Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Chủ đề: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………..
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ……………
*********&**********

Chủ đề:
MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
Tác giả chủ đề
Chức vụ
Đơn vị
Bộ môn
Kiến thức
Đối tượng học sinh
Dự kiến số tiết dạy

: ………………….
: Giáo viên
: …………………..
: Địa lí
: Bài 20, 21 – Địa lí 10 (Cơ bản)
: Lớp 10 (Cơ bản)
: 2 tiết

NĂM HỌC 2018 – 2019

1


I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Gồm: Bài 20, 21 – Địa lí 10 (Cơ bản):
1. Nội dung 1: Lớp vỏ địa lí (khái niệm, đặc điểm)
2. Nội dung 2: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (khái niệm, biểu


hiện, ý nghĩa thực tiễn)
3. Nội dung 3: Quy luật địa đới (khái niệm, biểu hiện)
4. Nội dung 4: Quy luật phi địa đới (khái niệm, biểu hiện)
II. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm lớp vỏ địa lí.
- Hiểu và trình bày được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật thống nhất
và hoàn chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí.
2. Kĩ năng
- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video, bản đồ, sơ đồ để trình bày được về lớp vỏ địa lí và các
quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí.
- Phân tích được mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên.
3. Thái độ
- Có ý thức và hành động hợp lí bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của nó.
- Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên, từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện
tượng địa lí tự nhiên một cách đúng đắn.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng
lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản
đồ, sơ đồ, tranh ảnh, video.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện dạy
học trực quan (hình ảnh, tranh ảnh, video, sơ đồ, lược đồ, sơ đồ tư duy), đàm thoại gợi mở,
thuyết trình.
- Kĩ thuật dạy học: công não, khăn trải bàn.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Kế hoạch dạy học, bài giảng trên Powerpoint.
- Tranh ảnh, video, sơ đồ, lược đồ về lớp vỏ địa lí, các quy luật của lớp vỏ địa lí.

- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến các quy luật của lớp vỏ địa lí.
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
- Giấy A0, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng...
V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
V.1. Tiến trình lên lớp tiết 1 (45 phút)
Tiết 1: LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH

2


CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3 phút)
a) GV cho HS quan sát video về hiệu ứng Domino. Hiệu ứng này bắt đầu khi có một
điểm gốc bị thay đổi gây ra những thay đổi tương tự của các điểm lân cận và lan tỏa ra theo
một chuỗi thay đổi hệ thống. Sau khi xem xong, GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Hiệu ứng trên có tên là gì?
+ Hiệu ứng trên xảy ra như thế nào?
+ Hiệu ứng trên có thể xảy ra đối với các thành phần trong tự nhiên hay không?
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội
dung bài học.
Từ câu trả lời của HS, giáo viên dẫn dắt các thành phần trong tự nhiên cũng có thể thay
đổi giống như hiệu ứng Domino. Đó là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của
các thành phần tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí. Vậy lớp vỏ địa lí là gì, có những quy luật
nào chi phối những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra tại đây?

Hoạt động 2: Tìm hiểu lớp vỏ địa lí (10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm lớp vỏ địa lí, chiều dày của lớp vỏ địa lí.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất.
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về lớp vỏ địa lí.
2. Phương thức
- Phương pháp đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng sơ đồ.
- Hình thức: cá nhân, cặp.

3


3. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
Đọc nội dung SGK trang 74, 75, phân
tích hình 20.1 và hình 7.2 (bài 7 trang 26)
trả lời các câu hỏi sau:
- Kể tên các quyển của lớp vỏ địa lí. Theo
em, các thành phần này tồn tại một cách
độc lập hay có mối quan hệ với nhau?
- Thế nào là lớp vỏ địa lí? Xác định chiều
dày của lớp vỏ địa lý.
- Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái
Đất (độ dày, phạm vi và thành phần cấu
tạo).
HS thực hiện theo cặp, thời gian 2 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm
nếu thấy cần thiết.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện

cá nhân sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị
báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết qủa
thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, GV
quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập
cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và
thảo luận chung cả lớp. Gọi 1 nhóm đại
diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ;
các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo
luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh giá
kết quả thực hiện của HS.
GV phát vấn, gợi mở đối với HS:
Chiều dày của lớp vỏ địa lí trùng với giới
hạn của quyển nào của lớp vỏ địa lí?

Nội dung chính
I. Lớp vỏ địa lí
+ Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có sự
xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các
lớp vỏ bộ phận.
+ Dày khoảng 30 – 35 km
+ Những hiện tượng và quá trình xảy
ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy
luật tự nhiên chi phối.

Hoạt động 3 : Tìm hiểu quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (27 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

- Hiểu và trình bày được nguyên nhân, biểu hiện của quy luật này.
- Hiểu được ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video, sơ đồ để trình bày được về quy luật thống nhất và
hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
- Phân tdượcđược mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên.
2. Phương thức
- Phương pháp: đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng tranh ảnh, video, sơ đồ
tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn.
- Hình thức cá nhân, nhóm.
3. Tổ chức hoạt động

4


Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Nội dung 1: Khái niệm, nguyên nhân và biểu II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
của lớp vỏ địa lí (12 phút)
1. Khái niệm
a) GV giao nhiệm vụ cho HS (5 phút)
Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn
* 2 phút đầu: HS làm việc cá nhân thực hiện nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ
phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
nhiệm vụ sau:
- Dựa vào SGK, hãy trình bày khái niệm của
2. Nguyên nhân
quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ
Do tác động đồng thời của nội lực và
địa lí.

ngoại lực
- Theo em, tại sao các thành phần của lớp vỏ
3. Biểu hiện của quy luật
địa lí lại có mối quan hệ quy định lẫn nhau?
- Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng
- Nêu biểu hiện của quy luật thống nhất và gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại
hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
phụ thuộc nhau
* 3 phút sau: HS làm việc theo nhóm thực - Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến
sự thay đổi của các thành phần còn lại và
hiện nhiệm vụ sau:
- Nhóm 1: Dựa vào ví dụ 1 SGK/75, hãy toàn bộ lãnh thổ.
phân tích dưới dạng sơ đồ tư duy nguyên
nhân và kết quả khi các thành phần tự nhiên
bị biến đổi.
- Nhóm 2: Dựa vào các ví dụ 2 SGK/75, hãy
phân tích dưới dạng sơ đồ tư duy nguyên
nhân và kết quả khi các thành phần tự nhiên
bị biến đổi.
- Nhóm 3: Dựa vào các ví dụ 3 SGK/75, hãy
phân tích dưới dạng sơ đồ tư duy nguyên
nhân và kết quả khi các thành phần tự nhiên
bị biến đổi.
HS thực hiện theo nhóm hoàn thành sơ đồ tư
duy ra giấy A0.
b) HS thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi theo
nhóm, chuẩn bị báo cáo GV. GV gọi đại diện
các nhóm dán kết quả của mình lên bảng.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng

cách các HS nhận xét và bổ sung kết quả của
các nhóm dán trên bảng
d) GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
Nội dung 2: Ý nghĩa của quy luật thống nhất 4. Ý nghĩa thực tiễn
- Cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn
và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (15 phút)
diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào
a) GV giao nhiệm vụ cho HS (7 phút)
trước khi sử dụng chúng.
* 2 phút đầu: HS làm việc cá nhân thực hiện - Những hoạt động KT của con người
(ngăn sông, đắp đập, đốt nương, làm rẫy
nhiệm vụ sau:
Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, …) đã can thiệp nhất định làm ảnh hưởng
tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên, gây ra
trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao khi tiến hành các hoạt động kinh nhiều hậu quả nghiêm trọng.

5


tế, cần thiết phải nghiên cứu kĩ và toàn diện - Cần có ý thức và hành động hợp lí bảo vệ
tự nhiên phù hợp với quy luật của nó.
điều kiện địa lí?
+ Những hoạt động kinh tế của con người có
tác động như thế nào đến tự nhiên?
+ Rút ra ý nghĩa thực tiễn của quy luật.
* 5 phút sau (sử dụng kĩ thuật khăn trải
bàn):
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, hoàn
thành một trong các nội dung sau:

+ Nhóm 1: Nêu 5 ví dụ minh họa về những
tác động xấu của con người gây ra đối với
môi trường tự nhiên. Phân tích hậu quả của
việc phá rừng đầu nguồn đối với đời sống và
môi trường tự nhiên.
+ Nhóm 2: Nêu 5 ví dụ minh họa về những
tác động xấu của con người gây ra đối với
môi trường tự nhiên. Phân tích hậu quả của
việc khai thác khoáng sản tràn lan đối với
đời sống và môi trường tự nhiên.
+ Nhóm 3: Nêu 5 ví dụ minh họa về những
tác động xấu của con người gây ra đối với
môi trường tự nhiên. Phân tích hậu quả của
việc xây dựng các đập thủy điện đối với đời
sống và môi trường tự nhiên.
- HS thực hiện cá nhân (2 phút) ghi ý kiến
của mình ở các góc của tờ giấy A0, sau đó
trao đổi nhóm (3 phút) ghi kết quả chung vào
ô giữa của tờ giấy A0.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá
nhân (và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với
cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, GV
quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho
phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và
thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm xung
phong và 1 nhóm ngẫu nhiên đại diện báo
cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác
lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.

d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết
quả thực hiện của HS.
GV đưa ra một video về hậu quả của phá
rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản tràn
lan và xây dựng các đập thủy điện đối với
môi trường tự nhiên, nhấn mạnh thông điệp ý
thức bảo vệ tự nhiên.

6


Hoạt động 4: Luyện tập (2 phút)
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học, góp phần hình thành
kiến thức mới.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a. GV chia HS thành 5 nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS: Dựa vào kiến
thức đã học thành lập sơ đồ tư duy bài: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
của lớp vỏ địa lí.
b. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS.
Hoạt động 5: Vận dụng (3 phút)
1. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn
về ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
2. Nội dung
GV hướng dẫn HS đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng. GV có thể yêu cầu HS chọn
1 trong 2 nhiệm vụ sau:
- Lấy 2 ví dụ thực tế để minh hoạ biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

của lớp vỏ địa lí.
- Vì sao ở tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây, nạn hạn hán đang có xu hướng ngày
càng nghiêm trọng hơn?
3. Đánh giá
GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
IV.1. Tiến trình lên lớp tiết 2 (45 phút)
Tiết 2: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (1 phút)
Qua nghiên cứu các quyển của lớp vỏ địa lí chúng ta nhận thấy các thành phần tự
nhiên tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng của nó, đồng thời cũng có sự thay đổi
theo quy luật chung. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các quy luật tiếp theo của lớp vỏ
địa lí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (38 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới.
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật phi địa đới.
- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ để trình bày được về quy luật địa đới và quy
luật phi địa đới.
2. Phương thức.
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phân tích hình vẽ, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ.
- Hình thức cá nhân, nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
a) GV giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở III. Quy luật địa đới.
ngoài giờ học, trước giờ lên lớp 1 tuần)
1. Khái niệm
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS tìm Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành
hiểu trước ở nhà với các gói nhiệm vụ khác phầnvà cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
nhau:

2. Nguyên nhân

7


+ Gói 1: Dựa vào nội dung SGK kết hợp
với sưu tầm tài liệu và những hiểu biết của
bản thân, hãy làm rõ khái niệm, nguyên
nhân và biểu hiện của quy luật địa đới.
+ Gói 2: Dựa vào nội dung SGK kết hợp
với sưu tầm tài liệu và những hiểu biết của
bản thân, hãy làm rõ khái niệm, nguyên
nhân và biểu hiện của quy luật phi địa đới.
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện ở nhà,
báo cáo kết quả vào tiết Địa tiếp theo, thời
gian trình bày mỗi báo cáo không quá 5p.
- Sản phẩm trình bày có thể là có thể là bài
trình chiếu Powerpoint hoặc dưới dạng sơ
đồ hóa, sơ đồ tư duy kết hợp với bản đồ,
bảng biểu, tranh ảnh minh họa...
b) HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà (thời gian
1 tuần)
- HS thực hiện cá nhân sau đó trao đổi
nhóm hoàn thành sản phẩm của nhóm mình
ở nhà và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với
cả lớp về kết quả thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở nhà,
GV đôn đốc và hướng dẫn thêm cho HS
cách tìm kiếm, thu thập thông tin qua tài
liệu tham khảo trên thư viện, bản đồ, tranh

ảnh, video qua Internet... và cách trình bày
sản phẩm.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và
thảo luận chung cả lớp vào giờ học trên
lớp (thời gian 36 phút). Gọi ngẫu nhiên đại
diện các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, trình
bày sản phẩm nhóm mình; các HS khác lắng
nghe và đưa ra câu hỏi phản biện cho nhóm
trình bày, bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh giá
kết quả thực hiện của HS. Chú ý đánh giá
quá trình để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
GV phát vấn gợi mở đối với học sinh:
- Dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam, cho
biết chế độ nhiệt của nước ta thay đổi theo
quy luật địa đới như thế nào?
- Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
có những điểm gì giống và khác nhau?

Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt
Trời.
3. Biểu hiện của quy luật
a. Nhiệt độ: có 7 vòng đai nhiệt: 1 vòng đai
nóng, 2 vòng đai ôn hòa, 2 vòng đai lạnh, 2
vòng đai băng giá vĩnh cửu
b. Khí áp và gió:
- Có 7 đai áp: 3 đai áp thấp (1 ở xđ, 2 ở ôn
đới), 4 đai áp cao (2 ở chí tuyến, 2 ở cực )
- Có 6 đới gió hành tinh: 2 đới gió Mậu dịch,
2 đới gió Tây ôn đới, 2 đới gió Đông cực.

c. Khí hậu: Có 7 đới khí hậu chính : Xích đạo
–> cận xích đạo –> nhiệt đới –> cận nhiệt đới
–> ôn đới –> cận cực –> cực.
d. Đất và thảm thực vật: Có 10 kiểu thảm
thực vật và 9 nhóm đất chính.
IV. Quy luật phi địa đới
1. Khái niệm
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào
tính chất phân bố theo địa đới của các thành
phần địa lí và cảnh quan.
2. Nguyên nhân
Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất 
phân chia bề mặt đất thành: lục địa, đại dương
và địa hình núi cao.
3. Biểu hiện của quy luật

Khái
niệm

Quy luật địa ô

Quy luật đai
cao

Sự thay đổi có
quy luật của
các thành phần
tự nhiên và các
cảnh quan theo
độ cao địa

hình.

Sự thay đổi có
quy luật của các
thành phần tự
nhiên và các
cảnh quan theo
kinh độ.

Do sự thay đổi Do sự phân bố
nhiệt ẩm theo đất, biển và đại
độ cao.
dương.
Sự phân bố các Sự thay đổi các
Biểu
vành đai đất và thảm thực vật
hiện
thực vật theo theo kinh độ.
độ cao.
Đánh giá kết quả sản phẩm thực hiện nhiệm vụ (sử dụng 5 phút của bài sau)
Nguyên
nhân

8


- Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng cá nhân có đóng góp tích cực.
- GV đánh giá cách thực hiện và sản phẩm của từng nhóm (theo phiếu đánh giá sản
phẩm thực hiện nhiệm vụ).
+ Nội dung sản phẩm nhóm cho điểm theo các mức: Tốt (3 điểm), khá (2 điểm), trung

bình (1 điểm), không đạt (0 điểm).
+ Cách làm việc của nhóm cho điểm theo các mức: Tốt (2 điểm), Khá (1,5 điểm),
trung bình (1 điểm), không đạt (0 điểm).
+ Hình thức trình bày sản phẩm nhóm cho điểm theo các mức: Tốt (2 điểm), Khá (1,5
điểm), trung bình (1 điểm), không đạt (0 điểm).
+ Cách trình bày sản phẩm nhóm cho điểm theo các mức: Tốt (3 điểm), khá (2 điểm),
trung bình (1 điểm), không đạt (0 điểm).
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Không đạt
Điểm
Tiêu chí
Nội dung

Đầy đủ các
nội
dung
chính,

phân tích và
bổ sung kiến
thức phù hợp.
Cách làm việc
Làm việc
nhóm
khoa học, có
sự phân công

rõ ràng và sự
tham gia nhiệt
tình của tất cả
thành viên, tất
cả sản phẩm
của các thành
viên có chất
lượng tốt
Hình thức của Hình thức độc
sản phẩm
đáo, bố cục
hợp lí và khoa
học, màu sắc
hài hòa, sinh
động.

Đầy đủ các nội
dung chính, có
phân tích và
bổ sung kiến
thức
nhưng
chưa phù hợp
Làm việc khoa
học, có sự
phân công rõ
ràng và sự
tham gia nhiệt
tình của đa
phần các thành

viên, đa số sản
phẩm có chất
lượng tốt

Đầy đủ các nội
dung
chính,
chưa có phân
tích và bổ sung
thêm
kiến
thức.
Có sự phân
công rõ ràng
nhưng có một
số thành viên
không
tham
gia, có một
nửa sản phẩm
cá nhân chất
lượng chưa tốt

Thiếu một số
nội
dung
chính, chưa có
phân tích và
bổ sung thêm
kiến thức

Phân
công
nhiệm vụ chưa
rõ ràng, chỉ có
một số thành
viên thực hiện,
đa số sản
phẩm cá nhân
có chất lượng
chưa tốt

Hình
thức
thông dụng, bố
cục tương đối
hợp lí và khoa
học, màu sắc
hài hòa.

Cách
trình
Ngôn ngữ
bày sản phẩm lưu loát, thu
hút
người
nghe
trong

Ngôn ngữ lưu
loát

nhưng
chưa thu hút
người
nghe

Hình
thức
thông dụng, bố
cục tương đối
hợp lí và khoa
học, màu sắc
hài hòa, còn 1,
2 lỗi chính tả,
font chữ.
Ngôn ngữ lưu
loát, chưa thu
hút người nghe
trong suốt quá

Hình thức
thông dụng, bố
cục chưa hợp
lí và khoa học,
màu sắc lòe
loẹt, nhiều lỗi
chính tả, font
chữ.
Ngôn
ngữ
chưa lưu loát,

chưa thu hút
được
người

9


suốt quá trình
trình bày, trả
lời phản biện
tốt

trong suốt quá trình trình bày,
trình trình bày, trả lời phản
trả lời phản biện chưa tốt
biện tốt

Ví dụ: Bài thuyết trình của nhóm 1 thể hiện bằng sơ đồ tư duy

Ví dụ: Báo cáo của nhóm 4 trình bày dưới dạng Powerpoint:

10

nghe, hầu như
không trả lời
được
phản
biện.



11


Hoạt động 3: Luyện tập (4 phút)
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
a. Gv giao nhiệm vụ cho học sinh

12


- So sánh, từ đó nêu được mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới.
- Chứng minh các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn
nhau.
b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn học
sinh thực hiện ở nhà
c. GV kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh. Điều chỉnh những vướng mắc trong
quá trình thực hiện.
Hoạt động 4: Vận dụng (4 phút)
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề thực
tiễn.
2. Nội dung: GV khuyến khích HS tự đặt vấn đề để vận dụng, liên hệ thực tế hoặc
gợi ý đưa ra sự liên hệ như:
- Biểu hiện của quy luật địa đới và phi địa đới ở Việt Nam.
- Liên hệ quy luật đai cao ở địa phương em.
3. Đánh giá: GV khuyến khích HS sáng tạo và thực hiện.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Bảng mô tả các yêu cầu đánh giá chuyên đề

Nội
dung
MỘT
SỐ
QUY
LUẬT
CỦA
LỚP
VỎ
ĐỊA


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Trình bày được
khái niệm và đặc
điểm của lớp vỏ địa

- Trình bày được
khái niệm, biểu
hiện của quy luật
thống nhất và hoàn
chỉnh, quy luật địa
đới và phi địa đới

của lớp vỏ địa lí.

- Giải thích được
nguyên nhân hình
thành các quy luật
- Phân tích được ý
nghĩa của quy luật
thống nhất và hoàn
chỉnh của lớp vỏ địa lí.
- Xác định được mối
quan hệ giữa quy
luật địa đới và phi
địa đới.

- Sử dụng hình vẽ,
sơ đồ, bản đồ để
trình bày về lớp vỏ
địa lí và các quy
luật chủ yếu của
lớp vỏ địa lí
- Phân tích được tư
liệu học tập.

- Liên hệ địa
phương,
Việt
Nam.
- Vận dụng để
giải thích các
vấn đề về tài

nguyên và môi
trường hiện nay.

2. Câu hỏi và bài tập
2.1. Tự luận
a. Nhận biết
Câu 1.Thế nào là lớp vỏ địa lí ? Trình bày đặc điểm của lớp vỏ địa lý.
Gợi ý trả lời
- Vỏ địa lí (còn gọi là vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác
động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận (thuỷ quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, khí
quyển, thạch quyển).
- Đặc điểm:
+ Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 35 - 40 km, tính từ giới hạn dưới của tầng ôdôn
đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.
+ Lớp vỏ địa lí được hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung.
Câu 2. Trình bày khái niệm của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới
và phi địa đới của lớp vỏ địa lí.

13


Gợi ý trả lời
- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: là quy luật về mối quan hệ quy
định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp địa lí.
- Quy luật địa đới:
Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ
độ ( từ xích đạo về hai cực).
- Quy luật phi địa đới
Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành
phần địa lí và cảnh quan.

Câu 3. Thế nào là quy luật địa ô và quy luật đai cao?
Gợi ý trả lời
- Quy luật đai cao: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh
quan địa lí theo độ cao của địa hình.
- Quy luật địa ô: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh
quan theo kinh độ.
b. Thông hiểu
Câu 1. Em hãy giải thích nguyên nhân hình thành quy luật thống nhất và hoàn
chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí.
Gợi ý trả lời
- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý: do tất cả các thành phần của lớp
vỏ địa lí đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tếp của nội lực và ngoại lực. Những
thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến
chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
- Quy luật địa đới: do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
- Quy luật phi địa đới: do nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất. Nguồn năng lượng
này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
Câu 2. Em hãy giải thích nguyên nhân hình thành quy luật địa ô và quy luật đai cao.
Gợi ý trả lời
- Nguyên nhân hình thành quy luật địa ô: do sự phân bố đất liền và biển, đại dương
làm cho KH ở lục địa bị phân hóa từ đông sang tây; ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy
núi chạy theo hướng kinh tuyến
- Nguyên nhân hình thành quy luật đai cao: do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao
cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
Câu 3. Tại sao khi tiến hành các hoạt động kinh tế, cần thiết phải nghiên cứu kĩ và
toàn diện điều kiện địa lí?
Gợi ý trả lời
- Do tự nhiên phát triển theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: mối quan
hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Các thành phần TN này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với

nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
- Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần khác.
Câu 4. Nêu mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới.
Gợi ý trả lời:
- Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới là những quy luật phổ biến của lớp vỏ Địa lí.

14


- Các quy luật phân hóa này trên thực tế không tác động riêng rẽ, độc lập mà chúng tác
động đồng thời, tương hỗ.
- Tùy theo từng lúc, từng nơi mà quy luật này hay quy luật kia giữ vai trò chủ đạo, chi phối
sự hình thành và chiều hướng phát triển của các quá trình tự nhiên trong các địa tổng thể.
c. Vận dụng thấp
Câu 1. Dựa vào Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái đất và kiến thức đã học, em hãy phân
biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất.

Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
Gợi ý trả lời
Vỏ địa lí và vỏ Trái Đất được phân biệt nhau bởi độ dày và thành phần vật chất như
sau:
Lớp vỏ địa lí
Lớp vỏ Trái Đất
Dày khoảng 35 - 40 km, tính từ giới
Trung bình từ 5
hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm km (ở đại dương) đến
Chiều dày
đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong 70 km (ở lục địa)
hoá
Là một hệ thống vật chất gồm nhiều

Được cấu tạo bởi
Thành phần thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, nước, các tầng đá khác nhau
vật chất
đất và sinh vật. Giữa các thành phần có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 2. Dựa vào Sơ đồ lớp vỏ địa lý của Trái Đất và kiến thức đã học, em hãy cho
biết sự khác nhau giữa lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương

Sơ đồ lớp vỏ địa Gợi
lí của
Tráilời
Đất
ý trả

15


- Lớp vỏ lục địa:
+ Thành phần cấu tạo: Gồm đá trầm tích, granit, badan.
+ Độ dày trung bình: 35 - 40 km (ở miền núi cao đến 70 - 80 km).
- Lớp vỏ đại dương:
+ Thành phần cấu tạo: Đá trầm tích, badan (chủ yếu), không có lớp đá granit.
+ Độ dày trung bình: 5 - 10 km.
Câu 3. Dựa vào các ví dụ 1,2,3 SGK/75, hãy phân tích các nguyên nhân và kết quả
khi các thành phần tự nhiên bị biến đổi.
Gợi ý trả lời
- Ví dụ 1. Nguyên nhân: sự thay đổi lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa
Kết quả: làm tăng lượng nước sông, lượng phù sa, tốc độ dòng chảy, mức độ xói lở.
- Ví dụ 2. Nguyên nhân: biến đổi khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt
Kết quả: thay đổi chế độ dòng chảy, tăng quá trình xói mòn, thực vật phát triển mạnh,

phá hủy đá, hình thành đất diễn ra nhanh.
- Ví dụ 3. Nguyên nhân: rừng bị phá hủy
Kết quả: xói mòn, biến đổi đất; khí hậu biến đổi.
Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, các hình 12.1;14.1;19.1;19.2, em hãy hoàn thành
bảng kiến thức sau:
Thành phần tự nhiên

Biểu hiện của quy luật địa đới

a. Nhiệt độ:
(Kể tên các vòng đai nhiệt trên Trái Đất).
b. Khí áp và gió.
(Dựa vào hình 12.1, kể tên các đai khí áp và đới
gió trên Trái Đất).
c. Khí hậu.
(Dựa vào hình 14.1, kể tên các đới khí hậu trên
Trái Đất).
d. Đât và thảm thực vật.
(Dựa vào hình 19.1;19.2, kể tên từng kiểu thảm
thực vật và từng nhóm đất từ cực về Xích đạo).

Thành phần
tự nhiên
a. Nhiệt độ:

b. Khí áp và gió.

Gợi ý trả lời
Biểu hiện của quy luật địa đới
Có 7 vòng đai nhiệt:

- Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20 0C của hai
bán cầu.
- Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt
năm +200C và đường đẳng nhiệt +100C của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa
đường đẳng nhiệt +100C và 00C của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực,nhiệt độ quanh năm
đều dưới 00C.
- Ở bề mặt trái đất, khí áp được phân thành 7 đai khác nhau

16


c. Khí hậu.

- Trên trái đất có 6 đới gió chủ yếu: 2 đới gió Đông Cực, 2 đới gió
Tây Ôn Đới, 2 đới gió Tín Phong
- Ở mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu (cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới,
nhiệt đới, cận xích đạo và xích đạo)

d. Đât và thảm - Các thảm thực vật có sự thay đổi từ cực về xích đạo: đài nguyên,
thực vật.
rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, rừng cận
nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiêt, hoang mạc và bán hoang
mạc, xavan, rừng nhiệt đới ẩm, rừng xích đạo.
- Từ cực về xích đạo lần lượt có các loại đất: đất cực, đài nguyên,
potzon, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và đỏ vàng
Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học, các hình 18;19.11;19.1, em hãy hoàn thành bảng
kiến thức sau:
Quy luật


Biểu hiện

a. Quy luật đai cao.
(Dựa vào hình 19.11, hãy nêu sự phân bố các vành đai
đất và thực vật theo độ cao)
b. Quy luật địa ô.
(Quan sát hình 19.1, hãy cho biết: Ở lục địa Bắc Mĩ,
theo vĩ tuyến 400 B từ đông sang tây có những kiểu
thảm thực vật nào? Vì sao các kiểu thảm thực vật lại
phân bố như vậy?)
Gợi ý trả lời
Quy luật
Biểu hiện
a. Quy luật đai cao.
Ở sườn tây dãy Cap-ca:
- 0-500m: rừng lá rộng cận nhiệt, đất đỏ cận nhiệt.
- 500-1200m: rừng hỗn hợp, đất nâu.
- 1200-1600m: rừng lá kim, đất pốt dôn núi.
- 1600-2000m: đồng cỏ núi, đất đồng cỏ núi.
-2000-2800m: địa y và cây bụi đất sơ đẳng xen lẫn đá.
- >2800m: băng tuyết.
b. Quy luật địa ô.
- Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; thảo nguyên cây bụi chịu
hạn và đồng cỏ núi cao; rừng lá kim; thảo nguyên cây bụi chịu hạn
và đồng cỏ núi cao; rừng lá kim.
- Giải thích:
+ Càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm.
+ Ảnh hưởng của địa hình núi cao, dòng biển nóng.
d. Vận dụng cao

Câu 1. Dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam, cho biết chế độ nhiệt của nước ta thay đổi
theo quy luật địa đới như thế nào?

17


Gợi ý trả lời
* Chế độ nhiệt :
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ các vùng có vĩ độ thấp lên vùng có vĩ độ cao
(dẫn chứng).
- Biến trình năm của chế độ nhiệt: Miền Bắc biến trình nhiệt độ hàng năm có 1 cực đại
và 1 cực tiểu (khí hậu mang tính chất cận chí tuyến). Miền Nam biến trình nhiệt độ năm có
2 cực đại và 2 cực tiểu (khí hậu mang tính chất cận xích đạo).
Câu 2. Ở Vĩnh Phúc thiên nhiên có sự phân hóa theo những quy luật nào? Vì sao ở
tỉnh Vỉnh Phúc những năm gần đây, nạn hạn hán đang có xu hướng ngày càng nghiêm
trọng hơn?
Gợi ý trả lời
- Vĩnh Phúc thiên nhiên có sự phân hóa theo những quy luật: thống nhất và hoàn
chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới.
- Vì: mất rừng, mực nước ngầm hạ thấp, khí hậu biến đổi,...
2.2. Trắc nghiệm
a. Nhận biết
Câu 1. Lớp vỏ địa lí còn được gọi là
A. lớp phủ thực vật.
C. lớp vỏ cảnh quan.
B. lớp thỗ nhưỡng.
D. lớp vỏ lục địa.

18



Câu 2. Lớp vỏ địa lí có chiều dày khoảng
A. 30 – 35 km
B. 30 – 40km
C.40 – 50km
D. 50 – 100km.
Câu 3. Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là
A. sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
B. sự phân bố các kiểu thảm thực vật và nhóm đất.
C. sự phân bố các đai khí áp, đới gió và đới khí hậu.
D. nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phân còn lại và
toàn bộ lãnh thổ.
Câu 4. Các lớp vỏ bộ phận của lớp vỏ địa lí
A. khí quyển, thổ nhưỡng quyển.
B. khí quyển, thổ nhưỡng quyển, thủy quyển.
C. khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển.
D. khí quyển, thổ nhưỡng quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển.
Câu 5. Sự thay đổi có quy luật của của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý
từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật
A. địa đới.
B. địa ô.
C. thống nhất.
D. đai cao.
0
Câu 6. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm+20 C và đường đẳng nhiệt năm +100C
ở hai bán cầu là hai vòng đai
A. Nóng.
B. Ôn hòa
C. lạnh.
D. Băng giá vĩnh cửu.

Câu 7. Ở mỗi bán cầu có các đới gió lần lượt từ xích đạo về cực là
A. Mậu dịch, Tây ôn đới, Đông cực.
B. Tây ôn đới, Mậu dịch, Đông cực.
C. Mậu dịch, Đông cực, Tây ôn đới.
D. Tây ôn đới, Đông cực, Mậu dịch.
Câu 8. Sự thay đổi có quy luật của các đối tượng địa lí theo kinh độ là biểu hiện của
quy luật
A. địa ô.
B. đai cao.
C. địa đới.
D. thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 9. Khí hậu được hình thành bởi các yếu tố nào sau đây?
A. Mặt trời, hoàn lưu khí quyển và góc nhập xạ.
B. Bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và góc nhập xạ.
C. Bức xạ mặt trời, các đai khí ápvà mặt đệm.
D. Bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm.
Câu 10. Ở mỗi bán cầu từ cực về xích đạo có các đới khí hậu lần lượt là
A. cận cực, cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận Xích Đạo, Xích Đạo.
B. cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, Xích Đạo, cận Xích Đạo.
C. cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận Xích Đạo, Xích Đạo.
D. cực, cận cực, ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới, cận Xích Đạo, Xích Đạo.
Câu 11. Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các đối tượng địa lý theo
A. vĩ độ.
B. độ cao.
C. kinh độ.
D. các mùa.
Câu 12. Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí do quy luật
nào sau đây chi phối?
A. Quy luật tự nhiên
B. Quy luật phi địa đới.

C. Quy luật đai cao.
D. Quy luật địa đới.

19


Câu 13. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo độ cao của
A. đất và thực vật. B. thực và động vật.
C. động vật và đất.
D. đất và vi sinh vật.
Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lớp vỏ địa lí?
A. Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất.
B. Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 30 đến 35 km.
C. Các lớp vỏ bộ phận của lớp vỏ địa lí xâm nhập và tác động lẫn nhau.
D.Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày từ 5 đến 70 km.
Câu 15. Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố của các đối tượng địa lý không theo
A. địa hình.
B. lục địa.
C. đại dương.
D. vĩ độ.
b. Thông hiểu
Câu 1. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là
A. nguồn năng lượng bên trên Trái Đất.
B. nguồn năng lượng của các phản ứng hóa học.
C. nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
D. nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.
Câu 2. Nguyên nhân tạo nên quy luật đai cao là do sự thay đổi theo độ cao của
A. chế độ nhiệt, ẩm.
B. lượng bức xạ mặt trời.
C. độ ẩm và lượng mưa

D. năng lượng bên trong Trái Đất.
Câu 3. Quy luật địa đới hình thành do
A. nguồn nhiệt trên bề mặt Trái Đất.
B. dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
C. chịu tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực.
D. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
Câu 4. Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do
A. sự phân bố không đều nhiệt độ theo độ cao.
B. dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
C. sự phân bố lục địa, biển, địa dương.
D. các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực.
Câu 5. Tác nhân nào sau đây không phá vỡ tính địa đới?
A. Độ cao của địa hình.
B. Sự phân bố không đều giữa lục địa và đại dương.
C. Sự hoạt động của các dòng biển.
D. Vĩ độ địa lí.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với các quy luật địa lý chung của Trái Đất?
A. Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời với nhau.
B. Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn không có tác động riên rẽ.
C. Mỗi quy luật có vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể.
D. Mỗi quy luật chi phối mạnh tất cả các hướng phát triển tự nhiên.
Câu 7. Các quy luật địa đới và phi địa đới thường tác động
A. độc lập với nhau.
B. đồng thời và tương hỗ lẫn nhau.

20


C. xen kẽ nhau.
D. đối lập nhau.

Câu 8. Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các
hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý
A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.
B. Sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyển tới
các thành phần khác.
C. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một
lúc.
D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.
Câu 9. Các quy luật nào sau đây chủ yếu do nội lực tạo nên?
A. Địa đới, địa ô.
B. Địa ô, đai cao.
C. Đai cao, tuần hoàn.
D. Thống nhất, địa đới.
Câu 10. Khi tiến hành các hoạt động kinh tế cần phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện
điều kiện địa lí do các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí
A. phát triển theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
B. chịu sự chi phối của quy luật đai cao.
C. chịu sự chi phối của quy luật địa đới.
D. không đồng nhất ở mỗi khu vực lãnh thổ.
c. Vận dụng thấp
Câu 1. Việc xây dựng các đập thuỷ điện sẽ dẫn đến sự biến đổi của
A. thực vật
B. động vật
C. thổ nhưỡng
D. môi trường sinh thái.
Câu 2. Việc phá rừng đầu nguồn không làm cho
A. đất bị xói mòn.
B. khí hậu biến đổi.
C. mực nước ngầm bị hạ thấp.
D. quá trình phong hóa diễn ra mạnh.

Câu 3. Ở vùng đồi núi, khi thảm thực vật rừng bị phá hủy, vào mùa mưa lượng nước
chảy tràn trên mặt đất tăng lên và cường độ mạnh hơn khiến đất bị xói mòn nhanh chóng.
Trong tình huống trên, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí?
A. Khí quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.
B. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
C. Sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.
D. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
Câu 4. Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng
cao. Sông trở nên chảy xiết, tăng cường phá hủy các lớp đất đá ở thượng lưu. Con sông
mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu. Trong tình huống này, có sự
tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí?
A. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển .
B. Thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
C. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển.

21


D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
d. Vận dụng cao
Câu 1. Nhiệt độ trung bình năm của thị trấn Tam Đảo thấp hơn của Vĩnh Yên là biểu
hiện của qui luật nào sau đây?
A. Địa đới.
B. Đai cao
C. Thống nhất và hoàn chỉnh.
D. Địa ô.
Câu 2. Những năm gần đây hạn hán có xu hướng gia tăng do
A. lượng bức xạ Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất tăng.
B. chịu ảnh hưởng của quy luật phi địa đới.
C. mất rừng, mực nước ngầm hạ thấp, khí hậu biến đổi.

D. chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên.

22



×