Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Lý luận về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.37 KB, 9 trang )

1. Khái niệm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có
1.1. Khái niệm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có
Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
hiểu theo nghĩa chung nhất là hành vi chứa, cất, giữ một cách trái pháp luật
hoặc bán một cách trái pháp luật tài sản do người khác phạm tội mà có. Hành
vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, mặc dù có
mối liên hệ về mặt khách quan với tội phạm do người khác thực hiện, nhưng
không phải là nguyên nhân gây ra hậu quả của tội phạm đó. Đây là đặc điểm
giúp phân biệt hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có với những hành vi của người thực hành, người tổ chức, người xúi
giục, người giúp sức trong đồng phạm.
Tội tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có.phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, mà theo PGS.TSKH Lê
Cảm, phải thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là: a)
bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình
diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ
quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi. Có thể đưa ra khái
niệm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như
sau: tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự của người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuy không hứa hẹn


trước, mà chứa, cất, giữ, bán tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có,
xâm phạm trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tội


phạm có lịch sử lâu đời, thể hiện thái độ xử lý kiên quyết của các nhà nước
phong kiến và Nhà nước ta đối với người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có. Việc ghi nhận tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam có những
ý nghĩa sau đây: thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống
tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ở nước
ta; thứ hai, có ý nghĩa giáo dục với người dân và các tác dụng răn đe đối với
người có ý định chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có; thứ ba, góp phần bảo vệ, tài sản của Nhà nước, tổ chức và nhân dân.
2. Sự hình thành và phát triển quy định của pháp luật về tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
2.1. Thời kỳ nhà Ngô đến nhà Lê
Năm 939, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng,
giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta. Trong buổi đầu của nền quân
chủ phong kiến tự chủ, để bảo vệ nền thống trị mới được thành lập, chính
quyền mới đã sử dụng các biện pháp bạo lực với các hình phạt nghiêm khắc
đối với những kẻ chống đối. So với nhà Ngô, nhà Đinh, dưới thời nhà tiền
Lê, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng được tăng
cường hơn, nhưng chúng ta không có tài liệu khẳng định, thời kỳ này có quy
định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
không?
Dưới thời nhà Lý, quyền thống trị của giai cấp phong kiến đã được xác
lập, tổ chức cai trị có quy củ hơn. Đáng chú ý, hoạt động lập pháp nói chung,
lập pháp hình sự nói riêng của nhà Lê được tiến hành thành công nhất dưới
thời Vua Lê Thánh Tông. Chính triều đại Lê Thánh Tông đã cho ra đời Quốc
triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng vào năm 1483.
Nghiên cứu Quốc triều hình luật cho thấy, mặc dù chưa có quy định
riêng về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có,
nhưng có đề cập tội phạm này tại nhiều điều luật. Trong Bộ luật này, tội tiêu



thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được nhà làm luật đánh giá là ít
nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm chính (ăn trộm). Người mua phải
đồ gian, nhưng ngay tình, thì được lấy lại số tiền đã mua ở người bán, còn đồ
gian thì được trả lại cho người mất trộm. Đây là quy định rất hợp lý, hợp
tình, thể hiện trình độ kỹ thuật lập pháp rất cao của Bộ luật Hồng Đức.
2.2. Thời kỳ nhà Tây Sơn đến thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp
xâm lược
Thời kỳ nhà Tây Sơn, về mặt lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói
riêng, ngay từ năm 1788, Quang Trung đã có chủ trương biên soạn một bộ
luật cho triều đại mới. Năm 1802, sau khi đánh bại hoàn toàn lực lượng của
Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu Gia Long, đặt kinh đô ở Phú
Xuân (Huế ngày nay). Về mặt lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói
riêng, sau khi lên ngôi hoàng đế, Vua Gia Long giao cho Tiền quân Bắc
thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành (1757 – 1817) là Tổng tài soạn thảo Bộ
luật có tên Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long). Mặc dù chịu ảnh hưởng
của Đại Thanh luật lệ khá nặng nề, nhưng nhiều điều luật trong Hoàng Việt
luật lệ vẫn được quy định trên cơ sở tiếp thu những giá trị lập pháp của Bộ
luật Hồng Đức. Điều 7, quyền thứ 13, Hoàng Việt luật lệ có đề cập tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với tên gọi tội đạo
tặc oa trữ (trộm cắp, chứa đồ gian). Hoàng Việt luật lệ đã quy định tội chứa
chấp tài sản do người khác phạm tội mà có ở những điểm đáng chú ý sau:
thứ nhất, tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có, có liên
quan đến một tội chính là tội trộm cắp tài sản;
thứ hai, nếu cố ý cùng thực hiện tội trộm cắp dưới dạng giúp sức, chứa
chấp tài sản trộm cắp được, được chia tang vật trộm cắp được, thì bị xử chém
cùng những người trộm cắp; thứ ba, nếu cùng thực hiện tội trộm cắp và sau
đó chứa chấp tài sản trộm cắp được, thì không cần biết có được chia tang vật
trộm cắp được hay không, đều bị xử chém; thứ tư, trường hợp người chứa
chấp tài sản trộm cắp được không thực hiện tội trộm cắp và cũng không được

chia tang vật trộm cắp được, thì phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm.
Dưới thời Pháp thuộc, tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà
có đã được Hoàng Việt hình luật đề cập cụ thể hơn so với quy định tương
ứng trong Hoàng Việt luật lệ. Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội
mà có không chỉ liên quan tội trộm cắp tài sản như trong Hoàng Việt luật lệ,
mà có thể liên quan đến những tội phạm khác, và hình phạt đối với tội này


chỉ bằng một nửa hình phạt đối với tội phạm mà nó liên quan, trừ trường hợp
nếu hình phạt đối với tội phạm mà nó liên quan là tử hình, hay khổ sai chung
thân, thì người phạm tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ
bị phạt khổ sai từ 6 năm đến 20 năm. Đây có thể coi là một bước tiến bộ
đáng kể về kỹ thuật lập pháp hình sự đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có trong Hoàng việt hình luật.
2.3. Thời kỳ từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
cho đến nay
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non
trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh tế của đất nước
vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiến tranh và
thiên tai tàn phá. Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ
lớn, đó là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.Để bảo vệ những
công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, Nhà nước ta cũng đã
ban hành Sắc lệnh số 26/SL ngày 25-02-1946 trừng trị nghiêm khắc những
kẻ phá hoại cầu cống, đường xe lửa, đường giao thông, đê đập, các nhà máy
điện, nhà máy nước, dây điện thoại, điện tín… Đáng chú ý, Sắc lệnh này đã
đề cập tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết,
miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và
bọn tay sai thống trị. Ở miền Bắc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây
dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước; ở miền

Nam, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng miền Nam khỏi
ách thống trị của đến quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà.
Việc ban hành cùng một lúc hai pháp lệnh: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm
phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài
sản riêng của công dân thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, không
những đối với tài sản xã hội chủ nghĩa, mà cả đối với tài sản riêng của công
dân. Trong hai Pháp lệnh này, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản riêng của
công dân bị chiếm đoạt và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ
nghĩa bị chiếm đoạt đều cơ bản giống nhau về tội danh, những dấu hiệu pháp
lý hình sự đặc trưng, chỉ có khác là khung hình phạt thấp hơn một cách đáng
kể.
Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có tại Điều 201. So với các quy định về tội


chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong các văn
bản pháp luật hình sự đơn hành trước đây, quy định về tội phạm này trong
Bộ luật hình sự năm 1985 đã có một số điểm mới sau đây: thứ nhất, so với
tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt, tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt, tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản công cộng bị chiếm đoạt trong các văn bản pháp luật hình sự
đơn hành trước đây, tội danh chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có trong Bộ luật hình sự năm 1985 có tính khái quát cao hơn,
nội hàm rộng, chính xác hơn; thứ hai, thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình
sự trong luật, tạo điều kiện cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong áp dụng
pháp luật, Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định ba khung hình phạt, ngoài
khung cơ bản, còn có hai khung tăng nặng hình phạt. So với các văn bản
pháp luật hình sự đơn hành, quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có trong Bộ luật hình sự năm 1985, thể hiện sự
phân hóa trách nhiệm hình sự rõ ràng, với các tình tiết tăng nặng định khung

hình phạt cụ thể hơn.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 250. So với quy định về
tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong Bộ
luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 có một số điểm mới sau
đây:
Thứ nhất, tại khung cơ bản, có bổ sung thêm hình phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, nâng mức hình phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm và nâng mức khởi điểm của hình phạt tù có thời hạn lên sáu
tháng;
Thứ hai, tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật để tạo điều
kiện cá thể hóa hình phạt trong áp dụng pháp luật bằng việc quy định ba
khung hình phạt tăng nặng, trong đó có quy định các tình tiết tăng nặng định
khung hình phạt cụ thể như: có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tài sản,
vật phạm pháp có giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn, tái phạm nguy hiểm, tài
sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính rất lớn; tài sản,
vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
Thứ ba, quy định thêm hình phạt bổ sung để tăng mức trừng phạt, răn
đe đối với loại tội phạm này.


3. Những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
Nghiên cứu những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, Liên bang Nga, Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển… cho
thấy:
Thứ nhất, những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự của các nước: Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Nga, Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển…

rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm
lý xã hội của từng nước.
Thứ hai, pháp luật hình sự Liên bang Nga có quy định tội hợp pháp hóa
(tẩy rửa) tiềnhoặc tài sản có được một cách bất hợp pháp, còn pháp luật hình
sự Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển không quy định tội rửa tiền thành một
tội độc lập, nhưng có đề cập hành vi này trong tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có.
Thứ ba, pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển đã đề cập tội vô ý
nhận tài sản bịtrộm cắp. Việc ghi nhận tội phạm này trong pháp luật hình sự
thể hiện trình độ văn hóa rất cao của nước này
4. Danh mục tài liệu tham khảo
Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01 của BộChính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong
thời gian tới, Hà Nội.
1.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5 của BộChính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
2.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
2/6 của BộChính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
3.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1985 (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4.


Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1999 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5.


Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2003 (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6.

Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội.

7.

Tòa án nhân dân tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự,
tập I, Hà Nội.
8.

Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự,
tập II (1975-1978), Hà Nội.
9.

Tòa án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết 04/HĐTP ngày 2911 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một
số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985, Hà Nội.
10.

Tòa án nhân dân tối cao (1990), Các văn bản về hình sự, dân
sự và tố tụng, Hà Nội.
11.

Tòa án nhân dân tối cao (1998), Nghị quyết số 01/1998/NQHĐTP ngày 21-9 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng

dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung
lần thứ tư, Hà Nội.
12.

Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQHĐTP ngày 12-5 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội.
13.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
14.

Đào Duy Anh (1932), Hán Việt từ điển, Nxb Lê Văn Tân, Hà

Nội.
Ban dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi, Bộ Tư pháp, Bộ luật hình
sự Nhật Bản, (Người dịch: Nguyễn Văn Hoàn, người hiệu đính: Uông
Chu Lưu), Hà Nội.
15.

16.

Bộ hình luật (1973), Nxb Trần Chung, Sài Gòn.

Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,
(người dịch:Phuthonphútthakhănty, người hiệu đính: PGS.TS Kiều
Đình Thụ), Hà Nội.
17.

Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa (1994), Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 1994.

18.


Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong
giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, một số vấn đề cơ bản của Phần
chung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
19.

Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam
(Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
20.

Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình
sự (Phần chung, (Sách chuyên khảo sau đại học), Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội.
21.

Phan Huy Chú (1957), Lịch triều hiến chương loại chí, Nhà in
Bảo Vinh, Sài Gòn.
22.

23.

Đại Việt sử ký toàn thư, tập II (1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội.
Nguyễn Văn Hào (1962), Bộ hình luật Việt Nam, xuất bản do sự
bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài Gòn.
24.


Phan Hiền (1987), Một số vấn đề chủ yếu trong Bộ luật hình sự,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
25.

Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
26.

27.

Hoàng Việt luật lệ, tập I (1994), Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà

28.

Hoàng Việt luật lệ, tập II (1994), Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà

29.

Hoàng Việt luật lệ, tập IV (1994), Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà

Nội.
Nội.
Nội.
Hội đồng Nhà nước về phòng ngừa tội phạm, Bộ Tư
pháp, Bộ luật hình sự của Thụy Điển, Hà Nội.
30.

Phan Huy Lê (1983), “Có một bộ luật thời Tây Sơn”, Trong
sách: Góp phần tìm hiểu phong trào Tây Sơn Nguyễn Huệ, Sở Văn hóa
Thông tin Nghĩa Bình.

31.

32.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1984), Nxb Sự Thật, Hà Nội.

Trần Kiêm Lý, Đặng Văn Doãn, Tìm hiểu Pháp lệnh trừng trị tội
hối lộ, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
33.


Vũ Văn Mẫu (1974), Cổ luật Việt Nam thông khảo và tư pháp
sử, quyển 1 – tập I, Sài Gòn.
34.

Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong luật hình sự Việt
Nam (1986), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
35.

36.

Quốc triều hình luật (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tạp
chí
Dân
chủ

pháp
luật,

Bộ
pháp, Số chuyên đề về Luật hình sự một số nước trên thế giới, Hà Nội.
37.



Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
38.

Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác năm
2006 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2007, Hà Nội.
39.

Trường Cao đẳng Kiểm sát (1983), Hình luật xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Phần chung, Hà Nội.
40.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2000). Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
41.

Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (1993), Giáo trình luật hình
sự Việt Nam, Phần các tội phạm, tập I, Hà Nội.
42.

Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2005), Bình luận những nội dung
mới của Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
43.


Đào Trí Úc (chủ biên) (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình
sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
44.

Đào Trí Úc (chủ biên) (1995), Tội phạm học, luật hình sự và luật
tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45.

Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong
sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
46.

Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong luật hình
sự Việt Nam,Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
47.

Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb
Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
48.



×