Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA môn SINH mới 2019 (139)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.56 KB, 9 trang )

CỘNG ĐỒNG BOOKGOL

ĐỀ THI THỬ SINH HỌC BOOKGOL
HƯỚNG ĐẾN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
LẦN 18
Ngày thi: 22h00, 15/01/2019
Thời gian làm bài: 35 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 5 trang)

Mã đề thi 018
ĐÁP ÁN CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9



10

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

A

D A

B

D

A

D

B

C

D

C

21 22 23 24 25 26 27 28 29

30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40


B

C

B

B

C

D

B

A

B

A

C

B

D

C

B


B

C

C A

B

B

D

A

A

B

C

A

Câu 1: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. hội sinh
C. hợp tác.
D. kí sinh – vật chủ.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.
Câu 3: Tháp số lượng được xây dựng dựa trên
A. số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thể tích.
C. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị diện tích.
D. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thời gian.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Câu 4: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học đã hình thành nên
A. các tế bào nhân thực.
B. các đại phân tử hữa cơ.
C. các giọt côaxecva.
D. các tế bào sơ khai.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B.
Giai đoạn tiến hoá hoá học, hình thành các đại phân tử hữu cơ.
Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, hình thành các tế bào nguyên thuỷ.
Gia đoạn tiến hoá sinh học, từ các dạng tiền tế bào th thành các sinh vật nhân thực, nhân sơ hiện nay.

Cộng đồng Sinh Học Bookgol: facebook.com/groups/SinhhocBookGol

Trang 1/9- Mã đề thi 010

D


B


Câu 5: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần
thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến.
D. Cách li địa lí.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Nhân tố giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể
Câu 6: Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển
hình ở kì này là
A. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
B. cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hoá chim.
D. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 7: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử tự nhân đôi
đầu tiên có thể là
A. lipit.
B. ADN.
C. protein.
D. ARN.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
HIện nay, có một số bằng chứng khao học chứng minh ARN có khả năng nhân đôi mà không cần đến enzim

(protein), vì thế có thể xem như ARN được tiến hoá trước ADN (quá trình đôi ADN cần loại enzim tham gia)
Câu 8: Ốc sống dưới đáy hồ là một ví dụ về
A. quần thể sinh vật.
C. dàn ốc.
Hướng dẫn giải:

B. quần xã sinh vật.
D. một tập hợp các cá thể ngẫu nhiên.

Đáp án B
Ốc dưới đáy hồ gồm nhiều loại ốc, cùng sống trong một sinh cảnh => Quần xã.
Câu 9: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn, quần thể đó được gọi là
A. quần thể trung tâm.
B. quần thể chính.
C. quần thể ưu thế.
D. quần thể chủ yếu.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Loài đặc trưng là trong số các quần thể ưu thế thường có 1 quần thể tiêu biểu nhất quần xã
 Quần thể ưu thế là quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn các quần thể khác trong quần xã.

Câu 10: Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với loài
A. động vật bậc cao.
B. động vật.
C. thực vật.
D. có khả năng phát tán mạnh.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.
Còn hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với thực vật (75% loài thực vật có hoa, 95%
các loài dương xỉ được hình thành bằng con đường này).


Cộng đồng Sinh Học Bookgol: facebook.com/groups/SinhhocBookGol

Trang 2/9- Mã đề thi 010


Câu 11: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Khả năng nào dưới đây
không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
A. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.
B. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.
C. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian địa điểm như nhau.
D. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Câu 12: Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là
A. tiêu chuẩn di truyền.
B. tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh.
C. tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.
D. tiêu chuẩn hình thái.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt 2 loài thân thuộc là tiêu chuẩn hoá sinh do chúng
là sinh vật đơn bào, sinh sản vô tính và có thể ở điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 13: Loài giun dẹp Convolvuta ruscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của
giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có
khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột tảo lục quan hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số
các quan hệ sau đây là quan hệ giữa giun dẹp và tảo?
A. Hợp tác.
B. Kí sinh.
C. Cộng sinh.

D. Vật ăn thịt – con mồi.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Giun dẹp và tảo đều cần tới nhau để sống – giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang
hợp. Gium dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp lên. => Quan hệ cộng sinh.

Câu 14: Học thuyết tiến hoá hiện đại bên cạnh việc chứng minh quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi
của các sinh vật cũng đưa ra các dẫn chứng chứng tỏ các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. Chẳng
hạn
(1). mỗi đặc điểm thích nghi chỉ được chọn lọc trên những quần thể nhất định chứ không phải trên tất cả các
quần thể của loài.
(2). đặc điểm thích nghi là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên trong một môi trường nhất định.
(3). các sinh vật xuất hiện sau luôn thích nghi hơn các sinh vật xuất hiện trước đó.
(4). khi điều kiện ngoại cảnh thay đối, đặc điểm thích nghi có thể chuyển từ có lợi sang có hại đối với bản
thân sinh vật mang nó.
Trong đó những dẫn chứng đúng gồm:
A. Dẫn chứng (3) và (4).
B. Dẫn chứng (2) và (4)
C. Dẫn chứng (1) và (3)
D. Dẫn chứng (2), (3) và (4).
Hướng dẫn giải:
Đáp án B.
Câu 15: Sau 50 năm ở thành phố Manchester bị ô nhiễm, 98% bướm bạch dương ở đây có màu đen vì
A. chúng bị nhuộm đen bởi bụi than.
B. chúng đột biến thành màu đen.
C. chọn lọc tự nhiên giữ lại các thể đột biến màu đen. D. bướm trắng đã bị chết hết.
Cộng đồng Sinh Học Bookgol: facebook.com/groups/SinhhocBookGol

Trang 3/9- Mã đề thi 010



Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Khi thành phố bị ô nhiễm, cáccá thể bướm đen (do gen đột biến quy định) tỏ ra ưu thế hơn→ CLTN giữ lại.
Qua qua trình giao phối, gen đột biến được phát tán trong quần thể → 98% bướm có màu đen.
Câu 16: Trong trường hợp nào sau, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất?
A. Quần thể có kích thước tối đa.
B. Quần thể có kích thước tối thiểu.
C. Quần thể có kích thước bình thường.
D. Quần thể phân bố theo nhóm.Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Quần thể có số lượng cá thể càng đông, kích thước càng lớn thì cạnh tranh giữa các cá thể càng khốc liệt.
Câu 17: Tuy có tần số thấp, nhưng đột biến gen thường xuyên xuất hiện trong quần thể vì?
A. Đột biến gen hay xuất hiện trong cơ chế tự sao của phân tử ADN.
B. Gen ít có độ bền so với nhiễm sắc thể.
C. Qua nguyên phân thường xuyên xuất hiện đột biến gen.
D. Số lượng gen trong quần thể rất lớn.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Tuy tần số đột biến của từng gen trong tự nhiên rất thấp, tuy nhiên trong tế bào lại có rất nhiều gen, trong quần
thể lại có rất nhiều cá thể → thường xuất hiện trong quần thể.
Câu 18: Chiều cao trung bình của một loài thực vật được chi phối bởi ít nhất 3 locus thoe kiểu tương tác cộng
gộp, alen trội làm tăng chiều cao cây. Ở thế hệ bao đầu, chiều cao trung bình của quần thể đạt 172 cm, do sống
cùng các loài cây gỗ khác nên bị che nắng. Sau nhiều thế hệ người ta thấy chiều cao trung bình là 215 cm và tần
số các alen trội tăng. Đây là ví dụ về
A. chọn lọc vận động.
B. chọn lọc chống lại alen trội.
C. chọn lọc phân hoá.
D. chọn lọc kiên định.
Hướng dẫn giải:

Đáp án A
CLTN đã chọn lọc theo hướng giữ lại những cây cao (mang nhiều alen trội trong kiểu gen).
Câu 19: Mối quan hệ giữa tò vò và nhện trong bài ca dao “Tò vò mà nuôi con nhện; sau này nó lớn nó quện
nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti; nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào” là mối quan hệ nào sau đây?
A. Kí sinh.
B. Hội sinh.
C. Con mồi – vật ăn thịt. D. Ức chế - cảm nhiễm.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Khi tò vò xây tổ xong nó sẽ đi kiếm nhện và đốt cho chúng sống dở chết dở. Sau đó tò vò mang nhện về tổ rồi
lấp đất lại. Không phải tò vò nuôi nhện mà nó bắt, nhốt nhện vào tổ, đẻ trứng trong đó chờ khi ấu trùng tò vò ra
đời thì có sẵn nguồn thức ăn dự trữ. Ấu trùng tò vò lớn lên thì nhện cũng “quện nhau đí” – có nghĩa là hết đời.
Câu 20: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a.
Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
A. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
B. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.
C. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
D. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.
Hướng dẫn giải:
Cộng đồng Sinh Học Bookgol: facebook.com/groups/SinhhocBookGol

Trang 4/9- Mã đề thi 010


Đáp án D
Khi tần số alen của 1 quần thể đột ngột bị thay đổi thì nguyên nhân có khả năng lớn là do hiện tượng di – nhập
gen hoặc tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 21: Những loài hẹp nhiệt thường sống ở:
A. Các vùng cực.
C. Vùng ôn đới.

Hướng dẫn giải:

B. Vùng nhiệt đới.
D. Trên các đỉnh núi cao.

Đáp án B
Có nhiều loài động vật chỉ phân bổ hay chỉ sống được ở những vùng nhiệt đới hay trong nước và nơi mà chênh
lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không lớn. Đó là những loài động vật chịu nhiệt hẹp hay là
những loài động vật hẹp nhiệt.
Câu 22: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có hệ gen như thế nào?
A. Hệ gen lưỡng bội.
B. Hệ gen đơn bội.
C. Hệ gen đa bội.
D. Hệ gen lệch bội.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có hệ gen đơn bội do các gen có khả
năng biểu hiện ngay ra KH, CLTN có thể nhanh chóng chọn lọc các cá thể mang các alen quy định KH thích
nghi hơn.
Câu 23: Các loài cá ăn sinh vật nổi thường có cơ quan lọc thức ăn là bộ lược mang. Số que mang của mỗi bộ
lược mang đặc trưng cho từng loài như sau: loài I – 55, loài 2 – 77, loài III – 56 và loài IV – 44. Khi sống trong
chung một môi trường, cặp nào sau đây có hiện tượng cạnh tranh mạnh nhất?
A. I và II.
B. II và III.
C. I và III.
D. II và IV.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Số que lược mang của các loài biểu thị kích thước thức ăn mà loài đó khai thác, số lượng lược mang càng nhiều
chứng tỏ kích thước thức ăn mà loài đó khai thác càng nhỏ. Những loài có số lược mang gần như nhau sẽ khai

thác nguồn thức ăn gần giống nhau nên tính cạnh tranh giữa chúng càng mạnh.
Câu 24: Dạng cách li cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ biến dị di truyền theo hướng khác nhau,
làm cho thành phần kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều là
A. cách li trước hợp tử.
B. cách li sau hợp tử.
C. cách li di truyền.
D. cách li địa lí.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.
Cách li địa lí là hình thức cách li tạo điền kiện cho chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hoá làm phân hoá vốn
gen của quần thể theo các hướng khác nhau.
Câu 25: Ở rừng nhiệt đới Châu Phi. Muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng, còn muỗi Anophenles
gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Loài A là loài hẹp nhiệt hơn so với loài B.
B. Loài A là loài rộng nhiệt, loài B là loài hẹp nhiệt.
C. Cả hoi loài đều rộng nhiệt như nhau.
D. Cả hai loài đều hẹp nhiệt như nhau.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B. Vòm rừng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời => (A) là loài rộng nhiệt hơn.

Cộng đồng Sinh Học Bookgol: facebook.com/groups/SinhhocBookGol

Trang 5/9- Mã đề thi 010


Câu 26: Nhân tố luôn gây biến động số lượng, bất kể quần thể có kích thước thế nào là
A. nhân tố vô sinh.
B. độ ẩm và nước.
C. nhân tố hữu sinh.
D. nhiệt độ và ánh sáng.

Hướng dẫn giải:
Đáp án A Nhân tố vô sinh như nguồn thức ăn, chỗ ở,… luôn ảnh hưởng đến kích thước quần thể
Câu 27: Loài cỏ Spartina sử dụng trong chăn nuôi ở Anh là kết quả lai xa và tứ bội hoá một cách tự nhiên giữa
một loài có gốc Châu Âu có 2n = 50 và một loài cỏ gốc Mỹ nhập vào Anh có 2n = 70. Hãy cho biết số lượng
nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ Spartina?
A. 60.
B. 120.
C. 240.
D. 100.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Loài cỏ Spartina (4n) mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài có gốc Châu Âu (2n = 50) và có gốc Mỹ (2n = 70)
→ Bộ NST = 120
Câu 28: Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau,
trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là:
A. Homo habilis.
B. Homo sapiens.
C. Homo erectus.
D. Homo neanderthalensis.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là Homo habilis
Câu 29: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, nhận định nào sau đây không chính xác?
A. Hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hường thích nghi, tạp ra hệ gen mới,
cách li sinh sản với quần thể gốc.
B. Quá trình hình thành loài mới diễn ra từ từ trong thời gian dài do chọn lọc tự nhiên tích luỹ nhiều đột biến
nhỏ để tạo nên những biến đổi lớn và gây ra sự cách li sinh sản.
C. Các đột biến lờn thường gây chết hoặc gây bất thụ cho các thể đột biến, do vậy không có cơ chế hình
thành loài mới thông qua các đột biến lớn.
D. Loài mới xuất hiện với một quần thể, hay một nhóm quần thể tồn tại và phát triển như một mắt xích trong
hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Hướng dẫn giải:
Đáp án : C
Vẫn có cơ chế hình thành loài mới thông qua đột biến lớn, điển hình là cơ chế đa bội hoá cùng nguồn hay khác
nguồn.
Câu 30: Cho các ví dụ dưới đây và chúng đóng vai trò như các bằng chứng tiến hoá giữa một số đối tượng sinh
vật.
(1). Hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, có di tích nhuỵ ở giữa.
(2). Chi trước của động vật có xương sống có trình tự phân bố xương tương tự nhau.
(3). Gai cây bưởi là biến dạng của cành, gai hoa hồng là biến dạng của biểu bì thân.
(4). Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người có chung nguồn gốc.
(5). Cá mập và cá heo đều có hình dạng phù hợp với “thuỷ động lực” giúp di chuyển tốt trong nước.
(6). Ruột thừa ở người có chung nguồn gốc từ manh tràng của động vật ăn thực vật.
Sự tiến hoá hội tụ thể hiện qua các ví dụ:
A. (2); (3); (5).
B. (3).
C. (3) và (5).
D. (1); (3); (4) và (5).

Cộng đồng Sinh Học Bookgol: facebook.com/groups/SinhhocBookGol

Trang 6/9- Mã đề thi 010


Hướng dẫn giải:
Đáp án C
(1), (6): Cơ quan thoái hoá: tiến hoá phân lí
(2), (4): Cơ quan tương đồng: chức năng của các cơ quan tương đồng có thể giống hoặc khác
Câu 31: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F2 : 0,18AA : 0,44Aa : 0,38aa.
F1 : 0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa.


F3 : 0,24AA : 0,32Aa : 0,44aa.

F4 : 0,28AA : 0,24Aa : 0,48aa.

Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu
tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Giao phối không
ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên.
D. Đột biến gen.
Hướng dẫn giải:
Đáp án : B
Ta thấy tỉ kệ các thể đồng hợp của quần thể tăng dần qua mỗi thế hệ, thể dị hợp giảm dần mà tần số alen của
quần thể không thay đổi qua 4 thế hệ → khả năng lớn nhất là quần thể chịu tác động của giao phối không ngẫu
nhiên.
Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm biến đối cấu trúc di truyền của quần thể đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể qua các thế hệ.
Đột biến gen làm thay đổi tần số 1 cách rất chậm chạp

Câu 32: Xét trên từng gen riêng lẻ, tần số đột biến tự nhiên trung bình trong khoảng
A. 10−3 đến 10−2 .
B. 10−4 đến 10−3 .
C. 10−2 đến 10−1 .
D. 10−6 đến 10−4 .
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Tần số đột biến tự nhiên của 1 gen trong tự nhiên trung bình từ 10-6 – 10-4.
Câu 33: Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ cá thể mang gen lặn kháng thuốc trong quần thể sau

có thể tăng lên gấp 500 lần, do đó hạn chế tác hại cho môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng
A. chuyển gen gây bệnh cho sâu.
B. chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng.
C. hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.
D. nuôi nhiều chim ăn sâu.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Để hạn chế tác hại của thuốc trừ sâu tới môi trường, người ta nghiên cứu theo hướng chuyển gen kháng sâu
bệnh cho cây trồng.
Câu 34: Nhóm sinh vật nào sau đây tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể?
A. Động vật có xương sống.
B. Sinh vật sống cộng sinh.
C. Sinh vật sống kí sinh.
D. Sinh vật nhân sơ.
Cộng đồng Sinh Học Bookgol: facebook.com/groups/SinhhocBookGol

Trang 7/9- Mã đề thi 010


Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Sinh vật sống kí sinh đã tiến hoá theo kiểu đơn giản mức độ tổ chức cơ thể.

Câu 35: Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn không tiến hoá thành các loài đa bào vì
A. hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.
B. cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
C. Vi khuẩn có thể sinh bào tử để chống lại điều kiện bất lợi.
D. Vi khuẩn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B Vì cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng môi trường.

Câu 36: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?
A. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
B. Phân giải prôtêin.
C. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
D. Cấu tạo nên ribôxôm.Hướng dẫn giải:
Đáp án B. Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng phân giải protein → phân giải protein là
chức năng của lizỗm trong tế bào.

Câu 37: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Hanđan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành
phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm
A. CH 4 , NH 3 , H 2 và hơi nước.
B. CH 4 , CO2 , H 2 và hơi nước.

C. N2, NH 3 , H 2 và hơi nước.

D. CH 4 , CO , H 2 và hơi nước.

Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Bao gồm hơi nước, H2, NH3, CH4.

Câu 38: Cho các nhận xét sau:
(1). Nếu môi trường lý tưởng thì mức sinh sản là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
(2). Kích thước tối đa mang đặc tính của loài.
(3). Kích thước quần thể được mô tả bằng công thức. N t = N 0 + D – B + E – I ( N t và N 0 là số lượng cá
thể ở thời điểm t và t 0 , B là mức sinh sản, D là mức tử vong, I là mức nhập cư và E là mức xuất cư).
(4). Mức sống sót (Ss) là số cá thể còn sống đến một thời điểm nhất định, được biểu diễn bằng công thức
Ss = 1 – D (1 là kích thước quần thể được xem là 1 đơn vị. D là mức tử vong).
(5). Trong kiểu tăng trưởng trong môi trường bị giới hạn, tốc độ sinh sản tăng lên cao nhất ngay sau điểm
uốn.

(6). Trong kiểu tăng trưởng trong môi trường bị giới hạn, tốc độ sinh sản tăng lên cao nhất ngay sau điểm
uốn.
(7). Kích thước quần thể là tổng sản lượng của các cá thể trong quần thể.
(8). Mật độ quần thể vượt quá mức cho phép, có thể một bộ phận cá thể sẽ xuất cư, bệnh dịch có thể tấn công
những cá thể yếu trong quần thể.
(9). Đàn cá mòi cờ di cư vào sônh Hồng hàng năm được gọi đúng nhất là quần thể cá mòi cờ di cư sinh sản.
(10). Quần thể được gọi là dạng tồn tại của loài mới thực hiện được chức năng sinh sản, dễ dàng tránh được
các tác động xấu, khai thác nguồn sống tốt hơn.
Số nhận xét đúng là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

Cộng đồng Sinh Học Bookgol: facebook.com/groups/SinhhocBookGol

D. 7.

Trang 8/9- Mã đề thi 010


Hướng dẫn giải:
Đáp án B
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

(6)
(7)


Đúng.
Sai vì kích thước tối thiểu mang đặc tính của loài (trang 219 SGK nâng cao).
Sai vì công thức đúng là Nt = N0 + B – D + I – E.
Sai vì mức sống sót (Ss) là số cá thể còn sống đến một thời điểm nhất định, được biểu diễn bằng công
thức Ss = 1 – d (1 là kích thước quần thể được xem là 1 đơn vị, d là tỉ lệ tử vong).
Sai vì trong kiểu tăng trưởng trong môi trường bị giới hạn, tốc độ sinh sản tăng lên cao nhất tại điểm
uốn.
Sai vì sự tăng trưởng của những loài có kích thước nhỏ gần với kiểu tăng trưởng hình chữ J.
(8) (9) và (10) đúng.
5 ý đúng.

Câu 39: Nội dung chủ yếu của thuyết “ra đi từ Châu Phi” cho rằng
A. Người H.sapiens hình thành từ loài người H.erectus ở Châu Phi.
B. Người H.sapiens hình thành từ loài người H.erectus ở các châu lục khác nhau.
C. Người H.erectus từ Châu Phi di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hoá thành H.sapiens.
D. Người H.erectus từ Châu Phi di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hoá thành H.habilis.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Người Homo Sapien được hình thành từ loài H. erectus ở Châu Phi cách đây 160000 năm rồi di chuyển sang
châu lục khác cách đây 50 nghìn năm (giả thiết ra đi từ Châu Phi).
Câu 40: Tại thành phố A, nhiệt độ trung bình 30oC, một loài bọ cánh cứng có chu kì sống là 10 ngày đêm. Còn
ở thành phố B, nhiệt độ trung bình 18oC thì chu kì sống của loài này là 30 ngày đêm. Ngưỡng nhiệt phát triển
và số thế hệ trung bình trong năm 2019 của loài trên tại thành phố A và B lần lượt là.
A. 12oC, 18 và 36.
B. 12oC, 37 và 12.
C. 10oC, 12 và 18.

D. 14oC, 36 và 13.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
S = (30 – C) x 10 = (18 – C) x 30 => C = 12oC
Số thế hệ trung bình trong năm 2019 của loài trên tại thành phố A là: 365/10 = 36.5
Số thế hệ trung bình trong năm 2019 của loài trên tại thành phố B là: 365/30 = 12.1

Cộng đồng Sinh Học Bookgol: facebook.com/groups/SinhhocBookGol

Trang 9/9- Mã đề thi 010



×