Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiền nhàn rỗi ở Châu Á: Giải pháp thay thế cho một danh mục đầu tư đa dạng hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.98 KB, 14 trang )

Tiền nhàn rỗi ở Châu Á: Giải pháp thay thế
cho một danh mục đầu tư đa dạng hơn

Đội ngũ
chuyên gia
đầu tư giàu
năng lực

Phát huy ưu
thế nhờ
nguồn lực hỗ
trợ toàn cầu

Tháng 7/2013


GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Giải thích thuật ngữ
Bona Fide Real Return

Lãi suất tiền gửi danh nghĩa (tức là lãi suất lệ niêm yết tại ngân hàng) trừ tỷ lệ lạm phát
trừ thuế thu nhập cá nhân, trừ bảo hiểm rủi ro tín dụng (phí ước tính để phản ánh rủi ro
tín dụng ngân hàng và hợp đồng bảo hiểm tiền gửi).

Rủi ro tín dụng

Khả năng một ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng không trả được các khoản
thanh toán lãi hoặc trả nợ gốc do khó khăn tài chính.

Tài sản tài chính



Bao gồm các tài khoản ngân hàng của hộ gia đình, quỹ dự phòng hưu trí, quỹ dự phòng
bảo hiểm nhân thọ, tài sản quỹ tương hỗ, các loại chứng khoán và các loại tài sản khác
do hộ gia đình nắm giữ.

Tỉ số tài sản tài chính trên Thước đo tài sản tài chính hộ gia đình của một nền kinh tế trên tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).
thu nhập
Lạm phát

Tình trạng giảm dần sức mua của một đơn vị tiền tệ. Về bản chất, đây là rủi ro mà một
gói hàng mua ngày hôm nay có thể đắt hơn nếu gói hàng đó được mua trong tương lai.

Rủi ro trường thọ

Rủi ro khi một người nghỉ hưu sống lâu hơn nguồn thu nhập họ có được.

Đảm bảo thu nhập hưu
trí

Có đủ thu nhập để duy trì mức sống thoải mái trong suốt thời gian nghỉ hưu của một cá
nhân, bất kể thời gian đó kéo dài trong bao lâu.

2


GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Lời nói đầu của ngài Michael Dommermuth, Chủ tịch, Bộ phận quản lý tài
sản quốc tế, Manulife Asset Management

Đây là ấn bản thứ tư trong chuỗi báo cáo nghiên cứu về Châu Á của Manulife Asset
Management, trong đó khảo sát các tác động kinh tế và xã hội về sự già hóa dân số đang diễn ra
mạnh mẽ. Các ấn bản trước của chuỗi báo cáo này đã nhấn mạnh rằng các cá nhân trong khu
vực có thể sẽ phải gánh vác trách nhiệm to lớn hơn để chuẩn bị tài chính cho việc nghỉ hưu.
Một nhân tố quan trọng chúng tôi nhận ra đó là các nhà đầu tư khắp Châu Á đang nắm giữ phần
đáng kể tài sản của họ dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Ví dụ, ở Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore
và Đài Loan, chúng tôi ước tính rằng hầu hết 50% tài sản tài chính được đầu tư dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Mặc dù
những khoản tiền gửi này thường giúp các nhà đầu tư tránh khỏi tình trạng bất ổn, lãi suất tiền gửi trên toàn khu vực đã
giảm xuống mức thấp lịch sử kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Người cao tuổi, đối tượng thường phụ thuộc
phần lớn vào thu nhập từ tài sản tích lũy, đã chịu ảnh hưởng nặng nề do lãi suất tiền gửi thấp và thực tế rằng khoản tiền
mặt họ đang nắm giữ có nguy cơ biến động theo lạm phát.
Trong báo cáo này, chúng tôi giới thiệu thước đo “Bona Fide Real Return” của Manulife Asset Management, trong đó
điều chỉnh lãi suất được thanh toán bởi các ngân hàng trong khu vực Châu Á để minh họa lợi nhuận thực tế mà các nhà
đầu tư nhận được trên nguồn vốn của họ. Bona Fide Real Return là lãi suất tiền gửi danh nghĩa (tức là lãi suất niêm yết
tại ngân hàng) trừ tỷ lệ lạm phát trừ thuế thu nhập cá nhân và trừ bảo hiểm rủi ro tín dụng (phí ước tính để phản ánh rủi
ro tín dụng ngân hàng và hợp đồng bảo hiểm tiền gửi).
Phân bổ tài sản sang tiền gửi ngân hàng tại khu vực Châu Á ở mức cao cho thấy dân số dễ rơi vào tình trạng lo sợ rủi ro.
Tuy nhiên, trong báo cáo này, chúng tôi sẽ chỉ ra rằng, thực tế ở hầu hết các nền kinh tế Châu Á, tiền gửi ngân hàng
cuối cùng lại khiến lợi nhuận thực tế âm. Trong khi đó, rất nhiều phương án đầu tư thể hiện tiềm năng tăng giá trị vốn
và thậm chí phát sinh thu nhập liên tục để có thể đẩy mạnh đảm bảo thu nhập hưu trí, khái niệm mà chúng tôi định
nghĩa làcó đủ thu nhập để duy trì mức sống thoải mái trong suốt thời kỳ hưu trí của một cá nhân.
Với lịch sử lâu đời là một tổ chức quản lý tích cực có các giải pháp đầu tư phân bổ tài sản, vốn chủ sở hữu và thu nhập
cố định, Manulife Asset Management cam kết giúp các hộ gia đình chuẩn bị cho những năm hưu trí bằng cách tối đa
hóa tiềm năng tăng trưởng của các khoản tiết kiệm đầu tư và quản lý một cách khôn ngoan việc giải ngân tài sản trong
những năm vàng.
Chúng tôi khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng báo cáo này khi bắt đầu cuộc thảo luận với một cố vấn đầu tư chuyên
nghiệp, người có thể giúp họ lựa chọn loại tài sản phù hợp nhất với mục đích đầu tư, nhu cầu thu nhập và danh mục rủi
ro.

3



GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Giới thiệu

Hình 1a: Các tỉ số tài sản tài chính trên thu nhập

Indonesia

Philippines

Thái Lan

Trung Quốc

Malaysia

Singapore

Hong Kong

Báo cáo cho thấy việc đảm bảo thu nhập hưu trí ở các nền
kinh tế giàu nhất Châu Á dựa trên tỉ số tài sản tài chính
trên thu nhập còn gặp nhiều khó khăn do các nhân tố như
các xu hướng nhân khẩu học mới nổi, hỗ trợ tài chính từ
phía gia đình giảm và lương hưu do nhà nước hỗ trợ cũng
như chi tiêu phúc lợi xã hội của chính phủ còn hạn hẹp.
Báo cáo nhấn mạnh thêm kết luận quan trọng của hai ấn
bản trước trong chuỗi báo cáo về Sự già hóa dân số ở

Châu Á: trách nhiệm tài trợ hưu trí ở Châu Á đang dần
chuyển dịch từ nhà nước sang từng hộ gia đình.

Nhật Bản

Đài Loan

Báo cáo này xây dựng trên nền tảng ấn phẩm thứ ba trong
chuỗi báo cáo về Sự già hóa dân số ở Châu Á, Tài sản
giàu, thu nhập nghèo? Những thành phần cơ bản đảm bảo
thu nhập hưu trí cho lựclượng dân số đang già hóa ở
Châu Á, báo cáo cho thấy rất nhiều hộ gia đình, thậm chí ở
những nền kinh tế phát triển nhất và thịnh vượng nhất ở
Châu Á, đang trong tình trạng về hưu với tài sản giàu
nhưng thu nhập lại nghèo.

Malaysia

Singapore

Đài Loan

Thái Lan

Nhật Bản

Hong Kong

Philippines


Indonesia

Chúng tôi thấy rằng trong khi các hộ gia đình ở những nền
kinh tế giàu nhất ở Châu Á có mức tài sản tích lũy khổng
lồ, họ thường có thu nhập trên tài sản tích lũy ít hơn rất
nhiều so với những người có hoàn cảnh tương tự ở Hoa
Kỳ. Điều này phần lớn là do hầu hết những hộ gia đình
Châu Á phân bổ chủ yếu tài sản của họ vào đầu tư như
tiền gửi ngân hàng và bất động sản (thường đầu tư chủ yếu
vào ăn ở), những lĩnh vực ít hoặc không mang lại lợi
nhuận. Chúng tôi đã kinh ngạc trước con số 13 nghìn tỉ đô
la Hoa Kỳ mà chúng tôi ước tính rằng các hộ gia đình ở
các thị trường giàu có này đã phân bổ sang tiền gửi ngân
hàng, hiện sinh ra lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát tối
thiểu, thậm chí ở mức âm.

Trung Quốc

Hình 1b: Phần trăm tài sản tài chính trong tiền gửi
ngân hàng

Ghi chú: Việt Nam không được trình bày trong hình này do không có
nguồn dữ liệu tin cậy.
Nguồn: Các tính toán của Manulife Asset Management dựa trên dữ liệu
về dòng vốn và bảng kê tài khoản hộ gia đình được cung cấp bởi Ngân
hàng Trung ương Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), OECD, Thống kê
Singapore, Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông, Ngân hàng Trung ương
Malaysia, Niên giám thống kê Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Thái
Lan, Bangko Sentral ng Pilipinas, Ngân hàng Indonesia. Dữ liệu lấy từ
năm 2011, ngoại trừ Đài Loan là năm 2010.


Tình trạng này không khác nhiều ở những nền kinh tế kém
phát triển ở Châu Á. Mặc dù các hộ gia đình ở Trung
Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Việt
Nam nhìn chung tích lũy tài sản trên thu nhập ít hơn so
với những hộ gia đình có hoàn cảnh tương tự ở các quốc
gia phát triển ở Châu Á, họ vẫn thiên về đầu tư vào tiền
gửi ngân hàng. Chúng tôi ước tính rằng sáu nền kinh tế
này đang nắm giữ khoảng 6 nghìn tỉ đô la Hoa Kỳ tiền gửi
ngân hàng. Trong khi điều này có thể vì nhiều lý do khác
nhau – ví dụ như thiếu các thị trường tài chính phát triển
chứ không phải bản chất lo sợ rủi ro – điều này cũng có
tác động tương tự đối với sự đảm bảo thu nhập hưu trí hộ
gia đình.

Báo cáo của chúng tôi chỉ ra rằng việc tái triển khai thậm
chí là một phần tài sản hiện đang nắm giữ trong tiền gửi
ngân hàng ở châu Á có thể cải thiện đáng kể đảm bảo thu
nhập hưu trí của các hộ gia đình người cao tuổi trong khu
vực. Điều này sẽ kéo theo việc rút các khoản tiết kiệm từ
tiền gửi ngân hàng và sử dụng vào các khoản đầu tư hiệu
quả hơn, mang lại khả năng tăng giá trị vốn thực tế hoặc
thậm chí là một nguồn thu nhập liên tục.

4


GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Tiền nhàn rỗi ở Châu Á: Câu chuyện

có thực

Ba nhân tố cơ bản cần xem xét là: lạm phát, thuế thu nhập
cá nhân và rủi ro tín dụng. Khi kết hợp với lãi suất tiền gửi
thấp, ba nhân tố này có thể làm giá trị tiền gửi ngân hàng
giảm đi đáng kể và tăng rủi ro trường thọ - rủi ro người
nghỉ hưu sẽ sống lâu hơn nguồn thu nhập họ có được - ở
những hộ gia đình cao tuổi sống dựa vào các khoản tiền
gửi đó.

Lượng tiền gửi nắm giữ đáng kể đã trở thành vấn đề lo
ngại đối với các hộ gia đình châu Á, đặc biệt là ở người
cao tuổi. Trong khoảng từ cuối năm 2006 đến cuối năm
2012, lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm ở hầu hết các thị
trường châu Á có sự hiện diện của Manulife Asset
Management1, làm giảm đáng kể thu nhập trên tài sản ở
nhiều trường hợp. Mức độ suy giảm dao động từ khoảng
40 điểm cơ bản (bp) ở Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia,
tới hơn 300bp ở Philippin, Indonesia, Hồng Kông và
Singapore. Ở Nhật Bản và Đài Loan, lãi suất tiền gửi đã ở
mức thấp khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, do đó lãi
suất tiếp tục giảm chỉ tạo thêm áp lực mà các hộ gia đình
cao tuổi vốn đã phải chịu.

Lạm phát
Lạm phát chỉ sự giảm dần sức mua của một đơn vị tiền tệ.
Về bản chất, đây là rủi ro mà một gói hàng mua ngày hôm
nay có thể đắt hơn nếu gói hàng đó được mua trong tương
lai. Qua ví dụ, dữ liệu lịch sử cho thấy một gói hàng giá
tương đương 100 đô la Hoa Kỳ ở Indonesia năm 2002 có

thể có giá hơn 200 đô la Hoa Kỳ vào ngày hôm nay. Thậm
chí Đài Loan, một trong những quốc gia có tỷ lệ lạm phát
thấp nhất trong khu vực, đã chứng kiến tình trạng sức mua
suy giảm 13% trong thập kỷ qua2. Thực tế, mọi nền kinh
tế lớn ở Châu Á đều chứng kiến sự gia tăng lạm phát.
Nhật Bản là một ngoại lệ, đất nước này đã trải qua hơn hai
thập kỷ giảm phát và suy thoái đi kèm trong giá trị tài sản.

Hình 2: Thay đổi trong lãi suất tiền gửi kỳ hạn ba
tháng trong giai đoạn 2006 – 2012

Xét từ quan điểm lạm phát, lãi suất tiền gửi ngân hàng ở
Singapore rơi vào tình trạng đặc biệt khó khăn, khiến lợi
nhuận thực tế hàng năm giảm gần 4% vào năm 2012. Điều
này có nghĩa rằng thậm chí sau khi được tính toán lãi thu
được từ tiền gửi, sức mua của những khoản tiền gửi đó
cũng giảm ít nhất 4% chỉ trong năm 2012.

Việt Nam

Trung Quốc

Nhật Bản

Malaysia

Đài Loan

Thái Lan


Singapore

Indonesia

Hong Kong

Philippines

Để phản ánh tác động của lạm phát lên lợi nhuận đầu tư,
các chuyên gia phân tích tài chính thường điều chỉnh lãi
suất danh nghĩa the tỷ lệ lạm phát để suy ra lợi nhuận thực
tế từ một khoản đầu tư.

Nguồn: Tính toán của Manulife Asset Management dựa trên lãi suất tiền
gửi. Đối với Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Nhật Bản, Tỉ lệ Hỗn
hợp Bloomberg đã được sử dụng. Đối với Việt Nam, lãi suất tiền gửi kỳ
hạn ba tháng là từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Indonesia là từ Ngân hàng
Indonesia, Trung Quốc là từ Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Thái Lan
là từ Ngân hàng Thái Lan, Đài Loan là từ Ngân hàng Trung ương New
York/Ngân hàng Hợp tác Đài Loan và Philippin là từ Bangko Sentral ng
Pilipinas.

Tuy nhiên, thậm chí mức giảm lãi suất này không thể hiện
đầy đủ câu chuyện về mức lợi nhuận từ các khoản tiền gửi
ngân hàng đã giảm như thế nào trong sáu năm qua. Trong
khi các hộ gia đình thường chú trọng vào lãi suất tiền gửi
danh nghĩa thì trong thực tế, những lãi suất này cần được
điều chỉnh để phản ánh các nhân tố không rõ ràng với các
nhà đầu tư cá nhân khi đánh giá tính hiệu quả của tiền gửi
ngân hàng so với các phương án đầu tư khác.


1

Trung Quốc và Việt Nam là trường hợp ngoại lệ, vì Trung Quốc đã quản lý lãi suất tiền gửi và Việt Nam phải chịu áp lực lạm phát lớn trong khoảng
từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2012.
2
Tính toán của Manulife Asset Management dựa trên chỉ số CPI ở Indonesia và Đài Loan. Số liệu về tỉ lệ lạm phát ở Indonesia do Badan Pusat
Statistik Indonesia cung cấp. Số liệu về tỉ lệ lạm phát của Đài Loan do Tổng cục Ngân sách Kế toán và Thống kê Đài Loan cung cấp.

5


GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Tình trạng lợi nhuận thực trên khoản tiền gửi ngân hàng
ở Châu Á ở mức thấp không phải mới diễn ra gần đây
mà đã diễn ra ở hầu hết các thị trường trong khu vực
trong hơn một thập kỷ qua. Thực tế, phân tích của chúng
tôi cho thấy tiền gửi kỳ hạn ba tháng gửi năm 2002 và
cộng dồn ba tháng một trong vòng 10 năm (với lãi suất
tái đầu tư) sẽ có thể cho ra một mức lợi nhuận âm tính
tới năm 2012 ở đa số 10 thị trường chúng tôi nghiên
cứu. Tiền gửi ở Thái Lan đặc biệt bị ảnh hưởng mạnh,
mang lại mức lợi nhuận thực tế âm 1,5% hàng năm
trong cả thập kỷ.
Singapore

Hong Kong

Thái Lan


Đài Loan

Trung Quốc

Philippines

Nhật Bản

Indonesia

Malaysia

Việt Nam

Hình 3: Lãi suất tiền gửi thực tế

Thuế thu nhập cá nhân

Ghi chú: Cho giai đoạn từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2012. Lãi suất tiền gửi
thực tế là lãi suất tiền gửi danh nghĩa trừ tỉ lệ lạm phát.
Nguồn: Để tìm hiểu nguồn dữ liệu về lãi suất tiền gửi và tỉ lệ lạm phát, xem
Phụ lục 2.

Nhà đầu tư ở hầu hết các nước ở Châu Á được hưởng lợi
từ việc thu nhập lãi kiếm được từ tiền gửi ngân hàng
được miễn thuế thu nhập cá nhân. Với những người
không được hưởng quyền lợi miễn thuế này, bao gồm
các nhà đầu tư ở Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan,
Philippin và Indonesia, thuế thu nhập cá nhân được khấu

trừ từ lợi nhuận trên khoản đầu tư chẳng hạn như tiền
gửi ngân hàng.

Hình 4: Quy định về thuế trên lãi từ tiền gửi ở từng thị trường
Thị trường

Quy định về thuế đối với lãi từ tiền gửi ngân hàng

Trung Quốc

Miễn Thuế doanh nghiệp và Thuế thu nhập cá nhân

Hồng Kông

Miễn Thuế lợi nhuận ở Hồng Kông

Indonesia

20% khoản thu thuế thu nhập cuối cùng.

Nhật Bản

Chiếu theo khoản thu thuế thu nhập 20,315%, thường là số tiền thuế phải nộp cuối cùng

Malaysia

Miễn thuế

Philippin


20% thuế lợi tức cuối cùng

Singapore

Miễn cho thu nhập lãi nhận được từ những ngân hàng được chứng nhận hoặc những công ty tài chính có
giấy phép.

Đài Loan

Thái Lan

Việt Nam

Thu nhập lãi được cộng thêm vào tổng thu nhập hợp nhất cá nhân và được miễn trách nhiệm đầu tư và
tiết kiệm lên tới 270.000 nhân dân tệ. Theo quy định, bên trả lãi khấu trừ 10% thuế cho số tiền 270.000
nhân dân tệ nói trên. 10% thuế đã khấu trừ có thể được ghi nhận trên tổng thuế thu nhập phải trả khi các
cá nhân đưa ra lợi nhuận thuế thu nhập cá nhân của mình.
Thường áp dụng mức thuế lợi tức cuối cùng 15% hoặc tính trên sự lựa chọn của nhà đầu tư cá nhân, lãi
có thể được coi như thu nhập thông thường trong tính toán Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN). Thu
nhập thông thường được chiếu theo thuế suất lũy tiến (0-37%) và có thể được sử dụng để cân đối thuế
TNCN cuối cùng. Vui lòng lưu ý rằng Nội các gần đây đã phê duyệt giảm tỷ lệ thuế TNCN (từ 0-35%),
nhưng các luật có liên quan vẫn chưa có hiệu lực.
Miễn thuế cho khoản lãi nhận được từ các ngân hàng được thành lập theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Ghi chú: Việc quy định về thuế nằm trong quyền hạn của địa phương - thuế theo nơi cư trú, nhà đầu tư riêng lẻ kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2013.
Thông tin đưa ra trong bảng này chỉ dành cho mục đích tham khảo và không bao hàm bất cứ lời khuyên về thuế nào. Nhà đầu tư không nên dựa vào
những thông tin này để đưa ra quyết định đầu tư.
Nguồn: Deloitte.

6



Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là tiềm năng một ngân hàng nắm giữ
tiền gửi của khách hàng không trả được các khoản
thanh toán lãi hoặc trả nợ gốc do khó khăn tài chính.
Rủi ro tín dụng có thể được đánh giá từ hai phương
diện cơ bản: 1) có hay không một quốc gia hoặc lãnh
thổ có một chương trình bảo hiểm tiền gửi ngân hàng
và độ tin cậy của hệ thống đó như thế nào, và 2) xếp
hạng tín dụng của các ngân hàng riêng lẻ trong một nền
kinh tế.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu hết các
nước và lãnh thổ ở Châu Á, ngoại trừ Trung Quốc, đã
thành lập chương trình bảo hiểm tiền gửi cung cấp một
hình thức hạn chế về bảo vệ nhà nước cho người gửi
tiền trong trường hợp phá sản. Những chương trình
bảo hiểm này thường hạn chế số lượng và loại tiền gửi
được bảo vệ, và những giới hạn này có thể khác nhau
rất nhiều giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự khác
biệt trong phạm vi bảo hiểm có nghĩa là giá trị của bảo
hiểm tiền gửi cho nhà đầu tư cũng khác nhau. Do đó,
một chương trình bảo hiểm tiền gửi toàn diện hơn tạo
nên rủi ro tín dụng thấp hơn và lãi suất cao hơn được
điều chỉnh theo nguy cơ.

kiệm thông qua các ngân hàng chất lượng cao nếu
khoản tiền gửi của họ lớn.

Lãi suất tiền gửi ở Châu Á nhìn chung cho thấy một ít

hoặc không có sự khác biệt nào liên quan tới rủi ro tín
dụng của ngân hàng nhận tiền gửi - có nghĩa là họ tất
cả đều đưa ra về căn bản lãi suất tiền gửi như nhau,
mặc dù thỉnh thoảng có những mức khác biệt lớn trong
rủi ro không trả tiền. Trong trường hợp này, tiền gửi
được giữ bởi một ngân hàng với sơ lược rủi ro cao hơn
về cơ bản sẽ chào mời một mức lãi suất thấp hơn, khi
mà tỉ lệ thanh toán không phản ánh thích đáng mức rủi
ro cao hơn mà người gửi tiền đang giả định.

Hình 5: Xếp hạng tín dụng ngân hàng và quốc gia
Xếp hạng
tình trạng
tín dụng độc
lập của các
ngân hàng*

Xếp hạng quốc gia (đồng nội tệ)

Thị trường

Fitch

Moody’s

S&P

S&P

Singapore


AAA/Ổn định

Aaa/Ổn định

AAA/Ổn định

a-

Tuy nhiên, ngay cả khi tiền gửi của nhà đầu tư được
bảo hiểm đầy đủ theo chương trình bảo hiểm tiền gửi
của một quốc gia hay lãnh thổ, bảo hiểm tiềm ẩn chỉ
mạnh khi chủ quyền quốc gia ủng hộ chương trình này.
Tất cả các nền kinh tế phát triển trong khu vực thường
được xếp hạng cao bởi ba cơ quan xếp hạng tín dụng
đa quốc gia lớn, tương ứng với mức rủi ro thấp của
mặc định chủ quyền trong những nền kinh tế này. Tuy
nhiên, rủi ro cũng có thể cao hơn - và trong một số
trường hợp về căn bản – trong một số nền kinh tế đang
phát triển trong khu vực.

Hồng Kông

AA+/Ổn định

Aa1/Lạc quan

AAA/Ổn định

a-


Đài Loan

AA-/Ổn định

Aa3/Ổn định

AA-/Ổn định

bbb

Trung Quốc

A+/Ổn định

Aa3/Ổn định

AA-/Ổn định

bbb-

Nhật Bản

A+/Bi quan

Aa3/Ổn định

AA-/Bi quan

bbb+


Malaysia

A/Ổn định

A3/Ổn định

A/Ổn định

bbb

Thái Lan

A-/Ổn định

Baa1/Ổn định

A-/Ổn định

bbb-

Philippin

BBB/Ổn định

Ba1/Ổn định

BBB-/Ổn định

bb


Như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, Trung Quốc vẫn chưa
thành lập một chương trình bảo hiểm tiền gửi, vì vậy
nếu một Ngân hàngTrung Quốc không trả nợ được, nhà
nước sẽ không có nghĩa vụ bảo vệ khoản tiền gửi (mặc
dù họ có thể làm vậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào để ổn
định hóa và bảo vệ hệ thống tài chính tổng thể). Trong
thị trường như ở Trung Quốc, điều đặc biệt quan trọng
đối với người gửi tiền là xem xét mức độ tín nhiệm của
các ngân hàng riêng lẻ và đa dạng hóa các khoản tiết

Indonesia

BBB-/Ổn định

Baa3/Ổn định

BB+/Ổn định

bb

Việt Nam

B+/Ổn định

B2/Ổn định

BB-/Ổn định

b+


Ghi chú: * Xếp hạng tín dụng độc lập S&P cho các ngân hàng ở mỗi
quốc gia được xác định bởi các rủi ro kinh tế và rủi ro ngành ở quốc
gia đó. Xếp hạng này là điểm bắt nguồn cho tất cả các xếp hạng nợ
lai, cổ phiếu ưu đãi và xếp hạng chứng khoán không bảo đảm ưu
tiên.
Nguồn: Fitch, Moody’s, Standard & Poor’s (S&P).


GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Thước đo “Bona Fide Real Return” của Manulife Asset Management
Thước đo “Bona Fide Real Return” của Manulife Asset
Management được thiết kế để chỉ ra mức lợi nhận thực tế
trên khoản tiền gửi ngân hàng cá nhân sau khi điều chỉnh
lãi suất tiền gửi danh nghĩa để phản ánh tác động của lạm
phát, thuế và rủi ro tín dụng.

Chúng tôi tin rằng một lý do quan trọng mà các nhà đầu
tư Châu Á ưa chuộng hình thức gửi tiền vào ngân hàng là
họ rất sợ rủi ro. Nếu vậy, Bona Fide Real Return từ các
ngân hàng ở hầu hết 10 quốc gia và vùng lãnh thổ chúng
tôi nghiên cứu cho thấy rằng niềm tin của họ có thể đã đặt
nhầm chỗ. Dựa trên Bona Fide Real Return, chúng tôi kết
luận rằng tiền gửi ngân hàng mang tính bất lợi cao khi coi
đó là giải pháp đầu tư dài hạn với tài sản cá nhân. Chúng
tôi nhận thấy:

Chúng tôi tính toán Bona Fide Real Return cho 10 năm
qua với 10 quốc gia và vùng lãnh thổ để chỉ ra lợi nhuận

tiềm năng dài hạn của tiền gửi ngân hàng. Chúng tôi tin
rằng Bona Fide Real Return là cơ sở chính xác hơn khi so
sánh lợi nhuận tiềm năng thu được từ các phương án đầu
tư thay thế với từ tiền gửi ngân hàng, đặc biệt đối với các
hộ gia đình người cao tuổi đang tìm kiếm phương thức
đầu tư với dòng thu nhập liên tục. Báo cáo của chúng tôi
cho thấy các ngân hàng ở tất cả các thị trường và hai
trong số 10 thị trường có mức lợi nhuận tiền gửi âm trong
khoảng thời gian trên.





Hình 6: Bona Fide Real Return hàng năm trong 10
năm


Malaysia

Nhật Bản

Hong Kong

Đài Loan

Trung Quốc

Singapore


Thái Lan

Việt Nam

Philippines

Indonesia





Ghi chú: Cho giai đoạn từ ngày 1/1/2003 đến 31/12/2012. Xem Phụ lục
1 để tìm hiểu phương pháp. Xem Phụ lục 2 để tìm hiểu nguồn dữ liệu về
tỷ lệ lạm phát và lãi suất tiền gửi.
Nguồn: Manulife Asset Management dựa trên dữ liệu từ Deloitte, Fitch,
Moodyvà S&P.

Bona Fide Real Return trên tiền gửi ngân hàng tại
các thị trường đang phát triển như Indonesia,
Philippin và Việt Nam đang ở mức thấp đáng ngạc
nhiên và có khả năng sẽ làm giảm đáng kể sức mua
nếu được sử dụng như phương tiện đầu tư cơ bản.
Những nhà đầu tư cá nhân ở Indonesia, Philippin và
Việt Nam đang đứng trước rủi ro tín dụng ở mức cao
do xêp hạng tín nhiệm quốc gia tương đối thấp và
khan hiếm các ngân hàng có mức xếp hạng có thể
đầu tư.
Người gửi tiền vào ngân hàng ở Indonesia, Nhật Bản
và Philippin đang bị ảnh hưởng bởi khoản thu thuế

thu nhập tương đối cao ở mức khoảng 20%.
Mặc dù Singapore không đánh thuế thu nhập cá
nhân trên thu nhập tiền gửi và các chương trình bảo
hiểm tiền gửi là biện pháp bảo vệ vững chắc nhưng
lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp liên tục ở quốc gia
này vẫn không đủ để bù đắp cho lạm phát.
Ngược lại, những người gửi tiền vào ngân hàng tại
Nhật Bản lại hưởng lợi từ sự giảm phát trong vài
thập kỷ qua, thực tế còn kéo theo lợi nhuận tăng từ
tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, điều này trong tương
lai có thể thay đổi khi chính phủ Abe đã thi hành
chính sách tiền tệ chưa từng có nhằm nỗ lực châm
ngòi lạm phát mới.

Vì vậy, chúng tôi tin rằng các nhà đầu tư cá nhân nên tự
nhận thức được các biện pháp đầu tư thay thế sẵn có và
có khả năng làm tăng giá trị vốn hoặc thậm chí mang lại
nguồn thu nhập liên tục, đặc biệt quan trọng đối với các
hộ gia đình cao tuổi.

Bona Fide Real Return = Lãi suất tiền gửi danh nghĩa – Tỉ lệ lạm phát – Thuế thu nhập cá nhân – Bảo hiểm rủi
ro tín dụng

8


GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Rủi ro lợi tức liên tục của phương án đầu tư thay thế
Với các khoản tiền gửi ngân hàng mang lại Bona Fide

Real Return âm ở hầu hết các nền kinh tế mà chúng tôi
nghiên cứu, điều quan trọng với nhà đầu tư là xem xét
kỹ lưỡng khẩu vị rủi ro và lợi tức khi đánh giá hàng
loạt các phương án đầu tư thay thế sẵn có. Điều này
đặc biệt đúng trong nền kinh tế với thị trường tài chính
phát triển mạnh, bao gồm Hồng Kông, Nhật Bản,
Singapore, Đài Loan và, ở quy mô hẹp hơn, Malaysia.
Mỗi danh mục đầu tư có những điểm mạnh và điểm
yếu riêng, và các hộ gia đình, những người đánh giá
các phương án này với mong muốn tăng cường đảm
bảo thu nhập hưu trí, cần chú ý cẩn thận các vấn đề:





Báo cáo này đưa ra tổng quan một loạt các loại tài sản
nhằm cung cấp chi tiết danh mục sản phẩm đầu tư khác
nhau đi cùng các hồ sơ lợi tức và rủi ro liên lục dựa
trên những gì diễn ra trong 10 năm qua ở các nền kinh
tế. Ví dụ về các danh mục sản phẩm mà chúng tôi coi
là một trong những giải pháp thay thế hấp dẫn nhất đối
với tiền gửi ngân hàng dưới hình thức phương tiện đầu
tư dài hạn, bao gồm:




khả năng dự báo thu nhập;
tình trạng sẵn có các bảo đảm tối thiểu, như được

cung cấp đối với một số sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ;
tính dễ biến động của việc đầu tư nhìn từ góc độ
giá cả; và
tiềm năng thu được lợi nhuận từ vốn đầu tư ngoài
thu nhập dự kiến.







Trái phiếu Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản)
Trái khoán có lợi suất cao Châu Á
Tài sản lợi tức cao ở Châu Á-Thái Bình Dương
(ngoại trừ Nhật Bản)
Danh mục phân bổ tài sản
Trái phiếu tiền tệ Trung Quốc
Trái phiếu hạng đầu tư toàn cầu
Trái phiếu thị trường mới nổi toàn cầu
Vốn toàn cầu

Hình 7 thể hiện các danh mục sản phẩm theo mức độ
rủi ro kéo theo (đo bằng độ biến động tổng lợi nhuận)
so với lợi nhuận mang lại trong 10 năm qua.

Những nhận xét này có thể giúp nhà đầu tư quyết định
khi xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng nhằm làm
giảm sự phụ thuộc vào tiền gửi ngân hàng đồng thời

cũng cải thiện đảm bảo thu nhập hưu trí.
Hình 7: Rủi ro trong 10 năm và hồ sơ lợi nhuận cho các loại tài sản chủ yếu
Doanh thu

Trái phiếu thị trường
mới nổi toàn cầu
Trái phiếu Chấu
Á (ngoại trừ
Nhật Bản)
Trái phiếu tiền tệ
Trung Quốc

Tài sản nhận cổ tức cao ở
Châu Á Thái Bình Dương
trừ Nhật Bản
Trái khoán có lợi
suất cao Châu Á

Phân bổ 50% vốn, 50%trái phiếu
Phân bổ 40% vốn, 50%trái phiếu

Vốn toàn cầu

Phân bổ 25% vốn, 75%trái phiếu
10% vốn,
90% phân bổ trái phiếu

Trái phiếu hạng đầu tư toàn cầu

Tiền mặt


Ghi chú: Thể hiện bằng tổng số đô la Hoa Kỳ cho giai đoạn từ ngày 1/6/2003 tới ngày 31/5/2013. Vốn toàn cầu = chỉ số MSCI thế giới (tổng thu nhập
USD), tài sản lợi tức cao ở Châu Á-Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật Bản = Chỉ số MSCI hàng ngày TR Tổng AC Châu Á-Thái Bình Dương trừ Nhật
Bản USD; Trái phiếu hạng đầu tư toàn cầu = Tổng hợp Barclays Quốc tế (tổng tiền USD);Trái phiếu thị trường mới nổi toàn cầu= Chỉ số JP Morgan
EMBI Global Index, Trái khoán có lợi suất cao Châu Á (trừ Nhật Bản) = 50% Chỉ số Trái phiếu Địa phương HSBC Châu Á + 50% Chỉ số Trái phiếu
HSBC Châu Á đô la, năng suất cao châu Á = Chỉ số năng suất cao BofA Merrill Lynch Asia Đô la , trái phiếu ngoại tệ của Trung Quốc (trái phiếu
trên bờ được sử dụng để đại diện cho loại tài sản) = trái phiếu Chính phủ ngoại tệ địa phương HSBC Trung Quốc, 10% vốn, 90% phân bổ trái phiếu =
90% Citigroup WorldBig (USD) Tiền tự bảo hiểm + 4% chỉ số MSCI aily TR Gross World Free USD + 3% số MSCI Daily TR tổng AC Châu Á trừ
Nhật Bản USD + 3% số MSCI Daily TR tổng EM USD, 25% vốn, 75% phân bổ trái phiếu = 75% Citigroup WorldBig (USD) Tiền tự bảo hiểm +
10% số MSCI Daily TRGross World Free USD + 7,5% Chỉ số MSCI Daily TR Gross AC.Châu Á trừ Nhật Bản USD + 7,5% Chỉ số MSCI Daily TR
Gross EM USD, 40% vốn, 60% phân bổ trái phiếu = 60% Citigroup WorldBig (USD) tiền tự bảo hiểm + 16% số MSCI Daily TR Gross World
FreeUSD + 12% chỉ số MSCI Daily TR Gross AC Châu Á trừ Nhật Bản USD + 12% chỉ số MSCI Daily TR Gross EM USD, 50% vốn, 50% phân bổ
trái phiếu = 50% Citigroup WorldBig (USD) tiền tự bảo hiểm +20% chỉ số MSCI Daily TR Gross World Free USD + 15% chỉ số MSCI Daily TR
Gross AC Châu Á trừ Nhật Bản USD + 15% chỉ số MSCI Daily TR Gross EM USD; Tiền mặt = 1 tháng Kho bạc Citigroup
Nội tệ.
Nguồn: Bloomberg, Factset, 31/5/2013

9


GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Hình 8: Lợi nhuận trong vòng 10 năm với các loại tài sản chính
Loại tài sản

Lợi nhuận hàng năm

Rủi ro

Tỉ lệ Sharpe


Tài sản lợi tức cao ở Châu Á Thái Bình Dương (ngoại
trừ Nhật Bản)

14,5%

22,4%

0,6

Trái khoán có lợi suất cao Châu Á

9,9%

10,7%

0,8

Trái phiếu thị trường mới nổi toàn cầu

9,4%

8,8%

0,9

Phân bổ 50% vốn, 50%trái phiếu

9,0%


9,9%

0,8

Vốn toàn cầu

8,3%

16,0%

0,4

Phân bổ 40% vốn chủ sở hữu, 60% trái phiếu

8,1%

8,0%

0,8

Trái phiếu Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản)

7,1%

6,0%

0,9

Phân bổ 25% vốn chủ sở hữu, 50% trái phiếu


6,8%

5,2%

1,0

Trái phiếu tiền tệ Trung Quốc

6,2%

3,5%

1,3

Phân bổ 10% vốn chủ sở hữu, 90%trái phiếu

5,4%

3,1%

1,2

Trái phiếu hạng đầu tư toàn cầu

4,8%

6,1%

0,5


Tiền mặt

1,6%

0,5%

Ghi chú: Thể hiện bằng tổng đô la Hoa Kỳ cho giai đoạn từ ngày 1/6/2003 đến 31/5/2013. Trái phiếu tiền tệ nội địa của
Trung Quốc sử dụng làm đại diện cho danh mục trái phiếu tiền tệ Trung Quốc. Đối với thông tin về chỉ số đại diện, xem
các ghi chú cho hình 7.
Nguồn: Bloomberg, 31/5/2013

10


GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Kết luận
Khoản tiền mặt nhất định trong tiền gửi ngân hàng là
một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bất kỳ
hộ gia đình nào, và bản thân tính thanh khoản mà các
tài khoản ngân hàng đem lại đã có giá trị. Tuy nhiên,
thước đo Bona Fide Real Return của chúng tôi cho thấy
khi xét đến các yếu tố như lạm phát, các loại thuế cá
nhân và rủi ro tín dụng, thực tế, tiền gửi ngân hàng
mang lại lợi nhuận âm ở phần lớn các nền kinh tế mà
chúng tôi nghiên cứu.

Ý nghĩa quan trọng của Bona Fide Real Return là tiền
gửi ngân hàng không nên được coi là sản phẩm đầu tư
dài hạn vì trong nhiều trường hợp, tiền gửi ngân hàng

không cung cấp một nền tảng vững chắc để đảm bảo
thu nhập hưu trí. Thay vào đó, nhà đầu tư nên xem xét
cẩn trọng nhiều giiải pháp thay thế có sẵn trên thị
trường và phát triển một danh mục đầu tư đa dạng có
khả năng tăng giá trị vốn hoặc thậm chí mang lại
nguồn thu nhập liên tục.

11


GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Phụ lục 1: Phương pháp tính toán Bona Fide Real Return
Bona Fide Real Return được thiết kế để chỉ ra mức
thay đổi hàng năm trong sức mua cho các nhà đầu tư
riêng lẻ, những người đã đầu tư khoản tiết kiệm bằng
nội tệ vào tiền gửi ngân hàng. Bona Fide Real Return
được tính toán bằng cách trừ các tỉ lệ hàng năm của
lạm phát, mức thuế cá nhân (hoặc khoản thuế lợi tức),
bảo hiểm rủi ro tín dụng từ lãi suất tiền gửi danh nghĩa
và nội tệ.

tín nhiệm quốc gia do ba cơ quan xếp hạng quốc tế lớn
đưa ra) nhân với với mức độ nghiêm trọng của thiệt hại
có thể xảy ra trong trường hợp không có khả năng trả
nợ (được đánh giá thông qua tình trạng mất khả năng
chi trả trong lịch sử).
Các nước phát triển trong nghiên cứu của chúng tôi nói
chung được xếp hạng rất cao và, do đó, những người
gửi tiền được bảo hiểm tiền gửi trong những nền kinh

tế này chỉ phải chịu rủi ro thấp. Phí bảo hiểm rủi ro cho
người gửi tiền ở các nước đang phát triển hoặc các thị
trường biên giới cao hơn, phản ánh sự có mặt của rủi ro
tín dụng cao ở những thị trường này.

Bảo hiểm rủi ro tín dụng được phân bổ dựa trên các
quy ước được áp dụng bởi các tổ chức quản lý thu nhập
cố định chuyên nghiệp trong việc đánh giá tính đầy đủ
của chênh lệch tín dụng qua đường cong không rủi ro
đối với trái phiếu. Mặc dù chúng tôi nhận thấy bảo
hiểm tiền gửi được áp dụng ở tất cả các quốc gia chúng
tôi nghiên cứu, ngoại trừ Trung Quốc, nhưng chúng tôi
coi những chương trình bảo hiểm tiền gửi được áp
dụng rộng rãi chỉ khi quốc gia ủng hộ chương trình
này. Do đó, bảo hiểm rủi ro tín dụng chúng tôi áp dụng
được đưa ra dựa trên phương trình sau: khả năng một
quốc gia sẽ không thể trả nợ (như ngụ ý của xếp hạng

Một giả định quan trọng trong phương pháp này là các
loại và các khoản tiền gửi khác nhau được bảo hiểm
theo chương trình bảo hiểm tiền gửi của từng quốc gia
hoặc vùng lãnh thổ. Nếu số tiền gửi vượt quá giới hạn
của chương trình tiền gửi nội địa, rủi ro tín dụng mà
người gửi tiền phải đối mặt có thể cao hơn đáng kể, tùy
thuộc vào mức độ tín nhiệm của các ngân hàng có liên
quan.

12



GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

Phụ lục 2: Nguồn dữ liệu
Thị trường

Nguồn lãi suất tiền gửi kỳ hạn ba tháng
(a)

Nguồn tỷ lệ lạm phát

Trung Quốc

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc

Hồng Kông

CMPN (b)

Sở Thống kê và Điều tra Dân số Hồng
Kông

Indonesia

Ngân hàng Indonesia (c)

Badan Pusat Statistik Indonesia

Nhật Bản


CMPN

Bộ Nội vụ & Truyền thông

Malaysia

CMPN

Sở Thống kê Malaysia

Philippin

Bangko Sentral ng Pilipinas

Cục Thống kê Quốc gia Philippins

Singapore

CMPN

Sở Thống kê Singapore

Đài Loan

Ngân hàng New York/Ngân hàng Hợp tác Đài
Loan

Tổng cục Ngân sách Kế toán và Thống
kê Đài Loan


Thái Lan

Ngân hàng Thái Lan (d)

Bộ Thương mại

Việt Nam

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Tổng Cục thống kê Việt Nam

(a) Lãi suất huy động chuẩn do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố.
(b) CMPN: Tỉ lệ Hỗn hợp Bloomberg (CMP) là phép tính thị trường tốt nhất. Tại bất kỳ thời điểm nào, lãi suất tiền gửi hỗn hợp bằng với mức lãi suất
tiền gửi cao nhất trong tất cả các hoạt động ngân hàng và đóng góp hiện tại. Lãi suất cho vay hỗn hợp bằng mức lãi suất cho vay thấp nhất mà những
hoạt động này đem lại. Với các lãi suất cần được chấp nhận vào hỗn hợp, các lãi suất này phải được cung cấp bởi những người đóng góp dữ liệu được
đặc quyền gửi dữ liệu tới hỗn hợp, và việc định giá phải được coi là hợp lệ và đang diễn ra.
(c) Chỉ số này cho thấy tỷ lệ trung bình lên tới 131 ngân hàng đã gửi mức lãi suất của họ cho Ngân hàng Indonesia vào lúc 1:00 pm giờ Jakarta vào
bất cứ ngày được định trước nào.
(d) Lãi suất tiền gửi cố định kỳ hạn ba tháng trung bình của Ngân hàng Bangkok, Ngân hàng Krung Thai, Kasikornbank và Ngân hàng Thương mại
Siam.

13


Văn phòng trên toàn cầu
Bắc Hoa Kỳ

Châu Á


Toronto

Hồng Kông
Manulife Asset Management (Asia)
47/F, The Lee Gardens
33 Hysan Avenue Causeway Bay,
Hồng Kông
ĐT: (852) 2910 2600

Manulife Asset Management Limited
200 Bloor Street East, Toronto, Ontario
M4W 1E5
Canada
ĐT: (416) 852 2204
Boston
Manulife Asset Management (US) LLC
197 Clarendon Street
Boston, MA 02117
Hoa Kỳ
ĐT: (617) 375 1500
Châu Âu
London
Manulife Asset Management (Europe)
Limited 10 King William Street
London, EC4N 7TW England, U.K.
ĐT: (020) 7256 3500

Indonesia
PT Manulife Aset Manajemen Indonesia

31/F Sampoerna Strategic Square, South
Tower, Jalan Sudirman Kav. 45-46
Jakarta 12930, Indonesia
ĐT: (6221) 2555 7788
Nhật Bản
Manulife Asset Management (Japan)
Limited 15/F Marunouchi Trust Tower
North Building, 1-8-1 Marunouchi,
Chiyoda-ku, Tokyo, 100-0005 Nhật Bản
ĐT: (81) 3 6267 1940
Malaysia
Manulife Asset Management Services
Berhad 13/Floor, Menara Manulife,
6 Jalan Gelenggang, Damansara
Heights, 50490 Kuala Lumpur, Malaysia
ĐT: (603) 2719 9228

Singapore
Manulife Asset Management
(Singapore) Pte. Ltd. 1 Kim Seng
Promenade #11-07/08
Great World City, West Tower
Singapore 237994
ĐT: (65) 6501 5411
Đài Loan
Manulife Asset Management (Taiwan)
Co., Ltd. 9F, No.89, Sungren Road,
Taipei 11073 Đài Loan , Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa.
ĐT: (886) 2 2757 5615

Thái Lan
Manulife Asset Management (Thailand)
Co., Ltd. 6/F Manulife Place
364/30 Sri Ayudhaya Road, Rajthevi
Bangkok 10400, Thái Lan
ĐT: (66) 2246 7650
Việt Nam
Manulife Asset Management (Vietnam)
Co., Ltd 4/F Manulife Plaza, 75 Hoàng
Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, TP
Hồ Chí Minh, Việt Nam
ĐT: (848) 5416 6777

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Manulife Asset Management là phân nhánh kinh doanh chuyên về quản lý tài sản/quỹ đầu tư của tập đoàn Manulife Financial. Các chi nhánh và công ty trực thuộc
Manulife Asset Mangement hiện cung cấp cho các nhà đầu tư tổ chức, các quỹ đầu tư và khách hàng cá nhân các giải pháp quản lý đầu tư toàn diện tại các thị trường tài
chính lớn trên thế giới. Tập đoàn đầu tư chuyên nghiệp quản lý đầy đủ các loại tài sản bao gồm quỹ, thu nhập cố định và các khoản đầu tư thay thế như dầu, ga, bất động
sản, gỗ, đất nông nghiệp cũng như chiến lược phân bổ tài sản. Manulife Asset management có văn phòng đầu tư tại Hoa Kỳ, Canada, Anh, Nhật, Hồng Kông và khắp Châu
Á. Thông tin chi tiết về Manulife Asset management có tại website: www.manulifeam.com. Manulife Asset management, Manulife và thiết kế trang này là thương hiệu của
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ The Manufacturers Life Insurance Company được công ty và các chi nhánh bao gồm cả Tổng công ty Tài chính Manulife (Manulife financial
Corporation) sử dụng.
Tài liệu này được sử dụng riêng cho những người được phép nhận tài liệu này theo pháp luật áp dụng hiện hành và các quy định nằm trong phạm vi quyền hạn liên quan.
Tài liệu này và các ý kiến được đưa ra trong tài liệu là của Tập đoàn Manulife Asset Management tại ngày viết và có thể thay đổi. Các thông tin và/hoặc phân tích trong tài
liệu này được thu thập, biên soạn và khởi tạo từ các nguồn được chúng tôi cho là đáng tin cậy nhưng Tập đoàn Manulife Asset Management không là đại diện cho tính
chính xác, đúng đắn, hữu ích hay đầy đủ của chúng, và không có nghĩa vụ đối với bất cứ tổn thất nào phát sinh từ việc sử dụng những nguồn thông tin và/hoặc phân tích có
trong tài liệu này. Các thông tin về nắm giữ danh mục đầu tư, phân bổ tài sản, chiến lược đầu tư đa quốc gia là các thông tin có tính lịch sử và không phải là chỉ dẫn cho sự
cấu thành của danh mục trong tương lai. Danh mục này sẽ thay đổi. Tập đoàn Manulife Asset Management, các chi nhánh cũng như các giám đốc, viên chức, nhân viên
của Manulife sẽ không chịu nghĩa vụ hay trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất trực tiếp hay gián tiếp hay những thiệt hại hoặc bất kỳ hậu quả nào khác của bất kỳ một cá
nhân nào hành động hay không hành động dựa trên những thông tin có trong tài liệu này.
Thông tin trong tài liệu này có thể chứa đựng các dự báo hay những phát biểu tiên lượng liên quan tới các sự kiện trong tương lai, các mục tiêu, các quy tắc quản trị hay

những ước tính khác và chỉ có hiệu lực hiện hành tại ngày được chỉ báo. Không có bất kỳ một sự đảm bảo rằng những sự kiện như thế sẽ xảy ra và rất có thể sẽ khác biệt
lớn so với những dự báo được đưa ra ở đây. Thông tin trong tài liệu này bao gồm các phát biểu liên quan tới xu hướng thị trường tài chính, được căn cứ trên những điều
kiện của thị trường hiện tại, mà những điều kiện này sẽ thay đổi bất thường và có thể được thay thế bởi những sự kiện diễn ra tiếp theo trên thị trường hay bởi những
nguyên nhân khác. Tài liệu này được soạn thảo với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin, không nhằm cấu thành lên một thư giới thiệu, hay một tư vấn chuyên nghiệp,
một sự đề nghị, một lời mời từ phía hay thay mặt cho Tập đoàn Manulife Asset Management tới bất kỳ người nào nhằm mục đích bán hay mua bất cứ cổ phiếu nào. Tài
liệu này không được xem là một thư giới thiệu, chào hàng, một lời mời hiện tại cũng như trong quá khứ nhằm mua hay bán bất kỳ một sản phẩm đầu tư nào hay chấp thuận
bất kỳ một chiến lược đầu tư nào. Không có thông tin nào trong tài liệu này cấu thành một lời tư vấn về đầu tư, pháp luật, kế toán hay thuế. Tài liệu này cũng không làm
đại diện phát ngôn rằng bất kỳ một khoản đầu tư hay chiến lược nào là phù hợp đối với tình trạng cá nhân của bạn, hoặc cấu thành một khuyến nghị cá nhân nào dành cho
bạn. Thành tựu của quá khứ không phải là một chỉ dẫn cho kết quả trong tương lai.
Thông tin độc quyền và bảo mật- Vui lòng lưu ý rằng tài liệu này không được sao chụp, phân phối, lưu hành, truyền bá, phổ biến, xuất bản hay công bố một phần hay toàn
bộ dưới bất kỳ hình thức nào cho bất cứ một bên thứ ba nào mà không có sự cho phép của Tập đoàn Manulife Asset Management.

MAM-13/018A



×