Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA môn SINH mới 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816 KB, 23 trang )


.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
........................................................................


HOÀNG NGUYỄN TUẤN PHƯƠNG

CÂU HỎI ĐẾM MÔN SINH HỌC
CUỐN SÁCH GIÚP HỌC SINH CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG


LỜI NÓI ĐẦU
Chỉ còn vài tháng nữa là các bạn sẽ bước vào kì thi đại học vô cùng khốc liệt.Ở thời điểm hiện tại có một vài
lựa chọn ôn tập của các bạn:có thể đăng ký ôn ở trường,có thể ôn ở một số lớp luyện thi,hoặc tự ôn theo
hướng dẫn của một số cuốn sách và một số thầy cô giáo dậy online.Vậy khi bạn cầm trên tay cuốn sách này
thì tôi mong các bạn hãy dành trọn niềm tin cho nó,các bạn chỉ nên làm những câu hỏi trong sách để luyện
lấy điểm cao trong kì thi THPTQG vì nếu bạn không chắc kiến thức cơ bản bạn sẽ bị sai.Tôi khuyên các bạn
thà làm sai câu vdc còn hơn sai câu nhận biết và thông hiểu vì nó đều được 0,25 đ 1 câu.
Vì sao tôi lại nói điều này đầu tiên,vì học sinh vào thời gian này đang trong quá trình luyện đề và luyện
những câu VD – VDC cho những ai muốn thi các trường Top trên cả nước nhất là các học sinh thi Y.Khi đi
thi sẽ khác với lúc bạn ngồi ở nhà tự làm đề vì nó áp lực đến thời gian và cả giám thị coi thi nữa,chính vì vậy
mà sự minh mẫn của một số bộ phận học sinh bị áp lực dẫn đến làm sai ,để rồi kết quả kì thi không được
như mong đợi,họ trở thành kẻ đổ lỗi giỏi nhất ,hoặc những kẻ tự ti nhất.Thi đại học chỉ là một kì thi bé nhỏ
so với tương lai sau này,nhưng nó chính là sự định hướng tương lai nghê nghiệp và công việc trong tương
lai bạn làm.Nhưng bây giờ kì thi nó mang bản chất là kì thi áp lực bậc nhất.Niềm tin qua trọng lắm các bạn


ạ,ở đời không tin nhau thì làm việc gì cũng đề phòng trước các mối nguy hiểm.Vậy nên chúng ta cần tin
tưởng bản thân để vượt qua kì thi THPTQG để có thể làm bài thật tốt và thực hiện ước mơ của chính mình.
Cuốn sách “ Câu Hỏi Đếm Môn Sinh Học” được sưu tầm và biên soạn từ các đề thi thử của các trường
trên toàn cả nước và các thầy cô dậy online trên mạng.Nó là những dạng câu hỏi đếm cần nhiều kiến thức
vận dụng và trí nhớ lâu để sử lí các câu hỏi một cách nhanh chóng để ra được một đáp án chính xác trước áp
lực thời gian thi.Cuốn sách giúp bạn nhớ những dạng bài hay thi và những lí thuyết ở sgk để bạn có thể tự
tin trước khi thi.
Sách được bố trí theo trình tự thi từ lớp 12 đến lớp 11 và những câu hỏi hình ảnh đặc sắc sẽ giúp các bạn có
một lượng kiến thức vững chắc để chuẩn bị cho kì thi THPTQG sắp tới của Bộ GD&ĐT tổ chức.Đây chính
là bước ngoặt của cuộc đời bạn nếu bạn không cố gắng ngay hôm nay thì tương lai bạn sẽ làm việc cho
những người đã cố gắng hơn bạn để rồi họ thành công hơn chính bạn.
Những lời chúc chỉ là những lời động viên,nếu bản thân các bạn không cố gắng thì đừng trách bản thân ai cả
hãy trách chính mình.Chúc các bạn sớm thực hiện ước mơ và bước chân vào cánh cửa đại học các bạn mong
muốn.

LỜI CẢM ƠN


Điều đầu tiên tôi muốn cảm ơn những bạn của tôi đã luôn giúp đỡ tôi và những người anh chị, thầy cô
đã luôn giúp đỡ em để e hoàn thành tốt cuốn sách này.
Một cuốn sách hoàn thiện và chất lượng không chỉ có công sức của tác giả mà con là công sức của
một số người đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện cuốn sách này.Dù sao trong quá trình viết sách đã có
nhiều vấn đề phát sinh nhưng điều quan trọng là mọi người đều giúp đỡ nhau trong lúc khó khắn để giải
quyết và vượt qua khó khăn đó.
Đồng thời ,tôi xin cảm ơn anh Hàn Đặng Phương Nam ,cảm ơn anh đã giúp đỡ em trong những việc em
chưa hề biết.Tôi hi vọng cuốn sách này sẽ mang đến cho các bạn những điều thú vị và bổ ích và cuốn sách
này sẽ mang cho bạn niềm tự tin nhất.

Đừng nản vì bạn đã làm sai
Đừng thờ ơ về tương lai của bản thân

Đừng cố gắng vì bạn phải học nó mà hãy yêu thích nó

Tác giả
Hoàng Nguyễn Tuấn Phương


MỤC LỤC

....................................................................6
....................................................................................56
..............................................................105
........................................................................................................121
......................................................................................................132
..........................................................................................152
.......................................................................................177
...................................................................................244


Câu 1. Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin có:3’AXG
GXA AXG TAA GGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys;5’XGU3’,
5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly;
5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro;
5’UXX3’ quy định Ser. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 bằng cặp G-X thì đó là đột biến trung tính.
(2). Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng đều được gọi là đột
biến trung tính.
(3). Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ là đột biến trung tính.
(4). Đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp X-G thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit
amin.
A. 1.

B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 2. Một tế bào hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp đã tạo
ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở hai tế bào con xảy ra hiện tượng một nhiễm sắc thể
kép không phân li; các tế con mang bộ nhiễm sắc thể bất thường và các tế bào con khác nguyên phân bình
thường với chu kì như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 8064 tế bào mang bộ nhiễm sắc
thể bình thường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra 32 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n – 1.
(2) Kết thúc quá trình nguyên phân, tỉ lệ tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 chiếm tỉ lệ 1/254.
(3) Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp
4 lần.
(4) Quá trình nguyên phân bất thường của hai tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ bảy.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Câu 3. Ở một loài thực vật có 2n = 6, có kiểu gen AaBbDd, xét các trường hợp sau:
(1) Nếu cơ thể này giảm phân bình thường thì số giao tử được tạo ra là 8.
(2) Khi giảm phân, ở một số tế bào có cặp NST chứa Aa không phân li ở lần phân bào I, phân bào II bình
thường và các cặp NST khác giảm phân bình thường thì số loại giao tử tối đa được tạo ra là 16.
(3) Khi giảm phân, ở một số tế bào có cặp NST chứa Aa không phân li ở lần phân bào II, phân bào I bình
thường và các cặp NST khác không phân li ở lần phân bào I, phân bào II bình thường thì số loại giao tử được
tạo ra là 80.
(4) Gây đột biến đa bội bằng consixin ở cơ thể này (có thể thành công hoặc không) đã tạo ra các thể đột
biến số lượng NST khác nhau, số thể đột biến có kiểu gen khác nhau có thể tìm thấy là 8.
(5) Giả sử gây đột biến đa bội thành công tạo ra cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaaBBbbDDdd, nếu đem cơ
thể này tự thụ phấn thì ở đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là (35: 1)3.
Số trường hợp cho kết quả đúng là:
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4. Cho các phát biểu về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ sau đây:
(1) Enzym ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’ – 5’
(2) Quá trình phiên mã kết thúc thì hai mạch của gen sẽ đóng xoắn trở lại
(3) Các Ribonu tự do liên kết với các nulêôtit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung
(4) Enzym ARN polimeraza có vai trò xúc tác quá trình tổng hợp mARN
(5) Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’
(6) Enzym ARN polimeraza có thể bám vào bất kì vùng nào trên gen để thực hiện quá trình phiên mã
(7) Enzym ADN polimeraza cũng tham gia xúc tác cho quá trình phiên mã


(8) Khi Enzym ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen gặp bộ ba kết thúc thì quá trình phiên mã
dừng lại
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 5. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những
phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản
(2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả
các nucleotit của phân tử mARN
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở
tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn

(4) Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả
ác nucleotit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzym ligaza chỉ tác động vào một mạch
mới được tổng hợp
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 6. Khi nói về tâm động của NST, những phát biểu nào sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng
(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi NST có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2) Tâm động là vị trí liên kết của NST với thoi phôi bòa, giúp NST có thể di truyền về các cực của TB trong
quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của NST.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của NST có thể khác nhau.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 7. Qua trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm
trên cặp NST số 2 và số 3 đã tạo ra tối đa 512 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế
bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 16 NST đơn chia
thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến
mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây
đúng?
(1) Cây B có bộ NST 2n = 16
(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II
(3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ NST lệch bội (2n+1)
(4) Cây A có thể là thể một nhiễm

A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 8. Có mấy đáp án dưới đây đúng với loài sinh sản hữu tính ?
(1) Số lượng gen trên mỗi phân tử ADN càng lớn thì nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng
lớn.
(2) Số lượng NST đơn bội càng lón thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng phong
phú.
(3) Bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con kiểu gen.
(4) Bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể của loài nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân,giảm
phân,thụ tinh.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 9. Một nhiễm sắc thể có trình tự gen kí hiệu ABCDEG*HKM đã xảy ra đột biến.Nhiễm sắc thể đột biến
có trình tự ABCDCDEG*HKM
Cho các phát biểu sau:
(1). Trong thực tiễn,người ta thường áp dụng dạng đột biến này để làm tăng hoạt tính của enzim amilaza.
(2). Dạng đột biến này thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
(3). Dạng đột biến này thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.


(4). Đột biến trên làm tăng số lượng gen trên NST.
(5). Cơ chế phát sinh đột biến trên do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai NST trong kì đầu I.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 3
C. 4

D. 2
Câu 10. Cho biết bộ NST 2n của châu chấu là 24, NST giới tính của châu chấu cái là XX, của châu chấu
đực là XO. Người ta lấy tinh hoàn của châu chấu bình thường để làm tiêu bản NST. Trong các kết luận sau
đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Nhỏ dung dịch cocxein axetic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được NST.
(2) Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 NST kép và tế bào chứa 11 NST kép.
(3) Nếu trên tiêu bản, tế bào có 23 NST kép xếp thành 2 bảng thì tế bào này đang ở kì giữa I của giảm phân.
(4). Quan sát bộ NST trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì của quá
trình phân bào.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.

Câu 1. Ở một loài động vật có vú, cho lai giữa một cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài với một cá thể cái mắt đỏ
đuôi dài, F1 thu được tỷ lệ như sau
- Ở giới cái: 75% mắt đỏ, đuôi dài ; 25% mắt trắng đuôi dài
- Ở giới đực: 30% mắt đỏ đuôi dài: 42,5% mắt trắng đuôi ngắn: 20% mắt trắng đuôi dài: 7,5% mắt đỏ đuôi
ngắn
Theo lý thuyết, khi nói về phép lai trên có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
(1). Tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác bổ sung
(2). Tính trạng đuôi ngắn là trội hoàn toàn so với đuôi dài
(3). Cả hai loại tính trạng đều liên kết với giới tính
(4). Hoán vị gen đã xảy ra với tần số 20%
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 2. Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:

- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 1 cá
thể mắt đỏ: 2 cá thể mắt nâu: 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F có kiểu hình phân li theo 1 tỉ lệ
3 cá thể mắt vàng: 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Ở loài này, kiểu hình mắt đỏ được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
(2). Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều
thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
(3). F của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1. 1
(4). Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu
được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2
Câu 3. Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên NST thường có 3 alen
quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen A2 quy định lông xám và alen A3 quy định
lông trắng; alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen A3 quy định lông trắng. Một quần thể đang
ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen: 25% con lông xám: 4% con lông trắng.
Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng về quần thể nói trên?


(1). Nếu cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:45 con lông
xám: 4 con lông trắng.
(2) Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiếm
16%.
(3) Tổng số con lông đen dị hợp và con lông trắng của quần thể chiếm 54%.
(4) Số con lông đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con lông đen của quần thể chiếm tỉ lệ 1/3.
A. 1
B. 2

C. 4
D. 3
Câu 4. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa kép, alen B
quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên
một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 20 cM. Lai cây thuần chủng hoa đơn, cánh hoa dài với hoa kép,
cánh hoa ngắn (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đơn, cánh hoa dài. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết
rằng không có đột biến xảy ra, mọi diễn biến trong quá trình sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau. Theo
lí thuyết, trong các phát biểu sau về F2 có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Ở F1 có tối đa 9 loại kiểu gen về hai cặp gen trên.
(2). Ở F2 kiểu gen Ab chiếm 2%.
aB

(3). Ở F2 cây hoa đơn, cánh hoa dài có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 1/2.
(4). Ở F2 gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 66% cây hoa đơn, cánh dài: 9% cây hoa đơn,
cánh ngắn: 9% cây hoa kép, cánh dài; 16% cây hoa kép, cánh ngắn.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 5. Ở một loài thực vật, màu hoa do 1 gen quy định, thực hiện hai phép lai:
- Phép lai 1: P: ♀ Hoa đỏ × ♂ Hoa trắng → F1: 100% Hoa đỏ.
- Phép lai 2: P: ♀ Hoa trắng × ♂ Hoa đỏ → F1: 100% Hoa trắng. Có các kết luận sau:
(1). Nếu lấy hạt phấn của F1 ở phép lai 1 thụ phấn cho F1 của phép lai 2 thì F2 phân ly tỷ lệ 3 đỏ: 1 trắng.
(2). Nếu gen quy định tính trạng trên bị đột biến sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình trong trường hợp không
chịu ảnh hưởng bởi môi trường.
(3). Nếu gen bị đột biến lặn thì chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp.
(4). Gen quy định tính trạng này chỉ có một alen. Số kết luận đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
Câu 6. Ở một loài côn trùng, màu thân do một locus trên NST thường có 3 alen chi phối
A – đen > a – xám > a1 – trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình
gồm:75% con đen; 24 con xám; 1% con trắng. Cho các phát biểu dưới đây về các đặc điểm di truyền của quần
thể:
(1). Số con đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con đen của quần thể chiếm 25%.
(2). Tổng số con đen dị hợp tử và con trắng của quần thể chiếm 48%.
(3). Chỉ cho các con đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình xám thuần chủng chiếm 16.
(4). Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 35 con
lông xám: 1 con lông trắng.
Số phát biểu chính xác là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 7. Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có
2 alen, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều
cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy
định chân thấp. Cho gà trống lông vằn chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn chân cao
thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
(1). Ở F2, tỉ lệ gà trống lông vằn chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn chân thấp.
(2) Ở F2, tỉ lệ gà trống lông vằn chân cao bằng tổng tỉ lệ gà mái lông vằn chân cao với gà mái lông không vằn
chân cao.
(3) Ở F2, tỉ lệ gà trống lông vằn chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn chân cao.


(4) Ở F2, có thể có 2 kiểu gen quy định kiểu hình gà trống lông vằn chân cao.
(5) Nếu cho gà mái F1 giao phối với gà trống P thì ở đời con có tỉ lệ gà trống lông vằn chân cao nhiều hơn gà
mái lông vằn chân cao.

A. 2
B. 1
C. 3
D. 4.
Câu 8. Nghiên cứu các tính trạng ở một loài chim, người ta cho giao phối giữa con đực chân cao, lông xám
với con cái cùng kiểu hình (P), thu được ở F1:
- Giới đực: 75% chân cao, lông xám: 25% chân cao, lông vàng.
- Giới cái: 30% chân cao, lông xám: 7,5% chân thấp, lông xám: 42,5% chân thấp, lông vàng: 20% chân cao,
lông vàng.
Biết rằng không xảy ra đột biến, tính trạng chiều cao chân do một cặp gen có hai alen (A,a) quy định. Trong
các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định phù hợp với kết quả trên?
(1). Gen quy định chiều cao chân nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X, không có alen
tương ứng trên Y.
(2) Ở F1, lông xám và lông vàng có tỉ lệ tương ứng là 9:7.
(3) Một trong hai cặp gen quy định màu lông nằm trên vùng không tương đồng của NST X.
(4) Con đực (P) xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
(5) Con đực chân cao, lông xám thuần chủng ở F1 chiếm tỉ lệ 5%.
(6) Ở F1 có 4 kiểu gen quy định con cái chân cao, lông vàng.
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 9. Ở một loài thực vật,màu sắc hoa chịu sự chi phối của ba gen A,B,D nằm trên 3 cặp NST thường khác
nhau quy định.Trong kiểu gen nếu có mặt cả ba gen trội cho kiểu hình hoa vàng,thiếu một trong ba gen hoặc
cả ba gen đều có hoa màu trắng.Lấy hạt phấn của cây hòa vàng (P) thụ phấn lần lượt với hai cây:
Phép lai 1: lai với cây có kiểu gen aabbDD thu được đời con có 50% hoa vàng.
Phép lai 2: lai với cây có kiểu gen aaBBdd thu được đời con có 25% hoa vàng.
Theo lí thuyết,có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1). Hoa vàng thuần chủng được tạo từ hai phép lai trên là 25%.
(2) Đời con của phép lai (1) có ba kiểu gen quy định hoa vàng.

(3) Cả hai phép lai đều xuất hiện kiểu gen quy định hoa trắng thuần chủng ở đời con.
(4) Nếu cho cây hoa vàng (P) tự thụ phấn đời con tối đa có 9 kiểu gen.
(5) Nếu cho ba cây trên giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ cây hoa trắng thu được ở đời sau là 41,67%.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 180. Ở một loài thực vật,có ba kiểu hình cánh hoa khác nhau: Cánh hoa trắng chấm đỏ (TĐ),cánh hoa
đỏ sẫm (ĐS) và cánh hoa đỏ nhạt (ĐN).Có hai dòng thuần TĐ khác nhau (ký hiệu là TDD1 và TDD2) khi
tiến hành đem lai với hai dòng thuần DS và ĐN thu được kết quả sau:
Số thứ
phép lai
1
2
3
4
5

tự Cặp bố mẹ đem lai
TĐ1 × ĐN
TĐ1 × ĐS
ĐS × ĐN
TĐ2 × ĐN
TĐ2 × ĐS

Kiểu hình F1
100% TĐ
100% TĐ
100% ĐS
100% TĐ

100% TĐ

Kiểu hình F2

192
226
0
376
720

ĐN
16
0
129
126
60

ĐS
48
76
396
0
179

Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1). Theo lí thuyết,tỉ lệ kiểu gen F2 ở phép lai (2) và phép lai (3) đều là 1:1:2.
(2) Theo lí thuyết,có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình cánh hoa trắng đỏ (TĐ) ở F2 của phép lai (4).
(3) Kết quả phép lai (1) và (5) cho thấy ở F2 đều có 9 loại kiểu gen quy định các tính trạng.
(4) Nếu F1 của phép lai (1) lai phân tích thì kiểu hình ở thế hệ lai (Fa) là: 1ĐN:2TĐ:1ĐS.
A. 1

B. 2
C. 3
D. 4


Câu 1. Ở người,bệnh A do 1 cặp alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định,alen trội quy định kiểu hình
bình thường trội hoàn toàn so với alen lặn quy định kiểu hình bị bệnh;bệnh B do 1 cặp gen alen nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y quy định,alen trội quy định kiểu hình bình thường trội hoàn
toàn so với alen lặn quy định kiểu hình bị bệnh.Cho sơ đồ phả hệ sau:

Cho các phát biểu sau:
(1). Có 7 người trong phả hệ xác định được chính xác kiểu gen.
(2). Có tối đa 3 người trong phả hệ không mang alen gây bệnh.
(3). Người II8 đang mang thai,sau khi làm sàng lọc trước sinh bác sĩ kết luận thai nhi hoàn toàn bình
thường,xác suất để thai nhi đó không mang alen lặn là 12,5%.
(4). Người III10 kết hôn với một ngươi đàn ông không bị bệnh đến từ một quần thể khác (trong quần thể này
cứ 100 người không bị bệnh A thì 10 người mang gen gây bệnh A),xác suất cặp vợ chồng này sinh được một
người con trai bị cả bệnh A và bệnh B là 2,1%
Số phát biểu đúng:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 2. Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và
phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau:Biết rằng
gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IA IA và IA IO đều quy định nhóm máu A, kiểu gen I
B B
I và IB IO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB và kiểu gen IOIO quy định
nhóm máu O; gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn; người số 5 mang alen quy định tóc
thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát

biểu sau đây đúng?

(1). Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
(2). Người số 8 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau.
(3). Xác suất sinh con có nhóm máu AB và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32.
(4). Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/4
A. 4.
B. 2.
C. 1.

D. 3.


Câu 3. Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ
xuất phát của quần thể có thành phần kiểu gen:0,04 AA:0,32Aa:0,64aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
(1) Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì tỷ lệ kiểu hình hoa
đỏ và kiểu hình hoa trắng sẽ tăng dần, tỷ lệ kiểu hình hoa vàng sẽ giảm dần.
(2) Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A
sẽ giảm dần.
(3) Nếu ở F2, quần thể có tỷ lệ kiểu gen: 0,65 AA:0,35 Aathì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu
nhiên.
(4) Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì tần số alen a sẽ tăng lên.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Câu 4. Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có 2 alen trên nhiễm sắc thể thường, alen A (lông đen)
trội hoàn toàn so với alen a (lông trắng). Có bốn quần thể thuộc loài này đều ở trạng thái cân bằng di truyền
về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau: Quần thể 1: 64%; Quần thể 2: 6,25%; Quần thể 3: 9%; Quần

thể 4: 25%. Trong các nhận xét về các quần thể trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Trong bốn quần thể trên, quần thể 1 có tỉ lệ kiểu gen dị hợp cao nhất.
(2) Trong tổng số cá thể lông đen ở quần thể 2, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 40%.
(3) Quần thể 3 có số cá thể lông đen đồng hợp lớn hơn số cá thể lông đen đồng hợp của quần thể 4.
(4) Quần thể 4 có tần số kiểu gen đồng hợp bằng tần số kiểu gen dị hợp tử.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1.
Câu 5. Ở một loài thực vật sinh sản bằng hình thức tự thụ phấn, alen A quy định thân cao, trội hoàn toàn so
với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Dưới
tác động của chọn lọc tự nhiên, những cây có kiểu gen quy định cây thân thấp được đào thải hoàn toàn ngay
sau khi được nảy mầm. Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền là 0,24 AABB:0,12 AABb
:0,24 Aabb:0,16 AaBB:0,08 AaBb:0,16 Aabb. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ
thuộc môi trường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Ở thế hệ (P), tần số tương đối của alen a là 0,5; tần số tương đối của alen B là 0,5.
(2) F1, trong tổng số các cây thân cao, hoa đỏ; cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 4/11.
(3) F1, trong tổng số các cây thân cao, hoa trắng; cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 7/8.
(4) Cho các cây thân cao, hoa đỏ F1 tự thụ phấn; trong số các cây bị đào thải ở thế hệ F2, các cây có kiểu gen
đồng lặn chiếm tỉ lệ 99/39204.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2.

Câu 1. Có mấy phát biểu sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
(1) Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra với các loài động vật ít di chuyển xa.
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được
tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

(4) Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hóa thường xảy ra trong quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ
họ hàng gần gũi.
(5) Sự hình thành loài mới không liên qua đến quá trình phát sinh các đột biến.
Số phương án đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Trong các phát biểu sau về tiến hóa nhỏ, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.


(2) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của
các nhân tố tiến hóa.
(3) Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
(4) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài mới.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3.
Câu 3. Trong các thông tin về quá trình hình thành loài mới sau đây, có bao nhiêu thông tin đúng với quá
trình hình thành loài bằng con đường địa lí (khác khu vực địa lí)?
(1) Hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu
dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới
(2) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được
tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(3) Xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
(4) Một số cá thể của quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi tập tính giao phối thì các
cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc.
(5) Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được các nhân tố

tiến hóa làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 4. Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể.
(2) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của
quần thể theo hướng xác định.
(3) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích
nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi
(6) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn alen đó ra khỏi quần thể.
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 5. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài bằng con
đường địa lý và con đường sinh thái?
(1) Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán
mạnh.
(2) Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích
nghi, tuy nhiên không phải quá trình hình thành quần thể thích nghi đều nhất thiết dẫn đến quá trình hình thành
loài mới
(3) Quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lý thường diễn ra chậm qua nhiều qua nhiều giai đoạn trung
gian chuyển tiếp.
(4) Loài mới được hình thành loài bằng con đường sinh thái do hai quần thể của cùng loài sống trong cùng
khu vực địa lý nhưng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau dẫn đến cách li sinh sản và hình

thành loài mới
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.


Câu 1. Sơ đồ bên dưới minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái.Cho các phát biểu sau,có bao nhiêu
phát biểu đúng về lưới thức ăn sau?

(1) Lưới thức ăn này có nhiều hơn 6 chuỗi thức ăn.
(2) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
(3) Cáo vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2 ,vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
(4) Loài sinh vật tiêu thụ tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất là cáo.
A. 1
B. 2
C. 4

D. 3.

Câu 2. Trên một đồi thông Đà lạt, các cây thông mọc liền rễ nhau, nước và muối khoáng do rễ cây này hút
có thể dẫn truyền sang cây khác. Khả năng hút nước và muối khoáng của chúng còn được tăng cường nhờ
một loại nấm rễ, để đổi lại cây thông cung cấp cho nấm rễ các chất hữu cơ từ quá trình quang hợp. Cây
thông phát triển tươi tốt cung cấp nguồn thức ăn cho xén tóc, xén tóc lại trở thành nguồn thức ăn cho chim
gõ kiến và thằn lăn. Thằn lằn bị trăn sử dụng làm nguồn thức ăn, còn chim gõ kiến là đối tượng săn mồi của
cả trăn và diều hâu. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quan hệ giữa các cây thông là quan hệ cộng sinh.
(2) Quan hệ giữa cây thông với nấm rễ là quan hệ kí sinh – vật chủ.
(3) Sinh vật tiêu thụ bậc 3 bao gồm chim gõ kiến, thằn lằn và trăn.
(4) Quan hệ giữa gõ kiến và thằn lằn là quan hệ cạnh tranh.

(5) Nếu số lượng thằn lằn giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu ít gay gắt hơn.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 3. Cho các nhận xét sau:
(1) Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.
(2) Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.
(3) Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
(4) Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống.
(5) Tỷ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều
kiện môi trường thay đổi.
Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3.
Câu 4. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể
trong quần thể sinh vật?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường
không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2.



Câu 5. Hiện tượng cạnh tranh loại trừ giữa hai loài sống trong một quần xã xảy ra khi một loài duy trì được
tốc độ phát triển, cạnh tranh với loài còn lại khiến loài còn lại giảm dần số lượng cá thể, cuối cùng biến mất
khỏi quần xã. Trong số các phát biểu dưới đây về hiện tượng này:
(1) Hai loài có hiện tượng cạnh tranh loại trừ luôn có sự giao thoa về ổ sinh thái.
(2) Loài có kích thước cơ thể nhỏ có ưu thế hơn trong quá trình cạnh tranh loại trừ.
(3) Các loài thắng thế trong cạnh tranh loại trừ thường có tuổi thành thục sinh dục thấp, số con sinh ra nhiều.
(4) Loài nào xuất hiện trong quần xã muộn hơn là loài có ưu thế hơn trong quá trình cạnh tranh.
Số phát biểu chính xác là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1.
Câu 6. Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, xét các phát biểu sau đây:
(1) Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền kề.
(2) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật.
(3) Năng lượng tích lũy sản sinh ra chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng chiếm khoảng 50% năng lượng nhận được
từ bậc dinh dưỡng thấp liền kề.
(4) Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(1) Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng ít thì càng ổn định và khó bị diệt vong vì
sự cạnh tranh diễn ra ít.
(2) Sự canh tranh trong từng loài là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ đa.
dạng của quần xã.
(3) Số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài khác kìm hãm là hiện tượng khống chế sinh học.

(4) Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vùng vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ bờ ra khơi đại dương.
(5) Có thể ứng dụng khống chế sinh học bằng việc sử dụng thiên địch thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu góp
phần tạo sự bền vững trong nông nghiệp.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2.
Câu 8. Vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái là:
(1) Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái.
(2) Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vật trong công tác nuôi trồng, ta
không phải bận tâm đến khu phân bố.
(3) Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách hợp lí.
Điều này còn có ý nghĩa trong công tác di nhập vật nuôi, cây trồng.
(4) Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết.
Số phương án đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 9. Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, xét các kết luận sau đây:
(1) Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh.
(2) Mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh thì được gọi là nhân tố hữu sinh.
(3) Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường.
(4) Những nhân tố vật lí, hóa học có liên quan đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.

Câu 10. Khi nói về đặc trưng của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Tuổi quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.
(2) Cấu trúc tuổi của quần thể thường không đổi theo thời gian.
(3) Trong vòng đời cá thể các loài sinh vật đều trải qua 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh
sản.
(4) Các cá thể trong quần thể phân bố theo ba dạng: phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo
nhóm.


A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quang hợp?
(1). Để tạo ra được một phân tử C6H12O6 cần có sự tham gia của 12 phân tử H2O.
(2). Trong các sắc tố quang hợp, chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng
hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
(3). Sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối là ATP và NADPH.
(4). Ở thực vật CAM, chất nhận CO2 đầu tiên của quá trình quang hợp là PEP.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Trong các phát biểu sau về hô hấp hiếu khí và lên men:
(1). Hô hấp hiếu khí cần oxi, còn lên men không cần ôxi
(2). Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền điện tử còn lên men thì không

(3). Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là etanol hoặc axit lactic
(4). Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.
(5). Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp (2 ATP) so với lên men (36 – 38 ATP).
Các phát biểu không đúng là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3.
Câu 3. Để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật, một học sinh đưa một cây vào chuông thủy tinh có
nồng độ CO2 ổn định và tiến hành điều chỉnh cường độ chiếu sáng. Sau một thời gian làm thí nghiệm, đocác
thông số, học sinh viết vào nhật kí thí nghiệm các nội dung sau:
(1). Ở điểm bù ánh sáng, không có sự tích lũy chất hữu cơ.
(2). Tính từ điểm bù ánh sáng, cường độ chiếu sáng tăng dần thì lượng chất hữu cơ tích lũy trong lá tăng.
(3). Thay đổi cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích lũy trong lá.
(4). Trong mọi trường hợp, tăng cường độ chiếu sáng sẽ dẫn đến tăng năng suất quang hợp.
Số ghi chú chính xác là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1.
Câu 4. Khi nói về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1). Nước luôn thâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước và hoạt động
trao đổi chất của cây.
(2). Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp(trong đất) vào tế bào lông hút nơi có thế nước cao hơn.
(3). Các ion khoáng chỉ được cây hấp thụ vào theo cơ chế thụ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ
hô hấp.
(4). Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và
con đường tế bào chất.
(5). Dịch của tế bào biểu bì rễ(lông hút) là nhược trương so với dung dịch đất.
A. 2

B. 4
C. 3
D. 1
Câu 5. Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật,có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
(1) Phân giải kị khí tạo ra ít ATP hơn so với phân giải hiếu khí.
(2) Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh trong các mô,cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy
mầm,hoa đang nở.
(3) Hô hấp sáng không tạo ATP,gây lãng phí nguyên liệu quang hợp nhưng tạo được một số axit amin.


(4) Phân giải hiếu khí gồm 3 giai đoạn là đường phân,chu trình Crep và chuỗi chuyền eclectron.Trong đó
chuỗi chuyền electron tạo nhiều ATP nhất.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 6. Khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật,có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1). Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là tiêu hóa nội bào,nhờ các enzim thủy phân trong lizôxôm.
(2). Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa,quá trình tiêu hóa gồm cả tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
(3). Tiêu hóa ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa,với sự tham gia của các enzim chủ
yếu là tiêu hóa ngoại bào.
(4). Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra trong cơ quan tiêu hóa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7. Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi vì:
(1). Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi.
(2). Cây trên đồi có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.
(3). Cây trong vườn có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn lớp cutin trên biểu lá của cây trên đồi.

(4). Lớp cutin mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 8. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào là:
(1). Tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào
(2). Tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa thức ăn xảy ra bên trong của tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong
không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp
(3). Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi
tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa
(4). Tiêu hóa ngoại bào là sự tiêu hóa xảy ra bên ngoài tế bào ở các loài động vật bậc cao.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 9. Có bao nhiêu nguyên nhân nào sau đây giúp hiệu quả hoạt động hô hấp ở chim đạt cao nhất trong
các động vật có xương sống trên cạn?
(1). Không khí giàu O2 đi qua các ống khí liên tục kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra.
(2). Không có khí cặn trong phổi.
(3). Hoạt động hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
(4). Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1
Câu 10. Khi nói về hoạt động của hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
(1). Máu di chuyển càng xa tim thì tốc độ lưu thông của máu càng chậm.

(2). Máu di chuyển càng xa tim thì áp lực của máu lên thành mạch càng giảm.
(3). Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tổng thiết diện của mạch máu.
(4). Nếu giảm thể tích máu thì sẽ làm giảm huyết áp.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.


Câu 1. Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào (tế bào A)
của một loài dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình
bên dưới. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng?
(1) Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
(2) Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.
(3) Mỗi gen trên NST của tế bào A trong giai đoạn này đều có 2 alen.
(4) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ
nhiễm sắc thể n = 2.
(5) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.
A. 1
B. 2.
C. 3
D. 4.
Câu 2. Hình bên dưới mô tả về quá trình sinh sản ở
người. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu khẳng
định sau đây là đúng?
(1) Hình 1 là hiện tượng đồng sinh khác trứng, hình
2 là hiện tượng đồng sinh cùng trứng.
(2) Xác suất để hai đứa trẻ (1) và (2) có cùng nhóm
máu là 100%.
(3) Xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng nhóm

máu là 50%.
(4) Xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng giới tính
là 50%.
(5) Hình 1 được xem là hiện tượng nhân bản vô tính
trong tự nhiên.
(6) Người ta có xác định mức phản ứng của các tính
trạng nếu đem nuôi hai đứa trẻ (3) và (4) trong điều kiện môi trường khác nhau.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1.
Câu 3. Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học
sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như hình bên. Cho các phát biểu sau đây:

(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.
(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.
(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.
(4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (b) → (d) → (c) → (e).
(5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Câu 4. Một nhân tố tiến hóa X tác động vào quần thể theo thời gian được mô tả qua hình vẽ dưới đây:


Aa

AA


AA
Aa

aa
AA

aa

Aa
aa

X

aa
aa

aa
aa

aa
aa

aa
aa

aa

aa
aa


Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nhân tố tiến hóa X này?
(1) Nhân tố X là nhân tố có hướng.
(2) Nhân tố X làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(3) Nhân tố X làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Nhân tố X có xu hướng giảm dần kiểu gen dị hợp tử và duy trì các kiểu gen đồng hợp trong quần thể.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4.
Câu 5. Hình bên dưới minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1)
và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này, hãy
cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(a) Quá trình (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung.
(b) Hình minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ
tế bào.
(c) Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen
được biểu hiện thành tính trạng.
(d) Quá trình (1) diễn ra trong nhân tế bào còn quá trình (2) diễn ra
trong tế bào chất.
(e) Quá trình (1) và quá trình (2) diễn ra gần như đồng thời.
A. 1
B. 3.
C. 2
D. 4.
Câu 6. Giống thỏ Himalaya khi sống trong tự nhiên hoặc khi nuôi ở điều
kiện nhiệt độ thấp hơn 20°C thì có bộ lông trắng muốt, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân,
đuôi và mõm có lông đen như hình 1 bên dưới. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: Cạo phần lông
trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá cho đến khi lông mọc lại. Biết rằng nếu nuôi thỏ ở điều kiện
nhiệt độ lớn hơn 30°C thì toàn thân thỏ có màu trắng muốt.


Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin chỉ phiên mã ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút
của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin.
(4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, phần lông mọc lại tại vùng này có màu đen do nhiệt độ
giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen.
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 7. Hình nào sau đây biểu diễn đúng quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.Coli?


A. Hình B

B. Hình C

C. Hình A

D. Hình D.

Câu 8. Cho sơ đồ về mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C3, C4 với cường độ ánh sáng (hình a) và với
nhiệt độ (hình b). Hãy cho biết kết luận nào sau đây sau về đường cong của nhóm thực vật là đúng?

A. Thực vật C3 có đường II, IV
C. Thực vật C4 có đường II, III

B. Thực vật C4 có đường I, IV.

D. Thực vật C3 có đường I, III.

Câu 9. Khi làm thí nghiệm chứng minh sự hô hấp ở hạt, người ta thiết kế thí nghiệm như hình vẽ sau:

Theo em giọt nước màu trong thí nghiệm di chuyển về hướng nào? Vì sao?
A. Di chuyển về phía bên phải vì quá trình hô hấp thải ra O2.
B. Di chuyển về bên phải vì quá trình hô hấp thải thải ra CO2.
C. Không di chuyển vì lượng CO2 thải ra tương đương lượng O2 hút vào.
D. Di chuyển về bên trái vì quá trình hô hấp hút O2.
Câu 10. Hình bên dưới mô tả về hệ gen trong nhân tế bào và hệ gen ngoài nhân (ngoài nhiễm sắc thể) ở tế
bào nhân thực. Quan sát hình và cho biết trong các khẳng định dưới đây có bao nhiêu khẳng định đúng.

(1) Gen ngoài NST là những gen (ADN) tồn tại trong tế bào chất và được chứa trong các bào quan như: ti
thể, lạp thể ở sinh vật nhân thực hay plasmit ở vi khuẩn.
(2) ADN ngoài nhân có cấu trúc xoắn kép mạch vòng còn ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép dạng
thẳng.
(3) ADN trong nhân có số loại nuclêôtit lớn hơn so với ADN ngoài nhân.
(4) Gen ngoài NST cũng có thể bị đột biến và di truyền được.
(5) ADN trong nhân có nuclêôtit loại T, còn ADN ngoài nhân T được thay bằng U.
(6) Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và dịch mã.
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3


1
B

2

D

3
A

4
A

5
C

1
C

2
D

3
D

4
B

5
A

1
B

2

D

3
C

4
C

5
C

1
A

2
B

3
B

4
C

5
D

1
C

2

C

3
D

4
A

5
B

6
A

7
B

8
A

9
D

10
B

6
D

7

B

8
C

9
D

10
D

6
C

7
A

8
A

9
A

10
D

1
C
21
A

41
C
61
D
81
D

2
C
22
C
42
B
62
A
82
A

B

N
G
Đ
Á
P
Á
N
5
0B
0Ả

C
N
Â
G
U
Đ
H
Á
Ó
P

Đ
N

5B
M
0Ả
C
0N
H
C
G
Ư
Â
Đ
Ơ
U
Á
N
H

P
G
Ó
Á
D
IN

5T
B

0R
M

0U
N
C
C
Y
H
G
Â

Đ
Ư
U
N
Ơ
Á
H
P

N
Ó
G
Á
3IN
D

5IẾ
23
0T
CM
0R
B
C
43
C
U

H
DN
Y
Â
Ư
63
U

G
Ơ

N

H
N
83
Ó
Á
G
ID
BP

4
A
24
D
44
D
64
C
84
C

5
A
25
B
45
B
65
B
85
C


6
A
26
D
46
A
66
B
86
A

7
A
27
A
47
D
67
D
87
B

8
A
28
D
48
C
68

B
88
C

9
A
29
D
49
D
69
D
89
D

10
B
30
D
50
C
70
C
90
A


1
D


1
C

2
C

2
D

3
A

3
A

4
B

4
A

5
B

5
B

6
D


6
B

7
A

7
A

8
A

8
A

9
B

9
B

10
A

10
C

1
C
21

A
41
C
61
D
81
D
1
101

2
C
22
C
42
B
62
A
82
A
2
102

B

N
G
Đ
Á
P

Á
N
5
0B
0

C
N
Â
G
U
Đ
H
Á
Ó
P

Đ
N

5
0M
C
0
H
C
Ư
Â
Ơ
U

N
H
G
Ó
ID

T

R
M
U
C
Y
H

Ư
N
Ơ
N
G
3D
CI
T
23
CR
U
43
DY

63

CN
83
B
3
103

4
A
24
D
44
D
64
C
84
C
4
104

5
A
25
B
45
B
65
B
85
C
5

105

6
A
26
D
46
A
66
B
86
A
6
106

7
A
27
A
47
D
67
D
87
B
7
107

8
A

28
D
48
C
68
B
88
C
8
108

9
A
29
D
49
D
69
D
89
D
9
109

10
B
30
D
50
C

70
C
90
A
10
110 1



×