Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA CHỮA NÂNG CẤP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.69 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, sản xuất
mà cụ thể sản xuất công nghiệp là một bộ phận hết sức quan trọng. Để đạt được
hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì phải quản lý và sử dụng có hiệu quả tài
sản cố định - bộ phận tư liệu chủ yếu trong một đơn vị sản xuất.Tìm cách nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản cố định không phải là vấn đề mới mẻ nhưng luôn có ý
nghĩa thiết thực và quan trọng đối với mọi đơn vị kinh tế.
Tuy nhiên do thời lượng có hạn mà lĩnh vực tài sản cố định rất rộng nên
chuyên đề chỉ đi vào xem xét một góc nhỏ của các vấn đề có liên quan tới tài sản
cố định.
Đó chính là lý do em chọn chuyên đề kế toán trưởng với tiêu đề “ Hoàn thiện
hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp Kim Hà
Nội”.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định hữu hình
tại các doanh nghiệp.
Phần 2: Thực trạng hạch toán sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại
xí nghiệp Kim Hà Nội.
Phần 3: Hoàn thiện hạch toán sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại
xí nghiệp Kim Hà Nội.
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA CHỮA NÂNG CẤP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU
HÌNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có đủ
những yếu tố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong đó tài sản cố
định là bộ phận tư liệu lao động quan trọng nhất. Theo quy định trong chế độ tài
chính kế toán hiện hành, một tư liệu lao động được coi là tài sản cố định phải thoả
mãn đồng thời 2 tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Thứ nhất: phải có thời gian sử dụng trên 1 năm.
- Thứ hai: phải có giá trị thấp nhất là 5 triệu đồng.
Tài sản cố định có các đặc điểm chung sau:


- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Trong quá trình hoạt động, tài sản cố định hầu như không thay đổi hình thái
vật chất bên ngoài và đặc tính sử dụng ban đầu. Nhưng trên thực tế tài sản cố định
vẫn đang bị hao mòn và hư hỏng; suy giảm dần cả về giá trị và giá trị sử dụng.
Đó chính là lý do tại sao cần phải sửa chữa cần phải thay thế để khôi phục
năng lực hoạt động cho tài sản cố định. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp
tự làm hoặc thuê ngoài; được tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Căn cứ
vào quy mô, tính chất của công việc sửa chữa tài sản cố định, kế toán sẽ phản ánh
vào các tài khoản thích hợp.
1.1. Hoá đơn chứng từ
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành
(mẫu 04- TSCĐ/BB)
+ Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng
+ Chứng từ thanh toán
+ Biên bản nghiệm thu công trình
+ Hợp đồng kinh tế; hợp đồng giao thầu
+ ...
1.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 2413 “ Sửa chữa lớn TSCĐ”
Tài khoản 335 “ Chi phí phải trả”
Tài khoản 1421 “ Chi phí trả trước”
Các TK chi phí : TK 627, TK 641, TK 642
Các TK khác: TK 111,112; TK152,153; TK 334,338; TK 331; TK 2413
1.3. Trình tự hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định
1.3.1. Sửa chữa nhỏ
Sửa chữa thường xuyên là loại sửa chữa nhỏ, lặt vặt, mang tính duy tu, bảo
dưỡng thường xuyên. Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa
chữa nhỏ, chi phí phát sinh không lớn, mang tính đều đặn nên chi phí phát sinh đến
đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó.
+ Việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm:

Nợ TK chi phí (627,641,642...)
Có TK liên quan (11,112,152,153, 334,338...)
+ Thuê ngoài sửa chữa:
Nợ TK chi phí (627,641,642...)
Nợ TK 133(1331) thuế VAT được khấu trừ nếu có
Có TK liên quan(111,112,331) Tổng số tiền phải thanh toán
1.3.2. Sửa chữa lớn: gồm 2 loại
Sửa chữa lớn mang tính phục hồi: là việc sửa chữa, thay thế các bộ phận, chi
tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không thay thế, sửa chữa thì TSCĐ
sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường.
Chi phí sửa chữa lớn khá cao, thời gian sửa chữa thường kéo dài, công việc
sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Chi phí phát sinh sẽ
được tập hợp riêng từng vụ việc trên TK 2413, và được đưa vào chi phí phải trả
(nếu sửa chữa trong kế hoạch) hoặc tính vào chi phí trả trước (nếu sửa chữa ngoài
kế hoạch).
Việc hạch toán quá trình sửa chữa lớn mang tính phục hồi được tiến hành như
sau:
+ Tập hợp chi phí sửa chữa chi tiết theo từng công trình:
- Nếu thuê ngoài
Phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn khi
hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao:
Nợ TK 241(2413) Chi phí sửa chữa thực tế
Nợ TK 133(1331) Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331 Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng
- Nếu do doanh nghiệp tự làm
Nợ TK 241(2413)
Có TK liên quan (111,112,152,153,334,338,...)
+ Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành.
Tuỳ theo tính chất của công việc sửa chữa là trong hay ngoài kế hoạch mà kế
toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí vào các tài khoản thích hợp.

Nợ TK 335 Giá thành sửa chữa trong kế hoạch
Nợ TK 142(1421) Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch
Có TK 241(2413) Giá thành thực tế công trình sửa chữa

×