Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA môn SINH mới 2019 (178)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 18 trang )

Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
KHÓA LUYỆN ĐỀ CƠ BẢN MÔN SINH HỌC
Biên soạn đề: Nguyễn Thanh Quang
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.

LỜI GIẢI ĐỀ THI SỐ 1

(Lời giải gồm 18 trang)

Câu 81: Trong quần thể sinh vật các cá thể chủ yếu phân bố?
A. Đồng đều.
B. Ngẫu nhiên.
C. Theo nhóm.
D. Theo chiều ngang.
Đáp án: C
- Trong quần thể sinh vật các cá thể chủ yếu phân bố theo nhóm.
- Phân bố theo nhóm là sự phân bố phổ biến nhất xảy ra khi môi trường sống không đồng nhất, các cá thể tụ
hợp với nhau để hỗ trợ nhau tốt hơn.
Câu 82: Bộ phận làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng chủ yếu ở rễ là
A. Chóp rễ
B. Miền bần.
C. Miền lông hút
D. Miền sinh trưởng.
Đáp án: C
Cấu tạo giải phẫu của rễ gồm:
- Miền sinh trưởng: Các tế bào có khả năng phân chia mạnh mẽ sinh ra các tế bào mới thay thế các tế bào
già, chết, làm rễ dài ra.
- Miền lông hút: Có rất nhiều lông hút, nhiệm vụ hút nước và muối khoáng.
- Vùng chóp rễ: Bảo vệ đầu rễ.
Vậy trong các bộ phận trên, miền lông hút làm nhiệm vụ hút nước và muối khoảng chủ yếu ở rễ.


Câu 83: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các
ribôxôm này được gọi là
A. pôlipeptit.
B. pôlinuclêôtit.
C. pôliribôxôm.
D. pôlinuclêôxôm.
Đáp án: C
- Trong dịch mã, mARN thường không gắn với từng ribôxôm riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm
ribôxôm (pôliribôxôm hay pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp.
Câu 84: Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ
chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là
SINH HỌC OCEAN

1


A. Dạ dày.
B. Ruột non.
C. Thực quản.
D. Ruột già.
Đáp án: B
- Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất
dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là ruột non.
- Ruột non thường có chiều dài trung bình từ 3,6 – 6m ở người lớn, đây được xem là cơ quan dài nhất trong
cơ thể con người. Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500m2 nhờ vào lớp niêm mạc ruột
có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ. Ruột non có các mạch máu, mao mạch bạch huyết phân
bố dày đặc tới từng lông ruột.
Câu 85: Một quần thể thực vật lưỡng bội, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường có 5 alen. Trong quần thể,
số kiểu gen đồng hợp về gen A là
A. 15.

B. 5.
C. 20.
D. 10.
Đáp án: B
Nhận xét: Với n alen của gen nằm trên NST thường ta sẽ có n kiểu gen đồng hợp về gen đó.
Với gen A có 5 alen vậy số kiểu gen đồng hợp về gen A là 5.
Giả sử: 5 alen của gen A là (A1, A2, A3, A4, A5) sẽ có các kiểu gen đồng hợp là: A1A1, A2A2, A3A3, A4A4,
A5A5.
Câu 86: Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật?
A. Đảo đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Mất đoạn.
D. Chuyển đoạn nhỏ.
Đáp án: C
- Đột biến mất đoạn thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức sống sinh vật do cá thể gen bị mất đi
chứa mã của một loại prôtêin quan trọng nhưng khi mất prôtêin này không thể được phiên mã dẫn đến tình
trạng bệnh lý.
Câu 87: Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ nào sau đây chỉ một bên có lợi?
A. Cạnh tranh.
B. Cộng sinh.
C. Hội sinh.
D. Hợp tác.
Đáp án: C
- Cạnh tranh: Các loài tranh giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở ...trong mối quan hệ này, các loài đều bị
ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ thắng thế còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 đều bị hại.
- Cộng sinh: Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi.
- Hội sinh: Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài, trong đó 1 loài có lợi, còn loài kia không có lợi cũng chẳng có hại
gì.
- Hợp tác: Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi. Khác với cộng sinh,
quan hệ hợp tác không phải là quan hệ chặt chẽ và nhất thiết phải có đối với mỗi loài.

Câu 88: Ở sinh vật nhân thực, axit amin lơxin được mã hóa bởi các bộ ba: XUU, XUX, XUG, XUA. Ví dụ
trên thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính liên tục.
B. Tính phổ biến.
C. Tính thoái hóa.
D. Tính đặc hiệu.
Đáp án: C
- Ta nhận xét: Các bộ ba XUU, XUX, XUG, XUA cùng mã hóa cho một axit amin là lơxin. Vậy ví dụ trên
thể hiện tính thái hóa của mã di truyền.
- Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG và
UGG.
SINH HỌC OCEAN

2


Câu 89: Để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải sử dụng gen đánh dấu. Trước khi tạo ra
ADN tái tổ hợp, gen đánh dấu đã được gắn sẵn vào
A. Thể truyền.
B. Tế bào nhận.
C. Gen cần chuyển. D. Enzim restritaza.
Đáp án: A
- Trong kĩ thuật tạo giống bằng phương pháp công nghệ gen bắt buột phải có thể truyền. Thể truyền (vectơ
chuyển gen): Là phân tử ADN có khả năng tự nhân đôi, tồn tại độc lập trong tế bào và mang gen từ tế bào
này sang tế bào khác, thể truyền có thể là các plasmid, virut hoặc một số NST nhân tạo như ở nấm men. Để
nhận biết được tế bào nhận có nhận được ADN tái tổ hợp hay không người ta thường chọn thể truyền có các
dấu chuẩn hoặc gen đánh dấu. Gen đánh dấu có thể là gen kháng kháng sinh hoặc quy định một đặc tính nào
đó có thể nhận biết được.
Câu 90: Bằng chứng giải phẫu nào sau đây cho thấy sự tiến hoá của các loài trong sinh giới theo hình thức
phân li ?

A. Cơ quan tương tự.
B. Cơ quan thoái hoá.
C. Cơ quan tương đồng.
D. Cơ quan giống nhau.
Đáp án: C
- Bằng chứng giải phẫu cơ quan tương đồng cho thấy sự tiến hoá của các loài trong sinh giới theo hình thức
phân li.
- Cơ quan tương đồng là cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc chung trong quá trình phát
triển phôi, do sống trong điều kiện khác nhau nên hình thái khác nhau → phản ánh sự tiến hóa phân li.
Câu 91: Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, quá trình
giảm phân ở cơ thể có kiểu gen XABXab tạo ra giao tử XaB với tỉ lệ
A. 10%.
B. 40%.
C. 20%.
D. 30%.
Đáp án: A
- Cơ thể XABXab giảm phân (f = 20%) cho các giao tử:
+ Giao tử liên kết: XAB = Xab = 40%
+ Giao tử hoán vị: XAb = XaB = 10%
Câu 92: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm
25%?
Ab Ab
AB aB
Ab aB
AB ab





A.
B.
C.
D.
aB aB
ab ab
ab ab
aB ab
Đáp án: C
A Sai. Vì P dị hợp 2 cặp gen thì ở F1 , kiểu hình A-B- chiếm tỉ lệ = 50% + kiểu hình đồng hợp lặn.
AB aB
 , kiểu hình A-B- của đời con luôn chiếm 50%.
ab ab
Ab aB

C Đúng. Vì phép lai
luôn cho đời con có kiểu hình A-B- chiếm 25%.
ab ab
AB ab
 luôn cho đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 → Tỉ lệ kiểu hình A-B- = 50%.
D Sai. Vì phép lai
aB ab
Câu 93: Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Gen A có 3 alen, trong đó A1 và A2
đều trội so với A3 nhưng không trội so với nhau. Gen B có 3 alen, trong đó B1 và B2 đều trội so với B3 nhưng

B Sai. Vì ở phép lai

SINH HỌC OCEAN

3



không trội so với nhau. Trong loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 16.
B. 20.
C. 9.
D. 4.
Đáp án: A
- Theo quy ước ta có: A1 = A2 >> A3 và A1 = A2 >> A3. Số loại kiểu hình tối đa là: (3 + C22 ) x (3 + C22 ) = 16
kiểu hình.
Câu 94: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có
kiểu gen và kiều hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).
B. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA).
C. Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (AA).
D. Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (Aa).
Đáp án: D
Theo giả thuyết: A quy định mắt đen >> a quy định mắt xanh
Để con sinh ra có đứa mắt đen (A-), có đứa mắt xanh (aa) thì bố, mẹ phải
A. Sai. Vì mẹ mắt đen ( AA) x bố mắt xanh (aa) con 100% mắt đen (A-).
B. Sai. Vì mẹ mắt đen (AA) x bổ mắt đen (AA) con 100% mắt đen (A-).
C. Sai. Vì mẹ mắt đen ( Aa) x bố mắt đen (AA) con 100% mắt đen (A-).
D. Đúng. Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (Aa) con sinh ra có khả năng là mắt xanh.
Câu 95: Khi nói về hệ tuần hoàn của người, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một chu kì tim, tâm nhĩ luôn co trước tâm thất.
B. Máu trong động mạch luôn giàu O2, còn máu trong tĩnh mạch thì có thể giàu O2 hoặc giàu CO2.
C. Tâm thất co sẽ bơm máu vào động mạch, tâm nhĩ co sẽ bơm máu vào tĩnh mạch.
D. Khi tâm trương thì máu từ tĩnh mạch sẽ cháy qua mao mạch để thực hiện quá trình trao đổi khí.
Đáp án: A
A. Đúng. Máu sau khi trở về tim là máu nghèo O2

- Tâm nhĩ co trước để bơm máu lên thực hiện vòng tuần hoàn nhỏ để lấy O2
- Sau đó tâm thất co để đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể  Tâm nhỉ luôn có trước tâm thất
B Sai. Vì máu trong tĩnh mạch giàu CO2.
C Sai. Vì tâm thất co sẽ bơm máu vào động mạch, tâm nhĩ co sẽ đẩy máu từ tâm nhĩ vào tâm thất.
D Sai. Vì khi tâm trương (pha giãn chung) thì máu từ tĩnh mạch sẽ vào tâm nhĩ rồi vào tâm thất
Câu 96: Diễn thế thứ sinh có đặc điểm nào sau đây?
A. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
C. Quá trình diễn thế luôn gắn liền với sự phá hại môi trường.
D. Kết quả cuối cùng luôn dẫn tới hình thành quần xã đỉnh cực.
Đáp án: B
- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của
môi trường.
- Có 2 loại diễn thế sinh thái là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
- Trong các đặc điểm trên, các đặc điểm A, D là những đặc điểm của diễn thế nguyên sinh.
- C Sai. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái có thể do con người tàn phá tuy nhiên còn một số nguyên nhân
khác như do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh hay sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Sự
diễn thế có thể thay thế từ quần xã này đến quần xã khác tương đối ổn định không phải lúc nào cũng suy
SINH HỌC OCEAN
4


thoái các em nhé.
- B là đặc điểm chung của diễn thế sinh thái, cũng là đặc điểm của cả diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ
sinh.
Câu 97: So với các hệ sinh thái tự nhiên, các hệ sinh thái nhân tạo thường có số bậc dinh dưỡng ít hơn và
lưới thức ăn không phức tạp. Sự khác biệt đó dẫn đến hệ quả
A. tăng lượng sinh khối được hình thành, tăng tính ổn định của hệ.
B. tăng nhanh tuần hoàn vật chất, giảm tính ổn định của hệ.
C. hệ có tính ổn định cao nhờ tận dụng triệt để nguồn năng lượng.

D. hệ thống bị mất nhiều năng lượng do hô hấp.
Đáp án: B
- Số bậc dinh dưỡng ít thì tốc độ tuần hoàn nhanh. Tuy nhiên, nếu số bậc dinh dưỡng ít thì cấu trúc mạng
lưới dinh dưỡng đơn giản. Do đó lưới thức có tính ổn định thấp.
Câu 98: Trong các đặc điểm sau, nhận định không đúng về đặc điểm của thể đột biến dị đa bội
A. Bộ NST tồn tại theo từng cặp tương đồng.
B. Tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau.
C. Không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ).
D. Hàm lượng ADN ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội.
Đáp án: C
- Thể dị đa bội được hình thành do quá trình lai xa kèm theo đa bội hóa nên cơ thể dị đa bội có bộ NST tồn
tại theo từng cặp tương đồng, tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội của hai loài, có khả năng sinh sản
hữu tính bình thường, có hàm lượng ADN tăng lên so với dạng lưỡng bội bình thường.
Câu 99: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
B. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể sẽ không bị thay đổi.
C. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị
thay đổi.
D. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên kiểu gen nhưng
không tác động trực tiếp lên kiểu hình.
Đáp án: A
A. Đúng. Đột biến để tạo ra các alen mới có thể chưa từng có trong quần thể, còn di – nhập gen mang alen
mới từ quần thể khác vào. Các em nhớ đây chúng ta xét trong phạm vi một quần thể. Còn xét toàn sinh giới
thì chỉ có đột biến mới tạo ra alen mới các em nhé.
B. Sai. Vì nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số tương đối của các alen trong quần thể vẫn có thể bị thay
đổi do đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Sai. Vì nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể vẫn có
thể bị thay đổi do đột biến, chọn lọc tự nhiên. Trong đó đột biến có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của
quần thể, chọn lọc tự nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
D. Sai. Vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen.

Câu 100: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi
khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì một tế bào vi khuẩn E. coli này sau 4 lần phân bào liên tiếp
sẽ tạo ra bao mạch ADN mới được tổng hợp ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 ?
SINH HỌC OCEAN

5


A. 30
B. 8
C. 16
D. 32
Đáp án: A
- Phân tử ADN ban đầu có 2 mạch mang N15. Khi chuyển sang môi trường có N14 thì những mạch mới được
tổng hợp sẽ mang N14. Mỗi vi khuẩn ở vùng nhân có một phân tử ADN dạng vòng. Khi 1 vi khuẩn phân bào
4 lần thì có nghĩa là 1 ADN nhân đôi 4 lần. Do đó, số phân tử ADN tạo ra là: 24 = 16
Số mạch đơn mới được tổng hợp mang N14 = 16 x 2 - 2 = 30
Câu 101: Một quần thể sinh vật đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ
như sau:
P: 0,09 AA + 0,21 Aa + 0,70 aa = 1.
F1: 0,16 AA + 0,38 Aa + 0,46 aa = 1.
F2: 0,20 AA + 0,44 Aa + 0,36 aa = 1.
F3: 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1.
Biết A trội hoàn toàn so với a. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng
A. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen đồng hợp lặn.
B. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp.
C. Loại bỏ kiểu gen dị hợp và giữ lại các kiểu gen đồng hợp.
D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
Đáp án: D
- Qua các thế hệ, ta thấy tần số kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp tăng, tần số kiểu gen đồng hợp lặn

giảm → Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng loại bỏ kiểu hình đồng hợp lặn.
Câu 102: Biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng; các quần thể đang ở trạng thái
cân bằng di truyền. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây có tần số kiểu gen Aa lớn nhất?
A. Quần thể có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
B. Quần thể có tỉ lệ 100% cây hoa đỏ.
C. Quần thể có tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
D. Quần thể có tỉ lệ 5 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.
Đáp án: A
- Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec. Khi đó thoả mãn đẳng
thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1, Quần thể cân bằng
p + q = 1.
A. Ta có q2 = 0,25
q = 0,5 p = 0,5 Aa = 2pq = 0,5.
2
B. Ta có q = 0 q = 0 p = 1 Aa = 2pq = 0.
C. Ta có q2 = 0,5

q=

2
2

p=

2

2
2

Aa = 2pq = -1+ 2


0,41

6
4
6
3 2 6
p=
Aa = 2pq =
0,47.
4
4
4
Vậy tần số Aa của quần thể A là cao nhất
Câu 103: Gen A có 6102 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; trên mạch một của gen có
X = A + T. Gen bị đột biến điểm hình thành nên alen a, alen a có ít hơn gen A 3 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit
loại G của gen a là
A. 1581.
B. 678.
C. 904.
D. 1582.
Đáp án: A
- Tổng số liên kết hđrô của gen là 2 Agen + 3 Ggen = 6012.
Mà Agen = A2 + T2, Ggen = G2 + X2.
SINH HỌC OCEAN
6

D. Ta có q2 = 0,375

q=



Nên ta có: 2 Agen + 3 Ggen = 2 ( A2 + T2 ) + 3 (G2 + X2)
Theo đề bài tên mạch 2: X2 = 2A2 = 4T2  X2 = 4T2, A2 = 2T2
Trên mạch 1 có X1 = A1 + T1 mà A1 = T2 và T1 = A2 nên X1 = T2 + 2T2 = 3T2 vì X1 = G2 nên G2 = 3T2.
Suy ra 6 T2 + 21T2 = 6102  T2 = 266
Agen = 3T2 = 678 = Tgen.
Ggen = 3T2 = 1582 = Xgen
Alen a có ít hơn gen A 3 liên kết hiđrô  mất cặp G-X suy ra Ggena = 1581
Câu 104: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Sử dụng hóa
chất cônsixin tác động lên quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái. Thực hiện phép lai P: ♀Aa × ♂aa, thu
được F1. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Biết rằng chỉ phát sinh đột biến trong quá trình giảm
phân 1 tạo ra giao tử 2n, thể tam bội không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, F2 có tối đa bao nhiêu loại
kiểu gen?
A. 5.
B. 3.
C. 9.
D. 12.
Đáp án: C
Quá trình gây đột biến không thể đạt hiệu suất 100%, cho nên Aa sẽ cho 3 loại giao tử là Aa và A, a và aa
sẽ cho 2 loại giao tử là aa và a.
Aa

A

a

aa

Aaaa


Aaa

aaa

a

Aaa

Aa

aa

- Vì thể tam bội không có khả năng tạo giao tử, cho nên khi F1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có
n (n 1) 3 4
6 sơ đồ lai là Aaaa × Aaaa; Aaaa × Aa; Aaaa × aa; Aa × Aa; Aa × aa; aa × aa.
2
2
- Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm:
 Aaaa × Aaaa  F2 có 3 loại kiểu gen tứ bội.
 Aaaa × Aa và Aaaa × aa  F2 có 3 loại kiểu gen tam bội
 Aa × Aa và Aa × aa và aa × aa  F2 có 3 loại kiểu gen lưỡng bội
Vậy có tổng số 9 loại kiểu gen.
Câu 105: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây
thân thấp, hoa đỏ thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa đỏ chiếm 30%. Biết không xảy
ra đột biến. Khoảng cách giữa gen A và gen B là
A. 10cM.
B. 20cM.
C. 30cM.

D. 40cM.
Đáp án: B
- Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ thu được F1 có 4 loại kiểu hình. Điều này
chứng tỏ cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen, cây thân thấp, hoa đỏ dị hợp 1 cặp gen.
- Vì ở thế hệ bố mẹ có một cơ thể dị hợp 2 cặp gen, một cơ thể dị hợp một cặp gen cho nên ở đời con, kiểu
hình mang 2 tính trạng trội (A-B-) có tỉ lệ = 0,25 + kiểu hình đồng hợp lặn

ab
.
ab

SINH HỌC OCEAN

7


Kiểu gen

ab
có tỉ lệ = 0,3 – 0,25 = 0,05.
ab

Vì cơ thể dị hợp 1 cặp gen luôn tạo ra 2 loại giao tử, trong đó mỗi loại là 0,5.
Cho nên 0,05

ab
= 0,1ab × 0,5ab
ab

Giao tử ab = 0,1


Tần số hoán vị = 20%.

Câu 106: Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ
cá thể như sau:
Quần thể
A
B
C
D
25
240
193
195
Diện tích khu phân bố (ha)
10
15
20
25
Mật độ (cá thể/ha)
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư.
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
B. Kích thước quần thề B lớn hơn kích thước quần thể C.
C. Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của hai
quần thể này sẽ bằng nhau.
D. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là A C B D
Đáp án: A
Quần thể
A

B
C
D
25
240
193
195
Diện tích khu phân bố (ha)
10
15
20
25
Mật độ (cá thể/ha)
250
3600
3860
4875
Kích thước = mật độ x diện tích
A. Đúng. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất là 250 cá thể.
B. Sai. Kích thước quần thể B là 3600 nhỏ hơn kích thước quần thể C 3860.
C. Sai. Vì kích thước ban đầu của B và D khác nhau nên với tốc độ tăng giống nhau thì kết quả cuối cùng
vẫn không bằng nhau.
D. Sai. Vì thứ tự đúng là A B C D .
Câu 107: Người người ta tiến hành 3 thí nghiệm sau
+ Thí nghiệm 1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.
+ Thí nghiệm 2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2.
+ Thí nghiệm 3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao (mg CO2/ dm2 lá.giờ).
Một học sinh đưa ra các nhận xét sau, theo em nhận xét phù hợp là
A. 2 trong 3 thí nghiệm trên phân biệt được thực vật C3 và thực vật C4.
B. Nguyên tắc thí nghiệm 2 dựa vào hô hấp sáng ở thực vật C3 ít hơn thực vật C4.

C. Nguyên tắc thí 1 nghiệm dựa vào điểm bù CO2 khác nhau ở thực vật C3 và C4.
D. Người ta cũng có thể dùng phương pháp nhuộm màu bằng iôt ở các tiêu bản giải phẫu lá để phân
biệt thực vật C3 và C4 vì tế bào mô giậu ở thực vật C3 phát triển còn thực vật C4 thì không.
Đáp án: C
Thí nghiệm 1:
- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của thực vật C3 và C4. Cây C3 sẽ chết trước do có điểm bù
CO2 cao (30ppm) còn thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp (0-10ppm).
SINH HỌC OCEAN
8


Thí nghiệm 2:
- Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O2; hô hấp sáng chỉ có ở thực vật
C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất quang hợp thực vật C3 giảm đi.
Thí nghiệm 3:
- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bão hòa ánh sáng. Điểm bão hòa ánh sáng của thực vật C4 cao hơn thực vật C3
nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ quang hợp của thực vật C4 cao hơn (thường gấp
đôi ) thực vật C3
Thí nghiệm 4:
- Nguyên tắc:
+ Lá cây C3 có tế bào mô giậu phát triển, tế bào bao bó mạch không phát triển, nên khi nhuộm Iot thì tế bào
mô giậu bắt màu xanh, tế bào bao bó mạch không bắt màu xanh.
+ Lá cây C4 có tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch đều phát triển, nên khi nhuộm Iot thì cả tế bào mô giậu
và tế bào bao bó mạch đều bắt màu xanh.
A. Sai. Cả 3 thí nghiệm đều phân biệt được thực vật C3 và thực vật C4.
B. Sai. Ở thực vật C4 không có hoặc có rất ít hô hấp sáng.
C. Đúng. Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của thực vật C3 và C4.
D. Sai. Thực vật C4 có tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch đều phát triển
Câu 108: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập quá trình giảm phân không xảy ra hiện tượng

đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là chưa đúng (nếu xem vai trò của bố mẹ là như nhau)
A. Cho 2 cây thân cao, hoa trắng giao phấn với nhau sẽ có tối đa 3 sơ đồ lai phù hợp.
B. Cho 1 cây thuần chủng tự thụ phấn, sẽ có tối đa 4 sơ đồ lai phù hợp.
C. Cho 2 cây giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1 chỉ có 1 sơ đồ lai phù hợp.
D. Cho 2 cây giao phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3:1, có tối đa 4 sơ đồ lai phù hợp.
Đáp án: D
A. Đúng. Cây thân cao, hoa trắng (A-bb) có 2 kiểu gen quy định (AAbb, Aabb) → Số sơ đồ lai là
n (n 1) 2 3
3 sơ đồ lai.
2
2
B. Đúng. Có 4 kiểu gen thuần chủng (AABB, AAbb, aaBB, aabb) → Có 4 sơ đồ lai phù hợp.
C. Đúng. Kiểu hình 9:3:3:1 = (3:1) (3:1) = (kiểu gen dị hợp × kiểu gen dị hợp) (kiểu gen dị hợp × kiểu gen
dị hợp) → (Aa × Aa) (Bb × Bb) → Chỉ có 1 sơ đồ lai phù hợp là AaBb × AaBb.
D. Sai. Tỉ lệ 3:1 = (3:1) 1.
Trường hợp 1: Tỉ lệ 3:1 ở cặp gen thứ nhất là Aa × Aa. (cặp gen Aa giống nhau ở bố và mẹ).
Tỉ lệ 1 ở cặp gen thứ 2 là BB × BB hoặc bb × bb hoặc BB × Bb hoặc BB × bb (có 4 phép lai phù hợp trong
đó có 2 phép lai có kiểu gen giống nhau, 2 phép lai có kiểu gen khác nhau ở bố và mẹ).
→ Số sơ đồ lai phù hợp = 1× 4 = 4 sơ đồ lai.
Trường hợp 2: Tỉ lệ 1 ở cặp thứ nhất, tỉ lệ 3:1 ở cặp thứ 2 → có 4 sơ đồ lai phù hợp.
Vậy có 4 + 4 = 8 sơ đồ lai phù hợp.
Câu 109: Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Một hệ sinh thái luôn có sinh vật sản xuất và môi trường sống của sinh vật.
(2) Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
SINH HỌC OCEAN

9


(3) Sinh vật phân giải chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho các sinh vật sản xuất.

(4) Tất cả các hệ sinh thái đều luôn có sinh vật tiêu thụ.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Đáp án: B
(1) Sai. Vì một số hệ sinh thái nhân tạo không có sinh vật sản xuất. Ví dụ bể nuôi cá cảnh là một hệ sinh thái
nhưng không có sinh vật sản xuất.
(2) Sai. Vì vi khuẩn lam là sinh vật sản xuất.
(3) Đúng. Vì sinh vật phân giải sẽ phân giải xác chết, chất thải do đó sẽ chuyển hóa chất hữu cơ thành chất
vô cơ trả lại môi trường sống.
(4) Sai. Vì có một số hệ sinh thái nhân tạo không có động vật. Ví dụ, một bể nuôi tảo để thu sinh khối.
Câu 110: Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, xét các kết luận sau:
(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều mạng lưới dinh dưỡng.
(2) Mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định.
(3) Cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo mùa, theo môi trường.
(4) Khi bị mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: A
(1) Sai. Vì mỗi hệ sinh thái chỉ có một lưới thức ăn.
(2) Sai. Vì mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng ổn định.
(3) Đúng. Cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo từng mùa trong năm và thay đổi theo môi trường
vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì cấu trúc thành phần loài của quần xã thay đổi nên lưới dinh dưỡng
cúng thay đổi
(4) Sai. Vì khi bị mất một mắt xích nào đó thì cấu trúc của mạng lưới ngay lập tức thay đổi.
Câu 111: Ở một loài thực vật, màu hoa do 1 gen quy định, thực hiện hai phép lai:

- Phép lai 1: P: ♀ Hoa đỏ x ♂ Hoa trắng → F1: 100% Hoa đỏ.
- Phép lai 2: P: ♀ Hoa trắng x ♂ Hoa đỏ → F1: 100% Hoa trắng.
Có các kết luận sau:
(1) Nếu lấy hạt phấn của F1 ở phép lai 1 thụ phấn cho F1 của phép lai 2 thì F2 phân ly tỷ lệ 3 đỏ : 1 trắng.
(2) Nếu gen quy định tính trạng trên bị đột biến sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình trong trường hợp không
chịu ảnh hưởng bởi môi trường.
(3) Nếu gen bị đột biến lặn thì chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp.
(4) Gen quy định tính trạng này chỉ có một alen.
Số kết luận đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Đáp án: A
- Con lai ở phép lai thuận và nghịch đề có kiểu hình giống mẹ nên tính trạng do gen nằm trong tế bào chất
quy định.
(1) Sai. Vì đây là gen nằm trong tế bào chất quy định nên kiểu hình sẽ giống mẹ với phép lai (F1 x F1): ♀ Hoa
trắng x ♂ Hoa đỏ → F2: 100% Hoa trắng.
(2) Đúng. Gen ngoài nhân là gen đơn alen vì vậy nó biểu hiện ra kiểu hình khi bị đột biến nếu không chịu
SINH HỌC OCEAN

10


ảnh hưởng bởi môi trường  (3) sai.
(4) Sai. Gen quy định tính trạng này có thể có nhiều alen tuy nhiên chúng không tồn tại thành từng gặp mà ở
trạng thái đơn alen.
Câu 112: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài
bằng cơ chế tự đa bội. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết
trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tế bào hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai
loài khác nhau.
(2) Tế bào hợp tử được gọi là thể tứ bội.
(4) Trong quá trình phát sinh tạo giao tử ở tế bào sinh dục
của bố và mẹ đã xảy ra hiện tượng không phân li của tất cả
nhiễm sắc thể ở kì sau II của quá trình giảm phân.
(5) Tiến hành phép lai giữa cơ thể bố hoặc mẹ và cơ thể phát triển từ hợp tử được tạo ra từ quá trình trên ta
sẽ thu được con lai có khả năng sinh sản hữu tính.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Đáp án: D
(1) Sai. Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài bằng cơ chế tự đa bội, do đó hợp tử được tạo ra có
bộ nhiễm sắc thể gồm hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội cùng loài.
(2) Đúng. Thể tứ bội này có bộ NST 4n = 12.
(3) Đúng. Do sự không phân li của tất cả nhiễm sắc thể trong các tế bào con ở quá trình giảm phân I hoặc
quá trình giảm phân II.
(4) Sai. Tiến hành phép lai giữa cơ thể bố hoặc mẹ (2n)và cơ thể phát triển từ hợp tử được tạo ra từ quá trình
trên (4n) ta sẽ thu được con lai không có khả năng sinh sản hữu tính vì con lai 3n bất thụ.
Câu 113: Xét hai tế bào sinh tinh ở một loài (2n = 8) có kiểu gen AaBbDdXEY thực hiện quá trình giảm
phân, trong đó, ở mỗi tế bào đều xảy ra hiện tượng cặp NST thường chứa cặp gen Aa không phân li ở lần
phân bào I, NST giới tính Y không phân li ở lần phân bào II, còn các cặp NST khác đều phân li bình thường.
Số loại giao tử tối đa được tạo thành là
A. 4.
B. 6.
C. 8.
D. 16.
Đáp án: B
- Ở đây các em chú ý chỉ có gen cặp gen Aa và NST Y không phân li ở quá trình phân bào nên ta có thể chia

kiểu gen AaBbDdXEY thành AaXEY và BbDd.
- Với 1 tế bào sinh tinh BbDd giảm phân cho 2 loại giao tử: BD, bd hoặc Bd, bD.
- Với 1 tế bào sinh tinh AaXEY giảm phân có cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I và NST giới tính
Y không phân li trong giảm phân II.
Trường hợp 1:
Trường hợp 2:

AAaa
E

GPI

E

X X YY
AAaa
E

E

X X YY

GPI

AAaa
YY
AAaa
E

X X


E

XE XE

YY

GPII

GPII

AaYY, Aa, X E .
AaX E , YY,0.

(Đối với trường hợp này giao tử 0 vẫn có giá trị bởi vì khi kết hợp các gen khác thì sẽ tạo ra hợp tử lệch bội,
tuy nhiên nếu kiểu gen của cả cơ thể tạo ra giao tử 0 thì lúc đó giao tử 0 mới không có giá trị)
SINH HỌC OCEAN

11


- Một tế bào sinh tinh AaBbDdXEY giảm phân có cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I và NST giới
tính Y không phân li trong giảm phân II có thể cho các giao tử sau:
AaBDXE, bdYY, bd.
Hoặc
AabdXE, BDYY, BD.
AabDXE, BdYY, Bd.
Hoặc
AaBdXE, bDYY, bD.
BDXE, AabdYY, Aabd.

Hoặc
bdXE, AaBDYY, AaBD.
BdXE, AabDYY, AabD.
Hoặc
bDXE, AaBdYY, AaBd.
- Vậy đối với một tế bào sinh tinh chỉ cho ra tối đa 3 loại giao tử khác nhau do đó đối với 2 tế bào trên chỉ
tạo được tối đa 6 loại giao tử.
Câu 114: Ảnh hưởng của một số đột biến khác nhau ở một gen x mã hóa cho một protein X thiết yếu cho
tổng hợp axit amin lơxin được nghiên cứu ở nấm men đơn bội. Trình tự đầy đủ của mạch mã hóa gen x được
nêu dưới đây.
20
30
40
1
10
490
ATG GXG XAA GAG XAG AAG XGT GGT AXG GGX TTG GAT AGX GAX…GGA XAG TAG

Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Các tế bào mang đột biến X → T tại vị trí 13 tạo ra các bản phiên mã mARN của gen x ngắn hơn bình
thường.
(2) Các tế bào mang đột biến A → T tại vị trí 16 có thể sống được trong môi trường không có lơxin.
(3) Các tế bào mang đột biến T → A tại vị trí 31 chỉ sản sinh thêm một loại prôtêin X* thiếu 10 axit amin
đầu tiên.
(4) Các tế bào mang đột biến dịch khung do thêm G ở giữa vị trí 33 và 34 vẫn tạo ra protein X biểu hiện chức
năng bình thường.
A. 3.
B. 2.
C. 0.
D. 1.

Đáp án: C
Nhận xét: Gen được phiên mã tại bộ ba đầu tiên là TAX (tương ứng với bộ ba mở đầu trong mARN là AUG).
Như vậy, mạch mã gốc phải mang bộ ba đầu tiên là TAX → mạch mã hóa gen x được cho trên là mạch bổ
sung.
- Mạch bổ sung có trình tự nucleotit giống hệt trình tự trên mạch mARN chỉ khác T được thay thế bằng U
trên mARN.
(1) Sai. Đột biến ở gen cấu trúc không làm thay đổi độ dài mARN, mARN vẫn được phiên mã bình thường
nhưng có sự thay đổi các loại nu do đột biến điểm.
(2) Sai. Đột biến A → T tại vị trí 16 làm thay thế AAG → TAG → đột biến này làm thay thế 1 axit amin này
thành 1 axit amin khác →protein X không có chức năng sinh học→ không tổng hợp được axit amin lơnxin
→không thể sống được trong môi trường không có lơxin.
(3) Sai. Đột biến T → A tại vị trí 31 làm thay thế TTG → ATG → trên mARN là AUG. Riboxom ở sinh vật
nhân chuẩn sẽ dịch mã ở bộ ba mở đầu xuất hiện đầu tiên, tại vị trí đột biến 31 nằm giữa trình tự chuỗi axit
amin được tổng hợp, đây đơn giản chỉ là thay thế thành axit amin methionine.
(4) Sai. Thay vì đọc ... GAT AGX ... (vị trí 34 - 39 ), ribôxôme sẽ đọc ... GGA TAG ... và đạt đến một côdon
dừng lại. Dịch mã sẽ dừng ở đó, protein sẽ không hoạt động.

SINH HỌC OCEAN

12


Câu 115: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được quy định bởi hai cặp gen không alen phân li độc lập, cho
hai cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp hai cặp gen giao phấn với nhau (P), thu được F1: 9 hoa đỏ và 7 hoa trắng.
Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong
phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong số các cây hoa trắng ở đời F1 của phép lai, loại cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 7/16.
(2) Ở F1 có tối đa 5 kiểu gen quy định cây hoa trắng.
(3) Ở F1 có tối đa 8 kiểu gen khác nhau.
(4) Tính trạng màu sắc hoa chịu sự chi phối của hai gen alen tương tác lẫn nhau theo kiểu bổ sung.

A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Đáp án: B
1AAbb
1AABB
2AABb
Theo đề ta có: F1: 9 hoa đỏ và 7 hoa trắng = 16 tổ
hợp giao tử = 4 x 4 → mỗi bên P cho 4 loại giao
2Aabb
2AaBB
4AaBb
tử → P dị hợp 2 cặp gen, mà đây là phép lai 1 tính
1aaBB
2aaBb
1aabb
trạng nên tính trạng màu sắc hoa di truyền theo
quy luật tương tác gen bổ sung.
- Đối với bài tập tương tác gen các em nên ghi bảng
Quy ước:
này ra giấy, chỉ mất 30s để ghi thôi!
A-B-: Hoa đỏ.
- Các em nhớ các hệ số (121 – 242 – 121) và đối hàng
A  bb 

aaB   Hoa trắng
aabb 

(1) Sai. Cây hoa trắng F1 có các kiểu gen 1AAbb


ngang ban đầu ta ghi AA(ở hàng thứ nhất), Aa ở hàng
thứ 2, aa ở hàng thứ 3. Đối với cột dọc, cột thứ nhất ta
ghi BB, cột 2 ta ghi Bb và cột 3 ta ghi bb. Đây là cách
ghi nhanh nhất của phép lai AaBb x AaBb.

: 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb → Cây hoa trắng không thuần chủng là: Aabb + aaBb chiếm tỉ lệ

4
.
7

(2) Đúng. 5 kiểu gen đó là AAbb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb.
(3) Sai. Ở F1 có tối đa 9 loại kiểu gen khác nhau: AABB, AaBB, AABb, AaBb, AAbb, Aabb, aaBb, aabb.
(4) Sai. Tính trạng màu sắc hoa chịu sự chi phối của hai gen không alen tương tác lẫn nhau theo kiểu bổ
sung.
Câu 116: Một quần thể thực vật giao phấn, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Hai cặp gen này phân li độc
lập. Thống kê một quần thể (P) thu được kết quả như sau: 32,76% cây quả đỏ, tròn : 3,24% cây quả đỏ, dài :
58,24% cây quả vàng, tròn : 5,76% cây quả vàng, dài. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tần số alen B, b lần lượt là 0,2 và 0,8.
(2) Tỉ lệ cây quả đỏ, tròn đồng hợp trong quần thể chiếm 1,96%.
(3) Trong số các cây quả vàng, tròn cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 53,8%.
(4) Nếu cho tất cả các cây quả đỏ, dài tự thụ phấn thì thu được F1 có 8% cây quả vàng, dài.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D.1.
Đáp án: C
- Vì hai gen này phân li độc lập ta có: Tỉ lệ kiểu hình trong quần thể: ( 36% quả đỏ : 64% quả vàng) và (91%

quả tròn : 9% quả dài)
+ Với 36% quả đỏ : 64% quả vàng = 0,36 A- : 0,64 aa  a =

0, 64  0,8  A = 0,2  Cấu trúc di truyền:

SINH HỌC OCEAN

13


0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa.
+ Với 91% quả tròn : 9% quả dài = 0,91 B- : 0,09 bb  b =

0, 09  0,3  B = 0,7  Cấu trúc di truyền:

0,49 BB : 0,42 Bb : 0,09 bb.
(1) Sai. Tần số alen B, b lần lượt là 0,7 và 0,3.
(2) Đúng. Tỉ lệ cây quả đỏ, tròn đồng hợp (AABB) trong quần thể chiếm: 0,04 x 0,49 = 1,69%.
(3) Đúng. Cây vàng, tròn (aaB-) chiếm tỉ lệ: 0,64 x 0,91 = 0,5824.
- Cây vàng, tròn (aaBB) chiếm tỉ lệ: 0,64 x 0,49 = 31,36.
aaBB 0,3136
 53,8%
- Trong số các cây quả vàng, tròn cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:

aaB  0,5824
(4) Sai. Cây đỏ, dài (A-bb) tự thụ phấn  (0,04 AA : 0,32 Aa) bb tự thụ phấn.
Nhận xét: Ở đây các em phải đưa tỉ lệ (0,04 AA : 0,32 Aa) về 100% bởi vì ở đây không gian mẫu chỉ có quả
đỏ.
1
8

Ta có: (0,04 AA : 0,32 Aa) = AA : Aa.
9
9
8 1
2
Do đó (1AA : 8 Aa) bb tự thụ  cây quả vàng, dài ở F1 chiếm tỉ lệ:   1  .
9 4
9
Nhưng điều cần lưu ý:
- Đối với ý (3) quả vàng do alen lặn quy định do đó tỉ lệ đều do kiểu gen quy định tính trạng hình dạng quả
BB 0, 49 7
quy định (B- và Bb). Vậy tỉ lệ đó chính bằng


B  0,91 13

8
chỉ chọn một lần.
9
Câu 117: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với
- Đối với ý (4) bởi vì đây là phép lai tự thụ do đó tỉ lệ

alen d quy định mắt trắng. Phép lai P:

AB D d
X X
ab

AB D

X Y thu được F1, trong tổng số ruồi F1, số ruồi có kiểu
ab

hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 6%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen
trong quá trình phát sinh giao tử cái. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 28 loại kiểu gen.
(2) F1 có kiểu hình trội về 3 tính trạng chiếm 55,5%.
(3) Tần số hoán vị gen là 4%.
(4) F1 có 12% số ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Đáp án: D
Phép lai P:

AB D d
X X
ab

AB D
AB AB
X Y= (
x
) (XDXd x XDY)
ab
ab ab

Với phép lai: XDXd x XDY → 1XDXD : 1XDXd : 1XDY : 1XdY → Ruồi mắt trắng chiếm


1
4

- Trong tổng số ruồi F1, số ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 6% →

1
ab
= 6% : =
ab
4

SINH HỌC OCEAN

14


24%.
Do đó:

ab
= 24% = 48% ab x 50% ab (do ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái)
ab

Mà ab = 48% > 25% → Đây là giao tử sinh ra do liên kết, tần số hoán vị = 100% - 2 x 48% = 4%
AB AB
x
cho đời con 7 kiểu gen, phép lai XDXd x XDY cho đời con có 4 kiểu gen. Vậy
ab ab
AB D d AB D
phép lai P:

X X
X Y cho đời con: 7 x 4 = 28 kiểu gen
ab
ab

(1) Đúng. Phép lai:

(2) Đúng. Tỉ lệ kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-D-) bằng (A-B-) x (D-)
+ Tỉ lệ kiểu hình (A-B-) = 50% + 24% = 74%.
3
+ Trong phép lai XDXd x XDY tỉ lệ (D-) chiếm
4
3
Vậy tỉ lệ kiểu hình trội về 3 tính trạng ở đời con là: 74% x = 55,5%
4
(3) Đúng. Tần số hoán vị = 100% - 2 x 48% = 4%.
(4) Đúng. Ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ

1
ab D D ab D d ab
X X +
X X =
x (XDXD + XDXd) = 24% x  12%
ab
ab
ab
2

Nhưng điều cần lưu ý:
Nếu P dị hợp tử hai cặp gen giao phấn với nhau


AB AB AB Ab Ab
;
;
ab ab ab aB aB

Ab
, thu được F1. Theo lí thuyết
aB

F1 sẽ có tỉ lệ các loại kiểu hình như sau:
ab
chiếm tỉ lệ bằng giao tử ab của con đực x giao tử ab của con cái.
ab
ab
- Kiểu hình mang một tính trạng trội A-bb = aaB- = 0,25 – tỉ lệ kiểu hình đồng hợp lặn
.
ab
ab
- Kiểu hình mang hai tính trội A-B- = 0,5 + tỉ lệ kiểu hình đồng hợp lặn
.
ab

- Kiểu hình đồng hợp lặn

- Tỉ lệ kiểu hình AABB = aabb.
Một số kinh nghiệm bản thân:
AB AB
AB Ab
- Ta có phép lai P:

hoặc
hoặc hoán vị gen ở hai bên sẽ có ra 10 loại kiểu gen và 4 loại


ab ab
ab aB
kiểu hình.
AB Ab
AB
Ab
Ab Ab
- Ta có phép lai P:
(hoán vị gen một bên
bên
không hoán vị gen),
(hoán vị một


ab aB
aB aB
ab
aB
bên) thì sẽ cho ra 7 kiểu gen và 3 kiểu hình.
AB Ab
AB aB
Ab Ab
Ab aB
AB Ab
- Ta có phép lai P:
hoặc

hoặc
hoặc
hoặc
(hoán vị gen một





ab ab
ab ab
aB ab
aB ab
ab aB
Ab
AB
AB AB
bên
bên
không hoán vị gen) hoặc
(hoán vị một bên) sẽ cho ra 7 kiểu gen và 4 kiểu hình.

ab ab
aB
ab
AB AB
Ab AB
Ab AB
AB AB
- Ta có phép lai P:

hoặc
hoặc
hoặc
, sẽ cho ra 7 kiểu gen và 2 kiểu




ab Ab
aB Ab
aB aB
ab aB
SINH HỌC OCEAN

15


hình.
Nhận xét:
- Thế hệ sau có 8 kiểu tổ hợp giao tử bao giờ cũng có 7 kiểu gen.
- Thế hệ sau có 16 kiểu tổ họp giao tử bao giờ cũng có 10 kiểu gen.
Câu 118: Một loài thú, cho cá thể cái lông quăn, đen giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng (P), thu được
F1 gồm 100% cá thể lông quăn, đen. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
50% cá thể cái lông quăn, đen : 23% cá thể đực lông quăn, đen : 23% cá thể đực lông thẳng, trắng : 2% cá
thể đực lông quăn, trắng : 2% cá thể đực lông thẳng, đen. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Kiểu gen của F1 là XABXab và XABY.
(2) Tần số hoán vị gen là 8%.
(3) Nếu cho cá thể đực F1 giao phối với cá thể cái lông thẳng, trắng thì ở đời con, kiểu hình con cái lông
quăn, đen chiếm tỉ lệ là 50%.

(4) Nếu cho cá thể cái F1 giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng thì thu được đời con có số cá thể đực
lông quăn, trắng chiếm tỉ lệ là 2 %
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Đáp án: D
Theo đề ta có: P: Lông quăn, đen x Lông thẳng, trắng thu được F1: 100% lông quăn, đen → lông quăn trội
so với lông thẳng, lông đen trội so với lông trắng.
Quy ước: A - quy định lông quăn, a quy định lông thẳng, B- quy định lông đen, b quy định lông trắng.
- Ở đời F2, tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới cái → tính trạng liên kết
giới tính
(1) Đúng. Ở F2, con đực lông thẳng trắng chiếm tỉ lệ 23% → 0,23 XabY = 0,5Y x 0,46 Xab → Giao tử Xab =
0,46 > 25% → giao tử liên kết → kiểu gen F1 là XABXab x XABY.
2% 2%
(2) Đúng. Vì tần số hoán vị gen
8%
2% 2% 3% 3%
(3) Đúng. Đực F1 có kiểu gen XABY. Tiến hành lai phân tích thì có sơ đồ lai là XABY x XabXab. Mà con đực
luôn tạo ra giao tử XAB = 0,5 → Đời con, cá thể lông quăn, đen chiếm tỉ lệ 0,5 x 1 = 0,5 = 50%.
(4) Đúng Cái ở F1 có kiểu gen là XABXab. Tiến hành lai phân tích thì ta có sơ đồ lai là XABXab x XabY. Vì con
cái có hoán vị gen với tần số 8% nên ta có giao tử XAb = 4% → Ở đời con cá thể đực lông quăn, trắng chiếm
tỉ lệ 4% x 0,5 = 2%.
Câu 119: Ở 1 loài thực vật chiều cao cây được quy định bởi 5 cặp gen không alen phân li độc lập tương tác
cộng gộp, trong đó cứ mỗi alen làm cho chiều cao cây tăng thêm 5cm so với gen lặn. Cho 2 cây đồng hợp
trội và lặn lai với nhau thu được F1 tất cả đều cao 125 cm. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau
được F2. Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường không có đột biến xảy ra. Cho các phát
biểu sau, số phát biểu đúng là
315
45

(1) Tỉ lệ cây cao 130 cm là
(2) Tỉ lệ cây cao 140 cm là
1536
512
15
(3) Tỉ lệ kiểu gen có số cặp gen đồng hợp lặn gấp đôi số cặp gen đồng hợp trội là
128
SINH HỌC OCEAN

16


(4) Tỉ lệ kiểu gen có 3 cặp gen đồng hợp lặn, 1 cặp gen dị hợp và 1 cặp gen đồng hợp trội là

5
128

A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Đáp án: A
- Ta có: P: AABBDDEEFF x aabbddeeff  F1 x F1: AaBbDdEeFf x AaBbDdEeFf
- Cây cao 130 cm có 6 alen trội trong kiểu gen.
6
C10
105
- Tỉ lệ cây cao 130 cm: 10 
 (1) đúng
2

512
- Cây cao 140 cm có 8 alen trội vì: 140 - 125 = 15cm. Tăng 5 cm sẽ có thêm 1 alen trội trong kiểu gen như
vậy từ 5 alen trội trong kiểu gen để cây tăng chiều cao 140 cm thì phải có 8 alen trội trong kiểu gen.
8
C10
45

 (2) Sai
10
2
1024
- Để kiểu gen có số cặp gen đồng hợp lặn gấp đôi số cặp gen đồng hợp trội thì kiểu gen lúc này phải có 1 cặp
gen đồng trội, 2 cặp gen đồng lặn và 2 cặp gen dị hợp.
- Tỉ lệ kiểu gen có số cặp gen đồng hợp lặn gấp đôi số cặp gen đồng hợp trội là:

- Tỉ lệ cây cao 140 cm:

2

2

15
1 1 1
C C      
 (3) đúng.
 4  4  2  128
- Tỉ lệ kiểu gen có 3 cặp gen đồng hợp lặn, 1 cặp gen dị hợp và 1 cặp gen đồng hợp trội là:
2
5


2
3

3

5
1 1 1
C35  C12      
 (4) đúng.
 4  4 2 128
Dạng bài này không khó chỉ cần các em nắm vững phương pháp giải toán tổ hợp, xác suất sẽ dễ dàng giải
quyết chúng
Câu 120: Cho sơ đồ phả hệ và một số phát biểu về phả hệ này như sau

(1) Cả hai tính trạng trên đều do gen lặn trên NST giới tính qui định.
(2) Có 10 người đã xác định được kiểu gen về tính trạng bệnh điếc.
(3) Cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra một đứa con trai, xác suất để đứa con này chỉ mang một bệnh là 37,5%.
(4) Xác suất để cặp vợ chồng này sinh thêm một đứa con gái bình thường và không mang alen gây bệnh là
13,125%.
Số phát biểu đúng ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
SINH HỌC OCEAN
17


Đáp án: B
(1) Sai. Bệnh điếc do gen lặn nằm trên NST thường quy định (A – không bị bệnh điếc, a – bị bệnh điếc). Bố

mẹ III2 không bị mù màu sinh con trai bị mù màu, trong phả hệ tính trạng mù màu chỉ xuất hiện ở nam →
tính trạng mù màu do gen lặn nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y quy định (B – không bị mù
màu, b – bị mù màu).
(2) Đúng. Từ phả hệ ta thấy có 10 người đã xác định được kiểu gen về tính trạng bệnh điếc.
(3) Sai:
- Bên phía người vợ III2 có mẹ bị điếc, anh trai bị mù màu
1
1 B b
→ người vợ III2 có kiểu gen có thể có với tỉ lệ là Aa( XBXB :
X X ).
2
2
- Bên phía người chồng:
+ Ông ngoại bị điếc, mẹ không bị điếc → người mẹ có kiểu gen về bệnh điếc Aa.
+ Ông bà nội không bị điếc, em gái của bố bị điếc
1
2
→ người bố có kiểu gen có thể có với tỉ lệ AA :
Aa.
3
3
2
3
+ Người chồng không bị điếc và không bị mù màu có kiểu gen có thể có với tỉ lệ: ( AA Aa)XBY.
5
5
1
1 B b
2
3

♀ Aa ( XBXB:
X X ) x ♂ ( AA:
Aa)XBY
5
2
2
5
7
10
3
3
1
3
1
→ Các con: ( AA :
Aa :
aa) ( XBXB : XBXb : XBY : XbY)
20
20
20
8
3
8
3
1
17 1
3
3 13
Ta có: Tỉ lệ con trai là . Tỉ lệ con trai bị mắc một bệnh = A-XbY + aaXBY =
x +

x
=
20 3 20
8 80
2
13 1 13
→ Vợ chồng này chỉ sinh một đứa con trai, xác suất để đứa con này chỉ mang một bệnh là
:
=
=
80 2 40
32,5%.
7
3
(4) Đúng, xác suất cặp vợ chồng này sinh một đứa con gái không mang alen bệnh = AAXBXB =
x
=
20
8
21
= 13,125%.
160
------------------------ HẾT ------------------------

Chỉ còn 10 suất đăng kí 1 khóa học bất kì được khuyến mãi 8 đề vip các em nhé. Thời
gian khuyến mãi từ ngày 17/1 đến hết 31/1, em nào muốn đăng kí thì ib anh nha!
SINH HỌC OCEAN

18




×