Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ KSCL lớp 9 môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.07 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN THI: ĐỊA LÍ 9
Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Nước ta có nhiều dân tộc cùng chung sống nên:
A. Dân số nước ta đông và tăng nhanh.
B. Nền văn hóa Việt Nam phong phú , giàu bản sắc
C. Cơ cấu dân số trẻ.
D. Việt Nam có mật độ dân số cao .
Câu 2. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư nước ta:
A. Dân số đông , nhiều thành phần dân tộc .
B. Cơ cấu dân số trẻ, dân số tăng nhanh.
C. Phân bố dân cư đồng đều giữa thành thị và nông thôn.
D. Cơ cấu dân số theo độ tuổi đang có sự biến đổi nhanh chóng.
Câu 3. Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là:
A. Kinh tế nhà nước
B. Kinh tế ngoài nhà nước
C. Kinh tế cá thể.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 4. Nước ta có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm do:
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có nguồn nhiệt, ẩm phong phú.
B. Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc -Nam.
C. Địa hình có sự phân hóa đa dạng.
D. Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp
Câu 5. Năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn gần đây tăng nhanh là do:
A. Thời tiết ổn định hơn .
B. Mở rộng diện tích gieo trồng .
C. Đẩy mạnh thâm canh .
D. Tăng cường xuất khẩu .


Câu 6. Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên nước ta là cơ sở để:
A. Phát triển ngành công nghiệp hiện đại
B. Phát triển ngành công nghiệp nặng.
C. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.
D. Phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng.
Câu 7. Trong số các ngành công nghiệp sau, ngành nào không phải là ngành công nghiệp
trọng điểm của nước ta?.
A. Công nghiệp dệt may, hóa chất .
B. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng , điện tử
C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp khai thác niên liệu.
D. Công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.
Câu 8. Ngành công nghiệp dệt may nước ta phát triển dựa trên ưu thế về:
A. Chất lượng lao động cao.
B. Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, phong phú.
C. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
1


D. Công nghệ sản xuất hiện đại.
Câu 9. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là:
A. Ô tô, xe máy, hàng điện tử..
B. Khoáng sản, nông sản, hàng công nghiệp nhẹ.
C. Máy móc, thiết bị và nông sản.
D. Hóa chất ,vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng.
Câu 10. Mạng lưới giao thông vận tải nước ta còn nhiều hạn chế do:
A. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
B. Thiếu vốn đầu tư.
C. Sự phân bố công nghiệp không đồng đều.
D. Nhu cầu vận tải nước ta chưa cao.
Câu 11. Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng chuyên canh cây chè lớn nhất cả nước

dựa vào điều kiện:
A. Dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp .
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, địa hình đồi núi.
D. Công nghiệp chế biến chè rất phát triển.
Câu 12. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí, lãnh thổ của Bắc Trung Bộ?
A. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
B. Ngăn cách với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bởi dãy Bạch Mã .
C. Phía Tây là dãy Trường Sơn Bắc.
D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào.
Câu 13. Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là:
A. Tài nguyên khoáng sản.
B. Tài nguyên đất .
C. Tài nguyên rừng.
D. Tài nguyên biển.
Câu 14. Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Khai thác, nuôi trồng thủy sản và làm muối.
B. Sản xuất lương thực và chăn nuôi gia súc.
C. Trồng chè và làm muối.
D. Sản xuất lương thực và chăn nuôi lợn.
Câu 15. Các ngành công nghiệp quan trọng của Tây Nguyên là:
A. Thủy điện và chế biến nông, lâm sản.
B. Thủy điện và sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Chế biến nông, lâm sản và nhiệt điện.
D. Chế biến nông, lâm sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 16. Thế mạnh tương đồng giữu Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là:
A. Khai thác dầu khí .
B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
C. Khai thác thủy sản.
D. Khai thác và chế biến lâm sản.

Câu 17. Các ngành công nghiệp hiện đại của Đông Nam Bộ là:
A. Công nghiệp điện tử, dầu khí.
B. Công nghiệp năng lượng, luyện kim.
C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Công nghiệp dầu khí, sản xuất muối.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Cửu Long?
2


A. Là đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất cả nước
B. Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước
C. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
D. là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
Câu 19. Cho bảng số liệu:
Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long , Đồng bằng sông Hồng và
cả nước, năm 2002 (nghìn tấn )
Sản lượng
Đồng bằng
Đồng bằng
Cả nước
sông Cửu Long
sông Hồng
Cá biển khai thác
493,8
54,8
1189,6
Cá nuôi
283,9
110,9
486,4

Tôm nuôi
142,9
7,3
186,2
Để vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng
sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước ( cả nước = 100% ) năm 2002,
chọn kiểu biểu đồ nào là phù hợp nhất?
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ cột chồng.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ cột ghép.
Câu 20. Đảo ven bờ có diện tích lớn nhất ở vùng biển nước ta là:
A. Cát Bà
B. Phú Quốc
C. Côn Đảo
D. Lý Sơn.
.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
NĂM HỌC : 2018-2019
Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1


B

11

C

2

C

12

D

3

A

13

B

4

A

14

A


5

C

15

A

6

D

16

B

7

D

17

A

8

C

18


D

9

B

19

D

10

B

20

B

II.

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×