Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Quản trị chuỗi cung ứng cho công ty may 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.69 KB, 23 trang )

Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................2
1. Tổng quan về Quản trị chuỗi cung ứng (SCM).................................................3
1.1. Khái niệm...............................................................................................3
1.2. Các thành viên của chuỗi cung ứng........................................................3
1.3. Phân loại chuỗi cung ứng.......................................................................5
1.4. Động năng của chuỗi cung ứng..............................................................6
1.5. Quy trình hoạt động trong chuỗi cung ứng...........................................11
2. Chuỗi cung ứng của công ty May 10...............................................................12
2.1. Khái quát về doanh nghiệp May 10..............................................................12
2.2. Chuỗi cung ứng của công ty May 10....................................................13
2.3. Thực trạng của chuỗi cung ứng............................................................13
2.3.1. Thành công....................................................................................13
2.3.2. Hạn chế..........................................................................................16
2.4. Giải pháp phát triển SCM tại công ty May 10......................................16
2.4.1. Tiết kiệm nguồn vốn, tận dụng tài nguyên.....................................16
2.4.2. Phát triển nguồn nhân lực..............................................................17
2.4.3. Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả...............................................17
2.4.4. Áp dụng các mô hình chuỗi dịch vụ mới.......................................18
2.4.5. Xác định danh mục các sản phẩm tham gia...................................18
2.4.6. Triển khai quy trình cung cấp và thống nhất số liệu hàng tháng....18
KẾT LUẬN.........................................................................................................20

1


Quản trị chuỗi cung ứng


Nhóm 8

LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận
chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu
quả các nhu cầu của thị trường
Là hệ thống phức hợp và hoàn chỉnh để đưa hàng hóa/dịch vụ từ nhà sản xuất
(bắt đầu từ nguyên liệu) đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng có một vai trò cực kì quan trọng trong doanh nghiệp. Quản lý
chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản
xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành
phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà
cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
Nói chung, quản lý chuỗi cung ứng gồm quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống
của các doanh nghiệp. Xây dựng một chuỗi cung ứng thành công là con đường dẫn
đến thành công cho doanh nghiệp.


2


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

1. Tổng quan về Quản trị chuỗi cung ứng (SCM)
1.1. Khái niệm.
Chuỗi cung ứng là 1 tập hợp các doanh nghiệp (nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhà
phân phối, người vận chuyển…) và các giai đoạn kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với
nhau bằng dòng chảy sản phẩm, thông tin, tài chính nhằm đáp ứng đúng yêu cầu và

đòi hỏi của khách hàng. Mục tiêu của chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa giá trị tạo ra
cho toàn hệ thống. Giá trị của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm
cuối cùng với nỗ lực mà chuỗi cần dùng vào việc đáp ứng như cầu khách hàng. Giá trị
có liên quan mật thiết với lợi nhuận của chuỗi. Sự thành công của chuỗi được đo lường
bằng tổng lợi nhuận
Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế, lập kế hoạch, triển khai 1 cách có hiệu
quả quá trình tích hợp giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa giá
trị cho toàn chuỗi cung ứng
Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt
động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các
giải pháp tồn kho an toàn của công ty. SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các
nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các
bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách
hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất
kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và
nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.

1.2. Các thành viên của chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công
ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó.

3


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8
Nhà
c.cấp vật
liệu


Nhà
c.cấp
dịch vụ

Khách
hàng

Nhà bán
lẻ

Nhà sản
xuất

Nhà phân
phối

 Nhà cung cấp vật liệu: Các nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng
sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ… và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi
hay đánh bắt thuỷ hải sản. Sản phẩm của họ là vật liệu thô, vật liệu trung gian & phụ
tùng
 Nhà sản xuất: các tổ chức sản xuất ra thành phẩm. Các nhà sản xuất thành
phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty
khác.
 Nhà phân phối: là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất
và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ.
Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so
với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ
hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng. Một nhà phân phối điển hình là
một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người

tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà
phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm
cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán
hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà
phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm. Với cả
hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng,
làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.

4


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

 Nhà bán lẻ : Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng
nhỏ hơn. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách
hàng rất chi tiết. Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình
bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa
chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.
 Nhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất,
nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn
và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ
có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính
các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này. Trong
bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và
dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết
đến là nhà cung cấp hậu cần. Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như
cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng,
công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ. Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu

thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn
quản lý.
 Khách hàng: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào
mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp
với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/
mua sản phẩm về tiêu dùng.

1.3. Phân loại chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng trực tiếp(mô hình đơn giản): một công ty sản xuất sẽ nằm trong
chuỗi cung ứng trực tiếp, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó
tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng. Ở đây, bạn chỉ
phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và
tại một địa điểm duy nhất (single-site).

Chuỗi cung ứng trực tiếp

5


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

Trong chuỗi cung ứng phức tạp, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà
cung cấp(đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối và từ
các nhà máy “anh chị”(có điểm tương đồng với nhà sản xuất). Ngoài việc tự sản xuất
ra sản phẩm, doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình
sản xuất từ các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng. Trong mô hình phức
tạp này, hệ thống SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung
gian, làm ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy “anh chị” để tiếp tục sản xuất

ra sản phẩm hoàn thiện.

Vận chuyển trực tiếp
Các công ty sản xuất phức tạp sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến
khách hàng hoặc thông qua nhiều kênh bán hàng khác, chẳng hạn như các nhà bán lẻ,
các nhà phân phối và các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs). Hoạt động này bao quát
nhiều địa điểm (multiple-site) với sản phẩm, hàng hóa tại các trung tâm phân phối
được bổ sung từ các nhà máy sản xuất. Đơn đặt hàng có thể được chuyển từ các địa
điểm xác định, đòi hỏi công ty phải có tầm nhìn về danh mục sản phẩm/dịch vụ đang
có trong toàn bộ hệ thống phân phối. Các sản phẩm có thể tiếp tục được phân bổ ra thị
trường từ địa điểm nhà cung cấp và nhà thầu phụ. Sự phát triển trong hệ thống quản lý
dây chuyền cung ứng đã tạo ra các yêu cầu mới cho các quy trình áp dụng SCM.
Chẳng hạn, một hệ thống SCM xử lý những sản phẩm được đặt tại các địa điểm của
khách hàng và nguyên vật liệu của nhà cung cấp lại nằm tại công ty sản xuất.

Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh

1.4. Động năng của chuỗi cung ứng
Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng
thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Theo định nghĩa này, thông lượng chính là tốc
độ mà hệ thống tạo ra doanh thu từ việc bán cho khách hàng – khách hàng cuối cùng.
Tùy thuộc vào thị trường đang được phục vụ, doanh thu hay lượng hàng bán ra có
6


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

nhiều lý do khác nhau. Trong một vài thị trường, khách hàng sẽ chi trả cho mức độ

phục vụ cao hơn. Ở một số thị trường, khách hàng đơn giản tìm kiếm các mặt hàng có
giá thấp nhất.
Có 5 lĩnh vực mà các công ty có thể quyết định nhằm xác định năng lực của
chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tảivà thông tin. Các lĩnh vực này là
tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty.

Đáp ứng
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗi tác
nhân thúc đẩy và cách thức hoạt động của nó. Mỗi tác nhân thúc đẩy có khả năng ảnh
hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và tạo ra năng lực nào đó. Bước tiếp theo là mở
rộng sự đánh giá kết quả đạt được do nhiều sự kết hợp khác nhau của các trục điều
khiển này. Chúng ta hãy bắt đầu xem xét các tác nhân thúc đẩy này một cách riêng lẻ.
a. Sản xuất
Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản
phẩm. Các phương tiện trong sản xuất như là các nhà xưởng và nhà kho. Vấn đề cơ
bản của nhà quản lý khi ra quyết định sản xuất là: giải quyết cân đối giữa tính đáp
ứng và tính hiệu quả như thế nào. Nếu nhà xưởng và nhà kho được xây dựng với công
suất thừa cao thì khả năng linh động và đáp ứng nhanh khối lượng lớn về nhu cầu sản
phẩm. Tuy nhiên, các nhà xưởng được xây dựng theo một trong hai phương pháp sau
để phù hợp với sản xuất:
 Tập trung vào sản xuất – một nhà máy tập trung vào sản xuất một sản phẩm thì
có thể thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất từ việc chế tạo các
bộ phận khác nhau cho đến việc lắp ráp các bộ phận của sản phẩm này.
 Tập trung vào chức năng – Chỉ tập trung vào một số hoạt động như sản xuất
một nhóm các bộ phận hay thực hiện việc lắp ráp. Cách thức này có thể được áp dụng
để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Khuynh hướng tiếp cận một sản phẩm thường dẫn đến việc phát triển chuyên
sâu cho một sản phẩm tương ứng với mức chi phí bắt buộc. Cách tiếp cận theo hướng
7



Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

chức năng tạo ra việc phát triển chuyên môn cho những chức năng đặc biệt của sản
phẩm thay vì phát triển cho một sản phẩm được đưa ra. Các công ty cần quyết định
phương pháp tiếp cận nào và kết hợp những gì từ hai phương pháp này để mang lại
cho chính công ty khả năng, kiến thức cần có để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng.
b. Dự trữ
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sản
xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. Các
nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính
hiệu quả. Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng
những biến động về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn
kho tạo ra một chi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có
thể được.
Có 3 quyết định cơ bản để tạo và lưu trữ hàng tồn kho:
 Tồn kho chu kỳ – đây là khoản tồn kho cần thiết nhằm xác định nhu cầu giữa
giai đoạn mua sản phẩm. Nhiều công ty nhắm đến sản xuất hoặc mua những lô hàng
lớn để đạt được kinh tế nhờ qui mô. Tuy nhiên, với lô hàng lớn cũng làm chi phí tồn
trữ tăng lên. Chi phí tồn trữ xác định trên chi phí lưu trữ, xử lý và bảo hiểm hàng tồn
kho.
 Tồn kho an toàn – là lượng hàng tồn kho được lưu trữ nhằm chống lại sự bất
trắc. Nếu dự báo nhu cầu được thực hiện chính xác hoàn toàn thì hàng tồn kho chỉ cần
thiết ở mức tồn kho định kỳ. Mỗi lần dự báo đều có những sai số nên để bù đắp việc
không chắc chắn này ở mức cao hay thấp hơn bằng cách tồn trữ hàng khi nhu cầu đột
biến so với dự báo.
 Tồn kho theo mùa – đây là tồn trữ xây dựng dựa trên cơ sở dự báo. Tồn kho sẽ

tăng theo nhu cầu và nhu cầu này thường xuất hiện vài lần trong năm. Một lựa chọn
khác với tồn trữ theo mùa là hướng đến đầu tư khu vực sản xuất linh hoạt có thể nhanh
chóng thay đổi tỷ lệ sản xuất các sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng.
Trong trường hợp này, vấn đề cần chính là sự đánh đổi giữa chi phí tồn trữ theo mùa
và chi phí để có được khu vực sản xuất linh hoạt.
8


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

Tương tự, đối với các nhà kho cũng được xây nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có
3 phương pháp tiếp cận chính sử dụng trong nhà kho:
 Đơn vị tồn trữ - SKU (Stock Keeping Unit) – Theo phương pháp truyền thống
này, tất cả sản phẩm cùng loại được tồn trữ cùng với nhau. Đây là cách hiệu quả và dễ
thực hiện tồn trữ sản phẩm.
 Tồn trữ theo lô – Theo phương pháp này, tất cả các sản phẩm có liên quan đến
nhu cầu của một loại khách hàng nào đó hay liên quan đến một công việc được tồn trữ
chung với nhau. Điều này cho phép lựa chọn và đóng gói có hiệu quả nhưng đòi hỏi
nhiều không gian tồn trữ hơn so với phương pháp tồn trữ truyền thống SKU.
 Cross-docking – Phương pháp này của tập đoàn siêu thị Wal-Mart đưa ra nhằm
tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng. Theo phương pháp này, sản phẩm không được xếp
vào kho của bộ phận. Thay vì bộ phận đó được sử dụng để dự trữ một sản phẩm thì xe
tải từ nhà cung cấp đến bốc dỡ số lượng lớn nhiều sản phẩm khác nhau. Những lô
hàng lớn này được phân thành những lô hàng nhỏ hơn. Các lô hàng nhỏ hơn có nhiều
sản phẩm khác nhau này được kết hợp lại theo nhu cầu hằng ngày và được bốc lên xe
tải đưa đến khách hàng cuối cùng.
c. Địa điểm.
Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của chuỗi

cung ứng. Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Các quyết
định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả và tính kinh tế
nhờ qui mô. Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ở các khu vực gần
khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn.
Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh hưởng
lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn. Khi quyết định về địa điểm, nhà quản lý
cần xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan đến như chi phí phòng ban, lao động, kỹ
năng cần có trong sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế…và gần với nhà cung cấp
hay người tiêu dùng.
Quyết định địa điểm có tác động mạnh đến chi phí và đặc tính hoạt động của
chuỗi cung ứng. Quyết định địa điểm phản ánh chiến lược cơ bản của một công ty về

9


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

việc xây dựng và phân phối sản phẩm đến thị trường. Khi định được địa điểm, số
lượng và kích cỡ…thì chúng ta xác định được số lượng kênh phân phối sản phẩm đến
người tiêu dùng cuối cùng.
d. Vận chuyển.
Vận chuyển liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu
quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải. Phương thức vận tải nhanh nhất là
máy bay vì đáp ứng nhanh nhất nhưng cũng tốn chi phí nhiều nhất. Phương thức vận
tải chậm hơn như tàu thủy, xe lửa thì rất có hiệu quả về chi phí nhưng đáp ứng không
kịp thời. Chi phí vận tải có thể bằng 1/3 chi phí vận hành của chuỗi cung ứng nên
quyết định chọn lựa ở đây là rất quan trọng.

Có 6 phương thức vận tải mà công ty có thể lựa chọn:
 Tàu thủy: rất có hiệu quả về chi phí nhưng là hình thức vận chuyển chậm nhất.
Nó giới hạn sử dụng các địa điểm phù hợp với tàu thuyền đi lại như sông, biển, kênh
đào…
 Xe lửa: cũng rất có hiệu quả về chi phí nhưng chậm. Nó cũng giới hạn sử dụng
giữa những nơi có lưu thông xe lửa.
 Xe tải: là hình thức vận chuyển tương đối nhanh và rất linh hoạt. Xe tải hầu
như có thể đến mọi nơi. Chi phí của hình thức này dễ biến động vì chi phí nhiên liệu
biến động và đường xá thay đổi.
 Máy bay: là hình thức vận chuyển rất nhanh, đáp ứng rất kịp thời. Đây cũng là
hình thức có chi phí đắt nhất và bị hạn chế bởi công suất vận chuyển.
 Đường ống dẫn: rất có hiệu quả nhưng bị giới hạn với những mặt hàng là chất
lỏng hay khí như nước, dầu và khí thiên nhiên.
 Vận chuyển điện tử: đây là hình thức vận chuyển nhanh nhất, rất linh hoạt và
có hiệu quả về chi phí. Hình thức này chỉ được sử dụng để vận chuyển loại sản phẩm
như năng lượng điện, dữ liệu và các sản phẩm được tạo từ dữ liệu như hình ảnh, nhạc,
văn bản.
Nhà quản lý cần thiết kế lộ trình và mạng lưới phân phối sản phẩm đến thị trường
với các địa điểm khác nhau và phương thức vận tải khác nhau trong chuỗi cung ứng.
10


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

Lộ trình là một đường dẫn mà sản phẩm sẽ di chuyển qua. Mạng lưới phân phối là sự
phối hợp của các lộ trình và các phương tiện kết nối các lộ trình đó. Theo nguyên tắc
chung, giá trị của sản phẩm càng cao (như là linh kiện điện tử, dược phẩm…) thì mạng
lưới phân phối càng nhiều sẽ làm nổi bật tính đáp ứng. Giá trị sản phẩm càng thấp

(như sản phẩm có số lượng lớn như nông sản, rác thải…) thì mạng lưới phân phối càng
nhiều sẽ làm nổi bật tính hiệu quả.
e. Thông tin.
Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúc đẩy
của chuỗi cung ứng. Đó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung
ứng. Trong phạm vi này, sự kết nối là mạnh (ví dụ như dữ liệu chính xác, kịp thời và
đầy đủ) thì các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có thể quyết định tốt đối với các hoạt
động của riêng họ. Điều này giúp cho việc cực đại hóa lợi nhuận của toàn bộ chuỗi
cung ứng. Đó là cách mà thị trường chứng khoán hay các thị trường tự do khác thực
hiện và chuỗi cung ứng mang tính năng động giống như đối với thị trường.
 Phối hợp các hoạt động hằng ngày – liên quan đến chức năng của 4 tác nhân
thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải. Các công ty
trong chuỗi cung ứng sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung - cầu sản phẩm để quyết định
lịch trình sản xuất hàng tuần, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và địa điểm tồn trữ.
 Dự báo và lập kế hoạch – để dự báo và đáp ứng các nhu cầu trong tương lai.
Thông tin dự báo được sử dụng để bố trí lịch trình sản xuất hàng tháng, hàng quý,
hàng ngày. Thông tin dự báo cũng được sử dụng cho việc ra quyết định chiến lược có
nên lập các phòng ban mới, thâm nhập thị trường mới, rút lui khỏi thị trường đang tồn
tại…
Trong phạm vi của một công ty, cân đối giữa tính kịp thời và tính hiệu quả liên
quan đến việc đo lường lợi ích mà thông tin đem lại cũng như chi phí có được thông
tin đó. Thông tin chính xác giúp dự báo tốt hơn và hoạt động cung ứng hiệu quả. Tuy
nhiên, chi phí xây dựng và thiết lập hệ thống để phân phối thông tin có thể là rất cao.
Trong phạm vi tổng thể chuỗi cung ứng, các công ty quyết định tính kịp thời và
tính hiệu quả chính là quyết định bao nhiêu thông tin chia sẻ cho các công ty khác và
11


Quản trị chuỗi cung ứng


Nhóm 8

bao nhiêu thông tin được giữ lại cho công ty mình. Các công ty chia sẻ thông tin càng
nhiều về sản phẩm, nhu cầu khách hàng, dự báo thị trường, lịch trình sản xuất…thì
mỗi công ty càng đáp ứng kịp thời hơn. Nhưng việc công khai này lại liên quan đến
việc tiếc lộ thông tin công ty có thể sử dụng chống lại các đối thủ cạnh trạnh. Chi phí
tiềm ẩn này cộng thêm tính cạnh tranh tăng cao có thể gây thiệt hại đến lợi nhuận của
công ty.

1.5. Quy trình hoạt động trong chuỗi cung ứng.

Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi
cung ứng
Supply Chain Operation Reference
Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng gồm 5 bước cơ bản sau:
 Hoạch định: Đây là bộ phận chiến lược của SCM. Bạn sẽ cần đến một chiến
lược chung để quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm phẩm, dịch vụ của
bạn đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Phần quan trọng của việc hoạch định là
xây dựng một bộ các phương pháp, cách thức giám sát dây chuyền cung ứng để đảm
bảo cho dây chuyền hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao để đưa tới khách hàng.
 Mua hàng: Hãy lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các chủng
loại hàng hoá, dịch vụ đầu vào mà bạn cần để làm ra sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn
nên xây dựng một bộ các quy trình định giá, giao nhận và thanh toán với nhà phân
phối, cũng như thiết lập các phương pháp giám sát và cải thiện mối quan hệ giữa bạn
với họ. Sau đó, bạn hãy tiến hành song song các quy trình này nhằm quản lý nguồn
hàng hoá, dịch vụ mà bạn nhận được từ các nhà cung cấp, từ việc nhận hàng, kiểm tra
hàng, chuyển chúng tới các cơ sở sản xuất đến việc thanh toán tiền hàng.
 Sản xuất: Đây là bước đi tiếp theo, sau khi bạn đã có nguồn hàng. Hãy lên lịch
trình cụ thể về các hoạt động sản xuất, kiểm tra, đóng gói và chuẩn bị giao nhận. Đây

là một trong những yếu tố quan trọng nhất của dây chuyền cung ứng, vì thế bạn cần
12


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

giám sát, đánh giá chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm, cũng như hiệu
suất làm việc của nhân viên.
 Giao hàng: Đây là yếu tố mà nhiều người hay gọi là “hậu cần”. Hãy xem xét
từng khía cạnh cụ thể bao gồm các đơn đặt hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng phân
phối, lựa chọn đơn vị vận tải để đưa sản phẩm của bạn tới khách hàng, đồng thời thiết
lập một hệ thống hoá đơn thanh toán hợp lý.
 Thu hồi: Đây là công việc chỉ xuất hiện trong trường hợp dây chuyền cung ứng
có vấn đề. Nhưng dù sao, bạn cũng cần phải xây dựng một chính sách đón nhận những
sản phẩm khiếm khuyết bị khách hàng trả về và trợ giúp khách hàng trong trường hợp
có vấn đề rắc rối đối với sản phẩm đã được bàn giao.

2. Chuỗi cung ứng của công ty May 10.
2.1. Khái quát về doanh nghiệp May 10.
Công ty May 10 (Garco 10) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và
kinh doanh hàng may mặc thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex). Ra đời từ
những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đến nay Công
ty đã có hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển.Từ những công xưởng hoặc bán công
xưởng nhỏ bé với máy móc, công cụ thô sơ lúc đầu, ngày nay May 10 đã trở thành
doanh nghiệp mạnh, được trang bị máy móc hiện đại, có cơ ngươi khang trang, sản
xuất và đời sống không ngừng phát triển; là một trong số ít công ty sản xuất và xuất
khẩu hàng may mặc lớn của nước. Từ nhiệm vụ phục vụ quân đội là chính, ngày nay
Công ty May 10 đã ngày càng mở rộng các mặt hàng phong phú, đa dạng, không

những phục vụ thị trường may mặc trong nước, mà còn là một doanh nghiệp có uy tín
trên thị trường may mặc thế giới. Trong đó, sơ mi là mặt hàng được khách hàng ưa
chuộng, đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và trở thành mặt hàng truyền thống của
Công ty.
Từ năm 1992 đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt
Nam, Công ty đã mạnh dạn tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh đầu tư
vào hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, đổi mới mặt hàng, đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ
13


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

công nhân và cán bộ quản lý kinh tế-kỹ thuật... nên mỗi năm đạt mức tăng trưởng bình
quân trên 30%. Với quy hoạch phát triển trong 10 năm tới, Công ty đang từng bước
vững chắc vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất và kinh doanh hàng dệt may lớn
của Việt nam
Với các thành tích đạt được trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội
khác, Công ty May 10 đã được Đảng và Nhà nước đánh giá cao và ghi nhận bằng việc
tặng thưởng nhiều Huân chương các loại, đặc biệt ngày 29 tháng 6 năm 1998, Công ty
May 10 đã được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tặng
danh hiệu cao quý Anh hùng lao động.
Đối với May 10, chất lượng sản phẩm đã trở thành vấn đề sống còn của doanh
nghiệp, là uy tín, danh dự, trách nhiệm và là niềm tự hào của mỗi cán bộ, công nhân
viên May 10. Với nhận thức đó, liên tục trong nhiều năm sản phẩm May 10 luôn đạt
được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng, bằng khen, các danh hiệu "Sản phẩm được
người tiêu dùng ưa thích", "Hàng Việt Nam chất lượng cao", "Giải thưởng vàng chất
lượng Việt Nam". Năm 2000, Công ty May 10 đã được tổ chức AFAQ Cộng hoà Pháp
cấp chứng chỉ ISO 9002 và chứng chỉ chất lượng toàn cầu IQNET.

Hiện nay, với 4500 lao động, mỗi năm Công ty sản xuất trên 6 triệu sản phẩm
chất lượng cao các loại, trong đó 80% sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường
CHLB Đức, EU, Nhật Bản, Hồng Kông, Canada, Mỹ... Nhiều sản phẩm với các nhãn
hiệu nổi tiếng, có tên tuổi lớn của ngành may mặc thời trang trên thị trường thế giới
như Pierre Cardin, GuyLaroche, Maxim, Jacques Britt, Seidensticker, Dornbush,
C&A, Camel, Arrow, Report, Structure, Express v.v... đã được sản xuất bởi những bàn
tay, khối óc của những người công nhân May 10.

2.2. Chuỗi cung ứng của công ty May 10.
Sơ đồ khái quát chuỗi cung ứng của công ty May 10

Người
tiêu dùng
14


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

Vai trò:
 Nhà cung cấp dịch vụ: là những người kết nối các thành viên trong chuỗi, giúp
sản phẩm đến với khách hàng nhanh nhất, thiếu họ chuỗi sẽ không diễn ra thông suốt.
Ví dụ ở bộ phận lưu kho: hàng ngày các thành viên nếu không báo cáo số lượng trong
kho thì hàng hóa sẽ bị tồn đọng, doanh nghiệp sẽ không đưa ra được chiến lược kịp
thời bán hàng, thay đổi thiết kế để phù hợp xu hướng thị trường…
 Công ty: là nơi chuyên sản xuất ra các sản phẩm chính thức phục vụ cho chính
người tiêu dùng để đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của họ: áo phông, quần, jacket, sơ
mi,…
 Khách hàng: là nguồn doanh thu duy nhất của chuỗi, sự hài lòng của khách

hàng là động lực để các thành viên khác trong chuỗi ngày càng hoàn thiện mình, nếu
như đáp ứng khách hàng càng tốt thì sự đảm bảo thông suốt giữa các thành viên trong
chuỗi càng cao, họ càng phấn đấu để đạt được mục tiêu.

2.3. Thực trạng của chuỗi cung ứng.
2.3.1. Thành công.
a. Nhà cung cấp nguyên liệu.
Nhà cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu cho công ty may 10 là tập đoàn dệt may
Việt Nam (Vinatex). Công ty may 10 cũng đã liên kết với Vinatex một trong số những
tập đoàn lớn của Việt Nam luôn cung cấp được nhu cầu về nguyên vật liệu cho công
ty.
Vinatex đang tiến hành đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu. Tập đoàn Dệt may
Việt Nam (Vinatex) cho biết, để bảo đảm sự phát triển hiệu quả và bền vững, ngành
dệt may đang tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm có khả năng thu hút vốn và khả
năng phát triển cao. Đó là các chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ xuất khẩu,
phấn đấu đến năm 2015 trồng 40.000ha bông tập trung có tưới đạt năng suất cao. Để
phát triển nguồn nguyên liệu vải phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may,
Vinatex và các DN cần đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng để trồng cây bông vải và sản xuất
xơ sợi tổng hợp. Việc đầu tư phát triển nguồn nguyên phụ liệu dệt may trong nước sẽ
15


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa từ mức 30% hiện nay, lên 50% vào năm 2010 và
60% vào năm 2015. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ liên kết giữa các DN sản xuất
với các cơ sở, các vùng sản xuất sản phẩm, các vùng trồng bông, dâu, tơ tằm. Xây
dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu có quy mô lớn, tạo thành các chợ đầu

mối về buôn bán nguyên phụ liệu may, nơi cung cấp tất cả các chủng loại nguyên phụ
liệu trong nước và nước ngoài, cung cấp đủ thông tin về nguyên phụ liệu may mặc....
b. Công ty.
Sự nhiệt tình, tận tâm tận lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng
công ty chính là hai yếu tố quan trọng nhất để giúp May 10 đứng vững và ngày càng
khẳng định mình trên thị trường cả trong và ngoài nước.
Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, từ một xưởng sản xuất đơn sơ năm 1946,
nay Tổng công ty May 10 đã có 15 xí nghiệp thành viên và liên doanh tại 7 tỉnh, thành
phố lớn trên toàn quốc như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá,
Quảng Bình, Bắc Ninh (trong số đó có 3 xí nghiệp sản xuất veston) với dây chuyền
sản xuất công nghiệp hiện đại được nhập từ Nhật Bản, Đức, Ý…
Tại May 10, chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là
uy tín, danh dự, trách nhiệm và là niềm tự hào của mỗi cán bộ, công nhân viên. Hiện
May 10 đã được tổ chức QMS (Tổ chức chứng nhận quốc tế của Úc) cấp chứng chỉ
tích hợp 3 hệ thống: hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống quản lý môi
trường ISO 14001 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000.
Trong năm qua, May 10 đã tận dụng tốt thời cơ, đổi mới quản lý, đầu tư pháttriển
sản xuất, tận dụng nhà xưởng hiện có để lắp đặt thêm máy móc thiết bịchuyên dùng
hiện đại nhằm tăng thêm năng lực sản xuất
Hiện nay, với hơn 8.000 lao động, mỗi năm May 10 sản xuất trên 20 triệu sản
phẩm may mặc, quần áo chất lượng cao đa dạng các loại đáp ứng cả nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
May 10 đã trở thành một thương hiệu thời trang Việt được người tiêu dùng Việt
Nam tin dùng với những dòng sản phẩm như: May 10 M Series, May 10 Series, May

16


Quản trị chuỗi cung ứng


Nhóm 8

10 Expert, May 10 Prestige, May 10 Classic, Pharaon Series, Pharaon Advancer,
Pharaon Classic, Pharaon EX, Cleopatre...
c. Khách hàng (Nhà phân phối sản phẩm).
Về cơ bản, các doanh nghiệp dệt may hiện đều rất chú trọng về thị trường nội
địa. Nếu trước đây, hệ thống đại lý, cửa hàng của các doanh nghiệp dệt may chủ yếu
chỉ có mặt ở các trung tâm thương mại, các vị trí đắc địa tại các thành phố lớn thì giờ
đây, người tiêu dùng đã dễ dàng tìm thấy hệ thống bán lẻ hàng may mặc Việt Nam ở
khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Với chiến lược tập trung vào thị trường nội địa, mở mới nâng cấp 100 đại lý và
10 cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, dự kiến doanh thu của May 10 tại thị trường nội địa
năm 2011 sẽ tăng trưởng tới trên 40% so với năm trước.
Phát triển thị trường nội địa thông qua việc phát triển thương hiệu mạnh, mở
rộng kênh phân phối, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm là giải pháp chiến lược đồng thời
là bí quyết thành công của May 10. Các sản phẩm mang thương hiệu May 10 hiện có
mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại với thiết kế thống nhất để người tiêu dùng dễ
dàng nhận diện.
Tổng công ty đã cải tiến công tác quản lý, đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản
xuất tạo sự đột phá về chất lượng sản phẩm. Lãnh đạo Tổng công ty đã đầu tư lớn về
tài chính và nguồn lực để triển khai chiến lược phát triển thị trường nội địa. Khai
trương thêm 1 chi nhánh tại Đà Nẵng, mở mới 4 cửa hàng tại Hà Nội và Tp.HCM,
phân phối sản phẩm đến 140 đại lý , siêu thị trên cả nước.
Với mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, trong năm 2010 vừa qua, May
10 cũng đã khai trương 3 siêu thị tổng hợp M10 Mart đầu tiên tại Thái Bình, Hà Nội
và Thanh Hóa. Dự kiến đến 2012, chuỗi siêu thị M10 Mart sẽ đi vào hoạt động ở tất cả
các địa điểm mà May 10 có nhà máy sản xuất.
d. Khách hàng (người tiêu dùng cuối cùng)
Công ty may 10 sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao được xuất khẩu sang
thị trường các nước Mỹ, CHLB Đức, EU, Nhật Bản, Hồng Kông, Canada… với nhiều

17


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng, có tên tuổi lớn trong ngành may mặc và thời trang
thế giới như: Pierre Cardin, GAP, Tommy, CK, DKNY, Dior, Levi's, Valentino, Sean
John Aoyama,…được sản xuất bởi chính những bàn tay, khối óc của những người
công nhân May10.
Hiện nay Trung tâm cung ứng thời trang Khu vực châu Âu và Bắc Mỹ trực thuộc
Tổng công ty đang đầu tư phát triển thương hiệu mới cho thị trường nội địa với dòng
sản phẩm cao cấp Eternity GrusZ dành riêng cho giới doanh nhân và đối tượng khách
hàng có thu nhập khá với nhiều mức giá bán khác nhau (sơ-mi có giá từ 700.000 đến 2
triệu đồng, veston từ 5 triệu đồng, quần âu từ 700.000 đồng).
Năm 2010, tổng doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng, vượt 21,51% chỉ tiêu Tập đoàn
giao, tăng 43,77% so với năm 2009. Trong đó, riêng doanh thu nội địa tăng 9% so với
2009, tỷ trọng thị phần các sản phẩm May 10 tại thị trường trong nước đã tăng lên
đáng kể.
2.3.2. Hạn chế.
a. Công ty.
Công ty vẫn mua lại các máy móc công nghệ của nước ngoài, chưa có đủ khả
năng cạnh tranh với nước ngoài.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Công ty cổ phần May 10 (Garco
10), một thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), hôm 1-3 cho Thời báo
Kinh tế Sài Gòn Online biết, vào năm ngoái May 10 đã mua lại máy móc của một
công ty tại Đức và vận hành vào tháng 10-2011. Theo bà Huyền, công ty tại Đức này
chỉ mới xây dựng nhà máy, tuy nhiên đã đầu tư không đúng thời điểm khi không tính
đến khủng hoảng, và không thuê được công nhân nên đã bán lại nhà máy.

Giá nhân công không còn là lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
b. Hệ thống phân phối.
Hệ thống phân phối của công ty may 10 ngày càng được mở rộng trên các nước
trên thế giới cũng như trong nước.. tuy nhiên thị trường địa vẫn chưa được khai thác
18


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

một cách triệt để, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trên cả nước có tất cả 31
cửa hàng. Ở Hà nội có 16 cửa hàng, Hải Phòng(2), Quảng Ninh (1), Thái Bình (3), Hồ
Chí Minh (5), Đà Nẵng (3), Thanh Hóa (1).

2.4. Giải pháp phát triển SCM tại công ty May 10.
2.4.1. Tiết kiệm nguồn vốn, tận dụng tài nguyên.
Hiện nay, khi các công cụ Internet gần như đã vươn đến mọi ngóc ngách trên trái
đất với mức chi phí vô cùng thấp, thì bạn hoàn toàn có thể kết nối dây chuyền cung
ứng của bạn với dây chuyền cung ứng của các nhà cung cấp, kể cả các khách hàng,
trong một mạng lưới rộng khắp nhằm tối ưu hoá chi phí và cơ hội cho tất cả các thành
phần có liên quan.
Khi bạn hỏi những người ở "tiền tuyến" trong các ngành công nghiệp này rằng
họ hy vọng sẽ nhận được những gì từ các dây chuyền cung ứng của mình, thì hầu như
tất cả đều sẽ có cùng câu trả lời là: Sự rõ ràng. Dây chuyền cung ứng tại phần lớn các
ngành công nghiệp được xem như một ván bài lớn. Người chơi không muốn phơi bày
các quân bài của họ, bởi vì họ không tin tưởng bất cứ ai. Nhưng trên thực tế, nếu họ lật
ngửa quân bài của mình, thì tất cả đều có thể được hưởng lợi. Các nhà cung cấp sẽ
không phải dự đoán xem có bao nhiêu nguyên liệu thô sẽ được đặt hàng, các nhà sản
xuất sẽ không phải thu mua quá số lượng họ cần để dự phòng trong trường hợp nhu

cầu về sản phẩm đột ngột tăng cao, các nhà bán lẻ sẽ không phải để trống các kệ hàng,
nếu họ chia sẻ với nhà sản xuất các thông tin họ có về tình hình buôn bán sản phẩm
của nhà sản xuất... Internet đã giúp cho việc trao đổi thông tin này trở nên dễ dàng,
nhưng hàng thế kỷ không tin cậy và thiếu hợp tác giữa các bên đã khiến công việc này
gặp nhiều khó khăn.
2.4.2. Phát triển nguồn nhân lực.
Các chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng luôn là một trong những người bận rộn
nhất trong doanh nghiệp. Công việc của họ đôi lúc có thể bắt đầu từ tờ mờ sáng và chỉ
kết thúc khi màn đêm đã buông xuống. Hết dự báo và lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật

19


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

liệu cho sản xuất, mua hàng, vận tải, phân phối; lựa chọn, làm việc, thương thuyết với
các nhà cung cấp; điều phối hoạt động của từng bộ phận và truyền thông trong hệ
thống, họ lại quay sang theo dõi, cải tiến hệ thống thông tin (báo cáo, kế hoạch…) và
quản lý rủi ro. Đặc biệt, nếu có sự cố phát sinh (chẳng hạn đoàn xe vận tải không thể
đến đúng hẹn do thiên tai) thì chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng phải có mặt để giải
quyết ngay dù lúc đó có là nửa đêm hay ngày nghỉ cuối tuần.
Chính vì phải gách vác nhiều trọng trách như vậy nên chuyên viên quản lý chuỗi
cung ứng cần nắm rất vững kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng như các hệ thống
MRP, MRPII, JIT …, tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các bộ phận trong chuỗi,
phương pháp điều phối hoạt động, quản lý sự thay đổi, quản lý rủi ro … Ngoài ra, họ
còn cần có kỹ năng quản lý công việc tốt, ra quyết định, thu thập phân tích thông tin,
đàm phán, ý thức trách nhiệm cao, khả năng làm việc theo nhóm và theo hệ thống để
đạt được mục tiêu chung.

Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng - Học để vươn đến đỉnh cao sự nghiệp
Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành nghề đầy biến động. Vì thế, muốn đạt đến
và trụ vững ở đỉnh cao của nghề quản lý chuỗi cung ứng, bạn cần thường xuyên cập
nhật kiến thức qua các khóa đào tạo tổng quát về Quản lý Chuỗi cung ứng, các khóa
học chuyên sâu về từng bộ phận của chuỗi như Quản lý mua hàng, Quản lý và kiểm
soát tồn kho, Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp…cũng như các khóa học năng cao
kỹ năng như kỹ năng truyền thông, thuơng thuyết, làm việc nhóm …
2.4.3. Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả.
Công ty cũng phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng đối tượng.
LaRue khuyên “Bạn phải nắm được “gót Achilles” của họ.” Ví dụ như các giám đốc
tài chính (CFO) thì quan tâm nhất đến giá thành, người bán hàng thì bận tâm đến thời
gian giao hàng, nhân viên phòng thu mua thì chú trọng đến giá cả và thời gian vận
chuyển hàng, mỗi phòng ban có một chuyên môn khác nhau... Vì vậy để đánh đúng
vào điểm yếu của đối tượng mình nhắm đến thì “Hãy lựa chọn cách diễn đạt và chuẩn
bị kỹ cho bài diễn thuyết của mình.”

20


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

Trong ngành cung ứng, hệ thống theo dõi thực hiện đơn hàng đúng thời hạn đã
trở nên rất phổ biến ở phương Tây nhưng lại chưa được quan tâm nhiều ở Châu Á.
Thiết lập một hệ thống như vậy sẽ giúp các nhà cung cấp có cái nhìn xuyên suốt trong
toàn chuỗi cung ứng, nhờ vậy giảm thiểu lỗi ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng.
Việc đồng bộ hóa các dữ liệu chuỗi cung ứng để mọi thành viên có thể truy cập
thông tin như nhau: Điều đó cho phép tập trung quản lý, cung cấp thông tin hữu ích
cho người sử dụng. Ví dụ nếu biết trước được kế hoạch đóng xà lan sẽ được thực hiện

tại một cảng nào đó, hay việc đặt mua nguyên vật liệu sẽ mất nhiều thời gian hơn dự
kiến, thì công ty sẽ có khả năng lập kế hoạch phù hợp hơn. Bằng cách chú ý đến
những trường hợp bất thường, công ty có thể tối ưu hóa nguồn nhân lực và như vậy thì
chỉ cần 3-4 người cũng có thể theo dõi tốt cộng đồng sử dụng hệ thống thông tin chừng
300-400 người. Giải phóng nguồn lực khỏi những công việc có tính chất lặp lại giúp
tập trung vào hoạt động khác tạo thêm giá trị cho chuỗi cung ứng. "Công ty càng lớn
càng phải coi trọng điều này”.
2.4.4. Áp dụng các mô hình chuỗi dịch vụ mới.
Dịch vụ sau bán hàng và dự phòng linh kiện, sản phẩm thay thế là mô hình về
chuỗi dịch vụ mới đang xuất hiện ngày càng nhiều. Mô hình này được định hướng bởi
nhu cầu của khách hàng và yêu cầu về lợi nhuận của doanh nghiệp, điều này giúp xóa
bỏ ranh giới giữa nhà sản xuất và khách hàng, nâng cao nhu cầu về kết nối trên toàn bộ
chuỗi cung ứng.
Sử dụng các công nghệ mới. Các công nghệ sáng tạo mới như công cụ tối ưu hóa,
công nghệ RFID, hệ thống theo dõi GPS,…vẫn tiếp tục hỗ trợ phát triển năng lực
chuỗi cung ứng và giải pháp mới dành cho khách hàng của các doanh nghiệp. Các
công ty chuyên chở hiện nay đã có thể cung cấp dữ liệu chi tiết như thông số về nhiệt
độ, độ ẩm trong quá trình vận chuyển hàng cho khách hàng biết, nhờ đó có thể đảm
bảo sự an toàn cho những hàng hóa dễ hư hỏng như thuốc men hay thực phẩm. Việc sử
dụng công nghệ mới cũng giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động của họ, giảm
thiểu chi phí

21


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

2.4.5. Xác định danh mục các sản phẩm tham gia.

Đây là bước vô cùng quan trọng, mục tiêu là xác định số lượng sản phẩm cần
quyết định duy trì và tập trung chiến lược của công ty, cũng như loại bỏ các sản phẩm
không hiệu quả. Tại bước này cũng xác định các nhóm sản phẩm không đóng góp vào
doanh số của công ty, tuy nhiên vẫn phải dự báo cung ứng hàng tháng theo các nhu cầu
khác nhau. Ví dụ như các sản phẩm khuyến mãi, các chương trình marketing
2.4.6. Triển khai quy trình cung cấp và thống nhất số liệu hàng tháng.
Có thể nói, đây là bước quan trọng nhất để đảm bảo tính đồng bộ trong toàn công
ty, theo đó cả công ty chỉ sử dụng một cơ sở dữ liệu thống nhất. Cơ sở dữ liệu này bao
gồm các số liệu cung cấp từ thông tin dự báo bán hàng của từng vùng, các số liệu thăm
dò thị trường, các số liệu qua đánh giá tình hình bán hàng và cung ứng hàng thực tế…

22


Quản trị chuỗi cung ứng

Nhóm 8

KẾT LUẬN
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn
đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên
vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch
vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và
giải pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra
các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí
kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng
chéo…
Vì vậy, việc phát triển được một hệ thống SCM thành công là một vấn đề được
các doanh nghiệp quan tâm và phát triển để đạt được những thành công tốt nhất cho

doanh nghiệp của mình.

23



×