Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

So sánh thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong giải quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.69 KB, 16 trang )

Đề tài: So sánh thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong giải quyết vụ án dân
sự theo quy định của BLTTDS năm 2015.

A. MỞ ĐẦU
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (Điều 102 Hiến
pháp năm 2013). Việc xét xử của tòa án thể hiện qua bản án, quyết định của tòa án
đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, không phải bất kì bản án, quyết định nào của
Tòa án cũng chính xác, đúng pháp luật. Để giải quyết được vấn đề nêu trên, kịp
thời bảo vệ quyền lợi của các đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,
Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong giải
quyết vụ án dân sự, theo đó, chủ thể có thẩm quyền có quyền kháng nghị để Tòa án
cấp trên xét lại bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật. Cả
hai thủ tục này đều được áp dụng đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật, nhưng giữa chúng có những điểm khác nhau. Để giúp phân biệt được hai thủ
tục trên, em xin chọn đề tài: “So sánh thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong giải
quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015”. Trong quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu vẫn còn nhiều hạn chế, mong thầy cô có nhiều ý kiến đóng góp để bài
viết được hoàn thiện hơn.

1


B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung
Bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật vì những
nguyên nhân khác nhau có thể có những vi phạm, sai lầm nghiêm trọng. Trong
những trường hợp như vậy, để khắc phục những vi phạm của bản án, quyết định đó
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự, Tòa án cấp trên vẫn có


quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục luật định.
Theo quy định của pháp luật tố tụng, việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án được tiến hành có thể theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm.
1.

Thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án dân sự
Thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án dân sự là thủ tục xét lại bản án, quyết

định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi
có các căn cứ theo quy định của pháp luật 1. Như vậy, giám đốc thẩm là việc Tòa án
có thẩm quyền xét xử lại vụ án bị kháng nghị, do những người có thẩm quyền
kháng nghị giám đốc thẩm, bao gồm: Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án
TAND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Chánh án TAND cấp cao kháng nghị
trong trường hợp phát hiện thấy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án có vi phạm pháp luật (quy định tại Điều 331 BLTTDS 2015). Trên cơ sở
kháng nghị, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm sẽ xem xét lại vụ án và ra một
trong các quyết định: (1) Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật,
(2) Giữ nguyên bản án, quyết dịnh đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy bỏ
hoặc bị sửa, (3) Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu thấy việc điều
tra đã đầy đủ, nhưng bản án được giải quyết không đúng pháp luật, (4) Hủy bản án,
1

Điều 326 BLTTDS 2015, các căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1


quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xem xét xử so thẩm hoặc phúc thẩm lại vì
việc điều tra vụ án không đầy đủ hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

trong những trường hợp do pháp luật quy định, (5) Hủy bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án trong những trường hợp do
pháp luật quy định. Theo quy định của BLTTDS 2015 về giám đốc thẩm vụ án dân
sự, để có thể tiến hành giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực của
Tóa án phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kiện sau: (1) Bản án, quyết định của Tòa
án về vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật, (2) Có vi phạm pháp luật nghiêm trọng
trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, các căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 326 BLTTDS 2015. Khi có sự vi
phạm quy định tại điều này thì chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm sẽ
có quyền kháng nghị để Tòa án xét xử lại vụ án. (3) Có kháng nghị của người có
thẩm quyền kháng nghị nêu trên đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng dân sự đã quy định.
Thủ tục giám đốc thẩm đã được quy định cụ thể tại Chương XX, từ Điều 325
đến điều 350 BLTTDS. Theo quy định của pháp luật tố tụng về giám đốc thẩm, thủ
tục giám đốc thẩm vụ án dân sự có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, giám đốc thẩm vụ án dân sự nói riêng cũng như giám đốc thẩm
dân sự nói chung, không phải là một cấp xét xử. Giám đốc thẩm vụ án dân sự chỉ là
một thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chứ
không phải là một thủ tục xét xử lại vụ án của Tòa. Đối tượng của hoạt động xét lại
này chính là các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân
các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Thứ hai, về thẩm quyền giám đốc thẩm. Thẩm quyền giám đốc thẩm theo
quy định tại Điều 337 BLTTDS 2015 bao gồm: Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao
và Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Theo đó, Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao
1


sẽ giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp
tỉnh, cấp huyện theo lãnh thổ bị kháng nghị. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao sẽ
giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao bị

kháng nghị. Trong trường hợp vụ án dân sự cùng thuộc thẩm quyền của hai tòa này
thì TAND tối cao sẽ giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
Thứ ba, thủ tục giám đốc thẩm sẽ được tiến hành khi có kháng nghị của
người có thẩm quyền chứ không phải kháng cáo của đương sự.
Thứ tư, việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến hành khi
việc giải quyết vụ án dân sự có sự vi phạm pháp luật ở mức độ nghiêm trọng. Các
căn cứ, điều kiện để có thể tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm đã được BLTTDS
quy định tại Điều 326.
Thứ năm, về yêu cầu xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm.
Đơn đề nghị xét lại của đương sự hoặc thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác về bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật theo thủ tục giám đốc thẩm nếu phát hiện có căn cứ theo quy định bộ luật này
đều phải được người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm xem xét. Sau khi
xem xét xong phải có trách nhiệm trả lời cho đương sự, người thông báo về việc có
kháng nghị hay không. Nếu không kháng nghị thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ
lý do (Điều 329 BLTTDS 2015)
Thứ sáu, hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét phần quyết định của
bản án, quyết định bị kháng nghị và có thẩm quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản
án, quyết định đã có hiệu lực 1. Tuy nhiên, nói như vậy không phải phạm vi giám
đốc thẩm của hội đồng xét xử chỉ trong giới hạn phần quyết định, bản án bị kháng
nghị mà Hội đồng xét xử vẫn có quyền xem xét phần quyết định đã có hiệu lực
pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến nội dung kháng nghị nếu
1

Điều 347 BLTTDS 2015 về sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

1


xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của người thứ ba

không phải đương sự trong vụ án.
Thứ bảy, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm kể từ
ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp đã
hết thời hạn nêu trên mà có các điều kiện quy định tại Khỏa 2 Điều 334 thì thời hạn
kháng nghị sẽ được kéo dài thêm 2 năm nữa.
Cuối cùng, trong phiên tòa giám đốc thẩm, sự tham gia của viện kiểm sát
cùng cấp là yếu tố bắt buộc, còn đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác là không bắt buộc
và được triệu tập nếu cần. Thiếu họ thì phiên tòa vẫn tiến hành bình thường được.
2.

Thủ tục tái thẩm trong vụ án dân sự
Tái thẩm trong vụ án dân sự là việc Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc

quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới
được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa
án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Như vậy, thủ tục tái thẩm trong vụ án dân sự chỉ có thể được áp dụng khi có
đủ các điều kiện sau: (1) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật,
(2) Có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án,
quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết
định đó, (3) ) Có kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị đối với các bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật tố
tụng dân sự đã quy định . Tuy nhiên, không phải cứ có tình tiết mới bất kỳ là có thể
xem xét áp dụng thủ tục tái thẩm. Trong những trường hợp sau đây, không được coi
là tình tiết mới để áp dụng thủ tục tái thẩm: (1) trường hợp mặc dù phát hiện có tình
tiết có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định, nhưng tình tiết đó
1



đã được phát hiện trước khi Tòa án ra bản án, quyết định mà Tòa án không áp dụng
tình tiết đó khi ra bản án, quyết định, (2) tình tiết tuy được phát hiện sau khi Tòa án
ra bản án, quyết định, nhưng bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật, mà
Tòa án đã không áp dụng tình tiết đó khi ra bản án quyết định hoặc không được
Tòa án khắc phục trước khi bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, (3) sau khi
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện có tình tiết mới, nhưng
tình tiết mới này không làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Trong thủ tục tái thẩm, Tòa án không tiến hành xét xử lại vụ án mà chỉ tiến
hành xem xét, đối chiếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án với
những tình tiết khách quan của vụ án và quy định của pháp luật để xem xét bản án
hoặc quyết định bị kháng nghị đó có căn cứ và hợp pháp hay không. Nếu thấy việc
kháng nghị là có căn cứ thì Hội đồng tái thẩm cũng không có thẩm quyền sửa bản
án hoặc quyết định đó mà chỉ có thẩm quyền hủy bị kháng nghị để điều tra lại hoặc
xét xử lại hoặc hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.
Thủ tục tái thẩm vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS 2015 có những
đặc điểm sau:
Thứ nhất, cũng giống như thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, thủ tục tái
thẩm không phải là một cấp xét xử mà ở đó, Tòa chỉ xem xét, đối chiếu bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi có căn cứ theo quy định tại
Điều 352. Đối tượng của hoạt động xét lại này chính là các bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (Điều 354)
Thứ hai, về thẩm quyền tái thẩm, Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tái thẩm
những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, cấp huyện
trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao tái
1


thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao, TAND

khác bị kháng nghị. Trong trường hợp vụ án dân sự cùng thuộc thẩm quyền của hai
tòa này thì TAND tối cao sẽ giám đốc thẩm toàn bộ vụ án. Hội đồng tái thẩm có
quyền ra một trong các quyết định quy định tại Điều 356 Bộ luật này.
Thứ ba, về thủ tục tái thẩm trong vụ án dân sư. Để có thể áp dụng thủ tục tái
thẩm vụ án dân sự thì phải có kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị theo
thủ tục tái thẩm chứ không phải kháng cáo của đương sự.
Thứ tư, việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm chỉ có thể được tiến hành khi
có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án,
quyết định.
Thứ năm, về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Theo quy định tại
Điều 354 BLTTDS 2015, những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm gồm có: Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án
TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao.
Thứ sáu, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm kể từ ngày
người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm.
Ngoài ra, những quy định về những người tham gia phiên tòa tái thẩm, thành
phần Hội đồng tái thẩm, thủ tục chuẩn bị phiên tòa và thủ tục phiên tòa tái thẩm,
thời hạn mở phiên tòa tái thẩm, …theo quy định tại Điều 357, được thực hiện như
các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.
I.

So sánh thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong giải quyết vụ án dân

sự.
Giám đốc thẩm và tái thẩm trong giải quyết vụ án dân sự là hai thủ tục xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi có những căn cứ theo
1



quy định trong BLTTDS 2015. Giữa chúng có những điểm giống và khác nhau cơ
bản sau:
Những điểm giống nhau:
Cả giám đốc thẩm và tái thẩm trong vụ án dân sự đều được áp dụng khi có
kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định của Bộ luật này mà
không phải là kháng cáo của đương sự, người đại diện của đương sự.
Về thẩm quyền kháng nghị, sau khi nhận được văn bản đề nghị của đương sự
hoặc thông báo của cơ quan, tổ chức về việc phát hiện có vi phạm hoặc phát hiện
có tình tiết mới thì thông báo, văn bản đề nghị đó sẽ được gửi cho người có thẩm
quyền kháng nghị ở đây là Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao,
Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao.
Về thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, theo quy định tại BLTTDS
2015, thẩm quyền thuộc về Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao đối với việc giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp
tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, Hội đồng thẩm phán
TAND tối cao với thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của TAND cấp cao bị kháng nghị.
Về tính chất, giám đốc thẩm trong vụ án dân sự cũng như tái thẩm trong vụ
án dân sự, không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục xét lại bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. Đối tượng của việc
xét lại đó chính là các bản án, quyết định trong vụ án dân sự chứ không phải là vụ
án dân sự đó. Như vậy, theo quy định tại BLTTDS 2015 thì giám đốc thẩm không
còn là việc “xét xử lại vụ án” như trước đây nữa mà chỉ là việc xét lại bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Đây cũng là một điểm mới trong

1


BLTTDS 2015 so với bộ luật trước đây, theo đó khẳng định giám đốc thẩm là một
thủ tục tố tụng đặc biệt chứ không phải một cấp xét xử.

Về trình tự, thủ tục áp dụng, Điều 357 BLTTDS 2015 đã quy định rõ: “Các
quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này
về thủ tục giám đốc thẩm”. Như vậy, có thể thấy các quy định trong thủ tục giám
đốc thẩm trong giải quyết vụ án dân sự từ đơn đề nghị xem xét, Thủ tục nhận đơn,
Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực, quyết định kháng
nghị giám đốc thẩm, gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm cho tới thủ tục được
thực hiện trong phiên tòa giám đốc thẩm như thời hạn mở phiên tòa, chuẩn bị mở
phiên tòa, thủ tục xét xử tại phiên tòa, … đều được áp dụng với thủ tục tái thẩm
trong giải quyết vụ án dân sự.
Những điểm khác nhau:
Về khái niệm, giám đốc thẩm vụ án dân sự là thủ tục xem xét lại bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm
vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án. Tính chất
của giám đốc thẩm vụ án dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa nhưng bị kháng nghị khi có căn cứ quy định tại Điều 326
BLTTDS 2015. Tái thẩm vụ án dân sự là thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết được phát hiện có
thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết
được khi ra bản án, quyết định. Tính chất của tái thẩm vụ án dân sự là việc xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới
được phát hiện quy định tại Điều 352 BLTTDS 2015 có thể làm thay đổi cơ bản nội
dung bản án, quyết định.

1


Về căn cứ kháng nghị, căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án
dân sự được quy định tại Điều 326 gồm có ba căn cứ, còn căn cứ kháng nghị theo
thủ tục tái thẩm vụ án dân sự được quy định tại Điều 352 gồm có bốn căn cứ.
Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử, thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám

đốc thẩm quy định tại Điều 343, Điều 347 BLTTDS 2015: “Sửa một phần hoặc
toàn bộ quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” nhưng Hội đồng xét xử tái
thẩm tại Điều 356 BLTTDS 2015 không có thẩm quyền sửa một phần hoặc toàn bộ
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà buộc phải hủy bản án và xét xử
lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc đình chỉ giải quyết vụ án.
Về thời hạn kháng nghị, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ
án dân sự là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và có thể
kéo dài thêm 2 năm trong trường hợp nhất định quy định tại Điều 334 còn thời hạn
kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng
nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
II.

Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện

1.

Thực tiễn áp dụng
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội,

TAND tối cao và các Tòa án khác trong hệ thống tòa án luôn tích cực thực hiện cải
cách tư pháp, nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh giải quyết các vụ án dân sự, khắc phục
khó khăn vướng mắc. Trong năm 2013, các Tòa án đã thụ lý 3.226 đơn/ vụ đề nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm cùng với các đơn, vụ còn lại của kỳ trước đã nâng tổng số
đơn/vụ đề nghị lên 11.756 đơn/vụ. Trong đó, đã giải quyết được 7.438 đơn/vụ, tăng
hơn cùng kỳ năm trước 1360 đơn/ vụ, trả lời đơn cho các đương sự là không có căn
cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 6.669 vụ, kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm 769 vụ; số đơn còn lại là 4.318 đơn/vụ đều còn trong
1



thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và đang được tiếp tục
xem xét, giải quyết theo quy định. Trường hợp đã trả lời không có căn cứ để kháng
nghị nhưng sau đó Chánh án Toà án nhân dân tối cao lại kháng nghị để giải quyết
vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm tuy vẫn còn (08 trường hợp) nhưng đã giảm so
với cùng kỳ năm 2012 (giảm 10 trường hợp).
Năm 2014, Tòa án đã thụ lý 7.608 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (tăng
1.282 đơn/vụ so với cùng kỳ năm trước), cùng với 4.318 đơn/vụ còn lại của năm
trước chuyển sang, thì tổng số đơn đề nghị giám đốc, tái thẩm mà Tòa án nhân dân
tối cao và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết là 11.926 đơn/vụ. Tòa án
nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết được 7.161 đơn/vụ,
bằng 60.05%, trong đó trả lời đơn cho các đương sự là không có căn cứ kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 6.061 vụ (chiếm 84.6%), kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.100 vụ (chiếm 15.4%). Trong quá trình giải quyết
đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, các Tòa án đã chú trọng làm tốt công tác rà
soát, phân loại để tập trung xem xét, giải quyết các đơn sắp hết thời hạn kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm, đảm bảo không để các vụ việc quá thời hạn giải quyết
theo quy định của pháp luật.
Năm 2015, các Tòa án đã thụ lý mới 4.970 đơn/vụ đề nghị giám đốc thẩm,
tái thẩm (giảm 2.638 đơn/vụ so với cùng kỳ năm trước), cùng với 4.765 đơn/vụ còn
lại của năm 2014 chuyển sang, tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà các
Tòa án phải giải quyết là 9.735 đơn/vụ. Các Tòa án đã giải quyết được 4.952
đơn/vụ, bằng 50,9% (Tòa án nhân dân tối cao giải quyết được 3.108 đơn/vụ, các
Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết được 663 đơn/vụ, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh
giải quyết được 1.181 đơn/vụ); trong đó, trả lời đơn cho các đương sự là không có
căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 4.201 đơn/vụ, kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 742 đơn/vụ.
1


Năm 2016, Các Tòa án đã thụ lý mới 7.024 đơn/vụ đề nghị giám đốc thẩm,

tái thẩm cùng với 5.770 đơn/vụ còn lại của năm 2015 chuyển sang, tổng số đơn đề
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà các Tòa án phải giải quyết là 12.794 đơn/vụ; đã
giải quyết được 3.660 đơn/vụ, bằng 30,4% (trả lời đơn cho các đương sự là không
có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 3.142 vụ; kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 462 vụ). Quá trình giải quyết, các Tòa án đã
tập trung rà soát, phân loại để xem xét, giải quyết các đơn sắp hết thời hạn kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đảm bảo không để các vụ việc quá thời hạn giải
quyết theo quy định của pháp luật1
Tuy những con số trên đã nói lên phần nào số lượng khổng lồ của việc phải
áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong giải quyết vụ án dân sự, những kết
quả đạt được cũng đã đánh giá được tiến độ giải quyết của Tòa án, chất lượng của
Tòa án, góp phần vào việc đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, không làm oan
người vô tội, đồng thời không bỏ lọt tội phạm.
2.

Một số kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, cần tiếp tục đổi mới nhằm hoàn thiện quy trình cải cách thủ tục

hành chính tại TAND các cấp về việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơn đề nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm cho phù hợp với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 theo
hướng nâng cao vai trò chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân
cấp cao nhằm giảm bớt số lượng các vụ án phải giám đốc thẩm, tái thẩm ở Tòa án
nhân dân tối cao.
Thứ hai, về công tác cán bộ. Cần tăng cường hơn nữa vai trò, trình độ của
đội ngũ cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm thực
tiễn. Để nâng cao hiệu quả vấn đề này thì cần nâng cao công tác đào tạo, đào tạo lại
1

Trích Trương Công Lý, ban thanh tra TAND tối cao, Việc xem xét lại quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án nhân dân các cấp trong những năm qua - Thực trạng và giải pháp, xem chi tiết tại website:

/>
1


đọi ngũ thẩm phán, thẩm tra viên, cán bộ công chức làm công tác giải quyêt khiếu
nại, tố cáo, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật công vụ nhằm khắc phục sai sót, kỷ luật
cán bộ vi phạm
Thứ ba, các Toà án đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trong việc
giải quyết đơn thư khiếu nại, đặc biệt là đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng
góp, các kiến nghị của cử tri, đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ
quan của Quốc hội và các ban, ngành hữu quan để triển khai thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ của mình. Trên cơ sở đó, kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với các
sai sót về nghiệp vụ trong công tác xét xử của Toà án các cấp; các vướng mắc trong
thực tiễn xét xử các loại vụ án được tập trung nghiên cứu, tổng kết để từng bước
xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật theo thẩm
quyền
Cuối cùng, cần phát huy, nâng cao hơn nữa việc cải tiến, đề ra những giải
pháp mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đề nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm bên cạnh việc kiểm tra, giám sát tuân theo pháp luật của cơ quan có
thẩm quyền.

1


C. KẾT LUẬN
Giữa thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án dân sự và thủ tục tái thẩm trong vụ án
dân sự có sự khác biệt nhau cơ bản. Qua những phân tích trên đã phần nào giúp
chúng ta có những cái nhìn cơ bản về sự khác nhau giữa hai thủ tục này, nhận thấy
rõ được tầm quan trọng của thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong vụ án dân sự
để có những sự nhìn nhận, sự phân biệt rõ ràng, qua đó có thể áp dụng một cách

chính xác, thuận lợi, góp phần vào bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,
người có quyền và nghĩa vụ liên quan, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan
xét xử .

1


Danh mục cụm từ viết tắt
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
TAND: Tòa án nhân dân
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

1


Tài liệu tham khảo
1.

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, tập bài giảng Luật Tố tụng dân sự

2.

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Nxb. Lao động

3.

Một số trang web:

-


/>
-

/>
-

/>
-

/>
tham-143033.aspx

1



×