Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.61 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN MINH VƯƠNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI NHẬN
THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ 1919 ĐẾN 1945 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

Demo Version - Select.Pdf SDK
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐẶNG VĂN HỒ

HUẾ, NĂM 2014
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn là trung thực, được các tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác.



TÁC GIẢ
TRẦN MINH VƯƠNG

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế; Phòng Đào tạo
Sau Đại học, Thư viện - Trường Đại học Sư phạm Huế.
Quý thầy cô trong Tổ Lý luận và Phương pháp dạy học môn
Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cám ơn Sở Giáo Dục và Đào Tạo Dồng Nai,
Ban Giám Hiệu trường THPT Xuân Thọ đã tạo điều kiện cho tôi
suốt thời gian qua.
Ban Giám Hiệu và giáo viên môn Lịch sử các trường: Trường THPT
Xuân Thọ, Trường THPT Xuân Lộc, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi
Demo
Version
- Select.Pdf
(Đồng Nai),
đã giúp
đỡ tôi
trong quá SDK
trình tiến hành thực nghiệm sư

phạm.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
PGS.TS. Đặng Văn Hồ đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có
thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, học sinh và bạn
bè đã luôn ở bên cạnh, quan tâm giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu.
Huế, tháng 4 năm 2014
Tác giả
Trần Minh Vương

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ........................................................................................................... i
Lời cam đoan........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................................... 1
Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
4. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 8
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................ 8
7. Giả thuyết khoa học......................................................................................... 9
8. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 9


Demo Version - Select.Pdf SDK

9. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG CÂU HỎI NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ............................... 10
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm về câu hỏi, câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử ............ 10
1.1.1.1. Khái niệm về câu hỏi ...................................................................... 10
1.1.1.2. Khái niệm về câu hỏi nhận thức ..................................................... 11
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử ...................... 13
1.1.2.1. Vai trò ............................................................................................ 13
1.1.2.2. Ý nghĩa .......................................................................................... 14
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi nhận thức trong dạy học Lịch sử ở
trường phổ thông ........................................................................................... 16
1.1.3.1. Xây dựng câu hỏi nhận thức phải thể hiện nội dung cơ bản của bài
học lịch sử, gắn với nội dung chương trình, sách giáo khoa, phản ánh yêu
cầu trình độ học tập của học sinh ................................................................ 16
1


1.1.3.2. Câu hỏi nhận thức phải đảm bảo tính hệ thống và lôgíc .................. 18
1.1.3.3. Câu hỏi nhận thức phải đảm bảo tính đa dạng ................................ 19
1.1.3.4. Nội dung câu hỏi nhận thức phải phù hợp với trình độ nhận thức,
phát huy tính thông minh, sáng tạo của học sinh ......................................... 20
1.1.3.5. Câu hỏi nhận thức phải chính xác về nội dung, chuẩn về hình thức 21
1.1.4. Phương pháp xây dựng câu hỏi nhận thức ............................................ 22
1.1.4.1. Xác định chủ đề của bài học, của từng mục trong sách giáo khoa
để nêu câu hỏi nhận thức............................................................................. 22
1.1.4.2. Xác định mục đích dạy học cần đạt được trên cơ sở đó mà nêu câu

hỏi nhận thức .............................................................................................. 22
1.1.4.3. Xác định mối quan hệ giữa câu hỏi nhận thức với hệ thống câu hỏi
gợi mở để giúp học sinh giải quyết câu hỏi nhận thức ................................. 23
1.1.4.4. Xác định cấu trúc câu hỏi để trên cơ sở đó mà xác định từ, ngữ để
nêu câu hỏi nhận thức ................................................................................. 23
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 24
1.2.1. Điều tra thực trạng giáo viên ............................................................... 25

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
1.2.2. Điều
tra thực
trạng học
sinh .................................................................
26
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CÂU HỎI NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ................................................................. 28
2.1. Nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945 . 28
2.2. Xây dựng và hướng dẫn trả lời câu hỏi nhận thức ....................................... 29
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÂU HỎI NHẬN THỨC TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1945 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ................................................................. 67
3.1. Một số yêu cầu chung cần chú ý khi sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy
học Lịch sử ở trường trung học phổ thông ......................................................... 67
3.1.1. Số lượng câu hỏi nhận thức sử dụng phải phù hợp cho mỗi tiết dạy ..... 67
3.1.2. Câu hỏi nhận thức phải tạo hứng thú học tập và tư duy sáng tạo
cho học sinh.................................................................................................. 68

3.1.3. Sử dụng câu hỏi nhận thức phải phù hợp thời điểm .............................. 68
2


3.2. Biện pháp sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông ....... 70
3.2.1. Sử dụng câu hỏi nhận thức để nêu vấn đề đầu giờ học ......................... 70
3.2.2. Sử dụng câu hỏi nhận thức trong tiến trình dạy học ............................. 72
3.2.3. Sử dụng câu hỏi nhận thức để tổ chức hoạt động nhóm ........................ 73
3.2.4. Sử dụng câu hỏi nhận thức trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh ...................................................................................... 75
3.2.5. Sử dụng câu hỏi nhận thức để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà .......... 78
3.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 81
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 81
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm ................................................................... 81
3.3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .................................................. 81
3.3.2.2. Nội dung tiến hành thực nghiệm..................................................... 81
3.3.2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm .............................................. 82
3.3.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 84
TÀI KIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 87
PHỤ LỤC Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ


CHNT

:

Câu hỏi nhận thức

DHLS

:

Dạy học Lịch sử

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

NXB

:

Nhà xuất bản


SGK

:

Sách giáo khoa

THPT

:

Trung học phổ thông

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Ngày nay khoa học – kĩ thuật phát triển như vũ bão, loài người đang tiến
đến văn minh trí tuệ. Với nền văn minh đó, những phương tiện thông tin liên lạc xuất
hiện ngày càng nhiều, thông tin bùng nổ, kho tàng kiến thức của nhân loại trở nên vô
tận. Để theo kịp và hòa nhập với xu thế phát triển của thời đại đòi hỏi sự nghiệp giáo
dục cũng phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ nhằm "phát huy tính tích cực, tự
giác chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự
học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên (điều 5-2 Luật giáo
dục). Đứng trước xu thế hội nhập và giao lưu văn hóa toàn cầu, vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ, phẩm chất và năng lực phù hợp với nền kinh tế tri thức trở thành
yêu cầu cấp thiết đối với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

1.2 Trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn
coi trọng giáo dục, khoa học và công nghệ xem những vấn đề đó là quốc sách hàng
đầu. Vì thế đổi mới phương pháp dạy học đang là một vần đề lớn cho giáo dục và

Demo Version - Select.Pdf SDK

đào tạo trên con đường vươn tới tầm cao của sự văn minh, tiến bộ. Mục tiêu giáo
dục ở trường phổ thông hiện nay là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong dạy học hiện nay ở trường phổ
thông, phần lớn giáo viên (GV) ít chú ý tới việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận
thức (CHNT) cho học sinh, để phát huy năng lực tư duy, khêu gợi hứng thú học tập
của các em.
1.3 Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 trong sách giáo khoa (SGK) là giai
đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, với nhiều biến cố và
sự kiện có tác động lớn, nội dung lịch sử rất phong phú và có ưu thế để xây dựng và
sử dụng hệ thống CHNT trong dạy học Lịch sử (DHLS) ở trường phổ thông.
1.4 Để khắc phục những sai lầm, thiếu sót và phát huy khả năng tự học, tự
sáng tạo cho HS, GV cần có những biện pháp sư phạm tốt trong đó xây dựng và sử
dụng CHNT là một trong những biện pháp rất cần được chú trọng để nâng cao hiệu
quả bài học lịch sử.
5


Với lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 ở trường trung học phổ thông
(chương trình chuẩn)" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lý luận và
phương pháp giảng dạy bộ môn Lịch sử.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu câu hỏi và CHNT trong DHLS đã được đề cập trong nhiều

nguồn tư liệu khác nhau về tâm lý học, lý luận dạy học đại cương và lý luận dạy học
bộ môn Lịch sử của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
2.1. Ở nước ngoài
Có nhiều tài liệu đề cập đến câu hỏi, bài tập nói chung và bài tập trong
DHLS nói riêng như "Dạy học nêu vấn đề" của I.Ia.Lecne (qua bản dịch của Phạm
Tất Đắc, NXB GD, Hà Nội 1977); "Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
thế nào?” của I.F.Khalanốp, bản dịch của Nguyễn Ngọc Quang, Đỗ Thị Trang,
NXB GD, Hà Nội 1978; "Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ
thông” A.A.Vaghin, NXB GD Matxcova, (1972) và nhiều chuyên khảo khác. Các
tác giả cho rằng bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo tình huống có vấn đề và chỉ

Demo
Version
- Select.Pdf
có thể thực hiện
có hiệu
quả bằng
cách thiết lậpSDK
hệ thống câu hỏi nêu vấn đề.
2.2. Ở trong nước
Đáng chú ý là bộ giáo trình "Phương pháp dạy học lịch sử (2 tập) của
GS.TS. Phan Ngọc Liên (chủ biên), ngoài ra còn có một số tác phẩm khác và các
Luận văn thạc sĩ đề cập tới vấn đề này như: "Phương pháp nghiên cứu và học tập
lịch sử" của GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên); "Câu hỏi và bài tập lịch sử" của
PGS.TS. Đỗ Thanh Bình; "Bài tập lịch sử ở trường phổ thông" của PGS.TS. Đặng
Văn Hồ và Trần Quốc Tuấn; "Thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập nhận thức để
phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945-1954) ở
trường trung học phổ thông", luận văn thạc sĩ giáo dục học của Trương Ngọc Thơi
(2005); “Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học
sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV (bài nội khoá) ở

trường trung học cơ sở”, luận văn thạc sĩ giáo dục học của Dương Xuân Sự
(2001); “Thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử Việt Nam ở
lớp 12 trường trung học phổ thông (1919 - 1945)”, luận văn thạc sĩ giáo dục học
6


của Lê Viết Bình (2001); “Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học thời kỳ thứ nhất lịch sử thế giới cận đại
lớp 11 trường trung học phổ thông” (Ban Khoa học và Nhân văn)”, luận văn thạc
sĩ giáo dục học của Võ Thị Lợi (2005); “Thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập nhận
thức trong dạy học lịch sử “Tây Âu trung đại” ở lớp 10 trường trung học phổ
thông (Ban KHXH&NV)”, luận văn thạc sĩ giáo dục học của Đặng Công Uynh
(2005); “Kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử thế giới lớp 10 ở trường THPT
(Ban KHXH và NV)”, luận văn thạc sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Sáu (2005);
“Câu hỏi, bài tập từ tư liệu lịch sử địa phương Quảng Bình trong dạy học lịch sử
Việt Nam (1945-1954) ở trường trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ giáo dục
học của Phan Thị Hồng Hà (2005); “Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập nhận
thức từ đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử thế giới hiện đại giai
đoạn 1917 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)”, luận văn
thạc sĩ giáo dục học của Lê Thị Thu Hằng (2009); “Sử dụng bài tập trong dạy học
các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết môn lịch sử lớp 12 – trung học phổ thông (chương
trình chuẩn)”, luận văn thạc sĩ giáo dục học của Đặng Hiếu Thương (2010);

Demo Version - Select.Pdf SDK

“Kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường trung
học phổ thông theo yêu cầu đổi mới (chương trình chuẩn)”, luận văn thạc sĩ giáo
dục học của Vũ Thị Dung (2011); “Xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ
dùng trực quan quy ước theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1975-2000 ở trường trung học phổ thông (Chương

trình chuẩn)”, luận văn thạc sĩ giáo dục học của Nguyễn Tuấn Anh (2011).
Ngoài ra vấn đề này còn được đề cập qua nhiều tài liệu khác đăng tải trên các
tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Nghiên cứu lịch sử, thông tin khoa học, mạng internet….
Các công trình này đã đóng góp thiết thực về lý luận dạy học nói chung và đề
xuất một số nguyên tắc, biện pháp sư phạm để phát huy tính tích cực của HS, trong
đó có vấn đề xây dựng và sử dụng CHNT. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu
khoa học nào đề cập cụ thể vấn đề "Xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức trong
dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 ở trường trung học phổ thông
(chương trình chuẩn)". Đây là nhiệm vụ mà luận văn cần giải quyết.
7


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình xây dựng và sử dụng CHNT trong
dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (THPT)
(chương trình chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không đi sâu vào nghiên cứu lý luận về câu hỏi và câu hỏi nhận
thức mà chỉ sử dụng thành tựu về lý luận dạy học của vấn đề này để xây dựng và sử
dụng CHNT trong DHLS Việt Nam từ 1919 đến 1945 ở trường THPT (chương
trình chuẩn).
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận văn xác định những nội dung kiến thức cơ bản những nguyên tắc và
biện pháp sư phạm cần quán triệt để "Xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức trong
dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (chương
trình chuẩn)", nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT trên tất cả
các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


Demo Version - Select.Pdf SDK

- Nghiên cứu tài liệu giáo dục học, tâm lý học, giáo dục lịch sử, chương
trình, nội dung SGK để xác định khái niệm, vai trò, vị trí, ý nghĩa của CHNT trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Điều tra xã hội học để thấy rõ thực trạng việc xây dựng và sử dụng CHNT
dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 ở trường THPT (chương trình chuẩn)"
- Xác định nội dung kiến thức lịch sử cơ bản trong chương trình lịch sử Việt
Nam từ 1919 đến 1945 và các nguyên tắc làm cơ sở để tiến hành xây dựng CHNT
nhằm phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử.
- Đề xuất các nguyên tắc và biện pháp sư phạm để "Sử dụng câu hỏi nhận
thức trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 ở trường trung học phổ
thông (chương trình chuẩn)" có chất lượng và hiệu quả.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm việc xây dựng và sử dụng CHNT trong
dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 ở trường THPT (chương trình chuẩn).
Đối chiếu kết quả thu được từ lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng để rút ra các
nhận xét, kết luận về tính khả thi của đề tài.
8


6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về lịch sử và giáo dục lịch sử.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu tài liệu (giáo dục học, tâm lý học, chương trình, nội dung SGK).
- Tham vấn chuyên gia để xác định và kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài.
- Điều tra xã hội học ở HS và GV để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng CHNT
trong dạy học lịch sử ở trường THPT, xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán
học để rút ra kết luận về nguyên nhân của thực trạng vấn đề.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để kiểm định tính khả thi
của đề tài.
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
NẾU xây dựng và sử dụng CHNT một cách hợp lý, đúng nguyên tắc, quy
trình, hình thức, biện pháp do luận văn đề xuất THÌ sẽ góp phần phát huy được tính
tích cực của HS trong học tập lịch sử trên tất cả các mặt giáo dục, giáo dưỡng, nâng
cao chất lượng
và hiệu
quả DHLS
ở trường THPT
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Tổng kết một số vấn đề lý luận về CHNT trong DHLS.
- Đề ra một số yêu cầu cũng như quy trình xây dựng và sử dụng các loại CHNT.
- Đề xuất hệ thống CHNT để kiểm tra HS khi dạy học quá trình lịch sử Việt
Nam từ 1919 đến 1945 ở trường THPT.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi
nhận thức trong dạy học lịch sử.
Chương 2: Xây dựng câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử Việt Nam từ
1914 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuần)
Chương 3: Biện pháp sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1914 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuần)
9




×