Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Chuyên đề 2 Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ ở cơ sở (powerpont)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 24 trang )

Chuyên đề 2:
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM


NỘI DUNG
I- KHÁI QUÁT CHUNG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
II- NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ
TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MẶT TRẬN TỔ
QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH
TRỊ - XÃ HỘI


I- KHÁI QUÁT CHUNG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm “hệ thống chính trị”
2. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt
Nam hiện nay
3. Các thành tố trong hệ thống chính trị ở
Việt Nam


1. Khái niệm “hệ thống chính trị”
Là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp
pháp trong xã hội được liên kết với nhau trong
một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các
quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và
phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích
của giai cấp cầm quyền.



Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Hội Nông dân Việt Nam;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


2. Đặc điểm của hệ thống chính trị
ở Việt Nam hiện nay
- Tính nhất nguyên chính trị:
+ Không có chính đảng đối lập;
+ Nhất nguyên về tổ chức;
+ Nhất nguyên về tư tưởng.


- Tính thống nhất:
+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng
duy nhất;
+ Thống nhất về mục tiêu chính trị của
toàn bộ hệ thống;
+ Thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong
tổ chức và hoạt động;
+ Thống nhất về hệ thống tổ chức ở từng
cấp.



- Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm
tra, giám sát của nhân dân:
+ Đây là quy luật tồn tại, là nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của Đảng cầm quyền;
+ Nhà nước là của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân;
+ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính
các tầng lớp nhân dân;
+ Hệ thống chính trị là trường học dân chủ
của nhân dân.


- Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc
của hệ thống chính trị:
+ Hệ thống chính trị đại diện cho nhiều
giai cấp, tầng lớp.
+ Mặt trận Tổ quốc tồn tại trong hệ thống
chính trị là yếu tố quan trọng tăng cường sự
kết hợp giữa giai cấp và dân tộc.
+ Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính
dân tộc được khẳng định trong bản chất của
từng tổ chức thuộc hệ thống chính trị.


3. Các thành tố trong hệ thống chính trị ở
Việt Nam




a) Đảng Cộng sản Việt Nam
* Vị trí, vai trò
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai
cấp công nhân, của nhân dân lao động và của
dân tộc.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng
thời là một bộ phận của hệ thống ấy.


Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị là các vấn đề của đất nước,
trong từng lĩnh vực cụ thể; trong các mối quan
hệ với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể nhân dân và toàn thể xã hội.
Được thể hiện trong nội dung của cương
lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng.


Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị được xác định trong Cương lĩnh
bổ sung, phát triển năm 2011:
- Bằng cương lĩnh, chiến lược, các định
hướng về chính sách và chủ trương lớn.
- Bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục,
vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng

hành động gương mẫu của đảng viên.


- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán
bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những
đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất
vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của
hệ thống chính trị.
- Thông qua tổ chức đảng và đảng viên
hoạt động trong các tổ chức của hệ thống
chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá
nhân, nhất là người đứng đầu.


* Hệ thống tổ chức
Được lập tương ứng với hệ thống tổ chức
hành chính của Nhà nước.
Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện
nay gồm:
- Hệ thống tổ chức đảng bộ, chi bộ.
- Cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp.
- Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp
việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy.
- Tổ chức đảng thành lập trong các cơ
quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức khác theo quy định của Trung ương.


b) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam

* Vị trí, vai trò
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; hoạt
động theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức
* Tổ chức Nhà nước: Quốc hội, Chủ tịch
nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân và Viện
Kiểm sát Nhân dân, chính quyền địa phương.


c) Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội
* Vị trí, vai trò
MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên
hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu
trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 
* Tổ chức bộ máy
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt
Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức từ
Trung ương đến cơ sở.


II- NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG HOẠT
ĐỘNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ
CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1. Những khó khăn, hạn chế trong hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội
2. Mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội


1. Những khó khăn, hạn chế trong
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị - xã hội
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu
mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ.
- Tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội chậm đổi mới, một số nhiệm vụ còn trùng
lắp, vẫn còn tình trạng "hành chính hoá", "công
chức hoá".


2. Mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
a) Mục tiêu:
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu

lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất
lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm
chủ của nhân dân.


b) Nhiệm vụ, giải pháp
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội gắn với
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng
tập trung cho cơ sở, gắn bó với đoàn viên, hội viên,
từng bước khắc phục "hành chính hoá" hoạt động và
"công chức hoá" cán bộ;
- Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn
đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công
tác của từng tổ chức; kiên quyết cắt giảm số lượng
ban, phòng có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng
chéo, hoạt động kém hiệu quả;


- Thực hiện thí điểm trưởng ban dân vận
đồng thời là chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp
tỉnh, cấp huyện những nơi đủ điều kiện.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế; xây
dựng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, quản lý,
sử dụng hiệu quả tài sản của tổ chức công đoàn

phù hợp với điều kiện mới.
- Quy định chặt chẽ việc thành lập tổ chức và
hoạt động của các hội quần chúng; thực hiện
nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự
quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ
pháp luật; Nhà nước chỉ cấp kinh phí để thực hiện
những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao.


XIN CẢM ƠN
CÁC ĐỒNG CHÍ ĐÃ
QUAN TÂM THEO DÕI!



×