Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN CÁC QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.79 KB, 49 trang )

NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN CÁC QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA
PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI TẠI XÃ PHÚ AN, HUYỆN PHÚ VANG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa là

LĐĐ

Luật đất đai

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

GCN

Giâý chứng nhận uyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền với đất



MỤC LỤC


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai thực hiện theo quy định của Luật đất đai (LĐĐ)
và các văn bản hướng dẫn của nhà nước nhưng hiện nay việc tiếp cận quyền sử dụng
đất của phụ nữ và nam giới còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn trong
việc tiếp cận các quyền sử dụng đất (QSDĐ) là công tác đăng ký và cấp giấy chứng
nhận, công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn đảm bảo các
quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thể hiện trong LĐĐ năm 2003 và
được quy định chi tiết, cụ thể hơn trong LĐĐ năm 2013.
Theo một nghiên cứu năm 2013 của chương trình phát triển Liên hợp Quốc
(UNDP) về “Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay”. Chương
trình được thực hiện tại 10 tỉnh/ thành phố đã phân tích khoảng cách đáng kể giữa các
quy định của luật pháp và việc thực thi đảm bảo quyền của phụ nữ trong việc sở hữu
đất đai . Kết quả nghiên cứu khẳng định: mặc dù Luật quy định phụ nữ bình đẳng khi
tiếp cận đất đai và đảm bảo sự phân chia tài sản cá nhân không phân biệt giới nhưng
thực tế phụ nữ có khả năng tiếp cận đất đai còn hạn chế, tỷ lệ phụ nữ đứng tên trên
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
(GCN) còn rất khiêm tốn. Chỉ có 19% phụ nữ đứng tên trong GCN và 22% phụ nữ
cùng đứng tên với chồng GCN. [1]
Trước khi có LĐĐ năm 2003, GCN được cấp dưới tên “chủ hộ gia đình”. Thực tế
này đã làm cho quyền lợi của người phụ nữ bị ảnh hưởng và các quyền lợi hợp pháp
khi tiến hành vay vốn để sản xuất kinh doanh hay khi gặp những vấn đề về hôn nhân.
Tuy nhiên chương trình này chỉ đi sâu vào nghiên cứu việc tiếp cận đất đai của

phụ nữ ở một số tỉnh, thành phố (đại diện cho 8 vùng kinh tế của Việt Nam) mà chưa
đi sâu vào nghiên cứu việc tiếp cận của cả phụ nữ và nam giới ở một số tỉnh, thành phố
khác.
Để có cái nhìn chi tiết hơn về việc tiếp cận quyền sử dụng đất đai về giới tại tỉnh
Thừa Thiên Huế. Và xã Phú An - là một đồng bằng ven biển và đầm phá có tiềm năng
phát triển kinh tế song mức sống còn thấp và ít được quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, nhóm chúng em tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu việc tiếp cận các quyền sử dụng đất của phụ nữ và nam giới tại xã
Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ” .

5


1.2 Mục đích
Tổng hợp và phân tích được nhận thức theo giới trong việc tiếp cận các quyền
chung của người sử dụng đất.
Phân tích kết quả khảo sát đảm bảo có tên vợ chồng trong giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Đề xuất được những giải pháp để quyền tiếp cận đất đai theo giới được công
bằng và theo đúng quy định của luật.

6


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm quyền tiếp cận đất đai
Từ khi LĐĐ 2003 ra đời và đến nay là LĐĐ 2013 đã chú trọng hơn về việc tiếp
cận sử dụng đất ở hai giới. Nhưng trong luật và những văn bản hướng dẫn thi hành

Luật vẫn chưa có khái niệm về quyền tiếp cận đất đai là như thế nào?. Để hiểu rõ thêm
về điều này thì cần dựa vào nhận định của Jesse Ribot và Nancy Peluso và của GS.
TSKH Đặng Hùng Võ.
Theo Jesse Ribot và Nancy Peluso cho rằng thuật ngữ tiếp cận, được định nghĩa
là “khả năng hưởng lợi từ cái gì đó”, rõ hơn thuật ngữ tài sản, thường được hiểu là
“quyền có thể được thực thi” mà C.B. McPherson đã đặt ra trước đây. Theo hai tác giả
này, tiếp cận nên được hiểu là một tập hợp các quyền và quan hệ cho phép các cá nhân
hay nhóm “lấy được, quản lý và giữ được (khả năng hưởng lợi)” . [2]
GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ là một khái niệm
chung về quyền của phụ nữ với đất đai, trong đó có việc cấp giấy chứng nhận đối với
quyền sử dụng đất chung của hai vợ chồng phải ghi cả tên vợ và tên chồng, việc giải
quyết sử dụng đất này khi có thay đổi như: chồng hoặc vợ chết, ly hôn, nhận thừa
kế,nhận tặng cho, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Do tất cả những việc có
liên quan đến thay đổi quyền sử dụng đất đều phải được giải quyết dựa trên cơ sở
quyền sử dụng đất chung của vợ và chồng (giấy chứng nhận phài ghi cả tên vợ và
chồng). Chính vì vậy, điểm cơ bản nhất của Quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ là việc
thực hiện thật đúng quy định về việc cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử đất là tài
sản chung của vợ và chồng phải ghi cả tên vợ và tên chồng. [3]
Qua đó, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào về quyền tiếp cận sử dụng đất
và tầm quan trọng của vấn đề đang tồn tại hiện nay.
2.1.2 Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
Nghiên cứu việc tiếp cận các quyền sử dụng đất của 2 giới được thể hiện trong
công tác cấp giấy chứng nhận. Vì vậy, khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN) được hiểu như sau:
Theo khoản 20 điều 4 luật đất đai 2003 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy chứng nhận do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của người có sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn

liền với đất”. [4]
7


Theo khoản 16 điều 3 luật đất đai năm 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý
để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở
hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [5]
Như vậy, khái niệm về GCN đã được quy định rất cụ thể và có thể nói rằng GCN
là chứng thư pháp lý rất quan trọng đối với người sử dụng đất.
2.1.3 Các quyền sử dụng đất trong LĐĐ
Theo LĐĐ năm 2013 thì các quyền sử sụng đất được quy định với 7 quyền chung
và 8 quyền riêng. Trong đó, Điều 166 đã quy định 7 quyền chung bao gồm:
-Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
-Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
-Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất
nông nghiệp.
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông
nghiệp.
- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về
đất đai của mình.
- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
-Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. [5]
Điều 167 quy định 8 quyền riêng: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. [5]
Và những quyền đó được thực hiện khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
của vợ chồng và đảm bảo được quyền bình đẳng giới trong sử dụng đất (SDĐ).

2.1.4 Quyền bình đẳng giới trong sử dụng đất
Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu tiến bộ của các nước trên thế giới.
Đặc biệt là sự tiến đến một cuộc sống công bằng và tiến bộ xã hội. Trên thế giới việc
bình đẳng giới rất được quan tâm, nhất là bình đẳng trong việc tiếp cận quyền sử dụng
đất. Đặc biệt ở hai nước Phần Lan và Thụy Sỹ đã có luật bình đẳng giới từ lâu và sự
bình đẳng trong việc thừa kế tài sản. Ở Phần Lan, trước kia thì chỉ có con trai mới
được thừa hưởng tài sản nhưng sau khi luật bình đẳng giới ra đời thì việc người phụ nữ
có thể hưởng thừa kế tài sản là quy định theo pháp luật nhưng sự tiếp cận đối với họ
còn chưa cao và chưa được quan tâm đúng mức. [6]
8


Và theo Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam : “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị
trí, vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình
cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau của sự phát triển
đó”. [7]
Việt Nam đã xây dựng cơ chế kết hợp giữa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan với các nội dung về bình đẳng
giới về dân sự, đặc biệt là bình đẳng giữa nam, nữ trong các quan hệ sở hữu, thừa kế,
hợp đồng nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi người dân và toàn xã hội.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình thực hiện quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ và nam giới
Tại Việt Nam, nhận xét rằng “có một khoảng cách giữa quy định và thực tế”
trong vấn đề quyền và bình đẳng giới ở Việt Nam. Mặc dù các quyền của phụ nữ đã
được đưa vào luật từ rất lâu, nhưng nhiều phụ nữ hoàn toàn không được hưởng lợi từ
các luật định này. Có thể thấy rõ nhất sự thiệt thòi của phụ nữ trong vấn đề sở hữu tài
sản, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn hoặc ở các vùng cao tây nguyên. Tổ chức Action
Aid đã phỏng vấn và khảo sát tình trạng này ở một số tỉnh thành tại Việt Nam. Rất
nhiều phụ nữ chưa bao giờ đặt vấn đề về việc đồng sở hữu nhà cửa, đất đai về mặt luật
pháp với chồng mình. [8]

Ở Việt Nam, Luật quy định là cả nữ và nam đều có quyền đứng tên trên sổ đỏ,
tức là GCN. Nhưng trong thực tế rất nhiều phụ nữ không biết được việc họ có quyền
đứng tên trong GCN. Bởi vì từ xưa đến nay, họ vẫn quan niệm là đứng tên trên GCN là
người chủ gia đình nên người đứng tên là người đàn ông. Cũng từ thực tế trên mà khi
đối diện với vấn đề ly hôn hay người chồng qua đời, người phụ nữ gặp rất nhiều thiệt
thòi và rắc rối về mặt giấy tờ và luật pháp. Một số nghiên cứu sâu hơn cho thấy, mặc
dù là “trung tính”, bình đẳng về pháp lý nhưng do những tập quán xã hội lâu đời, nhất
là truyền thống sinh hoạt theo gia đình mà thường do người đàn ông làm chủ, cộng
thêm sự thiếu minh bạch của pháp luật về giới sẽ dẫn đến sự mất bình đẳng trên thực
tế mà phần thiệt thòi luôn nghiêng về phía phụ nữ.
Từ đó rút ra được những ảnh hưởng, tác động của việc cấp GCN có tên vợ va
chồng đối với đời sống cộng đồng, đặc biệt là đối với phụ nữ để có thể đưa ra những
khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền bình đẳng hợp pháp
trong tiếp cận và SDĐ; về tầm quan trọng của việc thực hiện tiếp cận và SDĐ của phụ
nữ đối với sinh kế bền vững và an ninh lương thực; và kêu gọi chính quyền địa
phương đảm bảo và thực hiện quyền tiếp cận và sử dụng đất của phụ nữ.
2.2.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận sử dụng đất có tên vợ chồng
Theo nhận định của Diễn đàn chính sách quản lý và sử dụng đất đai vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, mặc dù Việt Nam cam kết thúc đẩy bình đẳng giới, nhưng các
9


nghiên cứu đều chỉ ra rằng nam giới tiếp cận nhiều với đất đai hơn nữ giới và phụ nữ
đặc biệt dễ có nguy cơ mất quyền sử dụng đất khi ly hôn hoặc khi chồng mất.
LĐĐ năm 2003 ra đời là một bước tiến quan trọng đối với bình đẳng giới trong việc
yêu cầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả tên vợ và tên chồng đối với tài
sản có trong hôn nhân. Trên thực tế, việc thực hiện điều này còn tiến triển chậm, theo
Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008, chỉ có 10,9% giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp, 18,2% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn và
29,8% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị là ghi tên cả vợ và chồng. [1]

Mới đây, một khảo sát được thực hiện trong năm 2012, với 1250 người tham gia
phỏng vấn cho thấy, có 45% các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở chỉ có tên
chồng, trong khi chỉ 22%là có cả tên vợ và chồng, 19% có vợ đứng tên một mình.
“Tuy chỉ là một bước nhỏ trong việc tiến tới đạt bình đẳng giới trong tiếp cận với đất
đai, nhưng quy định này vẫn rất quan trọng. Hơn nữa, trọng tâm vấn đề không chỉ là
đảm bảo điều khoản này được giữ lại, mà còn cần phải có những biện pháp chính sách
nhằm tăng cường việc thực thi một cách hiệu quả” - Bản kiến nghị Chính sách chung
về đất đai của Diễn đàn Diễn đàn chính sách quản lý và sử dụng đất đai vùng đồng bào
dân tộc thiểu số nhấn mạnh. [1]
Trước thực trạng này, mới đây, góp ý cho Dự thảo sửa đổi LĐĐ 2003, Diễn đàn
chính sách quản lý và sử dụng đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đưa ra
khuyến nghị, cần giữ nguyên quy định của LĐĐ năm 2003, theo đó, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với tài sản của cả vợ và chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng,
đồng thời tăng cường việc thực thi điều khoản này.
Đối với TP Huế phấn đấu đến cuối năm 2013 có 92% diện tích đất được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đến tháng 6/2013, kết quả cấp GCN vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Mặc dù có sự nổ lực của cơ quan, đơn vị địa phương nhưng kết quả công tác cấp
GCN ở Huế vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ 5 tháng đầu năm 2013,
toàn thành phố chỉ cấp được 514 giấy chứng nhận cho 17,55 ha đất ở đô thị (tăng
0,86%) và 14 giấy chứng nhận cho 1,25 ha đất nông nghiệp (tăng 0,1%). Lũy kế đến
cuối tháng 5/2013 có 1354,54 ha/2049,67 ha đất ở đô thị (đạt tỉ lệ 66,09%) và 883,13
ha/1254,4 ha đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận (đạt 66,42%). Như vậy, diện
tích còn lại phải được thực hiện để đạt chỉ tiêu được giao 92% trong năm 2013 là
531,16 ha. [9]
Tình trạng cấp GCN đã cho thấy việc tiếp cận các quyền sử dụng đất vẫn còn tồn
tại nhiều bất cập đối với cả nước nói chung và Huế nói riêng.
2.3. Lịch sử các công trình nghiên cứu có liên quan
Tiếp cận các quyền sử dụng đất là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, điều đó
thể hiện qua các công trình nghiên cứu của các tổ chức như:


10


- Nghiên cứu năm 2013 của chương trình phát triển Liên hợp Quốc ( UNDP,
2013) về “Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay”. [1]
- Báo Dân Việt về bài viết “Đảm bảo quyền tiếp cận đất đai cho phụ nữ” [10]
- Báo tin tức với bài viết “Cần xóa rào cản với phụ nữ trong việc tiếp cận đất đai”
[11]
- Ngày 18/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), Trung tâm
Quốc tế nghiên cứu về Phụ nữ (ICRW) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ
(USAID) đã tổ chức Hội thảo tham vấn Dự án “Tăng cường tiếp cận đất đai cho phụ
nữ ở Việt Nam”.
Được triển khai trong 2 năm từ tháng 11/2014 đến tháng 11/2016, thí điểm triển
khai tại xã Nhân Hòa, Dương Quang (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) và xã Tân An, Long
Sơn (huyện Cần Đước, Long An). Dự án nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ và nam
giới về các quyền đối với đất đai trong khuôn khổ khung pháp lý hiện hành; Thúc đẩy
khả năng tiếp cận với quyền liên quan đến đất đai (đặc biệt là phụ nữ); Thu nhập bằng
chứng về các trở ngại liên quan đến giới trong việc thực hiện quyền về đất đai ở nông
thôn ; Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội và đoàn. [12]
-Khởi động Dự án Quyền đối với Đất đai của Phụ nữ Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội ( ISDS ) cùng với Trung tâm Quốc tế Nghiên
cứu về Phụ nữ ( ICRW) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID ) vừa khởi
động Dự án Tiếp cận Đất đai cho Phụ nữ (LAW) tại Việt Nam nhằm xây dựng và đào
tạo một đội ngũ tình nguyện viên về bình đẳng giới ở cấp cơ sở để giúp nông dân - đặc
biệt là phụ nữ nông dân thực hiện quyền sử dụng đất của họ .
Đây là dự án đầu tiên trong lĩnh vực này được tài trợ bởi USAID, trong hai năm,
nhằm mục đích để trao quyền cho phụ nữ để thực hiện các quyền của mình trong khu
vực nông thôn Hưng Yên ở phía Bắc và Long An ở phía Nam , hai tỉnh đó là nhà một
số dân tộc thiểu số . Ngoài việc đào tạo chuyên gia tư vấn pháp lý - được biết đến ở

Việt Nam là " tình nguyện viên cộng đồng về Bình đẳng giới " - nhà nghiên cứu sẽ làm
việc để hiểu rõ hơn và tài liệu các rào cản giới tính cụ thể để thực hiện quyền sử dụng
đất ở các khu vực nông thôn cũng như tăng cường khả năng của các tổ chức địa
phương để vận động cải cách giới công bằng. [13]

11


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quyền tiếp cận sử dụng đất của phụ nữ và nam giới tại xã Phú An, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Xã Phú An Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian nghiên cứu : Từ ngày 1/5/2015 đến ngày 30/11/2015
3.3 Nội dung nghiên cứu
 Khảo sát nhận thức của người dân theo giới trong việc tiếp cận các quyền
chung của người sử dụng đất:
 Khảo sát và thống kê việc đảm bảo có tên vợ và chồng trong giấy chứng nhận
quyên sử dụng đất theo quy định trong luật đất đai
 Phân tích những nguyên nhân của việc những tồn tại trong việc tiếp cận quyền
sử dụng đất hiện nay
 Đề xuất những giải pháp để tiếp cận đất đai theo giới được công bằng và theo
đúng quy định pháp luật
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Thu thập tư liệu, số liệu khu vực nghiên cứu và tài liệu chuyên môn.
Thu thập tư liệu, số liệu khu vực nghiên cứu và tài liệu chuyên môn là phương
pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo.
Các tư liệu, số liệu nhóm cần thu thập để làm cơ sở cho các bước tiếp theo:

-Tư liệu, số liệu của khu vực nghiên cứu đã có sẵn:
+Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Phú An
+Số liệu về các hộ gia đình trên địa bàn xã: Số hộ, tên chủ hộ, địa chỉ, số thành
viên trong gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn,….
+Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trên địa bàn xã năm gần nhất
+Các loại bản đồ cần thiết cho quá trình điều tra phỏng vấn: Bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
 Các số liệu này được thu thập trên các nguồn dữ liệu có ở UBND xã Phú An.
-Các tài liệu chuyên môn

12


+ Luật đất đai năm 2013
+ Luật hôn nhân
+Luật Bình đẳng giới
+ Các tài liệu nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài
 Các tài liệu này được thu thập từ các đề tài nghiên cứu có liên quan ở thư viện
trường, ở các trang web,….
3.4.2 Phỏng vấn, điều tra, khảo sát người dân.
Phỏng vấn, điều tra, khảo sát người dân gồm số liệu được thu thập từ các câu hỏi
kín và câu hỏi mở theo các phương pháp thu thập số liệu.
Tiến trình thực hiện:
- Trên cơ sở mục tiêu và nội dung mà đề tài đặt ra nhóm tiến hành thảo luận để
xây dựng bảng câu hỏi bao gồm câu hỏi kín và câu hỏi mở. Đảm bảo sao cho các câu
hỏi đạt được sự logic, không những đủ nội dung cần hỏi mà phải đảm bảo ngắn gọn,
dễ hiểu.
- Trên cơ sở số liệu thu thập về thông tin hộ gia đình trên địa bàn xã nhóm tiến
hành tính toán để đưa ra số lượng hộ cần phỏng vấn
- Trên cơ sở bảng câu hỏi đã soạn sẵn, nhóm tiến hành đi phỏng vấn 1 cách ngẫu

nhiên các thành hộ gia đình trên địa bàn xã để từ đó có các được các thông tin cần thiết
cho nghiên cứu.
3.4.3 Phương pháp xử lý thông tin
Có hai phương pháp xử lý thông tin: xử lý toán học với thông tin định lượng và
xử lý logic với thông tin định tính.
3.4.3.1 Xử lý các thông tin định lượng
a. Con số rời rạc
-

Số hộ được phỏng vấn

-

Từ các phiếu hỏi sẽ thống kê được những con số liên quan để tính định lượng những
đặc điểm phục vụ cho đề tài

-

Số liệu thu thập từ cơ quan địa phương:
+ Dân số
+ Số hộ đã có giấy chứng nhận
+ Số hộ có tên cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận
+ Số vụ ly hôn, thừa kế liên quan đến việc tiếp cận quyền sử dụng đất về giới tại
xã Phú An
13


b. Bảng số liệu: từ các con số rời rạc thì có thể lập bảng thể hiện
c. Biểu đồ: là loại sản phẩm biểu thị giá trị của các bảng biểu.


3.4.3.2 Xử lý thông tin định tính
- Khi các thông tin định tính đã được thu thập qua các phương pháp như: quan
sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,…
- Xử lý logic đối với các thông tin định tính là việc đưa ra những phán đoán về
bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong
hệ thống các sự kiện được xem xét
3.4.4 So sánh, đánh giá, đưa ra những nhận xét, kết luận về việc tiếp cận các quyền
sử dụng đất của phụ nữ và nam giới tại xã.
- Phương pháp so sánh: Dựa vào kết quả đã được nghiên cứu của nhóm, cần tiến
hành so sánh với kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó, các tài liệu đã phân
tích để thấy được sự khác biệt từ đó đánh giá được nhận thức của phụ nữ và nam giới
tại xã Phú An.
- Phương pháp đánh giá: dựa vào kết quả định lượng được quy đổi ra phần trăm
với sự đánh giá về thái độ, hiểu biết của người nghiên cứu để đưa ra những đánh giá
đúng nhất.
- Phương pháp nhận xét, kết luận: Từ kết quả trên sẽ đưa ra được những nguyên
nhân tồn tại, giải pháp phù hợp và hiệu quả.

14


PHÂN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên, môi trường
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Phú An là xã nằm về phía Tây Bắc của huyện cách trung tâm huyện lỵ Phú
Vang (Thị trấn Phú Đa) khoảng 14 km về phía Tây Bắc: Phía Bắc giáp với TT Thuận
An, phía Nam giáp với xã Phú Mỹ, phía Đông giáp xã Phú Xuân, phía Tây giáp Phú
Dương.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã Phú An tương đối đơn giản là một vùng đồng bằng thấp trũng
với 1 dạng địa hình chính là địa hình bằng thấp: Độ độ cao khoảng 2 m trở xuống so
với mực nước biển, Trong dạng địa hình này có 2 vùng là vùng bằng thấp hiện nay cư
dân đang sinh sống và sản xuất; còn phần địa hình thấp trũng thì chỉ có thể sản xuất về
mùa khô.
Ngoài 2 địa hình cơ bản trên thì xã có phần diện tích đất đầm phá là tương đối
lớn có thể khai thác cho phát triển đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch dịch vụ,
….
4.1.1.3. Khí hậu
Phú An có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động của khí hậu biển nên
có một số đặc trưng khí hậu như sau: Nhiệt độ trung bình năm là 25,20 0C , độ ẩm trung
bình năm là 84,5% , lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.000mm. Số giờ nắng
trung bình ngày là 5,7giờ và ngày nắng trung bình 2080,5/năm, số ngày nắng trung
bình khoảng 197 ngày/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.995,5 mm.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Với vị trí của xã phía Đông Bắc có phá Tam Giang với mực nước tương đối ổn
định. Đây chính là một trong những lợi thế tạo nên đặc trưng riêng của xã, góp phần
chính trong sản xuất ngư nghiệp của người dân Phú An.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên.
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.130,29 ha. Dựa vào bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000
của tỉnh Thừa Thiên Huế và quá trình điều tra dã ngoại thực tế tại địa phương thì xã
Phú An gồm có 2 loại đất chính là đất cát và cồn cát ven biển với diện tích khoảng
15


448,5 ha, phân bố đều khắp trên địa bàn xã ; đất biến đổi do trồng lúa nước với diện
tích khoảng 185,2 ha, phân bố chủ yếu ở vùng ruộng phía Tây Bắc của xã và các loại
đất khác chiếm diện tích khoảng 528,55 ha, phân bố chủ yếu về phía Đông Bắc của xã. Đây

là vùng có thể khai thác cho du lịch sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vùng đầm phá.
4.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã chủ yếu là các hói thoát
nước, đầm phá Tam Giang cung cấp. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất
của nhân dân.
- Nước ngầm: Theo tài liệu nghiên cứu và kết quả điều tra khảo sát thực tế cho
thấy nguồn nước ngầm đang được người dân khai thác sử dụng vào sinh hoạt và sản
xuất; quan sát giếng đào (giếng đào, giếng khoan cho thấy) mực nước ngầm nông và
nằm khoảng ở độ sâu từ 3m đến 6m tuỳ vào khu vực đào giếng.
4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Phú An là một xã nằm về Tây Bắc của huyện, tuy vậy ở đây lại có di tích lịch sử
đình làng An Truyền; nghề nón truyền thống thôn Truyền Nam, rượu làng Chuồn. Với
nghề nón và nấu rượu trong tương lai có thể phát triển mạnh tạo nên thương hiệu và
thu nhập cho người dân.
4.1.3. Thực trạng môi trường
a. Môi trường đất:
Qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy môi trường đất trên địa bàn xã nhìn chung
môi trường đất bị ô nhiễm tương đối nhiều, đặc biệt là khu vực đất giáp ranh với đầm
phá được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, với việc sử dụng hoá chất trong sản
xuất nông nghiệp và rác thải trong sinh hoạt như hiện nay cộng với trình độ, ý thức của
người dân trong việc sử dụng và bảo quản hoá chất trong nuôi trồng còn thấp cũng gây
ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và sức khoẻ của con người. Nếu không có biện
pháp xử lý và khắc phục kịp thời thì nguy cơ làm ô nhiễm môi trường đất là khá cao với
số lượng lớn.
b. Môi trường nước:
Với thế mạnh trong việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản nên quá trình hoạt
động sẽ có nhiều tác động đến môi trường nước. Tuy có ô nhiểm nhưng mức độ ô nhiễm
nguồn nước chưa đáng kể; tuy nhiên trong thời gian qua kinh tế - xã hội của xã đang phát
phát triển, quá trình nuôi trồng sử dụng các hoá chất, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp và các khu dân cư phát triển mạnh nên lượng nước thải trong sinh hoạt và sản xuất

thải ra môi trường là khá lớn, nếu không có các biện pháp xử lý thì trong những năm tới
môi trường nước sẽ bị ô nhiễm.
16


c. Môi trường không khí:
Mức độ ô nhiễm không khí còn ở mức thấp, nhưng mức độ ô nhiễm có thể gia
tăng do khí thải của các loại phương tiện giao thông vận tải, máy móc, động cơ xăng
dầu...đang phát triển mạnh trên địa bàn cũng làm cho môi trường không khí ô nhiễm.
Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí còn thấp.
4.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Phú An đạt khá, sản
phẩm chủ yếu là trồng cây lương thực (cây lúa), chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và đánh
bắt thuỷ hải sản xa bờ, kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch và tiểu thủ công nghiệp. Cơ
cấu kinh tế của xã tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng tạo tiền đề cho sự phát triển
của địa phương trong những năm tiếp theo. Đó là những thành tựu quan trọng, có tác
động sâu sắc đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đời sống vật chất và
tinh thần người dân ngày càng được nâng cao, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội
được đảm bảo.
4.1.3.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
a. Dân số:
Theo số liệu điều tra, thống kê dân số toàn xã theo tổng điều tra dân số và nhà ở
xã Phú An đến ngày 01/04/2009 toàn xã có 10.366 nhân khẩu với 2.054 hộ; mật độ dân
số trung bình 917 người/km2, tỷ lệ tăng dân số 1,45% /năm vào năm 2009.
b. Lao động, việc làm và thu nhập
Tổng lao động trong độ tuổi có 5.014 người, chiếm tỷ lệ 48,37% tổng dân số.
Nguồn lao động cũng khá dồi dào, đa số là lao động phổ thông, chưa được đào tạo
cơ bản qua các trường. Phần lớn lao động trên địa bàn tham gia hoạt động sản
xuất ngư nghiệp.

Công tác giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn xã thời gian
qua đã được quan tâm, thực hiện. Bằng nhiều chương trình hỗ trợ vay vốn để giải
quyết việc làm từ các ngân hàng như: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng
Nông nghiệp, quỹ cho vay xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm... đã thu được
những kết quả khả quan.

17


Thu nhập người dân ngày được cải thiện và nâng cao, đa số người dân có thu
nhập ổn định đáp ứng các nhu cầu về mặt vật chất cũng như tinh thần.

4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
4.1.4.1. Thuận lợi
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong những năm qua luôn đạt được ở mức
khá, cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng tích cực là tiền đề để phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.
- Ngoài đội ngũ cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm, thì nhiều cán bộ trẻ có trình độ
năng lực là một thế mạnh cho quá trình phát triển xã nhà.
- Lực lượng lao động khá dồi dào (gần 50% trong độ tuổi lao động) là nguồn lực
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã thời gian tới.
- Dân cư phân bố tập trung tạo điều kiện thuận lợi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Du lịch sinh thái Phá Tam Giang là địa điểm du lịch quan trọng, kéo theo
đó sẽ có hệ thống dịch vụ thương mại sẽ phát triển trong tương lai.
- Đại bộ phận quần chúng nhân dân địa phương tin tưởng vào đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, người dân thông minh, cần cù, chịu khó,
luôn có ý thức vươn lên làm giàu và xây dựng quê hương.
4.1.4.2. Khó khăn
- Một phần lớn diện tích đất liền (Ngoài diện tích đất đầm phá Tam Giang)
trên địa bàn xã có chất lượng thấp không thuận lợi cho phát triển sản xuất, mặt

khác diện tích đất thường xuyên bi ngập úng nên chỉ gieo cấy được 1 vụ còn vụ
kia bỏ hoang, gây khó khăn cho đầu tư sản xuất và giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động. Dẫn đến chi phí đầu tư cao; giá trị sinh lợi trên đơn vị diện tích
thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người nông dân.
- Nền kinh tế của xã có phát triển nhưng chưa đồng đều giữa các ngành và
thiếu vững chắc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ Tiểu
thủ công nghiệp, nông nghiệp còn chậm.
- Một bộ phận nhân dân ở đây do thường xuyên được sự giúp đỡ của các
nguồn viện trợ từ nước ngoài nên có thái độ trông chờ ỷ lại, thiếu có ý thức tự
phấn đấu vươn lên làm ăn kinh tế.

18


- Tư liệu cũng như phương thức sản xuất còn ở mức trung bình, việc áp dụng
khoa học kỹ thật vào sản xuất còn hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng nhưng chất lượng vẫn thấp và còn thiếu

4.2. Kết quả
4.2.1. Số liệu thứ cấp
Nghiên cứu về việc tiếp cận các quyền sử dụng đất này dựa vào một phần số liệu
thứ cấp mà xã đã cung cấp.Số liệu này được thống kê theo cơ sở dữ liệu của xã và nó
chỉ dừng lại với mức độ tham khảo mà chưa thể hiện rõ hơn về hiện trạng tiếp cận
quyền sử dụng đất của phụ nữ và nam giới tại xã. Nhưng nó cung cấp một cái nhìn
tương đối sâu về cách thức vận hành luật của cơ quan xã và sự am hiểu luật đất đai đã
quy định mà nó vốn là vấn đề không rõ ràng trong tư liệu phỏng vấn định tính và tư
liệu định lượng. Với 2.054 hộ trong đó 1.661 hộ có đất ở tại xã, trong đó có 1.379 thửa
đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ( giấy chứng
nhận đều ghi tên cả 2 vợ chồng); còn lại là chưa được cấp và giấy chứng nhận đã cũ
chưa được ghi tên vợ chồng như luật đất đai đã quy định. Trong 1.379 thửa đất đã cấp

mới có tên vợ chồng là trên cơ sở xã vận động dân đi làm, vì vậy nó không phản ánh
khả năng tiếp cận đất đai của người dân, nhưng đã cho thấy được công tác tuyên
truyền để giấy chứng nhận có tên vợ chồng nằm ở mức khá. Điều đó cho thấy các dịch
vụ pháp lý của xã cũng là một trong những tác nhân thuộc đối tượng cộng đồng có tác
động đến sự tiếp cận đất đai của người dân.
4.2.2 Số liệu sơ cấp
4.2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội phân theo giới
Để nghiên cứu vấn đề này cần dựa vào thông tin đặc điểm nhân khẩu – xã hội
theo sự tiếp cận giới. Mẫu khảo sát cho thấy số người được phỏng vấn trên địa bàn xã
Phú An có sự cân đối giữa nam và nữ trên tổng thể và các nhóm phân loại chi tiết tại
bảng sau:
Bảng 4.1 Một số đặc điểm nhân khẩu- xã hội của người trả lời phân theo giới.
Đặc điểm

Tổng

Nam

Nữ

n

%

n

%

n


%

80

100

44

55

36

45

Tổng số
kinh
Nhóm tuổi

19


dưới 30

3

3.75

0

0.00


3

8.33

từ 30 đến 60

60

75

32

72.73

28

77.78

trên 60

17

21.25

12

27.27

5


13.89

đã kết hôn

75

93.75

42

95.45

33

91.67

chưa kết hôn, li dị, góa

5

6.25

2

4.55

3

8.33


mù chữ

9

11.25

6

13.64

3

8.33

tiểu học

40

50.00

16

36.36

24

66.67

trung học cơ sở


20

25.00

17

38.64

3

8.33

trung học phổ thông

7

8.75

5

11.36

2

5.56

trung cấp trở lên

4


0

0.00

4

11.11

tình trạng hôn nhân

Học vấn

Nghề nghiệp
làm ruộng

16

20.00

12

27.27

4

11.11

nuôi trồng,đánh bắt thủy
sản

11

13.75

7

15.91

4

11.11

công nhân, nông lâm
trường
1

1.25

1

2.27

0

0.00

công nhân các doanh
nghiệp
0


0.00

0

0.00

0

0.00

cán bộ

6

7.50

4

9.09

2

5.56

công an, bộ đội

0

0.00


0

0.00

0

0.00

buôn bán, dịch vụ

11

13.75

2

4.55

9

25.00

làm thuê

2

2.50

0


0.00

2

5.56

học sinh

0

0.00

0

0.00

0

0.00

khác

33

41.25

18

40.91


15

41.67

- Số người được phỏng vấn không có sự đa dạng của các tộc người mà chiếm
100% là người Kinh. Sự đa dạng tộc người cho phép ghi nhận đầy đủ các ứng xử văn
hóa của họ đối với vấn đề mà cuộc nghiên cứu quan tâm nhưng do địa bàn xã Phú An
là địa bàn ven đầm phá nên chủ yếu là người kinh sinh sống và người kinh thì về mặt
hiểu biết thì cao hơn các tộc người khác. Vì vậy cũng phản ánh được khả năng tiếp cận
đến các ngôn ngữ trong luật cũng như sự am hiểu cao hơn so với nơi khác và cơ quan
địa phương cũng dễ dàng tuyên truyền để đưa luật vào đời sống.
20


- Về cơ cấu nhóm tuổi dưới 30 chiếm 3,75%, nhóm tuổi 30-60 chiếm 75% và nhóm
trên 60 tuổi chiếm 21,25%. Các nhóm tuổi này được giả định rằng có những nhận thức
và trải nghiệm khác nhau đối với việc tiếp cận đất đai cả của phụ nữ và nam giới.
Ngoài ra, chu kỳ sống có những thời điểm chuyển tiếp quan trọng từ giai đoạn mới
tham gia thị trường lao động đến giai đoạn đạt được thành tựu và sau đó nghỉ hưu. Các
yếu tố này có thể ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế xã hội, tâm lý của cá nhân liên quan
đến vấn đề tiếp cận đất đai. Độ tuổi 30 – 60 là độ tuổi có nhận thức cao nhất trong các
độ tuổi nên phản ánh một cách chính xác về kết quả nghiên cứu của đề tài.

- Do người được phỏng vấn chủ yếu là chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ nên tỷ lệ
người trả lời đang kết hôn chiếm tới 93,75% tổng số mẫu. Tỷ trọng nữ chưa kết hôn,
góa, ly thân cao hơn không đáng kể so với nam (8,33% so với 4,55% tương ứng). Có
thể thấy được người được phỏng vấn là người trực tiếp tiếp xúc với đất đai và muốn
hiểu sâu về vấn đề đất đai.
- Về trình độ học vấn, khoảng 11,25% số người được phỏng vấn là mù chữ trong
đó tỷ trọng nam mù chữ cao hơn nữ (13,64% so với 8,33% tương ứng), có trình độ từ

tiểu học chiếm 50%, 25% có trình độ trung học cơ sở, 8,75% có trình độ trung học phổ
thông và chỉ 5% có trình độ từ trung cấp trở lên ( nam chiếm hết cả 5%). Tuy nhiên, nữ
giới có mức học vẫn thấp hơn đáng kể so với nam giới và có thể đây là một trong
những nguyên nhân quan trọng làm cản trở việc tiếp cận đất đai của họ so với nam
giới.

- Về nghề nghiệp, làm ruộng chiếm 20% trong đó tỷ trọng nam cao hơn so với
nữ, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chiếm 13,75% trong đó tỷ trọng nam cao hơn nữ,
công nhân và nông lâm trường chiếm 1,25%, cán bộ chiếm 7,5% trong đó tỷ trọng
nam cao hơn nữ , buôn bán chiếm 13,75% trong đó tỷ trọng nam thấp hơn đáng kể so
với nữ (4,55% so với 25% tương ứng). Tỷ trọng không tham gia lao động của nữ cao
hơn nhiều so với nam cho thấy sự phụ thuộc nhiều hơn và tính hướng nội cao hơn của
phụ nữ trong gia đình. Trong khi đó, tỷ trọng nam giới làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp,ngư nghiệp (gắn liền với đất đai) và trong khu vực nhà nước (gắn liền với
quyền lực lớn hơn do vị thế xã hội mang lại) cao hơn so với nữ giới (tương ứng là
27,27% so với 11,11%, 15,91% so với 11,11%, 9,09% so với 5,56%). Sự khác biệt
trong cơ cấu nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến các khả năng tiếp cận đất đai.
=> Tóm lại, về đặc điểm nhân khẩu – xã hội phân theo giới của người được
phỏng vấn tại xã Phú An rất đa dạng và nó phản ánh được tính đúng đắn về một số tồn
tại của người dân trong việc tiếp cận các quyền sử dụng đất. Ở đây với tỷ lệ người
21


được phỏng vấn là 100% dân tộc kinh nhưng xã lại có trình độ học vấn còn thấp, chủ
yếu là đạt đến bậc tiểu học và trong đó phụ nữ lại có trình độ đặc biệt thấp. Bên cạnh
đó những người được phỏng vấn có độ tuổi từ 30-60 và đã kết hôn nên họ có sự hiểu
biết và tiếp cận rõ hơn những độ tuổi khác. Từ những phân tích về đặc điểm nhân
khẩu- xã hội đã phản ánh được khía cạnh nào đó về sự tiếp cận đất đai theo giới tại xã.
4.2.2.2. Đặc điểm về đất đai
- Người đứng tên trên giấy chứng nhận cho các loại đất

Bảng 4.2 Người đứng tên trên giấy chứng nhận cho các loại đất
Các loại đất
đất ở

đất ruộng

đất NTTS

người đứng tên

N

%

N %

N %

vợ

0

0.00

0

0.00

0


0

chồng

28

35.44

8

66.67

4

50

cả vợ và chồng

36

45.57

2

16.67

1

12.5


khác

15

18.99

2

16.67

3

37.5

Từ đất ở cho đến đất ruộng, đất nuôi trồng thủy sản thì việc đứng tên trên giấy
chứng nhận đều do người chồng đứng tên, đều đó nói lên những quy định trong Luật
đất đai 2013 cũng chưa được đi vào thực tiễn một cách cụ thể. Việc đứng tên đó cũng
phản ánh sự bất cập về giới, sự hạn chế của phụ nữ và sự tiếp cận của nam giới cao
hơn phụ nữ. Điều đó phản ánh cụ thể thông qua các số liệu được xử lý, có đến 35,44%
chồng đứng tên trong đất ở; 66,67% đối với đất ruộng; 50% đối với đất NTTS.
- Người đi làm giấy chứng nhận
Bảng 4.3 Người đi làm giấy chứng nhận
Người đi làm giấy chứng nhận

N

%

khác


24

24.24

cả 2 vợ chồng

5

5.05

vợ

2

2.02

chồng

68

68.69

Người đi làm giấy chứng nhận đa số là những người có sự hiểu biết và những
mối quan hệ tốt hơn so với mọi người trong gia đình đó. Vì thế, với 68,69% người
chồng đi làm giấy chứng nhận là cao, trong đó chỉ 2,02% là phụ nữ. Một con số quá
thấp và nói lên phụ nữ là những người tiếp cận về đất đai thấp hơn nam giới.
- Đặc điểm của người đứng tên chủ quyền đối với nguồn gốc của mảnh đất :

22



Bảng 4.4. Tỷ lệ được đứng tên chủ quyền đối với các loại đất theo nguồn gốc của mảnh đất
Tỷ lệ được đứng tên chủ quyền đối với các loại đất theo nguồn gốc của mảnh đất
Thừa kế

Đất ở

Đất
ruộng

N

%

N

Vợ

0

0.00

0

Chồng

27.7
10 8

Cả vợ và chồng


50.0
18 0

Khác

8

22.2
2

1
0
1

Đất mua
Đất
NTTS

%
0
50
0
50

N
0
0
0
0


Đất ở

Đất
ruộng

Đất được Nhà nước cấp
Đất
NTT
S

% N

% N

%

0

0

0

0

0

0

0


0

0

5

2
5

1

50

0

0

11 61.11 6

0

6
13 5

0

4

22.2

2

0

1
0

3

16.6
7

2

1
0

50
0

N

Đất ở

0
0

% N

Đất

ruộng

0

%

N

0.00

0

Đất
NTT
S

%

N

%

0

0

0.00

75


2

66.67

1

12.5 1

33.33

1

12.5 0

0.00

23


Trên địa bàn xã chủ yếu là đất thừa kế, đất mua và đất được nhà nước cấp
Đất thừa kế: Khi người phụ nữ về theo chồng và ở trên đất thừa kế của gia đình
chồng thì khả năng của họ đứng tên trên giấy chứng nhận là rất thấp. Còn nếu mảnh
đất đó được cha mẹ để lại thì khả năng đứng tên trong giấy chứng nhận sẽ cao hơn.
Theo bảng thống kê: người vợ 1 mình đứng tên trong giấy chứng nhận 0%, 78,78%
người chồng đứng tên và 50% cả hai vợ chồng đứng tên trong giấy chứng nhận của
các loại đất.
Đất mua, Đất được nhà nước cấp: Nếu đất được mua trước khi kết hôn và đất
được cấp cho người chồng thì tỷ lệ người phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận là
thấp. Còn nếu đất được được cấp cho cả hai vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng mua sau
khi kết hôn thì cả 2 vợ chồng đứng tên trong giấy chứng nhận . Theo bảng thống kê thì

đất mua: 0% người phụ nữ đứng tên một mình trong giấy chứng nhận cho các loại đất;
người chồng đứng tên chiếm 25% đất ở và 50% đất ruộng;cả hai vợ chồng đều đứng
tên trong giấy chứng nhận cho loại đất ở là 65% và đất ruộng là 50%. Đất được cấp:
0% người phụ nữ đứng tên một mình trong giấy chứng nhận; người chồng đứng tên
chiếm 61,11% đối với đất ở và 75% đất ruộng; cả 2 vợ chồng đều đứng tên chiếm
22,22% đối với đất ở và 12,5% đối với đất ruộng.
 Những số liệu thống kê này cho chúng ta thấy phụ nữ thường ít khi được đứng
tên và khẳng định vai trò của mình trong vấn đề đất đai.
- Năm cấp giấy chứng nhận
Bảng 4.5 Năm cấp giấy chứng nhận
N

%

không rõ năm làm giấy chứng nhận 8

8.16

trước 2003

55

56.12

từ năm 2003 đến 2012

18

18.37


từ 2013 trở đi

17

17.35

Mặc dù Luật đất đai 2003 đã quy định và Luât 2013 cũng quy định cụ thể, chi
tiết hơn về việc cả hai vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận nhưng việc giấy
chứng nhận đã cũ ( giấy chứng nhận cấp trước 2003 chưa có tên cả hai vợ chồng) mà
người dân vẫn không đi đổi hay bổ sung thông tin. Điều đó phản ánh thực tại về sự
quan tâm của người dân về những quy định trong Luật.

4.2.2.3. Nhận thức về quyền lợi và tiếp cận quyền sử dụng đất của phụ nữ và nam giới
a. Tiếp cận thông tin về quyền của người sử dụng đất
24


Những phát hiện định lượng đã chỉ ra việc hiểu biết về pháp luật mà cụ thể là 7
quyền chung và 8 quyền riêng của người sử dụng đất cũng như am hiểu về tình hình
biến động giá cả, về sự tăng đột biến của giá trị đất đai khiến cho phụ nữ và nam giới
trở nên chủ động hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình với đất đai, tài sản và từ
đó sức mạnh của phụ nữ và nam giới trong việc bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng của
họ với loại tài sản này cũng được nâng cao. Trong phần định lượng của nghiên cứu này
đã đo lường mức độ quan tâm của cả phụ nữ và nam giới đến những chủ đề thông tin
và kiến thức liên quan. Liệu họ có thật sự quan tâm và tự nâng cao hiểu biết của mình
đối với chính sách và pháp luật liên quan đến đất đai và quyền lợi của họ, liệu họ
có quan tâm tìm hiểu những biến động thị trường, sự thay đổi giá trị mảnh đất mà
gia đình họ sở hữu và hành vi tìm kiếm thông tin này khác biệt như thế nào giữa
nam và nữ.
Bảng 4.6 Nhóm tiếp cận

Nhóm tiếp cận

Xã Phú
An
N

1

2

3

Nam

Nữ

%

N

%

N

%

A. Có (Biết được khoảng bao nhiêu quyền: 7
…/16)( bỏ qua câu 5)
0


87.5

4
0

50

3
0

37.5

B. Không ( Bỏ qua câu 4

12.5

4

5

6

7.5

Gia đình có biết 8 quyền riêng và 7 quyền
chung trên của người sử dụng đất không?

1
0


Ông/ bà biết được 8 quyền riêng và 7 quyền chung trên của người sử dụng đất từ
đâu?( chọn nhiều phương án)
A. Hội thảo, hội nghị

4

3.74

3

2.80

1

0.93

B.Tivi

3
2

29.9
1

2
0

18.6
9


1
2

11.2
1

C. Đài

1
1

10.2
8

6

5.61

5

4.67

D. Báo in

6

5.61

2


1.87

4

3.74

E. Internet

4

3.74

2

1.87

2

1.87

F. Các lớp tập huấn

3

2.80

2

1.87


1

0.93

G. Khác ……………………………

4
7

43.9
3

2
5

23.3
6

2
2

20.5
6

Tại sao Ông/bà không biết 8 quyền riêng và 7
quyền chung trên của người sử dụng đất ?

25



×