Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tình huống về giao dịch dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.21 KB, 11 trang )

TÌNH HUỐNG 4:
Ngày chị Lưu Thị Hương có gặp bà Hoàng Lan Hoa để thỏa thuận thuê của bà
chiếc ô tô thương hiệu Audi (trị giá 2 tỷ đồng) để di du lịch thời hạn 1 tháng. Bà
Hoa ngần ngại việc chị Hương là bạn nhưng chiếc ô tô lại là tài sản có giá trị lớn
của bà. Hiểu được thái độ của bà Hoa, chị Hương thỏa thuận rằng, chị sẽ để lại
chiếc nhẫn kim cương chị đang có (giá trị là gần 2,5 tỷ đồng) cho bà Hoa với ý
định đặt cược để làm tin, và mong muốn rằng khi chị đi du lịch về chị sẽ trả tiền
thuê chiếc xe, đồng thời nhận lại chiếc nhẫn đó từ bà Hoa. Sau khi thỏa thuận hai 6
bên có làm hợp đồng thuê xe và kèm theo biện pháp ký cược chiếc nhẫn, bà Hoa
có giao xe cho chị Hương và chị Hương cũng đã giao lại chiếc nhẫn kim cương của
mình cho bà Hoa.
Ngày 10.2.2012, sau chuyến du lịch của gia đình, chị Hương có mang xe đến trả
cho bà Hoa thì bà Hoa không có nhà. Chị lại đánh xe về sau khi liên lạc và nhận
được sự đồng ý của bà Hoa kéo dài thêm hai ngày nữa do bà có việc gia đình chưa
thể về được.
Ngày 12.2.2012, chị Hương lại tiếp tục liên lạc với bà Hoa với mục đích hẹn
gặp để trả xe, tiền thuê xe cho bà nhưng không liên lạc được. Chị Hương có đến
nhà nhưng cũng không gặp được. Nhiều lần sau đó không gặp được, chị Hương
phát hiện ra là bà Hoa không muốn gặp cũng như không muốn nhận lại chiếc xe
của mình mà thay vào đó bà muốn giữ lại chiếc nhẫn kim cương của chị. Ngày
12.5.2012, bất ngờ chị Hương gặp lại bà Hoa tại một cửa hàng. Sau khi trao đổi
qua lại, chị Hương mới biết được bà Hoa đã bán chiếc nhẫn kim cương của chị với
giá 2,3 tỷ đồng cho người khác và ngỏ ý muốn sang tên chiếc xe Audi cho mình
nhưng không hoàn lại giá trị chênh lệch. Về phần mình, chị Hương không chấp
nhận, phần vì đó là kỷ niệm của chồng chị, phần vì giá trị của chiếc nhẫn lại lớn


hơn chiếc ô tô của bà Hoa nên chị yêu cầu được trả lại xe và nhận lại chiếc nhẫn
đó. Hai bên xảy ra tranh chấp, yêu cầu:
1. Có những hợp đồng nào được xác lập trong tình huống trên, những hợp đồng
nào hợp pháp? Những hợp đồng nào vô hiệu? Tại sao? Giải quyết quyền và lợi ích


hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ trên?
2. Tranh chấp trong tình huống trên là gì? Tại sao?
3. Giải quyết tranh chấp nêu trên? Đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng cho lập luận của
mình?


A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều 121, BLDS quy định: “ Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý
đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Việc
thực hiện các giao dịch dân sự phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tham gia
giao dịch, tuy nhiên trên thực tế không phải ai trong giao dịch cũng thể hiện thiện
chí của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình để đảm bảo quyền và lợi ích
của các bên liên quan. Để khắc phục tình trạng trên, pháp luật cho phép các bên có
thể thoả thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm để đảm bảo các nghĩa vụ chính được
thực hiện đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan. Tuy nhiên
không có sự bảo đảm nào là tuyệt đối, vẫn có những sự tranh chấp giữa các bên về
giao dịch chính, thậm chí cả về giao dịch bảo đảm. Nhằm làm rõ hơn một số tình
huống tranh chấp phát sinh trong các giao dịch dân sự có biện pháp bảo đảm cũng
như hướng giải quyết cho những tình huống trên, nhóm 02 xin chọn tình huống 04
làm bài tiểu luận. Trong quá trình viết bài sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính
mong quý thầy cô lưu tâm sữa chữa. Nhóm xin chân thành cảm ơn.

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 1: Có những hợp đồng nào được xác lập trong tình huống trên, những
hợp đồng nào hợp pháp? Những hợp đồng nào vô hiệu? Tại sao? Giải quyết
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ trên?
Trong tình huống trên, có 2 hợp đồng được xác lập:
a, Hợp đồng thuê tài sản: đây là hợp đồng hợp pháp giữa chị Lưu Thị Hương
và bà Hoàng Lan Hoa, theo đó bà Hoa cho thuê chiếc xe ô tô thương hiệu Audi (trị
giá 2 tỷ đồng) cho chị Hương để sử dụng trong vòng 1 tháng còn chị Hương phải

trả tiền thuê xe cho bà Hoa. Hợp đồng thuê ô tô này có sử dụng biện pháp bảo đảm


là ký cược chiếc nhẫn kim cương của chị Hương (giá trị là gần 2,5 tỷ đồng) cho bà
Hoa.
Sở dĩ ta có thể khẳng định đây là hợp đồng hợp pháp bởi vì nó thoả mãn đầy đủ
các yêu cầu có hiệu lực của một giao dịch dân sự và các yêu cầu của hợp đồng thuê
tài sản, cụ thể:
+Bà Hoa và chị Hương là hai bên giao kết hợp đồng có đủ năng lực hành vi dân
sự.
+ Việc giao kết hợp đồng của bà Hoa và chị Hương là hoàn toàn tự nguyện, xuất
phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của hai bên trong các thỏa thuận của hợp đồng
thuê ô tô.
+ Nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của
hợp đồng là chiếc xe ô tô Audi không thuộc loại hàng hóa pháp luật cấm giao dịch,
không trái đạo đức xã hội.
+ Hai bên đã làm hợp đồng thuê xe và kèm theo biện pháp ký cược chiếc nhẫn.
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định hợp đồng thuê ô tô bắt buộc phải công
chứng. Vậy nên, hợp đồng thuê xe chỉ cần có chữ ký của hai bên giao kết hợp đồng
là có hiệu lực pháp luật.
Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong hợp đồng thuê ô tô:
Quyền và lợi ích của bên thuê tài sản chính là nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản
và ngược lại, quyền và lợi ích của bên cho thuê tài sản cũng chính là nghĩa vụ của
bên thuê tài sản được quy định tại Điều 484 đến Điều 490 BLDS.
Chị Hương là bên thuê tài sản, nên có các quyền và lợi ích sau:
- Nhận xe ô tô đúng chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận với
bà Hoa, được cung cấp những thông tin cần thiết về việc sử dụng chiếc ô tô này.
Trong trường hợp bà Hoa chậm giao xe thì chị Hương có quyền gia hạn giao xe
hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu ô tô thuê không đúng



chất lượng như thoả thuận thì chị Hương có quyền yêu cầu bà Hoa sửa chữa, giảm
giá thuê hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Trong quá trình thuê, nếu ô tô bị hư hỏng mà không phải do lỗi của chị Hương
thì có quyền yêu cầu bà Hoa phải sửa chữa, đổi xe khác hoặc bồi thường thiệt hại.
trong trường hợp chị Hương đã thông báo về tình trạng của xe và yêu cầu sửa chữa
nhưng bà Hoa không thực hiện hoặc không kịp thực hiện thì chị Hương có quyền
tự sửa chữa xe và yêu cầu bà Hoa thanh toán chi phí sửa chữa.
- Chị Hương có quyền cho thuê lại chiếc ô tô này nếu được bà Hoa đồng ý.
- Trong thời gian thuê, nếu có bất cứ tranh chấp về quyền sở hữu đối với ô tô mà
chị Hương không thể sử dụng xe ổn định thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bà Hoa là bên cho thuê tài sản, nên có các quyền và lợi ích sau:
- Nhận tiền thuê xe như đã thoả thuận trong hợp đồng thuê.
-Trong trường hợp chị Hương sử dụng xe ô tô không đúng mục đích, không
đúng công dụng thì bà Hoa có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu
bồi thường thiệt hại.
- Nhận lại xe ô tô từ chị Hương khi đã hết thời hạn thuê. Trong trường hợp chị
Hương chậm trả, bà Hoa có quyền yêu cầu chị Hương trả lại xe và trả tiền thuê
trong thời hạn chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.
Trong hợp đồng này còn có biện pháp bảo đảm là kí cược chiếc nhẫn kim cương
của chị Hương cho bà Hoa. Theo điều 359 BLDS và điều 30,31,32,33 Nghị định số
163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì: Chị Hương là bên kí cược nên có
quyền nhận lại chiếc nhẫn kim cương khi đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng
thuê đó là trả lại xe và trả tiền thuê xe theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng.
Ngoài ra, chị Hương có quyền yêu cầu bà Hoa ngừng việc sử dụng chiếc nhẫn nếu
việc sử dụng chiếc nhẫn có nguy cơ hoặc làm giảm sút giá trị. Bà Hoa là bên nhận


kí cược nên có quyền sở hữu chiếc nhẫn trong trường hợp chiếc xe thuê không còn

để trả lại cho mình.
b, Hợp đồng mua bán tài sản: ta có thể khẳng định đây là một hợp đồng vô hiệu.
Hợp đồng này được xác lập giữa bà Hoàng Lan Hoa với một người thứ 3, theo đó
bà Hoa giao chiếc nhẫn kim cương( là tài sản kí cược của chị Hương) cho người đó
và nhận về số tiền 2,3 tỷ.
Hành vi bán chiếc nhẫn kim cương của bà Hoa đã vi phạm điều 198 và khoản 2 ,
điều 32 Nghị định 163/2006/NĐ-CP:
“Điều 198. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ
quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.”
“Điều 32. Nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược
2. Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ
trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý.”
Theo đó bà Hoa đã có hành vi vi phạm pháp luật khi xác lập một giao dịch dân
sự với tài sản không thuộc sở hữu của mình. Chiếc nhẫn kim cương này là tài sản
của chị Hương mang đi ký cược. Lẽ ra, khi hết thời hạn thuê xe, khi chị Hương đến
trả xe thì bà Hoa có nghĩa vụ nhận tiền thuê, nhận xe và trả lại chiếc nhẫn ký cược
cho chị Hương (theo Khoản 2 Điều 359 BLDS ). Nhưng bà Hoa lại có hành động
trốn tránh không chịu trả, coi đó là tài sản của mình và bán cho người khác. Như
vậy, nhằm trốn tránh nghĩa vụ giao trả lại chiếc nhẫn kí cược cho chị hương mà bà
Lan đã xác lập một giao dịch mới đó là hợp đồng mua bán tài sản. Như vậy, hợp
đồng mua bán tài sản này vô hiệu do giả tạo. Do hợp đồng vô hiệu nên các bên
phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
2.Tranh chấp trong tình huống trên là gì? Tại sao?


Tranh chấp là những mâu thuẫn, bất hoà về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa
các chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật. Tranh chấp dân sự là những mâu
thuẫn, bất hòa về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào quan
hệ pháp luật dân sự.

Trong tình huống nêu rõ bà Hoa và chị Hương đã thực hiện việc xác lập và thực
hiện một hợp đồng dân sự cụ thể là hợp đồng thuê tài sản. Tức họ đã tham gia vào
quan hệ pháp luật dân sự, tuy nhiên để xác định có thể xác định và giải quyết tranh
chấp hay không phụ thuộc vào tính hợp pháp của hợp đồng đã được xác lập và
thực hiện.
Trước hết, nhận định hợp đồng thuê tài sản giao kết giữa bà Hoa và chị Hương
tình huống trên là hợp pháp và hợp đồng thuê tài sản có sử dụng biện pháp bảo
đảm là kí cược.
Ngay từ ban đầu chị Hương đã xác định là chiếc nhẫn chỉ dùng để làm tài sản
bảo đảm để thuê chiếc xe Audi của bà Hoa với mục đích sử dụng làm phương tiện
đi du lịch. Tuy nhiên bà Hoa vì hám lợi, muốn thu lợi từ số tiền chênh lệch giá trị
giữa chiếc xe và chiếc nhẫn nên có hành vi bán chiếc nhẫn kim cương với giá trị
2,3 tỷ đồng. Hành vi trốn tránh của bà Hoa chứng tỏ không muốn nhận lại chiếc xe
và trả lại chiếc nhẫn cho chị Hương. Như vậy bà Hoa đã vi phạm các điều khoản
của hợp đồng.
Hai bên đã tiến hành thỏa thuận sau khi chị Hương biết việc chiếc nhẫn
đã bị bà Hoa bán với giá 2,3 tỷ đồng. Bà Hoa đưa ra thỏa thuận là sang tên cho chị
Hương chiếc xe và sở hữu số tiền đã bán chiếc nhẫn tuy nhiên chị Hương không
chấp nhận . Như vậy bà Hoa đã xâm phạm quyền lợi của chị Hương. Ở đây đã xảy
ra mâu thuẫn về lợi ích của hai bên thực hiện hợp đồng.


Tranh chấp thứ nhất là tranh chấp về việc tài sản đảm bảo là chiếc nhẫn kim
cương của chị Hương bị bà Lan mang bán. Tranh chấp thứ hai là tranh chấp từ lợi
ích phần giá trị chênh lệch giữa chiếc xe và nhẫn khi hai bên tiến hành đàm phán.
Như vậy, tranh chấp trong tình huống này là tranh chấp dân sự có liên quan đến tài
sản bảo đảm.
3, Giải quyết tranh chấp.
Tình huống đưa ra những vấn đề xoay quanh tranh chấp về tài sản bảo đảm
trong hợp đồng thuê tài sản. Theo dữ kiện đề bài nêu thì chị Hương không hề vi

phạm hợp đồng thuê tài sản bởi đến đúng thời hạn phải trả tài sản (1 tháng) sau khi
đạt được mục đích thuê tài sản là đi du lịch thì thì chị Hương đã chủ động liên lạc
với bà Hoa để trả lại tài sản nhưng do bà Hoa không có nhà nên chị đã đánh xe về
và nhận được sự đồng ý của bà Hoa là kéo dài thêm hai ngày; sau đó hai ngày chị
Hương tiếp tục liên lạc với bà Hoa qua điện thoại và chủ động tìm đến nhà bà Hoa
thì cũng không gặp được. Vì vậy việc chị Hương không giao tài sản đã kí cược
theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản đúng ngày không phải do lỗi của chị
Hương mà đã được sự đồng ý của bà Hoa căn cứ theo Khoản 1 Điều 482 BLDS :
“thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về hời hạn thuê thì
được xác định theo mục đích thuê”. Do đó, trong tình huống này, rõ ràng cả 2 bên
đã có sự thỏa thuận về thời hạn thuê nên việc chị Hương chậm giao lại tài sản thuê
không do lỗi của chị Hương. Việc làm của bà Hoa hoàn toàn xuất phát từ lòng
tham muốn thu lợi từ số tiền chênh lệch giá trị giữa chiếc xe và cái nhẫn.
Việc chị Hương bị xâm phạm quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ theo Khoản
2, Điều 169 BLDS: “chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ ngăn cản bất kỳ người nào có
hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật”. Để bảo vệ quyền lợi


của mình, chị Hương cần gặp bà Hoa yêu cầu bà Hoa thực hiện đúng hợp đồng mà
hai bên đã kí kết. Nếu bà Hoa không đồng ý thì chị Hương có thể gửi đơn lên tòa
án dân sự để tòa án xem xét giải quyết tranh chấp. Điều 255 BLDS 2005 quy định :
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực
hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại; chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài
sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp
luật.”
Theo đó, chị Hương có nghĩa vụ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình

với chiếc nhẫn, đồng thời chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bà Hoa thông qua
các giấy tờ, hợp đồng có liên quan. Chị Hương có thể áp dụng hai phương thức là
kiện đòi tài sản hoặc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại các điều
257 và 260 BLDS 2005.
Điều 257 quy định:“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký
quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu
ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người
không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có
đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất
hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”. Xét trong trường
hợp tranh chấp giữa bà Hoa và chị Hương, nhận thấy chị Hương đã dung chiếc
nhẫn kim cương của mình mang đi kí cược, có nghĩa chị đã chấp nhận có thể có
khả năng chiếc nhẫn có thể bị chuyển quyền sở hữu, như vậy chiếc nhẫn rời khỏi
chị Hương hoàn toàn nằm trong ý chí của chị. Mặt khác hợp đồng mua bán chiếc
nhẫn kim cương giữa bà Hoa và người thứ ba là hợp đồng có đền bù. Chính vì vậy,


căn cứ theo điều 257 thì chị Hương không có quyền kiện đòi tài sản từ người thứ
ba.
Trong trường hợp này để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị
Hương có thể áp dụng phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định
tại điều 260. Theo đó bà Hoa phải bồi thường thiệt hại vì hành vi xâm phạm đến
quyền sở hữu của chị Hương. Ngoài ra bà Lan còn phải bồi thường thiệt hại cho
chị Hương vì đã phá vỡ hợp đồng nếu trong hợp đồng có quy định.

C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tranh chấp dân sự là loại tranh chấp diễn ra phổ biến và thường xuyên. Những
tranh chấp này liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Vì vậy trong
công tác giải quyết những tranh chấp này chúng ta phải hết sức cẩn thận, áp dụng
nghiêm túc và linh hoạt các quy phạm pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh

tranh chấp để quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được đảm bảo một cách công
bằng và đúng pháp luật nhất.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Bộ luật dân sự 2005
Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1,2 Trường đại học Luật Hà Nội.
Nghị định 163/2006/NĐ-CP
Bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi chủ sở hữu kiện đòi tài sảnThạc sỹ Vũ Thị Hồng Yến, bộ môn Luật Dân sự, Trường đại học Luật Hà

5.

Nội.
Một số nguồn internet.



×