩa là gỗ khai thác phải có giấy phép
khai thác của nhà nước.
Mua bán gỗ rừng tự nhiên ở địa phương là rất ít, chủ yếu đối với các hộ cán bộ có kinh tế cao
và một số trường hợp các hộ có nhu cầu mua gỗ ít để làm giường, tủ hay các vật dụng khác
trong gia đình. Tại địa phương, khi mua bán thì cả bên mua và bên bán không cần một loại
giấy tờ gì. Thỏa thuận giá bán, nếu hai bên đồng ý thì thực hiện. Đặc biệt, người mua cũng
hiểu rằng gỗ mua là không hợp pháp nên yêu cầu giấy tờ về nguồn gốc gỗ cũng không có.
Sau khi mua, rủi ro bị bắt gỗ thì bên mua chịu thiệt hại hoàn toàn. Thực tế, gỗ mua bán cho
những người trong thôn thì chưa có hiện tượng bị bắt gỗ. Trường hợp bán cho bên ngoài
thôn, những người mua gỗ phải thực hiện các “thủ tục khác” để hợp lý hóa lô gỗ và được sự
chấp nhận của kiểm lâm địa phương. Đa phần gỗ bán tại thôn giá rất rẻ (thấp hơn giá bên
ngoài thị trường hơn một nữa, sau khi đã trừ các khoản chi phí theo luật định và chi phí vận
chuyển) là do gỗ không rõ nguồn gốc.
12


Trong trường hợp các hộ dân vận chuyển gỗ đi chế biến hay mua gỗ từ các cơ sở sản xuất,
điều mà họ quan tâm là giấy phép vận chuyển, theo hiểu biết của người dân thì họ chỉ cần
thông báo về ngày giờ, số lượng gỗ cho UBND xã và kiểm lâm. Khi được sự đồng ý của
UBND xã và kiểm lâm thì họ yên tâm vận chuyển.
Từ thực tiễn trên, cộng đồng địa phương đề xuất về tính hợp pháp trong mua bán và vận
chuyển gỗ khai thác từ rừng tự nhiên như sau:
(1) Gỗ vận chuyển, mua bán phải là gỗ hợp pháp.

(2) Nếu gỗ được mua bán và vận chuyển ra khỏi thôn thì yêu cầu gỗ phải giấy phép khai
thác do UBND huyện cấp và bảng kê lâm sản có xác nhận của UBND xã và đóng búa
kiểm lâm trên địa bàn huyện. Như vậy, gỗ có thể lưu thông trong huyện, tỉnh hoặc
trong nước và cũng có thể xuất khẩu ra bên ngoài;
(3) Đối với trường hợp gỗ mua bán, lưu thông trong thôn phục vụ các lợi ích của cộng
đồng (xóa nhà tạm, tách hộ, làm nhà cộng đồng) thì gỗ được xem là hợp pháp khi có
giấy phép khai thác của UBND huyện, ký xác nhận của UBND xã và kiểm lâm địa
bàn, không cần đóng dấu búa kiểm lâm.
5.4.2 Vận chuyển gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung, trồng cây phân tán ở vườn hộ
Từ năm 2010, trên địa bàn các xã tham vấn bắt đầu khai thác gỗ từ rừng trồng tập trung để
bán. Loài cây trồng rừng sản xuất gỗ là keo (Acacia spp.), cung cấp gỗ bột giấy cho các cơ sở
sản xuất giấy.
Các thủ tục trong quá trình mua bán và vận chuyển gỗ chủ yếu do bên thu mua chịu hoàn
toàn trách nhiệm. Trước tiên, chủ thu mua tiến hành thương thảo với các hộ gia đình về giá
cả. Nếu hai bên đồng ý sẽ tiến hành bản thỏa thuận mua bán bằng viết tay. Nội dung của bảng
thỏa thuận là: vị trí và diện tích rừng trồng, số lượng tiền (tổng số tiền mua, số tiền đặc cọc
trước) và thời gian khai thác xong rừng và bàn giao mặt bẳng cho hộ, hai bên ký tên vào bảng
thỏa thuận. Sau đó, chủ thu mua tiến hành khai thác và vận chuyển gỗ ra khỏi địa bàn. Các
thủ tục tiếp theo để vận chuyển gỗ rừng trồng keo ra khỏi xã, huyện Nam Đông và tỉnh Thừa
Thiên – Huế thì người dân không nắm rõ. Ngoài thủ tục duy nhất là trao đổi giá bán và bảng
thỏa thuận mua bán với người mua, hộ gia đình không cần làm bất cứ các thủ tục nào khác.
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy các hộ gia đình bán gỗ rừng trồng keo cũng có biết sơ bộ về
thủ tục theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên các hộ gia đình không thực hiện mà giao cho
bên thu mua thực hiện bởi các lý do như sau:
(1) Diện tích rừng trồng và khối lượng bán ít, manh mún nên đi làm mất thời gian;
(2) Nhiều hộ không biết chữ, không quen việc, đi lại xa xôi (lên xã, lên huyện...) rồi lại
tốn kém hơn nhiều và không hiệu quả. Chủ thu mua rừng của nhiều hộ, diện tích rộng
lớn, khối lượng khai thác nhiều đi làm một lần sẽ đỡ tốn kém và hiệu quả hơn từng
hộ;
(3) Không biết giá cả bán sản phẩm trong khi độc quyền đơn vị thu mua, nên khi tự làm

thủ tục thì bán không ai mua hoặc bán với giá rất thấp. Như vậy, tính toán bị thiệt hại
kinh tế hơn nhiều khi giao trọn gói cho bên mua thực hiện
(4) Cơ chế quản lý nhà nước nhiêu khê, xin thủ tục ở cấp xã, huyện tốn nhiều thời gian.
Thay vào đó phải chạy đi chạy lại cùng với các chi phí gián tiếp khác.
Để khắc phục những khó khăn trên và đảm bảo gỗ khai thác từ rừng trồng hợp pháp cũng như
bán với giá cao, các nhóm hộ có những đề xuất như sau:
13


(1) Gỗ có hồ sơ rõ ràng nhưng thủ tục đơn giản: Hộ gia đình viết tờ trình gửi xã, xã kết
hợp với kiểm lâm địa bàn rà soát và ký xác nhận (vị trí, diện tích rừng, năm trồng, loài
cây và ước lượng trữ lượng gỗ khai thác).
(2) Thủ tục vận chuyển: Chỉ cần giấy xác nhận của UBND xã và kiểm lâm địa bàn về lô
gỗ rừng trồng là đủ. Trong quá trình vận chuyển đóng các khoản chi phí theo luật định
khi vận chuyển gỗ ra khỏi địa phương.
(3) Hộ gia đình, cá nhân phải tự làm các thủ tục để khai thác và vận chuyển nhằm tăng
thêm nguồn thu từ rừng, thay vì phải để bên thu mua làm thủ tục và mua với giá thấp
hơn. Đại diện các hộ gia đình tiến hành làm thủ tục, khai thác và vận chuyển sẽ hiệu
quả hơn nhiều so với việc bán gỗ cho các tư thương.
Hiện nay trên địa phương có trồng cây phân tán, trong vườn hộ hoặc trang trại nhằm mục
đích lấy gỗ lớn (sao đen, dầu rái, sến trung, kiền kiền, lim xanh, gỗ, huỷnh, mít...). Diện tích
trồng các loài cây này chưa đến tuổi khai thác. Tuy nhiên, theo đề xuất của cộng đồng thủ tục
khai thác và vận chuyển gỗ này tương tự như gỗ khai thác từ rừng tự nhiên nhưng thủ tục đơn
giản hơn, cụ thể là:
(1) Hộ gia đình viết giấy lên xã (có cả kiểm lâm địa bàn): loài cây, diện tích, vị trí trồng,
số lượng khai thác;
(2) Kiểm lâm địa bàn xác nhận để khai thác;
(3) Khi vận chuyển, chỉ cần giấy xác nhận của UNND xã (cùng kiểm lâm địa bàn xác
nhận) là có thể vận chuyển gỗ để lưu thông, mua bán trên thị trường.
4.5 An toàn về môi trường

Quản lý rừng có trách nhiệm là một khái niệm thường được nhắc đến trong việc bảo tồn rừng
bền vững. Theo khái niệm này thì tiêu chí về an toàn môi trường trong khai thác lâm sản cũng
là một tiêu chí quan trọng để quản lý rừng có trách nhiệm. Trong báo cáo này, an toàn về môi
trường trong khai thác lâm sản được nhìn nhận trên 02 khía cạnh là bảo tồn tài nguyên rừng
& đa dạng sinh học và những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống của các cộng
đồng dân cư sống gần rừng.
Đảm bảo an toàn môi trường trong khai thác rừng được nhấn mạnh qua 3 giai đoạn là trước
khi khai thác, trong khi khai thác và sau khi khai thác. Vấn đề an toàn môi trường trong khai
thác lâm sản cũng đã được đề cập trong thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm
sản ngoài gỗ. Tại điều 05 của thông tư này thì trước khi khai thác, tận thu gỗ chủ rừng là tổ
chức có khai thác rừng theo phương thức khai thác chính phải xây dựng Phương án điều chế
rừng hoặc Phương án quản lý rừng bền vững. Điều 06 của thông tư cũng đã chỉ ra chủ rừng là
hộ gia đình có khai thác rừng theo phương thức khai thác chính, khai thác gỗ phục vụ cho
nhu cầu hàng năm từ rừng tự nhiên phải xây dựng phương án khai thác. Để hướng dẫn xây
dựng Phương án điều chế rừng và phương án khai thác thì Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành
quyết định 40 ngày 07 tháng 07 năm 2005 về quy chế khai thác gỗ và lâm sản. Theo quyết
định 40 thì các chủ rừng là tổ chức hay hộ gia đình đều phải tiến hành hàng loạt các nội dung
của công tác thiết kế khai thác trong xây dựng phương án điều chế hay phương án khai thác.
Thực hiện đầy đủ các nội dung của công tác thiết kế cũng sẽ đảm bảo được vấn đề an toàn về
môi trường trong khai thác rừng. Tuy nhiên, quyết định 40 đã không đề cập đến sự tham gia
của người dân sinh sống gần khu rừng của các tổ chức được quyền tham gia vào quá trình
xây dựng phương án điều chế hay phương án khai thác của các chủ rừng.
Bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Kết quả tham vấn tại huyện Nam Đông, tỉnh
Thừa Thiên Huế đối những cộng đồng tham gia nhận khoán rừng, những cộng đồng được
giao rừng, những cộng đồng sống gần các khu rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ cho thấy
14


họ đã không nhận thức đầy đủ về việc bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học mà

nguyên nhân chính đó là do họ không được cung cấp thông tin đầy đủ cũng như không được
chứng kiến quá trình khai thác gỗ của các chủ rừng là các tổ chức quản lý rừng đóng trên địa
bàn. Hơn 80% người dân địa phương được tham vấn đều nhận định là trước khi tiến hành
khai thác, trong khu rừng có rất nhiều loại gỗ quý (lim, kiền, gõ, trâm…) nhưng sau khi
những khu rừng này bị khai thác thì hầu như các loại gỗ quý này đều đã không còn, thậm chí
cây con của các giống gỗ quý này cũng không được tìm thấy. Sự biến mất của một số loại cây
gỗ quý đã tác động rất mạnh đến nhận thức của người dân trong cộng đồng và như một hệ
quả, người dân trong cộng đồng cũng đã có những nhận thức sai lệch về sự cần thiết trong
đảm bảo đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên rừng. Bảo tồn đa dạng sinh học trong khai
thác gỗ theo người dân địa phương là việc làm cần thiết, họ nhận thấy việc làm này thực sự
rất có ý nghĩa cho cộng đồng mình không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Có nhiều giải pháp
đã được cộng đồng đề xuất như cách thức chặt cây gỗ, chọn hướng cây ngã đỗ hay làm giàu
rừng. Nhưng hơn bao giờ hết, người dân nhận thấy việc quan trọng nhất là cần thay đổi nhận
thức của người dân về bảo tồn tài nguyên rừng, muốn vậy cần phải để họ tham gia cùng với
các công ty, các ban quản lý vào các hoạt động trồng và khai thác rừng.
Đảm bảo môi trường sống của các cộng đồng dân cư sống gần rừng: Việc khai thác rừng
của các công ty, ban quản lý rừng phòng hộ tại các khu rừng phân bố gần cộng đồng đã ảnh
hưởng đến môi trường sống của người dân. Nguồn nước khe suối bị nhiễm bẫn, lượng nước
trong các khe suối bị giảm mạnh vào mùa khô, sạt lỡ đất, mất đất sản xuất và đường sá bị hư
hỏng là những tác động môi trường mà tất cả cộng đồng tham vấn trên địa bàn huyện Nam
Đông đều nêu ra trong đợt tham vấn.
Công ty Long Phụng được UBND tỉnh cho phép khai thác gỗ tại khu vực rừng phòng hộ gần
cộng đồng dân cư của 02 xã Thượng Long và Thượng Quảng huyện Nam Đông, công ty
Phạm Khanh được khai thác gỗ rừng trồng tại khu vực đồi Dù xã Thượng Long. Thực tế cho
thấy việc khai thác đã gây ra nhiều tác động về môi trường đối với các cộng đồng dân cư
sống gần rừng. 100% người dân được tham vấn đều nhận định việc khai thác rừng đã làm cho
nguồn nước suối bị ô nhiễm. Người dân thôn 2 xã Thượng Long và thôn 4 xã Thượng Quảng
cho biết khi khai thác gỗ dòng suối AKa và suối ARươi đã bị tác động mạnh mẽ, nước suối
chuyển từ màu xanh sang màu đỏ của đất rừng, trước đây trong mùa khô thì dòng suối này
vẫn là nơi cung cấp nước cho các hoạt động về sinh hoạt và sản xuất cho người dân, nhưng

khi khai thác rừng vào mùa khô thì nước dòng suối bị cạn kiệt nghiêm trọng, người dân
không có đủ nước để sản xuất và sinh hoạt.
Một vấn đề môi trường khác mà hầu hết các cộng đồng đều xác định là hoạt động khai thác
rừng của các công ty đã làm mất diện tích đất sản xuất của người dân do đường vận chuyển
gỗ đi ngang qua diện tích đất canh tác của hộ. Tại thôn 3 xã Thượng Long có 12 hộ bị mất đất
do làm đường vận chuyển, tại thôn 4 xã Thượng Long có 10 hộ, tại thôn 4 xã Thượng Quảng
có 7 hộ. Việc mất đất canh tác của người dân thường không được thông báo trước, người dân
chỉ biết mất đất khi sự việc đã diễn ra và người dân không còn cách nào khác đành phải chấp
nhận cho xe chở gỗ chạy qua khu vực đất sản xuất của mình. Bên cạnh vấn đề về ô nhiễm
nguồn nước, mất đất sản xuất thì việc vận chuyển gỗ cũng đã làm hư hỏng các tuyến đường
trong thôn, thôn 4 có 30 mét đường bị hư hại, thôn 3 có 20 mét đường bị hư hỏng.

15


Hộp 3:
Ông Hồ Văn Pua sống tại thôn 4 xã Thượng Long có 1 ha trồng keo, 1 ao cá với diện tích khoảng 70
m2, ngoài ra gia đình ông cũng có chăn nuôi lợn. Năm 2011, khi công ty Phạm Khanh tiến hành khai
thác gỗ tại khu vực đồi Dù cũa xã Thượng Long đã làm xáo trộn cuộc sống của gia đình. Hoạt động
khai thác gỗ của công ty với việc làm đường vận chuyển gỗ đã làm cho gia đình ông mất 0,07 ha cây
cao su (gần 31 cây), một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và mang lại nguồn thu nhập cho hộ, gia
đinh ông cũng đã được công ty đền bù với số tiền là 200.000 VNĐ/cây cao su nhưng ông không hài
long vì số tiền này là thấp hơn nhiều so với số tiền mà những cây cao su bị ngã có thể mang lại cho
ông. Theo ông, số tiền đền bù chưa bằng thu nhập của 31 cây cao su đó mang lại cho gia đình ông
trong một năm. Tuy nhiên, ông không có cách nào khác là đành phải chấp nhận việc đền bù. Nguồn
nước mà gia đình ông sử dụng chủ yếu lấy từ suối AKa, thời gian đầu khi tiến hành khai thác rừng, do
bụi bẫn và đất lỡ trong quá trình khai thác, dòng suối AKa bị nhiễm bẫn nên gia đình ông phải lấy
nước về và để cho nước lắng đọng thì sử dụng, tuy nhiên một thời gian sau thì mực nước trong dòng
suối AKa bị giảm xuống nghiêm trọng, ao cá của ông không có nước vào nên ông cũng không nuôi
được cá, thiệt hại cho gia đình ông gần 2,5 triệu đồng/năm. Các hoạt động về chăn nuôi lợn cũng tạm

thời phải ngưng lại do thiếu nước. Để có nước sử dụng, gia đình phải đi vào những khe suối nhỏ ở xa
hơn để lấy nước, xa hơn 4-5 lần so với đi lây nước tại suối Aka. Thiếu nước sản xuất do rừng bị khai
thác nhiều đã làm ảnh hướng đến đới sống gia đình ông cũng như làm giảm nguồn thu cho gia đình.

Có thể thấy hoạt động khai thác gỗ đã có những tác động không nhỏ về vấn đề an toàn môi
trường, những cộng đồng phân bố tại các khu rừng là những đối tượng chịu tác động trực tiếp
nhất. Để có thể thực hiện được việc đảm bảo an toàn môi trường trong khai thác gỗ thì cộng
đồng thôn có 02 nhóm đề xuất
- Đối với cộng đồng khai thác gỗ: (i) Phải trích nộp 2-5% số tiền có được từ việc bán gỗ để
sử dụng vào việc duy tu, bảo dường các công trình công cộng; (ii) Khi khai thác phải có sự
giám sát của cán bộ kiểm lâm địa bàn.
- Đối với công ty và Ban quản lý: (i) Trước khi tiến hành khai thác, BQL và công ty phải họp
với cộng đồng để công khai số lượng, diện tích, loại cây được khai thác tại địa phương; (ii)
Các cộng đồng sống gần kề được quyền cử người tham gia giám sát quá trình khai thác, (iii)
Trích nộp 3-5% doanh số của việc khai thác cho cộng đồng để duy tu, bảo dưỡng các công
trình, (iv) Khi khai thác phải tiến hành trồng dặm ngay tức khắc, không được khai thác trắng.
Nhìn chung, vấn đề đặc biệt quan tâm của cộng đồng là cần tăng cường vai trò của họ trong
các hoạt động liên quan đến khai thác gỗ. Theo họ gỗ được khai thác bởi Ban quản lý hay
công ty chỉ có tính pháp lý khi các hồ sơ liên quan đến việc khai thác gỗ có được sự tham gia
của cộng đồng và được cụ thể hoá bằng chữ ký của đại diện cộng đồng trong các giấy tờ liên
quan đến thủ tục khai thác gỗ hợp pháp.
4.6 An toàn về xã hội
An toàn xã hội trong khai thác gỗ được nhìn nhận là các quyền hợp pháp và truyền thống của
người bản địa về sở hữu sử dụng và quản lý tài nguyên được công nhận và tôn trọng. Để đảm
bảo an toàn xã hội trong quản lý và khai thác gỗ thì một yêu cầu cơ bản là cộng đồng cần
phải được tham gia đầy đủ và có hiệu quả trong quá trình lập kế hoạch khai thác, thiết kế khai
thác và khai thác gỗ. Bên cạnh đó, cơ chế chia sẽ lợi ích cũng là thành tố quan trọng để đảm
bảo an toàn xã hội.
Sự tham gia đầy của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch khai thác và khai thác gỗ:
Đối với việc khai thác lâm sản được thực hiện bởi người dân trong cộng đồng thì an toàn xã

hội trong khai thác lâm sản không phải là vấn đề lớn vì hầu như trong tất cả các hoạt động
16


liên quan đến khai thác lâm sản đều có tham khảo ý kiến của người dân trong cộng đồng.
Thời gian gần đây, những cộng đồng có thực hiện các hoạt động liên quan đến lâm sản đã cụ
thể hoá những quy định về khai thác lâm sản trong các quy ước, hương ước. Tất cả các quy
ước hay hương ước đều đã được soạn thảo công khai với sự tham gia đóng góp ý kiến của
phần lớn các thành viên trong cộng đồng, những quy ước và hương ước này đã trở thành
chuẩn mực để áp dụng tại cộng đồng. Có thể thấy các quyền của người bản địa đã được cộng
đồng tôn trọng và công nhận trong phạm vi cấp thôn, cấp xã. Tuy nhiên các hoạt động khai
thác lâm sản do các công ty hay Ban quản lý tiến hành vẫn chưa chú trọng nhiều đến yếu tố
an toàn xã hội. Tất cả cộng đồng được tham vấn đều cho là hoạt động khai thác lâm sản của
công ty, của các Ban quản lý trên thực tế đã không tôn trọng quyền của người dân bản địa.
Người dân không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của quá trình khai thác, thậm chí
dù đó là hình thức tham gia thấp nhất (chỉ được nhận tin), họ không được thông báo về kế
hoạch khai thác, không được thông báo về thiết kế khai thác. Việc không được tham gia vào
quá trình quá trình lập kế hoạch khai thác, thiết kế khai thác và khai thác gỗ đã cho thấy
quyền của người dân bản địa không được tôn trọng. Khi tiến hành sử dụng và khai thác gỗ,
bên cạnh những vấn đề về môi trường mà cộng đồng đã nêu ra thì họ cũng cho là có một số
vấn đề xã hội đối với bản thân các cộng đồng. Cộng đồng không được tạo cơ hội việc làm.
Theo cách giải thích từ cộng đồng thì họ đã không được các công ty hay Ban quản lý rừng
phong hộ thuê sử dụng trong quá trình khai thác lâm sản nên họ đã không có được việc làm.
Đồng thời khi khai thác lâm sản cũng đã làm cho một số lâm sản ngoài gỗ bị cạn kiệt, vì vậy
người dân cũng mất đi việc làm và nguồn thu nhập đáng kể; Tranh chấp đất giữa ban quản lý
và người dân bản địa. Việc tranh chấp đất xảy ra vì người dân địa phương bị mất diện tích đất
rừng mà họ đã sử dụng từ xa xưa để canh tác một số loại cây lương thực (lúa, sắn) nhưng sau
đó bị thu hồi bởi lâm trường, mất đất canh tác người dân thiếu tư liệu sản xuất nên họ thường
cố gây sức ép lên Ban quản lý rừng phòng hộ bằng việc chặt phá những loại cây mà Ban quản
lý trồng trên diện tích trước đây họ canh tác. Những việc làm này tạo ra sự tranh chấp, xung

đột giữa người dân địa phương với Ban quản lý rừng phòng hộ.
Hộp 4:
Trước năm 1995 gia đình ông Hồ Thanh Thức, 70 tuổi sống tại thôn 1 xã Thượng Long đã khai hoang
diện tích rừng khoảng 3 ha để trồng lúa Ba Trăng và sắn nếp tại khu vực đồi Dù, cách trung tâm của
thôn khoàng 3 km. Nhờ vào việc trồng lúa và sắn mà gia đình ông có được cái ăn. Ông Thức sử dụng
diện tích đất rừng được 05 năm, từ năm 1995 đến năm 1999 mặc dù diện tích đất này không có thẻ đỏ
nhưng theo ông đó là diện tích đất thuộc về chủ quyền của ông. Đến năm 2000 toàn bộ diện tích đất
của gia đình ông bị Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông thu hồi để trồng keo, khi bị thu hồi đất gia
đình ông đã không được ban quản lý giao khoán để quản lý diện tích rừng keo, Ban quản lý cũng
không có bất kỳ sự hỗ trợ nào cho gia đình ông Thức. Năm 2011, BQL rừng phòng hộ Nam Đông tiến
hành thanh lý diện tích rừng keo trồng trên đất của gia đình ông Thức. Ngay sau khi keo bị chặt hạ,
BQL rừng phòng hộ Nam Đông đã tiến hành trồng lại keo, gia đình ông Thức cũng vào lại diện tích
rừng đó và chặt bỏ các cây keo con để trồng lại cao su và sắn. Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông
và gia đình ông Thức đã nhiều lần thảo luận để giải quyết tranh chấp về đất đai này, tuy nhiên sự việc
vẫn chưa có kết quả rõ rệt.

Cơ chế chia sẽ lợi ích từ khai thác rừng: Theo ý kiến của các cộng đồng được tham vấn thì
cơ chế hưởng lợi của những cộng đồng được giao khoán đã được cụ thể hoá trong các hợp
đồng giao khoán, cơ chế hưởng lợi của những cộng đồng được giao rừng tự nhiên mặc dù còn
nhiều vấn đề cần phải bàn, đặc biệt là việc thương mại hoá gỗ rừng tự nhiên trong các khu
rừng do cộng đồng quản lý nhưng nhìn chung các cộng đồng cũng đã xác định được cơ chế
hưởng lợi của những thành viên tham gia quản lý rừng cộng đồng thông qua nhưng quy ước,
17


hương ước. Ví dụ cộng đồng thôn 4 xã Thượng Quảng đã xác lập cơ chế hưởng lợi của cộng
đồng mình là sẽ ưu tiên cho những hộ nghèo có nhu cầu khai thác gỗ để làm nhà, mỗi lần
khai thác thì hộ phải nộp cho cộng đồng 200.000 VNĐ/m3, khi khai thác lâm sản phụ thì hộ
được giữ 60% và nộp cho cộng đồng 40%. Nhìn chung, trong nội bộ cộng đồng đã hình thành
cơ chế chia sẻ lợi ích cho riêng mình, tuy nhiên cơ chế chia sẽ lợi ích giữa cộng đồng với các

chủ rừng khác như Ban quản lý rừng phòng hộ thì vẫn chưa được cụ thể hoá, tất cả những
cộng đồng được tham vấn đều không đồng tình với các chủ rừng đóng trên địa bàn trong việc
chia sẽ lợi ích vì họ gần như không được các chủ rừng chia sẽ lơi ích khi họ tiến hành khai
thác gỗ. Nhiều cộng đồng cũng đã đề xuất các chủ rừng cần phải trích nộp lại cho cộng đồng
3-5% doanh thu từ việc khai thác gỗ để cộng đồng duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng của
cộng đồng bị hư hại và việc phân chia phải được tiến hành công khai minh bạch thông qua
việc công bố cho người dân về kế hoạch khai thác và số tiền mua bán gỗ cho cộng đồng tại
các cuộc họp thôn. Một lần nữa, theo đề xuất của cộng đồng thì người dân phải được chia sẽ
lợi ích từ việc khai thác rừng và được đảm bảo quyền lợi của mình bằng việc tham gia vào
các hoạt động khai thác gỗ trên địa bàn mình, chữ ký xác nhận của các cộng đồng sống gần
rừng là một tiêu chí quan trọng cho việc xác lập tính hợp pháp của gỗ.
V. Kết luận và đề xuất
5.1 Kết luận
Bốn nhóm đối tượng quản lý và sử dụng rừng và đất rừng trên địa bàn huyện Nam Đông đó
là hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị nhà nước và UBND huyện/xã.
Trong đó, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư chủ yếu quản lý và sử dụng rừng và đất
rừng sản xuất. Mặc dù hoạt động giao đất giao rừng cho hộ gian đình/cộng đồng được thực
hiện hơn 10 năm qua, nhưng diện tích rừng và đất rừng giao cho hộ gia đình và cộng đồng
dân cư chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng diện tích toàn trên toàn huyện.
Khai thác gỗ rừng tự nhiên trên địa bàn huyện chủ yếu được thực hiện bởi Lâm trường, nay là
Ban quản lý rừng phòng hộ. Mặc dù Lâm trường khai thác gỗ theo đúng các qui định pháp lý
hiện hành, tuy nhiên người dân không cho rằng đây là gỗ hợp pháp vì Lâm trường chưa thực
hiện các trách nhiệm với người dân/cộng đồng bị ảnh hưởng bởi việc khai thác rừng.
Người dân, ngay cả cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ trong 50 năm, chỉ được
phép khai thác gỗ rừng tự nhiên để sử dụng làm nhà ở nhưng không được phép khai thác cho
mục đích thương mại. Vì vậy, lượng gỗ rừng tự nhiên do người dân khai thác (không kể khai
thác lậu) là không đáng kể và việc vận chuyển gỗ rừng tự nhiên do dân khai thác chỉ nằm
trong phạm vi thôn, xã mà thôi.
Rừng trồng trên địa bàn huyện bao gồm rừng do Lâm trường trồng bằng vốn ngân sách nhà
nước và rừng do dân trồng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc dân tự đầu tư. Rừng trồng

bằng vốn ngân sách nhà nước chủ yếu là do Ban quản lý rừng phòng hộ khai thác. Tương tự
với rừng tự nhiên, người dân cũng không chấp nhận tính hợp pháp của gỗ rừng trồng do lâm
trường khai thác và lý do chủ yếu là BQLRPH trồng rừng trên đất khai hoang của dân nhưng
không chia sẻ lợi ích khai thác rừng cho dân. Hầu hết các hộ gia đình không trực tiếp khai
thác rừng trồng của họ mà chỉ bán rừng cây đứng cho người thu mua. Người thu mua khai
thác đồng thời làm tất cả các thủ tục pháp lý liên quan trong quá trình mua và vận chuyển gỗ.
Khai thác rừng gây ra những tác động xấu đối với môi trường và gây ra những thiệt hại
không nhỏ đối với người dân sống gần khu vực rừng khai thác. Tuy nhiên, người dân không
được tham gia vào quá trình xây dựng phương án điều chế rừng, xây dựng thiết kế khai thác
rừng của Lâm trường và Lâm trường cũng không thông qua cộng đồng về các hồ sơ thủ tục
khai thác rừng.
18


5.2 Đề xuất của người dân
1) Các đơn vị khai thác phải thực hiện các trách nhiệm đối với người dân/cộng đồng sống gần
khu vực rừng khai thác, bao gồm: đền bù cho người dân về các thiệt hại do khai thác rừng
gây ra; Đóng góp lệ phị cho địa phương (thôn, xã) để đầu tư sửa chữa các công trình công
cộng bị hư hại do khai thác và vận chuyển gỗ và để hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng
của địa phương.
2) Người dân cần được tham gia vào việc xây dựng phương án điều chế rừng và thiết kế khai
thác rừng, hoặc ít ra các đơn vị khai thác phải thông qua cộng đồng các hồ sơ thủ tục pháp lý
trước khi tiến hành khai thác rừng để cộng đồng có thể giám sát được hoạt động khai thác,
ngăn chặn việc lạm dụng khai thác vượt mức cho phép.
3) Đối với rừng giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ lâu dài (50 năm) đã có kế hoạch quản lý
sử dụng rừng 5 năm do chính quyền huyện và các cơ quan chuyên môn phê duyệt, cộng đồng
chỉ cần xin phép UBND là có thể khai thác gỗ hợp pháp thay vì phải theo đúng các thủ tục
theo qui định của các văn bản pháp lý hiện hành (Thông tư 35).
4) Đất đai do người dân tự khai hoang và sử dụng trong thời gian lâu dài, được cộng đồng
thừa nhận theo luật tục của địa phương và không có tranh chấp thì cần được xem là đất hợp

pháp mặc dù chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và như vậy, gỗ khai thác từ rừng
trồng trên đất này cũng phải được xem là gỗ hợp pháp.
5) Đối với rừng trồng của hộ gia đình, các hồ sở thủ tục pháp lý liên quan đến khai thác và
vận chuyển gỗ do người thu mua gỗ đứng ra làm thay cho hộ gia đình bán rừng nên được
xem là hợp pháp và cần phải có những qui định và hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này.
6) Đối với gỗ khai thác từ cây trồng phân tán trong vườn nhà, trang trại, …, chỉ cần có đơn
xin khai thác và bản kê lâm sản do xã và kiểm lâm địa bàn xác nhận thì gỗ được xem là hợp
pháp và có thể lưu thông, mua bán trên thị trường.
7) Hộ gia đình và cộng đồng nhận khoán cần được tập huấn về các thủ tục pháp lý trong khai
thác và vận chuyển gỗ, đồng thời cần được tập huấn về các kỹ thuật bài cây để họ có thể tự
làm dưới sự giám sát của các cơ quan chuyên môn nhằm giảm chi phí và đơn giản hóa thủ tục
trong khai thác.

19


Phụ lục:
Phụ lục 1: Tổng hợp thông tin từ thảo luận nhóm
TỔNG HỢP 1
1/ Về khai thác gỗ từ rừng tự nhiên
-Thực trạng: Từ năm giao rừng cho cộng đồng thôn quản lý năm 2007 đến nay, trong thôn
có khoảng 14 hộ được phép khai thác gỗ. Một số loài cây được người dân khái thác chủ yếu
là chò, đào và và các loài gỗ tạp khác. Các hộ được khai thác gỗ để làm nhà. Đối tượng là các
hộ nghèo xóa nhà tạm, tách hộ.
Theo người dân, gỗ được khia thác từ rừng tự nhiên nhưng đảm bảo hợp pháp là phải có giấy
phép của UB xã và gỗ không có dấu búa. Người dân chỉ cần được thôn xác nhận hoàn cảnh
bằng một biên bản họp thôn và tở trình gửi đến UB xã. Nếu xã đồng ý thì người dân được
phép khai thác. Trưởng thôn và các tổ trưởng cùng người khai thác sẽ chọn cây, quá trình này
không có sự tham gia của cán bộ kiểm lâm.
Cán bộ kiểm lâm chỉ kiểm tra khối lượng gỗ khai thác có đúng với yêu cầu ban đầu hay

không, nếu dư thì sẽ tịch thu phần dư.
Đề xuất: Chỉ cần có giấy xác nhận của thôn để gửi lên xã. Và giấy phép của UBND xã hoặc
huyện là đủ.
Gỗ chỉ được dùng trong phạm vi gia đình nên không cần dâu búa Kiểm lâm.
* Về trường hợp khai thác gỗ cho mục đích thương mại thì người dân không đưa ra
được đề xuất vì hiện tại người dân không nắm được thủ tục nên không biết có khó khăn gì.
2/ Khai thác ( và mua bán) gỗ từ rừng trồng
Thực trạng: Hiện nay hầu hết người dân bán gỗ keo không cần một loại giấy tờ gì. Họ đồng
ý bán keo cho chủ thu mua khi cả hai bên thỏa thuận và đồng ý giá bán. Hai bên chỉ cần giấy
xác nhận là đã nhận đủ tiền, có xác nhận của UB xã. Nguyên nhân là do người dân không
nắm được thủ tục hay yêu cầu nào khi bán keo, nếu có thì cũng không đi làm do diện tích
ích, trình độ thấp, không biết làm ở đâu, hoặc gặp ai. Và người dân nghĩ nếu có giấy tờ thì do
người mua họ làm hết cả và không biết họ làm khi nào.
Đề xuất: Nếu người dân có diện tích trồng keo lớn thì người dân sẽ tự chủ động đi làm, như
vậy thì cần có quy định cụ thể là bao nhiêu ha trở lên thì cần phải làm.
Vì người dân mua bán nhỏ lẻ, gỗ không có giấy tờ nên chỉ cần giấy xác nhận giữa hai
bên là đã nhận tiền giữa hai bên.
3/ Khai thác gỗ tận thu, tận dụng gỗ từ rừng tự nhiên
Thực trạng: Hiện nay, người dân không khai thác các cây cháy, ngã đổ, cong keo. Theo
người dân cho hay các loài này chỉ dùng để làm củi, nhưng hiện nay người dân có thể tận
dụng gỗ keo trên nương rẫy về làm củi, đỡ tốn công vào rừng khai thác củi. Trước đây, nêu
người dân vào rừng lấy củi thì chỉ chặt những cây nhỏ, cành nhành nhỏ, không phân biệt các
cây gỗ quý.
Đề xuất: Người dân không quan tâm về các loài cây gỗ này nên không muốn biết về các thủ
tục này
4/ Mua – bán gỗ từ rừng tự nhiên
* Gỗ rừng tự nhiên
Thực trạng:
20



Người dân không mua gỗ có dấu búa kiểm lâm vì theo người dân nghĩ dó là gỗ bất
hợp pháp bị kiểm lâm tịch thu rồi mới bị đóng búa.
Theo người dân nếu mua gỗ từ rừng tự nhiên mà được gọi là hợp pháp thì phải có
giấy phép của UB xa hoặc huyện. Người mua gỗ sẽ mua giấy phép này từ những người đã có
giấy phép nhưng do điều kiện khai thác còn hạn chế như sức người hay dụng cụ khai thác còn
hạn chế nên họ bán lại. Và người mua là người trực tiếp vào rừng khai thác gỗ. Như vậy,
người dân mua gỗ là mua gỗ còn trên rừng và có giấy phép khai thác là gỗ đó là hợp pháp.
Trường hợp người dân mua gỗ đã được khai thác thì không cần giấy tờ gì vì người
dân không quan tâm là gỗ có hợp pháp hay không. Người dân chỉ mua gỗ từ các hộ khác
trong thôn nên cũng không yêu cầu giấy tờ gì để đảm bảo. Nếu trong quá trình vận chuyển bị
kiểm lâm bắt thì người mua đành chụi và bị tịch thu nhưng hầu như không bị bắt.
Đề xuất: giấy phép khai thác của UBND, giấy nhận tiền giữa hai bên mua và bán
5/ An toàn môi trường
Thực trạng: Rừng tự nhiên do thôn 4 quản lý thuộc diện rừng phòng hộ. Trước đây trong
rừng có các loài cây gỗ quý như lim, kiền, gõ…nhưng do chiến tranh tàn phá và người dân
khai trác quá nhiều nên hiện nay trong rừng không cong các loài cây gỗ quý nữa mà chủ yếu
là các loài gỗ nhóm IV. V như chò, đào.
Một số ảnh hưởng do quá trình khai thác rừng gây ra là: nắng hạn, lũ lụt, sạt lở, ảnh hưởng
đến môi trường, dịch bệnh. Năm 2006, khi cơn bão số 6 đi qua thì trong thôn có xảy ra bệnh
dịch tả. Theo bà con thì là do nguồn nước bà con sử dụng là nước tự chảy, nước mùa này đục
24/24.
Khi khai thác người dân thường chọn cây ở những khu vực bằng phẳng, không quá dốc. Theo
bà con chặt ở những khu vực này thì khi cây ngã không bị văng xa và ít càn quét rừng khi cây
đổ và lăn. Bà con cũng chọn hướng cây đổ tránh những hướng có nhiều cây non tái sinh.
Đề xuất: Hỗ trợ giống cây bản địa như sến cho người dân trồng.
Hy vọng có các dự án hỗ trợ thôn để trồng cây bản địa và cây mây.
6/ An toàn về xã hội
Thực trạng: Các lâm trường khi khai thác gỗ không có họp thôn để thông báo thời gian, kế
hoạch khai thác và không có một khoản đóng góp nào cho thôn

Đề xuất: Lâm trường nên tiến hành họp thôn vì gỗ lâm trường khai thác là gỗ thương mại, gỗ
được bán đi. Và như thế là ảnh hưởng đến lợi ích của người dân trong thôn. Các lâm trường
nên trích khoảng 500-600.000đ/m3 cho thôn đẻ thôn sử dụng vào việc chi trả cho người dân
tham gia tuần tra, bảo vệ rừng, phát dọn dây leo hoặc sữa chửa đường xá khi có hư hỏng do
xe của lâm trường.
Nếu có quy chế về mức thu phí thì cần đồng bộ giữa các thôn, đảm bảo tính công
bằng và được xã phê duyệt mới được tiến hành.
7. Cơ chế chia sẻ lợi ích
Thực trạng: Trong thôn đã xây dựng quy chế riêng là mỗi hộ được phép khai thác gỗ làm
nhà thì phải nộp lại thôn 100.000đ/m3. Số tiền này được dùng cho việc bồi dưỡng tuần tra,
tiền nước cuộc họp thôn xác nhận. Cuộc họp thôn diễn ra công khai, có giám sát và biên bản.
Tổ trưởng các nhóm phải báo lại cho trưởng thôn. Theo người dân số tiền 100.000Đ là vừa
đủ không cần cao hơn nữa vì thôn đã có quy chế và người dân đã thông qua. Trừ mọi chi phí
như tiền công, ăn uống, phí nộp thôn thì người được khai thác còn lợi khoảng 50% giá trị gỗ
khai thác, nhưng quan trọng là có gỗ
21


Đề xuất: Thôn thống nhất và có quy chế rõ ràng và đã thống nhất nên không cần thay đổi gì
hơn nữa về khoản tiền đóng góp cho thôn.
Cần có quy chế, quy ước rõ ràng về hình thức xử phạt giữa các thôn với nhau để bảo
vệ rừng tốt hơn vì hiện tại giữa các thôn còn châm chước khi phải xử phạt người khác.
-------------------------------------------------------------------------------TỔNG HỢP 2
1/ Khai thác gỗ từ rừng tự nhiên
Thực trạng: Năm 2005, rừng tự nhiên được giao cho 2 nhóm hộ trong thôn quản lý là rừng
nghèo. Các hộ tham gia vào nhóm này trên tinh thần tự nguyện, yêu quý và muốn bảo vệ
rừng, các hộ này người dân tộc Kinh. Trước đó năm 2003, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tiến
hành điều tra rừng, và quá trình này có sự tham gia của các thành viên trong nhóm bảo vệ
nhưng kết quả cuối cùng không thông báo đến cho người dân biết. Năm 2012, tiến hành giao
đất giao rừng, và hiện nay rừng đã có số đỏ.

Trong thôn chưa tiến hành khai thác gỗ trong rừng tự nhiên cho mục đích thương mại nhưng
theo người dân thì quy trình để được khai thác gỗ trong rừng cộng đồng là thì mọi thủ tục
phải thông qua UBND huyện. Nhóm được giao rừng nhưng không có quyền gì để quyết định
khai thác. Theo nguyên tắc là có điều tra rừng, thiết kế bài cây. 5 năm tiến hành đánh giá
rừng nếu đủ tiêu chuẩn mới cho khai thác. Nếu gỗ bán tự do cho thị trường trong tỉnh thì cần
Hạt kiểm lâm huyện cấp phép, nếu gỗ bán đi các tỉnh khác thì cần giấy phép của sở nông
nghiệp cấp. Gỗ muốn lưu thông thì cần có dấu búa kiểm lâm và kèm theo giấy phép từ Hạt.
Sau khi khai thác thì kiểm lâm sẽ đánh giá và tiến hành đóng búa kiểm lâm. Ví dụ khi được
phép khai thác 100m3 thì khoảng mới khai thác 10% thì hạt kiểm lâm sẽ lên kiểm tra và đóng
búa kiểm lâm.
Tờ trình gửi UB xã→ UB huyện phê duyệt→Hạt kiểm lâm, sở Nông Nghiệp tiến hành điều
tra, bài cây →thống nhất cây khai thác →khai thác
Người dân cho rằng thủ tục trên là rườm rà, phức tạp và tốn kém chi phí cho khâu thiết kế bài
cây được thục hiện bởi cán bộ kiểm lâm cấp tỉnh do người dân không nắm được hiện trạng
rừng có bao nhiêu m3. Người dân phải trả các khoản chi phí cho khâu thiết kế bài cây khi
phải mời cán bộ cấp tỉnh.
Đề xuất: Giảm bớt các khâu đi lên cấp tỉnh, chỉ cần ngang cấp xã, huyện
Giảm thời gian khâu thiết kế bài cây. Tập huấn cho người dân về thiết kế bài cây, sau
này sẽ tham gia cùng cán bộ kiểm lâm địa bàn tham gia thiết kế bài cây.
Nhóm biết được cây đủ thời gian khai thác, kích thước khai thác thì nhóm sẽ đề xuất
lên cấp quản lý. Ví dụ nhóm sẽ viết đề xuất gửi UB xã hoặc các cấp trên và nếu ban quản lý
nhất trí với nhóm bài cây thì tiến hành, nhóm sẽ tham gia giám sát.
Hiện tại thôn chưa có kế hoạch khai thác nếu sau này thì do nhóm tự lập, nhóm thiết
kế, kiểm lâm giám sát. Và không cần họp thôn vì hiện tại là rừng giao cho nhóm hộ quản lý
*

Trường hợp khai thác gỗ cho nhu cầu sử dụng hằng năm:

Thực trạng: Theo nguyên tắc thì rừng chưa được kiểm tra để xác định trữ lượng thì không
được phép khai thác gỗ. Nhưng theo chủ trương của nhà nước vẫn cho phép khai thác gỗ để

xóa nhà tạm, tách hộ. Do đó vẫn có trường hợp khai thác gỗ trong rừng cộng đồng. Trong
trường hợp các hộ muốn khai thác gỗ về làm nhà thì cần xin giấy phép UB xã, không cần
thông qua thôn hay nhóm hộ quản lý và xã có thể cho phép khai thác tại một địa điểm khác
ngoài vị trí rừng giao của cộng đồng, hoặc các nhóm quản lý có thể châm chước vì tình hàng
22


xóm, mục đích chính đáng mà có thể cho các hộ đó vào rừng khai thác. Hộ gia đình viết đơn
gửi UB xã xin phép khai thác gỗ để làm nhà trong một hạn mức nào đó thì sẽ được UB cấp
giấy tạm, nếu sau khi hoàn thành số gỗ khai thác dư so với đề nghị ban đầu thì sẽ bị tịch thu.
Đề xuất: Người dân chỉ cần viết tờ trình gửi UBND xã và xã cấp giấy phép khai thác
Trường hợp người dân muốn vào rừng khai thác tại diện tích rừng của thôn, nhóm hộ
quản lý thì cần thông báo cho nhóm quản lý mặc dù nhóm ra quyết định cho phép khai thác.
2/ Khai thác (- mua bán) gỗ rừng trồng
Thực trạng: Cách đây khoảng hai năm thì người dân bán keo không biết gì về thủ tục, muốn
bán thì cần có giấy tờ gì. Chỉ có những người biết như cán bộ xã, làm nhà nước thì họ phải
làm, còn xã cũng không quản lý về điều này, có ai tới làm hay nộp thì thu thêm tiền. Nhưng
từ khi có thông tư 01, thông tư 35 ra đời, thì người dân muốn bán keo thì phải đi làm thủ tục
tại UB xã. Theo người dân thì bán keo cần có Bản kê lâm sản khai thác.
Quy trình: Người dân điện cán bộ kiểm lâm – điền thông tin vào biểu mẫu có sẵn – kiểm lâm
địa bàn về điều tra rồi làm bảng kiểm kê lâm sản – cấp giấy phép cho mỗi chuyến xe.
Người dân nắm rõ quy định và chủ động thực hiện vì đây là quyền lợi của người dân bán keo.
Thủ tục bán keo cũng dễ dàng, nhẹ nhàng chỉ cần kiểm lâm địa bàn ký và xuất trình giấy này
trong qua trình vận chuyển. Để làm giấy tờ thì người dân chỉ cần đóng 200.000đ/ha, đây được
coi là lệ phí bến bãi. Ngoài số tiền đó người dân không phải trả một khoảng chi phí nào khác
như công cho cán bộ kiểm lâm đển kiểm tra vì đây là công việc của họ. Nếu không có giấy tờ
thì ra trạm kiểm lâm LaHy nộp 200.000đ/chuyến. Nếu bên mua làm thì bên bán cũng cần ký
giấy tờ. Nói chung thủ tục mua bán keo đơn giản, tùy thuộc bên mua, bên bán thỏa thuận.
Đề xuất: Thủ tục khai thác, mua bán gỗ rừng trồng thì người dân nắm rõ và nhận thấy dễ
thực hiện, không có khó khăn gì nên không có đề xuất gì để thay đổi. Và giấy tờ cần thiết để

vận chuyển gỗ là bảng kê lâm sản có xác nhận của kiểm lâm địa bàn và giấy phép khai thác
của UB xã.
3/ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ
Thực trạng:Theo người dân cho hay, thì trên nương rẫy trồng có cây gỗ không phải là keo
thì muốn khai thác cũng cần phải xin giấy xác nhận của UBND xã/cán bộ lâm nghiệp xã đồng
ý mới được phép khai thác. Nhưng do số lượng quá ít, và gỗ được khai thác cũng chỉ dùng
làm đồ sinh hoạt trong gia đình nên hầu như mọi người đều bỏ qua.
Người dân cũng có nắm về các quy định của pháp luật nhưng chưa thực hiện vì nghĩ là mất
thời gian khi xin phép nên không thiết tha để thực hiện khi phải xin phép khai thác gỗ trong
vườn nhà chỉ vì để lấy gỗ phục vụ vho gia đình mà không có mua bán nào
Đề xuất: không có đề xuất
4/ Mua – bán gỗ rừng từ rừng, rừng trồng
* gỗ từ rừng tự nhiên
Hiện trạng: Hiện tại trong thôn chưa bán gỗ theo dạng thương mại. Còn các trường hợp khai
thác gỗ lậu và bán lại cho người dân thì chắc chắn là không có giấy tờ gì nên nếu bán cho
người ngoài xã mới lo kiểm lâm bắt và tịch thu. Người dân biết được đâu là gỗ hợp pháp khi
nắm được dấu búa kiểm lâm là gỗ hợp pháp. Nhưng hầu như người dân để mua gỗ không
quan tâm về vấn đề này khi vẫn mua gỗ lậu do suy nghĩ chỉ vận chuyển nội bộ nên không lo
lắng nhiều.
Đề xuất: Gỗ có dấu búa kiểm lâm, giấy phép khai thác, giấy nhận tiền
23


5/ An toàn môi trường
Hiện trạng: Trước đây trong rừng tự nhiên có nhiều cây gỗ quý như lim, kiền, gõ…nhưng
hiện nay nếu các cây gỗ quý này còn thì rất ít và cây rất nhỏ. Người dân thường chặt những
cây như Chò, Đào, cây gỗ tạp về làm nhà cửa. Cây được chặt phải đảm bảo yêu cầu và kích
thước, đường kính phải lớn hơn 35cm, chu vi vành phải hơn 200cm. Ngoài ra, người dân
không được phép khai thác những cây gỗ quý, mặc dù cây bị bọng vì cây này được dùng để
làm giống.

Trên thực tế người dân khai thác dựa vào kinh nghiệm và sử dụng máy móc hiện đại để rút
ngắn thời gian và công sức cũng như hạn chế những tác hại mạnh khi khai thác rừng. Ví dụ
nếu dùng cưa máy thì khi cây đổ sẽ không lăn xa và làm nát một diện tích rừng. Cũng nên
chọn hướng cây đổ về phía có ít cây con.
Ngoài hoạt động khai thác và tuần tra, giám sát rừng thì người dân chưa có biện pháp nào làm
giàu rừng, phục hồi rừng. Theo người dân là trồng cây bản địa khó, người dân không có sẵn
giống cây để mỗi lần sau khai thác là trồng.
Đề xuất: Hỗ trợ giống cây bản địa cho người dân như sến, lim.. Theo người dân đầu tiên nên
trồng cây bản địa quanh khu vực vườn nhà
6/ An toàn xã hội
Thực trạng: Theo người dân hiện nay không có quy định nào bắt buộc lâm trường phải họp
với thôn để thông báo về kế hoạch khai thác gỗ của lâm trường cũng như một khoản phí nào
cho thôn. Nếu lâm trường khai thác thì theo quy định chỉ nộp cho UB, sau đó UB dùng cho
mục đích làm lại đường hư hỏng.
Một số tác động đến môi trường do qua trình khai thác, vận chuyển lâm sản:
+Đầu tiên là nguồn nước: nước cạn kiệt vào mùa khô, và chảy mạnh vào mùa mưa
+Xe chở gỗ trên rừng thường tạo ra những đường nước chảy nguy hiểm, gây sạt lở.
Nước ô nhiễm, đục nước chảy về khu dân cư
Đề xuất: Nếu lâm trường có kế hoạch khai thác gỗ thì chỉ cần họp với 2 nhóm quản lý không
cần họp thôn. Lâm trường không cần đóng góp cho thôn, nếu được thì chỉ là hỗ trợ thêm cho
thôn. Giống như bãi gỗ tại thôn là 5 triệu đồng/ năm
7/ Cơ chế chia sẻ lợi ích
Thực trạng: trong thôn ( hay 2 nhóm hộ quản lý) không có cơ chế chia sẻ lợi ích. Đối với
các trường hợp được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên thì không cần phải đóng bất kỳ một
khoản nào cho thôn. Và thôn cũng không mong muốn người dân đóng góp.
Đề xuất: Trường hợp, sau này thôn được phép khai thác gỗ từ rừng cộng đồng thì người dân
được hưởng lợi 20% và nộp xã 20%. Số tiền này được dùng cho việc chi trả tiền công cho các
thành viên trong nhóm tuần tra bảo vệ rừng dựa trên số ngày công đã được chấm trước đó.
Không cần phải đóng góp cho thôn. Nhóm sẽ thống nhất về kế hoach và các khoản
chi, trong đó sẽ có người chụi trách nhiệm về số tiền này.

-------------------------------------------------------------TỔNG HỢP 3
1/ Khai thác gỗ từ rừng tự nhiên
Thực trạng:

24


×