Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

TAP HUAN HOAT DONG TRAI NGHIEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 38 trang )


Một trong những quan điểm đổi mới giáo
dục và đào tạo được nêu trong nghị quyết giáo
dục Hội nghị trung ương 8 khoá 11 của BCH
trung ương là: “Chuyển mạnh quá trình giáo
dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực
tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục
và gia dình và giáo dục xã hội”;
Dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ
thông xác định có 9 năng lực cốt lõi; 8 lĩnh vực học
tập chủ chốt và hoạt động trải nghiệm sáng tạo


Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông
mới, các hoạt động giáo dục trong trường trung
học gồm:
- Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường,
sinh hoạt Đội, sinh hoạt Đoàn…);
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức
theo các chủ đề giáo dục;
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp…
Được gọi chung là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.



Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mang xã
hội, thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà
trường để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể,
qua đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng


lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê; bộc lộ và
điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng
như khuôn hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng
với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục
thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục


Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhấn mạnh đến
sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của
người học và được tổ chức một cách linh hoạt,
sáng tạo: từ nội dung, hình thức, quy mô, địa
điểm, lực lượng phối hợp...
Hoạt động dạy học có tích hợp các yếu tố của
hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ngược lại. Hai
hoạt động này có mối quan hệ tương hỗ và bổ trợ
cho nhau. Khoa học đã chứng minh tham gia hoạt
động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp cho học sinh có
được kết quả học tập tốt hơn


Hình thành năng
lực người học

Gắn liền
với thực
tiễn

Hoạt động
giáo dục
Hoạt động

dạy học

Nhà
trường


Khái niệm HĐTNST


Đặc điểm của HĐTNST


NỘI DUNG CỦA HĐTNST
- Nội dung Hoạt động TNST rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến
thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục
đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, giáo dục nghệ thuật,
thẩm mĩ, giáo dục thể chất, an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục
phòng chống HIV/AIDS…
-Nội dung giáo dục của HĐ TNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp
ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng những hiểu biết của
mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
- Nội dung thường chia thành bốn nhóm:
+ Nhóm các hoạt động xã hội
+ Nhóm các hoạt động học thuật
+ Nhóm các hoạt động nghệ thuật và thể thao


Quy mô và địa điểm tổ chức của HĐTNST
- Về quy mô: HĐ TNST có thể tổ chức theo những quy mô khác
nhau: theo nhóm, theo lớp, theo khối, theo trường hoặc liên

trường. Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm, lớp có ưu thế hơn
về nhiều mặt như tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời
gian, HS tham gia nhiều hơn, có nhiều khả năng phát triển kĩ
năng hơn.
- Về địa điểm: HĐ TNST có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác
nhau ở trong và ngoài nhà trường: lớp học, thư viện, phòng đa
năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, viện bảo
tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhà các nghệ nhân,
làng nghề, cơ sở sản xuất... Liên quan đến chủ đề hoạt động.


Sự phối hợp của lực lượng tham gia các HĐTNST
HĐ TNST có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp,
GV bộ môn, cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách đội, Ban Giám hiệu nhà
trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương các Hội, tổ chức,
doanh nghiệp, các nghệ nhân, …
Tùy nội dung và tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực
lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì hoặc phối hợp,
có thể là những mặt khác nhau: kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức,
đóng góp về chuyên moob, trí tuệ, chất xám hay ủng hộ tinh thần.
HĐTNST tạo điều kiện cho HS được học tập và giao tiếp với nhiều lực
lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh
khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu
quả của hoạt động.


So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
Đặc trưng


Môn học

HĐ trải nghiệm sáng tạo

Mục đích
chính

Hình thành và phát triển hệ thống Hình thành và phát triển những
tri thức khoa học, năng lực nhận phẩm chất, tư tưởng, ý chí và tình
thức và hành động của học sinh
cả, giá trị, kỹ năng sống và những
năng lực chung cần có ở con
người trong xã hội hiện đại,

Nội dung

- Kiến thức khoa học, nội dung
gắn với các lĩnh vực chuyên môn.
- Được thiết kế thành các phần
chương, bài, có mối liên hệ logic
chặt chẽ hoặc các môđun tương
đối hoàn chỉnh

-Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời
sống, địa phương, cộng đồng, đất
nước, mang tính tổng hợp nhiều
lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học;
dễ vận dụng vào thực tế.
-Được thiết kế thành các chủ điểm

mang tính mở, không yêu cầu mối
liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm.


So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
Đặc trưng

Môn học

HĐ trải nghiệm sáng tạo

Hình thức
tổ chức

- Đa dạng, có quy trình chặt chẽ; hạn
chế về không gian, thời gian, quy mô và
đối tượng tham gia,…
- Học sinh ít có cơ hội trải nghiệm cá
nhân.
- Người chỉ đạo, tổ chức hoạt động học
tập chủ yếu là giáo viên

- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh
hoạt, mở về không gian, thời gian, quy
mô, đối tượng, số lượng,…
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
cá nhân.
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo,
tổ chức các hoạt động trải nghiệm với

các mức độ khác nhau…

Tương tác, - Chủ yếu là thầy – trò.
phương - Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt
pháp
động là chính.
Kiểm tra,
đánh giá

- Nhấn mạnh đến năng lực tư duy
- Theo chuẩn chung.
-Thường đánh giá kết qủa bằng điểm

- Đa chiều.
- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là
chính.
- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng
lực thực hiện, tính trải nghiệm.
- Theo những yêu cầu riêng, mang tính
cá biệt hóa, phân hóa.
-Thường đánh giá kết quả đạt được
bằng nhận xét



Hình thức hoạt động

1.
2.
3.

4.

Hình thức có tính Khám phá
(Hoạt động tự chủ)
Thực địa, thực tế
Thăm quan
Cắm trại
Trò chơi (lớn)

• Hình thức có tính Thể nghiệm
(Hoạt động hướng nghiệp)
1. Diễn đàn
2. Giao lưu
3. Hội thảo/xemina
4. Sân khấu hóa
 

• Hình thức có tính Tham gia lâu dài
(Hoạt động câu lạc bộ)
1. Dự án và nghiên cứu khoa học
2. Câu lạc bộ

• Hình thức có tính Cống hiến XH
(Hoạt động tình nguyện)
1. Thực hành lao động việc nhà, việc
trường
2. Các hoạt động xã hội/ tình nguyện


MỤC TIÊU VÀ LOẠI HÌNH HĐTNST

- Hoạt động tự chủ: Nhà trường tổ chức các hoạt
động tự chủ lấy học sinh làm trung tâm, để học
sinh tham gia một cách năng động vào các hoạt
động đó. Các hình thức cụ thể bao gồm: hoạt động
thích nghi, hoạt động tự trị, tổ chức sự kiện, các
hoạt động sáng tạo…
- Hoạt động câu lạc bộ: Học sinh sẽ chủ động tham
gia vào các hoạt động nhóm cùng sở thích, xây
dựng và hình thành thái độ làm việc tập thể, qua
đó phát triển sở thích cũng như những kĩ năng của
bản thân. Có nhiều hình thức thể hiện như: hoạt
động học thuật, hoạt động văn hóa nghệ thuật,
hoạt động thể thao, hoạt động thực tập, hoạt động
đoàn và thanh thiếu niên…


MỤC TIÊU VÀ LOẠI HÌNH HĐTNST
- Hoạt động hướng nghiệp: thông qua các hoạt động
phát triển bản thân phù hợp với sở thích và hứng
thú, khả năng và cá tính của học sinh để tra cứu và
xây dựng định hướng nghề nghiệp tương lai. Hoạt
động này bao gồm: hoạt động giúp hiểu rõ bản thân,
hoạt động tìm hiểu thông tin hướng nghiệp, hoạt
động kế hoạch hướng nghiệp và hoạt động thể
nghiệm trực tiếp nghề nghiệp.
- Hoạt động tình nguyện: học sinh thực hiện các hoạt
động chia sẻ và giúp đỡ cộng đồng và những người
xung quanh và tham gia bảo vệ môi trường. Hoạt
động này bao gồm: hoạt động tình nguyện trong
trường, hoạt động tình nguyện tại khu vực, hoạt

động bảo vệ môi trường, các hoạt động chiến dịch


QUY TRÌNH TIẾN HÀNH XÂY DỰNG HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO







B1: Lựa chọn chủ đề
B2: Tìm hiểu thực trạng
B3: Tìm kiếm thông tin liên quan
B4: Tổ chức hoạt động
B5: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm


VÍ DỤ MINH HỌA

Bước 1: Lựa chọn chủ đề “Vận động và hướng dẫn người dân trong xã thực
hiện an toàn điện”
Bối cảnh: Địa phương học sinh là một xã nông thôn điển hình đã được điện
khí hoá, có các dịch vụ sản xuất, giải trí….. Sử dụng năng lượng điện. Trong xã có
đường dây điện cao áp di qua và các dây hạ áp phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Tuy
vậy sự hiểu biết về an toàn điện của người dân trong xã còn hạn chế, còn xảy ra
mất an toàn về điện. Như vậy, cần thiết phải có một hoạt động ( dự án ) về vận
động, Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về an toàn điện, nâng cao ý
thức chấp hành các quy định về an toàn điện.


Bước 2: Tìm hiểu thực trạng
Học sinh chia làm các nhóm nhỏ đi làm các thông tin sau
-Số lượng đường dây cao áp đi qua khu vực sống
- Số lượng trạm biến áp và đường dây cao áp, hạ áp đi qua khu vực sống
- Số lượng các hộ dân sử dụng năng lượng điện để hoạt đọng sản xuất,
dịch vụ
- Số lượng hộ dân sử dụng điện sinh hoạt
-Thực trạng sử dụng năng lượng điện


Bước 3: Tìm kiếm các thông tin, hình ảnh về các qui định an toàn điện, các hình ảnh về
mất an toàn điện thường gặp trong sách giáo khoa và các tài liệu liên quan. Ví dụ tìm
kiếm những thông tin sau:
a.Qui định về an toàn điện:
Nghị định của Chính phủ nước ta đã qui định về khoảng cách bảo vệ an toàn lưới
điện cao áp về chiều rộng và chiều cao như sau:
Điện áp

Đến 22Kv

Loại dây

Dây
bọc

Dây
trần

Dây

bọc

Dây
trần

1

2

1.5

3

Khoảng cách
an toàn theo
chiều rộng
(mét)

35Kw

Điện áp

Khoảng cách an toàn theo chiều thẳng
đứng (mét)

66110kV

220kV
Dây trần


4

Đến 35kV
2

500kV

66110kV
3

6

7

220kV 500k
V
4
6


b. Một số hình ảnh về mất an toàn điện


Bước 4: Tổ chức hoạt động
-Thống nhất kịch bản: thống nhất cách thức tiến
hành: Đến từng nhà quan sát hệ thống điện, chỉ ra
những bất hợp lý, giúp đỡ người dân nâng cao kiến
thức về an toàn điện, trao tặng tài liệu về an toàn
điện…..
- Hoạt động thực tế: Học sinh chia thành các nhóm

nhỏ với sự chỉ đạo, giúp đõ của giáo viên, phụ
huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh
nghiệp……
Bước 5: Đánh giá và tổng kết, rút kinh nghiệm


Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
TRƯỜNG HỌC

• Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, …về truyền thống
nhà trường để chuẩn bị cho ngày hội trường.
• Tập làm thủ thư trong một giờ đọc sách.
• Tổ chức tham quan di tích lịch sử hoặc nhà tưởng
niệm, quê hương của danh nhân mà trường mang
tên.
• Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ và các di tích lịch sử.
• Thăm quan các làng nghề truyền thống.
• Trồng và phụ trách chăm sóc cây xanh.
• Lập mô hình về ngôi trường mơ ước.
• Tìm hiểu về đội thiếu niên tiền phong HCM.


Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
VĂN HÓA DU LỊCH

• Thăm quan và tập làm người nông dân trong một ngày
• Thăm quan và tập làm hướng dẫn viên cho làng nghề
• Thăm quan dâng hương Văn miếu Quốc Tử Giám
• Hội thi bày mâm ngũ quả, tết trung thu
• Hội thi cắm trại chào mừng ngày 26/3

• Hội thi thiết kế tập san nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
• Đóng kịch phòng chống HIV/AIDS
• Hội diễn văn nghệ
• Làm phóng sự ảnh giới thiệu về ngày 22/12


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×