Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý đầu tư PHÁT TRIỂN đô THỊ XANH ở THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.74 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
1.1. Các đặc điểm về tự nhiên
Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8
tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Giang - phía Đông Bắc; Bắc Ninh, Hưng
Yên - phía Đông; Hà Nam ở phía Nam, Hòa Bình - Tây Nam, Phú Thọ - phía
Tây; Vĩnh Phúc - phía Tây Bắc. Với diện tích là 3.328,9 km2 trong đó đất đô thị
là 423 km2; dân số 3.443.500 người, mật độ dân số trung bình 2.136 người /km 2
(trong đó mật độ dân số đô thị trung bình là 8.141,5 người /km 2), Hà Nội là một
trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới (Hà Nội đứng thứ 13), là đầu mối
giao thông quan trọng không chỉ vùng đồng bằng Bắc bộ, mà còn của cả nước,
khu vực và thế giới.
Thủ đô Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ
nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển trung tâm văn hóa - kinh tế chính trị của cả nước. Hà Nội có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, các mạch núi Tây
Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, các cánh cung
Đông Bắc), và các dòng sông cũng tụ thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía
biển Đông (sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Chảy, sông Cầu, sông Hồng,
sông Thái Bình). Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho
phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội là đầu mối giao thông bằng đường
bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả
nước và đi quốc tế.
Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa
1
1


phương khác trong cả nước. Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15
tháng 12 năm 2000 đã xác định: Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính


trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế
và giao dịch quốc tế”.
Địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Điều này
ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố. Một trong những nét đặc trưng của Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự
nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa cũng như do thiếu quy hoạch, quản lý
kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Hồ, đầm của Hà Nội đã
tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho thành phố, điều hòa khí hậu cho khu
vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng.
Khí hậu Hà Nội mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết có sự khác
biệt giữa mùa nóng và mùa lạnh, nhiệt độ trung bình mùa đông là 16,5 0C, trung
bình mùa hạ là 29,50C. Lượng mưa trung bình hàng năm vào 1.800 mm.
1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội có liên quan đến đầu tư phát triển đô thị
xanh của Hà Nội
Trong giai đoạn 2010 - 2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12
13%/năm. Trong đó, dịch vụ: 12,2 - 13,5%; công nghiệp -xây dựng: 13 13,7%; nông nghiệp: 1,5-2,0%. GDP bình quân/người năm 2017: từ 85 triệu
đồng đến 90 triệu đồng, năm 2018 GDP bình quân đầu người tăng 6,81% so với
năm 2017 (Ước tính từ 90 triệu đồng đến 96 triệu đồng).
Do mở rộng địa giới hành chính Hà Nội (từ năm 2008) nên dân số là 6,45
triệu người, mật độ trung bình là 1.926 người/km 2, Hà Nội được tổ chức thành
29 quận, huyện với 577 phường, xã và thị trấn (tính đến 31/12/2008). Đến năm
2017, dân số toàn thành phố là 7.742.200 người, mật độ trung bình là 1.979
2
2


người/km2. Hà nội có 4 điểm cực: Cực bắc là xã Bắc Sơn huyện Sóc Sơn, cực
Tây là xã Thuần Mỹ huyện Ba Vì, cực Nam là xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức,
cực Đông là xã Lệ Chi huyện Gia Lâm.
Quá trình đô thị hóa mạnh nên hầu hết các sông ở Hà Nội bị ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng, vì hàng ngày lượng nước thải chưa được xử lý xả thẳng
vào các sông là rất lớn.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước tăng cường, thay đổi diện mạo
của thủ đô. Quy hoạch các khu công nghiệp và chú trọng đầu tư hạ tầng vào các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư các dự
án trọng điểm, tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài.
Ngành dịch vụ được chú trọng phát triển cả về quy mô, ngành nghề, xây
dựng và hoàn thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhà ở xã hội…
Công tác quy hoạch xây dựng tổng thể của thành phố Hà Nội được triển
khai quyết liệt nên bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể.
2. Tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội
2.1. Tổng quan về phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội
a) Tổng quan về phát triển đô thị xanh
Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, văn hiến, văn minh, hiện đại; để Hà Nội xứng
tầm là trái tim của tổ quốc, là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính, văn
hóa, kinh tế, xã hội của cả nước. Năm 2008 mở rộng địa giới hành chính - Hà
Nội trở thành thành phố đứng đầu cả nước về diện tích là 3.348,5 km 2, là Thủ
đô lớn đứng thứ 13 trên thế giới. Theo Đồ án Quy hoạch chung của xây dựng
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do liên danh PPJ và
Bộ Xây dựng [42] và Quyết định số 222/QĐ-TTg của Chính phủ [16] thì Hà
3
3


Nội gồm trung tâm hạt nhân, 05 đô thị vệ tinh và một số đô thị sinh thái, thị trấn
hiện hữu khác. Đô thị trung tâm hạt nhân được giới hạn từ đô thị lõi cũ kéo về
phía Tây đến tuyến đường vành đai 4, kéo về phía Bắc và Đông Bắc sông Hồng
gồm khu vực Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm. Năm đô thị vệ tinh
được xác định gồm có Hòa Lạc, Sơn Tây, Phú Xuyên, Xuân Mai và Sóc Sơn.

Theo Đồ án Quy hoạch thì phía Tây thành phố sẽ có những bước phát triển
mạnh mẽ. Để đạt được điều này thì Chính phủ và chính quyền thành phố đã có
chủ trương xây dựng các đô thị hiện đại hơn, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn theo
hướng đô thị xanh, văn minh, hiện đại và bền vững. Trong những năm gần đây
đã xây dựng và phát triển một số khu đô thị sinh thái, khu đô thị xanh như:
Vinhome Riverside, Gamuda… để nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân.
Đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội xét trên các khía cạnh: kinh
tế, xã hội và môi trường. Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế ta thấy hài hòa và
tương quan với cấu trúc của toàn đô thị là chưa hợp lý. Điều này được thể hiện
là các khu đô thị xanh có vị trí độc lập, nằm trên vị trí xa trung tâm thành phố
hoặc nằm ở các vùng ven đô. Các khu đô thị xanh được xây dựng xen kẽ với
các khu đô thị cũ nên việc quản lý đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, không
đồng bộ về quy hoạch xây dựng cũng như cơ sở hạ tầng, giao thông…. Mặt
khác, Đầu tư phát triển đô thị xanh chính là tốc độ phát triển kinh tế của thành
phố Hà Nội ngày càng tăng. Hà Nội đã đầu tư phát triển một vài khu đô thị
xanh: Khu đô thị xanh Vinhomes Riverside, Khu đô thị xanh Gamuda Gardens,
Khu đô thị sinh thái Vincom Riverside, Khu đô thị xanh The Manor Park Đại
Kim, Khu đô thị xanh Hà Nội Gardens City, Khu đô thị xanh EcoHome Phúc
Lợi, Khu đô thị xanh Vinhomes Gardenia Cầu Diễn, Khu đô thị xanh Vinhomes
Gadenia Mỹ Đình, Khu đô thị xanh Pentstudio Tây Hồ…

4
4


Do quy hoạch chi tiết chưa hợp lý, các khu đô thị ở Hà Nội xây dựng cách xa
trục giao thông, một số khu đô thị bám sát mặt đường thì bị ô nhiễm môi
trường, mất an toàn giao thông do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
người dân và các phí tổn kinh tế khác. Mặt khác, tiếp cận các khu đô thị xanh

với các khu chức năng chưa hợp lý đặc biệt là khu trung tâm với nơi làm việc,
trường học, bệnh viện… Như vậy, vấn đề đặt ra trong việc đầu tư phát triển đô
thị xanh của thành phố Hà Nội là: Hà Nội cần quy hoạch các khu đô thị xanh thông minh - hiện đại, có định hướng sử dụng quỹ đất đô thị sao cho hợp lý. Từ
đó chuyển thành các kế hoạch chi tiết để định hướng đầu tư phát triển cho phù
hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển kinh tế -xã hội của thành phố.
Thành phố cần có chiến lược sử dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh
tế trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị xanh đưa Thủ đô trở
thành một thành phố xanh - thông minh - hiện đại nhất cả nước, xứng đáng là
“trái tim” của cả nước; trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa… của cả nước.
Mục tiêu của chiến lược này là phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,
truyền thông tốc độ cao mang tính cạnh tranh toàn cầu với mục tiêu hỗ trợ cho
đầu tư phát triển đô thị xanh là trọng tâm.
Cần ban hành chính sách tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đô thị, đa
dạng hóa các nguồn năng lượng, giao thông đô thị xanh, thông minh, hệ thống
chiếu sáng đô thị thông minh. Bên cạnh đó phải sử dụng hệ thống năng lượng
tái tạo. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố đưa ra các quy định về các công
trình xây mới khách sạn, bệnh viện, trường học… cần xây dựng vật liệu thân
thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải CO2.
b) Giới thiệu một số khu đô thị xanh đáng sống nhất của Thủ đô Hà Nội:
* Khu đô thị Gamuda Gardens:

5
5


Gamuda - khu đô thị với quy mô đẳng cấp quốc tế được chủ đầu tư Tập
đoàn Gamuda Berhad - Malaysia trải rộng trên khuôn viên 500 hecta tại quận
Hoàng Mai thành phố Hà Nội. Dự án được ôm trọn trong vòng tay xanh mát và
thanh bình của hồ nước tự nhiên cùng với cảnh quan tuyệt đẹp của công viên
Yên Sở và các công viên vệ tinh. Quy hoạch toàn diện về xây dựng cơ sở hạ

tầng và phát triển khu đô thị Gamuda Gardens mang đến một cộng đồng bền
vững và một môi trường sống lành mạnh cho cư dân với những tiện ích đồng
bộ, đầy đủ và hoàn thiện.
Lấy cảm hứng từ những yếu tố lịch sử của thủ đô và mang đến một trải
nghiệm mới với những giá trị truyền thống và đương đại, Gamuda Gardens sẽ
mang lại những lợi ích lớn lao trong việc thúc đẩy những giá trị văn hóa và
cộng đồng, cơ hội kinh doanh và đầu tư cũng như phát triển du lịch tại vùng đất
phía Nam Hà Nội. Đây thực sự là một thay đổi lớn mang đến cho cư dân thành
phố một lựa chọn sống mới, xanh và an toàn hơn.
* Khu đô thị xanh Times City
Được đúc kết dựa trên ý tưởng về một khu đô thị hiện đại mang phong cách
kiến trúc sinh thái thân thiện của Đảo quốc Singapore. Tọa lạc trên khu đất
thuộc phường Vĩnh Tuy quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Tổ hợp căn hộ
đẳng cấp Times City đã mang đến một không gian sống sang trọng, đẳng cấp
với đầy đủ các công trình tiện ích hiện đại và tiện nghi trong diện tích 364.500
m2, là nơi cư dân yên tâm tận hưởng cuộc sống tiện nghi, hoàn hảo.
Park Hill Premium là một dự án chung cư cao cấp thuộc lô đất của quần
thể khu đô thị Times City. Thừa hưởng toàn bộ cảnh quan xanh như chuỗi công
viên cây xanh và hồ nước rộng trên 100.000 m2, vườn dưỡng sinh trên cao hiện
đại, quảng trường nhạc nước và hệ thống cảnh quan 10 héc ta cùng các tiện ích
cảnh quan hài hòa, tinh tế. Các căn hộ Park Hill Premium hướng tới sự năng
6
6


động, thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, mỗi căn hộ đều được bố trí các khe
sáng và mặt thoáng tự nhiên.
* Khu đô thị xanh Vinhomes Riverside
Vinhomes Riverside thuộc quận Long Biên thành phố Hà Nội, được thiết kế
và thi công xây dựng theo mô hình của thành phố Venice - Italy. Khu đô thị xanh

Vinhomes Riverside tọa lạc tại cửa ngõ phía Bắc thành phố Hà Nội, cách trung
tâm thành phố Hà Nội 6,5 km; có hệ thống giao thông thuận tiện với các tuyến
đường hiện đại, có hệ thống sông bao quanh các biệt thự kết hợp với cây xanh
tạo nên môi trường sinh thái hài hòa, một nơi đáng sống, lý tưởng nhất, hiện đại
bậc nhất của Thủ đô.
2.2. Tổng quan về đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội
Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 được lập với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố
xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 [15]. Cấu trúc đô thị được thiết
lập trên cơ sở của các yếu tố phát triển bền vững, là một cấu trúc đa cực, đa
trung tâm, đa tầng bậc. Đầu tư phát triển đô thị thực thi được phải có nguồn vốn
đầu tư phát triển đô thị. Nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị nói chung, đô thị
xanh nói riêng bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước.
Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước,
nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm
nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI.
Để có được nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị cao nhất, hiệu quả nhất nhà nước
cần có chính sách ưu thu hút đầu tư, huy động vốn tối đa tư các nguồn khác
nhau, ở trong nước cũng như nước ngoài.
7
7


Huy động vốn đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội
luôn được chú trọng và quan tâm đặc biệt. Cụ thể: Các nguồn lực xã hội cho
đầu tư phát triển đô thị nói chung, đầu tư phát triển đô thị xanh nói riêng ngày
càng được nâng cao. Các nguồn vốn huy động góp phần quan trọng tạo nên tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội rất cao và ổn định.

Theo cục thống kê Hà Nội thì vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà
Nội hàng năm rất cao. Từ năm 2012 đến năm 2017 huy động được
1.763.926 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, tình hình huy động vốn hàng năm tăng
đều riêng năm 2016 bị giảm do nền kinh tế bị suy thoái, đến năm 2017 lại có
chiều hướng tăng lên, điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng. Vốn đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn TP Hà Nội
Năm

Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng)

2012

232.658

2013

279.200

2014

313.214

2015

352.685

2016

277.950


2017

308.219

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội,
Cục Thống kê Hà Nội hàng năm từ 2012 - 2017 [21÷28].
Từ bảng trên ta lập được biểu đồ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà
Nội hàng năm như sau:

8
8


400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0

2012

2013

2014

2015


2016

2017

Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp
Hình. Biểu đồ vốn đầu tư phát triển hàng năm
Vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2017, tổng số
vốn đăng ký 8.021 triệu đô la Mỹ; tổng số vốn thực hiện là 11.490 triệu đô la
Mỹ, như vậy vốn thực hiện so với vốn kế hoạch là 1,43 %, năm 2010 vốn thực
hiện là 4.270 triệu USD nhưng đến năm 2017 vốn thực hiện là 1.012 triệu USD
tăng 23,7% (so với năm 2010) điều này được thể hiện chi tiết ở bảng sau:
Bảng. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hà Nội
Năm

Số dự án
được cấp mới

Tổng vốn đăng ký

Vốn thực hiện

(triệu USD)

(triệu USD)

2010

288


470

4.270

2011

285

1.322

1.129

2012

211

899

900

2013

257

487

871

2014


313

651

1.017

2015

304

845

1.091

2016

459

1.913

1.200

2017

556

1.434

1.012


9
9


Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2017 [27].
Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành phân theo loại công trình
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng. Giá trị sản xuất ngành xây dựng hàng năm
ĐVT: Tỷ đồng
Năm

2010

2011

2015

2016

Công trình nhà để ở

49.893

62.453

63.509

69.283

92.576


Công trình nhà không để ở

33.100

32.982

37.859

44.357

49.744

Công trình kỹ thuật dân dụng

38.241

50.875

75.917

85.361

84.533

Công trình xây dựng chuyên dụng

26.547

24.400


37.896

51.866

51.368

Phân loạ i công trình

2017

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2017 [27].
Từ bảng trên ta thấy, với công trình nhà để ở thì giá trị xây dựng năm
2017 là 92.576 tỷ đồng tăng 185,55% so với năm 2010 là 49.893 tỷ đồng.
Đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm gần đây được chính quyền
thành phố quan tâm đặc biệt. Tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố hàng
năm luôn được đưa ra thảo luận về đầu tư phát triển đô thị, nhu cầu về vốn,
quản lý đầu tư phát triển đô thị, quản lý về vốn đầu tư sao cho hiệu quả, công
tác quy hoạch luôn được chú trọng, xây dựng đô thị xanh có trọng tâm, trọng
điểm nhưng phải phù hợp với phát triển đô thị chung của thành phố, đảm bảo
kiến trúc cảnh quan, bảo tồn văn hóa di sản, môi trường đô thị tốt, giao thông
và hạ tầng đô thị hài hòa, hợp lý, luôn đáp ứng nhu cầu dân cư đô thị.
3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển một số đô thị xanh ở thành phố Hà
Nội giai đoạn 2010 - 2017
10
10


3.1. Thực trạng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển đô thị
xanh và đầu tư phát triển đô thị xanh

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được Chính phủ ban hành Quyết
định số 1393/QĐ-TTg ngày 23/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ:
“Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền,
các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội…”.
Tiếp đó là kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 2020 tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện tại đã rà soát, kiến nghị phát triển quy hoạch ngành xây dựng từ quan
điểm phát triển bền vững và xây dựng khung chính sách, kế hoạch tăng trưởng
xanh ngành xây dựng giai đoạn 2014 - 2020. Bộ Xây dựng đã rà soát các kiến
nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể của ngành để đảm bảo phát triển bền vững,
tiết kiệm tài nguyên nhiên liệu, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách
hiệu quả, xây dựng khung chính sách đô thị hóa xanh và kế hoạch tăng trưởng
xanh của ngành xây dựng giai đoạn 2014 - 2020.
Đô thị Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa của cả nước, phát
triển theo dạng lan tỏa. Cấu trúc đô thị Hà Nội được xây dựng dựa trên các yếu
tố phát triển bền vững là sự kết nối đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Mô hình
không gian Thủ đô Hà Nội gồm đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Đô thị hạt
nhân có dân số khoảng 0,45 triệu người, được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về
phía tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía Bắc sông Hồng - Khu vực Mê
Linh, Đông Anh, Gia Lâm theo định hướng quy hoạch. Chuỗi đô thị nằm dọc
vành đai IV Đan Phượng - Hoài Đức - Hà Đông - Thường Tín sẽ xây dựng các
công trình có mật độ cao, đặc biệt là kiến trúc cảnh quan cây xanh và mặt nước,
có hành lang xanh dọc sông Nhuệ. Khu vực Long Biên, Gia Lâm phát triển khu
đô thị xanh, sinh thái (Vinhomes Riverside, Ecohome Phúc Lợi…) dịch vụ chất
lượng cao và hỗ trợ các ngành công nghiệp. Đông Anh phát triển thương mại
11
11


giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, trường quay gắn
liền với bảo tồn khu di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì, trung tâm thể thao thành

phố Hà Nội. Mê Linh là dịch vụ công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao.
Hình thành năm đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú
Minh và Sóc Sơn với dân số từ 0,21 triệu người đến 0,75 triệu người trên một
đô thị. Mỗi đô thị vệ tinh có chức năng riêng biệt hỗ trợ cho các đô thị vệ tinh
khác và đô thị trung tâm Hà Nội. Các đô thị vệ tinh này đóng góp không nhỏ
vào sự phát triển của không gian xung quanh - Vùng Thủ đô Hà Nội, các đô thị
vệ tinh có một hoặc nhiều nhân tố chính, đặc thù riêng, nhà ở, đào tạo chất
lượng cao, công nghiệp, dịch vụ… Năm đô thị vệ tinh của Hà Nội có những
chức năng chính sau đối với thành phố: Đô thị vệ tinh Sơn Tây là đô thị văn
hóa, lịch sử, di tích, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, phát triển tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp sinh thái. Ở đây còn có khu đại học tập trung quy mô lớn
khoảng 400 - 500 hecta nhằm ưu tiên các ngành nghề đào tạo về khoa học xã
hội, văn hóa, nghệ thuật, du lịch và kinh tế. Đô thị vệ tinh Hòa Lạc là đô thị
khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển, khu công nghiệp công nghệ cao,
nghỉ dưỡng và là khu trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đô thị
vệ tinh Xuân mai là đô thị dịch vụ, công nghiệp, hỗ trợ phát triển tiểu thủ công
nghiệp, hệ thống làng nghề, là đô thị đại học hỗ trợ cho Hòa Lạc và dịch vụ cửa
ngõ phía Tây Nam Hà Nội. Đô thị vệ tinh Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, kho
tàng, đầu mối giao thông, các dịch vụ trung chuyển, tiếp nhận hàng hóa
logistics, đầu mố chế biến và phân phối nông sản, đô thị sinh thái gắn với hệ
thống mặt nước, tạo cảnh quan đặc trưng, là trung tâm y tế khu vực phía nam
thành phố.
Về chiến lược quy hoạch và phát triển nhà ở đô thị đạt 18 m 2 sàn trên một
người, phát triển nhà ở theo hướng xanh - văn minh - hiện đại nhưng vẫn bảo
12
12


tồn được kiến trúc cảnh quan đô thị, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao
thông, cải thiện chất lượng môi trường đô thị.

Quy hoạch mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thiết lập mạng lưới
bệnh viện đa khoa tại các quận huyện, đô thị vệ tinh, đô thị xanh – thông minh sinh thái… trên cơ sở quy mô dân số từng khu vực.
Xây dựng trung tâm văn hóa của thành phố Hà Nội tại quận Tây Hồ, trung
tâm văn hóa quốc gia tại khu vực Sơn Đồng, Hoài Đức. Tiếp tục hoàn thiện làng
văn hóa các dân tộc Việt Nam - đây là trung tâm giao lưu, giải trí, sinh hoạt văn
hóa cộng đồng. Xây dựng tượng đài Nguyễn Trãi tại Hà Đông, tượng đài chiến
thắng Cầu Giẽ tại Phú Xuyên.
Đặc biệt là thành phố rất quan tâm chỉ tiêu đất xanh đạt khoảng 15 m 2 trên
người, bảo vệ hệ thống kiến trúc cảnh quan các hệ thống cây xanh tại Sóc Sơn, Ba
Vì, Hương Tích và hệ thống sông hồ, kết nối công viên đô thị, công viên vui chơi
giải trí.
Trên cơ sở chiến lược phát triển, quy hoạch chung của thành phố thì chiến
lược quy hoạch phát triển các khu đô thị xanh luôn được chính quyền quan tâm,
chú trọng. Cụ thể, đầu tư phát triển đô thị xanh – thông minh – hiện đại đáp ứng
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, điển hình là khu đô thị xanh Vinhomes
Riverside Long Biên, Khu đô thị xanh Gamuda Gardens, Khu đô thị xanh The
Manor Park Đại Kim, Khu đô thị xanh The Manor Park Đại Kim, Khu đô thị xanh
Hà Nội Gardens City, EcoHome Phúc Lợi, Khu đô thị xanh Vinhomes Gardenia
Cầu Diễn, Khu đô thị xanh Vinhomes Gadenia Mỹ Đình, Khu đô thị xanh
Pentstudio Tây Hồ… từ đó lên kế hoạch cụ thể để thực hiện quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh theo chủ trương của chính quyền thành phố.

13
13


Chiến lược thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua các
việc quản lý cơ chế chính sách để thực hiện kế hoạch bao gồm: quản lý chính sách
phát triển hạ tầng đô thị, quản lý chính sách đất đai đô thị, quản lý chính sách nhà
ở đô thị, các công trình văn hóa, thể dục thể thao, các khu công viên vui chơi giải

trí, quản lý chính sách nguồn lực lao động đô thị, quản lý chính sách môi trường
đô thị, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải đô thị… để đạt được hiệu quả cao
nhất.
3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh ở Hà Nội
Chính quyền thành phố chưa nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của chính
sách đầu tư phát triển đô thị xanh góp phần tích cực vào việc xây dựng Thủ đô
văn minh, hiện đại và bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển đô thị trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đại hội toàn quốc lần thứ XII
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ trong Nghị quyết: “Đổi mới cơ chế,
chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế
hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện
đại và thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và
nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng. Nâng cao chất lượng, tính đồng
bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị, chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc
trưng của các đô thị tạo động lực phát triển kinh tế của đất nước, của các vùng.
Để thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã ban hành chương trình
hành đông thực hiện Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong đó đề ra nhiệm vụ: “…Đổi mới cơ chế chính sách,
phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…”. Từ chương trình hành động này nên
14
14


những năm gần đây các Bộ ngành đã tham mưu xây dựng để Chính phủ trình
Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến công tác
đầu tư xây dựng và phát triển đô thị gồm: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công,
Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai.... Các

quy định này đã hình thành một khung pháp lý quy định thống nhất, đơn giản
hóa cho toàn bộ công tác đầu tư phát triển đô thị. Tuy nhiên, quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh là cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch đô thị, đất đai, tài chính, đầu tư xây
dựng, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và quản lý hành chính, dân cư…
Nhưng thực tế thì chưa có văn bản cụ thể về đầu tư phát triển đô thị xanh nên
dẫn đến việc chồng chéo trong quản lý, hoạch định chính sách. Hà Nội có nhiều
đơn vị tham gia quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô thị nói chung, đô thị
xanh nói riêng: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, sở Xây dựng, sở Tài nguyên và môi
trường, sở Tài Chính, sở Giao thông công chính… nhưng giữa các đơn vị này lại
không có phân định trách nhiệm rõ ràng, và chưa có cơ chế phối hợp dẫn đến sự
chồng chéo trong quản lý của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn.
Năng lực các nhà quản lý đầu tư khu đô thị xanh chưa được đào tạo bài bản,
các nhà quản lý chưa thống nhất được quan điểm chung mà đại đa số mang tính
cục bộ, chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của các khu đô thị lân cận, còn rào
kín, không thống nhất được việc quản lý khu đô thị xanh với chính quyền địa
phương (UBND các phường) chưa chuyên nghiệp, lực lượng chuyên môn còn
thiếu và yếu lại phải giải quyết khối lượng công việc lớn do đó không đáp ứng
được yêu cầu công việc hiện tại. Mô hình quản lý các khu đô thị chưa mang lại
hiệu quả cao, chưa tập trung vào một mối, thiếu tính đồng nhất trong quản lý:
Sở Xây dựng thì quản lý cấp phép xây dựng, sở Quy hoạch - Kiến trúc thì quản
lý việc quy hoạch và quyết định đầu tư, phường sở tại thì quản lý về hành chính
15
15


và xây dựng trên địa bàn… như vậy rất chồng chéo không tập trung nên chưa
mang lại hiệu quả cao.
Cùng với việc quản lý của chính quyền thì cộng đồng dân cư chưa tích cực
tham gia nên công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị chưa mang lại hiệu quả

cao.
Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định và điều chỉnh đầy đủ quá
trình hình thành, đầu tư xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị; quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, pháp nhân, cá nhân trong quản lý đầu
tư phát triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói riêng.
Chính quyền thành phố Hà Nội chưa thực hiện tốt quản lý đầu tư phát triển đô
thị nói chung, đô thị xanh nói riêng, do thiếu một số văn bản quy định, việc phân
cấp quản lý chưa được rõ ràng, cụ thể nên chưa tạo ra một thể thống nhất từ
trung ương đến địa phương, từ chính quyền thành phố đến chính quyền các quận
(huyện).
Hiện tại thành phố cũng chưa có cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển đô
thị xanh được cụ thể rõ ràng, bên cạnh đó chưa tạo điều kiện cho môi trường
đầu tư, chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư
nhân…
Hiện tại thành phố chưa có định hướng, quy hoạch tổng thể, chiến lược,
chương trình phát triển đô thị xanh và kế hoạch; tạo lập các khu đô thị phát
triển theo hướng xanh, văn minh, có hệ thống hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ,
hiện đại, thân thiện với môi trường; bổ sung hành lang pháp lý cho việc quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh đáp ứng yêu cầu chủ động ứng phó biến đổi khí
hậu, tiết kiệm năng lượng, xây dựng đô thị xanh - văn minh - hiện đại, đô thị
sinh thái; đa dạng hóa các nguồn lực phát triển đô thị. Cần đưa ra chính sách
16
16


hướng tới mục tiêu giải quyết những vấn đề bất cập nổi bật hiện nay trong công
tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Cụ thể: Thứ nhất là chính sách phát
triển đô thị phải theo định hướng, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch của Chính
phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Thứ hai là chính sách phát triển hạ
tầng đô thị đồng bộ. Thứ ba là chính sách quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

Thứ tư là chính sách phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững thông qua
việc chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, xanh, sinh thái.
Thứ năm là chính sách đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát
triển đô thị xanh. Thứ sáu là chính sách tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
về phát triển đô thị xanh theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững. Với các
chính sách nêu trên kỳ vọng sẽ giúp cho Thủ đô hạn chế mặt trái và phát huy
những lợi thế của việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bền vững cũng như
trong việc hội nhập quốc tế (Xem phụ lục 7 và phụ lục 9 về kết quả khảo sát
điều tra).
3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
của thành phố Hà Nội
Hệ thống điều hành của chính quyền thành phố Hà Nội bao gồm:
Đứng đầu là UBND thành phố Hà Nội, tiếp đó là các cơ quan chuyên môn như
Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài chính…,
UBND các quận, huyện, thị xã và các ban ngành, đơn vị trực thuộc được thể
hiện như sau:

17
17


Nguồn: Cổng thông tin điều hành UBND thành phố Hà Nội [102]
Hình. Sơ đồ hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội
Cán bộ công chức trong bộ máy quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bao
gồm cán bộ chuyên trách của UBND thành phố Hà Nội, cán bộ các sở ban
ngành có liên quan: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch đầu
tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính… ngoài ra còn có các cán bộ thanh tra,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có hiệu
quả không? Có hợp lý không?
3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh

18
18


Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải dựa
vào các quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội.
Việc kiểm tra giám sát của các sở ban ngành, UBND thành phố đôi khi vẫn
chưa được chú trọng, mang tính hình thức, chưa quyết liệt.
Công tác kiểm tra giúp nhà quản lý phát hiện các sai sót, các ách tắc của tổ
chức trong quá trình quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh để có các giải pháp,
xử lý, điều chỉnh, tận dụng các nguồn lực để sớm đưa ra hệ thống đến mục tiêu.
Công tác kiểm tra nhằm chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm xảy ra
trong quá trình quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Công tác kiểm tra ở nhiều
khâu, nhiều yếu tố, nhiều người mà nhà quản lý ngăn chặn được khả năng hoạt
động sai sót của hệ thống quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Thực tế hiện
nay công tác kiểm tra giám sát không thường xuyên, còn tình trạng buông lỏng.
Bên cạnh đó chưa ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ thông tin vào việc kiểm
tra, giám sát đầu tư phát triển đô thị xanh.
Bên cạnh đó việc kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội và giám sát cộng
đồng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hết sức quan trọng cụ thể là việc
thực hiện quy chế giám sát cộng đồng theo quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng.
Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội
được đổi mới và hoàn thiện, đề cao vai trò quản lý của các chủ thể, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn, phòng ngừa chấn chỉnh
và xử lý các sai phạm để việc quản lý đúng theo quy định. Cơ chế, chính sách
về kiểm tra, giám sát việc đầu tư phát triển đô thị nói chung, đầu tư phát triển
đô thị xanh nói riêng ngày càng được đổi mới và hoàn thiện, nâng cao vai trò và

trách nhiệm chính quyền thành phố, cụ thể là các sở: Quy hoạch - Kiến trúc,
Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính. Chính quyền thành phố Hà Nội ngày
19
19


càng tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm có biện
pháp phòng ngừa những sai phạm, phát hiện và xử lý kịp thời để không xảy ra
hậu quả nghiêm trọng
Nhiệm vụ cụ thể của chính quyền thành phố Hà Nội trong việc quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư như sau:
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về
lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc và phê duyệt quy hoạch xây dựng, kiến
trúc theo đúng các tiêu chí đảm bảo hoạt động đầu tư và phát triển thành phố.
Có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu
chuẩn về quy hoạch xây dựng, kiến trúc, các quy định về lập, thẩm định, phê
duyệt các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị của toàn thành phố.
Tổ chức lập, thẩm định quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thuộc thẩm
quyền phê duyệt và ban hành của UBND thành phố Hà Nội; hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kiến truchs đô thị sau khi cấp có thẩm
quyền phê duyệt và ban hành. Có trách nhiệm hướng dẫn các chủ đầu tư trong
việc tổ chức lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của
UBND thành phố Hà Nội. Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây
dựng đã được phê duyệt trên địa bàn Thành phố theo phân cấp, bao gồm: Tổ
chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; quản lý hồ sơ các mốc giới,
chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; cấp giấy phép, chứng chỉ quy hoạch xây dựng;
giới thiệu địa điểm xây dựng và hướng tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật; cung
cấp thông tin về quy hoạch, kiến trúc. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về
quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao

gồm việc tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, tổ chức thực hiện và đề
xuất quy chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội,
đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các
20
20


nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi chính phủ… thực hiện về giám sát, đánh giá đầu
tư hàng năm, có trách nhiệm tổng hợp về việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư, báo cáo định kỳ theo quy định cho UBND
thành phố Hà Nội về tiến độ, kế hoạch đầu tư.
- Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, thực hiện
chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về tài
chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà
nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính
doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ
tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật. Tham mưu với UBND
thành phố về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài
hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa
bàn. Giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương
trình, dự án ODA trên địa bàn. Xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự
toán chi đầu tư phát triển hàng năm; chủ trì phối hợp với cơ quan có liên quan
bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư trình UBND thành phố quyết
định. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UNBD thành phố quyết định
phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách; kế hoạch
điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; xây dựng kế hoạch
điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách
của thành phố. Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý
kiến theo thẩm quyền đối với các dự án đầu tư do thành phố quản lý. Kiểm tra

tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư,
quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách của chủ đầu tư, tình hình kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư của KBNN. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự
án hoàn thành, trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt đối với các dự án
21
21


thuộc thẩm quyền. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn
vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố theo quy
định. Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá
hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của thành phố, báo
cáo UBND thành phố và Bộ Tài chính theo quy định. Tham mưu cho UBND
thành phố về kế hoạch vốn hàng năm, hướng dẫn việc quản lý vốn đầu tư, đánh
giá hiệu quả của vốn đầu tư phát triển đô thị nói chung, đầu tư phát triển đô thị
xanh nói riêng.
Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về các
lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị và
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghệ cao, chiếu
sáng, công viên, cây xanh đô thị… chịu sự hướng dẫn kiểm tra chuyên môn
nghiệp vụ của Bộ Xây dựng. Lập và thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư xây
dựng, theo dõi và giám sát hoạt động tổng thể đầu tư xây dựng trên toàn địa bàn
thành phố Hà Nội. Sở Xây dựng còn tổ chức lập các chương trình phát triển đô
thị toàn thành phố và cho từng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, đảm bảo
phù hợp với chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia.
Xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thu hút và huy động các
nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển đô thị đồng bộ, các khu đô thị mới,
các chính sách, giải pháp quá trình đô thị hóa, các mô hình quản lý đô thị,
khuyến khích phát triển các dịch vụ công trong phát triển đô thị, phát triển đô
thị ứng phó với biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng

xanh, cải thiện môi trường đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị, các dự án
đầu tư phát triển đô thị đặc biệt là đầu tư phát triển đô thị xanh…
Công tác kiểm tra giám sát cần phải mang tính khách quan, chính xác, cần có độ
da dạng, hợp lý, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm. Kiểm tra một cách khách
quan là phải dựa vào các chuẩn mực quy định của nhà nước cũng như các quy
22
22


định của thành phố Hà Nội. Kiểm tra chính xác là hiệu quả của việc điều chỉnh.
Để công tác kiểm tra đạt hiệu quả cần kiểm tra theo mẫu, kiểm tra toàn bộ, kiểm
tra đột xuất, kiểm tra theo chiều dọc và theo chiều ngang, kiểm tra từng mặt và
kiểm tra toàn diện. Cần tránh hiện tượng kiểm tra chồng chéo. Mặt khác, công
tác kiểm tra có trọng tâm trọng điểm sẽ nâng cao hiệu quả kiểm tra và vừa tiết
kiệm chi phí.
Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát của các sở, ban ngành chuyên môn của thành
phố thì cần tăng cường giám sát của các tổ chức xã hội, giám sát cộng đồng,
mặt trận tổ quốc của thành phố cũng như cơ quan thông tin truyền thông để
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội.
3.5. Thực trạng quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát
triển đô thị xanh
a. Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm qua
Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội xét trên khía cạnh
kinh tế, xã hội, môi trường thì thực trạng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến phát
triển chung của Thủ đô. Cụ thể:
Thứ nhất, chưa bố trí hợp lý các khu đô thị xanh với cấu trúc chung đầu tư phát
triển đô thị của toàn thành phố, chất lượng sống của người dân trong các khu đô
thị giảm, gây sức ép ảnh hưởng tới cấu trúc chung đô thị, cảnh quan môi trường
cũng như công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị. Sự phát triển kinh tế cũng
như tăng trưởng dân số làm gia tăng mật độ xây dựng tại các vùng của trung

tâm dẫn đến mật độ xây dựng cao, giảm sự cân bằng hài hòa giữa không gian
trống và các khối nhà cao tầng chưa được tính toán khoa học, hợp lý (điển hình
là các chung cư cao tầng Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công...)
23
23


Việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh chưa hợp lý ở các đô thị cũ là bởi vì
nhà ở đô thị đa dạng về loại hình: Nhà Biệt thự kiểu pháp, nhà biệt thự song
lập, đơn lập, nhà ở liền kề... Bên cạnh đó thì một số chung cư xuống cấp rất
nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường rất nặng, điển hình là khu Tân Mai,
Tương Mai, Quỳnh Mai, Văn Chương.
Thứ hai, thành phố cho đầu tư phát triển một số khu đô thị xanh, nhưng vẫn
chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính kết nối các đô thị cũng như giao thông đô thị,
môi trường đô thị, khả năng tiếp cận nội bộ, hệ thống hạ tầng xã hội chưa được
chú trọng, chưa tính toán được nhu cầu sử dụng sao cho hiệu quả nhất, không
hợp lý, tỷ lệ lấp đầy diện tích dịch vụ và phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh
viện, trung tâm thương mại, kiến trúc cảnh quan không gian xanh, giao thông
xanh, môi trường sinh thái...
Thứ ba, việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh còn nhiều bất cập trong bảo
tồn các giá trị văn hóa - lịch sử, chưa đáp ứng được đời sống tinh thần của
người dân và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong khu đô thị. Thứ
tư, kiến trúc cảnh quan, môi trường đô thị chưa đảm bảo, hệ sinh
thái tự nhiên trong các khu đô thị vẫn chưa được chú trọng và chưa hài hòa với
tổng quna chung của đô thị, môi trường sống trong các khu đô thị vẫn chưa
được tốt, một vài nơi còn ô nhiễm nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hiện nay nhiều khu cảnh quan bị biến dạng, đầu tư phát triển đô thị tăng dẫn
đến việc giảm diện tích mặt nước, mặt đất... Mặt khác các khu vực hồ trong đô
thị cũng bị lấm chiếm và thu nhỏ: Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch...
Thứ năm, việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của các cấp, các ngành liên

quan không tốt dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, các con sông trên địa
bàn Hà Nội bị thu hẹp và ngày một ô nhiễm nặng. Các khu vực phát triển đô thị
Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên... bị ô nhiễm môi trường trong
24
24


quá trình xây dự ng, hệ th ố

ng thoát nướ c quá tả

i và xu ố ng c ấ

trườ ng.
Chưa bố trí, quy
hoạch các khu đô
thị xanh cho hợp lý

n

Chưa

đảm bảo tính kết
ối các khu đô thị xanh
với giao thông xanh, môi
trường đô thị xanh.

Thực trạng v

p gây ô nhiễ m môi

Chưa
đảm bảo hệ
sinh thái, kiến
trúc cảnh quan,
môi trường đô thị
đạt

ề quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh
ở Hà Nội

Còn nhiều bất cập trong việc bảo tồn
các giá trị Văn hóaLịch sử, ch ưa
đáp ứng đời sống tinh thần của người
dân cũng như sự tham gia giám sát
của cư dân sống trong khu đô thị xanh

Chưa khắc phục được
triệt để tình trạng ô
nhiễm môi trường
nước, môi trường khí

Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp.
Hình. Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
b. Công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát
triển đô thị xanh trong những năm qua a) Về quản lý quy hoạch, kế hoạch
Công tác quy hoạch về phát triển đô thị xanh được sắp xếp, bố trí rất hợp lý từ
tổng thể đến chi tiết được UBND thành phố quan tâm đặc biệt. Mục tiêu quy
hoạch của thành phố Hà Nội đến năm 2030 là xây dựng và phát triển thủ đô Hà
Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại trên nền tảng

phát triển bền vững, Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu
quả, là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính - chính trị
Quốc gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá - khoa học - giáo dục - kinh
25
25


×