Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng tuyển dụng và đào tạo tại ban quản lý dự án VLAP tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.03 KB, 13 trang )

Thc trng tuyn dng v o to ti Ban Qun lý d ỏn
VLAP tnh Hng Yờn.

BàI LàM
PHN I : ĐặT VấN Đề

K t khi con ngi xut hin trờn mt t ny v k t khi con ngi
kt hp qun thnh t chc thỡvn qun tr bt u xut hin. xó hi cng
phc tp, a dng v ụng o bao nhiờu thỡ vai trũ ca nh qun tr cng
quan trng by nhiờu. Nhng mt trong nhng vn mu cht ca qun tr
nhõn s vn l qun tr con ngi. Vy nờn hot ng qun tr ngun nhõn lc
luụng úng vai trũ ht sc quan trng trong cỏc hot ng tỏc nghip ca t
chc, doanh nghip trong giai on hin nay. Vi mong mun ỏp dng lý
thuyt ó hc vo thc t cụng vic hin ti, ng thi thc hin yờu cu ca
bi tp cỏ nhõn Hãy phân tích thực trạng về một trong các
hoạt động : Tuyển dụng; Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực; Đánh giá thực hiện công việc; Thù lao lao động, tại tổ
chức mà anh chị đang làm việc. Trên cơ sở đó, hãy nêu
những hạn chế và đề xuất một số giải pháp để khắc
phục. Trong khuụn kh bi vit ny tụi xin c cp n mt chc nng

quan trng ca qun tr nhõn s ú l o to v phỏt trin ngun nhõn lc,
ỏnh giỏ thc trng hot ng ny ti Ban Qun lý d ỏn VLAP tnh Hng
Yờn, nhng hn ch v gii phỏp khc phc.


PHẦN II : TRÌNH BÀY NỘI DUNG BÁO

1.1. Giới thiệu chung về Ban quản lý dự án VLAP tỉnh Hưng Yên
Ban Quản Lý Dự án VLap tỉnh Hưng Yên trực thuộc Sở Tài Nguyên và
Môi Trường tỉnh Hưng Yên được thành lập ngày 30 tháng 10 năm 2007 theo


Quyết định số 1987/QĐ-UBND của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hưng Yên, mục
tiêu của Dự án là “ Tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng đối với dịch vụ
thông tin đất đai qua việc phát triển một hệ thống đất đai hoàn thiện ở các
tỉnh được lựa chọn tại Việt Nam”. Một hệ thống vì lợi ích cộng đồng được
cung cấp bởi chính phủ Việt Nam và gắn trách nhiệm với chính phủ trong
việc dẫn dắt và điều hoà một nền kinh tế xã hội phát triển bền vững. Một hệ
thống quản lý đất đai minh bạch sẽ góp phần quản lý tốt và tăng cường hơn
nữa sự tin tưởng của người dân đối với các hoạt động phát triển liên quan
đến đất đai.
Hỗ trợ phát triển một hệ thống thông tin đất đai chính xác, thường
xuyên được cập nhật và hoàn chỉnh để hỗ trợ đăng ký đất, thông qua cập nhật
và hoàn thành toàn bộ việc lập hồ sơ địa chính, hồ sơ đăng ký đất đai phát
triển công nghệ tin học để lưu trữ, thực hiện nghiên cứu phát triển chính sách
hỗ trợ hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai.
Thực hiện một chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng đối với
thông tin đất đai dành cho người sử dụng đất. Đem lại sự hài lòng của khách
hàng đối với dịch vụ đất đai.
1.2. Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Dự án VLAP tỉnh Hưng Yên.


Ban Quản lý Dự án VLAP là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực
thuộc hệ thống quản lý Nhà nước cấp tỉnh, chi phí quản lý của Ban do ngân
sách nhà nước cấp, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ do World Bank tài trợ .
Giám đốc Ban chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban. Biên chế của Ban quản lý Dự án Vlap
gồm 26 người. Cán bộ được bố trí chuyên trách, ổn định.
Để đạt được mục tiêu dự án đề ra đòi hỏi mỗi cán bộ, chuyên viên
Ban quản lý phải có tâm có tầm có trình độc chuyên môn đáp ứng tốt nhu cầu
công việc.


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA PHÒNG BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VLAP
TỈNH HƯNG YÊN

GIÁM ĐỐC

PHÓ
PHÓ GIÁM

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM

ĐỐC TÀI

HÀNH

ĐỐC KỸ

CHÍNH

CHÍNH

THUẬT


Cán bộ M&E

Cán bộ mua sắm,

Kế toán trưởng


trưởng nhóm

đấu thầu trưởng

trưởng nhóm

KT trưởng nhóm

nhóm

Kiểm soát

Cán bộ đăng ký

nội bộ

đất đai

Cán bộ
kế hoạch

Điều phối

Hỗ trợ hành

Tư vấn

Chuyên gia quản


Cán bộ TT đất

chính phiên dịch

đấu thầu

lý tài chính

đai

Nhóm đấu thầu

Nhóm tài chính

Nhóm tổng hợp

Tư vấn kỹ thuật
Nhóm kỹ thuật

2. Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển tại Ban quản lý Dự án
VLAP tỉnh Hưng Yên.
2.1.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là gì?
Đào tạo và phát triển là một nhu cầu không thể thiếu được đối với bất cứ loại
hình tổ chức nào.
Theo sách Quản trị nhân sự do Nhà xuất bản lao động phát hành của
tác giả Tiến sỹ Nguyễn Hữu Thân chủ biên, định nghĩa: Đào tạo là các hoạt
động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của nhân viên đối với
công việc hiện hành hay trước mắt. Phát triển bao gồm các hoạt động nhằm
chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát
triển trong tương lai.

2.1.2. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;


Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là có ảnh hưởng vô
cùng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và
mỗi tổ chức, doanh nghiệp nói riêng. Hiện nay với sự phát triển mãnh mẽ của
khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã đi vào mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên trong mỗi tổ chức được tăng
nhanh cùng với sự phát triển của xã hội. Đào tạo được coi là một yếu tố cơ
bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Đối với các cơ quan
quản lý hành chính như Ban quản lý Dự án VLAP tỉnh Hưng Yên việc đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những khâu, nhiệm vụ trọng
tâm trong quá trình hoạt động để phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển
sự phát triển của xã hội hiện nay, qua đó làm tốt chức năng nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật, hoàn thành tốt mực tiêu dự án đúng tiến độ lộ trình dự án.
2.2. Thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại Ban
Quản lý Dự án VLAP tỉnh Hưng Yên
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ban Quản lý dự án
VLAP tỉnh Hưng Yên được thực hiện thường xuyên theo nhu cầu quản lý
cũng như công tác chuyên môn của ngành. Tiến trình đạo tạo và phát triền
nguồn nhân lực tại đơn vị theo phương pháp phát triển cấp quản trị quy trình
được thực hiện theo các bước sau đây:
* Xác định nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo:
Đây là một câu hỏi ai cũng có thể giải đáp được. Đối với một dự án có
tính chuyên môn cao nhằm mục tiêu quản lý thì nhu cầu đào tạo nhân viên là
một nhiệm vụ cấp bách. Trên cơ sở nguồn chất lượng của nguồn nhân lực


nhân lực hiện có tại đơn vị. Xác định yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, từng nhóm chuyên môn

cụ thể để xác định nhu cầu đạo tạo nhằm cung cấp cho cán bộ nhân viên kiến
thức cần thiết để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ đang được phân công nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban.
Nội dung đào tạo sẽ được tiến hành thực hiện trong Dự án VLAP
được xây dựng dựa trên đánh giá về nhu cầu đào tạo được thực hiện bởi Sở
TNMT. Mặc dù vậy, công tác đào tạo của Dự án hiện mới chỉ đáp ứng được
một phần nhỏ của nhu cầu đào tạo thực tế. Trong khuôn khổ của Dự án, mỗi
nội dung đào tạo chỉ được thực hiện một lần trong toàn bộ thời gian thực hiện
Dự án.
Việc đào tạo cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, về công nghệ thông
tin và về kỹ năng trong tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, giải
quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo là một trong những công tác quan trọng của
việc tăng cường năng lực cho các địa phương. Việc tổ chức tốt công tác đào
tạo quyết định sự thành công và duy trì tính bền vững của dự án, mỗi nội
dung chỉ được đào tạo một lần trong cả toàn dự án. Cụ thể về nhu cầu tối
thiểu của công tác đào tạo như trong bảng sau:

Bảng: Nhu cầu của công tác đào tạo thuộc Dự án

Số lượt cán bộ được đào


STT

Đào tạo về

tạo

- Hình thức đào tạo trong công việc; hội thảo trao đổi chuyên
môn:

Đây là hình thức luôn được áp dụng một cách triệt để và có hiệu
quả cao hiện nay được lãnh đạo Ban quản lý dự án VLAP rất quan tâm để tổ
chức thực hiện. Đối với những cán bộ, nhân viên mới thì việc đào tạo theo
cách chỉ dẫn, kèm cặp qua thực hiện nhiệm vụ thực tế là rất có hiệu quả.
Ngoài việc đào tạo kỹ năng trong công việc thì việc bồi dưỡng uốn nắn về
phẩm chất đạo đức, lề lối, tác phong làm việc và thái độ chính trị của người
lao động trong cơ quan hành chính nhà nước là điều rất quan trọng.
- Hình thức đào tạo qua trường lớp:
Trên cơ sở kết quả xác định nhu cầu đào tạo kế hoạch đào tạo của dự
án hàng năm cán bộ dự án được cử đi đào tạo dưới nhiều hình thức đa dạng
tùy theo nhu cầu đào tạo cụ thể của từng cán bộ chuyên môn đáp ứng nhu cầu
dự án:
Ban quản lý dự án sẽ tổ chức tất cả các khóa đào tạo và cung cấp
những hướng dẫn cho Ban quản lý dự án cấp tỉnh. Kế hoạch cho giai đoạn
tiền Dự án và cho 18 tháng đầu tiên sẽ được thực hiện. Sau đó, kế hoạch
hoạt động hằng năm sẽ được chuẩn bị trước với nội dung đào tạo phù hợp


cho các năm kế tiếp. Kế hoạch đào tạo hằng năm sẽ dựa trên cơ sở kế
hoạch đào tạo cao cấp và sẽ tập trung vào các nhóm mục tiêu sau.
Nhóm mục tiêu cho lãnh đạo và quản lý:
Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đặc biệt cho các đối tượng sẽ thay
thế những người nghỉ hưu. Các đối tượng này cần được đào tạo chuyên sâu
để đáp ứng cho nhu cầu phát triển khu vực nói riêng và phát triển nền kinh
tế quốc dân nói chung trong những năm tới.
Nhóm mục tiêu các cán bộ chuyên nghiệp:
Đào tạo lại những cán bộ mà chưa được đào tạo chuyên môn và đang
học trung cấp kỹthuật hoặc tại chức, cần được bổ sung kiến thức và kỹ năng
của một cán bộ chuyên nghiệp.
Nhóm các cán bộ địa chính cấp xã:

Đào tạo trung cấp về kỹ năng nghiệp vụ (quản lý đất đai, đo đạc và
bản đồ) cho các cán bộ địa chính chưa được đào tạo;
Đào tạo cao đẳng về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ cho các cán bộ
địa chính cấp xã đã có bằng trung cấp kỹ thuật.
Nhóm các nhà lãnh đạo và quản lý:
Các cán bộ quản lý cấp Trung ương, lãnh đạo các Sở TNMT tỉnh,
lãnh đạo Phòng TNMT huyện hoặc các chức danh tương đương, và các cán
bộ nguồn khác:


Đào tạo lại nhằm cung cấp các kiến thức về chính trị và quản

lý cao cấp cho các lãnh đạo.


Đào tạo lại để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và quản lý cho


cán bộ lãnh đạo đương nhiệm và cán bộ nguồn.


Nâng cao tầm nhìn và tư duy chiến lược cho các nhà lãnh

đạo, quản lý cũng như cán bộ nguồn về: chiến lược lãnh đạo, kỹ năng lập kế
hoạch, quản lý và xử lý tình huống.


Đào tạo lại các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ là mối quan

tâm trực tiếp của Bộ, chú tâm vào đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo

cho những cán bộ mà chưa được đào tạo về chuyên môn đang đảm nhiệm.


Đào tạo cho những cán bộ chưa có chuyên môn: cần thiết phải

truyền những kiến thức chuyên môn cơ bản cho các đối tượng này có cách tư
duy và tiếp cận đúng đắn.
Nhóm cán bộ chuyên nghiệp: gồm các cán bộ hành chính và cán bộ
làm việc tại cơ quan cung cấp các dịch vụ công cộng:


Đào tạo lại và nâng cấp kiến thức theo yêu cầu của Chính phủ:

lý luận chính trị, quản lý, tin học và ngoại ngữ. Đào tạo ngoại ngữ cần được
chú trọng cho những cán bộ làm việc trong khu vực hợp tác quốc tế và kinh
tế đối ngoại;


Đào tạo lại và nâng cấp kiến thức pháp luật; kỹ năng cần thiết

trong cung cấp dịch vụ công cộng; đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng và phương
pháp nghiên cứu v..v..


Đào tạo chuyên môn: Luật đất đai; Đăng ký và thống kê đất

đai; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; hệ thống thông tin đất đai; kỹ thuật
bản đồ; quản lý thị trường bất động sản; đánh giá đất, v.v.. (đào tạo cả về
chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo cho những đối tượng chưa có chuyên



môn);
• Đào tạo kỹ năng soan thảo văn bản (thư, đơn, quyết định, báo
cáo, v.v.), kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn,
phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp và phối hợp..v..v.
• Đào tạo kỹ năng nắm vững luật pháp liên quan đến quản lý
đất đai và tài nguyên môi trường.v..v.



Đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn;
Đào tạo về công nghệ mới, nâng cấp công nghệ thông tin, kỹ

năng thu thập và quản lý dữ liệu;


Đào tạo nâng cao kỹ năng truyền bá thông tin (đặc biệt là nâng

cao nhận thức cộng đồng).

3. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
- Ưu điểm:
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của dự án đã được hoạch
định đầy đủ, chi tiết đến từng vị trí nhân sự của dự án. Lập kế hoạch đào tạo
5 năm của dự án cử cán bộ học tập nâng cao trình độ, cũng như thực hiện
việc đào tạo, huấn luyện qua thực tế công việc đúng người, đúng việc và đạt
hiệu quả cao đáp ứng đúng yêu cầu dự án.
Việc quản lý, động viên cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ được
chú trọng, nên trong những năm vừa qua cán bộ, nhân viên được cử đi đào tạo
luôn xác định rõ trách nhiệm để tham gia đạt hiệu quả.

- Tồn tại hạn chế công tác đào tạo của dự án:


Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhiều khi chưa bám sát vào
nhu cầu thực tế của tổ chức trong từng giai đoạn để cử cán bộ đi học tập.
Cụ thể công tác đào tạo sẽ được triển khai theo kế hoạch 18 tháng đầu
của Dự án tiến độ thực hiện. Thực tiễn dự án chậm chưa triển khai mua máy
tính xuống các địa bàn thực hiện dự án cán bộ xã phường được đào tạo tin
học không có máy áp dụng học không đi đôi với hành. Hiệu quả đào tạo còn
chưa cao.
Việc đưa cử cán bộ tham gia học tập ngoài tổ chức, nhiều khi còn chưa
bám sát khối lượng thực tế công việc tại các bộ phận phải thực hiện, nên
nhiều khi bộ phận có cán bộ được cử đi học tập công việc bị ùn tắc cục bộ.
Đôi khi việc cử cán bộ đi tham gia học tập chưa tính đến nhu cầu của
bản thân nhân viên, nên có cán bộ khi được cử đi học tập không đồng tình với
quyết định của tổ chức, tuy nhiên vẫn phải tham gia với thái độ không cầu thị
nên hiệu quả còn chưa cao.

4. Đề xuất, kiến nghị:
- Để việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả thì việc xác
định nhu cầu đào tạo không nên làm một cách chủ quan từ tổ chức, nên tìm
hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để có định hướng đào tạo hợp lý hiệu
quả.
- Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhiều khi phải bám sát
thực tế và nhu cầu tế của dự án trong từng giai đoạn để cử cán bộ đi học tập.


- Có biện pháp để đánh giá được kết quả sau đào tạo, để đánh giá được
cán bộ cử đi đào tạo thu hoạch được cái gì, giúp gì cho tổ chức của mình, qua
đó có thể bố trí, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức.

III. Kết luận:
Qua học tập và tiếp cận môn Quản trị nguồn nhân lực giúp tôi có thể
hiểu và đánh giá được tầm quan trọng chức năng đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, cũng như các cách thức để đầo tạo và phát triển nguồn nhân lực
hiệu quả. Thông qua làm bài tập cá nhân, cụ thể là phân tích việc thực hiện
nhóm chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại Ban Quản lý dự án
VLAP tỉnh Hưng Yên là một hoạt động rất quan trọng để duy trì và phát triển
trong đơn vị mình. Để thực hiện chức năng này đạt được hiệu quả cần thực
hiện theo một quy trình cụ thể từ việc xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào
tạo, xây dựng các chương trình đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo, bố trí
chi phí đào tạo đến đánh giá kết quả đào tạo phải được thực hiện chặt chẽ
đem lại kết quả cao từ công tác đào tạo của dự án.
Với nhứng kiến thức tiếp thu được từ môn quản trị nguồn nhân lực tôi
tin tưởng rằng trong tương lai sẽ cùng đồng nghiệp xây dựng được các trương
trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả áp dụng vào thực tế công
việc tại đơn vị mình.

H ưng Y ên, ngày 26 tháng7 năm 2011


* Danh mục nguồn tài liệu tham khảo:
1.

Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 30/10/2007 của Chủ tịch UBND

tỉnh Hưng Yên về việc thành lập Ban Quản lý Dự án VLAP tỉnh Hưng Yên.
2.

Quản trị nguồn nhân lực, Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh


doanh quốc tế, tài liệu tham khảo – lưu hành nội bộ.
3. Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án VLAP – Chương 2. Tổ chức quản
lý và thực hiện Dự án.
4. Quản trị nhân sự - của tác giả Nguyễn Hữu Thân, Ph.D/DBA.



×