Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi ống mật chủ ở người cao tuổi bằng nội soi mật tụy ngược dòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 139 trang )

Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Dương Xuân Nhương


Lêi c¶m ¬n
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Quân y,
Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Quân y 103, Phòng sau đại học- HVQY đã
quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Mai Hồng
Bàng- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, PGS.TS. Đặng Việt
Dũng- Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật bụng, Bệnh viện Quân y 103, những người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, luôn tận tâm dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể cán bộ, nhân viên Bộ
môn- Khoa Nội tiêu hóa, Bộ môn- Khoa Phẫu thuật bụng- HVQY, Trung tâm
dược- Trường đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, PGS.TS. Trần Việt Tú- Chủ
nhiệm Bộ môn Nội tiêu hóa, PGS.TS. Nguyễn Quang Duật- Chủ nhiệm khoa
Nội tiêu hóa- HVQY đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tâp và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các Thầy cô trong
hội đồng chấm luận án đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá
trình hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận án.


Hà Nội, tháng 12 năm 2018

Dương Xuân Nhương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ, ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
1.1.1. Đại cương.........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi................................................3
1.1.3. Một số vấn đề về vô cảm trong can thiệp ở người cao tuổi................5
+ E (Emergency): cần phẫu thuật cấp cứu [26]..........................................5
1.2. Giải phẫu đường mật- tụy, sinh lý và chức năng của dịch mật........6
1.2.1. Giải phẫu đường mật- tụy.................................................................6
1.2.2. Đặc điểm sinh lý và chức năng của dịch mật....................................7
1.3.2. Phân loại sỏi mật...............................................................................8
1.3.3. Cơ chế hình thành sỏi đường mật.....................................................9
1.4. Các phương pháp điều trị sỏi ống mật chủ.......................................12
1.4.1. Thuốc tan sỏi...................................................................................12
1.4.2. Phẫu thuật mở lấy sỏi......................................................................13
1.4.3. Phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy sỏi.....................................................14
1.4.4. Các phương pháp can thiệp hỗ trợ..................................................14
1.6.1. Nguyên lý........................................................................................25
1.6.2. Ưu điểm và nhược điểm..................................................................26

1.7. Nghiên cứu về kết quả điều trị và thành phần hóa học của sỏi ống
mật chủ ở người cao tuổi bằng nội soi mật tụy ngược dòng..................27
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................30
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................30
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu..............................................30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................30
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................31


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................31
Mô tả cắt ngang, tiến cứu, can thiệp có đối chứng...................................31
2.2.2. Cỡ mẫu............................................................................................31
Tính theo công thức:................................................................................31
2.2.3. Vật liệu và chất liệu nghiên cứu......................................................31
2.2.4. Các bước tiến hành.........................................................................34
2.2.5. Chuẩn bị mẫu sỏi và phân tích thành phần hóa học của sỏi...........36
2.2.6. Các nội dung nghiên cứu................................................................37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................43
3.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân nghiên cứu..............................43
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, tiền sử, bệnh mạn tính kết hợp và tình trạng sức
khỏe trước can thiệp.................................................................................43
Bảng 3.1. Phân bố tuổi, giới.....................................................................43
Bảng 3.4. Bệnh lý mạn tính kết hợp..........................................................44
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng và biến chứng của sỏi khi vào viện.............45
3.1.3. Kết quả xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh trước can thiệp...47
* Nhận xét:...............................................................................................52
- Sỏi bùn gặp nhiều ở tuổi 60- 79..............................................................52
3.2. Kết quả lấy sỏi qua nội soi mật tụy ngược dòng..............................55
3.2.1. Các kĩ thuật can thiệp lấy sỏi ống mật chủ......................................55
3.2.2. Kết quả, thời gian can thiệp và thời gian nằm viện..........................56

3.2.3. Tỉ lệ và mức độ tai biến...................................................................59
3.3. Phương pháp vô cảm và tính chất can thiệp.......................................60
3.4. Các mối liên quan của sỏi ở nhóm I...................................................60
BÀN LUẬN............................................................................................62
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.............................................62
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, tiền sử và bệnh lý mạn tính kết hợp và tình
trạng sức khỏe trước can thiệp của bệnh nhân nghiên cứu......................62
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng và biến chứng khi vào viện..........................64
- Hình ảnh OMC trên ERCP: Hầu hết các trường hợp đều có giãn OMC ở
các mức độ khác nhau, nhóm I thấy đường kính OMC giãn to cao hơn


nhóm II (21,7 và 14,1%), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p
> 0,05). Qua bảng 3.15 cho thấy OMC giãn có xu hướng tăng lên theo
tuổi, nhận xét của chúng tôi giống với các tác giả trong và ngoài nước,
ngoài ra OMC giãn còn gặp ở những bệnh nhân đã cắt túi mật [1], [10].
Tác giả Obana T. và CS [77] thấy đường kính OMC ở nhóm > 80 tuổi là
15,7± 5,0mm lớn hơn nhóm < 80 tuổi là 12,8± 4,3mm (p < 0,001), Iida T.
và CS [134] cũng thấy bệnh nhân cao tuổi có OMC giãn to hơn nhóm trẻ
(11,2± 1,8mm và 9,2± 1,6mm; p < 0,001). Theo chúng tôi đây là yếu tố
thuận lợi cho việc thông nhú cũng như bắt sỏi ở NCT nói riêng và bệnh
nhân SOMC nói chung, nhưng lại cũng dễ bỏ sót sỏi nhỏ, sỏi bùn và là
yếu tố tăng nguy cơ tái phát sỏi. Với các trường hợp túi thừa tá tràng, viêm
chít hẹp cơ thắt, rò mật- tá tràng hay cơ vòng đã mở sẵn chỉ được phát
hiện qua nội soi tá tràng nhìn bên, đây là một ưu điểm nữa của ERCP so
với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như hiện đại như US, CTscanner, CMQDL và MRCP, ngoài ra nội soi tá tràng nhìn bên còn phát
hiện các thương tổn kết hợp khác như u bóng Vater, loét tá tràng............71
4.2. Kết quả lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng........79
4.2.1. Các kĩ thuật thực hiện trong lấy sỏi ở 2 nhóm.................................79
4.2.2. Tỉ lệ thành công, thời gian thực hiện và thời gian nằm viện...........82

4.2.3. Các tai biến, mức độ, nguyên nhân và xử trí...................................86
(*) Tên tác giả đứng đầu và năm xuất bản; (**) Tỉ lệ thành công lần
1/thành công chung; (***) Tỉ lệ tai biến chung/tử vong.........................94
4.3. Phương pháp vô cảm và tính chất can thiệp.......................................94
KẾT LUẬN..........................................................................................100


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
AGA
American Gastroenterological Association (Hội Tiêu hóa
Hoa Kỳ)
ALT
Alanin Amino Transferase
AST
Aspartat Amino Transferase
ASA
American Association of Anesthesiology (Hội Gây mê
Hoa Kỳ)
ASGE
American Society for Gastrointestinal Endoscopy (Hội
Nội soi Tiêu hóa Hoa Kỳ)
BC
Bạch cầu
CDCA
Chenodeoxycholic a-xít
CI
Confidence Intervals (Khoảng tin cậy)
CMQDL

Chụp mật qua dẫn lưu
CT-scanner
Computed Tomography Scanner (Chụp cắt lớp vi tính)
CS
Cộng sự
EHL
Electrohydraulic Lithotripsy (Tán sỏi điện thủy lực)
EML
Endoscopic Mechanical Lithotripsy (Tán sỏi cơ học qua nội
soi)
ERCP
Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography (Nội
soi mật- tụy ngược dòng)
ESGE
European Society of Gastrointestinal Endoscopy (Hội nội
soi tiêu hóa châu Âu)
ESWT
Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy (Tán sỏi ngoài cơ
thể)
EUS
Endoscopic Ultrasonography (Siêu âm nội soi)
GCOM
Giun chui ống mật
GGT
Gama Glutamyl Transferase
HST
Huyết sắc tố
U/LL
Ultrasonography/Laser Lithotripsy (Tán sỏi bằng siêu
âm/Laser)

MRCP
Magnetic Resonance Cholangiopancreatography (Chụp
cộng hưởng từ đường mật tụy)
NCT
Người cao tuổi
N
Neutrophil (Bạch cầu đa nhân trung tính)
NTĐM
Nhiễm trùng đường mật
NTDM
Nhiễm trùng dịch mật
NSAIDs
Nonsteroidal anti inflamatory drug (Thuốc chống viêm
không steroid)


OGC
OMC
OR
UDCA
PTNS
UNFPA
US
SOMC
TM
TP
TUDCA
VTC
X ± SD
WHO

Bảng
1.1.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.

Ống gan chung
Ống mật chủ
Odds ratio (Tỉ số chênh)
Ursodeoxycholic a-xít
Phẫu thuật nội soi
United Nations Fund for Population Activities (Quĩ dân
số Liên hợp quốc)
Ultrasonography (Siêu âm)
Sỏi ống mật chủ
Túi mật
Toàn phần
Tauroursodeoxycholic a-xít
Viêm tụy cấp
Mean ± Standard deviation (Trung bình ± Độ lệch chuẩn)
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
DANH MỤC BẢNG
Trang
Tên bảng

Những dao động cơ bản trong thành phần sỏi mật
Phân bố tuổi, giới của 2 nhóm
Phân bố bệnh nhân theo tuổi ở nhóm I
Các tiền sử liên quan đến sỏi

Bệnh lý mạn tính kết hợp

32
51
51
52
52

3.5.

Tình trạng sức khỏe trước can thiệp

53

3.6.
3.7.

Triệu chứng lâm sàng khi vào viện

54
54

3.8.

Mức độ nhiễm trùng đường mật khi vào viện

Biến chứng khi vào viện

55


3.9. Kết quả các xét nghiệm máu
3.10.
Kết quả siêu âm trước can thiệp

55
56

3.11.

56

Kết quả chụp cộng hưởng từ đường mật tụy


3.12.
3.13.
3.14.

Kết quả nội soi tá tràng và thông nhú
Các dạng túi thừa tá tràng của nhóm I
Hình ảnh sỏi và ống mật chủ trên chụp mật tụy ngược dòng

57
57
58

3.15. Mức độ giãn ống mật chủ trên chụp mật ngược dòng theo
nhóm tuổi ở nhóm I
3.16.
Số lượng, kích thước sỏi ống mật chủ


59

3.17. Số lượng, kích thước sỏi theo tuổi ở nhóm I

60

3.18.

61

Màu sắc của dịch mật và sỏi

Bảng
3.19.
3.20.
3.21.
3.22.
3.23.
3.24.
3.25.

Tên bảng
Số lượng và các thành phần có trong sỏi
Tên các thành phần có sỏi
Tỉ lệ % các thành phần có trong sỏi
Các dụng cụ và kĩ thuật thực hiện trong can thiệp lấy sỏi
Kết quả can thiệp lấy sỏi
Kết quả lấy hết sỏi lần 1 liên quan với tiền sử can thiệp
Thời gian can thiệp, thời gian nằm viện sau can thiệp


59

Trang
62
62
63
64
65
66
66

3.26. Thời gian can thiệp và thời gian nằm viện sau can thiệp theo
tuổi ở nhóm I
3.27. Tỉ lệ tai biến chung và các tai biến

67

3.28. Các tai biến phân theo tuổi ở nhóm I

69

3.29. Phương pháp vô cảm và tính chất can thiệp

70

3.30. Liên quan giữa mật độ sỏi với tiền sử can thiệp ở nhóm I

70


68


3.31. Mối liên quan giữa màu sắc sỏi với thời gian can thiệp ở nhóm
I
3.32. Mối liên quan giữa màu sắc sỏi với tình trạng nhiễm trùng ở
nhóm
4.1. So sánh về thành phần sỏi ống mật chủ với các nghiên cứu
khác
4.2. So sánh kết quả với các nghiên cứu trên thế giới

71
71
92
111


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
3.1.

Tên biểu

Trang
53

3.2.

Tình trạng sức khỏe trước can thiệp phân theo tuổi ở
nhóm I

Mật độ sỏi

3.3.

Phân loại sỏi dựa vào thành phần hóa học

63

3.4.

Mức độ tai biến

69

61


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Tên hình ảnh

1.1.
1.2.
1.3.
2.1.

Giải phẫu và liên quan của đường mật ngoài gan
Cơ chế hình thành sỏi sắc tố
Ảnh cắt ngang bề mặt viên sỏi mật

Máy chụp mạch một bình diện (Integriallura 9F), máy soi tá
tràng cửa sổ bên (ED-250XT5) và máy cắt đốt (PSD- 30)
Các phụ kiện dùng trong nội soi mật tụy ngược dòng
Máy nén thủy lực hút chân không và máy đo quang phổ
hồng ngoại (FTIR 8201PC của hãng Shimadzu, Nhật bản)
Hình ảnh sỏi ống mật chủ trên siêu âm (Bệnh nhân:
Vương Thị V, 81 tuổi, số 73, nhóm I)
Hình ảnh sỏi ống mật chủ trên MRCP (Bệnh nhân:Đỗ Thi
L, 92 tuổi, số 107, nhóm I)
Nhú Vater nằm ở bờ túi thừa tá tràng (typ II) (Bệnh nhân
Vũ Văn V, 63 tuổi, số 58, nhóm I)
Sỏi ống mật chủ được lấy ra khỏi đường mật bằng rọ
Cắt cơ vòng bằng dao cung và sỏi được lấy ra khỏi đường
mật vào tá tràng (Bệnh nhân Vũ Văn V, 63 tuổi, số 58,
nhóm I)
Hình ảnh trên chụp mật tụy ngược dòng

2.2.
2.3.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.

4.6.

Trang
7
13

13
38
39
39
79
79
81
88
94

96


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý sỏi đường mật, đặc biệt sỏi ống mật chủ là bệnh hay gặp trong
các bệnh lý gan mật, thường gây nên các biến chứng nặng nề như nhiễm trùng
đường mật, viêm tụy cấp, thấm mật phúc mạc, chảy máu đường mật, sốc mật
và suy tạng...[1],[2]. Về chẩn đoán đã có những tiến bộ đáng kể nhờ sự ra đời
của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giá trị như siêu âm, siêu âm- nội soi,
chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ,... nhưng việc điều trị vẫn còn là thách
thức đối với y học thế giới nói chung và y học Việt Nam nói riêng [3], [4], [5].
Đã có nhiều phương pháp điều trị sỏi mật như: thuốc tan sỏi, phẫu
thuật (mở, nội soi), tán sỏi và lấy sỏi qua nội soi mật- tụy ngược dòng [1], [2],
[6]... Trong đó phẫu thuật mở ổ bụng lấy sỏi và dẫn lưu Kehr là phương pháp
kinh điển nhưng có hiệu quả cao, được coi là triệt để nhất vẫn đang được áp
dụng rộng rãi [7], [8]. Tuy nhiên, đây là phẫu thuật lớn, phức tạp, thời gian
nằm viện dài, hậu phẫu nặng nề, chi phí tốn kém, tỉ lệ tai biến, tử vong còn
cao, vấn đề sót sỏi và tái phát sỏi làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý bệnh
nhân cũng như người nhà [9], [10].

Nội soi mật- tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ được coi là phương
pháp ưu việt nhất hiện nay, vì can thiệp qua đường tự nhiên, ít xâm phạm, thời
gian can thiệp và nằm viện ngắn, tỉ lệ thành công cao, chăm sóc nhẹ nhàng, hồi
phục nhanh và chi phí thấp [1], [11]. Đặc biệt là sỏi sót, sỏi tái phát và sỏi ở
người cao tuổi hoặc người có bệnh lý mạn tính nặng kết hợp [12], [13].
Nghiên cứu thành phần hóa học của sỏi mật không chỉ đóng vai trò quan
trọng trong tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh [14], [15]. Đồng thời còn giúp
thầy thuốc lâm sàng lựa chọn phương pháp can thiệp cũng như các phương án dự
phòng sỏi sót và tái phát sỏi, một vấn đề đang được nhiều bác sĩ can thiệp gan mật
quan tâm [16], [17].
Người cao tuổi là người Việt Nam đủ 60 tuổi trở lên, hiện chiếm 10%
dân số và ngày càng tăng cao, là đối tượng đang được quan tâm đặc biệt của
toàn xã hội nói chung và ngành y tế nói riêng bởi người cao tuổi có nhiều biến
đổi tâm sinh lý, chức năng các cơ quan suy giảm hoặc rối loạn và thường mắc
nhiều bệnh mạn tính nặng, trong đó có bệnh lý đường mật, đặc biệt là sỏi ống
mật chủ [18], [19], [20]. Triệu chứng thường không điển hình, diễn biến phức
tạp, nhiều biến chứng nặng, hay tái phát, chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều
khó khăn, thời gian can thiệp không cho phép kéo dài, tai biến và tử vong
tăng cao sau can thiệp [21], [22].
Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lâm sàng, cận


2
lâm sàng, thành phần hóa học cũng như hiệu quả và tính an toàn của nội soi
mật- tụy ngược dòng trong chẩn đoán, điều trị sỏi ống mật chủ nhưng với
đối tượng là người cao tuổi còn ít được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả
điều trị sỏi ống mật chủ ở người cao tuổi bằng nội soi mật tụy ngược
dòng” với 2 mục tiêu:
1. Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sỏi ống mật chủ ở

người cao tuổi.
2. Đánh giá kết quả điều trị sỏi ống mật chủ ở người cao tuổi bằng nội
soi mật- tụy ngược dòng.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Người cao tuổi và một số vấn đề liên quan đến can thiệp nội soi
mật tụy ngược dòng
1.1.1. Đại cương
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người cao tuổi (NCT) là người đủ 65
tuổi trở lên và người già là người > 80 tuổi. Luật NCT [23] của nước ta (2009)
qui định NCT được hiểu là những người Việt Nam đủ 60 tuổi trở lên và người
già là > 80 tuổi. Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng về
tăng tuổi thọ trên phạm vi toàn cầu, ước tính tỉ lệ NCT sẽ tăng lên 10-15% vào
năm 2025 và sẽ có khoảng 2 tỉ NCT trên toàn thế giới. Theo thống kê tại Hoa
Kỳ, chi trả chăm sóc y tế cho NCT chiếm tới 60%, 35% số ra viện và 47% số
ngày nằm viện, bình quân chi phí chăm sóc y tế cho một NCT gấp 11 lần so với
một trẻ em [22]. Tại Việt Nam, theo thống kê của Quĩ dân số Liên hợp quốc
(UNFPA, 2011) tỉ lệ NCT chạm ngưỡng 10% vào năm 2017, tức là chúng ta
chính thức bước vào giai đoạn "già hóa dân số" với khoảng 10 triệu NCT và
khoảng 2 triệu người già, trong đó sức khỏe là tiêu chí quan trọng nhất khi phân
tích thực trạng về phúc lợi của NCT, xét về chi phí khám chữa bệnh, thống kê
cũng chỉ ra chi phí trung bình chăm sóc sức khỏe cho một NCT bằng 7- 8 lần
một trẻ em [20]. Vì vậy, quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho NCT là một chính
sách lớn của Đảng, nhà nước và ngành y tế. Đến nay, chúng ta đã có nhiều công
trình, mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị riêng cho NCT được nghiên
cứu, triển khai ứng dụng, nhưng việc áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa
phương, từng đơn vị y tế hay từng chuyên khoa còn chưa được quan tâm đúng

mức [19], [20], [24].
1.1.2. Đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi
Một thực tế cho thấy, quá trình già hóa không chỉ liên quan tới rủi ro tử
vong ngày càng cao do những biến đổi về mặt sinh học mà còn liên quan đến
hạn chế về mặt chức năng hoặc nguy cơ đau ốm kinh niên ngày càng tăng.
NCT có một số đặc điểm sinh bệnh lý sau:
+ Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và
phát triển;
+ Người già ít khi chỉ mắc một bệnh mà thường có nhiều bệnh đồng
thời (tính đa bệnh lý), nhất là bệnh mạn tính làm tăng yếu tố nguy cơ, gây
tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong sau các can thiệp lớn;


4
+ Các triệu chứng của bệnh tuổi già thường ít điển hình do đó dễ bỏ
qua hoặc làm sai lệch chẩn đoán;
+ Bệnh người già thường kém khả năng hồi phục, hay sử dụng nhiều
thuốc và dễ bị tác dụng phụ, vì vậy chữa bệnh ở người già phải hết sức chú
trọng công tác phục hồi chức năng [24].
Theo thống kê của Phạm Khuê [18], các bệnh nội khoa ở người già
thường gặp là hô hấp (19,63%), tiêu hóa (18,25%), tim mạch (13,3%) và cơ
xương khớp (57,69%). Phân loại tình trạng sức khỏe cho thấy NCT có sức
khỏe kém (62,71%), trung bình (36,52%) và tốt rất hiếm (0,75%). Nghiên cứu
của tác giả Phạm Thắng [19] về tình hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế và
xã hội của NCT Việt Nam cho thấy tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính khá cao, NCT
thường mắc đồng thời nhiều bệnh, trung bình mỗi người mắc 2,69 bệnh. Một
thống kê của UNFPA (2011), NCT của Việt Nam mắc 1 bệnh là 75,57%, 2
bệnh là 14,14% [20]. Theo các thống kê của Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ [22], [25]
cho thấy các bệnh lý tiêu hóa tăng lên theo tuổi, ngoài các bệnh lý thực quản,
dạ dày, thì các bệnh lý đường mật trong đó hay gặp nhất sỏi mật và biến

chứng của chúng cũng tăng lên, ước tính khoảng 1/3 người trên 70 tuổi mắc
bệnh lý đường mật, trong đó sỏi ống mật chủ (SOMC) là hay gặp nhất, 50%
NCT sau cắt túi mật có sự hiện diện của SOMC.


5
1.1.3. Một số vấn đề về vô cảm trong can thiệp ở người cao tuổi
1.1.3.1. Phân loại tình trạng sức khỏe
Có nhiều tiêu chí đánh giá tình trạng sức khỏe, năm 1963 Hội Gây mê
Hoa Kỳ (American Society of Anesthesiologist- ASA) đã thống nhất cách
phân loại và là tiêu chí để lựa chọn phương pháp vô cảm, phương pháp can
thiệp, tiên lượng tỉ lệ thành công, tỉ lệ tai biến và tử vong của một can thiệp,
hiện nay vẫn đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới trong các can thiệp y
tế, đặc biệt ở NCT và người có bệnh lý mạn tính nặng. Theo phân loại này
tình trạng sức khỏe của một người được phân theo các mức độ:
+ ASA I: người khỏe mạnh bình thường.
+ ASA II: người có bệnh toàn thân nhẹ không giới hạn hoạt động (như
tăng huyết áp kiểm soát, tiểu đường có kiểm soát chưa biến chứng).
+ ASA III: người có bệnh toàn thân vừa hoặc nặng ảnh hưởng đến sức
khỏe và sinh hoạt (như đau thắt ngực ổn định, bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn
tính ổn định, tiểu đường có biến chứng).
+ ASA IV: người có bệnh lý toàn thân nặng nghiêm trọng thường xuyên
đe dọa đến tính mạng (như suy thận giai đoạn cuối, suy tim xung huyết).
+ ASA V: tình trạng sức khỏe nguy kịch, tiên lượng không sống quá 24
giờ, có hoặc không liên quan đến phẫu thuật.
+ E (Emergency): cần phẫu thuật cấp cứu [26].
Theo thống kê của Daabiss M. và CS, tỉ lệ tai biến của một can thiệp liên
quan mật thiết với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, với ASA I là 0,41/1000 và
tăng lên ASA IV hoặc V: 9,6/1000 ca, nếu can thiệp cấp cứu với ASA I: 1/1000
và tăng lên 26,5/1000ca với ASA IV hoặc V, tỉ lệ tử vong cũng tăng lên với

ASAI là 0- 0,3%, ASAII là 0,3- 1,4%, ASAIII là 1,8- 4,5%, ASAIV là 7,8- 25,9%
và 9,5- 57,8 với ASA V [27].
1.1.3.2. Vấn đề vô cảm trong can thiệp nội soi mật- tụy ngược dòng ở
người cao tuổi
Do NCT tăng nhạy cảm với thuốc khi dùng ở liều chuẩn, giảm bão hòa
ô-xy máu, giảm sự thải độc của gan, thận nên làm giảm sinh khả dụng của
thuốc dẫn tới tăng nguy cơ tai biến trong khi can thiệp. Vì thế thuốc vô cảm
phải đảm bảo các yêu cầu: thời gian bán hủy ngắn, ít tác dụng phụ, tác dụng ở
liều thấp và giảm liều chung [28]. Theo Hội Nội soi Tiêu hóa Hoa Kỳ (ASGE2008) [26] trong khi midazolam và narcotics được ưu tiên dùng cho bệnh nhân
trẻ, thì propofol được coi là thuốc gây mê an toàn nhất cho bệnh nhân cao tuổi,
bởi thời gian tác dụng ngắn, hiệu quả tức thì, chống nôn nhẹ, hồi tỉnh nhanh và ít


6
độc… nhưng thuốc này cũng có một số nhược điểm như tác dụng toàn thân, gây
rối loạn huyết động, hô hấp và không có thuốc đối kháng. Đánh giá hiệu quả của
vô cảm trong can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), Raymondos K. và CS
[29] so sánh hiệu quả của nhóm dùng an thần với nhóm mê toàn thân cho thấy tỉ
lệ thành công của nhóm mê toàn thân gấp đôi nhóm an thần (p = 0,012).
Salminen P. và CS [30] đã tiến hành vô cảm cho 3676 ca ERCP, trong đó có 41 ca
có tuổi > 90 sử dụng midazolam hoặc fentanyl, ASA IV chiếm 88% cho kết quả
tốt là 98%, không có tai biến cũng như tử vong liên quan đến vô cảm.
Amornyotin S. và CS [31] đánh giá hiệu quả của propofol trong can thiệp ERCP
ở NCT có bệnh lí nặng (ASA III -IV) so với nhóm không có bệnh hoặc bệnh nhẹ
(ASA I- II) cho thấy sự an toàn, hiệu quả và tai biến nặng không có sự khác
biệt giữa hai nhóm.
1.2. Giải phẫu đường mật- tụy, sinh lý và chức năng của dịch mật
1.2.1. Giải phẫu đường mật- tụy
Đường mật- tụy có hai nhiệm vụ vận chuyển khác nhau, một bên dẫn
dịch mật bao gồm ống gan (phải, trái), ống gan chung, ống mật chủ (OMC),

ống túi mật và túi mật đi xuống tá tràng. Trong khi đó phần tụy ngoại tiết dịch
tụy đổ vào ruột qua ống tụy chính và ống tụy phụ. Hầu hết các trường hợp
ống tụy chính đổ chung với OMC vào tá tràng qua bóng Vater (chiếm 80%),
còn lại nó đi bên OMC và đổ vào tá tràng qua một lỗ riêng bên nhú tá lớn
(20%), nhú tá lớn nằm bờ trong đoạn 2 tá tràng, cách lỗ môn vị 8- 10cm, có
một nếp niêm mạc dài gọi là nếp tá tràng, ở nhú tá lớn có cơ thắt gọi là cơ
vòng Oddi, phần kênh chung có chiều dài 6,6± 1,8mm (2,6- 10,8mm) (Hình
1.1.) [1]. Đường mật ngoài gan được chia thành hai phần: Đường mật chính
là những ống dẫn dịch mật từ gan tới tá tràng và đường mật phụ bao gồm túi
mật và ống túi mật. Đường mật chính gồm ống gan phải có chiều dài 7mm,
ống gan trái dài 17mm, hai ống này đến rốn gan hợp thành ống gan chung
(OGC) dài 3- 5cm, đường kính 4- 5mm, OGC hợp với ống túi mật tạo nên
OMC. OMC được chia thành 4 đoạn trên tá tràng, sau tá tràng, sau tụy và
trong tá tràng, có đường kính từ 5- 6mm, ở NCT và người đã cắt túi mật nó
có thể lớn hơn, chiều dài thay đổi tùy thuộc vào chỗ ống túi mật kết nối với
OGC [1], [7], [10]. Theo Dương Văn Hải và CS [32], OMC của người Việt
Nam trưởng thành có đường kính trung bình 5,38± 0,39mm và chiều dài
đường mật ngoài gan (tính từ điểm hội lưu giữa ống gan phải và ống gan trái
đến nhú tá tràng) từ 61,6- 101,2mm, trung bình là 78,2mm, tần suất cộng
dồn để lựa chọn nòng nhỏ hơn hoặc bằng 70, 80, 90 và 100mm lần lượt là


7
10%, 50%, 70%, và 90%.

Hình 1.1. Giải phẫu và liên quan của đường mật ngoài gan
* Nguồn: Theo Lê Quang Quốc Ánh (2003) [1]
1.2.2. Đặc điểm sinh lý và chức năng của dịch mật
Dịch mật do tế bào gan tiết ra, có độ pH 7- 7,7, mỗi ngày một người
khỏe mạnh bình thường tiết từ 600- 1100 ml, chủ yếu dự trữ trong túi mật, tại

đây dịch mật được tái hấp thu nước, cô đặc và đổ xuống ruột tham gia tiêu
hóa thức ăn. Bình thường dịch mật có màu vàng nhạt, trong, khi bị nhiễm
khuẩn dịch mật có màu đen, xám đen, đục hoặc mủ không thuần nhất.
+ Về thành phần chính của dịch mật gồm: Các a-xít mật (glycocholic,
taurocholic) chiếm 80%, lecithin và các phospholipide (16%), cholesterol chưa
este hóa (4%), ngoài ra còn có protid, điện giải và chất nhầy [33].
+ Về chức năng của dịch mật:
- Nhũ tương hóa lipid giúp cho tác dụng enzym lipase của tụy tăng lên
gấp 3- 4 lần.
- Muối mật giúp hòa tan các a-xít béo và các vitamin tan trong dầu, tạo
điều kiện cho chúng hấp thu dễ dàng qua niêm mạc ruột.
- Mật tạo môi trường kiềm giúp cho các enzym tiêu hóa hoạt động;
- Mật kích thích nhu động ruột giúp cho tiêu hóa được tốt hơn.
- Kích thích tụy tiết dịch tụy và kích thích gan tái tạo mật.
- Ức chế hoạt động của các vi khuẩn đường ruột, chống lên enzym thối


8
ở ruột [4].
1.3. Dịch tễ, phân loại và cơ chế bệnh sinh của sỏi đường mật
1.3.1. Dịch tễ
Sỏi mật là bệnh hay gặp ở các nước châu Âu, châu Mỹ. Tại Hoa Kỳ,
ước tính có 25 triệu người bị sỏi mật và gần 1 triệu người mắc mới viêm
đường mật mỗi năm, hơn 20% ở nữ giới, 8% nam giới trên 40 tuổi, 40% nữ
giới trên 65 tuổi, 1/3 người > 70 tuổi bị sỏi mật và chủ yếu là sỏi cholesterol (chiếm 80%) [33]. Tại I-ta-lia, tỉ lệ mắc sỏi mật ở cộng đồng là 4,4%
[34]. Thống kê ở Nhật Bản, sỏi túi mật chiếm 78,3-83,7%, SOMC từ 14,220,3%, trong thành phần sỏi túi mật, sỏi cholestrol chiếm 58,3%, ngược lại
trong thành phần SOMC, sỏi sắc tố chiếm 66,1%, chủ yếu là sỏi sắc tố nâu
[35]. Tại Việt Nam, đến nay chưa có nhiều công trình thống kê qui mô lớn,
trên diện rộng về dịch tễ học của sỏi mật, một nghiên cứu của Văn Tần và
CS [36] (2006) về tần suất mắc sỏi mật tại Thành phố Hồ Chí Minh ở

những người > 50 tuổi là 6,3%, các yếu tố liên quan được xác định là tuổi
cao, nữ giới, các bệnh đi kèm như tiểu đường, gan nhiễm mỡ và sỏi túi mật
chiếm đa số. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra tần suất mắc bệnh lý mật
tụy nói chung, sỏi mật nói riêng tăng theo tuổi, ngoài yếu tố tuổi, giới nữ
thì yếu tố địa dư, chủng tộc, di truyền,.. Đặc biệt nhiễm trùng và kí sinh
trùng là các yếu tố đặc thù hình thành nên sỏi đường mật ở các nước Đông
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng [4], [10], [37].
1.3.2. Phân loại sỏi mật
Có nhiều cách phân loại sỏi, dựa vào vị trí, nguồn gốc, kích thước,
thành phần hóa học, hình thái (màu sắc, hình dạng, mật độ và cấu trúc).
1.3.2.1. Căn cứ vào thành phần hóa học
Dựa vào thành phần hóa học của sỏi, các tác giả Nguyễn Đình Hối [10]
và Đỗ Kim Sơn [8], Bernhoft R.A. [15], Kim I.S. [38] đều thống nhất chia
thành ba loại gồm:
+ Sỏi sắc tố (sỏi sắc tố nâu hoặc sỏi sắc tố đen): trong thành phần có
chứa trên 50% bilirubinat can-xi, ngoài ra còn có cholesterol, glycoprotein,
palmitat, stearat.
+ Sỏi cholestrol: trong thành phần có chứa trên 50% cholesterol tự do
(dạng monohydrate), còn lại là các muối can-xi, sắc tố mật, protide, a-xít béo.
+ Sỏi hỗn hợp: không thuộc hai loại sỏi trên.
1.3.2.2. Căn cứ vào kích thước của sỏi
Dựa vào đặc thù sỏi đường mật của Việt Nam và châu Á, các tác giả


9
thống nhất phân loại như sau:
+ Sỏi nhỏ: Sỏi có đường kính dưới 1cm.
+ Sỏi vừa: Sỏi có đường kính từ 1- 2cm.
+ Sỏi to: Sỏi có đường kính trên 2cm [1].
1.3.2.3. Căn cứ vào màu sắc của sỏi

Dựa vào màu sắc của sỏi chia thành:
+ Sỏi có màu trắng hoặc trắng ngà.
+ Sỏi có màu vàng hoặc nâu vàng.
+ Sỏi có màu đen hoặc nâu đen.
+ Sỏi hỗn hợp (không phân biệt được màu sắc) [35].
1.3.2.4. Căn cứ vào mật độ của sỏi
Dựa vào mật độ của sỏi được chia thành:
+ Sỏi bùn.
+ Sỏi viên (mềm, chắc, cứng).
+ Sỏi hỗn hợp (xen lẫn giữa sỏi bùn và sỏi viên) [1], [10].
1.3.3. Cơ chế hình thành sỏi đường mật
1.3.3.1. Cơ chế tạo sỏi cholesterol
Sỏi cholesterol chủ yếu gặp ở túi mật, có thể gặp ở đường mật nhưng
hầu hết các tác giả cho rằng đây là sỏi thứ phát từ túi mật rơi xuống, ở nước ta
các nghiên cứu đều chỉ ra sỏi cholesterol hiếm gặp ở đường mật [9], [10],
[41]. Về hình thái sỏi có dạng viên màu trắng, trắng ngà hoặc màu vàng sáng,
tinh thể trong suốt, mật độ cứng, hình tròn hoặc oval, khi đốt có ngọn lửa màu
vàng sáng, nếu bổ đôi viên sỏi thấy có cấu trúc dạng tia từ trung tâm ra đến
phần vỏ [16]. Có bốn cơ chế chính tham gia vào quá trình hình thành sỏi
cholesterol là:
+ Sự thay đổi thành phần dịch mật.
+ Rối loạn tạo nang (mixell).
+ Sự kết nhân của các tinh thể cholesterol tự do.
+ Sự suy giảm chức năng túi mật.
Các yếu tố nguy cơ gây sỏi cholesterol được xác định gồm: tuổi cao,
giới nữ, thừa cân, béo phì, gen, chủng tộc, địa dư, di truyền, tiểu đường, tăng
mỡ máu, nghiện rượu, ăn kiêng quá mức, bệnh lý gan, tụy mạn tính và do
dùng kéo dài một số thuốc (estrogens, corticoide, sandostatin, clofibrate..)
[33], [34], [42].
1.3.3.2. Cơ chế tạo sỏi sắc tố

Sỏi sắc tố được chia thành 2 loại là sỏi sắc tố đen và sỏi sắc tố nâu, hai


10
loại sỏi này lại được phân biệt bởi cơ chế bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng cũng
như là cấu trúc và thành phần hóa học.
+ Cơ chế hình thành sỏi sắc tố đen: Giống như sỏi cholesterol, chủ yếu
hình thành trong túi mật nhờ sự trùng hợp nguyên phát của các phân tử
bilirubin tự do và được cho là do sự bài tiết quá mức ở bệnh nhân tan máu, xơ
gan, cắt đoạn hồi tràng...dẫn đến sự thay đổi pH, can-xi hóa, sự bão hòa của
glycoprotein và thường không liên quan đến nhiễm khuẩn. Về hình thái sỏi có
màu nâu đen đến đen, mật độ cứng, nhiều viên, mặt nhẵn hoặc vô định hình
đôi khi kết tinh, kích thước thường nhỏ (< 0,5cm) [35], [38].
+ Cơ chế hình thành sỏi sắc tố nâu: Khác với sỏi hai loại sỏi trên, sỏi
sắc nâu chủ yếu hình thành tại đường mật. Cơ chế khá phức tạp và còn
nhiều ý kiến tranh luận, nhưng hầu hết các ý kiến đều cho là do ứ trệ và
nhiễm trùng ở đường mật kéo dài là căn nguyên bệnh sinh của sỏi sắc tố
nâu [10], [42], [43]. Thành phần chính là bilirubinat can-xi, nên còn được
gọi là sỏi bilirubinat, sỏi có màu nâu vàng đến màu vàng cam hoặc nâu
đen, mật độ thường mềm hoặc chắc, đôi khi cứng, dễ nghiền nhỏ, mặt
nhẵn, hình tròn hoặc đúc khuôn trong ống mật, kích thước lớn (từ 1- 3cm)
hoặc lớn hơn, khi bổ đôi viên sỏi thấy có nhiều hình tròn đồng tâm [38],
[44].
Cơ chế chính tạo sỏi sắc tố nâu được cho là enzym β- glucuronidase do
vi khuẩn tiết ra thủy phân bilirubin liên hợp thành bilirubin tự do không hòa
tan trong dịch mật và kết hợp với can-xi để tạo thành bilirubinat can-xi dưới
dạng sỏi bùn và sỏi viên. Ngoài ra, trong thành phần sỏi còn chứa các muối
mật, cholesterol và các a-xít béo bão hòa chuỗi dài.
Các yếu tố thuận lợi tạo sỏi sắc tố nâu là:
- Tuổi và giới: Sỏi sắc tố nâu gặp ở nữ nhiều hơn nam và tăng lên tuổi

[17], [44], [45].
- Địa dư: Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sỏi sắc tố nâu gặp chủ
yếu ở các nước vùng nhiệt đới, trong đó có châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á
[17], [10], [46].
- Nhiễm trùng và kí sinh trùng: Nhiều nghiên cứu cho thấy sỏi sắc tố
nâu liên quan tới nhiễm trùng và kí sinh trùng.
* Nhiễm trùng là bước quan trọng nhất trong quá trình tạo sỏi, hầu hết
các tác giả cho rằng yếu tố chiếm đóng bề mặt như β-glucuronidase hoặc
phospholipase tạo thuận lợi cho nhiễm trùng máu và tình trạng nhiễm trùng
trầm trọng, trong khi đó chính sự hiện diện chất nhớt của vi khuẩn, ngoài tác


11
dụng chiếm đóng bề mặt tạo nên màng sinh học còn ức chế dòng hồi lưu tĩnh
mạch. Màng sinh học giúp vi khuẩn bám vào bề mặt, gia tăng hiệu năng biến
dưỡng của vi khuẩn, lấn át sự phòng vệ của kí chủ và bảo vệ vi khuẩn trước
sự hiện diện của kháng sinh. Các vi khuẩn gây sỏi mật đã được xác định là
trực khuẩn thuộc họ đường ruột Enterobacteriaceae (E.coli, Klebsiella,
Enterobacter, Proteus..), cầu khuẩn Entero-coccus, Pseudomonas, vi khuẩn kị
khí (Bacteroides, Eubacterium, Clostridium perfrigens) và một số vi khuẩn
khác (Aeromonas, H. influenzae typ B, Arcobacter và Campylobacter). Ngoài
ra còn có vai trò của một số vi rút như CMV, EBV [43], [47].

Bilirubin tự do

Bilirubin liên hợp
β- Glucuronidase

Ca++


Vi khuẩn
Sỏi sắc tố rắn

Glycocalyx của vi khuẩn

Hình 1.2. Cơ chế hình thành sỏi sắc tố
* Nguồn: theo
SỏiStewart
sắc tố L. và cs (1987) [48]

1

2


12

3

4

Hình ảnh 1.3. Ảnh cắt ngang bề mặt viên sỏi mật
1. Sỏi cholesterol 2. Sỏi sắc tố nâu 3. Sỏi sắc tố đen 4. Sỏi hỗn hợp
* Nguồn: Theo Kim I.S. và cs (2003) [38]
+ Kí sinh trùng: Kí sinh trùng đường ruột là bệnh lý đặc thù ở các
nước Đông Nam Á nói riêng và các nước nhiệt đới nói chung, mà nguyên
nhân gây sỏi mật hay gặp nhất là giun đũa. Sỏi mật thường dễ xuất hiện do ứ
đọng mật cũng như xác giun và trứng giun làm nhân cho sự tạo sỏi, trứng
giun đũa có màng albumin bên ngoài có tính bám giữ các tinh thể carbonate
can-xi, làm tổn thương các ống dẫn mật, tăng xuất tiết bạch cầu ái toan và

phản ứng xơ hóa, cuối cùng là phản ứng đóng vôi xung quanh trứng và xác
giun dẫn tới sỏi mật, chít hẹp ống dẫn mật và tắc mật [49]. Mặt khác, khi
giun đũa lên ống mật sẽ tiết nhiều polypeptide gây dị ứng và kích thích co
thắt cơ Oddi, cộng thêm giun mang vi khuẩn từ ruột lên gây viêm mủ đường
mật, viêm túi mật, viêm tụy cấp và áp xe gan [4], [10], [16]. Ngoài ra, một
số tác giả có đề cập đến vai trò tạo sỏi của sán lá gan trong đường mật nhưng
vấn đề này vẫn còn nhiều tranh luận, mặc dù một số tác giả đã gắp được sán
lá gan trong đường mật khi phẫu thuật hoặc qua ERCP [1], [9], [50].
1.4. Các phương pháp điều trị sỏi ống mật chủ
1.4.1. Thuốc tan sỏi
Có nhiều loại thuốc tan sỏi mật đã được nghiên cứu và ứng dụng như:
Mono-octanoin và dẫn chất, methyl-T-butyl-ether, a-xít mật và dẫn chất, các dẫn
chất của statin và nhiều loại thảo dược theo kinh nghiệm dân gian [51], [52].
+ Các a-xít mật và dẫn chất: với 2 a-xít mật chính là chenodeoxycholic
a-xít (CDCA) và ursodeoxycholic a-xít (UDCA) hoặc gần đây có thêm taurourodeoxycholic a-xít (TUDCA).
Hiệu quả tan sỏi với CDCA là 50- 70% làm mất sỏi hoặc sỏi nhỏ lại,
nhưng có nhiều tác dụng phụ như tăng men gan, tiêu chảy, giảm bạch cầu,
tăng glucose máu… nên hiện nay ít được sử dụng trên lâm sàng. Còn UDCA,


13
TUDCA ít tác dụng phụ hơn, khoảng 2- 9% bệnh nhân bị tiêu chảy trong thời
gian điều trị và hiệu quả tan sỏi của UDCA và TUDCA đạt 60- 90%, với sỏi
cholesterol đơn thuần kích thước nhỏ đạt hiệu quả khoảng 90%, sỏi phức hợp
một chất kích thước < 1cm đạt 75% và phức hợp nhiều chất với kích thước <
1cm đạt 60% [16]. Tuy nhiên, hạn chế của thuốc là tái phát sỏi nhanh, thời
gian dùng kéo dài và chỉ có tác dụng đối với sỏi có chứa một tỉ lệ cao
cholesterol trong thành phần. Và được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Sỏi (túi mật và đường mật) đường kính < 15mm, chưa bị can-xi hóa,
chức năng túi mật còn tốt.

- Dự phòng tái phát sỏi.
- Bệnh nhân tuổi cao, trường hợp không thể can thiệp hoặc từ chối can
thiệp [53].
+ Các statin như: Simvastatin, lovastatin, pravastatin, atorvastatin hoặc
ezetimide, các thuốc này có tác dụng ức chế enzym 3-hydroxy-3-methylglutaryl- CoA reductase, đây là men chuyển hóa cholesterol phụ thuộc vào
khả năng chuyển hóa cholesterol của gan, dẫn đến giảm hình thành sỏi, riêng
ezetimide ức chế hấp thu cholesterol ở ruột thông qua sự cạnh tranh với
protein NPC1K1 (Niemann- Pick C1-like1) [52].
+ Các thảo dược: Theo kinh nghiệm dân gian có nhiều loại thảo dược
có tác dụng nhuận mật, kháng khuẩn, tan sỏi với giá thành rẻ, ít tác dụng phụ
và phù hợp với tính chất sỏi sắc tố của nước ta nhưng chưa có nhiều nghiên
cứu chứng minh [53]. Một nghiên cứu gần đây của Lê Xuân Thắng và CS
[51] sử dụng bài thuốc "Kim đởm khang" hỗ trợ điều trị cho 60 bệnh nhân
SOMC được lấy qua ERCP, kết quả sau 3 tháng điều trị cho thấy sỏi đường
mật trong gan mất ở 4/14 bệnh nhân, sau 6 tháng điều trị thấy SOMC mất ở
3/7 bệnh nhân sót sỏi và hầu như không có dụng phụ.
1.4.2. Phẫu thuật mở lấy sỏi
Phẫu thuật mở đường mật lấy SOMC được Robert Abbé thực hiện lần
đầu tiên (1889) tại New York. Đây là phương pháp kinh điển nhất, được coi là
khá triệt để và còn khá phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới
mặc dù các phương pháp can thiệp ít xâm phạm đã có những tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp, tiếp tục thách thức các nhà phẫu
thuật gan mật bởi đây là phẫu thuật lớn, vết mổ dài, chảy máu nhiều, hậu phẫu
phức tạp, thời gian nằm viện dài, chi phí tốn kém, nhiều tai biến và biến
chứng nặng, vấn đề sót sỏi và sỏi tái phát sỏi, nhất là phải phẫu thuật cấp cứu,
nên ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người bệnh cũng như gia đình [2], [9],


14
[53]. Đặc biệt, ở NCT do sức đề kháng kém, bệnh thường nặng diễn biến

phức tạp, lại thêm các bệnh lý mạn tính như tim mạch, hô hấp, tiểu đường...
nên tỉ lệ tai biến và tử vong càng tăng cao [6], [10], [12]. Theo Siegel J.H. và
CS [25], tỉ lệ tử vong trong phẫu thuật lấy SOMC có chuẩn bị ở NCT là 410% và tăng lên 20% nếu phẫu thuật cấp cứu.
1.4.3. Phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy sỏi
Phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng lấy SOMC được báo cáo lần đầu tiên
bởi Stocker (1991) tại Massachsetts (Hoa Kỳ), 4 năm sau PTNS cắt túi mật bởi
Phillipe Mouret (Lyon- Pháp) và sau hơn 100 năm mổ mở lấy SOMC. Các tác
giả trong nước ứng dụng kỹ thuật này lần đầu tiên năm 1998 tại Bệnh viện Chợ
Rẫy và sau đó là Bệnh viện Việt- Đức, Bình Dân, Bạch Mai, Bệnh viện Quân y
103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [10], [54].
Qua đường nội soi ổ bụng phẫu thuật viên tiến hành cắt túi mật có chứa
sỏi và sau khi cắt túi mật, qua ống túi mật có thể lấy luôn SOMC hoặc mở
OMC lấy sỏi có hoặc không đặt dẫn lưu Kehr, tỉ lệ thành công 85- 95%, tỉ lệ tai
biến 3,4- 10%, hay gặp là kẹp phải đường mật, rò mật và sót sỏi. Tuy vậy, đây
vẫn là phương pháp xâm phạm tương đối lớn, thời gian can thiệp cũng như
thời gian nằm viện dài hơn so với lấy qua ERCP và được chỉ định trong các
trường hợp SOMC kết hợp sỏi túi mật hoặc lấy qua ERCP thất bại [5], [54].
Một nghiên cứu của Lin Y.F. và CS [55] trên NCT được phẫu thật mở và
PTNS lấy SOMC cho thấy tỉ lệ sạch sỏi tương đương (95,9% và 95,2%), thời
gian nằm viện và tỉ lệ tai biến ở nhóm phẫu thuật mở lớn hơn (tương ứng 11,2
- 5,7 ngày, p < 0,0001; và 22,6- 4,7%, p < 0,05). Do sỏi đường mật ở NCT
thường có kích thước lớn, nhiều viên và phức tạp, đặc biệt tỉ lệ kết hợp sỏi
đường mật trong gan cao, vì thế một số tác giả chủ trương thực hiện kĩ thuật
này ở những bệnh nhân cao tuổi và để tăng hiệu quả, giảm ngày nằm điều trị,
giảm tai biến cũng như giá thành thì nên phối hợp với can thiệp ERCP cắt cơ
vòng trước, trong hoặc sau PTNS [1], [56], [57].
Vì vậy, tìm ra các phương pháp can thiệp ít sang chấn, thời gian nằm viện
ngắn, chi phí thấp, giảm tỉ lệ tai biến và tử vong đối với bệnh lý sỏi đường mật
nói chung và SOMC nói riêng là mong muốn của các nhà can thiệp gan mật.
1.4.4. Các phương pháp can thiệp hỗ trợ

Thông thường SOMC có thể lấy một cách tương đối dễ dàng qua ERCP
đạt hiệu quả 80- 90% với tai biến dưới 10%, số còn lại là những trường hợp
sỏi khó như sỏi kích thước lớn, nhiều viên, sỏi kẹt, hẹp hoặc biến dạng đường
mật, bệnh nhân cao tuổi, thay đổi cấu trúc sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày, túi


×