Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bài tập nhóm tâm lý tư pháp phương pháp ám thị gián tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.55 KB, 2 trang )

Phương pháp ám thị gián tiếp
Ám thị là phương pháp tác động tâm lý mà ở đó người bị tác động tiếp nhận
một cách không phê phán những lời lẽ, cử chỉ chứa đựng tư tưởng, ý muốn của chủ
thể tác động và thực hiện theo ý muốn đó. Ám thị gián tiếp là một trong những
dạng ám thị hay được sử dụng.
Đó là việc điều tra vien đưa ra những thông tin tuy không có liên quan trực
tiếp với sự việc phạm tội nhưng có quan hệ đến cuộc sống của bị can. Đó là các sự
kiện, các bí mật đời tư của bị can… làm cho bị can có xu thế nhận thức rằng cơ
quan điều tra đã biết rõ về mình, đã có đủ chứng cứ về hành vi phạm tội của mình.
Từ đó tới chỗ bị can xác định phải khai báo sự thật không thể che dấu được nữa.
Áp dụng phương pháp này dựa trên cơ sở: bị can cho rằng cơ quan điều tra
chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng và những mối quan hệ xã hội khác.
Đối với những bị can thiếu thông tin hoặc có tính đa nghi, hay dao động (khí chất
yếu nhằm kích thích đầu óc suy diễn của bị can. Bị can bị ám ảnh bởi cơ quan điều
tra đã biết một phần hoặc đã biết hết hành vi phạm tội của mình, chỉ còn chờ vào
sự thành khẩn của mình mà thôi, từ đó buộc bị can chuyển đổi thái độ khai báo.
Như trường hợp bị can Nguyễn Đức Thuận trong vụ Nguyễn Thị Chuyền
cùng đông bọn lưu hành tiền giả. Thuận từng là công an am hiểu pháp luật, khi mới
bị bắt ở Thuận có tính nghi ngờ, suy đoán hễ cán bộ điều tra hỏi về một vấn đề gi
đó là y suy nghĩ, cân nhắc rồi mới trả lời một cách chắc chắn. sau một thời gian
trong trại tạm giam Thuận thiếu thông tin về gia đình, đồng bọn, tiến trình điều tra
vụ án… Cán bộ điều tra thực hiện phương pháp ám thị gián tiếp đối với Thuận
bằng những thông tin mà nội dung không liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội
của Thuận: Hỏi đời tư của Thuận, truyền đạt thông tin lý do tại sao Thuận lại phải
ra khỏi ngành Công an, quá trình công tác Thuận chuyển đổi nhiều lần, đơn vị
công tác, số lần chuyển, tại sao Thuận phải trải qua hai lần xây dựng gia đình,
thông cảm với sự mất mát trong gia đình của thuận, vợ trước và con chết do tai nạn
giao thông, vợ thứ hai rất thương yêu thuận, có con còn nhỏ, ân nhân của Thuận là
anh Minh… Những thông tin được đưa ra đã kích thích óc suy diễn của Thuận,
thúc đẩy hành động khai báo thật sự, từ chỗ ban đầu Thuận thách thức cơ quan
điều tra đến khai hết về tội lỗi của y và đồng bọn.


Trường hợp Trương Trọng Tống trong vụ Vương Thanh Thủy cùng đông
bọn tang trữ, lưu hành tiền giả cũng là một đặc trưng tiểu biểu áp dụng thành công
phương pháp “ám thị gián tiếp”. Bị can Tống ngoan cố đổ tội lỗi cho Vương Thanh
Hằng, qua tiếp xúc, làm việc, nắm bắt Trương Trọng Tống có con trai là Trương


Trọng Phương hiện là sinh viên, sự nghiệp học hành còn ở phía trước. phương
cũng có dính líu đến vụ án. Vậy làm cách nào để bị can Tống khai báo sự thật? giải
quyết vấn đề, điều tra chỉ hỏi Trương Trọng Tốn về việc học hành của Phượng, sự
nghiệp sau này của Phương. Điều đó thúc đẩy đầu óc suy diễn của bị can Tống
rằng nếu không nhận tội thì con trai mình sẽ bị liên lụy. Kết hợp với nhiều phương
pháp tác động khác, cuối cùng bị can đã khai nhận hành động phạm tội của mình.
Phương pháp ám thị gián tiếp tuy không được áp dụng phổ biến như những
phương pháp khác song đối với những bị can được áp dụng thì kết quả đem lại rất
cao. Nó đã công phá được thái độ ngoan cố của bị can. Khi sử dụng phương pháp
này cần kết hợp với các phương pháp tác động tâm lý khác như đã trình bày trong
hai ví dụ trên.



×