Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.52 KB, 9 trang )

Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
1. Lý thuyết quản lý hệ thống của L.P. Bertalafly
Theo L.P.Bertalafly áp dụng năm 1940, được áp dụng phổ biến năm 1960-1970.
Thuyết này cho rằng: Hệ thống tập hợp các phần tử, các bộ phận có quan hệ chặt
chẽ với nhau và tác động qua lại một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh
thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi, đảm bảo việc thực
hiện chức năng hay một số mục tiêu nhất định. Một hệ thống bao giờ cũng nằm
trong một môi trường nhất định với các yếu tố cấu thành cơ bản: đầu vào, quá
trình hoạt động và đầu ra. Trên thực tế mọi hệ thống đều là hệ mở với những
mức độ khác nhau. Mọi hệ thống đều có cơ chế phản hồi thông tin để điều chỉnh
khi cần thiết.
Để vận dụng lý thuyết này trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh,
cần tập hợp việc đầu tư phát triển các bộ phận riêng lẻ: quy hoạch đô thị xanh,
kiến trúc cảnh quan không gian xanh, vật liệu xây dựng thân thiện với môi
trường, tiết kiệm năng lượng hiệu quả, kinh tế xanh và môi trường sống của
người dân hài hòa… tạo nên sự vượt trội, mang tính chất ưu việt và tính bền
vững cao. Để đạt được điều này, cần có chiến lược phát triển đô thị một cách
tổng quát, hài hòa, việc thực hiện đầu tư cần đảm bảo các tiêu chí đề ra, cần
kiểm tra sát sao, định kỳ và đánh giá những vấn đề quản lý tốt và chưa tốt để
khắc phục kịp thời.
Thuyết quản lý hệ thống của L.P.Bertalafly dựa trên trường phái định lượng với
nội dung: Quản lý là ra quyết định và muốn quản lý hiệu quả thì các quyết định
phải đúng đắn, chính xác. Để làm được điều này, các nhà quản lý phải có quan
điểm hệ thống khi xem xét sự việc của các dự án đô thị, thu thập và xử lý thông
tin, sử dụng các mô hình toán học trong việc ra quyết định quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh, cần kiểm tra và công thức hóa các giải pháp quản lý sao cho
phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất.


Thuyết này cho rằng hệ thống là tập hợp các bộ phận, các phần tử có môi quan
hệ qua lại tác động bên trong, tạo nên tính ưu việt hơn hẳn mà các phần tử riêng


lẻ không có. Một hệ thống bao giờ cũng nằm trong một môi trường nhất định
với các yếu tố cấu thành cơ bản: đầu vào, quá trình hoạt động, đầu ra. Các yếu tố
đầu vào bao gồm: các nguồn tài chính (nguồn vốn, ngoại tệ, kim loại quý),
nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, tài nguyên thiên nhiên, đất đai đô thị, công nghệ,
thông tin thị trường, quan hệ đối ngoại, các chính sách thể chế tác động của Nhà
nước, sự biến động chính trị - kinh tế - xã hội của Quốc tế và khu vực tác động
đến việc đầu tư phát triển đô thị xanh. Các yếu tố đầu ra bao gồm: Sản phẩm xây
dựng các khu đô thị xanh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân đô thị,
đóng góp nguồn tài chính đáng kể cho xã hội, tạo nên hệ thống môi trường sinh
thái cho thành phố, cải thiện đáng kể môi trường sống cho dân cư đô thị, mang
lại sức khỏe cho cộng đồng.
Theo L.P.Bertalafly cho rằng mọi hệ thống trên thực tế là hệ thống mở, với các
mức độ mở khác nhau, hệ thống càng mở thì đường biên của hệ thống với môi
trường càng linh hoạt. Để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có hiệu quả thì
cần tổ chức và đảm bảo tốt thông tin phản hồi từ người dân sinh sống tại các khu
đô thị xanh và các tổ chức hoạt động có liên quan. Cần xây dựng cơ chế bảo
đảm thông tin phản hồi là một trong những điều kiện thành công của chính
quyền thành phố Hà Nội trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
Thông qua đó cần điều chỉnh công tác quản lý cho phù hợp với điều kiện cụ thể.
2. Lý thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi (thuyết tích hợp trong quản lý)
Sự bùng nổ của thông tin và cuộc cách mạng thông tin đã làm cho xã hội loài
người có những bước chuyển biến mang tính cách mạng mạnh mẽ trên bình diện
của từng nước và toàn cầu và kéo theo là những thay đổi có tính cách mạng


trong việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao vào quá trình lao động từ đó
xuất hiện những lý thuyết quản lý đầu tư phát triển mới.
Thực chất của lý thuyết này là sự tổng hợp và sử dụng những tư tưởng tốt nhất
của các lý thuyết cổ điển, lý thuyết tâm lý xã hội, lý thuyết định lượng tạo thành
lý thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi hay còn gọi là lý thuyết tích hợp - hội

nhập. Trong hệ thống lý thuyết tích hợp có một số quan điểm sau:
Quan điểm quản lý quá trình của Harold Koontz, quan điểm này được đề
cập từ đầu thế kỷ thứ XX qua hệ tư tưởng Henri Fayol, nhưng chỉ thực sự phát
triển mạnh từ những năm 1960 do công của Harold Koontz và các đồng sự. Tư
tưởng này cho rằng quản lý đầu tư là một quá trình liên tục của các chức năng
quản lý, đó là hoạch định chiến lược đầu tư phát triển, tổ chức, nhân sự, lãnh
đạo, kiểm tra và phản hồi. Đây là các chức năng chung của quản lý đầu tư phát
triển đô thị nói riêng và của bất cứ lĩnh vực nào từ đơn giản đến phức tạp cũng
phải thực hiện đầy đủ các chức năng đó. Vận dụng để quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh là một quá trình quản lý liên tục từ khâu quy hoạch, chiến lược phát
triển, tổ chức thực hiện, lãnh đạo quản lý, cần kiểm tra giám sát quá trình quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh sao cho hợp lý, hiệu quả.
Quan điểm tình huống ngẫu nhiên của Fiedler, quan điểm này thì chủ
trương rằng muốn quản lý hữu hiệu thì phải căn cứ vào tình huống cụ thể để vận
dụng phối hợp các lý thuyết đã có từ trước. Nếu lý thuyết cổ điển và tâm lý xã
hội cho rằng năng suất lao động là chìa khóa để đạt hiệu quả quản lý, còn lý
thuyết định lượng cho rằng việc ra quyết định đúng đắn là chìa khóa của quản lý,
thì Fiedler là tác giả đại diện cho quan điểm tình huống ngẫu nhiên (còn gọi là
phương pháp quản lý theo điều kiện ngẫu nhiên) cho rằng cần phải kết hợp các
lý thuyết quản lý ở trên lại với nhau để vận dụng vào việc xử lý các tình huống
quản lý trong thực tiễn. Ông cho rằng việc quản lý đầu tư phát triển như một
cuộc đời không thể dựa vào các nguyên tắc đơn giản. Quan điểm tình huống


ngẫu nhiên đòi hỏi trực giác của các nhà quản lý phải linh hoạt bởi vì các tổ
chức khác biệt nhau về kích thước, mục tiêu, nhiệm vụ nên khó có thể có những
nguyên lý chung áp dụng một cách khái quát. Để quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh hiệu lực, hiệu quả và hợp lý cần vận dụng lý thuyết này là tính linh hoạt về
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển cũng như việc thực thi nhiệm vụ.
3. Thuyết sinh thái

Quản lý đầu tư phát triển đô thị theo thuyết sinh thái được ủng hộ bởi trường
phái Chicago đặc biệt là Robert Park - ông cho rằng đô thị là một thực thể sống.
Mô hình tăng trưởng đô thị và tiểu văn hóa được Park triển khai nhiều nơi khác
nhau bên trong đô thị. Ông đã tập trung vào lý luận đa nguyên về sự tiến hóa
mang tính cạnh tranh đầu tư phát triển đô thị xanh. Park cho rằng sự di chuyển
dân cư làm một nhân tố quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển đô thị. Mặt
khác, tính quan trọng về thị trường đất đai là một trong những nhân tố để quản
lý đầu tư phát triển đô thị. Thị trường bị tác động bởi “Bàn tay vô hình” theo
giải thích của Adam Smith. Cũng như lý luận đa nguyên về cạnh tranh, ông nhận
thức được “Bàn tay vô hình” không những tạo ra bởi những hoạt động xã hội,
người kinh doanh bất động sản, người cho thuê, kinh doanh khai thác mà còn
được tạo ra do tiến trình phi xã hội (asocial process). Từ đó cảnh quan đô thị dần
tiến đến gần với cơ giới, hình thức sử dụng đất đai không màng đến giá trị văn
hóa - xã hội.
Cùng với tiến trình mang tính cạnh tranh và thị trường đất đô thị, Park đã
nhận thức được tính quan trọng của sự thông hiểu ngôn ngữ. Con người là một
thực thể tồn tại mang tính xã hội và có năng lực tập thể hóa bằng cách tự tổ chức
thông qua những ảnh hưởng tác động lẫn nhau giữa các cá nhân. Kế thừa thuyết
sinh thái của Park là các học trò của ông như: Burgess. Mc Kenzie đưa ra mô
hình đường tròn đồng tâm (còn gọi là mô hình đôi mắt con bò vàng - Bulls eye)
nổi tiếng về cơ cấu đô thị được quản lý đầu tư và phát triển theo kiểu sinh thái.


Mô hình này, nguồn động lực chính của phát triển đô thị xanh là điểm cuối của
hệ giao thông xanh và khu vực đô thị trung tâm hành chính và thương mại nơi
tập trung dân cư nhộn nhịp, tấp nập vào ban ngày và vắng vẻ vào ban đêm. Do
vậy, quản lý đầu tư các hệ thống giao thông xanh, trung tâm hành chính và
thương mại, tạo được cảnh quan đô thị xanh -hài hòa - thông minh và hiện đại.
Để phân tích và sửa đổi lý luận đường tròn đồng tâm, Hawley đã định
nghĩa lại cơ cấu cấp thấp của không gian đô thị xanh bằng sơ đồ hình quạt

(sector) và cho thấy rằng đô thị xanh tăng trưởng như thế nào khi thông qua
mạng lưới giao thông xanh. Bởi vậy khi quy hoạch đường bộ,đường sắt đô thị
thành các vòng tròn đồng tâm và phát triển rộng ra đường viền bên ngoài thì sẽ
phản chiếu được mức độ sử dụng đất đô thị theo biểu đồ hình quạt. Trong mô
hình này, Hawley lấy khu vực đô thị trung tâm hành chính và thương mại làm
cốt lõi của đô thị xanh để thực hiện vai trò chủ đạo cho sự tăng trưởng đô thị
xanh.
Tiếp đó, Hoyt đưa ra mô hình đa lõi (multiple nuclei) thì khu vực hành
chính và thương mại là cơ cấu không gian đô thị xanh quan trọng, ngoài ra ông
còn giải thích về quá trình xuất hiện các đô thị vệ tinh do mở rộng và phát triển
khu vực đô thị.
Các nhà lý luận học về đô thị sinh thái rất quan tâm đến đặc điểm nội bộ
của không gian đô thị và quá trình tách biệt cư trú. Sự biến hóa bắt nguồn từ
quan điểm xác định về thay đổi xã hội, hình dạng của các đô thị xanh theo sự
tăng trưởng đô thị và quá trình phát triển bền vững vùng ngoại ô, xem xét đến
mạng lưới giao thông xanh và công nghệ kỹ thuật.
Qua thuyết này, cần vận dụng vào quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
dựa trên mô hình “Đường tròn đồng tâm” của Burgess. Mc Kenzie để phát triển
đô thị theo hướng sinh thái, kết hợp hài hòa hệ thống giao thông, hành chính và


thương mại nhưng vẫn tạo nên kiến trúc cảnh quan hài hòa nhất cho các khu đô
thị.
4. Thuyết nhị nguyên về “Đô thị - Nông thôn”
Thuyết này cho rằng những đô thị tăng trưởng nhanh chóng nhờ công nghiệp
hóa, là biểu tượng cạnh tranh, mâu thuẫn, mối quan hệ cam kết và tính hiệu quả
của quản lý đầu tư, được so sánh với quan hệ hợp tác, quan hệ hội nhập, quan hệ
tương thích trong xã hội địa phương. Những người tiêu biểu theo thuyết này là
Comte, Durkheim, Toennies và Weber.
Theo Comte quan điểm nếu quản lý đầu tư phát triển đô thị theo trật tự cũ

bị lật đổ thì có nguy cơ trạng thái vô chính quyền sẽ lan tỏa, chủ nghĩa tự do cá
nhân trong quản lý đầu tư phát triển đô thị cũng sẽ phổ biến rộng rãi. Do đó, việc
cấp bách nhất trong công tác quản lý đầu tư phát triển là phục hồi lại trật tự. Cơ
chế cộng đồng được hình thành thì trật tự được xây dựng và có thể lãnh đạo,
quản lý được công cuộc công nghiệp hóa và phát triển đô thị.
Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh theo thuyết nhị nguyên của Comte là phải
phục hồi lại trật tự đô thị, tự do cá nhân trong quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh cũng là một nhân tố quan trọng để đem lại hiệu quả cao. Ta thấy đó là sự
gia tăng đô thị cũng như tăng trưởng đô thị nhờ công nghiệp hóa, mặt khác dựa
trên quan hệ hợp tác, quan hệ hội nhập quan hệ tương thích trong xã hội của
chính quyền địa phương các cấp để đạt được tính hiệu lực và hợp lý dựa trên sự
phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững.
Nhận xét chung:
Lý thuyết quản lý hệ thống L.P. Bertalafly đưa ra các lý luận về quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh, cần tập hợp việc đầu tư phát triển các bộ phận
riêng lẻ: quy hoạch đô thị xanh, kiến trúc cảnh quan không gian xanh, vật liệu
xây dựng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng hiệu quả, kinh tế xanh
và môi trường sống của người dân hài hòa…


Lý thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi nhấn mạnh việc vận dụng một
cách tính linh hoạt về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển cũng như việc thực thi
nhiệm vụ.
Thuyết sinh thái đã phân tích và sửa đổi lý luận đường tròn đồng tâm,
Hawley đã định nghĩa lại cơ cấu cấp thấp của không gian đô thị xanh bằng sơ đồ
hình quạt (sector) và cho thấy rằng đô thị xanh tăng trưởng như thế nào khi
thông qua mạng lưới giao thông xanh. Khi quy hoạch đường bộ,đường sắt đô thị
thành các vòng tròn đồng tâm và phát triển rộng ra đường viền bên ngoài thì sẽ
phản chiếu được mức độ sử dụng đất đô thị theo biểu đồ hình quạt.
Thuyết nhị nguyên về “Đô thị - Nông thôn” nhấn mạnh phải phục hồi lại

trật tự đô thị, tự do cá nhân trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cũng là
một nhân tố quan trọng để đem lại hiệu quả cao.
Các lý thuyết tác giả lựa chọn để vận dụng trong quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh là lý thuyết nghiên cứu của các nước trên thế giới hiện nay. Tuy
nhiên, tác giả vận dụng cho thành phố Hà Nội về quản lý đầu tư phát triển đô thị


xanh sao cho phù hợp,ệu
hi quả và hợp lý. Thể hiện ở hình 2.8 như sau:
Lý thuyết quản lý hệ thống
của L.P. Bertalafly
LÝ THUY Ế T CƠ B Ả N
V Ề QUẢN LÝ Đ ẦU TƯ
PHÁT TRI Ể N
ĐÔ TH Ị XANH

Lý thuyết quản lý tổng hợp và
thích nghi (thuyết tích hợp trong
quản lý)
Thuyết sinh thái
T huyết nhị nguyên
về “Đô thị- Nông thôn”

Nguồn:Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.
Hình: Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh





×