Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tâm lí và hành vi của người làm chứng trong giai đoạn điều tra, xét xử vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.25 KB, 11 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều tra tội phạm và xét xử vụ án hình sự, việc tìm ra sự thật khách quan
của vụ án và xét xử đúng người đúng tội là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố
tụng. Để đạt được mục đích trên thì ngoài nỗ lực từ phía các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì việc thông qua những người đã trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến vụ
án để khôi phục lại các tình tiết của vụ án là một vấn đề hết sức quan trọng và cần
thiết. Vì vậy, tìm hiểu về quy luật tâm lý của người làm chứng thì nhóm chúng em xin
lựa chọn đề bài số 12: “Tâm lí và hành vi của người làm chứng trong giai đoạn
điều tra, xét xử vụ án hình sự”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về người làm chứng trong các giai đoạn điều tra, xét xử vụ án
hình sự.
1. Khái niệm người làm chứng.
Tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Người làm
chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ
án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.”
2. Vai trò của người làm chứng trong giai đoạn điều tra, xét xử vụ án hình
sự
Trong điều tra tội phạm, việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án thông qua
những người đã trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến vụ án là một vấn đề hết sức quan
trọng. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng
để xác định sự thật của vụ án hình sự. Thông qua việc xác định nguồn gốc của những
lời khai này, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đề ra được biện pháp thu thập thêm chứng
cứ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách hợp lý. Thông thường, lời khai của người
làm chứng có tính trung thực, khách quan cao, có ý nghĩa lớn trong việc xác định sự
thật của vụ án. Từ đó, giúp việc giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan,
không làm oan người vô tội cũng như không để tội phạm nhởn nhơ ngoài vòng pháp
luật.


3. Mục đích của việc nghiên cứu tâm lý và hành vi của người làm chứng


trong giai đoạn điều tra, xét xử vụ án hình sự
Xuất phát từ vai trò của người làm chứng, trong các giai đoạn tố tụng phải chú
ý đến việc nghiên cứu quy luật tâm lý của quá trình hình thành lời khai của người làm
chứng. Trên cơ sở đó sẽ giúp điều tra viên có khả năng làm chủ quá trình thu thập lời
khai, loại bỏ những điều kiện bất lợi, tạo điều kiện tốt nhất để người làm chứng cung
cấp lời khai đúng và đầy đủ, từ đó là cơ sở để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, xét
xử đúng người, đúng tội và không bỏ lọt tội phạm.
Tuy nhiên trong thực tế, bên cạnh việc nhân chứng vô tình quên những tình tiết
của vụ án, vẫn còn trường hợp nhân chứng lẩn tránh việc ra làm chứng hoặc làm
chứng với thái độ miễn cưỡng, khai báo không đầy đủ, thậm chí là khai báo gian dối
gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Để có nội dung giải thích, thuyết phục và tác
động phù hợp đối với người làm chứng, những người tiến hành tố tụng sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu tâm lý để có thể kết luận về những hiện tượng tâm lý bên
trong có thể làm ảnh hưởng đến lời khai của người làm chứng.
II. Đặc điểm tâm lý và hành vi của người làm chứng trong giai đoạn điều tra vụ
án hình sự
1.
1.1

Đặc điểm tâm lý và hành vi
Trong giai đoạn hình thành lời khai của người làm chứng

Quá trình hình thành lời khai của người làm chứng diễn biến phức tạp và dễ bị
tác động bởi những yếu tố khách quan như tình hình thời tiết (mưa gió, nắng bão,...)
khoảng cách không gian giữa người làm chứng đối với người thực hiện hành vi phạm
tội, thời gian lúc nhân chứng chứng kiến vụ việc,... và bởi những yếu tố chủ quan như
kinh nghiệm sống, sự hiểu biết pháp luật, sức khỏe, mối quan hệ giữa người làm
chứng với các đương sự,... Do vậy, trong giai đoạn này người làm chứng thường có
những đặc điểm về tâm lý và hành vi sau:
- Nhớ lâu và chính xác những chi tiết ấn tượng, có ý nghĩa hoặc tác động mạnh

tới cảm xúc của mình.


- Nhìn nhận, đánh giá sự việc theo cảm tính, sự hiểu biết, kinh nghiệm sống của
bản thân.
- Xác định tâm lý khai báo dựa trên mối quan hệ với người bị hại, người có
hành vi phạm tội hoặc người có có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình
sự.
- Có thể hành động hoặc không hành động khi chứng kiến sự việc diễn ra như
giúp đỡ người bị hại, giúp sức người thực hiện hành vi phạm tội, ngăn chặn sự việc,...
1.2 Trong giai đoạn lấy lời khai của người làm chứng
Trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng, việc lấy lới khai là giao tiếp tâm
lý hai chiều, điều tra viên luôn chủ động định hướng và điều khiển giao tiếp để đạt
được các mục đích đã đề ra, người làm chứng luôn đóng vai trò bị động trong giao
tiếp.
Đặc điểm tâm lý và hành vi của người làm chứng được thể hiện như sau: người
làm chứng không thể xác định được mục đích giao tiếp và cũng không biết được
chính xác những thông tin mà điều tra viên sẽ trao đổi với mình trong giao tiếp; tâm
lý của họ luôn có sự căng thẳng nhất định bởi vì một mặt họ luôn phải đặt ra nhiệm vụ
tư duy cho bản thân, mặt khác họ phải tiếp nhận câu hỏi của điều tra viên và phải suy
nghĩ lựa chọn cách trả lời, cách xử sự; người làm chứng ở trạng thái mong chờ tin tức
của điều tra viên để định hướng khai báo, giải quyết tốt các nhiệm vụ tư duy đặt ra,
khôi phục nhanh chánh mô hình của sự kiện đã xảy ra mà bản thân họ được chứng
kiến.
Trong giai đoạn này người làm chứng thường mang những đặc điểm tâm lý và
hành động như:
- Quá trình tư duy luôn diễn ra trong trạng thái căng thẳng nhất định.
- Vì thiếu thông tin nên người làm chứng luôn mang trạng thái tâm lý bị động,
có thể bị tác động bởi các phương thức giao tiếp theo hướng điều khiển tâm lý từ Điều
tra viên.



- Cung cấp lời khai dựa trên mô hình tư duy đã được hình thành từ quá trình
chuẩn bị lấy lời khai và theo hướng tác động của Điều tra viên.
- Dễ rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi nếu bị nhồi nhét quá nhiều thông tin
hoặc ức chế, tức giận nếu Điều tra viên gây áp lực, điều khiển họ khai báo theo hướng
sai trái mà họ không muốn.
- Người làm chứng có thể thay đổi lời khai do sự tác động của Điều tra viên.
Trên thực tế có rất nhiều vụ án xảy ra mà cơ quan điều tra khó có thể tiếp xúc
với người làm chứng ngay lập tức hoặc sau đó một khoảng thời gian ngắn dẫn tới quá
trình ghi nhớ, hồi tưởng, đánh giá sự việc của người làm chứng thường không đầy đủ
rõ ràng. Do vậy, Điều tra viên cần sử dụng các phương pháp tác động tâm lý để họ có
thể khôi phục lại trí nhớ, ổn định tâm lý để có thể khai thác được chính xác thông tin.
1.3 Trong một số hoạt động điều tra khác.
Hoạt động “đối chất” diễn ra khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều
người cùng trong một vụ án hình sự. Người làm chứng trong giai đoạn này thường
mang 2 kiểu đặc điểm về hành vi và tâm lý khác nhau, mâu thuẫn với nhau. Nếu
người nào khai man thì thường có những biểu hiện lo lắng, lo sợ hoặc thản nhiên bất
thường còn người đối lập sẽ có biểu hiện tự tin, ít căng thẳng hơn. Việc diễn ra hoạt
động đối chất phải được tiến hành bất ngờ và có sự chuẩn bị tác động tâm lý tích cực
đối với người khai chính xác và hướng tác động, thay đổi tâm lý đối với người khai
man, do vậy người khai đúng sự thật thường có trạng thái tâm lý tốt, kiên quyết, hành
động dứt khoát và có khả năng tác động mạnh tới tâm lý và chủ động đối phó trước
các hành vi mà người khai man có thể sẽ xử sự. Còn người khai ma sẽ dễ bị rơi vào
tâm lý bất ổn định theo hướng tiêu cực, có những hành vi quá khích và dễ bị đuối lý
trước người khai đúng.
Hoạt động “khám nghiệm và khám xét” là hoạt động mà Điều tra viên trực tiếp
tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thu thập thông tin khác nhau để xây dựng lại mô
hình vụ án và truy xét chứng cứ cùng với các đương sự của vụ án. Trong hoạt động
này người làm chứng có mối quan hệ đặc biệt với đối tượng tố tụng nào thì sẽ có



những biểu hiện tâm lý và hành động theo hướng có lợi cho đối tượng đó. Tuy nhiên,
tâm lý của họ đều có điểm chung là nôn nóng, khẩn trương, căng thẳng trong việc tìm
ra chứng cứ quyết định của vụ án hình sự đó.
Hoạt động “nhận dạng” là hoạt động mà Điều tra viên đưa người, vật hoặc ảnh
cho người làm chứng, bị can, bị hại để nhận biết về người, vật hoặc ảnh đó. Trong quá
trình này người làm chứng thường có các đặc điểm tâm lý chung như chủ động suy
nghĩ về phương pháp, điều kiện và những thái độ tâm lý cần thể hiện trong khi nhận
dạng; có tâm lý tích cực, chủ động tư duy, hồi tưởng chi tiết liên quan,...
2.

Minh họa bằng một vụ án trên thực tế

Trong vụ án Thái Doãn Hoàn (sinh năm 1972, trú xã Lăng Thành, Yên Thành,
Nghệ An) giết vợ mình là Nguyễn Thị Hải, người làm chứng là Thái Thị H. (sinh năm
2001 - con của Thái Doãn Hoàn và Nguyễn Thị Hải).
Khi chứng kiến cảnh bố dùng dao kề vào cổ của mẹ mình và giết mẹ mình, H
đã ở trạng thái hết sức hoảng sợ và dường như bị sốc nặng. Khi cơ quan điều tra lấy
lời khai của H, mặc dù ở trong trạng thái sợ hãi nhưng H đã thành thật kể lại những gì
mà H đã chứng kiến. Đặc điểm tâm lý của H trải qua các giai đoạn đó là:
- Giai đoạn H cảm giác, tri giác các sự việc, sự kiện về hành vi phạm tội: Cảm
giác sợ hãi khi nhớ lại các sự kiện đã xảy ra, đây là giai đoạn H hình thành những
hình ảnh trọn vẹn về các sự kiện. Các hình ảnh đó là: từ nhỏ H. đã chứng kiến những
cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, thậm chí là những lần bố thượng cẳng tay,
hạ cẳng chân với mẹ; vào ngày xảy ra sự việc Hoàn gặp bạn thân là anh Nguyễn Hữu
Ngọc (trú ở xóm 3, xã Lăng Thành) nên hai người rủ nhau uống rượu, sau đó Hoàn về
nhà, lúc này, chị Hải đang ủ đứa con nhỏ ngủ, H đang học bài, Hoàn ấm ức vì vợ
không quan tâm hỏi han gì mình nên nảy sinh ý định giết vợ và đã xuống bếp lấy dao
để hành sự; sau đó, Hoàn đi ra sân và thông báo với mọi người là đã giết chết vợ;

- Giai đoạn H sử dụng kết quả tri giác vào hoạt động của bản thân: khi chứng
kiến sự kiện xảy ra H chạy xuống nhà bác là ông Thái Doãn Võ – anh trai Hoàn, gọi


bác lên đưa mẹ đi cấp cứu. Được đưa đi cấp cứu kịp thời nên chị Hải không nguy
hiểm đến tính mạng còn Hoàn bị cơ quan Công an bắt giữ ngay sau đó;
- Giai đoạn H đánh giá hành vi giết vợ của bố mình: H biết hành vi của bố mình
là vi phạm pháp luật và đạo đức nên H đã ghi nhớ rất rõ hành vi của bố mình;
- Giai đoạn H ghi nhớ những sự kiện mình đã chứng kiến: đối với hình ảnh bố
mình cầm dao kề vào cổ mẹ mình là một hình ảnh rất đáng sợ và H đã luôn ám ảnh về
hình ảnh đó;
- Giai đoạn H xác định cách xử sự khi lấy lời khai: H đã nhận thức được hành
vi của bố mình đối với mẹ mình là sai trái, hơn nữa H cũng đã chứng kiến nhiều lần
bố đánh mẹ mình, H nhận thức rõ hành vi của bố mình phải chịu sự trừng phạt của
pháp luật vì thế H đã khai báo hết những sự việc mà mình đã chứng kiến;
III. Đặc điểm tâm lý và hành vi của người làm chứng trong giai đoạn xét xử vụ
án hình sự
Đặc điểm tâm lý và hành vi
1.1 Về nhận thức

1.

Tại phiên tòa, nhận thức của người làm chứng đã chủ động hơn so với khi họ
tham gia vào quá trình điều tra. Quá trình cung cấp lời khai tại cơ quan điều tra đã
giúp người làm chứng có thể hình dung được những vấn đề cần phải trình bày ở phiên
tòa, mặt khác do đã làm quen với tài liệu của cơ quan điều tra nên người làm chứng sẽ
không còn ở trong trạng thái bị động, họ có thể dự đoán được tòa án sẽ đặt ra câu hỏi
như thế nào để chuẩn bị trước câu trả lời.
Tại phiên xử án, người làm chứng có thể cung cấp những thông tin mới. Sau
khi cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, người làm chứng vẫn tiếp tục suy nghĩ về

diễn biến vụ án. Mặt khác, ở phiên tòa họ có điều kiện được nghe lời khai của các chủ
thể khác như: bị cáo, người bị hại và các nhân chứng khác. chúng tác động đến trí nhớ
của người làm chứng, làm cho họ có thể cung cấp những thông tin mới so với giai
đoạn điều tra.


Lượng thông tin mà người làm chứng cung cấp tại phiên tòa có thể giảm so với
lượng thông tin mà họ đã cung cấp cho cơ quan điều tra. Sau khi cung cấp lời khai ở
cơ quan điều tra, một số tình tiết có thể được người làm chứng cho rằng không quan
trọng vì họ thấy điều tra viên không ghi vào biên bản, vì vậy tại phiên tòa họ thường
chỉ nhớ lại những thông tin được ghi trong biên bản lấy lời khai. Hội đồng xét xử phải
tính đến tình tiết này để đặt ra câu hỏi và tạo các điều kiện để nhân chứng có thể trình
bày hết những gì họ biết nhằm phòng ngừa sự thiếu hụt thông tin.
1.2 Về hành vi xử sự
Tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, lời khai của người làm chứng có thể thay đổi
bởi các yếu tố:
- Lời khai được nhớ lại một lần nữa. Thông thường, những người làm chứng bị
hỏi ở giai đoạn điều tra đều quên đi ít nhiều những chứng cứ nhất định. Song những
chứng cứ mà họ đã cung cấp ở giai đoạn điều tra đảm bảo cho họ nhớ tốt hơn khi phải
làm chứng tại phiên tòa, vì nó gây ấn tượng sâu sắc, rõ ràng, nó được hồi tưởng lại ở
giai đoạn điều tra, nó gây ra sắc thái xúc cảm nhất định, thái độ nhất định đối với
chứng cứ, đối với sự gì giữ nó trong trí nhớ. Đồng thời tại phiên tòa còn phát sinh
những điều kiện kích thích khả năng hồi tưởng. Nếu ở giai đoạn điều tra, người làm
chứng không có điều kiện giao tiếp với các chủ thể khác thì sang giai đoạn xét xử, họ
có sự giao lưu tại phòng xử án. Thông qua sự giao tiếp đó, người làm chứng có thể
ảnh hưởng đến nhau hoặc chịu sự ảnh hưởng của những người có mặt trong phòng xử
án hoặc chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội mà có thể thay đổi thái độ với người phạm
tội từ đó dẫn đến thay đổi lời khai. Trong trường hợp này, xét thấy người làm chứng
có thể có những giao động tâm lý do những ảnh hưởng trên thì Tòa án có thể bố trí
cho người này đợi trong phòng cách ly để đảm bảo sự ổn định tâm lý của họ theo quy

định của Điều 221 Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Ngoài ra, những điều kiện ngoại cảnh cũng gây ra những ức chế tâm lý cho
người làm chứng, khiến tư duy của họ trở nên căng thẳng hơn so với quá trình điều
tra. Ở giai đoạn điều tra, người làm chứng cung cấp thông tin vụ án trong hoàn cảnh


chỉ có họ và điều tra viên nhưng bước sang giai đoạn này việc cung cấp thông tin của
người làm chứng được tiến hành công khai trước sự có mặt của nhiều người. Do vậy,
có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc cung cấp lời khai của người làm chứng, gây ức
chế về tư duy, cảm xúc, làm cho người làm chứng e ngại, rụt rè, không muốn khai
báo. Cụ thể có thể do các nguyên nhân như tâm lý bất an do sợ bị trả thù, sự có mặt
của bị cáo hoặc người bị hại gây ra những xúc cảm trái ngược (ví dụ: người làm
chứng biết những thiệt hại của người bị hại là do chính bị cáo gây ra nhưng vì bị cáo
là người có ơn với mình nên người làm chứng lại chần chừ, ái ngại khi phải cung cấp
thông tin bất lợi cho bị cáo),… Như vậy có thể thấy những điều kiện phát sinh tại
phiên tòa có ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái tâm lý của người làm chứng, ảnh
hưởng đến quá trình hồi tưởng từ đó có thể thay đổi lời khai tại phiên tòa.
1.3 Về trạng thái tâm lý
Tại phiên tòa, người làm chứng thường có trạng thái tâm lý căng thẳng hơn so
với giai đoạn điều tra, có thể do các nguyên nhân sau:
- Người làm chứng có thể cảm thấy không được an toàn khi khai báo do sự có
mặt của nhiều người, chịu sự tác động của dư luận và họ có thể lo sợ việc bị trả thù.
- Sự có mặt của bị cáo hoặc người bị hại có thể gây đến cho người làm chứng
những xúc cảm trái ngược, hình thành những xu thế khác nhau trong tâm lý người làm
chứng. Ví dụ, nếu trong quá khứ bị cáo từng là ân nhân của người làm chứng thì việc
họ phải cung cấp chứng cứ về hành vi phạm tội trước sự có mặt của bị cáo sẽ có thể
khiến người làm chứng bị căng thẳng.
Minh họa bằng một vụ án trên thực tế
Trong vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung lừa đảo
2.


chiếm đoạt tài sản số tiền 16,5 tỷ đồng của ông Cao Toàn Mỹ, Lữ Minh Nghĩa (bạn
trai của Dung) xuất hiện lần đầu với vai trò người làm chứng. Nghĩa từng khai không
biết bà Mai Phương (một người làm chứng khác trong vụ án) là ai. Tuy nhiên, tại
phiên tòa, Lữ Minh Nghĩa lại khai với Hội đồng xét xử (HĐXX) rằng: “không có lưu
số điện thoại của Mỹ, do chỉ liên lạc qua viber. Số điện thoại của bà Nguyễn Mai


Phương thì Nghĩa có lưu nhưng điện thoại hiện đang bị hỏng, mang đi sửa. Bà
Phương cũng dặn Nghĩa không có gọi cho Mỹ qua điện thoại vì sợ Cơ quan điều tra
biết”. Nghĩa khai, bà Nguyễn Mai Phương đưa thư thông cung cho Dung và Nghĩa,
còn gặp Nga và Dung để hướng dẫn họ khai báo không đúng với cơ quan điều tra.
Ta thấy 2 giai đoạn tâm lý của người làm chứng Lữ Minh Nghĩa trong giai đoạn
xét xử tại phiên tòa:
Ở giai đoạn đầu tiên, lời khai được nhớ lại một lần nữa. Nếu như trong giai
đọan điều tra Nghĩa có lời khai khác thì ở thời điểm xét xử, Nghĩa không chỉ củng cố
lại thông tin đã khai mà còn làm rõ, và khai khác hoàn toàn với khi lấy lời khai ban
đầu. Lời khai và hành vi của Nga và Mỹ tại phiên tòa đã làm sống dậy một phần kí ức
bị quên hay nhầm lẫn, làm cho Nghĩa khai báo cụ thể và đính chính, tự phủ định lại
lời khai trước đó của mình là do ép buộc, cũng từ đó cung cấp thêm thông tin cho
HĐXX rằng Phương đã gặp Nga và Dung để hướng dẫn họ khai báo không đúng với
cơ quan điều tra.
Ngoài ra, lời khai được nhớ lại do có sự lựa chọn, thay đổi khối lượng thông
tin. So với việc khai báo với điều tra viên trước đó, không chỉ nội dung mà khối lượng
thông tin mà Nghĩa khai tại phiên xét xử có sự thay đổi lớn. Nếu như trong bản khai
báo trước, Nghĩa chỉ đính chính lại thông tin về mối quan hệ Nga, Mỹ thì ở phiên xét
xử còn đưa ra được bằng chứng mới là Dung có chuyển thư ra ngoài bằng cách viết
trên bao nilon từ trại giam thông qua 1 cán bộ. Nghĩa cũng khai biết Dung sức khỏe
không tốt là do Dung viết thư ra ngoài cho Nghĩa biết. Sau phần trả lời như trên, chủ
tọa đã quay lại xét hỏi bị cáo Dung về việc có hay không viết thư cho Lữ Minh Nghĩa.

Tòa hỏi: “Bị cáo viết thư bằng gì?”, Dung trả lời: “Bị cáo viết trên giấy ni lông”. Ở
đây, lời khai của Dung cũng như sự xét hỏi của chủ tọa đã làm cho Nghĩa thay đổi về
tâm lí dẫn đến thay đổi về lời khai.
Có thể thấy, sau khi giai đoạn điều tra kết thúc, nhân chứng Nghĩa vẫn tiếp tục
tư duy về lời khai và những sự việc đã sảy ra, sự tư duy này giúp các tình tiết của vụ
án được tái hiện, nhớ lại những tình tiết đã quên hoặc mình nghĩ là không quan trọng.


Tâm lí của Nghĩa cũng thay đổi do sự tư duy mạch lạc hơn về tình tiết đã được gợi
nhớ, lời khai nhanh chóng hơn. Từ đó lời khai rõ ràng hơn, được chuẩn bị rõ ràng đầy
đủ, ít thông tin thừa hơn, và hoàn toàn không có tình trạng “không rõ”, “không biết”
như khi khai với điều tra viên.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua những phân tích trên có thể thấy, lời khai của người làm chứng
trong cả hai giai đoạn điều tra và xét xử vụ án hình sự đều được hình thành trong
trạng thái tâm lý căng thằng và bị chi phối bởi các đặc điểm tâm lý cá nhân như khí
chất, tính cách, kinh nghiệm sống, nghề nghiệp,… Tuy vậy đặc điểm tâm lý và hành
vi của người làm chứng trong hai giai đoạn này vẫn có những sự khác biệt rõ rệt. Việc
nắm bắt được tâm lí và hành vi của người làm chứng sẽ tạo cho người làm chứng có
trạng thái tâm lý tích cực, từ đó hình thành những lời khai đầy đủ, đúng sự thật góp
phần làm sáng tỏ được sự thật khách quan của vụ án.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb. Công an Nhân
dân, Hà Nội, 2006;
3. Chu Liên Anh, Dương Thị Loan, Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb. Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, 2008;
4. Bài viết: Nước mắt người con kể lại cảnh cha kề dao vào cổ mẹ ở phiên tòa

/>5. Clip: Nhân chứng Nghĩa bất ngờ nhắc đến 1 chi tiết khiến Cao Toàn Mỹ mặt trắng
bệch, sự thật dần hé lộ: />6. Bài viết: Nhân chứng Lữ Minh Nghĩa phản cung, khai biết quan hệ giữa Nga và Mỹ
/>


×