Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá hiện trạng thu gom xử lý chất thải nguy hại tại Nhà máy Z115 Tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC HUY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM XỬ LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI NHÀ MÁY Z115
- TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC HUY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM XỬ LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI NHÀ MÁY Z115
- TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Khoa học môi trường
Mã ngành: 8 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền

Thái Nguyên, năm 2018




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi xin cam đoan các thơng tin trích trong
luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Huy


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ
bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngồi Trường Đại học Nơng Lâm
Thái Nguyên.
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS. TRẦN VĂN
ĐIỀN là người trực tiếp hướng dẫn và giúp em trong suốt thời gian nghiên
cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cả ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các phịng ban chức
năng, các phân xuởng tại nhà máy Z115 đã tạo điều kiện cho em thu thập dữ
liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện khóa luận này.
Em xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cơ giáo Khoa Môi
trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em thực

hiện luận văn.
Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận
tình, q báu đó!
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên, ngày…… tháng… năm 2018
Học viên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
1.1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại ........................................................... 4
1.1.2.Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại: ............................................ 5
1.1.3.Các tác nhân chính gây hại chứa trong chất thải nguy hại: ............... 7
1.1.4. Giảm thiểu và xử lý chất thải nguy hại: ............................................ 9
1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 11
1.3. Thực trạng thu gom xử lý chất thải nguy hại trên Thế giới .................. 13
1.4. Thực trạng thu gom xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam ................. 15

1.4.1. Hiện trạng một số cơng nghệ xử lý CTNH điển hình ở Việt Nam ...... 15
1.4.2. Các công nghệ khác......................................................................... 27
1.4.3. Hiệu quả xử lý và môi trường của các công nghệ đã được cấp phép ........ 27
1.4.4. Xu thế áp dụng một số công nghệ mới ........................................... 28
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 29


iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................... 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 29
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 29
2.4.1. Phương pháp điều tra ...................................................................... 29
2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ......................................... 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 32
3.1. Chức năng nhiệm vụ và tình hình hoạt động ........................................ 32
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quá trình phát triển Nhà máy Z115 ...........32
3.1.2. Nhân sự cho công tác quản lý và giám sát môi trường .......................34
3.2.Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động
của các phân xưởng tại Nhà máy Z115 ........................................................ 35
3.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tại
Nhà máy Z115. ............................................................................................. 41
3.3.1. Công tác thu gom ............................................................................ 41
3.3.2.Công tác bảo quản chất thải nguy hại .............................................. 43
3.3.3.Phương án xử lý chất thải nguy hại.................................................. 44
3.4. Tồn tại hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và
xử lý chất thải nguy hại tại nhà máy Z115................................................... 52
3.4.1. Tồn tại và hạn chế ............................................................................ 52

3.4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý chất thải
nguy hại tại nhà máy Z115 ........................................................................ 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 63
1.Kết luận ..................................................................................................... 63
2. Kiến nghị .................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 65


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTNN:

Chất thải nguy hại

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

STT:

Số thứ tự


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số công nghệ xử lý CTNH phổ biến ở Việt Nam ................... 15
Bảng 2.1: Đối tượng được chọn tham gia phỏng vấn điều tra ....................... 30
Bảng 3.1: Ngun liệu thơ/ hóa chất tại khu A, xã Quyết Thắng, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............................................ 37
Bảng 3.2: Ngun liệu thơ/ hóa chất tại khu B, xã Lâu Thượng, huyện

Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên ........................................................... 38
Bảng 3.3: Chất thải nguy hại tại khu A, xã Quyết Thắng, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. .................................................. 38
Bảng 3.4: Chất thải nguy hại tại khu B, xã Lâu thượng, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 39
Bảng 3.5: Chất thải thông thường tại khu A, xã Quyết Thắng, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. .................................................. 40
Bảng 3.6: Chất thải thông thường tại khu B, xã Lâu Thượng, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 40
Bảng 3.7: Chất thải nguy hại tự sử lý tại khu A, xã Quyết Thắng, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. ........................................... 40
Bảng 3.8: Chất thải tự xử lý tại Khu B, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên. ......................................................................... 41
Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý khu A .......... 48
Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý khu B ........ 49
Bảng 3.11: Bảng ý kiến của cán bộ, công nhân và các hộ dân xung
quanh nhà máy về việc xử lý rác thải của nhà máy ...................... 52
Bảng 3.12: Nhận thức của cán bộ, công nhân và các hộ dân xung quanh
nhà máy về hệ thống thu gom, phân loại chất thải nguy hại
của nhà máy .................................................................................. 53
Bảng 3.13: Nhận thức của cán bộ,công nhân và các hộ dân xung quanh
về việc xử lý chất thải nguy hại .................................................... 54


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Hệ thống xử lý khí thải lị đốt CTNH .............................................. 17
Hình 1.2. Hệ thống lị nung xi măng và bộ phận nạp CTNH dạng lỏng ......... 19
Hình 1.3. Hầm chơn lấp CTNH ....................................................................... 20

Hình 1.4. Máy trộn bê tông và máy ép gạch block để hố rắn CTNH ............ 21
Hình 1.5. Hệ thống chưng dầu thải phân đoạn................................................. 23
Hình 1.6. Hệ thống chưng dầu thải chưng đơn giản ........................................ 23
Hình 1.7. Thiết bị xử lý bóng đèn thải ............................................................. 24
Hình 1.8. Dây chuyền nghiền bản mạch điện tử (trái) và bàn phá dỡ đơn
giản (phải) ...................................................................................... 25
Hình 1.9. Dây chuyền phá dỡ ắc quy chì thải cơ giới hố ............................... 27
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Nhà máy Z115 hiện nay .......................................... 34
Hình 3.1. Quy trình xử lý bụi ........................................................................... 57
Hình 3.2. Hệ thống xử lý khí thải..................................................................... 59


viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Công nghệ gia cơng cơ khí, xử lý bề mặt điển hình (cơ sở sản xuất
tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)................. 36
Sơ đồ 2: Công nghệ sản xuất thuốc nổ amơnít AD1-15 (điển hình cho
các loại thuốc nổ công nghiệp Nhà máy đang sản xuất tại xã
Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên):.............................. 36
Sơ đồ 3: Nước thải từ các nhà sản xuất cơ khí tại khu A Nhà máy Z115.................. 45
Sơ đồ 4:Nnước thải được bơm về hệ thống xử lý nước thải trung tâm
tại khu B .............................................................................................. 46
Sơ đồ 5: Phân loại chất thải rắn trong quá trình hoạt động Nhà máy Z115............ 51


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiền thân là Nhà máy MZ431 trực thuộc Tổng cục Hậu cần, thực hiện

nhiệm vụ nhồi lắp các loại lựu, mìn theo kế hoạch của Cục Quân giới từ năm
1965, rồi chuyển đổi thành Nhà máy V115 và Nhà máy Z115 thuộc Tổng cục
Cơng Nghiệp Quốc Phịng ngày nay. Những năm qua, dẫu nhiều thời điểm
phải đối mặt với mn vàn khó khăn, thiếu thốn, gian khổ, hy sinh, nhất là
trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Nhà máy Z115 vừa
phải xây dựng, di chuyển; vừa phải nghiên cứu chế thử, tổ chức sản xuất…,
nhưng vẫn đáp ứng kịp thời các yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết cho chiến trường.
Nhà máy cũng cử hàng trăm lượt cán bộ, công nhân viên vào chiến trường
“B” để tổ chức sửa chữa tại chỗ hàng ngàn tấn vũ khí phục vụ chiến đấu, góp
phần cùng với quân dân cả nước làm nên những chiến cơng hiển hách, giải
phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước.
Thời kỳ đổi mới, Nhà máy đã không ngừng nghiên cứu, chế thử, phát
triển và sản xuất thành cơng nhiều sản phẩm vũ khí thế hệ mới với sức cơng
phá lớn, tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong xây
dựng quân đội hiện nay. Nhà máy cũng thực hiện tốt nhiệm vụ kết hợp quốc
phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phịng, bảo đảm tăng trưởng bình qn
đạt 10-15%/năm. Chính sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng mà trong những
năm qua Nhà máy Z115 được tặng thưởng Huân chương Quân cơng hạng Ba
(năm 1984); Hn chương Chiến cơng hạng Nhì (năm 2000), danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân năm 2015 và nhiều phần thưởng cao quý khác,
trở thành lá cờ đầu trong phòng trào thi đua quyết thắng của Tổng cục CNQP
và của quân đội.
Công ty TNHH Một Thành Viên Điện Cơ Hóa Chất -15 thuộc Tổng cục
Cơng Nghiệp Quốc Phịng, có nhiệm vụ chính là sản xuất các loại vũ khí đạn


2
dược lục quân, với sản phẩm chính là đạn cối 60, 82, 100 mm sát thương, đạn
OG-9, lựu, mìn các loại, bên cạnh đó Cơng ty cịn sản xuất các mặt hàng kinh
tế như các sản phẩm cơ khí có độ chính xác cao, thuốc nổ cơng nghiệp cá loại

(AD1-15, AFST-15A, TFĐ-15WR, ANFO-15WR, TMN-15H…) . Các quy
trình cơng nghệ sản xuất chính là nhồi thuốc, tổng lắp, bảo quản đạn dược,
sản xuất cơ khí, thuốc nổ cơng nghiệp.
Tất cả các địa điểm hoạt động sản xuất của Công ty luôn đảm bảo môi
trường làm việc tốt cho người lao động và hệ sinh thái tại địa bàn. Các loại
hóa chất có tác động xấu đến sức khỏe của người lao động trong q trình sản
xuất ln được vận chuyển, gia cơng ở các vị trí cách ly và thao tác gián tiếp,
người lao động luôn chấp hành tốt việc mang mặc các trang bị bảo hộ lao
động. Các chất thải dạng lỏng được xử lý hóa chất trước khi thải ra mơi
trường đảm bảo trung tính và mất khả năng nguy hại tới con người. Các chất
thải rắn được tập kết tại vị trí quy định, định kỳ được mang đốt hủy trong lị
đốt đúng quy trình cơng nghệ.
Cơng ty thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường: thực
hiện tốt cơng tác vệ sinh cơng nghiệp có nề nếp. Đã lập hồ sơ đăng ký sử
dụng các hố chất và các thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về an tồn. Hệ thống
sử lý mơi trường được vận hành thường xuyên, đảm bảo xử lý hết các chất
thải rắn và nước thải. Đã xây dựng mặt bằng, và các quy định về việc thu gom
rác thải chứa và xử lý rác thải. Trong những năm qua, quá trình thu gom và
quản lý chất thải nguy hại tại Nhà máy Z115 đã được thực hiện theo qui trình
hướng dẫn của Nhà máy, nhưng chưa có một đánh giá nào về hiệu quả của
việc thu gom và xử lý các chất thải nguy hại này.
Xuất phát từ thực tế trên,tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
hiện trạng thu gom xử lý chất thải nguy hại tại Nhà máy Z115- Tỉnh
Thái Nguyên”.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại bao gồm nguồn
phát thải, lượng chất thải, thành phần chất thải tại công ty TNHH Một thành

viên Điện – Cơ Hóa Chất Z115.
- Đánh giá được hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý chất thải nguy hại
của Nhà máy.
- Xác định được những tồn tại hạn chế trong thu gom, quản lý và xử lý
chất thải nguy hại của Nhà máy đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý
chất thải nguy hại của Nhà máy.
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho việc đánh
giá các hệ thống xử lý môi trường tại các nhà máy sử dụng chung qui trình
cơng nghệ.
- Giúp cho người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra
kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho việc đánh giá hệ thống xử lý chất
thải nguy hại để từ đó đề ra biện pháp mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống xử lý của công ty để đảm bảo tiêu chuẩn, đồng thời giảm thiểu
tác hại lên môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của từng công ty.
* Ý nghĩa thực tiễn
Từ những cơ sở tài liệu của đề tài có ý nghĩa trong cơng tác bảo vệ mơi
trường giải quyết được vấn đề thu gom xử lý chất thải nguy hại của Nhà máy
Z115 và các Nhà máy Quốc Phòng khác trong tỉnh.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại
Thuật ngữ chất thải nguy hại lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70. Sau
1 thời gian nghiên cứu và phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ

thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới
có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các
văn bản dưới luật về mơi trường. Chẳng hạn như:[2]
Chương trình mơi trường của Liên Hợp Quốc (12/1985): ngồi chất
thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng,
bán rắn-semisolid và các bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ,
ăn mịn hoặc có đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại
đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi
được cho tiếp xúc với chất thải khác.
Công ước Basel không đưa ra một định nghĩa cụ thể về CTNH mà đưa
ra các phụ lục trong Cơng ước, trong đó xác định những chất thuộc Phụ lục I
và có ít nhất một thuộc tính trong Phụ lục III, hoặc các chất do nước sở tại
quy định trong luật pháp của nước đó, được coi là CTNH (1989) [3];
Chương trình mơi trường của Liên hợp Quốc: Ngồi chất thải phóng
xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắnsemisolid, và các bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính,nổ, ăn mịn
hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức
khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay được cho
tiếp xúc với chất thải khác. (12/1985)
Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm
trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu phải tìm cách để đối phó. Phải hiểu


5
chất thải nguy hại là gì và tác hại của nó như thế nào mới giúp chúng ta có cơ
sở đặt ra các quy định để quản lý nó. Hiện nay ở Việt Nam có hai văn bản
pháp luật nêu định nghĩa về chất thải nguy hại:
- Theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại năm 1999: “Chất thải nguy
hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây
nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm và
các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy

hại tới môi trường và sức khoẻ con người”
Luật bảo vệ môi trường ban hành sau này nêu định nghĩa ngắn gọn hơn,
rõ ràng hơn và gần như là sự khái quát của định nghĩa trong Quy chế quản lý
chất thải nguy hại.
- Theo Luật bảo vệ môi trường 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải
chứa yếu tố độc hại, phúng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây
ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung
tương tự nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức trên thế giới,
đó là nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của
chất thải nguy hại.
1.1.2.Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại:
Các chất thải nguy hại có thể phát sinh từ rất nhiều nguồn như: sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp; hoạt động của công sở, cửa hiệu, trường học; từ
các bệnh viện; các hoạt động sinh hoạt khác.[17]
* Quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt động sinh hoạt và hoá chất
tồn đọng: Thành phần nguy hại trong chất thải rắn từ các hoạt động sinh hoạt
bao gồm:
- Các thành phần nilon, bao bì bằng chất dẻo: Tỷ lệ nilon, đồ nhựa trong
rác thải sinh hoạt chiếm từ 2,7%-8,8%;


6
- Thành phần pin (có chứa thành phần chì và thủy ngân bên trong) hay
keo diệt chuột (có chứa thành phần hóa chất độc hại): Những thành phần này
chiếm khối lượng khơng đáng kể nhưng có nguy cơ gây hại không nhỏ;
- Các chi tiết điện và điện tử thải chứa những bộ phận như pin, ác qui
thải ở dạng bẹp, vỡ chiếm từ 0,07% - 1,12%
- Ơ nhiễm phóng xạ từ sự rị rỉ phóng xạ, rác thải hạt nhân ...
- Các thành phần nguy hại từ các cơ sở dịch vụ chủ yếu bao gồm các

cặn kim loại, dầu mỡ, giấy, giẻ có thấm dầu mỡ từ dịch vụ sửa chữa xe, lõi
nhựa chứa mực in từ các cơ sở photocopy và các loại vỏ hộp. Tổng lượng chất
thải rắn nguy hại từ các cơ sở dịch vụ thơng thường chiếm khoảng 36,9%
(trong đó, cặn kim loại chiếm 1,6%; dầu mỡ thải, giấy, giẻ thấm dầu chiếm
23,4%; nhựa, hoá chất, sơn chiếm 11,1 %; vỏ hộp hoá chất chiếm 0,8 %). Các
lõi mực in của máy photocopy, biến thế hỏng được các chủ phát sinh thu gom
và bán lại cho người thu mua phế liệu.
* Quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt động công nghiệp:
- Chất thải rắn nguy hại: bao gồm khí thải độc hại, hóa chất ở dạng lỏng,
chúng dễ gây ra cháy nổ, ngộ độc, tác động không tốt đến sức khỏe của con
người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác.
- Chất thải rắn như sắt thép kim loại bị gỉ cũ kĩ gây ít hoặc khơng nguy
hại nhưng chúng cần phải được xử lý dọn dẹp hay tái chế cẩn thận.
* Quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt động y tế:
Các loại chất thải nguy hại điển hình phát sinh từ các hoạt động của bệnh
viện gồm:
- Các chất thải trong quá trình phẫu thuật người, động vật, bao gồm các
bộ phận cơ thể và các tổ chức nội tạng; - Các vật nhọn sắc và dễ gãy có tiếp
xúc với máu, mủ trong q trình mổ xẻ; các chất lỏng sinh học hoặc giấy
thấm đã được sử dụng trong y tế, nha khoa;
- Các gạc bông băng có máu, mủ của bệnh nhân;
- Các loại ống nghiệm ni cấy vi trùng trong các phịng xét nghiệm;


7
- Các chất thải ra trong quá trình xét nghiệm;
- Các loại thuốc quá hạn sử dụng ...
- Hầu hết các chất thải bệnh viện là các chất thải sinh học độc hại và
mang tính đặc thù khác với các loại khác, nếu không được phân loại cẩn thận
trước khi xả chung với chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể.

Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là các khu vực xét nghiệm, khu
phẫu thuật, bào chế dược.
* Ơ nhiễm phóng xạ từ sự rị rỉ phóng xạ, rác thải hạt nhân: đang là mối
đe dọa nghiêm trọng cho sự an toàn của cuộc sống con người trên hành tinh.
Trong cuộc sống hiện đại, nhân loại đang hứng chịu nhiều tai họa, trong đó
họa do chính con người gây ra ơ nhiễm do rị rỉ phóng xạ, rác thải hạt nhân và
việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
1.1.3.Các tác nhân chính gây hại chứa trong chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại chứa một hoặc nhiều tác nhân chính gây hại cho con
người như sau:
1. Arsenic (Thạch tín - As) được sử dụng trong hợp kim của mạch điện,
trong thuốc trừ sâu và chất bảo quản gỗ; có độc tính mạnh và khả năng gây
ung thư cao.
2. Amiang đã từng được sử dụng rộng rãi làm làm vật liệu cách nhiệt trong
ngành xây dựng; vẫn được sử dụng trong các miếng đệm, má phanh, tấm lợp và
các vật liệu khác. Khi hít phải có thể gây ung thư và trung biểu mơ.
3. Cađimi (Cd) được sử dụng trong pin, chất nhuộm, lớp phủ bề mặt kim
loại và nhựa. Cơ thể con người tiếp xúc với Cd từ các hoạt động tại nơi làm
việc, từ khói thuốc lá và thức ăn bị nhiễm độc. Cd là tác nhân gây huỷ hoại
phổi, gây bệnh thận và làm kích ứng đường tiêu hố.
4. Crơm (Cr) kết hợp dễ dàng với các kim loại khác hình thành các hợp
kim, ví dụ thép khơng gỉ. Cr được sử dụng làm lớp phủ chống gỉ lên các kim
loại khác, tạo màu trong sơn, chứa trong chất bảo quản gỗ và các dung dịch


8
thuộc da. Khi nhiễm Cr(VI) sẽ gây ung thư, rối loạn gen và nhiều bệnh khác.
5. Chất thải y tế: Các loại chất thải y tế nếu không xử lý trước khi đưa ra mơi
trường có thể gây nhiễm trùng, truyền mầm bệnh và các vi khuẩn có hại.
6. Xyanua (CN-) là một chất độc mà ở liều cao có thể gây ra tê liệt, rối loạn

và ngừng thở; tiếp xúc lâu dài ở liều thấp có thể gây mệt mỏi và làm giảm sức
khoẻ. Khí hydro xyanua nén được sử dụng để trừ các loại động vật gặm nấm,
côn trùng trên tầu thuỷ và trên cây cối.
7. Chì (Pb) được sử dụng trong sản xuất pin, đạn dược, sản phẩm kim
loại (như que hàn và ống thép), các thiết bị chắn tia X- quang ... Nếu ăn hay
hít phải Pb có thể gây hại cho hệ thần kinh, thận và hệ sinh sản.
8. Thuỷ ngân (Hg) được sử dụng trong sản xuất khí clo, sơđa ăn da,
nhiệt kế, chất hàn răng và pin. Hg tiếp xúc với cơ thể thường xảy ra qua
đường khơng khí, nước, thức ăn bị nhiễm thuỷ ngân hoặc chữa trị y khoa và
nha khoa. Nhiễm độc mức cao có thể huỷ hoại não, thận và bào thai.
9. PCB (PolyChloritnated Biphenyls) là các hợp chất được sử dụng
trong công nghiệp làm chất lỏng trao đổi nhiệt, trong biến thế và tụ điện, làm
phụ da trong sơn, giấy sao chụp khơng có các bon, chất bịt kín và nhựa. PCB
gây tác động xấu đến hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ miễn dịch và gan.
10. POP (Persistent Organic Polutants - Chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân
huỷ): Các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân huỷ là một nhóm các hố chất và
thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn tại nhiều năm trong mơi trường, có khả năng
phát thải và tích luỹ sinh học lớn; do vậy đe dọa con người và động vật ở cuối
chuỗi thức ăn, gây một loạt tác hại về sức khoẻ.
11. Axit và kiềm mạnh: Các dung dịch ăn mòn mạnh được sử dụng trong
cơng nghiệp có thể ăn mịn kim loại và phá huỷ các mô sinh vật sống.
12. Phóng xạ với sức khỏe con người: Những tác hại của tai nạn hạt nhân là
vô cùng nguy hiểm, từ việc gây sát thương trực tiếp đến gây bệnh do nhiễm
phóng xạ cấp tính, mãn tính, hỗn hợp, tổn thương các bộ phận trên cơ thể con
người, tàn phá môi trường trên diện rộng, gây tác hại lâu dài.


9
- Trên thực tế, phóng xạ được phát ra trong tự nhiên từ lịng đất, trong
khơng khí và ở mọi nơi trên trái đất. Ngồi ra, liều lượng phóng xạ cịn có thể

tăng lên do bị rị rỉ trong q trình sử dụng các yếu tố phóng xạ vào các mục
đích (sử dụng chế tạo vũ khí trong quân sự, điều trị bệnh trong y học, sản xuất
năng lượng hạt nhân ...). Phóng xạ tự nhiên là yếu tố cấu thành môi trường
sống của con người và những khu vực khác nhau thì có mức độ phóng xạ
khác nhau. Phóng xạ có thể có ích hoặc có hại, tùy thuộc liều lượng. Nếu liều
lượng cao sẽ gây nguy hiểm cho con người. Các nguy hiểm khi tiếp xúc với
phóng xạ suốt đời sẽ ảnh hưởng nhiều nhất tới phổi, vú (ở phụ nữ), gan, dạ
dày, ruột kết, tủy xương ... Phóng xạ ảnh hưởng đến đặc tính di truyền của
con người.
- Các nhà khoa học đã khẳng định, phóng xạ có thể làm tổn thương tế bào,
chết tế bào, tổn thương nhiễm sắc thể, làm chậm phát triển hệ thần kinh và hệ
vận động. Mức độ tổn thương tùy liều lượng phóng xạ và giai đoạn nhiễm.
- Nhiều trường hợp thai nhi bị nhiễm phóng xạ (hàng trăm đến hàng
ngàn rads) do một số bệnh nhân nữ xạ trị bệnh ung thư tử cung nhưng khơng
biết có thai. Hầu hết thai nhi đều chết hay bị dị tật như não nhỏ, nứt đốt sống,
nứt vòm họng, dị dạng xương, thiểu năng tinh thần..
1.1.4. Giảm thiểu và xử lý chất thải nguy hại:
*Thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại:
- Lưu giữ chất thải nguy hại tại các cơ sở công nghiệp:
- Việc lưu giữ chất thải nguy hại trong các cơ sở công nghiệp phải được
áp dụng ngay từ khâu đầu phát sinh ra rác thải. Tại khu vực xí nghiệp cơng
nghiệp phải bố trí khu lưu giữ chất thải nguy hại riêng biệt, chất thải nguy hại
phải được lưu giữ an tồn, khơng gây ra những hủy hoại môi trường trong khi
chờ được thu hồi để tái chế hay xử lý.
- Các thùng lưu chứa thường phải được hàn kín và có dán nhãn mác.
Việc rị rỉ các kim loại nặng từ việc lưu giữ lâu dài các xỉ kim loại đã tạo ra


10
một số tác động đối với các lưu vực xung quanh. Xỉ kim loại được sử dụng

như là nguyên liệu để làm đường có thể dẫn đến việc rị rỉ các kim loại nặng,
gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
* Thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại tại các cơ sở y tế:
- Thu gom chất thải bệnh viện là mấu chốt trong toàn bộ quá trình quản
lý, bởi vì ở giai đoạn này, chất thải được chia thành nhiều loại khác nhau và
việc phân loại chất thải khơng đúng có thể dẫn tới nhiều vấn đề nguy hại sau
này. Những chất thải sắc nhọn cần được đựng trong các túi đựng riêng, không
chọc thủng được để tránh phát tán mầm bệnh nguy hiểm.
- Các chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phòng lạnh để tránh sự
phân huỷ trong quá trình lưu giữ.
* Vận chuyển chất thải nguy hại
- Khi vận chuyển các chất thải nguy hại cần phải tuân thủ các qui định
của Nhà nước về vận chuyển chất thải nguy hại.
* Xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại:
- Sự phát sinh chất thải là một kết quả không thể tránh khỏi của sản xuất
cơng nghiệp, bởi vì khơng có một qui trình sản xuất nào đạt hiệu suất 100% và vì
thế vẫn rất cần phải có các giải pháp kỹ thuật để xử lý chất thải nguy hại.
* Nguyên tắc chung để xử lý chất thải nguy hại.
- Giảm lượng và độ độc của chất thải nguy hại tại nguồn thải.
- Xử lý chất thải:
+ Tách các chất thải nguy hại;
+ Biến đổi hóa tính, sinh học nhằm phá huỷ các chất thải nguy hại hoặc
biến thành các chất ít nguy hại hơn hoặc không gây nguy hại;
+ Thải bỏ các chất thải nguy hại theo đúng kỹ thuật để không gây tác hại
tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Xử lý theo phương pháp cơ học: Xử lý
cơ học thông thường được dùng để chuẩn bị chất thải trong quá trình xử lý sơ
bộ của phương pháp xử lý hoá lý hay xử lý nhiệt.


11

* Phương pháp hoá lý: Tách chất thải nguy hại từ pha này sang pha khác,
hoặc để tách pha nhằm giảm thể tích dịng thải chứa chất thải nguy hại. Xử lý
hóa lý là phương pháp thơng dụng nhất để xử lý các chất thải vô cơ nguy hại.
* Phương pháp sinh học: Phân huỷ sinh học các chất thải hữu cơ độc hại.
* Phương pháp nhiệt (thiêu đốt): Xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt là
quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác động của nhiệt thành các chất ở thể
khí, lỏng và rắn (tro,xỉ) đồng thời với việc tỏa nhiệt.
Trong tất cả các phương pháp trên thì phương pháp thiêu đốt là phương
pháp hay được sử dụng nhất, nó cho phép xử lý triệt để nhất; tuy nhiên giá
thành của phương pháp này lớn nên ở nước ta mới chỉ xây dựng được cơng
trình xử lý nhiệt ở một số nơi.
Việc quản lý an toàn bức xạ được thực hiện theo Pháp lệnh An toàn và
kiểm soát bức xạ, các cơ sở khi sử dụng nguồn bức xạ cũng như các máy phát
tia bức xạ phải đăng ký và xin cấp phép. Ngoài việc cấp giấy phép, kiểm tra
việc tuân thủ của các cơ sở bức xạ đối với Pháp lệnh An tồn & kiểm sốt bức
xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép cần được làm thường xuyên. Hầu hết
các nguồn phóng xạ hiện đang dùng là nguồn phóng xạ kín nên khả năng gây
nhiễm xạ thấp.
Điều quan trọng là không để gây ra thất thốt nguồn. Để tăng cường
cơng tác quản lý đối với các nguồn phóng xạ, ngày 07/6/2006, Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ đã ban hành Chỉ thị số 13/2006/CT-BKHCN về tăng
cường cơng tác quản lý an tồn và an ninh các nguồn phóng xạ
1.2. Cơ sở pháp lý
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ mơi trường;
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ ban hành
quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của
các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn;



12
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về Đánh
giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường;
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu;
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường;
Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 15/6/2014 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của
Chính phủ quy định đánh giá mơi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tại các khu công
nghiệp và khu đô thị đến năm 2020;
Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;
Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành hướng dẫn chôn lấp

chất thải nguy hại;


13
Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ y tế về việc ban hành Tiêu
chuẩn Vệ sinh lao động;
Thông tư 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TTBTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ
cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày ngày 09 tháng 8 năm 2012 của
UBND tỉnh Thái Nguyên quy định chung về công tác quản lý Tài nguyên
nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
TCVN 6696-2009 về chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh – yêu cầu
chung về bảo vệ môi trường;
TCVN 6705-2009 quy định về phân loại chất thải rắn thông thường;
TCVN 6706-2009 quy định về phân loại chất thải nguy hại;
TCVN 6707-2009 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại;
TCVN 7380-2004 Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật;
TCXDVN 261-2001 Bãi chôn lấp- Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXDVN 320-2004 Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế;
QCVN 25-2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn
lấp chất thải rắn đô thị;
QCVN 07-2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các cơng trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị;
QCVN 30-2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lị đốt chất
thải cơng nghiệp;
1.3. Thực trạng thu gom xử lý chất thải nguy hại trên Thế giới

Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển có những biện pháp quản lý
CTNH rất hiệu quả như :


14
Tại Canada: CTNH có thể phát sinh từ vơ số nguồn như dư lượng từ các
hoạt động công nghiệp, nhà máy sản xuất chế biến và các bệnh viện hoặc nó
có thể là chất thải đã qua sử dụng như chất thải bôi trơn, thuốc trừ sâu,… Tại
Canada trách nhiệm quản lý và giảm thiểu chất thải được thực hiện bởi chính
phủ liên bang, tỉnh và thành phố. Ví dụ, chính quyền thành phố có tránh
nhiệm thu thập quản lý chất thải từ các nhà máy để tái chế, phân loại và xử lý,
trong khi chính quyền tỉnh có trách nhiệm phê duyệt, cấp phép và giám sát
các hoạt động quản lý chất thải(Priyanka,2015)[23].
Tại Hoa Kỳ: Hầu hết các CTNH đểu phát sinh từ hoạt động cơng nghiệp.
Ví dụ như các dung môi methylene chloride, đây là một loại chất gây
ung thư được sử dụng trong chất tẩy sơn. Trichlororthylene đây là một loại
dung mơi được tìm thấy trong nước ngầm tại Hoa Kỳ, uống hoặc hít phải
lượng cao của Trichlororthylene có thể dẫn đến tổn thương gan, phổi và hệ
thần kinh. Trong nhiều ngành công nghiệp, lượng bùn thải cịn lại sau khi xử
lý nước thải cơng nghiệp chiếm phần lớn các CTNH phát sinh. Bùn và nước
thải từ các hoạt động mạ điện thường chứa cadmium, đồng, chì và niken.
CTNH phát sinh từ hộ giaình bao gồm các loại như dầu động cơ, chất làm
loãng sơn và tẩy, bóng đèn huỳnh quang, các loại thuốc trừ sâu,… Các loại
CTNH này có thể được vận chuyển đến địa điểm khác để được phân loại, lưu
trữ hoặc xử lý, hoặc có thể được quản lý tại nơi phát sinh.[10]
Năm bang tạo ra số lượng lớn CTNH là Texas (69 triệu tấn), Tennessee
(39 triệu tấn), Louisiana (17 triệu tấn), Michigan (13 triệu tấn) và IlLinois (13
triệu tấn), chiếm 70 phần trăm của tổng số CTNH của Hoa Kỳ.( Đỗ Mạnh
Hùng, 2015)[21].
Tại Hàn Quốc: Tổng lượng CTNH phát sinh năm 2005 là 3.092.597

tấn/năm trong đó bao gồm các loại CTNH chính như 24,3% axit, 22,5% dầu


15
thải, 18,2% các dung môi hưu cơ, 13,4% tro bay, 5% bùn thải. Đối với mỗi
loại chất thải này tại Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp quản lý riêng biệt đối
với chúng. Trong đó 61,1% tái chế, 17,5% chơn lấp, 16,5% thiêu đốt, 4,9% áp
dụng phương pháp xử lý khác. Axit thải và chất thải dung môi hưu cơ được
tái chế cao, nhưng tro bay và bùn thì chủ yếu là chôn lấp. 84% chất thải
truyền nhiễm được tiêu hủy.[12]
1.4. Thực trạng thu gom xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
1.4.1. Hiện trạng một số công nghệ xử lý CTNH điển hình ở Việt Nam[4,5]
Theo kết quả nghiên cứu năm 2004 [1], tổng lượng CTNH phát thải của
Việt Nam trong năm 2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và dự báo tăng lên
khoảng 500 ngàn tấn vào năm 2010. Tính tới tháng 10/2010, Tổng cục Mơi
trường đã cấp phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH liên tỉnh cho 36 cơ sở.
Các cơng nghệ điển hình và phổ biến hiện nay được tóm tắt trong bảng 1 dưới
đây.
Bảng 1.1. Một số công nghệ xử lý CTNH phổ biến ở Việt Nam
TT

Tên cơng nghệ

1 Lị đốt tĩnh hai cấp

Số cơ sở áp Số mô đun
Công suất phổ biến
dụng
hệ thống
21

24
50- 1000 kg/h

2 Đồng xử lý trong lò nung xi măng

2

2

30 tấn /h

3 Chơn lấp

2

3

15.000 m3

4 Hóa rắn (bê tơng hóa)

17

17

1 – 5 m3/h

5 Xử lý, tái chế dầu thải

13


14

3-20 tấn/ngày

6 Xử lý bóng đèn thải

8

8

0,2 tấn/ngày

7 Xử lý chất thải điện tử

4

4

0,3 – 5 tấn/ngày

8 Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải

6

6

0,5 – 200 tấn/ngày

(Nguồn: Nguyễn Thành Yên và Nguyễn Thượng Hiền,2010)



×