Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN hóa học 10 thảo luận nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.82 KB, 7 trang )

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10

I. Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng
Trong những năm vừa qua, Giáo viên bộ môn hóa học đã tích cực triển khai
nhiều hoạt động nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực và phát triển năng lực của học sinh. Phương pháp thảo luận nhóm là một trong
những phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong các tiết dạy nói chung và
môn hóa học nói riêng. Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
hóa học đã mang lại thành công cho một số tiết dạy.
Bên cạnh những thành công đạt được, việc sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học hóa học vẫn còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến tiết dạy chưa
đạt hiệu quả cao:
- Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc soạn bài và giảng bài
của giáo viên chưa phổ biến.
- Phương pháp thảo luận nhóm thường được vận dụng mang tính hình thức,
đối phó, chủ yếu trong các giờ thao giảng, dự giờ … hầu như rất ít được vận dụng
trong những giờ học bình thường.
- Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ở một số giáo viên chưa phù hợp
với mục tiêu và nội dung dạy học, các kỹ năng thực hiện phương pháp thảo luận
nhóm chưa nhuần nhuyễn, do đó chưa đạt được hiệu quả cao trong dạy học.


2. Nguyên nhân
2.1. Về phía giáo viên
- Khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên còn lúng túng ở một số
thao tác sau:
+ Lựa chọn vấn đề thảo luận: Việc lựa chọn vấn đề thảo luân là khâu then chốt
quyết định sự thành bại của phương pháp này. Vấn đề không hay, quá dễ hoặc quá
khó không phù hợp với trình độ học sinh sẽ không huy động, thu hút được học sinh


tập trung thảo luận, nếu có thì cũng chỉ mang tính chất đối phó.
+ Chia nhóm: việc chia nhóm còn đơn điệu, chủ yếu chia theo bàn (2
bàn/nhóm).
+ Chọn nhóm trưởng: nhóm trưởng thường do giáo viên chỉ định, điều này
làm cho các thành viên khác trong nhóm mất cơ hội thể hiện mình và cơ hội rèn
luyện khả năng trình bày trước tập thể.
+ Quan sát, hỗ trợ học sinh khi thảo luận: một số giáo viên chưa bao quát được
lớp, nên có tình trạng học sinh nói chuyện, làm việc riêng trong thời gian thảo luận.
+ Kết luận vấn đề: sau khi viết phương án trả lời ra bảng hoặc ra giấy, nhóm
trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luận trước lớp hoặc viết lên bảng. Giáo
viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung và kết luận. Thao tác này được lặp đi lặp
lại khá đơn điệu, nhàm chán.
- Phương pháp thảo luận nhóm thường mất nhiều thời gian của tiết dạy (từ 10
– 12 phút) nên giáo viên cũng rất ít khi sử dụng trong các tiết dạy bình thường trên
lớp.
2.2. Về phía học sinh
Trong thời gian thảo luận, chỉ có một số ít học sinh tham gia thảo luận, còn lại
các em thường ngồi chơi, nói chuyện, làm việc riêng. Một số học sinh không ý thức
được sự cần thiết phải hợp tác, thảo luận để tìm ra kiến thức nên nhiều khi các em ít
hoạt động thảo luận thành cơ hội để nói chuyện, lãng phí thời gian, gây ồn ào, làm
ảnh hưởng tới lớp bên cạnh.
Câu trả lời của học sinh thường lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa,
thiếu tính sáng tạo.
Trong khi thảo luận các em ít khi ghi nhận chép lại các ý kiến mà chủ yếu dựa
vào ý kiến của một hoặc hai bạn học tốt trong nhóm từ đó dẫn đến các em còn lại
thụ động, không có ý kiến vì nghĩ mình không quan trọng.


II. Biện pháp/ giải pháp đã thực hiện
1. Các yêu cầu khi thực hiện hoạt động nhóm:

Khi tổ chức một hoạt động nhóm, người giáo viên cần phải quan tâm đến số
nhóm và số người trong nhóm. Số người trong một nhóm phải có đủ để giải quyết
các vấn đề được giao, nếu quá đông sẽ không sử dụng hết nguồn lực, nếu quá ít sẽ
không đủ để giải quyết nhiệm vụ. Số người trong một nhóm và số nhóm phụ thuộc
vào bài tập và số học sinh của lớp. Một nhóm trung bình từ 5-7 người. Mỗi nhóm
có một thư ký và một nhóm trưởng để điều khiển cuộc thảo luận.
Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học sinh học cần
đảm bảo các yếu tố sau:
1.1. Câu hỏi thảo luận nhóm phải có tính vấn đề, có thể kích thích sự tư duy,
hợp tác của học sinh.
Câu hỏi thảo luận cần phải:
- Có tính vấn đề, kích thích sự tìm tòi, suy luận của học sinh, phù hợp với sự hiểu
biết và đặc điểm của học sinh: câu hỏi hoặc vấn đề cần giải quyết phải phù hợp với
trình độ của học sinh, tránh giao những nhiệm vụ khó cho những học sinh trung
bình, yếu dẫn đến học sinh không biết làm hay giao những câu hỏi dễ cho học sinh
giỏi làm các em chán hoạt động.
1.2. Việc thành lập nhóm phải phù hợp với nội dung bài học và số học sinh
trên lớp.
- Để tránh việc nhàm chán, đơn điệu cho học sinh, khi thành lập nhóm nên sử dụng
linh hoạt các hình thức chia nhóm như:
+ Chia nhóm theo bàn, theo tổ: đây là cách chia nhóm thường hay sử dụng trên lớp,
do đó dễ gây nhàm chán cho học sinh.
+ Chia nhóm ngẫu nhiên: cho học sinh bốc thăm ngẫu nhiên các số 1, 2, 3, 4,... học
sinh bắt được số nào thì vào nhóm ấy.
+ Chia nhóm theo khả năng học tập của học sinh: có thể phân thành các nhóm giỏi,
khá, trung bình. Nhóm khá, giỏi sẽ giải quyết những vấn đề khó hơn, những nhóm
trung bình có thể giải quyết những vấn đề cơ bản, đơn giản hơn.
+ Chia nhóm không phân trình độ: các nhóm này có thể sử dụng khi vấn đề thảo
luận cần có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.



+ Chia nhóm cố định: các nhóm này được duy trì trong các tiết học, không cần phải
chia lại trong các tiết dạy sau.
- Số lượng thành viên trong nhóm: nhóm nhỏ (2 HS), nhóm vừa (4 - 5 HS), nhóm
lớn (7 - 10 HS).
- Số lượng nhóm và số lượng thành viên trong nhóm và thời gian thảo luận phải
phụ thuộc vào số lượng học sinh trong lớp hoặc vấn đề thảo luận nảy sinh từ nội
dung bài học.
- Sau khi chia nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm để chọn nhóm trưởng, thư ký hoặc tự
bầu ra nhóm trưởng. Giáo viên có thể chỉ định nhóm trưởng, thư ký luân phiên để
khắc phục tình trạng chỉ có một học sinh chuyên trách nhiệm vụ này.
1.3. Giáo viên cần quan sát, theo dõi tiến độ làm việc của nhóm, thông báo thời
gian, hỗ trợ các nhóm làm bài báo cáo.
Khi học sinh tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên cần:
- Di chuyển xung quanh các nhóm, quan sát các nhóm làm việc. Khi học sinh gặp
khó khăn, bế tắc, giáo viên kịp thời can thiệp, hướng dẫn nhóm ra khỏi bế tắc bằng
những câu hỏi gợi mở.
- Chú ý đến các hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện, không nên để mặc
học sinh tự thảo luận.
- Quan sát, lắng nghe quá trình trao đổi của các nhóm, qua đó giáo viên có thể phát
hiện được khả năng học tập của từng học sinh, có thể kịp thời điều chỉnh hoạt động
của nhóm cho phù hợp.
- Kịp thời phát hiện ra những học sinh nhút nhát, “đứng bên lề” hoạt động của
nhóm, từ đó giáo viên tạo điều kiện và dẫn dắt các em vào không khí chung của
nhóm bằng cách hỏi ý kiến của học sinh đó về vấn đề nhóm đang thảo luận.
- Thông báo thời gian, nhắc nhở các nhóm hoàn thành phần thảo luận của mình
đúng thời gian quy định.
1.4. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm sẽ lên trình bày kết quả trước toàn lớp: trình bày miệng hoặc
trình bày miệng với báo cáo viết kèm theo. Kết quả trình bày của các nhóm được

đánh giá và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo.
- Đại diện nhóm có thể là nhóm trưởng hoặc luân phiên các thành viên trong nhóm
để tránh sự nhàm chán, ỷ lại vào nhóm trưởng của các thành viên khác.
1.5. Giáo viên nhận xét, kết luận vấn đề.


- Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên cho cả lớp góp ý bằng cách yêu
cầu các nhóm nhận xét nhau và bổ sung ý kiến.
- Các thành viên trong lớp phát biểu bổ sung hoặc tranh luận đúng sai và trao đổi ý
kiến chung có liên quan tới những gì vừa trình bày.
- Giáo viên tóm tắt lại tất cả các điểm chính và làm rõ bất kì điểm nào còn khác
nhau về ý kiến.
- Giáo viên chốt lại các ý kiến đưa ra định hướng đúng những vấn đề học sinh cần
nhớ sau khi thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, hệ thống hóa những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu đã đặt ra
- Cho học sinh ghi chép vào tập.
- Giáo viên có thể tuyên dương hoặc cho điểm khuyến khích đối với các nhóm có
kết quả thảo luận tốt nhằm khích lệ các em tiếp tục cố gắng trong những giờ thảo
luận tiếp theo.
2. Áp dụng dạy học thảo luận nhóm vào thiết kế phiếu học tập trong dạy học
Hóa học 10 Chương 5: nhóm Halogen
Do trình độ nhận thức của học sinh ở các lớp không đều nhau, do đó tôi thiết kế
phiếu học tập cho hoạt động thảo luận nhóm cho hai đối tượng học sinh trung bình
và học sinh khá.
2.1. Thiết kế phiếu học tập cho bài Hidroclorua – Axit clohidric và Muối
clorua phần “Tính khử”
a. Phiếu học tập dành cho học sinh trung bình:
Hãy đọc sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu 1: Trong phân tử HCl, nguyên tố Cl có số oxi hóa …………(1)……… do đó
khi tác dụng với các chất có tính ………..(2)…………. HCl thể hiện tính ……..

(3) …… bị oxi hóa thành …….. (4) ……
t
Câu 2: Hãy cân bằng phản ứng sau: HClđặc + MnO2 
→ MnCl2 + Cl2 + H2O
b. Phiếu học tập dành cho học sinh khá:
Hãy đọc sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu 1: Tại sao HCl có tính khử? Khi tác dụng với những chất nào thì HCl thể hiện
tính khử?
t
Câu 2: Hãy hoàn thành phương trình phản ứng sau: HCl đặc + MnO2 
→ A + B
+ C
2.2. Thiết kế phiếu học tập cho bài Clo phần “Tính chất hóa học”
a. Phiếu học tập dành cho học sinh trung bình:
Hãy đọc sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu 1: Để diệt trùng nước sinh hoạt, người ta dẫn khí ………(1)……… vào nước,
khi đó khí ………(1)……… tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp ………(2)………
Axit ……(3)……… có tính ….. (4) …… nên nước clo có tính ………(5)………
0

0


Câu 2: Viết phương trình phản ứng Cl2 tác dụng với nước và Cl2 tác dụng dung dịch
NaOH
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
b. Phiếu học tập dành cho học sinh khá:

Hãy đọc sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu 1: Khi sáng sớm rửa mặt, em ngửi được nước sinh hoạt (nước máy) có mùi gì?
Đó là mùi của chất nào?
Câu 2: Để diệt trùng nước sinh hoạt người ta thường sử dụng chất nào? Vì sao?
Câu 3: Viết phương trình phản ứng Cl2 tác dụng với nước và Cl2 tác dụng dung dịch
NaOH
III. Hiệu quả và khả năng áp dụng
1. Hiệu quả
- Phương pháp thảo luận nhóm mang lại nhiều hiệu quả tích cực như:
+ Qua thảo luận nhóm các thành viên của nhóm có thể được nhận thêm thông tin từ
bạn bè được biểu lộ qua các quan điểm khác nhau và phát triển các kỹ năng giao
tiếp.
+ Hoạt động nhóm được tổ chức tốt sẽ làm tăng không khí học tập gắn bó. Trong
từng nhóm các ý kiến của mỗi cá nhân được đánh giá và chấp nhận, ủng hộ giữa
học sinh với nhau giúp các em hình thành và phát triển khả năng làm việc hợp tác
+ Dạy học theo nhóm là phương pháp hiệu quả tạo điều kiện để học sinh tham gia
vào quá trình học tập, giúp phát triển hành vi ứng xử xã hội và phát triển tư duy.
- Sau khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm với quy trình nêu trên vào quá trình
dạy học đã giúp tôi chủ động hơn trong quá trình dạy học, giúp phát huy được tính
tích cực và phát triển năng lực của học sinh và kết quả đã mang lại sự tiến bộ nhất
định.
- Cụ thể : kết quả khảo sát bài kiểm tra 15 phút ở hai lớp sau khi học xong bài 23:
Hidroclorua – Axit clohidric và Muối clorua.
+ Lớp 10CB7: là lớp đối chứng, không áp dụng phương pháp thảo luận nhóm.
+ Lớp 10CB9: là lớp thực nghiệm, có áp dụng phương pháp thảo luận nhóm.


Lớp
Lớp
10CB7

Lớp
10CB9

Sĩ số
37

Điểm dưới 5
12HS chiếm 32,43%

Điểm trên 5
25HS chiếm 67,57%

37

4HS chiếm 10,81%

33HS chiếm 89,19%

+ Qua bảng số liệu trên nhận thấy ở các đối tượng học sinh khác nhau, khi áp dụng
phương pháp thảo luận nhóm đều có kết quả chuyển biến tích cực về chất lượng..
2. Khả năng áp dụng
- Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực,
hiện đại, giúp phát huy được tính tích cực, chủ động , tự lực của học sinh, đây là
một phương pháp thích hợp để áp dụng vào quá trình dạy học nói chung và dạy học
môn hóa học nói riêng. Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm giáo viên cần
chú ý thận trọng trong việc chọn vấn đề thảo luận, chia nhóm, quan sát, hỗ trợ học
sinh thảo luận và nhận xét đánh giá.
- Bên cạnh những hiệu quả mang lại, phương pháp thảo luận nhóm cũng có những
hạn chế nhất đinh, do đó giáo viên nên sử dụng phối hợp với những phương pháp
dạy học tích cực khác để có thể phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh

và mang lại hiệu quả dạy học cao nhất.



×