Gv: Dương Thị Bích Hiền
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY TRONG CÁC
TIẾT VĂN HỌC DÂN GIAN BẰNG HÌNH THỨC KỂ CHUYỆN
THEO TRANH VỚI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
I/ Mở đầu:
Trong thực tiễn giảng dạy hiện nay, càng ngày chúng ta càng
tiếp cận các thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại. Nhằm đáp ứng
nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học phục vụ nền giáo dục nước
nhà, chúng ta đã và đang dần dần đưa các thiết bị trợ giảng như
máy tính và đèn chiếu vào lớp học. So với phương tiện cũ là bảng,
phấn và các hình ảnh giáo khoa, việc thiết kế bài giảng trên máy
tính với chương trình PowerPoint là một bước cải tiến lớn. Nó giúp
cho giáo viên mang lại cho học sinh nhiều thông tin hơn và các
thông tin đó có thể chứa đựng trong nhiều kênh khác nhau như văn
bản hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim…Nhưng điều tôi tâm đắc
nhất là văn bản hình ảnh, nó rất hấp dẫn và lôi cuốn học sinh
giúp cho tiết học ngày càng đạt hiệu quả hơn, phù hợp với mục
tiêu đào tạo của nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6.
Với những suy nghĩ trên, tôi đã có một ít kinh
nghiệm trong việc kể chuyện dân gian theo tranh với
phương tiện dạy học hiện đại. Nó góp phần không nhỏ
vào thành công của tiết dạy với tranh ảnh trực quan mà
vẫn không làm giảm đi tính đặc trưng bộ môn.
II/Giải quyết vấn đề:
1.Chuẩn bị:
Để thực hiện được vấn đề nêu trên, tôi đã có sự chuẩn
bị như sau:
Tìm hiểu kĩ mục tiêu cần đạt của bài dạy để nắm được nội
dung kiến thức cơ bản. Định hướng phương pháp dạy học
cùng với các hoạt động dạy học. Scaner tranh vẽ hoặc sưu
tầm tranh ảnh trên mạng internet liên quan đến nội dung
bài học. Để hướng cho học sinh kể được truyện dân gian và
nhớ lâu hơn, chúng ta sẽ trình chiếu những tranh ảnh liên
quan đến bài học, yêu cầu học sinh nhìn tranh để kể chuyện.
2.Các biện pháp tiến hành:
Để tránh được sự nhàm chán, đơn điệu vì phải đọc văn
bản và học sinh phải nghe. Vì vậy, tôi đã thay đổi bằng cách
vận dụng các phương tiện dạy học vào hoạt động kể chuyện
dân gian của các em học sinh lớp 6. Có những văn bản dài
thay vì trước đây cho học sinh đọc văn bản, chúng ta có thể
cho học sinh vừa đọc, vừa kể chuyện theo tranh chiếu trên
màn hình, hoặc cho các em diễn hoạt cảnh,cũng nhằm tạo
nguồn cảm hứng cho các em…Trong các tiết dạy với công
cụ truyền thống, chúng ta đưa lên bảng lần lượt các hình
vẽ minh họa lên bảng. Đối với PowerPoint những nội dung,
tranh minh họa(đã được copy) được thiết kế sẵn ở nhà. Khi
trình bày trên lớp, mỗi phần được xuất hiện trước các em học
sinh đơn giản hơn, kèm theo những hiệu ứng hoạt hình sẽ
tạo cho lớp học một không khí sinh động, hào hứng và hăng
say học tập. Nó góp phần làm cho giờ dạy thành công hơn.
III/ Minh họa qua các tiết dạy:
1.Bài “Thạch Sanh”:
- Đây là một văn bản khá dài, có thể chia văn bản thành
bốn đoạn. Rồi cho học sinh đọc, kể xen tiếp đến hết truyện, kể
chuyện theo tranh sẽ khắc sâu được kiến thức, nội dung câu
chuyện cho các em, người giáo viên cũng không phải nói nhiều
về nội dung câu chuyện, bởi điều đó đã được thể hiện rõ
trong tranh.
-
Với bài này, trước tiên, giáo viên đọc mẫu một đoạn.
Xong yêu cầu học sinh nhìn vào tranh giáo viên kể tiếp một đoạn
về hoàn cảnh sống của Thạch Sanh:
Tiếp tục trình chiếu tranh Thạch Sanh chém chằn tinh,
bộ cung tên vàng trên các Slide, yêu cầu kể tiếp. Với
từng sự việc cụ thể học sinh có thể nhìn vào tranh để
kể lại:
Sau đó, gọi học sinh đọc tiếp một đoạn từ “Vua có cô con
gái…….tìm được chỗ nó ở”.Trình chiếu Slide tiếp theo minh
hoạ cho sự việc Thạch Sanh bắn đại bàng cứu công chúa:
Tiếp theo,học sinh đọc.Rồi trình chiếu Slide nói về việc Thạch
Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn ra gảy, vọng đến hoàng cung, lọt
vào tai công chúa …được giải thoát và tranh mẹ con Lí Thông bị sét
đánh chết.Học sinh nhìn tranh kể lại các sự việc đó:
Đến sự việc cuối cùng với tranh minh hoạ niêu cơm, Thạch
Sanh làm lui quân giặc và Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18
nước chư hầu. Cuối cùng Thạch Sanh được nối ngôi vua, hưởng
hạnh phúc cùng cô công chúa.:
Sau khi các em kể xong, cần có sự động viên khích lệ,nhằm
tạo động cơ và nguồn cảm hứng để phát triển toàn bộ khả năng
của học sinh.
2.Bài “Ôn tập truyện dân gian”:
Với những tranh truyền thống, chúng ta phải giới thiệu từng bức
tranh cho mỗi bài học, như thế sẽ mất nhiều thời gian.Với PowerPoint
giáo viên có thể cho các em chơi: “Trò chơi nhận biết tranh”.
- Với tranh:Con Rồng Cháu Tiên, Thánh Gióng, Treo biển,
Thầy
Bói xem voi…
- Cho các em nhận biết và tự kể lại câu chuyện hoặc
cho các em sắm vai:
Trên đây chỉ vài tranh minh hoạ …Với tranh bài “Treo biển”
có thể cho các em sắm vai.Qua việc diễn hoạt cảnh học sinh sẽ nhớ
được câu chuyện, các em cảm thấy việc học dễ dàng hơn, giờ học
thêm sinh động, cuốn hút học sinh hơn.Với hoạt động này học sinh
lớp 6 rất thích thú, các em sẽ luôn sôi nổi và linh hoạt.
IV/Kết thúc vấn đề:
Trên đây là ví dụ minh hoạ cho vấn đề vừa nêu. Qua thực tế
giảng dạy tôi đã rút ra được những nét đáng lưu ý để nâng cao
hiệu quả giảng dạy trong các tiết văn học dân gian bằng hình thức
kể chuyện theo tranh với phương tiện hiện đại là:
+ Cần linh hoạt khi cho học sinh kể truyện dân gian theo tranh.
Nhìn vào tranh, các sự việc, hình ảnh như hiện ra trước mắt
nên học sinh không cần phải học thuộc mà vẫn có thể kể chuyện
được =>câu chuyện sẽ dễ nhớ, dễ thuộc với các em hơn.Người
thầy phải biết yêu thương và chinh phục học sinh bằng lòng
yêu nghề, sự tận tuỵ, sáng tạo của mình.
+ Rèn kỹ năng nói, đọc, kể chuyện một cách nhuần nhuyễn,
nâng cao rèn luyện 4 kỹ năng: nghe-nói-đọc-viết. Một trong những
kim chỉ nam giúp các em học giỏi là phải có mục tiêu học tập.
+ Với PowerPoint chúng ta không mất nhiều thời gian trong
việc dán tranh, sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian .Với tâm lí học
sinh lớp 6-các em rất thích những hình ảnh trực quan.Nó tạo
sự hứng thú, hấp dẫn và thật sự lôi cuốn học sinh, giúp cho
tiết dạy thêm sinh động, góp phần nâng cao hiệu quả giảng
dạy, tiết học sẽ thành công hơn.
(*)Kết quả chất lượng:
* Học kì I-Năm học 2006-2007:
Lớp 6.2 Tổng số:46 học sinh
Giỏi: 3
Khá: 20
Trung bình: 19
Yếu: 4
* Học kì I- Năm học 2007-2008:
Lớp 6.2 Tổng số:45 học sinh
Giỏi: 5 (11,1)
Khá: 28 (62,3)
Trung bình: 8 (13,3)
Yếu: 2 (8,9)