Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Các loài thực vật quý hiếm ở VQG Bến En phần III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.72 MB, 33 trang )

MỘT SỐ LOÀI
THỰC VẬT QUÝ HIẾM, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ
Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA
THANH HÓA – 2016
1


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HÓA
VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

MỘT SỐ LOÀI
THỰC VẬT QUÝ HIẾM, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ
Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA
THANH HÓA – 2016
2


CÁC TÁC GIẢ THAM GIA SOẠN THẢO
AUTHORS
HỌ VÀ TÊN
1. Tiến sỹ Trần Ngọc Hải
2. Thạc sỹ Đặng Hữu Nghị
3. Thạc sỹ Lê Đình Phương
4. Thạc sỹ Tống Văn Hoàng
5. Thạc sỹ Nguyễn Quang Sỹ
6. Kỹ sư Lê Văn Dũng
7. Kỹ sư Phạm Văn Hùng



BỘ PHẬN CÔNG TÁC
Trường Đại học Lâm nghiệp
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En

3


47. Mã tiền dây (Strychnos umbellata Merr.)
Tên địa phương: Mã tiền tán
Bộ: Long đởm (Gentiniales)
Họ: Mã tiền (Loganiaceae)
47.1. Đặc điểm nhận dạng:
Là cây nhỏ hoặc dây leo gỗ, không có móc và gai. Cành nhẵn. Lá hình
mũi mác rộng, dài 2,5 - 8 cm, rộng 2 - 4,5 cm, đầu lá nhọn đến có mũi nhọn, có
5 gân chính và một đôi gân bên nhỏ sát mép lá; cuống lá nhẵn, dài 1- 5 mm.
Cụm hoa là một chùm xim kép, ở nách lá và đầu cành, cao 3 - 7 cm, mang
nhiều hoa. Cuống hoa và cuống cụm hoa có lông mịn. Hoa có mùi thơm, mẫu 4
- 5 trên cùng một cụm hoa. Cánh hoa trắng, dài khoảng 4 mm; ống tràng dài 1,2
mm, phần trên xẻ thuỳ sâu, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lông từ họng tràng đến
giữa thuỳ. Bao phấn đính gốc và có lông dài ở dưới; chỉ nhị dài khoảng 1,5 mm,
đính ở họng tràng. Bộ nhuỵ dài 3,5 mm, có lông từ giữa bầu đến 1/3 dưới của
vòi. Quả mọng nhỏ, hình cầu, đường kính khoảng 1,2 cm, mang 1 - 3 hạt. Hạt
tròn, dẹt, đường kính khoảng 7 mm; vỏ hạt sần sùi, không có lông.
Mã tiền dây (Strychnos umbellata Merr.)

2

1

47.2. Sinh học và sinh thái:
Cây tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ven suối, bãi lầy.
47.3. Phân bố:
Trong nước: Lào Cai (Đản Khao), Quảng Ninh (Cẩm Phả, Cái Rồng),
Ninh Bình (Chợ Ghềnh), Thanh Hóa (Bến En).
4


Thế giới: Trung Quốc (Quảng Đông, Hải Nam)
47.4. Giá trị:
Nguồn gen hiếm.
47.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VUA1a,c, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
47.6. Tình trạng bảo tồn:
Nơi cư trú bị thu hẹp do nạn phá rừng, môi trường sống bị suy giảm.
Cần điều tra, xác định nơi tập trung cá thể trong khu vực phân bố để có
biện pháp bảo vệ và bảo tồn.
48. Ba gạc căn pố (Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit.)
Tên địa phương: Ba gạc lá to
Bộ: Long đởm (Gentiniales)
Họ: Trúc đào (Apocynaceae)

48.1. Đặc điểm nhận dạng:
Ba gạc căn pố là cây bụi cao 0,5 - 1,5m hoặc hơn, có phân cành, rễ gãy,
vỏ thân, lúc non có màu xanh, nhiều bì khổng, lúc già màu nâu xám hay xám
mốc. Biều bì dày, có vết nứt dọc. Lá có cuống dài 1 - 2cm, mọc vòng 3, tập

trung nhiều ở đầu cành, phiến lá thuôn rộng hoặc hình mác kéo dài, hẹp ở gốc,
đầu nhọn, hơi dày, dày 12 - 30cm, rộng 3 - 6cm, gân phụ nổi rõ ở mặt dưới. Cụm
hoa xim ngù, mọc ở đầu cành, đôi khi ở kẽ lá hoặc nách cành mới phân.
Cuống cụm hoa mập, dài 2 - 5cm, các trục thứ cấp ngắn hơn. Hoa hình
sống màu hồng tía, dài 1,4 - 2cm, hơi phình ra ở nửa trên của ống, họng có lông,
lá đài 5, cánh hoa 5, đầu cánh hoa hơi tròn, màu trắng. Nhị 5, ngắn, đính ở giữa
họng của sống hoa. Vòi nhụy nhỏ, đầu nhụy hình trụ tròn. Bầu 2 ô, đĩa ôm tới
1/2 bầu. Quả hạch, gồm 2 phân quả, hình trứng, đính nhau ở gốc, khi chín màu
đốm bạc. Hạt hơi hình thoi, dẹt 2 mặt, vỏ hạt có vân nhăn dọc và xung quanh
hạt. Toàn bộ cây có nhựa mủ, nhất là ở ngọn và lá non.
48.2. Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa quả từ tháng 4 - 9. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và sau khi bị
chặt. Cây ưa sáng, thường mọc trên đất feralit nâu đỏ và bazan. Mọc rải rác ở
rừng thứ sinh, nương rẫy bỏ hoang và rừng xen Tre nứa; ở độ cao đến 800 m.
48.3. Phân bố:
5


Trong nước: Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai Thanh Hóa (Bến
En), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (A Lưới), Quảng Nam (Trà My, Phước Sơn,
Đại Lộc, Nam Giang), Quảng Ngãi (Sơn Hà, Trà Bồng, Minh Long), Bình
Định (Vĩnh Thạnh), Kontum (Sa Thày, Đắk Tô, Konplông), Gia Lai (Ka Nắc),
Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột, Ea Sup, M'Đrắc, Đắk Nông, Krông Pắc), Lâm Đồng
(Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng).
Thế giới: Lào, Campuchia.
Ba gạc căn pố (Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit.)
1

2


48.4. Giá trị:
Rễ có chứa một số alcaloid dùng làm thuốc chữa cao huyết áp. Loài đặc
hữu Đông Dương.
Ba gạc có tác dụng thanh nhiệt hoạt huyết, giải độc, hạ huyết áp, làm tim
đập chậm, lại có tác dụng an thần và gây ngủ.
48.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU A1a,c,d, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
48.6. Tình trạng bảo tồn:
Tuy là loài có phân bố ở nhiều điểm, nhưng nơi sống thường xuyên bị
xâm hại do nạn phá rừng làm nương rẫy; dẫn tới bị thu hẹp về phân bố. Đã từng
bị khai thác.
Bảo vệ cây mọc tự nhiên ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kontum), ngăn
chặn nạn phá rừng. Nghiên cứu gây trồng ở nơi có lập địa phù hợp.
49. Sữa lá nhỏ (Winchia calophylla A.DC.)
6


Tên địa phương: Mộp lá hẹp, Sữa lá còng
Bộ: Long đởm (Gentiniales)
Họ: Trúc đào (Apocynaceae)

49.1. Đặc điểm nhận dạng:
Sữa lá nhỏ là cây gỗ cao 10 - 30m, đường kính 0,5m, cành nhẵn màu nâu
đen khi khô. Lá mọc tập trung ở đầu cành, dài 8 - 13cm, rộng 2,5 - 4cm, dạng
gần thuôn, nhẵn cả 2 mặt, mép lá cuộn về phía dưới rõ. Gân bên cấp I rất nhiều,
thường vuông góc với trục gân chính, nổi rõ ở mặt dưới, hơi lõm ở mặt trên.
Gân bên cấp II hình lưới mờ, đôi khi không thấy. Cụm hoa ở đầu cành, kiểu xim
kép, dạng ngù; trục chính cụm hoa dài 5 - 6cm, nhẵn. Lá bắc dài 1 - 1,5mm,
hình trứng dài, nhọn đầu, mặt ngoài nhẵn, mép có lông thưa. Cuống hoa dài 1,3 2mm, gần nhẵn. Lá đài dài 1,5 - 2mm, rộng 0,8 - 1,2mm, dạng hình trứng dài, tù
đầu, mặt ngoài nhẵn, mép có lông thưa, gốc đài không có tuyến.

Tràng màu trắng. ống tràng dài 4 - 4,2mm, nửa dưới ở mặt ngoài nhẵn,
nửa trên có lông rõ, 1/2 ống tràng phía trên ở mặt trong có lông dày, 1/2 phía
dưới nhẵn. Cánh tràng dài 3 - 3,5mm, dạng hình lưỡi dài, lợp trái, có lông rõ cả
2 mặt. Chỉ nhị dài 0,2 - 0,3mm, đính cách họng tràng 1mm, nhẵn, gốc nhị có
lông thưa; bao phấn dài 1 - 1,2mm, gần hình mác, đáy tù, đầu nhọn, lưng bao
phấn nhẵn, hai bao phấn không đều nhau. Không có đĩa. Bầu cao 0,7 - 1mm,
gồm hai lá noãn dính nhau, đỉnh bầu có lông thưa, đôi khi gần nhẵn; vòi nhụy
dài 1,5 - 2mm, hình trụ nhẵn; đầu nhụy dài 1mm, nhẵn, tận cùng chẻ đôi. Quả
gồm 2 đại, mỗi đại dài 15 - 30cm, mặt ngoài nhẵn, đáy tù, đầu nhọn. Hạt hình
bầu dục dài, có chùm lông ở cả đáy và đầu.
Sữa lá nhỏ (Winchia calophylla A.DC.)

7


1

2

49.2. Sinh học, sinh thái:
Cây mọc trong các khu rừng thường xanh, đất còn tính chất đất rừng.
Mùa hoa, quả tháng 3 - 5.
49.3. Phân bố:
Trong nước: Thanh Hóa, một số tỉnh miền Trung và Tây nguyên (Kontum,
Gia Lai).
Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaixia,
Indonesia
49.4. Giá trị:
Nguồn gen quý, là loài duy nhất của chi Winchia.
49.5. Phân hạng:

Thuộc nhóm VU A1c,d, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
49.6. Tình trạng bảo tồn:
Rừng nguyên sinh bị khai thác làm mất môi trường sống của loài, sẽ dẫn
đến tình trạng bị đe doạ tuyệt chủng.
Cần ngăn chặn nạn phá rừng, khoanh vùng bảo vệ loài.
50. Dành dành Việt Nam (Rothmannia vietnamensis Tirveng, 1998.)
Tên địa phương: Hoa dành dành, chi tử, thủy hoàng chi
Bộ: Long đởm (Gentiniales)
8


Họ: Cà phê (Rubiaceae)

50.1. Đặc điểm nhận dạng:
Dành dành Việt Nam là cây bụi, cao 3 - 4 m, thân và cành nhẵn, không có
lông, màu nâu sáng, cành non như bị ép dẹp.
Lá hình bầu dục, đỉnh nhọn dài 7 - 12 cm, rộng 3,5 - 5 cm, viền mép
nguyên, gân bên 5 - 6 đôi, mặt trên và dưới phủ lông thô trên gân, khi khô mặt
trên màu nâu đen, mặt dưới nâu sáng; cuống lá dài 1 - 1,5 cm. Lá kèm hình tam
giác, dài 2 - 3 mm.
Hoa đơn hoặc dạng xim thưa, 3 - 4 hoa ở nách lá, cuống mỗi hoa dài 2 - 3
cm. Đài hình chuông, phía dưới dài 6 - 8 mm, trên 5 thuỳ dạng sợi, đỉnh nhọn.
Tràng hoa mầu trắng dài 2 cm, phần ống tràng dài 8 mm, đỉnh 5 thuỳ, mỗi
thuỳ dài 1 cm, uốn ra phía ngoài. Nhị 5, đính trên thành ống tràng, không thò ra
ngoài; bao phấn dài 6 mm, rộng 1 mm, đỉnh có mũi. Bầu 1 ô, vòi và núm nhuỵ
dài 1 cm.
Quả hình bầu dục, dài 3 - 5 cm, rộng 2 - 2,5 cm, hình trụ, vỏ mỏng có 8 10 gờ nổi theo chiều dọc, đài tồn tại trên đỉnh quả. Hạt nhiều, xếp 2 hàng trên
trục, hình trái xoan dài 6 mm, rộng 3 mm.
Dành dành Việt Nam (Rothmannia vietnamensis Tirveng, 1998.)
1


2

50.2. Sinh học và sinh thái:
Ra hoa tháng 6 - 7, có quả tháng 9 - 11.
Tái sinh bằng hạt. Mọc trong rừng thưa hoặc rừng thứ sinh trên núi đá vôi
hoặc gần núi đá vôi, ở độ cao khoảng 400 m.
50.3. Phân bố:
9


Trong nước: Hoà Bình (Lạc Sơn, Đà Bắc), Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình
(Cúc Phương), Thanh Hóa (Bến En).
Thế giới: Lào.
50.4. Giá trị:
Loài có khu vực phân bố hẹp, nơi cư trú rải rác và chia cắt, lại chỉ sống ở
khu vực có rừng trên núi đá vôi hoặc gần núi đá vôi.
Chi và loài đặc hữu của Việt Nam, nguồn gen độc đáo, là chi rất gần với
chi Dành dành (Gardenia), hoa quả to đẹp, có thể thuần hoá tạo thành cây trồng
làm cảnh.
50.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU A1c, B1+2c, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
50.6. Tình trạng bảo tồn:
Loài có khu vực phân bố hẹp, nơi cư trú rải rác và chia cắt, lại chỉ sống ở
khu vực có rừng trên núi đá vôi hoặc gần núi đá vôi. Rừng trên núi đá vôi luôn
bị chặt phá nên số lượng giảm, có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Loài cây bản địa quý cần được giữ gìn bảo vệ. Nên khoanh một diện tích
cần thiết có loài này, tạo điều kiện để chúng sinh trưởng phát triển. Hoặc đưa về
trồng ở các công viên vừa làm cảnh vừa bảo vệ nguồn gen. Cần bảo vệ ở Vườn
quốc gia Ba Vì, Cúc Phương và Bến En.

51. Xương cá (Canthium dicoccum Tinn. et Binn.)
Tên địa phương: Căng hai hột, Găng vàng hai hột
Bộ: Long đởm (Gentiniales)
Họ: Cà phê (Rubiaceae)

51.1. Đặc điểm nhận dạng:
Xương cá, là cây bụi, cao 10 - 15 m, không có lông, không gai; cành non
có dạng 4 cạnh, sau thành hình trụ, vỏ nâu đen.
Lá mọc đối, hình thuôn mũi mác dài 4 - 10 cm, rộng 1,5 - 4 cm, mầu xanh
lục, 2 mặt nhẵn bóng; gân bên 3 - 5 đôi nhìn rõ trên 2 mặt; cuống lá dài 8 - 15
mm; viền mép nguyên; lá kèm dài 3 - 5 mm, gốc rộng, đỉnh nhọn.
Cụm hoa dạng tán ở nách lá, cuống ngắn, phủ lông mềm thưa. Hoa nhỏ,
không cuống; đài dạng ống, nhỏ, dài 1 - 1,2 mm; tràng hoa màu xanh nhạt hoặc

10


vàng nhạt, phía dưới là ống dài 3 mm, họng của ống có lông nhung, đỉnh xẻ 4 - 5
thuỳ uốn ra phía ngoài; vòi nhuỵ vươn ra ngoài, đầu nguyên.
Quả hạch hình trứng ngược, hơi dẹt dài 8 - 10 mm, đường kính 6 - 8 mm;
có 2 ô, mỗi ô chứa 1 hạt, vỏ hạt có vân nhăn nheo.
Xương cá (Canthium dicoccum Tinn. et Binn.)
2

1

51.2. Sinh học và sinh thái:
Ra hoa tháng 1 - 8, có quả tháng 4 - 10.
Tái sinh bằng hạt. Mọc trong các rừng thưa và rừng thứ sinh có độ tàn che
thấp, không chịu được khí hậu lạnh, thích nghi với rừng gần ven biển, ở độ cao

tới 500 m.
51.3. Phân bố:
Trong nước: Thanh Hóa (Bến En), Đà Nẵng (Bán đảo Sơn Trà), Khánh
Hoà (Cam Ranh), Bà Rịa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc).
Thế giới: Srilanka, Trung Quốc (Hải Nam).
51.4. Giá trị:
Gỗ mầu đỏ thẫm, cứng, nặng, thớ mịn, không bị mối mọt, thích hợp cho
điêu khắc, đồ mỹ nghệ và gỗ công nghiệp.
Người dân dùng vỏ làm thuốc hạ sốt. Lá xanh quanh năm không rụng lá
theo mùa. Nguồn gen độc đáo có thể phục hồi phát triển rừng ven biển.
51.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU A1c, B1+2c, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
51.6. Tình trạng bảo tồn:

11


Phân bố rải rác và bị chia cắt, thường bị khai thác lấy gỗ làm đồ mỹ nghệ,
làm đũa, vỏ làm thuốc. Rừng ở các điểm phân bố kể trên cũng thường xuyên bị
tàn phá, làm thu hẹp môi trường sống..
52. Ba kích lông (Morinda officinalis F.C.How)
Tên địa phương: Ruột gà, ba kích thiên, nhàu thuốc
Bộ: Long đởm (Gentiniales)
Họ: Cà phê (Rubiaceae)

52.1. Đặc điểm nhận dạng:
Ba kích lông là loại cây bụi trườn hoặc dây leo gỗ nhỏ. Lá thuôn, nhẵn. Lá
kèm thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa đầu, gồm 8 - 10 hoa. Hoa mẫu 4 (4 lá đài, 4
cánh hoa, 4 nhị). Lá đài hình tam giác đều. Tràng màu trắng. Nhị đính ở đáy của
sống tràng. Bầu nhẵn, vòi chẻ đôi ở đỉnh.

Quả chìn màu đỏ. Rễ cây cong queo, nhiều đoạn thắt nghẹt như ruột gà.
52.2. Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa tháng 5 - 6, mùa quả chín tháng 11 - 12. Cây tái sinh bằng hạt
hoặc chồi.
Cây mọc hoang trong các trảng cây bụi và rừng thưa, ở ven rừng rậm, ưa
sáng và ẩm.
Ba kích lông (Morinda officinalis F.C.How)
1

2

52.3. Phân bố:
Trong nước: Lào Cai (Sapa), Quảng Ninh (Hải Ninh, Cẩm Phả: Quang
Hanh), Bắc Từ (Đại Từ), Vĩnh Phúc (Thanh Sơn), Hà Tây (BaVì: Ba Trại),
Thanh Hóa (Bến En), Kontum (Đắc Giây).
Thế giới: Trung Quốc.
12


52.4. Giá trị:
Ba kích là một thảo dược có công dụng bổ thận tráng dương, di tinh,
mộng tinh, mạnh gân cốt, hóa đờm, bổ trợ chức lăng sinh lý.., trừ phong thấp.
Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh (do bào cung lạnh), chứng tý do phong hàn
thấp, sưng tấy và một số bệnh khác.
52.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm EN A1c,d, B1+2a,b,c, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
52.6. Tình trạng bảo tồn:
Loài có số lượng cá thể bị giảm sút mạnh do bị khai thác lấy rễ (củ) làm
thuốc dùng trong nước và xuất khẩu.
Bảo vệ một số quần chủng tự nhiên và đẩy mạnh trồng trọt để tạo nguồn

nguyên liệu dồi dào và ổn định.
53. Hoàng cành a pô tơ (Xanthophytum attopeuensis (Pit.) H.C.Lo)
Tên địa phương: Nhĩ đài
Bộ: Long đởm (Gentiniales)
Họ: Cà phê (Rubiaceae)

53.1. Đặc điểm nhận dạng:
Hoàng cành a pô tơ là cây nửa bụi nhỏ, cao 0,4 - 0,6 m. Thân non, cuống
lá, mặt dưới lá, lá kèm, trục cụm hoa và đài phủ đầy lông màu hung đỏ.
Lá có phiến hình thuôn hẹp hay mác ngược hẹp, thót dài, nhọn ở gốc và ở
đầu, dài 13 - 18 cm, rộng 3 - 5 cm, mỏng như giấy và có 2 - 30 đôi gân bậc hai;
cuống lá dài 2 - 3 cm.
Cụm hoa mọc đơn độc ở nách lá, hình đầu, đường kính 1 - 2 cm. Cuống
dài 1,5 - 2 cm, rủ xuống.
Quả gần hình cầu, đường kính khoảng 2 mm, vỏ quả ngoài rất mỏng và vỏ
quả trong hóa gỗ thành 2 hạch dài hơn 1 mm. Hạt nhỏ, dài 0,3 mm, có góc cạnh.
Hoàng cành a pô tơ (Xanthophytum attopeuensis (Pit.) H.C.Lo)

13


53.2. Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 1, ra quả tháng 2.
Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác dưới tán rừng rậm thường xanh mưa mùa
ẩm ở sườn núi đất, ở độ cao tới 400 m, trên đất xốp có tầng dày và ẩm.
53.3. Phân bố:
Trong nước: Hòa Bình (Lương Sơn: Lâm Sơn và Mai Châu: Hang Kia, Pà
Cò), Hà Nội (Ba Vì), Thanh Hóa (Bến En).
Thế giới: Trung Quốc (Hải Nam), Lào.
53.4. Giá trị:

Loài hiếm, phân bố rất hẹp, có nguy cơ bị tuyệt chủng do việc chặt phá
rừng làm mất môi trường sinh thái.
Nguồn gen quý hiếm và độc đáo. Có thể trồng làm cảnh.
53.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU A1c,d+D2, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
53.6. Tình trạng bảo tồn:
Loài hiếm, phân bố rất hẹp, có nguy cơ bị tuyệt chủng do việc chặt phá
rừng làm mất môi trường sinh thái.

14


Đề nghị khoanh nuôi bảo vệ ở Hòa Bình (Lâm Sơn và Khu bảo tồn Thiên
nhiên Pà Cò - Hang Kia), tìm cách nhân giống để bảo vệ nguồn gen quý này tại
các vườn quốc gia.
54. Màn đất (Lindernia antipoda (L.) Alston)
Tên địa phương: rau choi, Cỏ é
Bộ: Hoa mõm sói (Scrophulariales)
Họ: Hoa mõm sói (Scrophulariaceae)

54.1. Đặc điểm nhận dạng:
Màn đất là cây cỏ cao cỡ 5-30cm, thân bò rồi đứng, không lông, có rễ ở
mắt. Lá có cuống ngắn, phiến bầu dục, dài 2-4cm, rộng 5-12mm, mép có răng
gân phụ 4-5 cặp.
Màn đất (Lindernia antipoda (L.) Alston)
1

2

Chùm hoa ở nách lá; đứng mang hoa mọc đối, cuống hoa dài; lá đài dính

nhau ở gốc, cao 4mm, tràng màu tía nhạt, có ống mang môi dưới to; nhị 2. Quả
nang dài 10-16mm, 2-3 lần dài hơn đài, hình trụ, thót nhọn ở đầu. Hạt nhỏ, rất
nhiều, màu vàng hình cầu hay hình tháp, có mũi có vân màng mịn.
54.2. Sinh học, sinh thái:
Thường gặp dọc bờ sông trong cái bãi cát ẩm, các đầm lầy, ruộng rừng
thưa ẩm, ở đồng bằng tới độ cao 1000m.
Tái sinh bằng hạt và bằng thân.
54.3. Phân bố:
Trong nước: Lào Cai, Hoà Bình, Thanh Hóa cho tới các tỉnh miền Trung
và Tây Nguyên tới Cần Thơ, Cà Mau.

15


Thế giới: Loài phân bố ở Xri Lanca, Ấn Ðộ, Mianma, Nam và Trung
Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaixia,
Philippin, Inđônêxia, Tân Ghinê và Polynêdi.
54.4. Giá trị:
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.
Rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun,
toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương.
54.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm LC, IUCN – 2013.
54.6. Tình trạng bảo tồn:
Mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, được nhân dân dùng để chữa bệnh,
nguy cơ thấp.
55. Lữ đằng cấn (Lindernia crustacea F.Muell.)
Tên địa phương: Mẫu thảo, dây lưỡi đòng
Bộ: Hoa mõm sói (Scrophulariales)
Họ: Hoa mõm sói (Scrophulariaceae)


55.1. Đặc điểm nhận dạng:
Lữ đằng cấn là cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt.
Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông, mép khía răng cưa, có cuống ngắn.
Hoa có cuống dài ở nách các lá, cuống hoa có lông lún phún, thường bằng hay
dài hơn lá, đài dính đến phân nửa, tràng hoa tim tím. Quả nang nhẵn, hình trứng,
dài bằng đài. Hạt nhỏ, màu vàng, hình trứng.
55.2. Sinh học, sinh thái:
Chủ yếu tái sinh bằng thân.
Thường mọc phổ biến ở vườn, ruộng, đất ngập nước nông hoặc bán ngập,
các vũng hoặc ruộng lúa bỏ hoang, dọc đường đi.
55.3. Phân bố:
Trong nước: Phân bố cả nước.
Thế giới: Loài phân bố ở Xri Lanca, Ấn Ðộ, Nêpan, Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Việt Nam, Nhật Bản, Philippin, Úc châu, Tân Ghinê, Micronedi và
Polynêdi.
Lữ đằng cấn (Lindernia crustacea F.Muell.)
16


1

2

55.4. Giá trị:
Mẫu thảo có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải
độc, dùng trị lỵ do trực trùng cấp và mạn, viêm ruột ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa;
viêm gan, viêm thận thuỷ thũng.
55.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm LC, IUCN – 2013.

55.6. Tình trạng bảo tồn:
Mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, được nhân dân dùng để chữa bệnh,
nguy cơ thấp.
56. Đinh giả (Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex K.Schum.)
Tên địa phương: Đinh, Đinh thiết
Bộ: Hoa mõm sói (Scrophulariales)
Họ: Đinh (Bignoniaceae)

56.1. Đặc điểm nhận dạng:
Đinh hay Đinh giả là cây gỗ lớn cao 10-25 m, đường kính thân tới 60-80
cm, vỏ thân dày màu xám. Cành non có lông dày màu vàng-xám. Lá kép lông
chim một lần, lẻ, dài 30-40 cm, mang 7-11 lá chét.
Lá chét hình trứng, ngọn giáo hay bầu dục-ngọn giáo, dài 10-25 cm, rộng
4-9 cm, chóp lá nhọn, gốc lá tròn hay tù, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông màu
vàng-xám, gân bên 10-12 đôi, cuống rất ngắn 1-3 mm.
Cụm hoa hình chùm ở đỉnh cành, dài 15-35 cm, có lông, mang ít hoa. Đài
hình mo, sớm rụng ở giai đoạn quả, cao 5 cm, có lông ở phía ngoài. Tràng màu
vàng, họng tràng màu vàng đậm-đỏ nhạt, 5 thuỳ đều. Nhị 4, thụt trong ống tràng
hay hơi thò ở miệng. Bầu có lông.
17


Quả nang hơi dẹp, dài 30-50 cm, rộng 3-4 cm, có lông dày màu vàngxám. Hạt có cánh mỏng dài 3-5,5 cm, rộng 0,9-1,3 cm.
56.2. Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa từ tháng 9-12, mùa quả chín tháng 3-5 (năm sau).
Cây gặp trong rừng ẩm, ưa sáng, ở độ cao đến 1000 m.
56.3. Phân bố:
Trong nước: Lào Cai, Lạng Sơn (Đồng Mỏ), Phú Thọ (Thanh Ba), Hoà
Bình, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế.

Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
56.4. Giá trị:
Mặc dù khu phân bố khá rộng song bị chia cắt, những cá thể trưởng thành
thường bị khai thác nên hiện chỉ gặp rải rác những cây nhỏ, càng ngày càng trở
nên khan hiếm.
Loài thực vật thuộc họ Đinh cho gỗ tốt, không bị mối mọt, được dùng
trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình. Hoa và quả non có thể nấu ăn.
56.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU B1+2e, Sách đỏ Việt Nam – 2007 và nhóm IIA – Nghị
định 32/2006/NĐ - CP.
56.6. Tình trạng bảo tồn:
Mặc dù khu phân bố khá rộng song bị chia cắt, những cá thể trưởng thành
thường bị khai thác nên hiện chỉ gặp rải rác những cây nhỏ, càng ngày càng trở
nên khan hiếm.
Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Khoanh khu giữ
giống và tái sinh tự nhiên. Cần thu hồi hạt giống để ươm phục vụ trồng rừng.
Đinh giả (Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex K.Schum.)

18


1

2

3

4

57. Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban, [1994] 2000.)

Tên địa phương: Không xác định
Bộ: Na (Annonales)
Họ: Na (Annonaceae)
57.1. Đặc điểm nhận dạng:
Cây bụi nhỏ, cao 2 - 3m. Cành non có lông tơ màu gỉ sắt. Lá thuôn hình
trứng ngược, chóp thành mũi nhọn, gốc lá hình nêm rộng; phiến lá cỡ 20 35(40) x 7 - 9(10)cm, mặt dưới có lông; gân bên 14 - 17 đôi, hơi rõ ở mặt dưới;
cuống lá dài 10 - 15 mm, có lông.
Hoa ở nách lá, thường mọc đơn độc; cuống hoa rất ngắn, ở gốc mang 2 - 3
lá bắc nhỏ. Lá đài hình tam giác nhọn đầu, cỡ 5 - 6 x 3 - 4mm, có lông ở mặt
19


ngoài (trong quả đài đồng trưởng và nổi rõ 3 - 5 gân cong hình cung). Cánh hoa
ngoài hình mác, dài 2,5 - 3 m, rộng 5 - 7 mm, có lông ngắn ở cả 2 mặt; cánh hoa
trong hình mác (cỡ 15 x 5mm), có móng rõ, ở đỉnh dính nhau tạo thành mũ hơi
nhọn đầu. Nhị nhiều, chỉ nhị rõ, mào trung đới hình đĩa. Lá noãn 15 - 20; núm
nhụy hình phễu rộng, dài bằng bầu. Noãn 1. Phân quả hình trụ có mỏ cong và
nhọn, dài 3 - 4cm, đường kính cỡ 5 mm, hơi có lông ngắn; vỏ quả rất mỏng,
hoàn toàn tách rời khỏi vỏ hạt. Hạt nhẵn, màu nâu nhạt.
Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban, [1994] 2000.)

57.2. Sinh học và sinh thái:
Có hoa tháng 4 - 6, có quả tháng 7 - 10. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh,
nơi đất ẩm
57.3. Phân bố:
Trong nước: Cao Bằng (Quảng Hoà), Quảng Ninh (Móng Cái), Phú Thọ
(Cầu Hai), Hà Nội (Ba Vì), Thanh Hóa (Bến En).
Thế giới: Chưa có dẫn liệu.
57.4. Giá trị:


20


Loài có lẽ là đặc hữu của miền Bắc Việt Nam. Rễ (đoạn phình lớn như củ)
thái mỏng sao khô, sắc uống làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá.
57.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU A1a,c,d, B1+2b,e – Sách đỏ Việt Nam, 2007.
57.6. Tình trạng bảo tồn:
Việc chặt phá rừng khiến nơi cư trú suy giảm; thêm nữa cây còn bị khai
thác theo cách diệt nguồn giống (đào lấy rễ) làm thuốc. Có nguy cơ bị đe doạ
tuyệt chủng.
Không nên chặt phá những cây hiện có, cần nghiên cứu gây trồng ở điều
kiện lập địa phù hợp.
58. Kim cang cành vuông (Smilax elegantissima Gagnep.)
Tên địa phương: Kim cang nhiều tán
Bộ: Hành (Liliales)
Họ: Khúc khắc (Smilacaceae)
58.1. Đặc điểm nhận dạng:
Kim cang cành vuông là cây dây leo, dài 4 - 5 m. Thân, cành hình vuông,
rộng 0,4 - 0,7 cm, lóng dài 7 - 12 cm, cạnh có cánh rộng 1 mm. Lá mọc cách,
phiến lá hình thuôn - trứng, cỡ 10 - 32 x 3 - 17 cm, chóp nhọn thành mũi, gốc
tròn hoặc tim nông; cuống lá dài 3 - 4 cm, tua cuốn dài 15 - 30 cm. Hoa đơn
tính, khác gốc. Cụm hoa dạng bông tán, dài 20 - 40 cm, nhiều nhánh, gồm nhiều
tán.
Cụm hoa tán đực có 25 - 40 hoa. Cụm hoa tán cái có 16 - 25 hoa. Hoa
đực: bao hoa 6 mảnh, rời nhau, xếp 2 vòng; nhị 6, rời nhau. Hoa cái: bao hoa 6
mảnh, màu đỏ đậm, xếp 2 vòng; nhị lép 3. Bầu thượng, hình trứng, dài 3,5 mm;
vòi nhuỵ gần như không có; đầu nhuỵ 3, cong ra ngoài. Quả chưa thấy.
58.2. Sinh học và sinh thái:
Mùa ra hoa tháng 5 - 7, quả tháng 8 - 11. Mọc ven rừng cây bụi, rừng lá

rộng thường xanh, rừng mưa mùa, rừng thứ sinh, rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, khe
núi, thung lũng, rừng họ Dẻ (Fagaceae), sườn đồi, sườn núi.
58.3. Phân bố:
Trong nước: Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Bến
En), Khánh Hoà (Hòn Bà).
21


Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam).
58.4. Giá trị:
Nguồn gen hiếm nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng va giá trị.
58.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU B1 + 2b, c, Sách đỏ Việt Nam - 2007.
58.6. Tình trạng bảo tồn:
Loài có khu phân bố bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng. Cần nghiên cứu gây
trồng để bảo vệ nguồn gen.
Kim cang cành vuông (Smilax elegantissima Gagnep.)

59. Kim cang Poilane (Smilax poilanei Gagnep.)
Tên địa phương: Không xác định
Bộ: Hành (Liliales)
Họ: Khúc khắc (Smilacaceae)
59.1. Đặc điểm nhận dạng:
22


Kim cang Poilane là cây dây leo, dài 1 - 3 m. Thân hình trụ, màu xanh
nhạt, lóng dài 4 - 15 cm, đường kính 1 - 2 mm.
Lá mọc cách, phiến lá hình mũi giáo, mũi giáo trứng, cỡ 3 - 15 x 1 - 5 cm,
chóp nhọn thành mũi, gốc tròn hoặc tim nông. Hoa đơn tính, khác gốc. Cụm hoa

tán đơn độc, mọc ở nách lá.
Cụm hoa tán đực có 8 - 22 hoa. Cụm hoa tán cái có 6 - 18 hoa. Hoa đực:
bao hoa 6 mảnh, rời nhau, xếp 2 vòng; nhị 6, rời nhau.
Hoa cái: bao hoa 6 mảnh, màu đỏ nhạt, rời nhau, xếp 2 vòng; nhị lép 3.
Bầu thượng, hình cầu; vòi nhuỵ gần như không có; đầu nhuỵ 3, cong ra ngoài.
Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ đậm. Hạt 1 - 2.
Kim cang Poilane (Smilax poilanei Gagnep.)

59.2. Sinh học và sinh thái:
Mùa ra hoa tháng 5 - 7, mùa quả tháng 10 - 11. Mọc ven rừng cây bụi,
rừng lá rộng thường xanh, rừng mưa mùa, rừng thứ sinh, rừng nhiệt đới, á nhiệt
đới, khe núi, sườn đồi, sườn núi.
23


59.3. Phân bố:
Trong nước: Mới thấy ở Khánh Hoà (Nha Trang).
Thế giới: Chưa biết.
59.4. Giá trị:
Loài có khu phân bố bị thu hẹp, nguồn gen hiếm, có thể là loài đặc hữu
của Việt Nam.
59.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm CR B2b, 3d, Sách đỏ Việt Nam - 2007.
59.6. Tình trạng bảo tồn:
Loài có khu phân bố bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng. Cần nghiên cứu gây
trồng để bảo vệ nguồn gen.
60. Bách Bộ đứng (Stemona saxorum Gagnep.)
Tên địa phương: Không xác định
Bộ: Hành (Liliales)
Họ: Bách bộ (Stemonaceae)

60.1. Đặc điểm nhận dạng:
Bách bộ đứng là cây nhỏ, mọc đứng, cao 20 - 40 cm hoặc hơn; phân
nhánh, có lông nâu thưa. Rễ củ mọc thành chùm (10 - 15củ), nạc. Lá phía dưới
tiêu giảm thành vảy, dài 5 - 7mm. Lá phía trên mọc so le, cuống dài 3 - 5 cm, có
lông nâu; phiến lá hình tim, đầu nhọn, cỡ 11 - 19 x 6 - 14 cm. Gân 9 - 13 cái,
hình cung, rõ ở mặt dưới.
Cụm hoa ở kẽ lá, gần như không cuống, 4 - 5 lá bắc; phía trên còn có 3 - 6
lá bắc nhỏ, hình mác, có lông mịn ở mặt lưng. Hoa dài khoảng 1cm, màu lục;
bao hoa gồm 4 mảnh, 2 cái ngoài hình dải, nhọn, có 7 gân; 2 cái trong hình
thuôn, có lông, 9 gân. Nhị 4, giống nhau, dài 11 mm; bao phấn dài 3mm; trung
đới hình dải, lượn sóng, đầu nhọn, dài 7mm. Bầu hình tháp; vòi nhuỵ không rõ
ràng. Noãn 4, đứng. Quả nang, khi chín tách thành 2 mảnh. Hạt nhỏ.
Bách Bộ đứng (Stemona saxorum Gagnep.)

24


1

2

60.2. Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 3 - 4, quả tháng 4 - 7. Gieo giống tự nhiên bởi hạt. Sau khi
bị chặt phá, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh. Cây ưa ẩm, chịu bóng và hơi
ưa sáng. Thường mọc rải rác ở ven rừng ẩm, dọc hành lang ven suối ở cửa rừng,
ở độ cao đến 600 m.
60.3. Phân bố:
Trong nước: Hoà Bình (Lương Sơn), Ninh Bình (Hoa Lư, Cúc Phương),
Thanh Hoá (Đông Sơn, Bến En).
Thế giới: Thái Lan, Lào.

60.4. Giá trị:
Nguồn gen tương đối hiếm đối với Việt Nam. Rễ củ làm thuốc tẩy giun và
diệt côn trùng.
60.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU B1+2b,c, Sách đỏ Việt Nam - 2007.
60.6. Tình trạng bảo tồn:
Các điểm phân bố có số cá thể ít. Môi trường sống bị xâm hại do nạn phá
rừng làm nương rẫy. Bảo vệ triệt để những cá thể hiện có ở Vườn Quốc gia Cúc
Phương, Bến En. Thu thập về nghiên cứu trồng và bảo tồn ngoại vi (Ex situ).
61. Vệ hài (Paphiopedilum gratrixianum (Mast.) Guill.)
Tên địa phương: Lan hài lục
Bộ: Phong lan (Orchidales)
Họ: Phong lan (Orchidaceae)
61.1. Đặc điểm nhận dạng:
Vệ hài là cỏ lâu năm, có 4 - 7 lá mọc thành 2 dãy. Lá hình dải, cỡ 30 x 2 2,5 cm, màu lục, có chấm màu nâu tím ở mặt dưới gân gốc.

25


×