Lời nói đầu 1
Trong nền kinh tế thị trường Xã Hội Chủ Nghĩa, quan hệ lao động giữa
người lao động và người sử dụng lao động diễn ra trên cơ sở tự nguyện và
bình đẳng. Có lẽ vì thế đình công hiện nay đang trở thành một vấn đề phổ
biến. Đình công không phải là điều xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam
đó là quyền của người lao động để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho riêng mình.
Tuy nhiên các cuộc đình công trong thời gian gần đây diễn ra ngày càng
nhiều với quy mô, tính chất càng lớn, đặc biệt hầu hết các cuộc đình công
đều diễn ra trái pháp luật. Điều đó đặt ra những vấn đề nóng hổi cần phải
được xã hội xem xét. Vì thế, nhóm em xin được chọn đề tài: “Vấn đề đình
công trong xã hội hiện nay”.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề đình công sẽ giúp cho mỗi sinh
viên chúng ta, đặc biệt là các sinh viên thuộc khối ngành kinh tế hiểu rõ hơn
về luật Lao Động, cụ thể là Luật Đình Công để trang bị đủ kiến thức, tránh
sau này mắc các sai lầm khi đình công do không hiểu biết luật, điều mà hầu
hết mọi người đều vướng phải khi đình công hiện nay. Và từ đó sẽ giúp
chúng ta học tốt hơn môn Pháp luật đại cương. Sau đó tích lũy thêm kiến
thức cho công việc tương lai và góp phần nhỏ bé của mình cho sự ngiệp xây
dựng nước nhà.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hằng (Khoa Luật kinh
tế trường Đại học Kinh tế TPHCM ) đã hướng dẫn chúng em rất nhiều trong
quá trình hoàn thành bài tiểu luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bài viết này vẫn không thể tránh khỏi
thiếu sót. Chúng em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn.
Tập thể nhóm 7
1
Lời nói đầu 2
Hiện nay, đình công đã và đang trở thành một vấn đề khá nóng bỏng của
xã hội thế nhưng có khá nhiều người còn mơ hồ về tình trạng này. Chương I sẽ
đưa ra những thông tin cơ bản nhất để chúng ta có thể nắm rõ hơn về đình
công.
I. Khái niệm đình công
Theo điều 172 Bộ luật Lao Động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam có nêu rõ “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ
chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”. Các tranh
chấp lao động tập thể được hiểu là các vấn đề về tiền lương, đời sống vật chất,
tinh thần và điều kiện làm việc của người lao động... Như vậy đình công là
quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận.
II. Nguyên nhân xảy ra đình công
Những xung đột về quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao
động không được giải quyết thỏa đáng là nguyên nhân chính dẫn đến đình công.
Bên cạnh đó vẫn có thể kể đến nhiều nguyên nhân quan trọng khác. Cụ thể là :
1. Về phía người lao động và tập thể lao động.
1.1 Bất mãn về lương và quyền lợi.
• Việc trả lương ngang bằng với công nhân của công ty nước ngoài thì
vượt khỏi sức của Nhà nước, điều đó dẫn đến sự bất mãn vì chênh lệch lớn giữa
mức lương của công nhân tại Doanh nghiệp trong và ngoài Quốc doanh.
• Với những công nhân làm việc cho các công ty nước ngoài thì lương tạm
gọi là cao, nhưng đơn đặt hàng nhiều thì họ phải làm việc tối đa. Song có rất ít
người chủ chịu trả thêm tiền ngoài giờ theo đúng quy định của pháp luật.
• Nhiều công ty nhất là công ty nước ngoài không trả các quyền lợi như
Bảo Hiểm, trợ cấp thất nghiệp, an sinh xã hội...cho công nhân.
1.2 Nhận thức của người lao động.
Hầu hết lượng các lao động đến từ nông thôn do đó chưa có tác phong lao
động công nghiệp, chưa hiểu nhiều về Pháp luật, chưa biết bảo vệ quyền và lợi
ích của mình theo đúng quy định của Pháp luật. Nên họ dễ bị kích động, lôi
kéo, và tiến hành đình công khi quyền và lợi ích của họ bị vi phạm.
2. Về phía người sử dụng lao động.
2
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG
Lời nói đầu 3
Đa số đình công thường bắt nguồn từ sự vi phạm Pháp luật lao động của
người sử dụng lao động. Họ muốn đạt lợi nhuận tối đa bằng đủ cách như tăng
cường độ lao động, tăng ca, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động,
tiền thưởng thấp, không ký hợp đồng lao động … Một số chủ sử dụng lao động
còn quản lý hà khắc, đối xử thô bạo, xúc phạm nhân phẩm người lao động.
3. Về phía cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Các cơ quan Nhà nước còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm :
• Tổ chức, trình độ của cán bộ các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
• Buông lỏng trong quản lý.
• Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật lao động, Luật Doanh
nghiệp…, chưa được tiến hành thường xuyên, đầy đủ, kịp thời đến người lao
động và người sử dụng lao động tại các Doanh nghiệp.
• Chậm đưa ra những Chính sách cải thiện đời sống người lao động.
4. Về phía tổ chức Công Đoàn cơ sở.
Công Đoàn là cầu nối để giải quyết tranh chấp giữa người lao động và
người sử dụng lao động. Nhưng hiện nay, vai trò của Công Đoàn thật “mờ nhạt”.
4.1 S ố lượng Công Đoàn không nhiều.
Việc thành lập Công Đoàn tại các Doanh nghiệp dân doanh còn rất hạn
chế. Năm 2008 chỉ có khoảng 20% Doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh thành lập
tổ chức Công Đoàn cơ sở trên tổng số gần 120000 Doanh nghiệp. Đến 2010
cũng chỉ có thêm khoảng vài trăm Doanh nghiệp nữa có Công Đoàn cơ sở.
4.2 Chất lượng hoạt động của các Công Đoàn không cao.
• Hiện nay rất nhiều Công Đoàn cơ sở hoạt động rất yếu. Những người
làm công tác Công Đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu kinh nghiệm, kiến thức
và năng lực yếu do không hoặc ít được đào tạo có tổ chức, có hệ thống.
• Cơ chế tổ chức hoạt động của Công Đoàn chưa phù hợp với thực tế.
Công Đoàn chưa làm được vai trò bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động.
• Hiện tượng quan liêu, móc ngoặc vẫn đang diễn ra trong hoạt động của
các tổ chức Công Đoàn.
Đáng thất vọng, chưa có một cuộc đình công nào do Công Đoàn đứng
ra tổ chức, lãnh đạo theo quy định pháp luật. Rõ ràng đây là một sự thật
cần được cải thiện. Mặt khác nâng cao đời sống cho công nhân, giảm mức
độ rủi ro cho họ trong lao là một trong những việc làm thiết yếu nhằm góp
phần giải quyết tình trạng quan hệ lao động thông qua đình công hiện nay.
3
Lời nói đầu 4
III. Mục tiêu của đình công
Mục tiêu của đình công là nhằm tạo sức ép lên giới chủ hoặc nhà cầm
quyền bằng cách gây những thiệt hại về kinh tế ở một mức độ nhất định, nhằm
đòi hỏi ở mức độ cao hơn về quyền và lợi ích cho người lao động. Ví dụ đình
công đòi tăng lương, chế độ bảo hiểm, chế độ an sinh, chế độ thất nghiệp...
IV. Cách thức tiến hành đình công
1. Định nghĩa
Cách thức tiến hành đình công là phương thức ngừng việc của người lao
động. Phương thức này có thể được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thống nhất trình tự đình công
chung trong phạm vi quốc gia (như ở Nga, Thái Lan, Philippin...) hoặc được
thực hiện theo án lệ hoặc tập quán (như ở Đức).
2. Các phương thức
Dựa vào tập quán đình công và thực tiễn có thể thấy cách thức tiến hành
đình công chủ yếu được thực hiện theo những phương thức cơ bản sau đây:
• Đình công cảnh cáo được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn đã ấn
định trước để lưu ý chủ sử dụng lao động về tầm quan trọng của các yêu sách.
• Đình công chớp nhoáng là những trường hợp ngừng việc trong khoảng
thời gian rất ngắn, nhằm biểu thị sự bất mãn nhiều hơn là để gây áp lực.
• Đình công luân phiên là trường hợp những phân xưởng khác nhau trong
một doanh nghiệp, hoặc những doanh nghiệp khác nhau trong một ngành, địa
phương luân phiên nhau ngừng hoạt động.
V. Các nguyên tắc đình công ( Theo Bộ Luật Lao Động số 74/2006/QH11 )
1. Các nguyên tắc tiến hành đình công theo quy định của pháp luật
Điều 172a : Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban
chấp hành công đoàn lâm thời. Với doanh nghiệp chưa có Công đoàn cơ sở thì
lãnh đạo đình công phải do đại diện được tập thể lao động cử và phải thông báo
với công đoàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương.
Điều 174a
1. Lãnh đạo đình công lấy ý kiến để đình công theo quy định sau đây:
Với doanh nghiệp dưới ba trăm người thì lấy ý kiến trực tiếp của người lao
động.Với doanh nghiệp có từ ba trăm lao động trở lên thì lấy ý kiến của thành
viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Tổ trưởng tổ sản xuất; trường hợp không
có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản xuất.
4
Lời nói đầu 5
2. Tổ chức lấy ý kiến có thể bằng hình thức bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký.
Thời gian và hình thức tổ chức do Công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động
quyết định và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 1 ngày.
Điều 174b
1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết
định đình công bằng văn bản và lập bản yêu cầu khi đã lấy ý kiến đình công.
2. Bản yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Những vấn đề tranh chấp lao động tập thể .
b) Kết quả lấy ý kiến đồng ý đình công;
c) Thời điểm bắt đầu đình công;
d) Địa điểm đình công;
đ) Địa chỉ người cần liên hệ để giải quyết.
3. Ít nhất năm ngày, trước khi bắt đầu đình công, Công đoàn cơ sở hoặc
đại diện tập thể lao động phải cử đại diện nhiều nhất là ba người để trao quyết
định đình công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi một
bản cho cơ quan lao động cấp tỉnh và một bản cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh.
4. Đến thời điểm bắt đầu đình công đã được báo trước nếu người sử dụng
lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu thì tiến hành đình công.
2. Các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công( Điều 174 đ )
1. Cản trở đình công hoặc kích động, lôi kéo,ép buộc người lao động đình
công, cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật hoặc điều động nơi làm việc
vì lí do chuẩn bị đình công đối với người lao động, người lãnh đạo đình công.
5. Trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Tự ý chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp để chống lại đình công.
7. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Các cuộc đình công bất hợp pháp.
Điều 173 : Đình công gọi là bất hợp pháp nếu :
1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể.
2. Không do người lao động cùng làm trong một doanh nghiệp tiến hành.
3. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan,
tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
5