Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA môn SINH mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 14 trang )

Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
KHÓA TỔNG ÔN LÍ THUYẾT SINH HỌC NĂM 2019
Biên soạn đề: Nguyễn Thanh Quang
Thời gian làm bài: 30 phút, không kể thời gian phát đề.
(Lời giải gồm 15 trang)

LỜI GIẢI ĐỀ SỐ 1

“ Khóa tổng ôn lí thuyết sinh học được xây dụng nhằm hỗ trợ và bồi dưỡng lí thuyết ở dạng đếm mệnh đề nhằm
khắc phục tình trạng học rồi lại quên của các em. Anh mong rằng với bộ câu hỏi trong khóa sẽ giúp các em nắm
chắc hơn kiến thức và đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019. Chúc các em học tốt!!!”

1.D
11.D
21.D

2.B
12.C
22.A

3.B
13.D
23.D

4.A
14.A
24.C

5.A


15.D
25.B

6.C
16.C
26.C

7.C
17.C
27.B

8.B
18.A
28.D

9.C
19.D
29.C

10.B
20.D
30.A

Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(1) Vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.
(2) Một côdon có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
(3) Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
(4) ADN có thể có cấu trúc một mạch hoặc hai mạch.
(5) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho cho tổng hợp chuỗi polipeptit là metionin.
Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Đáp án: D
(1) Sai. Vì mạch gốc của gen có chiều từ 3' → 5' theo thứ tự: 3' vùng điều hóa - vùng mã hóa - vùng kết thúc 5' →
vùng điều hòa nằm ở đầu 3' chứ không phải 3' của mạch mã gốc.
(2) Sai. Vì mã di truyền có tính đặc hiệu. Một mã di truyền chỉ mã hóa cho duy nhất 1 axit amin. Thực chất thì nó cũng
có vài ngoại lệ ở các gen khác nhau tuy nhiên ở mức độ phổ thông và thi đại học trong SGK thì đây là đáp án sai vì
chúng ta chỉ được học những điều phổ biến nhất các em nhé!!!
(3) Sai. Vì mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn chứ không phải mạch kép.
(4) Đúng. Vì ở nhân sơ và nhân thực thì ADN có cấu trúc 2 mạch, nhân sơ thì mạch vòng, nhân thực thì mạch xoắn.
ADN trong ti thể và lục lạp cũng có dạng vòng. Tuy nhiên ở virus ADN có thể có dạng mạch đơn.
(5) Đúng. Còn ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu cho tổng hợp chuỗi polipeptit là foocmil metionin.
Câu 2: Khi nói về vai trò cấu trúc xoắn nhiều bậc của nhiễm sắc thể, có các nội dung sau:
(1) Rút ngắn chiều dài, bảo vệ cấu trúc NST.
(2) Tạo điều kiện cho các gen nhân đôi và phiên mã.
(3) Thực hiện điều hòa hoạt động gen.
(4) Tạo điều kiện phát sinh các đột biến NST.
Số nội dung đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Đáp án: B
- Nhiễm sắc thể (NST) được cấu tạo từ chất nhiễm sắc chứa phân tử ADN mạch kép, có chiều ngang 2nm. Phân tử
ADN quẫn quanh khối prôtêin tạo nên các nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histôn và được một
1
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo

nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042

3
đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit, quấn quanh 1 vòng. Giữa 2 nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và phân tử
4
prôtêin histôn. Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sới cơ bản có nhiều ngang là 11nm. Các sợi cơ bản xoắn lại tạo thành sợi
nhiễm sắc. Sợi cơ bản xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang khoảng 30 nm. Sợi nhiễm sắc lại được xếp
cuộn lần nữa tạo nên sợi có chiều ngang khoảng 300 nm. Cuối cùng là một lần xoắc tiếp của sợi 300 nm thành cromatit
có chiều ngang khoảng 700 nm.
- Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của NST có thể được rút ngắn 15000 - 20000 lần so với chiều dài của
ADN. Sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào và
bảo vệ NST được tốt hơn.
(1) Đúng. Rút ngắn chiều dài, bảo vệ cấu trúc NST .
(2) Sai. Vì gen chỉ nhân đôi và phiên mã khi NST ở trạng thái giãn xoắn cực đại.
(3) Đúng. Vì trạng thái đóng xoắn khi gen chưa hoạt động là điều hòa trước phiên mã.
(4) Sai. Vì sự đóng xoắn của NST giúp bảo vệ NST được tốt hơn, do đó ít xảy ra đột biến hơn.
Câu 3: Khi nói về điểm khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực so với sinh vật nhân sơ có các nội dung sau:
(1) Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi polipeptit.
(2) Mỗi mARN sơ khai chứa thông tin để tổng hợp một số loại chuỗi polipeptit.
(3) Phiên mã ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polimeraza tham gia. Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN,
tARN, và rARN đều có ARN polimeraza riêng xúc tác.
(4) Có hai giai đoạn là tổng hợp mARN sơ khai và mARN trưởng thành.
Số đặc điểm có nội dung đúng là:
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.

Đáp án: B
(1) Sai. Vì nếu mARN sơ khai ở sinh vật nhân thực sẽ tổng hợp nên nhiều chuỗi polipeptit do từ 1 mARN sơ khai ban
đầu sẽ tổng hợp được nhiều mARN trưởng thành khác nhau (do sự sắp xếp các exon khác nhau sẽ tạo thành các loại
mARN trưởng thành khác nhau), mỗi mARN trưởng thành sẽ tổng hợp được 1 loại chuỗi polipeptit khác nhau. Còn
nếu mARN trưởng thành thì sẽ chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi polipeptit. Vậy nội dung (1) không nói rõ
mARN là sơ khai hay trưởng thành.
(2) Đúng (xem giải thích ở nội dung 1).
(3) Đúng. Vì ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polimeraza tham gia quá trình phiên mã. Mỗi quá trình phiên mã
tạo ra mARN, tARN, rARN đều có enzim ARN polimeraza riêng xúc tác.
(4) Đúng. Vì gen ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh, nên phiên mã ở phần lớn sinh vật nhân thực tạo ra mARN
sơ khai gồm các đoạn exon và các intron. Các intron được loại bỏ để tạo thành mARN trưởng thành chỉ gồm các exon
tham gia quá trình dịch mã.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) Các loài đều có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính.
(2) NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.
(3) Số lượng NST là đặc trưng, tuy nhiên số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hóa của loài.
(4) Ở vi khuẩn đã có cấu trúc NST gần tương tự như ở tế bào nhân thực.
(5) NST có hình dạng, kích thước tương đối giống nhau ở các loài.
(6) Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST.
(7) Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là chức năng của NST.
(8) Trên NST giới tính, chỉ có các gen quy định giới tính.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
2
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”



Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
Đáp án: A
(1) Sai. Vì ở các loài thực vật và 1 số loài động vật như ong, kiến không có bộ NST giới tính.
(2) Đúng. Vì các loài khác nhau có thể có số lượng, hình thái, cấu trúc NST khác nhau. Mặt khác, sự khác nhau chủ
yếu là do các gen nằm trên NST đó khác nhau → hình thành các tính trạng khác nhau.
(3) Đúng. Ví dụ ở người có bộ NST: 2n = 46, ở gà có bộ NST 2n = 78, tuy nhiên xét về mức độ tiến h óa thì loài người
tiến hóa hơn gà. Do đó Số lượng NST là đặc trưng , tuy nhiên số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến
hóa của loài.
(4) Sai. Vì ở vi khuẩn (sinh vật nhân sơ), NST chỉ là 1 phân tử ADN dạng trần không liên kết với protein loại histon.
(5) Sai. Vì mỗi loài có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc nên ở các loài khác nhau thì số lượng,
hình thái, kích thước khác nhau.
(6) Đúng. Vì nhờ sự thu gọn cấu trúc không gian của NST, chiều dài của NST có thể được rút ngắn 15000 - 20000 lần
so với chiều dài của ADN. Sự thu gọn cấu trúc như vậy thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân
bào.
(7) Đúng. Vì NST là cấu trúc mang ADN, ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử, nó có chức năng lưu giữ, bảo
quản và truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử nên NST có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông
tin di truyền ở cấp độ tế bào.
+ NST là cấu trúc mang gen: Các gen trên 1 NST được sắp xếp theo 1 trình tự xác định và được di truyền cùng
nhau.
+ Các gen trên NST được bảo quản bằng cách liên kết với protein histon nhờ các trình tự nucleotit đặc hiệu và các
mức xoắn khác nhau.
+ Từng gen trên NST không nhân đôi riêng rẽ mà chúng được nhân đôi theo đơn vị nhân đôi gồm 1 số gen.
+ Mỗi NST sau khi nhân đôi và co ngắn tạo nên 2 cromatit nhưng vẫn gắn với nhau ở tâm động.
+ Bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ bằng sự kết hợp giữa 3 cơ chế:
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(8) Sai. Vì trên NST giới tính, ngoài các gen quy định giới tính còn có các gen quy định tính trạng thường. Ví dụ trên
NST X ngoài gen quy định giới tính còn có gen quy định tính trạng thường như tính trạng mù màu, máu khó đông.
Câu 5: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau:

(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
(3) Có độ dài và số lượng các loại nuleotit bằng nhau.
(4) Có cấu trúc mạch kép xoắn thẳng.
(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Số nhận xét có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Đáp án: A
(1) Sai. Vì quá trình nhân đôi của ADN đều diễn ra ở pha S của kì trung gian chứ không phải diễn ra ở các thời điểm
khác nhau.
(2) Đúng. Vì phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin
là các đoạn không mã hóa axit amin (intron). Vì vậy các gen này được gọi là gen phân mảnh. Mặt khác, gen tồn tại
trên NST, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng → gen cũng tồn tại theo cặp alen.
(3) Sai. Vì các ADN khác nhau có kích thước khác nhau và có số lượng nucleotit khác nhau.
(4) Đúng. Ở nhân sơ và nhân thực thì ADN có cấu trúc 2 mạch, nhân sơ thì mạch vòng, nhân thực thì mạch xoắn. ADN
trong ti thể và lục lạp cũng có dạng vòng. Tuy nhiên ở virus ADN có thể có dạng mạch đơn.
(5) Đúng. Vì mỗi loài có số lượng bộ NST đặc trưng → số lượng, hàm lượng ADN cũng tương đối ổn định và đặc
3
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
trưng cho loài.
Câu 6: Số nhận xét đúng về plasmit:
(1) Là vật chất di truyền dạng mạch vòng kép.

(2) Tồn tại trong tế bào chất.
(3) Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.
(4) Trên plasmit không chứa gen.
(5) Plasmit có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen tế bào.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Đáp án: C
- Plasmit là phân tử ADN vòng kín 2 mạch, hiếm thấy 2 mạch thẳng, nằm ngoài thể nhiễm sắc, có kích thước nhỏ
1
(bằng khoảng
thể nhiễm sắc của vi khuẩn) có khả năng tự nhân lên độc lập với tế bào và chúng được phân sang
100
các tế bào con khi nhân lên cùng với sự nhân lên của tế bào.
- Các plasmit có thể tăng lên hoặc giảm đi khi có yếu tố bất lợi như nhiệt độ, thuốc màu, kháng sinh, các chất dinh
dưỡng…
- Các plasmit có thể ở trạng thái cài vào thể nhiễm sắc, có khả năng tiếp hợp hoặc không tiếp hợp, có thể có một hoặc
nhiều bản sao cùng loại ngay trong một tế bào vi khuẩn.
Vậy các phát biểu (1), (2), (5) đúng.
(3) Sai. Vì mỗi tế bào vi khuẩn có thể có từ 20 - 30 plasmit.
(4) Sai. Vì plasmit có chứa gen.
Câu 7: Cho biết mỗi gen có hai alen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Cho các phép lai sau đây:
(1) AaBb × AaBb.
(2) AaBb × aabb.
(3) AaBb × AaBB.
(4) AaBb × Aabb.
(5) aaBb × aaBb.
(6) aaBb × AaBb.
(7) AaBb × AAbb.

(8) AaBb × AABb.
Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án: C
- Để đời sau cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 = (1 : 2 : 1).(1 : 1)
 Tỉ lệ 1 : 2 : 1 là kết quả của phép lai: Aa x Aa hoặc Bb x Bb
 Tỉ lệ 1 : 1 là kết quả của phép lai: Bb x BB hoặc Bb x bb hoặc Aa x AA hoặc Aa x aa
Vậy các phép lai: (3), (4), (6), (8) đúng.
(1) Sai. Vì cho tỉ lệ kiểu gen là (1:2:1)(1:2:1)
(2) Sai. Vì cho tỉ lệ kiểu gen là (1:1)(1:1)
(5) Sai. Vì cho tỉ lệ kiểu gen là 1(1:2:1)
(7) Sai. Vì cho tỉ lệ kiểu gen là (1:1)(1:1)
Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao
phấn với cây thân cao (P), thu được F1 gồm 901 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Có bao nhiêu dự đoán đúng trong
số những dự đoán sau:
(1) Các cây thân cao ở P có kiểu gen khác nhau.
(2) Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 xuất hiện kiểu gen lặn chiếm 12,5%.
(3) Cho toàn bộ cây thân cao ở F1 tự thụ phấn thì đời con thu được số cây thân thấp chiếm 1/6.
(4) Cho toàn bộ các cây thân cao ở F1 lai ngẫu nhiên với nhau thì F2 phân li theo tỉ lệ 8 thấp : 1 cao.
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Đáp án: B
- P: Cao x Cao → F1: 3 cao : 1 thấp → Cây thấp F1 có kiểu gen aa sẽ nhận 1a từ bố và 1a từ mẹ → Kiểu gen của P đều
là Aa → F1: 1AA : 2Aa : 1aa.
(1) Sai. Vì kiểu gen của P giống nhau, đều là Aa.

(2) Sai. F1 giao phối ngẫu nhiên thì:
4
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
Cách 1:
- ♂ F1: Cơ thể AA giảm phân cho 1A. Cơ thể 2Aa giảm phân cho 1A : 1a. Cơ thể 1aa giảm phân cho 1a.
1
1
Vậy ♂ F1 giảm phân cho A : a.
2
2
1
1
Tương tự ♀ F1 cũng giảm phân cho A : a.
2
2
→F2: 1AA : 2Aa : 1aa → Khi Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 xuất hiện kiểu gen lặn chiếm 25%
Cách 2: Sử dụng di truyền quần thể, F1 cân bằng di truyền → F2 có cấu trúc: 1AA : 2Aa : 1aa.
1
2
(3) Đúng. Vì cây thân cao F1 có kiểu gen: 1AA : 2Aa hay AA : Aa
3
3
1
1


AA tự thụ cho AA
3
3
2
2 1 1
1

Aa tự thụ cho   aa → cây thấp
3
3 4 6
6
1
2
(4) Sai.Vì cây thân cao F1 có kiểu gen: 1AA : 2Aa hay AA : Aa → đời sau cho tỉ lệ 8 cao : 1 thấp
3
3
Câu 9: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho
F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có bao nhiêu phương pháp trong các phương pháp dưới đây
có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở đời F2?
(1) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P
(2) Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn
(3) Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1
(4) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
- P: Đỏ thuần chủng x trắng→ F1: 100% hoa đỏ. F1 tự thụ→ F2: 3 đỏ : 1 trắng
Tính trạng đơn gen: A đỏ trội hoàn toàn so với a quy định màu trắng.

P: AA x aa→ F1: Aa→ F2: 1AA : 2Aa : 1aa
Các phép lai xác định được kiểu gen của hoa đỏ ở F2 là (2), (3),(4).
(1) Sai. Nếu AA x Aa sẽ thu đời con có kiểu hình 100% đỏ không xác định được kiểu gen.
(2) Đúng. Đúng vì nếu cây hoa đỏ nào cho đời con xuất hiện hoa trắng sẽ có kiểu gen dị hợp tử.
(3) Đúng. Cây F1 có kiểu gen Aa nên cây nào cho ra 100% đỏ là có kiểu gen AA còn lại Aa.
(4) Đúng. Nếu đời con cho ra 100% đỏ sẽ là AA còn lại Aa.
Câu 10: Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen: alen Cb quy
định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong đó alen
Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen Cg trội hoàn toàn so
với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết
luận sau đây đúng?
(1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(2) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu
hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.
(3) Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có
thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(4) Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo
ti lệ 1 : 1 : 1 : 1.
5
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
(5) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1

Đáp án: B
(1) Sai: Hai cá thể có cùng kiểu hình thì trong kiểu gen sẽ có 1 alen giống nhau:
Ví dụ: P: CbCy × CbCg → F1: 1CbCb Đen : 1CbCg Đen : 1 CbCy Đen : 1CyCg Vàng. Đời con có tối đa 4 loại kiểu gen
nhưng chỉ có 2 loại kiểu hình.
(2) Sai: Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau có thể tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu
hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình, chứ không phải luôn tạo ra.
Ví dụ:
CbCy (đen) × CbCw (đen) → F1: 3 đen (CbCb : CbCy : CbCw) : 1 vàng (CyCw) 4 kiểu gen và 2 kiểu hình.
CbCy (đen) × CgCw (xám) → F1: 1 đen (CbCg : CbCw) : 1 vàng (CyCg : CyCw) 4 kiểu gen và 2 kiểu hình.
CbCg (đen) × CyCw (xám) → F1: 2 đen (CbCy : CbCw) : 1 vàng (CyCg): 1 xám (CgCw) 4 kiểu gen và 3 kiểu hình.
(3) Đúng: Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám
có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
Ví dụ:
CbCg (đen) × CyCw (vàng) → F1: 2 đen (CbCy : CbCw) : 1 vàng (CyCg) : 1 xám (CgCw) 4 kiểu gen và 3 kiểu hình.
CyCw (vàng) × CgCw (xám) → F1: 2 vàng (CyCg : CyCw) : 1 xám (CgCw) : 1 trắng (CwCw) 4 kiểu gen và 3 kiểu hình.
(4) Đúng: Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li
theo ti lệ 1 : 1 : 1 : 1.
CbCy (đen) × CbCg (đen) → F1: 1 CbCb : 1 CbCg : 1 CbCy : 1 CyCg
CbCy (đen) × CbCw (đen) → F1: 1 CbCb : 1 CbCw : 1 CbCy : 1 CyCw
CbCg (đen) × CbCw (đen) → F1: 1 CbCb : 1 CbCw : 1 CbCg : 1 CgCw
(5) Sai. Phép lai giữa hai cá thể đồng hợp có kiểu hình khác nhau cho đời con gồm 1 loại kiểu gen.
Ví dụ: CbCb x CwCw → CbCw 1 loại kiểu gen
Câu 11: Ở một loài thực vật, đem cây hoa tím thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa
tím. Đem cây F1 lai phân tích thu được đời con có 4 loại kiểu hình là hoa tím, hoa trắng, hoa đỏ và hoa vàng với tỉ lệ
ngang nhau. Đem các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Đem loại bỏ các cây hoa vàng và hoa trắng F2, sau đó cho các
cây còn lại giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F3. Cho các kết luận sau:
(1) Tỉ lệ hoa trắng ở F3 là 1/81.
(2) Có 9 loại kiểu gen ở F3.
(3) Có 3 loại kiểu gen quy định hoa vàng ở loài thực vật trên.
(4) Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen không alen kiểu bổ sung.

(5) Tỉ lệ hoa tím thuần chủng trong tổng số hoa tím ở F3 là 1/6.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Đáp án: D
- Cho cây hoa tím lai phân tích → Fa xuất hiên 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau (1 : 1 : 1 : 1) → Cây hoa tím giảm phân
phải cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau → Tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen quy định và di truyền
theo quy luật tương tác bổ sung tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
- Quy ước: Tím: A-B- (tím), A-bb(đỏ), aaB- (vàng), aabb(trắng) → Sơ đồ lai F1: AaBb x AaBb → F2: 9 (A-B-): 3Abb : 3aaB- : 1 aabb
- Sau khi loại bỏ các cây hoa vàng và hoa trắng, vậy chỉ còn lại cây đỏ và tím Cho cây hoa tím và đỏ ở F2 giao phấn
ngẫu nhiên: (Tím + đỏ) F2 x (Tím + đỏ) F2 hay (1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1Aabb : 2Aabb) x (1AABB :
2
2
1
1
2
2
1
1
2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1Aabb : 2Aabb) → GF2: ( AB : Ab : aB : ab) x ( AB : Ab : aB : ab).
6
6
6
6
6
6
6
6

6
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042

1 1 1
 
.
6 6 36
(2) Đúng. Đó là: AABB, AABb, AAbb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb và aabb.
(3) Sai. Có 2 kiểu gen quy định hoa vàng aaBB và aaBb
(4) Đúng. Tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen quy định và di truyền theo quy luật tương tác bổ sung tỉ lệ
9:3:3:1
4
AABB
1
36

 .
(5) Đúng.
AB   8
3
1  6
1   36  36  36  

 
Câu 12: Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1. Cho các nhận xét sau:

(1) Tần số kiểu gen dị hợp càng cao so với đồng hợp khi tần số các alen càng gần giá trị 0,5.
(2) Tần số một loại alen nào đó alen càng gần 1 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với dị hợp
bấy nhiêu.
(3) Tần số kiểu gen dị hợp càng nhỏ hơn đồng hợp khi tần số một loại alen nào đó càng gần 0.
(4) Quần thể có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng.
Số nhận xét có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Đáp án: C
(1) Đúng. Vì tần số dị hợp là (2pq) sẽ cao nhất khi p = q.
(2) Đúng. Vì tần số một loại alen nào đó alen càng gần 1 thì tần số alen còn lại càng gần 0, do đó tần số kiểu gen dị
hợp (2pq) càng nhỏ do đó tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với dị hợp.
(3) Đúng. Vì tần số kiểu gen dị hợp (2pq) càng nhỏ khi tần số 1 loại alen nào đó càng gần 1 và tần số alen còn lại càng
gần 0.
(1) Sai. Tỉ lệ trắng (aabb) là:

(4) Đúng. Vì quần thể đảm bảo điều kiện: y2  4xy  0   2pq   4p2q 2  0 nên quần thể đã cho ở trạng thái cân
2

bằng.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(1) Quá trình tự phối thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.
(2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
(3) Các quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường làm tăng biến dị tổ hợp.
(4) Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có thể dựa vào tỉ lệ các kiểu hình để suy ra tần số tương đối của
các alen trong quần thể.
Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu đúng?
A. 3.

B. 1.
C. 4.
D. 2.
Đáp án: D
(1) Sai. Quá trình tự phối làm giảm tần số kiểu gen dị hợp và tăng tần số kiểu gen đồng hợp, tần số alen không thay
đổi.
(2) Đúng. Quá trình ngẫu phối sẽ làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng.
(3) Sai. Quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ làm tăng đồng hợp, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể,
giảm biến dị tổ hợp.
(4) Đúng. Có thể dựa vào tỷ lệ các kiểu hình suy ra tần số alen trong quần thể.
Câu 14: Khi nói về điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi -Vanbec có các nội dung:
(1) Quần thể có số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên.
7
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
(2) Quần thể có nhiều kiểu gen, mỗi gen có nhiều alen tương ứng.
(3) Các kiểu gen có sức sống và độ hữu thụ như nhau.
(4) Không có đột biến phát sinh hoặc nếu có thì tần số đột thuận bằng tần số đột biến nghịch.
(5) Không có di - nhập gen giữa các quần thể .
(6) Chọn lọc tự nhiên luôn xảy ra.
Số nội dung đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Đáp án: A

Trong những điều kiện nhất định, trong quần thể giao phối thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen được
di truyền ổn định qua các thế hệ.
- Điều kiện nghiệm đúng:
+ Số lượng cá thể của quần thể lớn (quần thể có kích thước lớn)
+ Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau 1 cách ngẫu nhiên
+ Các loại giao tử và các loại kiểu gen phải có sức sống, khả năng sinh sản ngang nhau (nghĩa là không có chọn lọc tự
nhiên).
+ Không xảy ra đột biến (nếu xảy ra đột biến thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch: A đột biến thành a
là đột biến thuận, a đột biến thành A là đột biến nghịch).
+ Quần thể phải được cách li với các quần thể khác thuộc cùng loài (không có sự di nhập gen giữa các quần thể).
Vậy các nội dung đúng là: (1), (3), (4), (5).
Câu 15: Cho các thông tin sau:
(1) Áp lực của chọn lọc tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi.
(2) Áp lực của quá trình đột biến thể hiện ở tốc độ biến đổi tần số các alen bị đột biến.
(3) Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo
hướng xác định.
(4) Mọi loại biến dị đều là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Đáp án: D
(1) Đúng. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu quá trình tiến hóa. Áp lực chọn lọc tự nhiên
càng mạnh thì quá trình hình thành đặc điểm thích nghi càng nhanh và ngược lại.
(2) Đúng. Áp lực của quá trình đột biến càng lớn thì tốc độ biến đổi tần số các alen bị đột biến càng nhanh và ngược
lại.
(3) Sai. Vì chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp vào kiểu hình, qua đó sàng lọc kiểu gen, tần số alen sẵn có trong
quần thể chứ không tạo ra các alen mới. Các alen mới chỉ có thể tạo ra bằng đột biến gen.
(4). Sai vì các biến dị di truyền mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, các biến dị không di truyền không

được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Câu 16: Cho các ví dụ nào sau đây:
(1) Tinh trùng của vịt dời vị chết trong cơ quan sinh dục của vịt nhà do không phù hợp môi trường.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
(4) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(5) Do chênh lệch về thời kì sinh trưởng và phát triển nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vonga không
giao phấn với các quần thể thực vật ở phía bờ sông.
(6) Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
8
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
Có bao nhiêu ví dụ thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Đáp án: C
Cách li sinh sản có 2 dạng:
- Cách li trước hợp tử: Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li
trước hợp tử.
 Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): Do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.
 Cách li tập tính: Do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.
 Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái): Do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.
 Cách li cơ học: Do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
- Cách li sau hợp tử: Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là

cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.
 Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
 Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.
(1) và (2) là ví dụ về dạng cách li cơ học thuộc cách li trước hợp tử.
(3) là ví dụ về dạng cách li tập tính thuộc cách li trước hợp tử.
(5) là dạng cách li mùa vụ thuộc dạng cách li trước hợp tử.
(4) và (6) là ví dụ về dạng cách li sau hợp tử.
Câu 17: Những trường hợp nào sau đây biểu hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
(1) Ở cá sụn Chondrichthyes, ấu thể nở ra trước ăn trứng chưa nở, ấu thể khỏe ăn ấu thể yếu.
(2) Loài cá Edriolychnus schmidti sống ở mức nước sâu, con đực thích nghi với lối sống kí sinh vào con cái.
(3) Cá ép Echeneis bám vào cá mập để được vận chuyển đi xa.
(4) Nấm cộng sinh với rễ cây thông giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng tốt hơn.
(5) Cá vược Perca fluviatilis, khi điều kiện dinh dưỡng xấu, cá bố mẹ bắt cá con làm mồi.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Đáp án: C
(1) Đúng. Là mối quan hệ ăn thịt đồng loại → biểu hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
(2) Đúng. Là mối quan hệ kí sinh cùng loài → biểu hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
(3) Sai. Là mối quan hệ khác loài (mối quan hệ hội sinh) → biểu hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần xã.
(4) Sai. Là mối quan hệ khác loài (mối quan hệ cộng sinh) → biểu hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần xã.
(5) Đúng. Là mối quan hệ ăn thịt đồng loại → biểu hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(1) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) thường tỉ lệ thuận với kích thước của các các thể
(2) Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, giao phối gần dễ xảy ra làm tăng tần số alen có hại trong
quần thể
(3) Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa, quần thể luôn suy thoái.
(4) Kích thước quần thể phụ thuộc chủ yếu vào khoảng không gian bao quanh quần thể đó đang sinh sống.
Số phát biểu đúng là:

A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Đáp án: A
(1) Sai. Kích thước này có thể tỉ lệ nghịch với kích thước cá thể. Ví dụ: Tính theo số lượng cá thể thì quần thể voi
(kích thước cá thể lớn) trong rừng mưa nhiệt đới thường có kích thước 25 con/quần thể (kích thước quần thể nhỏ),
quần thể gà rừng (kích thước cá thể nhỏ hơn voi) khoảng 200 con/ quần thể (kích thước quần thể lớn hơn voi).
(2) Sai. Giảm khả năng gặp gỡ đực cái dẫn đến hiện tượng giao phối gần nhưng chỉ làm tăng tỉ lệ đồng hợp mà không
9
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(3) Sai. Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì quần thể có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp.’
(4) Sai. Sự tăng trưởng kích thước quần thể phụ thuộc vào 4 nhân tố: mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư, mức
xuất cư, song mức sinh sản và tử vong là 2 nhân tố mang tính quyết định, được sử dụng trong nghiên cứu tăng trưởng
số lượng. Khoảng không gian bao quanh sinh vật là một đại lượng nhường như cố định chúng không ít khi xét đến nếu
chúng thay đổi cũng không đán kể (trừ trường hợp các yếu tố ngẫu nhiên)
Câu 19: Một người đánh cá khai thác cá rô phi ở một hồ không rõ tình hình quần thể cá ở đây như thế nào. Số phát
biểu đúng trong các phát biểu sau đây:
(1) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá con thì nên ngừng khai thác
(2) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá sau thời kì sinh sản thì nên tiến hành khai thác mạnh mẽ
(3) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá đang trong thời kì sinh sản và sau sinh sản thì nên tiến hành khai thác
(4) Nếu người đánh cá bắt được tỉ lệ cá đồng đều giữa trước, đang và sau thời kì sinh sản thì nên khai thác hợp lí
A. 1.
B. 2.

C. 3.
D. 4.
Đáp án: D
(1) Đúng. Nếu người đánh cá bắt được toàn cá con tức là nhóm tuổi đang sinh sản và sau sinh sản không còn → quần
thể có nguy cơ suy vong → nên ngừng khai thác.
(2) Đúng. Nếu người đánh cá bắt được toàn cá sau thời kì sinh sản chứng tỏ nguồn tài nguyên cá đang rất dồi dào →
nên tiến hành khai thác mạnh mẽ.
(3) Đúng nếu người đánh cá bắt được toàn cá đang trong thời kì sinh sản và sau sinh sản → quần thể đang duy trì và
phát triển tốt → nên tiến hành khai thác
(4) Đúng nếu người đánh cá bắt được tỉ lệ cá đồng đều giữa trước, đang và sau thời kì sinh sản → việc khai thác đã
đạt mức độ tối đa → cần cân nhắc khai thác 1 cách hợp lí.
Câu 20: Khi quần thể đạt kích thước tối đa thì những sự kiện nào sau đây đang có khả năng xảy ra?
(1) Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt.
(2) Mật độ cá thể cao nhất.
(3) Khả năng lây lan của dịch bệnh cao.
(4) Mức sinh sản tăng do khả năng gặp gỡ giữa đực và cái tăng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Đáp án: D
- Khi kích thước quần thể tối đa → Mật độ cao nhất → Khả năng lây lan dịch bệnh cao, mức độ sử dụng nguồn sống
cao → cạnh tranh diễn ra gay gắt → tăng tỉ lệ tử vong, giảm tỉ lệ sinh sản.
- Vậy trong các phát biểu trên, các phát biểu (1), (2), (3).
Câu 21: Cho các kết luận sau về các nhân tố tiến hóa:
(1) Nhân tố tiến hóa là những nhân tố có khả năng làm biến đổi thành phần kiểu gen hoặc tần số alen của quần thể.
(2) Không phải nhân tố tiến hóa nào cũng có khả năng làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(3) Không phải khi nào đột biến gen cũng có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4) Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.

(5) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án: D
(1) Đúng. Nhân tố tiến hóa là những nhân tố có khả năng làm biến đổi thành phần kiểu gen hoặc tần số alen của quần
thể hoặc làm biến đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Ý này nó hơi mẫu thuẩn với SGK bởi vì
SGK ghi là làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen tuy nhiên lại viết giao phối không ngẫu nhiên (giao phối
có chọn lọc, cận huyết, tự phối) chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể nhưng cũng được xem là nhân tố
10
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
tiến hóa. Vì thế nếu đúng chỉ là hoặc nhưng những mâu thuẫn sẽ không ra thi các em nhé!
(2) Đúng. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa nhưng nó không làm biến đổi tần số alen của quần thể, chỉ
làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(3) Đúng. Đột biến thuận bằng đột biến nghịch (tuy nhiên đó chỉ là lí thuyết thôi các em nhé thực tế thì rất khó xảy ra)
(4) Đúng. Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể nhưng không phải khi nào cũng loại bỏ
hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.
(4) Đúng. Yếu tố ngẫu nhiên là những yếu tố bất thường của môi trường tác động đến quần thể. Do đó nó làm thay đổi
tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng.
Câu 22: Trong các phát biểu sau về tiến hóa nhỏ, có biêu nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
(1) Quá trình tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn ra không ngừng dưới tác động của các
nhân tố tiến hóa.

(3) Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
(4) Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản
của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
(5) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Đáp án: A
- Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn
ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.
- Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở (nghĩa là tổ chức nhỏ nhất của loài mà ở đó quá trình tiến hóa diễn ra) vì
nó là đơn vị thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản của loài.
- Vậy các phát biểu đúng là: (1), (2), (3), (4).
(5) Sai. Vì quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện. Còn các đơn vị phân loại trên loài xuất hiện là kết
quả của tiến hóa lớn.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi
(2) Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo
(3) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản của quần thể dẫn đến một số alen nhất định
được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ các alen khác
(4) Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian
(5) Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu hướng làm
giảm biến dị di truyền
Số phương án đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Đáp án: D
(1) Đúng. Đột biến, dòng gen và phiêu bạt di truyền đều có thể làm tăng, giảm tần số alen có lợi hoặc có hại trong
quần thể. Chỉ có chọn lọc tự nhiên mới liên tục làm tăng tần số alen có lợi và do đó làm tăng mức độ sống sót và khả
năng sinh sản của những kiểu gen ưu thế nhất. Vì vậy chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo ra sự tiến hóa
thích nghi.
(2) Sai. Vì các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì có thể là thích nghi nhưng
trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi.
(3) Đúng. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen từ đó giữ lại những alen có lợi
11
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
trong quần thể với tỉ lệ lớn hơn các alen khác.
(4) Đúng. Sự trao đổi vốn gen với nhau có thể làm cho các tổ gen gen của các quần thể ngày càng giống nhau hơn do
đó giảm sự khác biệt giữa các quần thể
(5) Đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên là những yếu tố bất thường của môi trường tác động đến quần thể: lũ lụt, thiên tai...
Nó có thể làm một alen nào đó biến mất khỏi quần thể dù đó là alen có lợi. Do đó yếu tố ngẫu nhiên có xu hướng làm
giảm biến dị di truyền.
Câu 24: Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. (4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
(6) Đa dạng về kiểu gen.
(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
Số xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là:
A. 2.

B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án: C
Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần có các đặc điểm:
- Tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.
- Tần số kiểu gen dị hợp giảm, tần số kiểu gen đồng hợp tăng lên. Đến một lúc nào đó quần thể bị phân hóa thành
những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Các xu hướng đúng là: (1), (3), (5), (7).
Câu 25: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: B
(1) Đúng. Ví dụ: Hai quần thể cá trong cùng 1 hồ nhưng lại có tập tính sinh sản khác nhau, 1 quần thể thường đẻ
trứng trong các khe đá, 1 quần thể lại thường đẻ trứng ven bờ dẫn đến cách li về mặt tập tính. Nếu sự cách li này diễn
ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hình thành loài mới.
- Quần thể cá hồi (Salmo trutta) trong hồ Xêvan (Acmêni) phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành
những nòi sinh thái khác nhau. Nếu sự cách li này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Sai. Vì cách li địa lí không tạo ra kiểu gen mới mà cách li địa lí chỉ góp phần làm phân hóa kiểu gen giữa các quần
thể ngày càng lớn dần, không bị xóa nhòa. Các kiểu gen mới trong quần thể được tạo ra qua quá trình đột biến.
(3) Sai. Vì không phải lúc nào cách li địa lí cũng dẫn đến hình thành loài mới. Loài mới chỉ được hình thành khi chọn
lọc tự nhiên diễn ra theo các hướng khác nhau và hình thành các đặc điểm thích nghi khác nhau. Các đặc điểm thích

nghi khác nhau đến một ngày nào đó chúng không giao phối được với nhau thì loài mới mới được hình thành.
(4) Sai. Vì ở động vật có hệ thần kinh cấp cao và cơ chế ác định giới tính phức tạp nên khó có thể lai xa và đa bội hóa.
Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở thực vật chứ không phải ở động vật.
(5) Đúng. Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp. Đầu tiên loài
mở rộng khu phân bố, các cá thể trong loài bị ngăn cách nhau bởi các chướng ngại địa lí, sau đó chọn lọc tự nhiên tiến
hành theo các hướng khác nhau.
(6). Sai. Vì cách li địa lí không phải luôn dẫn đến cách li sinh sản. Cách li sinh sản có thể được tạo ra do cách li tập
12
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
tính, cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. Nếu ở điều kiện địa lí khác nhau nhưng hướng chọn lọc tự nhiên giống nhau
thì cũng không thể dẫn đến cách li sinh sản.
Câu 26: Khi nói về cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu nhịn thở thì sẽ làm tăng nhịp tim.
(2) Nếu khiêng vật nặng thì sẽ tăng nhịp tim.
(3) Nếu tăng nhịp tim thì sẽ góp phần làm giảm độ pH máu.
(4) Hoạt động thải CO2 ở phổi góp phần làm giảm độ pH máu.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Đáp án: C
(1) Đúng. Nhịn thở sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu, do đó làm giảm độ pH máu. Khi độ pH máu giảm thì sẽ kích
thích làm tăng nhịp tim.
(2) Đúng. Khiêng vật nặng thì sẽ làm tăng hô hấp nội bào, do đó làm tăng nồng độ CO2 trong máu. Điều này sẽ làm
giảm độ pH máu cho nên sẽ làm tăng nhịp tim.

(3) Sai. Tăng nhịp tim thì sẽ làm giảm nồng độ CO2 trong máu, do đó sẽ làm tăng độ pH máu.
(4) Sai. Thải CO2 sẽ làm tăng độ pH máu.
Câu 27: Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nguyên tố khoáng thiết yếu có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác
(2) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kì sống
(3) Nguyên tố khoáng thiết yếu trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
(4) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Đáp án: B
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
+ Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
+ Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
+ Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
- Phân loại: Gồm 17 nguyên tố: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg,Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.
 Nguyên tố đại lượng (> 100mg/1kg chất khô của cây)gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.
 Nguyên tố vi lượng (≤ 100mg/1kg chất khô của cây) gồm: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.
- Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện bằng những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá
hoặc lá bị biến dạng
Ví dụ:
+ Thiếu đạm (N): Lá vàng nhạt, cây cằn cỗi
+ Thiếu lân (P): Lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.
+ Thiếu Kali: Ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.
+ Thiếu Ca: Ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.
Vậy các phát biểu đúng là: (2), (3), (4)
Câu 28: Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền
(2) Vận tốc máu trong hệ mạch không liên quan tới tổng tiết diện của mạch mà liên quan tới chênh lệch huyết áp

giữa hai đầu mạch
(3) Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể
(4) Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co
(5) Trong suốt chiều dài của hệ mạch thì huyết áp tăng dần
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
13
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
Đáp án: D
(1) Đúng. Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim. Tim có khả năng co giãn tự động là
do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim
(2) Sai. Vận tốc máu: Là tốc độ máu chảy trong một giây. Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh
lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch → tĩnh mạch→ mao mạch (vì
tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch)
S
(3) Đúng. Vì động vật càng nhỏ thì tỉ lệ
càng lớn → Tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn nhiều năng luợng, nhu
V
cầu O2 cao → nhịp tim và nhịp thở càng cao
(4) Sai. Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Huyết áp cực đại ( huyết áp tối đa ) ứng với lúc
tim co và đẩy máu và động mạch Huyết áp cực tiểu ( huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn.
(5) Sai. Càng xa tim thì huyết áp càng giảm (huyết áp động mạch→ huyết áp mao mạch →huyết áp tĩnh mạch)
Câu 29: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng nói về tác dụng của việc bón phân hợp lý đối với năng suất cây

trồng và bảo vệ môi trường?
(1) Bón không đúng năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp.
(2) Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao.
(3) Bón phân không đúng gây ô nhiễm nông sản và môi trường đe doạ sức khoẻ của con người.
(4) Bón phân càng nhiều năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao
(5) Làm tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường khi bón phân hợp lý.
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Đáp án: C
Bón phân hợp lí và tác dụng của bón phân hợp lí đối với năng suất cây trồng:
- Bón phân hợp lí đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây, theo pha sinh trưởng và phát triển,
theo đặc điểm lí, hóa tính của đất và điều kiện thời tiết. Phân bón phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần
dinh dưỡng.
- Tác dụng của bón phân hợp lí với năng suất cây trồng: Cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả bón phân cao
(giảm chi phí), không gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nông phẩm.
- Bón phân không đúng, năng suất sẽ thấp, hiệu quả kinh tế thấp. Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm
năng suất, chi phí bón phân cao, gây ô nhiễm môi trường và mông phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Trong các trường hợp trên, trường hợp đúng là: (1), (2), (3), (5)
Câu 30: Khi nói về quá trình hút nước và vận chuyển nước của rễ cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nước chỉ được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ theo con thành tế bào - gian bào.
(2) Nước chủ yếu được cây hút vào theo cơ chế vận chuyển chủ động cần nhiều năng lượng.
(3) Sự vận chuyển nước thường diễn ra đồng thời với sự vận chuyển chất tan.
(4) Tất cả các phân tử nước trước khi đi vào mạch dẫn của rễ đều phải đi qua tế bào chất của tế bào nội bì.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Đáp án: A

(1) Sai. Vì nước còn được vận chuyển bởi con đường qua chất nguyên sinh - không bào.
(2) Sai. Vì nước chủ yếu được vận chuyển theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có
thế nước thấp).
(3) Đúng. Vì chất tan luôn được hòa tan trong nước. Do đó, khi nước di chuyển thì thường sẽ kéo theo di chuyển của
chất tan.
(4) Đúng. Vì tế bào nội bì có đai caspari nên nước không thể đi qua đai capari.
------------------------ HẾT -----------------------14
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”



×