Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

PHÂN TÍCH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.1 KB, 4 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM
MÔN: LUẬT SO SÁNH
LỚP: DE13L476 (KIÊN GIANG)

Giáo viên: ………………………………..
THÀNH VIÊN NHÓM:
1. Nguyễn Thạch Sang
2. Nguyễn Thị Phượng
3. Trần Bích Thùy
4. Phạm Văn Bảy
5. ………………….......

Rạch Giá, ngày 23 tháng 4 năm 2016
1


ĐỀ BÀI: Tìm 3 trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường ở
Việt Nam? Qua đó nêu ưu điểm, nhược điểm của pháp luật Việt Nam trong xử lý vi
phạm pháp luật ở lĩnh vực môi trường.
BÀI LÀM
Những năm gần đây, tình hình các doanh nghiệp vi phạm về môi trường có
chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trên thế giới đã biểu hiện rõ hiện
tượng dịch chuyển ô nhiễm xuyên biên giới từ các nước phát triển sang các nước
đang và kém phát triển, thông qua các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ,
xuất nhập khẩu... ở nước ta, vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra trong nhiều
lĩnh vực kinh tế, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Cụ thể như:
1- Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương, lô A18 Khu công nghiệp Hiệp


Phước, Long Thới, Nhà Bè bị Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP.HCM bắt
quả tang đang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Đông Điền.
2- Nhà máy Miwon (phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì), bị Phòng Cảnh
sát môi trường tỉnh Phú Thọ kiểm tra khu xử lý nước thải không được cấp phép
nhưng vẫn hoạt động. Thế nhưng Miwon vẫn vận hành sản xuất và xả nước từ đây
ra sông Hồng.
3- Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái (tỉnh Thanh Hóa) bị phát hiện chôn
thuốc trừ sâu quá hạn, hóa chất ngay tại khuôn viên nhà máy, gây ô nhiễm môi
trường, tạo nên sự bất bình và chấn động lớn trong dư luận.
Thấu suốt sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, khẩn trương triển khai
đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật về môi trường kết hợp với xử lý nghiêm minh, đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận.
Hình thành được hệ thống chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm và
vi phạm pháp luật về môi trường từ trung ương đến địa phương, có đội ngũ cán bộ
được đào tạo cơ bản, có tâm huyết, nhiệt tình với sự nghiệp bảo vệ môi trường nói
chung và hăng hái trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng được các
ngành, các cấp và nhân dân ghi nhận. Đã huy động cả hệ thống chính trị từ trung
ương đến địa phương và quần chúng nhân dân vào cuộc, phát huy sức mạnh của
toàn xã hội trong việc hỗ trợ lực lượng cảnh sát môi trường đấu tranh với tội phạm
và vi phạm pháp luật về môi trường.
Qua thực tế công tác, đã phát hiện những sơ hở thiếu sót trong hệ thống pháp
luật, cơ chế chính sách, quản lý điều hành và tham mưu cho lãnh đạo các cấp báo
cáo Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành từng bước xây dựng và hoàn thiện pháp
luật, cơ chế chính sách, quản lý điều hành phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó có
2



nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của cảnh sát
môi trường, như: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự; Đặc biệt, đã báo
cáo Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14-2-2015 quy định về
quy hoạch, bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Chúng ta đã xây dựng được mối quan hệ phối hợp khá chặt chẽ với ngành tài
nguyên và môi trường thông qua việc ký ban hành Thông tư liên tịch số
02/2009/TTLT-BCA-BTNMT giữa Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường
về Hướng dẫn quan hệ phối hợp trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường. Căn cứ Thông tư số 02, tại 63/63 địa phương cũng
đã có quy chế hoặc kế hoạch phối hợp liên ngành. Trên cơ sở đó đã triển khai nhiều
nội dung phối hợp có hiệu quả, nhất là hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm pháp luật về môi trường có sự tham gia của cả hai lực lượng. Nhiều vụ vi
phạm được phát hiện, chuyển cho công an hoặc thanh tra sở tài nguyên và môi
trường xử lý kịp thời, thuận lợi.
Tuy nhiên, công tác xử lý vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta vẫn còn
một số nhược điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường
ngày một khó khăn hơn. Nguyên nhân do phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm
này ngày một tinh vi hơn, có sự đối phó với các cơ quan chức năng, đòi hỏi phải áp
dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, huy động lực lượng và phương tiện, tổ
chức theo dõi thời gian dài. Một khó khăn khác trong công tác điều tra, xử lý là
nhiều vi phạm có yếu tố nước ngoài, trong một số vụ việc khi xử lý phải cân nhắc
vì yếu tố ngoại giao, giải quyết bài toán "phát triển kinh tế - bảo vệ môi trường công ăn việc làm của người lao động". Nhiều nơi, nhiều lúc việc xử lý còn gặp cản
trở, áp lực từ phía các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ...
Thứ hai, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường chưa có sự đồng đều, thống
nhất và chưa thực sự nghiêm minh, có nguyên nhân từ quan điểm xử lý giữa các địa
phương, một số bộ, ngành chưa thống nhất. Nhiều nơi do ưu tiên phát triển kinh tế
nên kêu gọi đầu tư dàn trải, cấp phép kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đến việc

thẩm định, đánh giá ảnh hưởng của các dự án đối với môi trường, nhất là các dự án
thuộc lĩnh vực trọng điểm hoặc khi xử lý đối với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh
tế nhà nước.
Thứ ba, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ mạnh để răn
đe, còn nhiều lỗ hổng để các đối tượng "lách luật". Lực lượng cảnh sát môi trường
mới thành lập mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kinh nghiệm còn hạn chế.
-----Hết----3


4



×