Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tổng ôn kiến thức cơ chế đi truyền và biến dị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.81 KB, 19 trang )

Quà tặng ngày 20/10/2018

SINH HỌC OCEAN
----------------------LÊ NGỌC TRUNG

Admin:Lê Ngọc Trung

Quà tặng ngày phụ nữ Việt Nam
Tổng ôn kiến thức cơ chế đi truyền và biến dị
Quy luật di truyền
(Tài liệu gồm có 5 trang)

Biên soạn đề: Lê Ngọc Trung
Câu 1: Các phát biểu nào sau đây chính xác:
(1)Trong phiên ma ở sinh vật nhân thực chỉ có đoạn mã hóa axit amin được phiên mã tạo ra m
ARN cho quá trình tổng hợp protein.
(2)Trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực,khi riboxom tiếp xúc với mã két thúc thì quá
trình dịch mã dừng lại marn phân giải nu trả lại cho môi trường nội bào
(3)Trong mô hình operon lac enzim ARN POL bắt đâu tong hợp arn bắt đầu từ mã mở đầu.
(4) Tại cùng 1 thời điểm trong quá trình dịch mã có thể có nhiều riboxom cùng tổng hợp 1 chuỗi
polipeptit.
(5)Ở vi khuẩn ecoli quá trình nhân đôi ADN diễn ra tại nhiều điểm tạo thành nhiều đơn vị tái
bản giúp quá trình nhân đôi diễn ra nhanh chóng và chính xác.
A.1
B.2
C.3
D.4
Câu 2: Cho các nhận định sau:
(1)Ở vi khuẩn nếu xảy ra đột biến gen trội thành gen lặn thì sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình ở cơ
thể đột biến.
(2)Nếu đột biến gen xảy ra nhưng không làm thay đổi trình tự chuỗi polipeptit do gen đó tông


hop thì sẽ không gây hại cho thể đột biến.
(3)Người ta thường không phát hiện các dang đột biến nst ở nst số 1,2 là do các cá thể đó
thường chết ở giai đoạn sơ sinh.
(4)Nst là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
(5)Đột biến gen là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
(6)ở sinh vật nhân thực nếu đột biến gen xảy ra ở vùng không mã hóa aa (intron) thì sẽ không
bao giờ ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit do gen tổng hợp
Số phát biểu đúng là
A.0 B.1 C.2 D.3
Câu 3:Giả sử một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5- Brôm Uraxin (5-BU) thì
sau 6 lần nhân đôi thì số lượng gen đột biến bị đột biến thay thế A-T bằng G−X và số gen bình
thường lần lượt là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá
trình nhân đôi của gen nói trên.
A. 15 và 48.
B. 3 và 28.
C. 15 và 30.
D. 7 và 24.
Câu 4:Lơnxin có 6 codon cùng mã hóa là: UUA, UUG, XUU, XUX, XUA, XUG. Khi xảy ra đột
biến thay thế một cặp nucleotit thì vị trí của bazo nitơ trong mỗi codon có vai trò quan trọng
nhất và kém quan trọng nhất lần lượt là?
A. 1, 3.
B. 1, 2.
C. 2, 3.
D. 2, 1.
Câu 5: Hãy sắp xếp các phân tử ADN sợi kép dưới đây theo mức độ tăng dần về nhiệt độ biến
tính (Tm) của chúng:
I.5’ AAGTTXTXTGAA 3’
II.5’ AGTXGTXAATGX 3’
3’ TTXAAGAGAXTT 5’
3’ TXAGXAGTTAXG 5’

III.5’ GGAXXTXTXAGG 3’
3’ XXTGGAGAGTXX 5’
   
   
C   
D    
Câu 6: Thành phần nào của nucleotit có thể tắc ra khỏi chuỗi polinucleotit mà không làm đứt
mạch.
A. Đường C5H10O5. B. Đường C5H10O4. C. Bazo nito. D. Axit photphoric.
Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 1


Quà tặng ngày 20/10/2018

Admin:Lê Ngọc Trung

Câu 7: Một gen tổng hợp một phân tử protein có 498 aa, trong gen có tỉ lệ A/G = 2/3. Nếu sau
đột biến tỉ lệ A/G = 66,85%. Đây là đột biến:
A. Thay thế hai cặp A – T ở hai bộ ba kế tiếp bằng hai cặp G – X. B. Thay thế một cặp A – T
bằng một cặp G – X.
C. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T. D. Thay thế hai cặp G – X ở hai bộ ba kế tiếp
bằng hai cặp A – T.
Câu 8:Năm 1961 hai nhà khoa học người Pháp là F.Jacôp và J.Mônô đã phát hiện
ra cơ chế điều hòa tổng hợp protein ở đối tượng nào?
A. Trùng cỏ Paramecium caudatum
B. Vi khuẩn đường ruột Eschericia coli
C. Vi khuẩn nốt sần
D. Vi khuẩn lam.

Câu 9: Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như
sau:
Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2)
Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2)
Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh chỉ gồm 5 axit amin.
Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều sao mã trên gen
A. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (2) → (1). B. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (1) →
(2).
C. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (2) → (1). D. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (1) →
(2).
Câu 10:Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 .Sau 1 thế hệ,
người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 để cho mỗi tế bào phân chia 2 lần. Sau
đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường N14 để chúng phân chia
2 lần nữa. Biết rằng quá trình phân chia tế bào diễn ra bình thường. Số phân tử ADN chứa N14
+ N15 được tạo ra ở lần phân chia cuối cùng là
A. 12.
B. 20.
C. 32.
D. 0.
Câu11:Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?
A. Vùng kết thúc. B.Vùng điều hòa. C.Vùng mã hóa. D. Cả ba vùng của gen.
Câu 12:Chỉ có 3 loại nuclêôtit A, T, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN mạch kép,
sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Phân tử mARN
này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?
A. 9 loại.
B. 8 loại.
C. 3 loại.
D. 27 loại.
Câu 13:Trong các loại axit nuclêic ở tế bào nhân thực, loại axit nuclêic nào có một mạch đơn
nhưng lại có hàm lượng lớn nhất?

A. ADN.
B. mARN.
C. rARN.
D. tARN.
Câu14:Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN của
E.Coli khoảng 100 lần, trong khi đó tốc độ sao chép ADN của E.Coli nhanh hơn ở nấm men
khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ
gen của E.Coli khoảng vài chục lần là do:
A. Tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.Coli.
B. Ở nấm men có nhiều loại enzim ADN pôlimeraza hơn E.Coli.
C. Cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro.
D. Hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
Câu 15: Cho biết bộ ba 5’GXU3’ quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng
hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó
phân tử mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay
bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.
Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.

Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 2


Quà tặng ngày 20/10/2018

Admin:Lê Ngọc Trung

II.
III.

IV.

Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.
Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen
a phiên mã 2 lần cũng cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 16: Ảnh hưởng của một số đột biến khác nhau ở một gen x mã hóa cho một protein X thiết
yếu cho tổng hợp axit amin lơxin được nghiên cứu ở nấm men đơn bội. Trình tự đầy đủ của
mạch mã hóa gen x được nêu dưới đây.

Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Các tế bào mang đột biến X → T tại vị trí 13 tạo ra các bản phiên mã mARN của gen x ngắn
hơn bình thường.
(2) Các tế bào mang đột biến A → T tại vị trí 16 có thể sống được trong môi trường không có
lơxin.
(3) Các tế bào mang đột biến T → A tại vị trí 31 chỉ sản sinh thêm một loại protein X* thiếu 10
axit amin đầu tiên.
(4) Các tế bào mang đột biến dịch khung do thêm G ở giữa vị trí 33 và 34 vẫn tạo ra protein X
biểu hiện chức năng bình thường.
A. 3.
B. 2.
C. 0.
D. 1.
Câu 17:Ở người, có nhiều loại protein co tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ như Hemoglobin trong tế
bào hồng cầu có thể tồn tại hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn,
chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein co tuổi thọ ngắn là

gì?
(1)Chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần
(2)Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các protein khác
(3)Chúng cho phép tế bào kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của gen ở mức sau phiên mã
một cách chính xác và hiệu quả hơn
(4)Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư
(5) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các axit nucleic khác
(6)Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp ADN.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 18: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli có phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N 15 sang
môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo được
các phân tử ADN con trong đó có 90 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 . Sau đó chuyển tất
cả các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng phân đôi 4 lần nữa. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Tổng số phân tử ADN được tạo ra sau khi kết thúc quá trình nhân đôi cuối cùng là 1280.
III. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 210.
IV. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1710.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 19: Cho các phát biểu sau:
(1) Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3
đơn vị tái bản.
Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có

20 đoạn okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp cho quá trình trên là 58.
Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 3


Quà tặng ngày 20/10/2018

Admin:Lê Ngọc Trung

(2) Vùng mã hóa của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ, số đoạn exon
và intron lần lượt là 26; 25.
(3) Có tất cả 37 bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin.
(4) Một gen có 900 cặp nucleotit và có tỉ lệ các loại nucleotit bằng nhau. Số liên kết hidro của
gen là 2250.
(5) Một phân tử ADN của vi khuẩn E. coli có 104 cặp nucleotit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số
liên kết cộng
hóa trị được hình thành giữa các nucleotit là 139986.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Câu 20:Một chuỗi polipeptit hoàn chỉnh ở sinh vật nhân sơ có 498 axit amin.Trên gen vùng
chứa thông tin mã hóa cho chuỗi polipeptit này có số liên kết hidro giữa A và T bằng số liên kết
hidro giữa G và X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc).Trong một lần nhân đôi của gen
này đã có 1 phân tử 5BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó trở thành gen đột
biến.Khi gen đột biến nhân đôi 3 lần đã lấy đi từ môi trường số nucleotit loại G là bao nhiêu?
A.4206
B.4207

C.4208
D.4209
Câu 21:Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào
chứa cặp gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp
1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau:
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 22: Gen B có tổng số nuclêôtit loại A chiếm 30%. Do xảy ra đột biến mất đoạn tạo thành
gen b và làm cho số nuclêôtit loại A giảm đi 1/6, loại G giảm đi 1/4 so với khi chưa đột biến.
Sau khi đột biến, gen b chỉ còn dài 4080 Ao. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định
đúng?
I.Số nuclêôtit các loại của gen b sẽ là: A=T=720; G=X=480.
II. Khi cặp gen này nhân đôi 2 lần thì tổng số nuclêôtit loại X mà môi trường cần cung cấp là
3150.
III. Tổng số liên kết hiđrô của gen B là 3600.
IV. Tổng số nuclêôtit của gen B là 2640.
A. 4.
B.3.
C. 1.
D. 2.
Câu 23:Để theo dõi quá trình tự nhân đôi của ADN, M. Meselson và F. Stahl đã dùng phương
pháp đánh dấunguyên tử. Nuôi tế bào vi khuẩn E. Coli trong môi trường chứa đồng vị N15 cho
14 thế hệ (NH4Cl) là nguồn nitoduy nhất cung cấp cho vi khuẩn. Kết thúc 14 thế hệ gần như tất

cả các tế bào có ADN đều chứa N15. Dòng tế bàochứa N15 được chiết ra, sau đó chuyển sang
môi trường chứa đồng vị N14. ADN chứa N15 (nặng) và ADN N14(nhẹ) trong dung dịch CsCl
(Cesium Chloride) được tách riêng bằng máy li tâm siêu tốc. Sau vài giờ, trong dung
dịch có sự giảm dần tỉ trọng: ADN nặng ở dưới đáy, ADN nhẹ ở trên cùng. Theo từng giai
đoạn, hai ông lấy mẫuvi khuẩn, tách ADN và đo tỉ trọng , nhận thấy: ở thế hệ thứ nhất, ADN
nặng chiếm 50%, ADN nhẹ chiếm 50%; ởthế hệ thứhai, ADN nặng chiếm 25%, ADN nhẹ chiếm
75%; ở thế hệ thứ ba, ADN nặng chiếm 12,5%, ADN nhẹ chiếm87,5%. Cho một số nhận xét sau:
(1) Thí nghiệm trên đã chứng ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.
(2) Ở thế hệ thứ tư, tỉ lệ giữa ADN nhẹ và ADN nặng là 1 : 15.
(3) Dự đoán ở thế hệ n thì sẽ nhận được hoàn toàn ADN nhẹ.

Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 4


Quà tặng ngày 20/10/2018

Admin:Lê Ngọc Trung

(4) Giả sử xuất phát từ ban đầu có a vi khuẩn vì sau n thế hệ, số vi khuẩn chứa ADN nặng là
a.2^n.
(5) Giả sử ban đầu có 5 tế bào vi khuẩn E. Coli với thời gian mỗi thế hệ vi khuẩn là 20 phút thì
số mạch đơn chứa14N sau 2 giờ nuôi cấy là 630.
Trong số các nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4
Câu 24: Cho hình ảnh sau:


Cho các phát biểu sau:
1. Hình ảnh trên biểu diễn quá trình nhân đôi ADN.
2. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Quá trình nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi NST.
4. Quá trình nhân đôi ADN có sự hình thành đoạn Okazaki.
5. Có sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.
6. Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
7. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
8. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo nhiều đơn vị nhân đôi.
9. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn
mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
Trong số các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 25:Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay
thế một cặp nuclêôtit.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Hóa chất 5-Brômôuraxin gây đột biến thay thể một cặp G-X thành một cặp A-T.
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Câu 26: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh; gen B quy định vỏ

hạt trơn, gen b quy định vỏ hạt nhăn, các gen đều nằm trên NST thường và phân ly độc lập.
Biết rằng không có đột biến gen xảy ra và sự biệu hiện tính trạng không phụ thuộc vào môi
trường.Có bao nhiêu phép lai ở P thỏa mãn F1 đồng tính hạt vàng, vỏ trơn. Chỉ tính phép lai
thuận.
Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 5


Quà tặng ngày 20/10/2018

Admin:Lê Ngọc Trung

A.11
B.8
C.9
D.13
Câu 27: Khi nói về gen trên NST thường, điều nào sau đây không đúng?
A. Tồn tại theo cặp alen, trong đó một alen có nguồn gốc từ bố và một alen có nguồn gốc từ
mẹ.
B. Mỗi NST mang nhiều gen và di truyền cùng nhau nên hiện tượng liên kết gen là phổ biến.
C. Trong quá trình giảm phân, mỗi alen chỉ nhân đôi một lần.
D. Khi NST bị đột biến số lượng thì có thể bị thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
Câu 28: Xét các kết luận sau đây:
(1) Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
(2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị càng cao.
(3) Số lượng các gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.
(4) Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.
(5) Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
Có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 29: Ở người hệ nhóm máu A, B, O do 3 alen IA; IB; IO quy định trong đó IA và IB là đồng
trội so với alen IO. Cho các phát biểu sau:
(1) Nếu người cha và người mẹ đều có nhóm máu O thì đứa con sinh ra chắc chắn chỉ có nhóm
máu O, không thể mang nhóm máu khác.
(2) Nếu người cha và mẹ đều mang nhóm máu A thì đứa con sinh ra chỉ mang nhóm máu A.
(3) Nếu người cha mang nhóm máu A, người mẹ mang nhóm máu B thì cặp vợ chồng này có
thể sinh ra những người con mang tất cả các nhóm máu trong hệ nhóm máu A, B, O.
(4) Nếu người cha mang nhóm máu O, người mẹ mang nhóm máu B thì đứa con sinh ra chắc
chắn mang nhóm máu B.
Số phát bc nghiên cứu ở nấm men đơn bội. Trình tự đầy đủ của
mạch mã hóa gen x được nêu dưới đây.

Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Các tế bào mang đột biến X → T tại vị trí 13 tạo ra các bản phiên mã mARN của gen x ngắn
hơn bình thường.
(2) Các tế bào mang đột biến A → T tại vị trí 16 có thể sống được trong môi trường không có
lơxin.
(3) Các tế bào mang đột biến T → A tại vị trí 31 chỉ sản sinh thêm một loại protein X* thiếu 10
axit amin đầu tiên.
(4) Các tế bào mang đột biến dịch khung do thêm G ở giữa vị trí 33 và 34 vẫn tạo ra protein X
biểu hiện chức năng bình thường.
A. 3.
B. 2.
C. 0.
D. 1.
Đáp án C
Nhận xét: Gen được phiên mã tại bộ ba đầu tiên là TAX (tương ứng với bộ ba mở đầu trong
mARN là AUG). Như vậy, mạch mã gốc phải mang bộ ba đầu tiên là TAX → mạch mã hóa gen
x được cho trên là mạch bổ sung.

 Mạch bổ sung có trình tự nucleotit giống hệt trình tự trên mạch mARN chỉ khác T được thay
thế bằng U trên mARN.
 (1) sai. Đột biến ở gen cấu trúc không làm thay đổi độ dài mARN, mARN vẫn được phiên mã
bình thường nhưng có sự thay đổi các loại nu do đột biến điểm.
 (2) sai. Đột biến A → T tại vị trí 16 làm thay thế AAG → TAG → đột biến này làm thay thế 1
axit amin này thành 1 axit amin khác →protein X không có chức năng sinh học→ không tổng
hợp được axit amin lơnxin →không thể sống được trong môi trường không có lơxin.
 (3) sai. Đột biến T → A tại vị trí 31 làm thay thế TTG → ATG → trên mARN là AUG. Riboxom
ở sinh vật nhân chuẩn sẽ dịch mã ở bộ ba mở đầu xuất hiện đầu tiên, tại vị trí đột biến 31 nằm
giữa trình tự chuỗi axit amin được tổng hợp, đây đơn giản chỉ là thay thế thành axit amin
methionine.
 (4) sai. Thay vì đọc ... GAT AGX ... (vị trí 34-39), ribosome sẽ đọc ... GGA TAG ... và đạt đến
một codon dừng lại. Dịch mã sẽ dừng ở đó, protein sẽ không hoạt động.
 Vậy tất các các nhận xét đều sai.
 Đáp án C.

Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 11


Quà tặng ngày 20/10/2018

Admin:Lê Ngọc Trung

Câu 17: Ở người, có nhiều loại protein co tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ như Hemoglobin trong
tế bào hồng cầu có thể tồn tại hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn,
chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein co tuổi thọ ngắn là
gì?
(1)Chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần

(2)Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các protein khác
(3)Chúng cho phép tế bào kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của gen ở mức sau phiên mã
một cách chính xác và hiệu quả hơn
(4)Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư
(5)Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các axit nucleic khác
(6)Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp ADN.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án A
Các protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút bị phân giải
thành các axit amin lại được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp các loại protein khác ( 2 đúng )
Câu 18: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli có phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N 15 sang
môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo được
các phân tử ADN con trong đó có 90 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 . Sau đó chuyển tất
cả các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng phân đôi 4 lần nữa. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Tổng số
phân tử ADN được tạo ra là 1280.
III. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 210.
IV. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1710.
B. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 19: Cho các phát biểu sau:
(1) Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3

đơn vị tái bản.
Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có
20 đoạn okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp cho quá trình trên là 58.
(2) Vùng mã hóa của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ, số đoạn exon
và intron lần lượt là 26; 25.
(3) Có tất cả 37 bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin.
(4) Một gen có 900 cặp nucleotit và có tỉ lệ các loại nucleotit bằng nhau. Số liên kết hidro của
gen là 2250.
(5) Một phân tử ADN của vi khuẩn E. coli có 104 cặp nucleotit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số
liên kết cộng
hóa trị được hình thành giữa các nucleotit là 139986.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
(1) sai. Áp dụng công thức: trên 1 đơn vị tái bản số đoạn ARN mồi = số đoạn Okazaki + 2.
Vậy số đoạn ARN mồi cần cung cấp cho phân tử ADN trên là: 15 + 2 + 18 + 2 + 20 + 2 = 59
(2) đúng. Xen kẽ exon là intron: exon = intron + 1 mà tổng exon + intron = 51 → exon = 26;
intron = 25
(3) đúng. số bộ ba có chứa A = tổng số bộ ba - số bộ ba k có A.
Số bộ ba k có A = 3^3 = 27 → số bộ ba có A = 64 - 27 = 37.
(4) đúng. Gen có 900 cặp nu → A = T = G = X = 450; Vậy số liên kết hidro = 2A + 3G = 2250.
(5) sai. Phân tử ADN ở E.coli có dạng vòng ; có 10^4 cặp nu.
Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 12


Quà tặng ngày 20/10/2018


Admin:Lê Ngọc Trung

Tự nhân đôi 3 lần → số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotide = (2^3 -1).2.10^4 =
140.000.
Vậy có (2), (3), (4) đúng.
Câu 20:Một chuỗi polipeptit hoàn chỉnh ở sinh vật nhân sơ có 498 axit amin.Trên gen vùng
chứa thông tin mã hóa cho chuỗi polipeptit này có số liên kết hidro giữa A và T bằng số liên kết
hidro giữa G và X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc).Trong một lần nhân đôi của gen
này đã có 1 phân tử 5BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó trở thành gen đột
biến.Khi gen đột biến nhân đôi 3 lần đã lấy đi từ môi trường số nucleotit loại G là bao nhiêu?
A.4206
B.4207
C.4208
D.4209
Đáp án B.Do chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen này tổng hợp có 498 aa nên gen này có 3000
nu.Do số liên kết hidro giữa A-T=G-X nên A=T=600,G=X=900
Gen đột biến sẽ có thành phần nu là A=T=599,G=X=901
Gen đột biến qua 3 lần nhân đôi sẽ cần số nu loại G là 901.(2^3-1)=4207
Câu 21: Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào
chứa cặp gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp
1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau:
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
B. 2.
B. 3.
C. 4.

D. 1.
Câu 22: Gen B có tổng số nuclêôtit loại A chiếm 30%. Do xảy ra đột biến mất đoạn tạo thành
gen b và làm cho số nuclêôtit loại A giảm đi 1/6, loại G giảm đi 1/4 so với khi chưa đột biến.
Sau khi đột biến, gen b chỉ còn dài 4080 Ao. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định
đúng?
I.Số nuclêôtit các loại của gen b sẽ là: A=T=720; G=X=480.
II. Khi cặp gen này nhân đôi 2 lần thì tổng số nuclêôtit loại X mà môi trường cần cung cấp là
3150.
III. Tổng số liên kết hiđrô của gen B là 3600.
IV. Tổng số nuclêôtit của gen B là 2640.
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 23: Để theo dõi quá trình tự nhân đôi của ADN, M. Meselson và F. Stahl đã dùng phương
pháp đánh dấu nguyên tử. Nuôi tế bào vi khuẩn E. Coli trong môi trường chứa đồng vị N15 cho
14 thế hệ (NH4Cl) là nguồn nito duy nhất cung cấp cho vi khuẩn. Kết thúc 14 thế hệ gần như tất
cả các tế bào có ADN đều chứa N15. Dòng tế bào chứa N15 được chiết ra, sau đó chuyển sang
môi trường chứa đồng vị N14. ADN chứa N15 (nặng) và ADN N14 (nhẹ) trong dung dịch CsCl
(Cesium Chloride) được tách riêng bằng máy li tâm siêu tốc. Sau vài giờ, trong dung
dịch có sự giảm dần tỉ trọng: ADN nặng ở dưới đáy, ADN nhẹ ở trên cùng. Theo từng giai
đoạn, hai ông lấy mẫu vi khuẩn, tách ADN và đo tỉ trọng , nhận thấy: ở thế hệ thứ nhất, ADN
nặng chiếm 50%, ADN nhẹ chiếm 50%; ở thế hệ thứ hai, ADN nặng chiếm 25%, ADN nhẹ
chiếm 75%; ở thế hệ thứ ba, ADN nặng chiếm 12,5%, ADN nhẹ chiếm 87,5%. Cho một số nhận
xét sau:
(1) Thí nghiệm trên đã chứng ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.
(2) Ở thế hệ thứ tư, tỉ lệ giữa ADN nhẹ và ADN nặng là 1 : 15.
(3) Dự đoán ở thế hệ n thì sẽ nhận được hoàn toàn ADN nhẹ.
(4) Giả sử xuất phát từ ban đầu có a vi khuẩn vì sau n thế hệ, số vi khuẩn chứa ADN nặng là
a.2^n.


Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 13


Quà tặng ngày 20/10/2018

Admin:Lê Ngọc Trung

(5) Giả sử ban đầu có 5 tế bào vi khuẩn E. Coli với thời gian mỗi thế hệ vi khuẩn là 20 phút thì
số mạch đơn chứa 14N sau 2 giờ nuôi cấy là 630.
Trong số các nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4
Thí nghiệm trên đã chứng DNA nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa). Vào
năm 1953, Waston và Crick cho rằng DNA tự nhân đôi theo cách giữ lại một nửa:1 phân tử
ADN mẹ nhân đôi cho 2 phân tử ADN con;trong mỗi phân tử ADN con có một mạch là mạch
cũ của mẹ,1 mạch được tổng hợp mới nên (1)sai .
 Ở thế hệ thứ nhất, 2 DNA con đều có 1 mạch đơn của DNA mẹ chứa 15N, 1 mạch bổ sung
chứa 14N nên tỉ lệ DNA nặng và nhẹ là 50%.
 Ở thế hệ thứ hai có 4 DNA con, trong đó 2 DNA con được cấu tạo hoàn toàn
bởivậtliệumớichứa14N, do đó tỉ lệ giữa DNA nhẹ và nặng là 3 : 1.
 Ở thế hệ thứ 4, tỉ lệ DNA nặng giảm một nửta là 12,5% : 2 = 6,25% tỉ lệ giữa DNA nhẹ và nhẹ
là 93,75% : 6,25% = 15 : 1 suy ra (2) sai:
 (3) sai điều này không xảy ra vì ở bất cứ thế hệ nào cũng có 2 phân tử DNA con được cấu tạo
bởi 1 mạch đơn của DNA mẹ ban đầu chứa N15.
Có a vi khuẩn vì sau n thế hệ, số vi khuẩn chứa DNA nặng là 2a suy ra 4 sai

Như ý (4), ở bất kỳ thế hệ nào cũng có 2a vi khuẩn chứa 15N.
Số vi khuẩn chứa 15N = Số mạch đơn chứa 15N =2.5=10
Số thế hệ vi khuẩn sau 2 giờ là 2.60:20=6 thế hệ.
Số mạch đơn chứa 14N =5.26.2-10=630 suy ra (5) đúng.
Vậy chỉ có (5) đúng chọn C.
Câu 24: Cho hình ảnh sau:

Cho các phát biểu sau:
1. Hình ảnh trên biểu diễn quá trình nhân đôi ADN.
2. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Quá trình nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi NST.
4. Quá trình nhân đôi ADN có sự hình thành đoạn Okazaki.
5. Có sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.
6. Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
7. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
8. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo nhiều đơn vị nhân đôi.
9. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn
mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 14


Quà tặng ngày 20/10/2018

Admin:Lê Ngọc Trung

Trong số các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2
B. 3

C. 4
D. 1
Đáp án A
1, 3, 4 đúng.
2 đúng. Quá trình nhân đôi diễn ra theo hai nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc
bán bảo toàn. - Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và G liên kết với X. - Nguyên tắc bán bảo
toàn: Phân tử ADN con được tạo ra có một mạch của ADN ban đầu và một mạch mới được
tổng hợp.
5 đúng vì trong quá trình nhân đôi có việc hình thành đoạn mồi ARN cần 4 loại nucleotit A, U,
G, X.
6 đúng. Enzim ADN polimeraza chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp mạch mới trong quá trình nhân đôi
ADN. Việc tháo xoắn phân tử ADN là nhiệm vụ của các enzim tháo xoắn.
7 sai vì phân tử ADN của sinh vật nhân thực có kích thước lớn nên có nhiều điểm khởi đầu tái
bản để làm tăng tốc độ tái bản ADN. Còn ở sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm tái bản duy nhất.
8 đúng. Đây là điểm khác biệt về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực vì ở
sinh vật nhân sơ chỉ có một đơn vị tái bản, còn ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản.
9 sai. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch
đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ là sai, enzim nối ligaza không chỉ nối các đoạn
Okazaki ở mạch ADN gián đoạn mà còn nối ở những đoạn mạch tái bản với nhau.
Câu 25: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay
thế một cặp nuclêôtit.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Hóa chất 5-Brômôuraxin gây đột biến thay thể một cặp G-X thành một cặp A-T.
A. 4
B. 2
C. 5

D. 3
Đáp án: A
Phát biểu 1: Các nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây
đột biến thay
thế một cặp nuclêôtit. Phát biểu này đúng vì Các bazo nito thường tồn tại ở hai dạng cấu trúc:
Dạng thường
và dạng hiếm, các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hidro bị thay đổilàm cho chúng
kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi làm phát sinh đột biến thay thế. Giả sử cặp A-T
ban đầu, trong điều kiện môi trường tác động nó có thể kết cặp tạo A* - T (A* là dạng hiếm), khi
nhân đôi lần 1 A* không bắt cặp với T
mà chúng sẽ bắt cặp với X (do T và X cùng có kích thước bé) từ đó dẫn đến đột biến thay thế 1
cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác.
Phát biểu 2: Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. Phát biểu
này đúng vì đột biến gen có thể làm biến đổi cấu trúc của gen, từ đó tạo ra các alen mới, làm
phong phú vốn gen của quần thể.
Phát biểu 3: Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. Phát biểu
này sai vì đột biến điểm là đột biến liên quan đến 1 cặp nucleotit trong gen được gọi là đột biến
điểm.
Phát biểu 4: Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa. Phát biểu này
đúng vì trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp, tử 10-6 10-4. Tuy nhiên số lượng gen trong tế bào rất lớn và số cá thể trong quần thể cũng rất nhiều nên
chìn chung trong mỗi quần thể sinh
Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 15


Quà tặng ngày 20/10/2018

Admin:Lê Ngọc Trung


vật, số lượng gen đọt biến được tạo ra trên mỗi thế hệ là đáng kể, tạo nên nguồn biến dị di
truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
Phát biểu 5: Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi
trường. đúng vì mức độ gây hại của đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như
phụ thuộc vào tổ hợp gen. Trong môi trường này hoặc trong tổ hợp gen này thì alen đột biến có
thể là có hại nhưng trong môi trường khác
hoặc trong tổ hợp gen này thì alen đột biến có hại nhưng trong môi trường khác hoặc trong tổ
hợp gen khác thì alen đột biến đó lại có thể có lợi hoặc trung tính.
Ví dụ: Ở loài bướm sâu đo bạch dương, trong điều kiện môi trường không có khói đen và bụi
than công nghiệp thì những con bướm màu trắng ngụy trang tốt khi đậu trên cây bạch dương,
bướm màu đen xuất hiện do đột biến khi đậu trên cây này sẽ dễ dàng bị kẻ thù phát hiện.
Nhưng do điều kiện có nhiều khu công nghiệp, khói bụi và than công nghiệp làm thân cây bạch
dương chuyển sang màu đen, môi trường sống thay đổi làm bướm đột biến màu đen trở thành
có lợi.
Phát biểu 6: Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T.
Phát biểu này sai vì Hóa chất 5 - Brôm Uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của Timin gây thay thế
A-T bằng G-X.
Vậy các phát biểu 1, 2, 4, 5 đúng
Câu 26:Đáp án D
F1 thu được 100% hạt vàng, vỏ trơn (A_B_).
 Các phép lai thu được 100% A_ →3 phép lai P: AA × AA; P: AA × Aa; P: AA × aa.
• Tương tự, phép lai thu được 100% B_ →3 phép lai P: BB × BB; P: BB × Bb; P:
BB ×bb.
Locut A
Locut B
AA × AA
BB × BB
AA × Aa
BB × Bb
AA × aa

BB × bb
• Nhận thấy: Cả 2 locut gen A và B đều có tổng cộng 3 phép lai, và có 2 phép lai có sự khác
nhau về kiểu gen giữa bố và mẹ.
• Áp dụng công thức: Số phép lai ở đời con thõa mãn đề bài = 3.3+2.2=13 phép lai.
Câu 27: NST bị đột biến số lượng thì cấu trúc NST không bị thay đổi nên các gen
trên NST không bị thay đổi về thành phần và trình tự sắp xếp → Chọn D
Câu 28: Các kết luận đúng là (1) (3) (4).
(2) sai.Do các gen càng ở vị trí gần nhau thì khoảng cách giữa các gen càng nhỏ dẫn đến tần số
hoán vị gen nhỉ các gen càng liên kết chặt chẽ với nhau.
(5) sai vì số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong giao tử → Chọn B
Câu 29: IA và IB là đồng trội so với alen IO nên hệ nhóm máu A, B, O sẽ có các nhóm máu
là: Nhóm máu A: AA; AO. Nhóm máu B: BB; BO. Nhóm máu O: OO. Nhóm máu
AB: AB.
(1)Đúng, cả người cha và người mẹ đều mang nhóm máu O nên phép lai giữa 2
cặp vợ chồng này là: OO x OO = OO. Đứa con sinh ra chỉ mang nhóm máu
O, không mang nhóm máu nào khác.
(2)Sai, nếu cả người cha và người mẹ đều mang nhóm máu A thì có thể sinh ra
con mang nhóm máu khác, ví dụ: AO x AO = AA; OO; AO (đứa con có thể
mang nhóm máu O). Với phép lai như thế này : AA x AA = AA hoặc AA x
AO = AA; AO thì mới sinh ra người con chỉ mang nhóm máu A.
(3)Đúng, nếu người cha mang nhóm máu A, người mẹ mang nhóm máu B, thì
với phép lai: AO x BO = AO;BO; AB; OO. Đời con có cả nhóm máu A, B,

Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 16


Quà tặng ngày 20/10/2018


Admin:Lê Ngọc Trung

AB và O. Lưu ý là chỉ duy nhất phép lai này mới thỏa mãn là tạo ra đầy đủ
các nhóm máu.
(4)Sai, người cha nhóm máu O, người mẹ nhóm máu B thì với phép lai: OO x
BO = OO; BO có thể tạo ra đời con mang nhóm máu O và B. Với phép lai
OO x BB = BO thì mới tạo ra đời con chỉ có nhóm máu B.
Do đó chỉ có 2 phát biểu đúng.
Chọn C
Câu 30: Phân tích tỉ lệ F1:
– Hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng = 1 : 2 : 1  P:Aa Aa
– Hoa kép : hoa đơn = 1 : 1 nên P:Bb bb– Tỉ lệ đề bài (2:3:5:5:3:2) khác tỉ lệ (1:2:1)(1:1) có

hoán vị gen xảy ra và 2 gen
này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
P :(Aa,Bb) Ab/ab

 Dựa vào kiểu hình đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen để tính tần số hoán vị gen:
– Tỉ lệ kiểu hình trắng, đơn (aabb) =10/100.100=10%– Kiểu gen ab/ab nhận từ mỗi bên bố mẹ 1
giao tử ab suy ra %ab nhận từ cây dị 2 cặp là
%ab = 10%:50% 20%  25%nên Đây là giao tử hoán vị Vậy P : Ab/.aB
 Vậy tần số hoán vị là f =2 .20%= 40% Chọn D
Câu 31: Phép lai cho con có 4 loại kiểu hình, tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng nhau và bằng 25% ở
dạng:
(Aa x aa)(Bb x bb)(DD x DD hoặc DD x Dd hoặc DD x dd hoặc dd x dd)
- Các phép lai (1), (3), (6) cho đời con có 4 loại kiểu hình, trong đố mỗi loại chiếm 25%.
=> Đáp án A.
Câu 32: Phân tích đề:
- Ở F1:
+ Tỉ lệ hoa tím : hoa đỏ : hoa vàng : hoa trắng = 9 : 3 : 3 : 1

→ Tính trạng quy định màu sắc hoa di truy ền theo quy luật tương tác bổ sung 9:3:3:1.
→ Quy ước gen: A – B – (hoa tím); A-bb (hoa đỏ); aaB- (hoa vàng); aabb (hoa trắng);
các cặp gen Aa và
Bb nằm trên 2 cặp NS T khác nhau → phân li độc lập trong quá trình giảm phân tạo gi ao
tử.
+ Tỉ lệ cao : thấp = 3:1.
→ Tính trạng quy đị nh chiều cao cây di truyền the o quy luật phân li.
→ Quy ước: D – thân cao trội hoàn toàn với d – thân thấp.
- Tích các tính trạng = (9:3:3:1)(3:1) → phép lai ở P cho tối đa 8 loại kiểu hình, nhưng ở
F1 chỉ có 6 loại
kiểu hình → cặp gen Aa hoặc Bb cùng nằm trên 1 cặp NS T với cặp Dd và liên kết gen
hoàn toàn.
* Kết luận:
- Phương án A đúng,Aa và Bb nằm trên 2 cặp NS T khác nhau → phân li độc lập trong
quá trình giảm
phân tạo giao tử.
- Phương án B sai, có hiện tượng liên kết hoàn toàn giữ a một trong hai gen quy định tính
trạng màu sắc
hoa với gen quy định chiều cao cây.
- Phương án C sai, Aa và Bb tương tác bổ sung theo tỉ lệ 9:3:3:1 → Aa và Bb phân li độc
lập nhau.
- Phương án D sai, F1 cho thiếu kiểu hình → cặp gen Aa hoặc Bb cùng nằm trên 1 cặp
NS T với cặp Dd
Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 17


Quà tặng ngày 20/10/2018


Admin:Lê Ngọc Trung

và liên kết gen hoàn toàn.
=> Đáp án A.
Câu 33: Pt/c : tím x trắng
F1 : 100% tím
F1 lai phân tích
F2 : 1 tím : 1 trắng : 1đỏ : 1 vàng
→ F1 cho 4 tổ hợp giao tử
→ F1 : AaBb
→ F2 : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
→ A-B- = tím, aabb = trắng
A-bb = đỏ, aaB- = vàng hoặc ngược lại
F1 tự thụ
F2 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Loại bỏ hoa vàng, hoa trắng F2
→ F2’ : 9A-B- : 3A-bb hay 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb
F2’ x F2’
Giao tử : 1/3AB : 1/3Ab : 1/6aB : 1/6ab.
F3 : hoa trắng aabb = 1/6 x 1/6 = 1/36.
Có 2 loại KG qui định hoa vàng là aaBB và aaBb.
Tính trạng di truyền theo qui luật tương tác bổ sung giữa 2 gen không alen.
F3 : hoa tím thuần chủng AABB = 1/3 x 1/3 = 1/9.
Hoa vàng F3 = 1/6 x 1/6 x 3 = 1/12.
Hoa đỏ F3 = 1/3 x 1/3 + 1/3 x 1/6 x 2= 2/9.
→ tím F3 = 1 – 2/9 – 1/12 – 1/36 = 2/3.
Tím thuần chủng F3 trong tím F3 bằng 1/9 : 2/3 = 1/6.
F3 có 3 x 3 = 9 loại kiểu gen.
Vậy các kết luận đúng là: (3) (4) (5).
=>Đáp án A

Câu 34: Cây đỏ có các kiểu gen: AA; Aa; Aa1.
Cây vàng có các kiểu gen: aa, aa1.
Có các phép lai sau : AA x (aa, aa1) = 100% Đỏ(1).
Aa x aa; Aa x aa1; Aa1 x aa = 50% Đỏ: 50% vàng (2).
Aa1 x aa1 = 50% đỏ: 25% vàng: 25% trắng (5).
=>Chọn D.
Câu 35: Ta thấy F1 có gà mái có màu lông giống bố, gà trống có màu lông giống mẹ => màu lông
di truyền chéo => Nằm trên vùng tương đồng hoặc không tương đồng của NST X và Y => (1)
sai.
Ở gà, đực là XX ; cái là XY, mà gà trống F1 có lông màu đen giống mẹ => lông đen là trội so
với lông trắng.
Quy ước gen: A- lông đen ; a- lông trắng.
=>P : ♂ XaXa; ♀ XA Y=> F1: 50%XA Xa : 50%XaY ( con trống đen, con mái trắng)
Cho F1 giao phối với nhau (XA Xa X XaY ) ta được:
F2: 1 XA Xa: 1 XaXa: 1 XaY: 1 XAY tỷ lệ kiểu hình ở 2 giới là đồng đều . ý (2) đúng.
Cho F2 ngẫu phối tức là ♂ (l XA Xa: 1 XaXa) x ♀ (1 XaY: 1 XAY )
Kết quả thu được: ♂ (l XA : 3Xa) x ♀ ( 1XA: 1Xa :2 Y)
Tỷ lệ trắng là: 3/16 XaXa+ 6/16 XaY = 9/16 . Ý (3) SAI.
(4) Cho gà mái lông trắng X gà trống lông đen thuần chủng (♀ XaY x ♂ XAXA) thì 100% đời
con có lông đen.

Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 18


Quà tặng ngày 20/10/2018

Admin:Lê Ngọc Trung


Các ý đúng là 2,4.
=>Đáp án A.
Câu 36:Chưa kịp giải các em tự làm nha.

-------------------------------Hết-----------------------------

Lời cuối cùng anh xin chúc tất cả các bạn trong group sinh học Ocean đặc biệt
là các bạn nữ sẽ có được một kết quả tốt trong kỳ thi THPT QG 2019.Đây có lẽ
cũng sẽ là món quà cuối cùng của anh dành cho nhóm rồi.Các em cố gắng sử
dụng nó một cách hiệu quả và ôn thi thật tốt nha.
Thân ái!!!
Admin Lê Ngọc Trung

Sinh học Ocean-Cùng bạn vươn tới đỉnh cao

Lê Ngọc Trung | 19



×