BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
(ĐỂ ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
PGS. TS. Cao Hào Thi
DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
Danh sách gồm có 21 thành viên.
STT
01
- Chức danh
- Họ tên cán bộ
PGS. TS. Cao Hào Thi
- Chức vụ
- Nhiệm vụ trong Hội đồng tự đánh giá
Hiệu trưởng
Chủ tịch Hội đồng Tự đánh giá
02
TS. Trương Quang Mùi
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT
Ủy viên
03
THS. Nguyễn Kiều Oanh
Chủ tịch Công đoàn
Ủy viên
04
CN. Phan Lê Nhật Trung
Bí thư Đoàn thanh niên
Ủy viên
05
TS. Trần Ngọc Lân
Trưởng ban Ban Khoa học Cơ bản
Ủy viên
06
TS. Lê Minh Ngọc
Trưởng khoa Khoa Cơ khí
Ủy viên
07
TS. Tăng Văn Tơ
Trưởng khoa Khoa Điện - Điện tử
Ủy viên
08
TS. Đặng Trường Sơn
Trưởng khoa Khoa Công nghệ Thông tin
Ủy viên
09
GS. TSKH. Lưu Duẩn
Trưởng khoa Khoa Công nghệ Thực phẩm
Ủy viên
10
THS. Dương Quang Mỹ
Phó khoa Khoa Quản trị Kinh doanh
Ủy viên
11
TS. Đỗ Đào Hải
Trưởng khoa Khoa Kỹ thuật Công trình
Ủy viên
- Ký tên
2
STT
12
- Chức danh
- Họ tên cán bộ
TS. Đỗ Lệnh Hùng Tú
- Chức vụ
- Nhiệm vụ trong Hội đồng tự đánh giá
Trưởng khoa Khoa Design
Ủy viên
13
THS. Hoàng Ngọc Khải
Trưởng ban Ban Thanh tra Giáo dục
Ủy viên
14
TS. Trương Thị Anh Đào
Trưởng ban Ban Đảm bảo và Kiểm định CLGD
Ủy viên
15
TS. Phan Công Chính
Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế
Ủy viên
16
THS. Lê Thị Phương Hằng
Phó phòng Phòng Công tác sinh viên
Ủy viên
17
THS. Nguyễn Thành Trung
Phó phòng Phòng Hành chánh - Quản trị
Ủy viên
18
TS. Ngô Thị Thu Thủy
Trưởng phòng Phòng Kế hoạch - Tài chính
Ủy viên
19
THS. Võ Xuân Thịnh
Phó phòng Phòng QLKH và Sau Đại học
Ủy viên
20
THS. Lê Thị Ngọc Phượng
Trưởng phòng Phòng Đào tạo
Ủy viên Thường trực
21
KS. Trần Thị Hoàng Vân
Chuyên viên Phòng Đào tạo
Thư ký
- Ký tên
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2017
3
MỤC LỤC
Phần I:
Đặt vấn đề --------------------------------------------------------------------------10
Phần II: Tổng quan chung ----------------------------------------------------------------- 11
Phần III: Tự đánh giá của nhà trường --------------------------------------------------- 18
Tiêu chuẩn 01: Sứ mạng và mục tiêu của trường Đại học--------------------------- 18
Tiêu chí 01.1 ------------------------------------------------------------------------ 18
Tiêu chí 01.2 ------------------------------------------------------------------------ 19
Tiêu chuẩn 02: Tổ chức và quản lý ----------------------------------------------------- 22
Tiêu chí 02.1 ------------------------------------------------------------------------ 22
Tiêu chí 02.2 ------------------------------------------------------------------------ 25
Tiêu chí 02.3 ------------------------------------------------------------------------ 26
Tiêu chí 02.4 ------------------------------------------------------------------------ 27
Tiêu chí 02.5 ------------------------------------------------------------------------ 30
Tiêu chí 02.6 ------------------------------------------------------------------------ 31
Tiêu chí 02.7 ------------------------------------------------------------------------ 32
Tiêu chuẩn 03: Chương trình đào tạo -------------------------------------------------- 35
Tiêu chí 03.1 ------------------------------------------------------------------------ 36
Tiêu chí 03.2 ------------------------------------------------------------------------ 38
Tiêu chí 03.3 ------------------------------------------------------------------------ 42
Tiêu chí 03.4 ------------------------------------------------------------------------ 45
Tiêu chí 03.5 ------------------------------------------------------------------------ 48
Tiêu chí 03.6 ------------------------------------------------------------------------ 50
Tiêu chuẩn 04: Hoạt động đào tạo ------------------------------------------------------ 52
Tiêu chí 04.1 ------------------------------------------------------------------------ 52
Tiêu chí 04.2 ------------------------------------------------------------------------ 53
Tiêu chí 04.3 ------------------------------------------------------------------------ 54
Tiêu chí 04.4 ------------------------------------------------------------------------ 56
Tiêu chí 04.5 ------------------------------------------------------------------------ 59
Tiêu chí 04.6 ------------------------------------------------------------------------ 61
Tiêu chí 04.7 ------------------------------------------------------------------------ 63
4
Tiêu chuẩn 05: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên------------------ 66
Tiêu chí 05.1 ------------------------------------------------------------------------ 66
Tiêu chí 05.2 ------------------------------------------------------------------------ 68
Tiêu chí 05.3 ------------------------------------------------------------------------ 70
Tiêu chí 05.4 ------------------------------------------------------------------------ 72
Tiêu chí 05.5 ------------------------------------------------------------------------ 73
Tiêu chí 05.6 ------------------------------------------------------------------------ 75
Tiêu chí 05.7 ------------------------------------------------------------------------ 76
Tiêu chí 05.8 ------------------------------------------------------------------------ 78
Tiêu chuẩn 06: Người học --------------------------------------------------------------- 81
Tiêu chí 06.1 ------------------------------------------------------------------------ 81
Tiêu chí 06.2 ------------------------------------------------------------------------ 82
Tiêu chí 06.3 ------------------------------------------------------------------------ 84
Tiêu chí 06.4 ------------------------------------------------------------------------ 86
Tiêu chí 06.5 ------------------------------------------------------------------------ 89
Tiêu chí 06.6 ------------------------------------------------------------------------ 91
Tiêu chí 06.7 ------------------------------------------------------------------------ 93
Tiêu chí 06.8 ------------------------------------------------------------------------ 95
Tiêu chí 06.9 ------------------------------------------------------------------------ 96
Tiêu chuẩn 07: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao ----- 98
Tiêu chí 07.1 ------------------------------------------------------------------------ 98
Tiêu chí 07.2 ---------------------------------------------------------------------- 100
Tiêu chí 07.3 ---------------------------------------------------------------------- 103
Tiêu chí 07.4 ---------------------------------------------------------------------- 104
Tiêu chí 07.5 ---------------------------------------------------------------------- 106
Tiêu chí 07.6 ---------------------------------------------------------------------- 108
Tiêu chí 07.7 ---------------------------------------------------------------------- 110
Tiêu chuẩn 08: Hoạt động hợp tác quốc tế ------------------------------------------ 114
Tiêu chí 08.1 ---------------------------------------------------------------------- 114
Tiêu chí 08.2 ---------------------------------------------------------------------- 116
Tiêu chí 08.3 ---------------------------------------------------------------------- 118
5
Tiêu chuẩn 09: Thư viên, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác --------- 121
Tiêu chí 09.1 ---------------------------------------------------------------------- 121
Tiêu chí 09.2 ---------------------------------------------------------------------- 124
Tiêu chí 09.3 ---------------------------------------------------------------------- 125
Tiêu chí 09.4 ---------------------------------------------------------------------- 127
Tiêu chí 09.5 ---------------------------------------------------------------------- 128
Tiêu chí 09.6 ---------------------------------------------------------------------- 130
Tiêu chí 09.7 ---------------------------------------------------------------------- 131
Tiêu chí 09.8 ---------------------------------------------------------------------- 132
Tiêu chí 09.9 ---------------------------------------------------------------------- 133
Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính -------------------------------------- 136
Tiêu chí 10.1 ---------------------------------------------------------------------- 136
Tiêu chí 10.2 ---------------------------------------------------------------------- 138
Tiêu chí 10.3 ---------------------------------------------------------------------- 141
Phần IV: Kết luận --------------------------------------------------------------------------- 144
Phần V: Phụ lục
Phụ lục 1: Quyết định thành lập Hội đồng Tự đánh giá
Phụ lục 2: Quyết định thành lập Ban Thư ký
Phụ lục 3: Quyết định thành lập Nhóm công tác chuyên trách
Phụ lục 4: Kế hoạch Tự đánh giá của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
Phụ lục 5: Tổng hợp kết quả tự đánh giá
Phụ lục 6: Cơ sở kiểm định chất lượng giáo dục
Phụ lục 7: Danh mục minh chứng
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
AUN – QA
Asean University Network Quality Assurance
Ban ĐB & KĐCLGD
Ban Đảm bảo và Kiểm định Chất lượng Giáo dục
Ban KHCB
Ban Khoa học cơ bản
Ban TTGD
Ban Thanh tra Giáo dục
BCH
Ban chấp hành
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHTN
Bảo hiểm tai nạn
Bộ GD&ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ TT&TT
Bộ Thông tin và Truyền thông
BGH
Ban giám hiệu
Bộ LĐ-TB&XH
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
BT
Bài tập
BTL
Bài tập lớn
BTTN
Bài thi tốt nghiệp
CB, GV & NV
Cán bộ, giảng viên và nhân viên
CBCT
Cán bộ coi thi
CBGD
Cán bộ giảng dạy
CBQL
Cán bộ quản lý
CĐ
Cao đẳng
CĐR
Chuẩn đầu ra
CH
Cao học
CLB
Câu lạc bộ
CN
Cử nhân
CN KTCTXD
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
CNCĐ
Cử nhân cao đẳng
CNKT CĐT
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
CNKT ĐĐT
Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
CNKT ĐTTT
Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông
CNTP
Công nghệ thực phẩm
CNTT
Công nghệ thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
CSVC
Cơ sở vật chất
CTĐT
Chương trình đào tạo
CTSV
Công tác sinh viên
Cựu SV
Cựu sinh viên
CV
Chuyên viên
7
Viết tắt
Viết đầy đủ
ĐA
Đồ án
ĐATN
Đồ án / Khóa luận tốt nghiệp
ĐBCL
Đảm bảo chất lượng
ĐB & KĐCLGD
Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục
ĐCMH
Đề cương chi tiết môn học
ĐH
Đại học
ĐHCNSG
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
Đoàn TNCS HCM
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn thanh niên
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
GDĐH
Giáo dục đại học
GDĐT
Giáo dục và đào tạo
GS
Giáo sư
HĐ
Hội đồng
HĐ KH & ĐT
Hội đồng Khoa học và Đào tạo
HĐQT
Hội đồng Quản trị
Hệ CQ
Hệ chính quy
Hệ VLVH
Hệ vừa làm vừa học
HH
Học hàm
HĐ KHCN
Hoạt động Khoa học công nghệ
Hội SV
Hội sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
HTQT
Hợp tác quốc tế
HV
Học vị
ITPC
Trung tâm đào tạo quốc tế của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
KHCN
Khoa học công nghệ
KHĐT
Khoa học đào tạo
Khoa CK
Khoa Cơ khí
Khoa CNTP
Khoa Công nghệ Thực phẩm
Khoa CNTT
Khoa Công nghệ Thông tin
Khoa ĐĐT
Khoa Điện - Điện tử
Khoa Design
Khoa Design
Khoa KTCT
Khoa Kỹ thuật Công trình
Khoa QTKD
Khoa Quản trị Kinh doanh
KS
Kỹ sư
KSCĐ
Kỹ sư cao đẳng
KT - XH
Kinh tế - xã hội
KTCTXD
Kỹ thuật công trình xây dựng
LT
Lý thuyết
LTĐH
Liên thông đại học
NCKH
Nghiên cứu khoa học
8
Viết tắt
Viết đầy đủ
PGS
Phó Giáo sư
Phòng CTSV
Phòng Công tác sinh viên
Phòng ĐT
Phòng Đào tạo
Phòng HCQT
Phòng Hành chánh - Quản trị
Phòng KHTC
Phòng Kế hoạch - Tài chính
Phòng QLKH & SĐH
Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo sau đại học
PLT
Phòng lý thuyết
PPGD
Phương pháp giảng dạy
PTH
Phòng thực hành
PTN
Phòng thí nghiệm
QTKD
Quản trị kinh doanh
SL
Số lượng
Sở KH & CN
Sở Khoa học và Công nghệ
STT
Số thứ tự
STU
Saigon Technology University
SV
Sinh viên
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp
Tạp chí KH & CN
Tạp chí Khoa học và công nghệ
Tạp chí KH & ĐT
Tạp chí Khoa học và đào tạo
TH
Thực hành
THPT
Trung học phổ thông
THS
Thạc sĩ
TKCN
Thiết kế Công nghiệp
TL
Thảo luận
TN
Thí nghiệm
Tổ BM
Tổ bộ môn
TPHCM
Tp. Hồ Chí Minh
TS
Tiến sĩ
TT
Thực tập
TTB
Trang thiết bị
TTCP
Thủ tướng Chính phủ
TTTN
Thực tập tốt nghiệp
UBND
Ủy ban Nhân dân
Website
Trang thông tin điện tử
XLHV
Xử lý học vụ
XTT
Xưởng thực tập
9
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng giáo dục là một vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của
một trường đại học. Trong quá trình hoạt động đào tạo, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
luôn quan tâm đến chất lượng, đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm cung cấp cho xã hội nguồn
nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động và đóng góp cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính vì lý do trên, nhà trường đã nghiêm túc thực hiện yêu cầu của Công văn số
1398/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 05/03/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển
khai công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp. Nhà trường đã thành lập Hội đồng Tự đánh giá, Ban Thư ký và các
nhóm công tác chuyên trách, triển khai công tác Tự đánh giá cơ sở giáo dục đại học trong
toàn trường. Công tác tự đánh giá được thực hiện hai lần. Lần thứ nhất hoàn thành vào
Tháng 02/2014. Lần thứ hai hoàn thành vào Tháng 09/2017, trên cơ sở cập nhật bản báo cáo
tự đánh giá năm 2014 để đăng ký kiểm định.
Hội đồng Tự đánh giá đã nghiêm túc thực hiện công việc tự đánh giá nhà trường theo
quy định tại Thông tư 62/2012/TT-BGDDT, ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hội đồng đã sử dụng bộ công cụ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học
được ban hành theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDDT, ngày 01/11/2007 và sửa đổi bổ
sung theo Thông tư số 37/2012/TT-BGDDT, ngày 30/10/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hội đồng đã tiến hành quy trình phân tích, tự đánh giá lại toàn bộ hoạt động của nhà
trường từ xác định sứ mạng; xây dựng chiến lược phát triển; hoạt động đào tạo; nghiên cứu
khoa học; hoạt động tài chính; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng và
phát triển đội ngũ cho đến các hoạt động dành cho người học. Hội đồng đã hoàn tất công tác
Tự đánh giá, kiểm định chất lượng trường đại học bằng bản Báo cáo Tự đánh giá của trường
Đại học Công nghệ Sài Gòn với đầy đủ 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí, chuẩn bị cơ sở cho
công tác đánh giá ngoài để công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Có thể khẳng định, hoạt động tự đánh giá là một khâu then chốt trong hàng loạt công
tác nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Bằng hoạt động tự đánh giá, nhà trường đã tiến hành
rà soát một cách tổng thể nhất, chi tiết nhất mọi mặt hoạt động của nhà trường, nhìn thấy
những mặt mạnh, phát hiện những tồn tại, yếu kém để từ đó thực hiện những cải tiến nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo với kế hoạch hành động hết sức cụ thể trong thời gian sắp tới.
Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tự đánh giá, nhà trường thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và cho thấy năng lực của trường trong mọi hoạt động từ đào tạo, nghiên cứu khoa
học cho đến cung cấp dịch vụ đào tạo theo đúng chức năng, nhiệm vụ của một cơ sở giáo
dục đại học và phù hợp với mục tiêu và sứ mạng của nhà trường.
10
Phần II. TỔNG QUAN CHUNG
I.
Thông tin chung của nhà trường
1.
Tên trường
2.
3.
Tên tiếng Việt: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
Tên tiếng Anh: SAIGON TECHNOLOGY UNIVERSITY
Tên viết tắt của trường
Tên tiếng Việt: ĐHCNSG
Tên tiếng Anh: STU
Mã trường trong tuyển sinh: DSG
Tên trường qua các thời kỳ:
Từ tháng 09/1997: Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dân lập Tp. Hồ Chí Minh
Từ tháng 04/2004: Trường Đại học Dân lập Kỹ nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Từ tháng 03/2005: Trường Đại học Dân lập Công nghệ Sài Gòn
Từ tháng 07/2007: Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
4.
Cơ quan/ Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
5.
Địa chỉ: Số 180 Cao Lỗ, Phường 04, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh
6.
Thông tin liên hệ:
Điện thoại:
Số Fax:
Email:
Website:
7.
Loại hình trường đào tạo: Dân lập (DL)
8.
Năm thành lập trường:
9.
(08) 38505520, (08) 38508269
(08) 38506595
www.stu.edu.vn
Quyết định số 798/TTg, ngày 24/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dân lập Tp. Hồ Chí Minh.
Quyết định số 57/2004/QĐ-TTg, ngày 06/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Trường Đại học Dân lập Kỹ nghệ Tp. Hồ Chí Minh trên cơ sở
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dân lập Tp. Hồ Chí Minh.
Quyết định số 52/2005/QĐ-TTg, ngày 16/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đổi tên Trường Đại học Dân lập Kỹ nghệ Tp. Hồ Chí Minh thành Trường
Đại học Dân lập Công nghệ Sài Gòn.
Thời gian bắt đầu đào tạo khóa thứ nhất: Tháng 12/1997
10. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khóa thứ nhất: Tháng 11/2000
11
11. Các loại hình đào tạo của nhà trường:
Hệ chính quy tập trung
Hệ vừa làm vừa học
Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
12. Các ngành đào tạo (còn gọi là các chương trình đào tạo):
Số lượng ngành đào tạo cao học:
Ngành Công nghệ thực phẩm
Số lượng ngành đào tạo đại học:
08 ngành
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
52510203
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
52510301
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
52510302
Ngành Công nghệ thông tin
52480201
Ngành Công nghệ thực phẩm
52540101
Ngành Quản trị kinh doanh
52340101
Quản trị kinh doanh, chuyên ngành QTKD Tổng hợp
Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Quản trị Marketing
Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Quản trị Tài chính
Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng
52580201
KTCTXD, chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp
KTCTXD, chuyên ngành Cầu đường
KTCTXD, chuyên ngành Cấp thoát nước
KTCTXD, chuyên ngành Quản lý xây dựng
Ngành Thiết kế Công nghiệp
52210402
TKCN, chuyên ngành Thiết kế sản phẩm
TKCN, chuyên ngành Thiết kế thời trang
TKCN, chuyên ngành Thiết kế đồ họa
TKCN, chuyên ngành Thiết kế nội thất
Số lượng ngành đào tạo cao đẳng:
08 ngành
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
51510203
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
51510301
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
51510302
Ngành Công nghệ thông tin
51480201
Ngành Công nghệ thực phẩm
51540102
Ngành Quản trị kinh doanh
51340101
Quản trị kinh doanh, chuyên ngành QTKD Tổng hợp
Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Kế toán
Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng
51510102
KTCTXD, chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Ngành Thiết kế Công nghiệp
51210402
01 ngành
60540103
12
TKCN, chuyên ngành Thiết kế sản phẩm
TKCN, chuyên ngành Thiết kế thời trang
TKCN, chuyên ngành Thiết kế đồ họa
TKCN, chuyên ngành Thiết kế nội thất
Số lượng ngành đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học:
08 ngành
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
52510203
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
52510301
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
52510302
Ngành Công nghệ thông tin
52480201
Ngành Công nghệ thực phẩm
52540101
Ngành Quản trị kinh doanh
52340101
Quản trị kinh doanh, chuyên ngành QTKD Tổng hợp
Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng
52580201
KTCTXD, chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Ngành Thiết kế Công nghiệp
52210402
TKCN, chuyên ngành Thiết kế sản phẩm
TKCN, chuyên ngành Thiết kế thời trang
TKCN, chuyên ngành Thiết kế đồ họa
TKCN, chuyên ngành Thiết kế nội thất
Số lượng ngành đào tạo đại học vừa học vừa làm:
08 ngành
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
52510203
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
52510301
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
52510302
Ngành Công nghệ thông tin
52480201
Ngành Công nghệ thực phẩm
52540101
Ngành Quản trị kinh doanh
52340101
Quản trị kinh doanh, chuyên ngành QTKD Tổng hợp
Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng
52580201
KTCTXD, chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Ngành Thiết kế Công nghiệp
52210402
TKCN, chuyên ngành Thiết kế sản phẩm
TKCN, chuyên ngành Thiết kế thời trang
TKCN, chuyên ngành Thiết kế đồ họa
TKCN, chuyên ngành Thiết kế nội thất
Số lượng ngành liên kết đào tạo Quốc tế:
Ngành Quản trị Kinh doanh
Ngành Khoa học máy tính
02 ngành
13. Tổng số các Khoa/Ban đào tạo: 08 khoa và 01 ban
14. Cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường thời điểm Tháng 08/2017
13
II. Giới thiệu khái quát về nhà trường
Tiền thân của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn là Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dân
lập Tp. Hồ Chí Minh (SEC). SEC được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày
24/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ. SEC được vinh dự là trường cao đẳng ngoài công lập
đầu tiên của cả nước đào tạo các ngành kỹ thuật công nghệ.
Tháng 04/2004, trên cơ sở xem xét năng lực và thành tích đào tạo của trường, Chính
phủ ra Quyết định số 57/2004/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Dân lập Kỹ nghệ Tp. Hồ
Chí Minh (SEU) trên cơ sở Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dân lập Tp. Hồ Chí Minh.
14
Đến tháng 03/2005, theo Quyết định số 52/2005/QĐ-TTg, trường được đổi tên thành
Trường Đại học Dân lập Công nghệ Sài Gòn.
Tháng 07/2007, trường Đại học Dân lập Công nghệ Sài Gòn chính thức đổi tên thành
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Tên tiếng Anh là Saigon Technology University (STU).
Hiện nay, trường đang đào tạo cao đẳng, đại học, cao học; nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, kinh tế quản lý và thiết kế
công nghiệp.
Tính đến nay, qua 20 năm đào tạo, trường đã tuyển được 21 khóa cao đẳng, 14 khóa
đại học, 13 khóa liên thông đại học và 9 khóa trung cấp. Đào tạo được 14.989 kỹ sư/cử nhân
đại học, 10.974 kỹ sư/cử nhân cao đẳng và 1.819 người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp;
trong đó, 27.365 người tốt nghiệp hệ chính quy tập trung và 417 người tốt nghiệp hệ vừa
làm vừa học. Bằng tốt nghiệp của trường thuộc hệ thống văn bằng quốc gia và có giá trị
trong cả nước.
Về hiệu quả đào tạo, trong khoảng thời gian một năm sau khi ra trường, nhóm sinh
viên tốt nghiệp có thể nhanh chóng tìm được việc làm, với tỷ lệ gần 80% số tốt nghiệp;
trong đó, khoảng trên 50% người học có thể tìm được việc làm đúng với ngành nghề được
đào tạo.
Qua số thống kê về đào tạo, trường có thể chứng minh năng lực đào tạo, về chương
trình đào tạo, về đội ngũ, về cơ sở vật chất, và về phương thức tổ chức, quản lý đào tạo.
III. Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược:
1.
Sứ mạng: Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực,
đa hệ, với các trình độ: Cao đẳng, đại học, cao học và nghiên cứu sinh; Cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng có phẩm chất đạo đức, tư duy độc lập, sáng tạo, chuyên
môn cao, nghiệp vụ giỏi, văn hóa, ngoại ngữ tốt, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và xu thế toàn cầu hóa của thế giới.
2.
Tầm nhìn: Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn là trường đại học tư thục hoạt động
theo luật giáo dục đại học Việt Nam số 08/2012/QH13, có uy tín trong hệ thống giáo
dục đào tạo Việt Nam, từng bước đạt tới trình độ cao ở khu vực về:
Môi trường giảng dạy, học tập, làm việc tiên tiến, phù hợp với bản sắc văn
hóa của dân tộc;
Chương trình, nội dung chất lượng đào tạo;
Hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai và chuyển giao công nghệ.
3.
Mục tiêu chiến lược: Tăng trưởng đáng kể về giá trị tự thân và đóng góp xứng đáng
vào sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu
triển khai, chuyển giao công nghệ có chất lương cũng như hợp tác quốc tế với môi
trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp.
IV. Một số ghi nhận tiêu biểu trong quá trình triển khai Tự đánh giá:
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn đã xây dựng chiến lược phát triển trường, đặt ra
các mục tiêu, định hướng quá trình phát triển và đề xuất các giải pháp chiến lược cụ thể, khả
15
thi và phù hợp với nguồn lực nội tại và xu hướng hội nhập của thời đại; trong đó, đặt trọng
tâm vào các mảng công tác sau: (1) Quản trị nhà trường ; (2) Công tác đào tạo; (3) Công tác
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; (4) Công tác phát triển nguồn lực bao gồm
nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính; (5) Công tác người học; và (6) một số công tác khác.
Trong hoạt động đào tạo, nhà trường đã triển khai việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ kể
từ năm học 2009 – 2010. Đến nay, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã dần hoàn thiện, đi
vào thực chất và đạt được kết quả nhất định thể hiện qua hiệu quả đào tạo của trường:
Tỷ lệ sinh viên được tốt nghiệp so với số tuyển đầu vào đạt tỷ lệ trung bình trên
63,61%. (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Đào tạo)
Tình hình có việc làm của sinh viên trong thời gian một năm đầu tiên sau tốt
nghiệp đạt tỷ lệ trung bình 79,21%; trong đó, hơn 50% sinh viên có việc làm
đúng với chuyên ngành đào tạo (Nguồn: Số liệu điều tra các năm).
Nhà trường có một đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên đủ để đáp ứng yêu cầu đào
tạo và cung cấp các dịch vụ đào tạo có chất lượng cao. Tính đến tháng 04/2017, toàn trường
có 380 người, trong đó giảng viên cơ hữu là 270 người với hơn 80% có trình độ sau đại học.
Ngoài ra, trường còn mời thỉnh giảng gần 400 giảng viên đến từ các học viện, đại học, viện
nghiên cứu và các doanh nghiệp trong cả nước để sinh viên có cơ hội học tập, làm việc với
đội ngũ giảng viên, chuyên gia có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Với số lượng và
chất lượng đội ngũ như trên, đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo về quy mô và chất lượng.
Bên cạnh đó, nhà trường luôn chú trọng đầu tư, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất
ngày càng lớn mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của nhà trường. Trên diện
2
2
tích đất 02 hecta, nhà trường đã xây dựng được 28.000 m sàn, trong đó trên 20.000 m diện
tích xây dựng phục vụ trực tiếp cho đào tạo. Với quy mô đào tạo hiện tại, nhà trường đạt
2
điều kiện trên 2,5 m /sinh viên. Hướng đến năm 2017, trường đang triển khai dự án đầu tư
2
xây dựng giai đoạn 4; với diện tích xây dựng toàn dự án là 6.412 m ; và diện tích sàn xây
2
dựng mới là 15.542 m .
Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế là một trong những hoạt động được
nhà trường quan tâm và thúc đẩy phát triển. Cán bộ và giảng viên của trường đã tham gia
công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tỉnh,
Thành phố cho đến cấp trường và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, công
tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường chưa có nguồn thu đủ để duy
trì và triển khai hoạt động nghiên cứu và đây cũng là một hạn chế còn tồn tại mà nhà trường
đã tự đánh giá trong báo cáo.
Các hoạt động liên quan đến người học luôn được nhà trường quan tâm, tổ chức triển
khai một cách đồng bộ, có hệ thống và đạt được kết quả tốt. Việc làm tốt công tác người học
nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người học. Các hoạt động đều nhằm mục đích chăm
lo và bảo về quyền lợi chính đáng của sinh viên; giúp sinh viên hiểu về quyền lợi cũng như
trách nhiệm của mình. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, rèn
luyện và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của trường. Các hoạt động được tổ chức
có hiệu quả đồng đều ở các mảng học tập, nghiên cứu, rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức
và lối sống. Trong quá trình tự đánh giá, nhà trường đã ghi nhận được những vấn đề còn
16
chưa tốt trong công tác người học. Có thể nói, các biện pháp mà nhà trường thực hiện để hỗ
trợ việc học tập và sinh hoạt của người học chưa có hiệu quả và chưa tác dụng tích cực lên
người học.
Trong quá trình hoạt động, lĩnh vực quản lý hoạt động tài chính cũng là một thế mạnh
của nhà trường. Là một trường đại học ngoài công lập, nhà trường hoạt động theo nguyên
tắc tự chủ tài chính, tự cân đối thu – chi, thể hiện trên số liệu kế toán theo đúng quy định và
được quản lý, kiểm soát bởi Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh. Các nguồn kinh phí của nhà
trường thể hiện trên số liệu kế toán bao gồm các khoản chi về đào tạo, chi nghiên cứu khoa
học, chi quản lý, các khoản chi phí cho sinh viên, chi cho các quỹ phúc lợi, khen thưởng, chi
phí liên kết quốc tế và chi đầu tư cơ sở vật chất. Tất cả đều được sử dụng từ nguồn thu hoạt
động tài chính của trường và phân bổ theo tỷ lệ, riêng kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản sử
dụng bằng nguồn vốn góp của người góp vốn. Nhà trường ưu tiên cho công tác đào tạo,
nghiên cứu khoa học, hỗ trợ giảng viên – nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, hỗ trợ
cho các hoạt động của tổ chức Đảng và đoàn thể theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
và của nhà trường. Việc đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, làm
việc được nhà trường đặc biệt quan tâm, tiếp cận với công nghệ hiện đại; giảng đường phục
vụ giảng dạy đã được xây dựng khang trang sạch đẹp và có sức thu hút đối với sinh viên.
Tóm lại, trong quá trình triển khai công tác Tự đánh giá, Hội đồng Tự đánh giá đã tiến
hành phân tích, đánh giá lại toàn bộ các mặt hoạt động dựa trên thực tiễn, số liệu thống kê
và minh chứng trong thời gian năm năm hoạt động gần nhất. Qua đó, Hội đồng đã ghi lại
những nhận xét tiêu biểu thể hiện trong Phần III – Tự đánh giá của nhà trường với nội dung
đánh giá lần lượt và chi tiết 61 tiêu chí của 10 tiêu chuẩn được quy định trong Tiêu chuẩn
đánh giá kiểm định chất lượng trường đại học.
Kết quả Báo cáo Tự đánh giá sẽ được sử dụng để chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài
và giúp nhà trường định hướng cải tiến các hoạt động trong thời gian đến để đảm bảo chất
lượng đào tạo.
17
Phần III. TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1. SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Phần mở đầu:
Sứ mạng và mục tiêu của trường được xác định rõ ràng bằng văn bản và được xây
dựng hết sức công phu, trải qua nhiều giai đoạn từ lấy ý kiến đóng góp, đến tổ chức họp, hội
thảo để phân tích, đánh giá nhằm xác định sự phù hợp giữa sứ mạng với chức năng, nhiệm
vụ, các nguồn lực của trường, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tp.
HCM. Từ đó, đề ra các mục tiêu phát triển sao cho phù với các quy định hiện hành và xây
dựng các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đó.
Sứ mạng, mục tiêu của trường đã được Hội đồng Quản trị (HĐQT) biểu quyết thông
qua tại phiên họp ngày 19/12/2012, được ban hành chính thức tại Quyết định số 171/QĐDSG-HĐQT, bản chiến lược phát triển trường thời kỳ 2012 – 2017 và tầm nhìn 2020 do
Chủ tịch HĐQT ký, đồng thời được công bố rộng rãi đến giảng viên, cán bộ, nhân viên và
sinh viên.
Bản Chiến lược phát triển ĐHCNSG được xây dựng gồm năm nội dung chính: (1) Sứ
mạng; (2) Tầm nhìn; (3) Mục tiêu chiến lược; (4) Định hướng chiến lược; và (5) Giải pháp
chiến lược.
Tiêu chí 1.1. Sứ mạng của trường đại học được xác định phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường ; phù hợp và
gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
(1)
Mô tả
Xuyên suốt quá trình hoạt động, sứ mạng của trường được xác định và luôn phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường. Điều này
được thể hiện rõ trong các bản quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường được ban hành
lần lượt vào các năm 2004 và 2005 khi trường được nâng cấp thành trường đại học trên cơ
sở trường cao đẳng [H01.01.1-01] và [H01.01.1-02]. Bản quy chế này hiện vẫn còn hiệu lực
cho đến khi trường chuyển đổi loại hình sang tư thục.
Đến năm 2012, sứ mạng của trường được điều chỉnh và chính thức công bố đến toàn
thể CB, GV, NV & SV trường tại Chiến lược phát triển trường thời kỳ 2012 – 2017 và tầm
nhìn đến năm 2020: “Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh
vực, đa hệ, với các trình độ cao đẳng, đại học, cao học và nghiên cứu sinh; cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng có phẩm chất đạo đức, tư duy độc lập, sáng tạo, chuyên môn cao,
nghiệp vụ giỏi, văn hóa, ngoại ngữ tốt, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và xu thế toàn cầu hóa của thế giới” [H01.01.1-03].
Để xây dựng sứ mạng, chiến lược phát triển này, nhà trường đã huy động trí tuệ công
sức của đội ngũ trong trường thông qua việc lấy ý kiến xây dựng của tập thể cán bộ, giảng
viên và nhân viên để hoàn chỉnh bản dự thảo [H01.01.1-04]. Sau đó, nhà trường tiếp tục tổ
18
chức hội thảo để đánh giá, phân tích sứ mạng, chiến lược của nhà trường so với nhiệm vụ,
nguồn lực của trường và so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả
nước. Trong đó có tham khảo đầy đủ các quy định, các văn bản liên quan của Thủ tướng
Chính phủ, ý kiến của các chuyên gia và được tổng hợp biên tập thành Kỷ yếu ban hành cho
toàn trường [H01.01.1-05]. Có thể nói, sứ mạng này đã được tinh lọc từ sứ mạng trước đây,
đồng thời được cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược phát triển hiện tại.
Sứ mạng, chiến lược này sau khi được xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường ; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước thì đã được ban hành chính thức và tuyên
truyền rộng rãi đến CB, GV, NV & SV thông qua nhiều hình thức như công bố công khai
trên website của trường, trên cuốn thông tin tuyển sinh, được thông báo trong khuôn viên
trường ở vị trí công cộng dễ quan sát [H01.01.1-06]. Đầu mỗi năm học, Chủ tịch HĐQT
giới thiệu sứ mạng của trường đến các tân sinh viên trong tuần sinh hoạt đầu khóa
[H01.01.1-07]
Cho đến nay, sứ mạng của trường vẫn còn đáp ứng với các nhiệm vụ phát triển trong
giai đoạn mới của Bộ GD&ĐT, Đảng bộ Tp. HCM, Ủy ban Nhân dân Tp. HCM thể hiện ở
các nhiệm vụ: “cung cấp nguồn nhân lực chất lượng có phẩm chất đạo đức, tư duy độc lập,
sáng tạo, chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi, văn hóa, ngoại ngữ tốt, phù hợp với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu thế toàn cầu hóa của thế giới” [H01.01.1-08].
(2)
Điểm mạnh
Chiến lược phát triển trường được xây dựng công phu trải qua nhiều giai đoạn lấy ý
kiến đóng góp của CB, GV & NV trong trường, đã tập hợp được trí tuệ tập thể. Sứ mạng
của trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực và định hướng phát triển của nhà
trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương và cả nước.
(3)
Những tồn tại
Nhà trường chỉ mới tổ chức đào tạo cao học, đại học và cao đẳng; ngành nghề đào tạo
chưa phong phú đa dạng so với sứ mạng đề ra: “một cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa
hệ, với các trình độ: cao đẳng, đại học, cao học và nghiên cứu sinh”.
(4)
Kế hoạch hành động
Từ năm 2017, nhà trường tập trung nguồn lực để đẩy mạnh việc mở ngành đào tạo mới
trình độ đại học và cao học. Phấn đấu đến năm 2020, nhà trường sẽ mở ngành đào tạo trình
độ tiến sĩ.
(5)
Tự đánh giá: ĐẠT
Tiêu chí 1.2. Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với mục tiêu
đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà
trường ; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và triển khai thực hiện.
(1)
Mô tả
19
Mục tiêu chung của ĐHCNSG được xác định: “Tăng trưởng đáng kể về giá trị tự thân
và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động giáo dục đào
tạo, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ có chất lượng cũng như hợp tác quốc tế
với môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp”. Từ mục tiêu chung của trường đã
được cụ thể hóa thành mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như: quản trị chiến lược, đào tạo, nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính và
thương hiệu) [H01.01.2-01].
Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại
học quy định tại Điều 2 Luật Giáo dục; phù hợp với Điều 5 Luật Giáo dục đại học và phù
hợp với sứ mạng đã tuyên bố của nhà trường. Sự phù hợp này thể hiện rõ nét ở các nội dung
[H01.01.2-02]:
Tăng cường đáng kể về giá trị tự thân và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội thông qua hoạt động giáo dục đào tạo;
Đào tạo con người có phẩm chất đạo đức, có kiến thức, kỹ năng, có khả năng tư
duy độc lập, sáng tạo và trách nhiệm công dân;
Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Các mục tiêu của nhà trường ghi trong chiến lược trung, dài hạn luôn phù hợp với chủ
trương, chính sách của nhà nước, được HĐQT cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cho mỗi năm
và triển khai thành kế hoạch hàng tháng thông qua cuộc họp giao ban tổ chức định kỳ mỗi
tháng để các đơn vị chức năng thực hiện [H01.01.2-03]. Hàng tháng, trong cuộc họp HĐQT,
Hiệu trưởng sẽ báo cáo kết quả thực hiện được tổng hợp từ báo cáo của các đơn vị. HĐQT
sẽ đóng góp ý kiến và triển khai kế hoạch tháng tới cho phù hợp. Mỗi năm, HĐQT thực hiện
rà soát, bổ sung, điều chỉnh nhiệm vụ năm mới cho phù hợp hơn [H01.01.2-04]. Thông qua
đó, HĐQT sẽ thực hiện điều chỉnh các mục tiêu đã đề ra nếu trong quá trình triển khai công
tác có các vấn đề thực tế phát sinh, cần thiết phải điều chỉnh.
(2)
Điểm mạnh
Các mục tiêu được xây dựng hết sức cụ thể, rõ ràng bằng văn bản. Tùy theo từng giai
đoạn phát triển, nhà trường luôn xác định các mục tiêu chiến lược phù hợp với nhiệm vụ,
chức năng của một trường đào tạo đại học, phù hợp với sứ mạng của trường và với quy định
của Luật Giáo dục đại học.
(3)
Những tồn tại
Hiện tại, nguồn lực chưa đáp ứng một vài chỉ tiêu chiến lược.
(4)
Kế hoạch hành động
Nhà trường tập trung phát triển nguồn lực để đáp ứng một số chỉ tiêu chiến lược.
(5)
Tự đánh giá: ĐẠT
20
Phần kết luận:
Sứ mạng của ĐHCNSG đã được xác định là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và đa
hệ với nhiều trình độ đào tạo khác nhau. Muốn vậy, nhà trường phải không ngừng xây dựng,
củng cố và chuẩn bị đầy đủ nguồn lực về cơ sở vật chất, đội ngũ, CTĐT đủ để thực hiện
được mục tiêu chiến lược, đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và là một nơi
cung cấp dịch vụ đào tạo với chất lượng cao trong hệ thống các trường đại học.
Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của địa phương để từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát
triển phù hợp trong từng giai đoạn, đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường.
Kết luận: Tiêu chuẩn 01 có 02 tiêu chí đều được đánh giá đạt.
21
Tiêu chuẩn 2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Phần mở đầu
ĐHCNSG là một trường đại học ngoài công lập, đang trong quá trình chuyển sang loại
hình trường đại học tư thục. Bộ máy tổ chức của trường được thực hiện theo quy định của
Điều lệ trường đại học và các quy định khác của pháp luật. Trong từng giai đoạn phát triển
của nhà trường và của xã hội, cơ cấu tổ chức sẽ được điều chỉnh cho hợp lý.
Sau 20 năm thành lập, bộ máy tổ chức của ĐHCNSG đã trải qua nhiều lần thay đổi để
phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường và của xã hội.
Cùng với quá trình đó, hệ thống các văn bản về tổ chức quản lý các mặt công tác của
nhà trường đã được xây dựng. Trách nhiệm, quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cá
nhân và mỗi đơn vị đều được phân định rõ ràng, làm cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch
chung, tạo sự phát triển ổn định và lâu dài của nhà trường. Các quy định, quy chế trước khi
được triển khai đều lấy ý kiến góp ý rộng rãi trong toàn trường.
Những văn bản này, qua nhiều kênh thông tin, được phổ biến đến tất cả cán bộ, giảng
viên, nhân viên và sinh viên trong trường, được triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả
từ cấp đơn vị đến cấp trường.
Tiêu chí 2.1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo quy định
của Điều lệ trường đại học và các quy định khác của pháp luật, được cụ thể hóa trong
quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.
(1)
Mô tả
ĐHCNSG đang thực hiện chuyển đổi từ loại hình trường dân lập sang trường tư thục.
Vì vậy, cho đến khi hoàn tất chuyển đổi loại hình trường, cơ cấu tổ chức của trường vẫn
thực hiện theo đặc thù của một trường đại học dân lập và được quy định cụ thể trong quy
chế tổ chức và hoạt động của trường [H02.02.1-01].
Công tác quản lý của trường hiện nay được thực hiện theo mô hình hai cấp: (1) Cấp
trường; và (2) Cấp phòng, khoa, ban và trung tâm.
Cấp trường là cấp quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của nhà trường,
đứng đầu là HĐQT, Hiệu trưởng với sự kiểm tra, phối hợp, hỗ trợ của Đảng ủy
và sự tham mưu của các phòng/ban chức năng.
Cấp khoa là cấp quản lý các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các
ngành trực thuộc. Cấp khoa là cấp trực tiếp triển khai công tác giảng dạy và
nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên.
Bộ máy tổ chức nhà trường được tổ chức theo những quy định của Điều lệ trường đại
học và phù hợp với đặc thù của một trường đại học ngoài công lập [H02.02.1-02].
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường được thể hiện trong sơ đồ sau:
22
23
Các đơn vị trong trường được thành lập và hoạt động đúng theo quy định trong quy
chế tổ chức và hoạt động của trường. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được quy định rõ
ràng bằng văn bản [H02.02.1-03]. Các tổ chức Đảng, đoàn thể được bầu theo nhiệm kỳ và
được cơ quan cấp trên công nhận [H02.02.1-04].
Nhà trường cũng thành lập Hội đồng Khoa học và Đào tạo cấp khoa, cấp trường để
chịu trách nhiệm tư vấn cho Hiệu trưởng về chiến lược phát triển, CTĐT, bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên, cán bộ, nhân viên cơ hữu của trường [H02.02.1-05]. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ
thành lập các hội đồng chuyên môn để đáp ứng nhu cầu theo tình hình thực tế như: Hội
đồng Tuyển sinh, Hội đồng Cố vấn học tập, Hội đồng Thi đua khen thưởng và một số hội
đồng khác [H02.02.1-06].
Cơ cấu tổ chức luôn được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng quản
lý đào tạo và đặc điểm hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát
huy hết năng lực của từng đơn vị [H02.02.1–07]. Một số ví dụ cụ thể như sau: (1) Năm
2008, Trường ra quyết định thành lập Ban Đảm bảo chất lượng. Năm 2013, sau khi HĐQT
thông qua Đề án Tổ chức và hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng, nhà
trường đã ký quyết định thành lập Ban Đảm bảo và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (thay
cho Ban Đảm bảo chất lượng), triển khai công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng trong
trường; (2) Năm 2014, nhà trường đã chuyển giao nhiệm vụ tổ chức quản lý đào tạo hệ vừa
làm vừa học về cho Phòng Đào tạo, thay cho Khoa Ngoài chính quy (đang chờ nhận nhiệm
vụ khác); và (3) Ngoài ra, nhà trường còn giao nhiệm vụ quản lý đào tạo sau đại học cho
Phòng Quản lý Khoa học và đối ngoại, đổi tên phòng thành Phòng Quản lý Khoa học và
Đào tạo sau đại học để phục vụ cho nhu cầu đào tạo sau đại học.
Sau khi được cập nhật, sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường sẽ được ban hành chính thức
và công bố rộng rãi trên website, trong niên giám của trường. Đầu mỗi năm học, Chủ tịch
HĐQT cũng giới thiệu cơ cấu tổ chức của trường đến sinh viên trong tuần sinh hoạt đầu
năm [H02.02.1-08].
Theo yêu cầu chung, các trường đại học dân lập phải thực hiện chuyển đổi sang loại
hình trường đại học tư thục nên trong thời gian qua, nhà trường đã xây dựng và hoàn tất hồ
sơ chuyển đổi loại hình trường sang tư thục và đã trình lên Bộ GD&ĐT. Hiện nay, trường
đang chờ sự hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để hoàn tất việc chuyển đổi loại hình trường.
(2)
Điểm mạnh
Nhà trường đã xây dựng được cơ cấu tổ chức theo quy định, rõ ràng và phù hợp với
loại hình trường ngoài công lập. Cơ cấu tổ chức đã được điều chỉnh cho phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của nhà trường. Các đơn vị hoạt động theo những quy chế cụ thể, rõ
ràng phát huy được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường.
(3)
Những tồn tại
Trường chưa hoàn tất thủ tục chuyển đổi loại hình trường từ dân lập sang tư thục. Vì
vậy, trường vẫn đang hoạt động theo Điều lệ trường dân lập. Mô hình trường dân lập không
còn phù hợp nên trường gặp một số khó khăn nhất định trong cơ chế hoạt động.
24
(4)
Kế hoạch hành động
Sau khi hoàn tất chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang tư thục, nhà trường
sẽ xây dựng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục, làm cơ sở pháp
lý cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với loại hình trường tư thục.
(5)
Tự đánh giá: ĐẠT
Tiêu chí 2.2. Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các
hoạt động của nhà trường.
(1)
Mô tả
Nhà trường tổ chức, quản lý và hoạt động theo quy định hiện hành của nhà nước, của
cơ quan chủ quản. Căn cứ vào các văn bản pháp quy, nhà trường xây dựng và ban hành hệ
thống các văn bản, quy định, quy chế cho từng lĩnh vực công tác của trường và áp dụng
trong nội bộ để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả hoạt động của nhà trường gồm:
Các văn bản quy định về tổ chức, công tác nhân sự, tài chính [H02.02.2–01]:
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường; Quy định chức năng, nhiệm vụ Phòng
Hành chính – Quản trị, Phòng Kế hoạch – Tài chính; Quy trình tuyển dụng giảng
viên cơ hữu; Quy định về công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ; Hệ thống thang,
bậc và hệ số lương đối với cán bộ, giảng viên và nhân viên; Quy chế thu – chi nội
bộ trường;
Các văn bản quy định về công tác đào tạo [H02.02.2–02]: Quy định chức năng,
nhiệm vụ Phòng Đào tạo; Quy chế giảng dạy; Quy định về công tác bộ môn; Quy
định về công tác giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập; Quy chế đào tạo đại học,
cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ; Quy định về tổ chức và quản lý đào
tạo thạc sĩ;
Các văn bản quy định về nghiên cứu khoa học [H02.02.2–03]: Quy định chức
năng, nhiệm vụ Phòng QLKH & SĐH; Quy chế về hoạt động khoa học công
nghệ; Quy chế tổ chức và hoạt động tạp chí khoa học và đào tạo;
Các văn bản quy định về công tác sinh viên [H02.02.2–04]: Quy định chức năng,
nhiệm vụ Phòng Công tác sinh viên; Quy chế về công tác học sinh, sinh viên
trong trường; Quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú; Quy chế đánh giá
rèn luyện của sinh viên đại học chính quy trường;
Các vản bản quy định khác [H02.02.2–05]: Quy định về hoạt động đảm bảo chất
lượng và kiểm định chất lượng giáo dục tại trường; Quy định về tổ chức và hoạt
động của Ban Đảm bảo và Kiểm định Chất lượng Giáo dục; Quy chế về công tác
thi đua, khen thưởng của trường; Quy định công tác bảo vệ;
Các văn bản quy định về quy chế tổ chức, hoạt động và làm việc của các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường [H02.02.2–06];
25