chủ đề
CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT
VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Tác giả chuyên đề: Hoàng Thị Na
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Đảo
Tên chuyên đề: Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Kiến thức môn GDCD lớp 11 thuộc 3 bài
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
II. Căn cứ lựa chọn chuyên đề
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục – trong đó chú trọng đổi
mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học
sinh.Tăng cường tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận
dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rèn
luyện các kĩ năng sống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay.Việc thực hiện
giảm tải và tránh sự trùng lặp các chủ đề môn học ở một số đơn vị kiến thức cùng với đó
là yêu cầu giảm tải chương trình, hiện nay có rất nhiều hướng tiếp cận nhằm giải quyết
vấn đề này, trong đó dạy học theo chủ đề đang được xem là giải pháp tối ưu trong việc
không chỉ xây dựng chương trình học mà còn cả trong việc tiếp cận kiến thức học,
phương pháp dạy học đối với Gv hiện nay.
Trên cơ sở đó tôi đã gộp 3 bài học là Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu
thông hàng hóa. (2 tiết), Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. (1 tiết)
và Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. (1 tiết) tổng là 4 tiết theo phân
phối chương trình nay rút gọn còn 3 tiết để xây dựng thành chủ đề “Các quy luật kinh
tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”.
III. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
+ Nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị, tác động của quy luật giá trị trong
sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Nêu được khái niệm, nguyên nhân và mục đích của cạnh tranh, tính hai mặt của
cạnh tranh.
+ Nêu được khái niệm cung, cầu và các biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Về kỹ năng:
+ Biết vận dụng hiểu biết về quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung
cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa để giải thích một số hiện tượng biến động của
giá cả hàng hóa trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.Từ đó đưa ra được những giải pháp
phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế ở nước ta hiện nay.
3. Về thái độ:
+ Tôn trọng quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu trong sản xuất
và lưu thông hàng hóa ở nước ta.
1
+ Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh
trong sản xuất, lưu thông hàng hóa.
+ Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa để đưa
ra những quyết định tốt nhất trong hoạt động kinh tế.
4. Những năng lực có thể hướng tới:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng
lực hợp tác
- Năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
5. Hình thức , phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Hình thức: dạy học trên lớp.
- Phương pháp
+ Đàm thoại.
+ Làm việc nhóm.
+ Thuyết trình.
+ Tổ chức trò chơi.
- Kĩ thuật dạy học:
+ Kĩ thuật "Khăn trải bàn"
+ Kĩ thuật "Động não"
+ Kĩ thuật "Lược đồ tư duy"
+ Kĩ thuật đọc hợp tác
6. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính có kết nối mạng internet, máy chiếu, máy ảnh, máy in.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Phấn, bảng bút, giáo án word.
- Bảng kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
- Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập...
- Quà tổ chức trò chơi.
b. Chuẩn bị của học sinh.
- Sách giáo khoa, vở ghi chép
- Giấy A4, bút, giấy màu, băng dính, bút màu...
- Sưu tầm tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bài học
VI. Bảng mô tả mục tiêu
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Quy luật giá Nêu được nội
Nêu một số ví
Nhận xét, giải
Biết cách vận
trị trong sản
dung cơ bản
dụ về sự vận
thích một
dụng, tôn trọng
xuất và lưu
của quy luật giá dụng quy luật
số hiện tượng
quy luật giá
thông hàng
trị, tác động
giá trị trong sản kinh tế gần gũi trị trong sản
hóa.
của quy luật
xuất và lưu
trong cuộc
xuất và lưu
giá trị trong sản thông hàng
sống.
thông hàng
xuất và lưu
hóa.
hóa ở nước ta.
thông hàng hóa.
2. Cạnh tranh
Nêu được thế
Hiểu được nội + Nhận xét
+ Biết cách vận
trong sản xuất
nào là cạnh
dung cốt lõi
được vài nét về dụng quy luật
và lưu thông
tranh, nguyên
của khái niệm
tình hình cạnh cạnh tranh
hàng hóa.
nhân dẫn đến
cạnh tranh, vai tranh trong sản trong Sx và lưu
cạnh tranh,
trò của cạnh
xuất và lưu
thông hàng
2
3. Cung cầu
trong sản xuất
và lưu thông
hàng hóa.
mục đích của
cạnh tranh và
tính hai mặt
của cạnh tranh.
Nêu được thế
nào là cung,
cầu. Nội dung
của quan hệ
cung- cầu trong
SX và lưu
thông hàng hóa
tranh và tính 2
mặt của cạnh
tranh.
thông hàng
hóa.
hóa.
Nêu được một
số ví dụ về sự
vận dụng quan
hệ cung cầu
trong Sx và lưu
thông hàng
hóa.
+ Nhận xét
được vài nét về
tình hình cung
- cầu trong sản
xuất và lưu
thông hàng
hóa.
+ Biết cách vận
dụng quy luật
cung - cầu
trong Sx và lưu
thông hàng
hóa.
VI. Thiết kế tiến trình dạy học.
1. Hoạt động khởi động
Mục đích: HS có những hiểu biết ban đầu về sự ảnh hưởng của quy luật giá trị, cạnh
tranh, cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Từ đó có mong muốn được tìm
hiều về những tác động của những quy luật kinh tế này đến nền kinh tế thị trường ở nước
ta như thế nào.
Phương thức tổ chức: Hoạt động khởi động được tiến hành thông qua cho HS xem
video về sự biến động của giá cả thị trường.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao
GV cho HS xem video liên
HS xem video
nhiệm vụ
quan đến sự biến động của giá
cả, sx hàng hóa trên thị trường
Thực hiện
Hướng dẫn HS trao đổi thảo
HS có thể thảo luận với bạn bên cạnh
nhiệm vụ
luận theo cặp và chia sẻ suy
hoặc làm việc cá nhân giải thích
nghĩ về tình huống
tại sao trong sản xuất, có lúc người
sản xuất lại thu hẹp
sản xuất, có lúc lại mở rộng
sản xuất, hoặc khi đang sản xuất
mặt hàng này lại chuyển
sang mặt hàng khác? Tại sao trên
thị trường, hàng hóa khi thì nhiều,
khi thì ít; khi giá cao, khi giá thấp.
Phát hiện vấn Những hiện tượng nói trên là
Những hiện tượng trên không phải do
đề
ngẫu nhiên hay do quy luật nào ngẫu nhiên mà do quy luật kinh tế
chi phối?
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
chi phối
Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Làm nảy sinh những thắc mắc trong hs, khiến hs
muốn được giải đáp: Tại sao trong sản xuất, có lúc người sản xuất lại thu hẹp
sản xuất, có lúc lại mở rộng sản xuất, hoặc khi đang sản xuất mặt hàng này lại chuyển
sang mặt hàng khác? Tại sao trên thị trường, hàng hóa khi thì nhiều, khi thì ít
khi giá cao, khi giá thấp.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và tác động của quy luật giá trị.
3
Mục đích:
- Học sinh nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị, tác động của quy luật giá
trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Nêu một số ví dụ về sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Biết vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc
sống.
Phương thức tổ chức: Phần hình thành kiến thức mới, gv kết hợp nhiều phương pháp và
kĩ thuật dạy học khác nhau. Cụ thể:
*Tìm hiểu nội dung 1: Nội dung của quy luật giá trị (GV cho hs tham gia trải nghiệm tại lớp
kết hợp nêu vấn đề, thảo luận lớp)
Các bước
Chuyển
giao nhiệm
vụ
Thực hiện
nhiệm vụ
Báo cáo kết
quả thực
hiện nhiệm
vụ.
Hoạt động của giáo viên
Cho HS xem những hình ảnh hàng hóa có giá trị
khác nhau
GV nêu câu hỏi thảo luận lớp: Căn cứ vào đâu để
biết hàng hóa này có giá trị cao hơn hàng hóa khác?
GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS nghiên
cứu sgk và trả lời 3 nhóm câu hỏi:
1.Thế nào là thời gian lao động xã hội cần thiết?
2. Nội dung của quy luật giá trị biểu hiện trong sản
xuất hàng hóa như thế nào?
3. Nội dung của quy luật giá trị biểu hiện trong lưu
thông hàng hóa như thế nào?
- GV quan sát, hướng dẫn hs cách tìm câu trả lời.
- Giải đáp những điều hs chưa rõ
- GV gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả
nghiên cứu.
- GV: NX, KL
*Nội dung quy luật giá trị:
Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở
thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hoá.
* Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị:
+ Trong sản xuất :
Đối với một hàng hóa: TGLĐCB = TGLĐXHCT
Nếu TGLĐCB > TGLĐXHCT – bị lỗ.
TGLĐCB < TGLĐXHCT – có lãi cao
Đối với tổng hàng hóa:Tổng TGLĐCB = Tổng
TGLĐXHCT
Nếu
Tổng TGLĐCB > tổng TGLĐXHCT – thừa hàng
TổngTGLĐCB < Tổng TGLĐXHCT – thiếu hàng
+ Trong lưu thông : việc trao đổi hàng hóa cũng
phải dựa trên cơ sở TGLĐXHCT. Hay dựa trên
nguyên tắc ngang giá.
4
Hoạt động của HS
HS nghe rõ yêu cầu
của gv, nhận nhiệm
vụ.
Quan sát các hàng hóa
do gv đưa ra.
- Hs đọc sách, trao đổi
với bạn trong nhóm.
Hỏi gv nếu chưa rõ
- Đại diện các nhóm
trình bày
- HS khác quan sát
kết quả mà thư kí ghi
trên bảng
- Nghe và trả lời câu
hỏi
- Nghe và ghi chép
khi gv kết luận.
Đối với 1 hàng hoá :
+ Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận đông xoay
quanh trục giá trị hàng hoá hay xoay quanh trục
TGLĐXHCT
Đối với tổng hàng hoá và trên toàn xã hội, thì quy
luật giá trị yêu cầu:
Tổng giá cả hàng hoá sau khi bán phải bằng tổng
giá trị hàng hoá được tạo ra trong quá trình sản
xuất.
Yêu cầu này là điều kiện đảm bảo cho nền kinh tế
hàng hoá vận động và phát triển bình thường (hay
cân đối )
Sản phẩm mong đợi: HS vẽ và giải thích được sơ đồ biểu hiện quy luật giá trị trong sản
xuất và lưu thông hàng hóa
*Tìm hiểu nội dung 2: Tác động của quy luật giá trị (GV cho hs tham gia trải nghiệm
tại lớp kết hợp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.)
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Chuyển giao GV đưa ra 3 tình huống có vấn đề
nhiệm vụ
GV chia lớp làm 3 nhóm, phân công mỗi nhóm trình
HS nghe rõ yêu cầu
bày một nội dung.
của nhóm mình và
- Nhóm 1: Qua việc trình bày TH1, NX, rút ra kết
nhận nhiệm vụ từ
luận về tác dụng của quy luật giá trị?
GV
- Nhóm 2: Qua việc trình bày TH2 trong SGK, NX,
rút ra kết luận về tác dụng của quy luật giá trị?
- Nhóm 3: Qua việc trình bày TH2 trong SGK, NX,
rút ra kết luận về tác dụng của quy luật giá trị?
Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hoá giàu, nghèo
giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hoá?
Thực hiện
- Quan sát, giúp đỡ hs hoàn thành nhiệm vụ
Nghiên cứu tình
nhiệm vụ
huống
Thảo luận nhóm và
cử đại diện trình bày.
Báo cáo,
GV nhận xét và đưa ra kết luận:
Đại diện nhóm báo
thảo luận kết a) Điều tiết SX và lưu thông hàng hoá:
cáo nội dung kiến
quả thực
- Điều tiết SX: Là sự phân phối lại các yêu tố tư liệu thức nhóm được
hiện nhiệm
sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành
giao. Nhận xét nội
vụ
khác. Hoặc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
dung báo cáo của
nghiệp sang SX công nghiệp và dịch vụ ..
nhóm khác
- Trong lưu thông hàng hoá: Phân phối nguồn hàng
từ nơi này đến nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt
- HS quan sát kết
hàng khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không có
quả mà thư kí ghi
lãi sang nơi có lãi cao thông qua sự biến động của giá trên bảng
cả thị trường.
- Nghe và trả lời câu
b) Kích thích lực lượng SX phát triển và năng suất
hỏi
LĐ tăng lên.
- Nghe và ghi chép
5
Muốn phát triển kinh tế phải dựa vào sự phát triển
của lực lượng SX vì vậy muốn thu được lợi nhuận
nhiều người SX kinh doanh phải tìm cách phát triển
lực lượng SX bằng cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao
tay nghề của người LĐ, làm cho giá trị cá biệt thấp
hơn giá trị xã hội.
c) Phân hoá giàu nghèo - giữa những người SX hàng
hoá.
=>Tác động của quy luật giá trị luôn có 2 mặt:
- Tích cực: Thúc đẩy lực lượng SX phát triển, nâng
cao năng suất LĐ.
Kinh tế hàng hoá phát triển.
- Hạn chế: Có sự phân hoá giàu nghèo
Kìm hãm, cản trở sự phát triển của kinh tế hàng
hoá
khi gv kết luận
Sản phẩm mong đợi: HS sơ đồ hóa được tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và
lưu thông hàng hóa
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Mục đích: HS cần nêu được
+ Khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến
cạnh tranh.
+ Hiểu mục đích của cạnh tranh, các loại cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh.
+ Phân biệt mặt tích cực của cạnh tranh và mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và
lưu thông hàng hóa.
+ Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở
địa phương.
Phương thức tổ chức: Phần hình thành kiến thức mới, gv kết hợp nhiều phương pháp
thảo luận lớp, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân. Cụ thể:
Tìm hiểu nội dung 1: Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh ( GV cho hs xem
video tại lớp kết hợp nêu vấn đề, thảo luận lớp)
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Chuyển giao
*Tìm hiểu cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến
- HS xem video
nhiệm vụ
cạnh tranh
- HS nghe, thảo luận
GV cho hs thảo luận lớp các câu hỏi sau:
theo yêu cầu của gv
?? Em hiểu thế nào là cạnh tranh?
?? Nội dung khái niệm cạnh tranh thể hiện ra ở
những khía cạnh chủ yếu nào?
?? Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
Thực hiện
-GV: gợi ý dẫn dắt để hs trả lời câu hỏi.
HS: đọc sgk, trao đổi
nhiệm vụ
-Khích lệ khi hs trả lời đúng, gợi ý chỉnh sửa khi
với nhau để tìm ra
hs trả lời chưa đúng
câu trả lời.
Báo cáo kết
-GV: gọi HS lên trình bày ý kiến và ghi lại các ý
quả thực hiện
kiến
HS: trả lời câu hỏi
nhiệm vụ
-GV: nhận xét từng ý kiến và rút ra KL
-Phản biện nếu thấy
6
Sản phẩm
mong đợi
a. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các
chưa rõ
chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh nhằm
giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều -Nghe và ghi chép
lợi nhuận.
khi gv kết luận
b. Nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh.
+ Do sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách
là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, tự
do kinh doanh, có lợi ích riêng.
+ Do điều kiện sản xuất kinh doanh của các chủ
thể kinh tế là khác nhau cho nên kết quả sản xuất
kinh doanh giữa họ cũng khác nhau. Do vậy tất
yếu họ phải cạnh tranh với nhau.
Hs nắm được khái niệm cạnh tranh, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
Tìm hiểu nội dung 2: Mục đích của của cạnh tranh (HS quan sát hình ảnh video để
thảo luận lớp, làm việc cá nhân)
Các bước
Chuyển giao
nhiệm vụ
Thực hiện
nhiệm vụ
Báo cáo kết
quả thực hiện
nhiệm vụ
Hoạt động của gv
GV cho Hs thảo luận lớp
GV giao câu hỏi
- Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
- Mục đích của cạnh tranh được thể hiện như thế
nào?
- GVchiếu file chứa hình ảnh đã chuẩn bị sẵn cho
hs quan sát
-Theo dõi phần làm việc của hs
- Gọi hs lên phát biểu.
-GV nghe và nhận xét kết quả báo cáo của các
nhóm
-GV: KL
* Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản
xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lợi
nhuận về mình nhiều hơn người khác.
- Mục đích của cạnh tranh thể hiện:
+ Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản
xuất khác.
7
Hoạt động của hs
-HS nhận nhiệm vụ,
đọc SGK, cùng nhau
thảo luận và phát
biểu.
-HS quan sát hình
ảnh,
Suy nghĩ, thảo luận
ghi vào giấy nháp,
sau đó đối chiếu với
các bạn trong nhóm
để có kết quả đúng
nhất.
-Cử đại diện trình
bày
-Nhận xét, phản biện
các nhóm khác nếu
muốn.
-Hs lắng nghe, đặt
câu hỏi nếu chưa rõ
-Ghi chép ý chính
vào vở
Sản phẩm
mong đợi
+ Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.
+ Giành thị trường, nơi đầu tư...
+ Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hoá...
Hiểu được mục đích của cạnh tranh
Tìm hiểu nội dung 3: Tính hai mặt của cạnh tranh
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Chuyển giao
GV: cho hs xem video về hiện tượng cạnh tranh
nhiệm vụ
GV: cho hs rút ra nhận xét về video đã xem
Lớp chia 2 nhóm
Nhóm 1: Phân tích mặt tích cực của cạnh tranh?
Cho VD
Nhóm 1: Phân tích mặt tiêu cực của cạnh tranh?
Cho VD
- Câu hỏi thảo luận của các nhóm được phát dưới
dạng phiếu học tập hoặc chiếu trực tiếp trên bảng
chiếu.
- Mỗi nhóm có 1 tờ tôki, 1 bút dạ, hs ghi kết quả
và dùng kết quả đó để thuyết trình.
Thực hiện
GV: cho HS xem video
nhiệm vụ
GV quan sát hs thảo luận, hướng dẫn và giải đáp
khi cần.
Báo cáo kết
quả thực hiện
nhiệm vụ
-GV và hs nhóm khác lắng nghe, sau mỗi phần
thuyết trình các nhóm nhận xét, phản biện.
-GV nhận xét sau đó kết luận cho từng nhóm.
a, Mặt tích cực của cạnh tranh
Cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của
sản xuất và lưu thông hang hoá. Thể hiện:
- Kích thích LLSX, khoa học - kĩ thuật và năng
xuất lao động xã hội tăng cao.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào
việc đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội
nhập nền kinh tế quốc tế.
- Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và
gắn liền với mặt tích cực nói trên là cạnh tranh
lành mạnh.
b, Mặt hạn chế của cạnh tranh
8
Hoạt động của HS
- HS nhận nhiệm vụ
của nhóm mình.
Nghe kĩ hướng dẫn
của giáo viên
- Nhận phiếu câu
hỏi, giấy tôki và bút
dạ
- HS xem video
- Trao đổi thống nhất
cách hiểu.
-Trả lời các câu hỏi
trong phiếu học tập
-Tìm các ví dụ minh
họa
-Đại diện nhóm
thuyết trình dựa trên
phiếu câu hỏi đã cho
-HS còn lại trong
nhóm có thể bổ sung
-HS nhóm khác
được nhận xét, bổ
sung hoặc đặt câu
hỏi nếu chưa rõ.
Sản phẩm
mong đợi
- Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi
phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên
làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất
cân bằng nghiêm trọng.
- Dùng những thủ đoạn phi pháp, bất lương để
giành khách hàng và lợi nhuận.
- Đầu cơ tích trữ, gây rối loạn thị trường.
HS nắm được tính 2 mặt của cạnh tranh. Phân tích được mặt tích cực và
tiêu cực của cạnh tranh. Từ đó biết lên án những hiện tượng cạnh tranh
không lành mạnh.
Kết quả mong đợi từ hoạt động 2: Thông qua một chuỗi hoạt động, GV giúp hs tự
khám phá kiến thức mới của bài. Đó là những hiểu biết về cạnh tranh, mục đích của cạnh
tranh, tính 2 mặt của cạnh tranh. Đồng thời góp phần giúp hs rèn luyện 1 số kĩ năng cơ
bản như; tự học, làm việc hợp tác, thuyết trình, trải nghiệm...
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung cung- cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Mục đích:
- Nêu được khái niệm cung, cầu.
- Hiểu được mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất, lưu thông hàng hóa.
- Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung - cầu và ngược lại của một số
loại hàng hóa ở địa phương.
- Biết cách vận dụng quan hệ cung, cầu.
Phương thức tổ chức:
Để tiện cho hoạt động học cả bài, gv chia lớp thành 4 nhóm, biên chế của 4 nhóm không
thay đổi trong suốt giờ học. Vẽ 4 ô vuông dùng ghi điểm cho 4 nhóm vào 1 góc bảng.
Các nhóm sẽ thi đua bằng cách tích điểm, cuối giờ, nhóm nào có nhiều điểm nhất nhóm
đó sẽ nhận phần thưởng. (Ngoài điểm từ hoạt động nhóm, hs có thể ghi điểm cho nhóm
mình bằng cách giơ tay trả lời các câu hỏi phát vấn của gv.)
Hoạt động khởi động được tiến hành thông qua trò chơi “Hội trợ”
GV đóng vai trò là phóng viên để phỏng vấn người mua và người bán là học sinh
Vì sao em chọn mua hàng hóa đó? Vì sao em thích hàng hóa đó mà lại không mua? Vì
sao em lại chọn bán hàng đó?....
GV nghe câu trả lời của hs sau đó dẫn dắt tới vấn đề cần giải quyết trong bài.
Các em vừa tham gia một trò chơi mua bán chúng ta thường thấy diễn ra trên thị trường.
Vậy cung, cầu là gì?Mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa như thế
nào?Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi đó.
Tìm hiểu nội dung 1: khái niệm cung, cầu
Các bước
Chuyển giao
nhiệm vụ
Hoạt động của giáo viên
GV Cho hs thảo luận theo cặp đôi
Qua quan sát trò chơi ở phần khởi động để trả lời
các câu hỏi sau.
- Cầu là gì? các yếu tố ảnh hưởng đến cầu? trong
các yếu tố đó thì yếu tố nào là quyết định?
- Cung là gì? các yếu tố ảnh hưởng đến cung? trong
các yếu tố đó thì yếu tố nào là quyết định?
9
Hoạt động của HS
- HS nghe và nhận
nhiệm vụ
- Xung phong
nhanh nhất để được
tham gia ghi điểm
cho đội mình.
Thực hiện
nhiệm vụ
- GV hướng dẫn hs nghiên cứu,
- Gợi ý để hs trả lời câu hỏi
Báo cáo kết
quả thực hiện
nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của HS và
KL:
* Cầu : là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người
tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định
tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu : Thu nhập, thị
hiếu, tâm lí, giá cả, tập quán…
- Số lượng cầu với giá cả hàng hóa vận động tỉ lệ
nghịch với nhau
* Cung : là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có
trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong
một thời kì nhất định tương ứng với mức giá cả,
khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cung : Khả năng SX,
Chất lượng, số lượng, năng suất, chi phí SX, giá cả,
cầu…
- Số lượng cung với giá cả hàng hóa vận động tỉ lệ
thuận với nhau
Sản phẩm
mong đợi
Các cặp đôi thảo
luận, phát biểu
HS còn lại quan
sát, lắng nghe và
bổ sung sau khi các
bạn ghi xong
-HS: Trình bày ý
kiến cá nhân
+ HS: Nhận xét bổ
sung
-HS quan sát kết
quả đã được ghi
trên bảng
-Nghe và ghi chép
khi gv kết luận
Hs tự trả lời câu hỏi; khái niệm cung cầu về hàng hóa và dịch vụ.
*Tìm hiểu nội dung 2:Tìm hiểu nội dung mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và
lưu thông hàng hóa.
Các bước
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Chuyển giao
- Giáo viên đặt vấn đề: Nội dung và vai trò của
nhiệm vụ
quan hệ cung cầu thể hiện như thế nào trong sản
- HS nhận nhiệm
xuất và lưu thông hàng hóa ở nước ta hiện nay?
vụ
+ GV: trên thị trường, người mua (thể hiện bằng
đường cầu) và người bán (đường cung) tác động
với nhau và họ gặp nhau tại điểm I, tạo thành mối
quan hệ cung cầu.
+ Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung
1. Quan hệ cung cầu là gì?
2. Quan hệ cung cầu có biểu hiện như thế nào?
GV : cho hs mỗi nhóm thảo luận một biểu hiện của
nội dung quan hệ cung- cầu.
Thực hiện
- GV quan sát học sinh thảo luận, Chú ý các nhóm - HS thảo luận theo
nhiệm vụ
hs yếu kém.
nhóm, thống nhất ý
10
kiến để viết vào
phiếu học tập
Kết quả thực
hiện nhiệm vụ
Sản phẩm
mong đợi
Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận
- Khái niệm: Là mối quan hệ tác động lẫn nhau
giữa người bán và người mua hay giữa người sản
xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để
xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
*Nội dung quan hệ cung - cầu
- Cung cầu tác động lẫn nhau
Khi cầu tăng→sản xuất mở rộng cung tăng
Khi cầu giảm→sản xuất giảm, cung giảm
- Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường
Khi cung = cầu→giá cả=giá trị
Khi cung>cầu→giá cả
Khi cung<cầu→giá cả>giá trị
- Giá cả ảnh hưởng tới cung - cầu thị trường
+ Khi giá cả tăng→sản xuất mở rộng→cung tăng
và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng
+ Khi giá cả giảm→ sản xuất giảm, cung giảm
-HS nắm được các nội dung cơ bản của mối quan
hệ cung cầu.
-Rèn khả năng quan sát nhanh và ghi nhớ.
-Cử đại diện trình
bày
-Nhận xét, phản
biện các nhóm
khác nếu muốn.
-HS lắng nghe, đặt
câu hỏi nếu chưa rõ
-Ghi chép ý chính
vào vở
Hiểu được nội
dung và biểu hiện
của quan hệ cung
cầu trong sx và lưu
thông hàng hóa
*Tìm hiểu nội dung 3: Tìm hiểu nội dung vận dụng quy luật giá trị, cạnh tranh,
cung – cầu.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Chuyển giao
Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm. Chia
nhiệm vụ
lớp thành 4 nhóm, phân công vị trí và thời gian
HS nhận nhiệm vụ
thảo luận 3 phút.
của nhóm mình.
Nhóm 1: Nhà nước vận dụng 3 quy luật kinh tế như Nghe kĩ hướng dẫn
thế nào? ví dụ?
của giáo viên
Nhóm 2: Doanh nghiệp vận dụng 3quy luật kinh tế - Nhận phiếu câu
như thế nào? cho ví dụ
hỏi, giấy tôki và
Nhóm 3: Người tiêu dùng vận dụng 3quy luật kinh bút dạ
tế như thế nào? cho ví dụ
Nhóm 4: Qua nghiên cứu 3 quy luật kinh tế trên em
rút ra được bài học gì cho bản thân?
Thực hiện
- GV theo dõi phần làm việc của HS
- Học sinh thảo luận
nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả
+ HS: Đại diện trình
bày ý kiến
+ HS: Nhận xét, BS
Báo cáo kết
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, -Đại diện nhóm
11
quả thực hiện
nhiệm vụ
Sản phẩm
mong đợi
nhận xét kết quả thảo luận và kết luận:
* Đối với nhà nước.
+ Đổi mới nền kinh tế nước ta thông qua xây dựng
và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
+ Ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách
kinh tế.
+ Bằng thực lực kinh tế điều tiết thị trường nhằm
hạn chế sự phân hoá giàu - nghèo và những tiêu
cực XH khác, cân đối cung- cầu.
+ Điều tiết các trường hợp cung - cầu trên thị
trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp
* Đối với người sản xuất kinh doanh.
- Phấn đấu giảm chi phí trong SX và lưu thông
hàng hoá, nâng sức cạnh tranh.
- Thông qua sự biến động của giá cả điều tiết,
chuyển dịch cơ cấu SX ...
Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung cầu
- Cải tiến KT - CN, hợp lý hoá SX.
- Tham gia cạnh tranh lành mạnh để nâng cao giá
trị của sản phẩm.
* Đối với người tiêu dùng.
- Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các
trường hợp cung - cầu để có lợi. Mua những mặt
hàng có tính cạnh tranh cao để được hưởng ưu đãi.
- Sản phẩm làm việc nhóm của hs.
-Các ví dụ tương đối chính xác mà hs tìm được
thuyết trình dựa
trên phiếu câu hỏi
đã cho
-HS còn lại trong
nhóm có thể bổ
sung
-HS nhóm khác
được nhận xét, bổ
sung hoặc đặt câu
hỏi nếu chưa rõ.
HS hiểu được:
Vận dụng quan hệ
Cung – Cầu.
Kết quả mong đợi
Thông qua một chuỗi hoạt động 3, GV giúp hs tự khám phá kiến thức mới của bài. Đó là
những hiểu biết xung quanh vấn đề cung cầu, mối quan hệ cung cầu trong cuộc sống.
Đồng thời góp phần giúp hs rèn luyện 1 số kĩ năng cơ bản như; tự học, làm việc hợp tác,
thuyết trình, trải nghiệm...
3. Hoạt động luyện tập
Mục đích: HS vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập. GV kiểm tra được
mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh. Cụ thể, hs củng cố, hoàn thiện thêm kiến thức về
nội dung của quy luật giá trị, tác động của quy luật giá trị, cạnh tranh, cung- cầu và vận
dụng quy luật kinh tế cơ bản đó trong nền kinh tế hiện nay. Đồng thời rèn luyện khả năng
ghi nhớ, vận dụng, tư duy logic...
Phương thức tổ chức: HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, Thông qua trò chơi
gameshow “ai là triệu phú”
12
HS sẽ phải trải qua 15 câu hỏi với 3 mốc bắt buộc 5; 10; 15
HS có được 2 sự trợ giúp: 50:50 và hỏi ý kiến khán giả
Câu 1: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 2: Quy luật giá trị có bao nhiêu tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 3: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết.
D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết.
Câu 4: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc SX và lưu thông hàng hóa phải dựa trên
nguyên tắc nào?
A. Định hướng của Nhà nước.
B. Nhu cầu tiêu dùng.
C. Nguyên tắc ngang giá.
D. Nhu cầu thị trường.
Câu 5: Những mặt hạn chế của quy luật giá trị
A. Có người trở nên giàu có; Có người bị thua lỗ, phá sản.
B. Có người trở nên
giàu có.
C. Có người bị thua lỗ, phá sản.
D. Phân hóa người SX.
Câu 6: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?
A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.
C. Nền sản xuất hàng hóa.
D. Mọi nền sản xuất.
Câu 7: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội
thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Việc làm của bác A chịu tác động nào của quy
luật giá trị?
A. Điều tiết trong lưu thông.
B. Điều tiết sản xuất.
C. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
D. Tự phát từ quy luật giá trị.
Câu 8: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang
sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động
nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Tạo năng suất lao động cao hơn
B. Kích thích LLSX phát triển
C. Phân hóa giữa những người SX hàng hóa
D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng
hóa
Câu 9: Nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào vào nước ta?
A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển
B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ
C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào
13
Câu 10: Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra cái ghế là 11 giờ, trong khi anh A
làm mất 12h. Vậy anh A phải bán chiếc ghế với giá tương ứng mấy giờ?
A. 12 giờ.
B. 11 giờ.
C. 10 giờ.
D. 13 giờ.
Câu 11: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh H là 1 giờ, anh T là 2 giờ,
anh K là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3
người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị?
A. Anh H.
B. Anh T.
C. Anh K.
D. Anh H và anh T.
Câu 12: Thị trấn N có một số quán cà phê. Quán T với diện tích nhỏ, yên tĩnh nhưng cà
phê pha không ngon. Quán Y có thái độ phục vụ niềm nở, đồ uống ngon, nhưng vệ sinh
chưa đảm bảo. Tuy nhiên, các chủ quán không tìm cách thay đổi không gian, nâng cao
trình độ thì dần dần sẽ mất khách. Quán X và quán G biết đầu tư vào khâu vệ sinh an
toàn thực phẩm, không gian quán, chất lượng đồ uống, các yếu tố độc đáo mới lạ nên thu
hút rất nhiều khách. Những quán nào dưới đây vận dụng đúng tác động của quy luật giá
trị?
A. Quán X và quán T.
B. Quán T và quán Y.
C. Quán X và quán G. D. Quán Y và quán X.
Câu 13: Sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh
hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi thu lợi nhuận được gọi là
A. Đấu tranh
B. Cạnh tranh
C. Ganh đua.
D. Giành giật
Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu và nhiều hình thức phân phối sản phẩm trong nền kinh tế.
B. Chất lượng hàng hóa và chi phí sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau
C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, có điều kiện
sản xuất và lợi ích khác nhau.
D. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau.
Câu 15. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
A. Giành hợp đồng k.tế, các đơn đặt hàng
B. Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác
C. Giành ưu thế về khoa học công nghệ
D. Giành nhiều lợi nhuận nhất về mình
Câu 16: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Bảo vệ môi trường tự nhiên
B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống
Câu 17: Nội dung cốt lõi của khái niệm cạnh tranh được thể hiện ở mấy khía cạnh ?
A. 2.
B. 3
C.4
D.5
Câu 18: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế.
B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Một động lực kinh tế.
D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước
B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
C. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành
D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
14
Câu 20: Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng
cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của
cạnh tranh?
A. Kích thích LLSX phát triển, năng suất lao động tăng lên.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.
Câu 21: Công ty A sản xuất mỳ tôm đã sử dụng bố cục thiết kế bao bì giống với Công ty
B (đã đăng kí bản quyền), nếu nhìn bề ngoài rất khó phân biệt hai sản phẩm là do hai
công ty sản xuất. Vậy Công ty A đã có hành vi cạnh tranh
A. không lành mạnh, nhái mẫu mã sản phẩm.
B. không lành mạnh trong quảng cáo.
C. không lành mạnh trong kinh doanh.
D. gây rối hoạt động kinh doanh của đơn vị
khác.
Câu 22: Việc SX và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người SX.
Câu 23: Mạng di động A khuyến mãi giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng B và
C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào
dưới đây của thị trường?
A. Quy luật cung cầu.
B. Quy luật cạnh tranh .
C. Quy luật lưu thông tiền tệ.
D. Quy luật giá trị.
Câu 24: Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất
thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh?
A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
B. Gây rối loạn thị trường.
C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
D. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái.
Câu 25: Đại lí Q đã thu mua toàn bộ số quạt điện sưởi trên thị trường, đợi khi nhiệt độ
mùa đông giảm sâu thì tự ý tăng giá lên cao để bán cho người tiêu dùng. Trong trường
hợp này, hành vi của đại lí Q thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Triệt tiêu các đại lí cùng kinh doanh.
B. Tư tưởng bành chướng thị trường.
C. Dùng thủ đoạn phi pháp, bất lương.
D. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị
trường.
Câu 26: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. Đang lưu thông trên thị trường.
B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị
trường.
C. Đã có mặt trên thị trường.
D. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị
trường.
Câu 27: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì
nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là
A. Cung
B. Cầu
C. Nhu cầu
D. Thị trường
Câu 28: Mối quan hệ giữa số lượng cầu và giá cả hàng hóa là:
15
A. Bằng nhau
B. Tỉ lệ thuận
C. Ngược chiều
D. Tỉ lệ nghịch
Câu 29 : Nội dung của quan hệ cung – cầu trên thị trường nhằm xác định :
A. Mức giá cả hàng hóa, dịch vụ
B. Giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ
C. Giá trị hàng hóa
D. Số lượng hàng hóa lưu thông
Câu 30: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, thu nhập
B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán
C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu
D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
Câu 31: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu
hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau
B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu
D. Thị trường chi phối cung cầu
Câu 32: Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng
B. Cung và cầu giảm
C. Cung tăng, cầu giảm
D. Cung giảm, cầu tăng
Câu 33: Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá cả tăng
B. Giá cả giảm
C. Giá cả giữ nguyên
D. Giá cả
bằng giá trị
Câu 34: Giả sử cung về ô tô trên thị trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là
20.000 chiếc, giả cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ
A. Giảm
B. Tăng
C. Tăng mạnh
D. ổn định
Câu 35: Khi là người bán hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau
đây?
A. cung = cầu.
B. Cung > cầu. C. Cung < cầu
D. Cung # cầu
Câu 36: Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau
đây?
A. cung = cầu.
B. Cung > cầu. C. Cung < cầu
D. Cung # cầu
Câu 37: Khi cầu về mặt hàng quạt điện giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới đây
của thị trường sẽ giảm theo?
A. Cạnh tranh
B. Giá trị
C. Giá trị sử dụng
D. Giá cả
Câu 38: Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các
loại rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H thì muốn giữ
nguyên quy mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em, nên
làm theo ý kiến của ai để gia đình H có them lợi nhuận?
A. Mẹ H
B. Bố H
C. Chị H
D. Mẹ H và chị H
Câu 39: Sau khi đọc nội dung khái niệm cung, bốn bạn T, K, H, P liền thảo luận với nhau
về các yếu tố ảnh hưởng tới cung. Bạn T cho rằng cung trên thị trường nhiều hay ít do
ảnh hưởng của số lượng dân, thị hiếu người tiêu dùng, giá cả hàng hóa. K phản đối: các
yếu tố ảnh hưởng tới cung là thu nhập của người tiêu dùng, công nghệ và số lượng người
sản xuất. H lắc đầu nói: tớ thấy cung bị ảnh hưởng bởi số lượng người sản xuất, công
nghệ, chi phí sản xuất. P liền tiếp ứng: tớ đồng ý với H và thêm yếu tố về chính sách
thuế. Những ai dưới đây hiểu đúng những yếu tố ảnh hưởng tới cung?
A. Bạn T, K và H.
B. Bạn H và P.
C. Bạn K, P và T.
D. Bạn H và T.
Kết quả mong đợi: HS trả lời được câu hỏi nhanh nhất.
16
4. Hoạt động vận dụng
Mục đích: HS vận dụng quy luật giá trị, cạnh tranh và cung cầu để giải thích một số hiện
tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống.
Phương thức tổ chức: Giao bài tập để hs hoàn thiện tại lớp.
Bài tập 1: Có ý kiến cho rằng: Để phát huy mặt tích cực cuả cạnh tranh ở nước ta hiện
nay, Nhà nước chỉ cần để ra giải pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh. Điều đó
đúng hay sai? Tại sao?
Đáp án:
Ý kiến đó chưa đúng vì:
Để phát huy mặt tích cực của cạnh tranh ở nước ta hiện nay, chúng ta vừa phải khắc
phục hạn chế vừa tiến hành cải tiến khoa học kĩ thuật, tăng cường sự quản lí và giáo dục,
nâng cao đời sống nhân dân, có như vậy mới có thể tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh.
Vì trong nền kinh tế, sự cạnh tranh luôn luôn vận động và biến đổi nên những yếu tố tích
cực cũng sẽ dần thay đổi và mất vị trí của nó.
Bài tập 2: Khi nước ta là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em,
tính chất và mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra theo hướng nào (êm dịu hay gay gắt quyết liệt)?
Tại sao?
Đáp án:
- Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, theo em tính chất và
mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra theo hướng gay gắt, quyết liệt.
- Vì trình độ phát triển của cạnh tranh không đồng đều và lợi ích kinh tế khác nhau
giữa nhóm nước công nghiệp phát triển với nhóm nước đang phát triển (trong đó có Việt
nam) sẽ làm sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và quyết liệt, đòi hỏi nước ta phải có sự thay
đổi một cách mạnh mẽ.
- Về nhà hs đọc các thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sau đó lập luận tìm ra
mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức, ghi ra giấy.
Kết quả mong đợi: Các sản phẩm của học sinh theo yêu cầu
5. Hoạt động mở rộng
Mục đích: HS vận dụng được quy luật kinh tế cơ bản vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Phương thức tổ chức:
GV: Giao bài tập cho hs
- Về nhà cho HS vận tìm hiểu tác động của quy luật giá trị , cạnh tranh và cung cầu đối
với Sx ở địa phương mình
Kết quả mong đợi: Các sản phẩm của học sinh theo yêu cầu
………………………………………………………………..
Tam Đảo ngày 7 tháng 12 năm 2018
Người viết
Hoàng Thị Na
17