Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chứng minh nguyên tắc luật nơi có tài sản là nguyên tắc được sử dụng phổ biến để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.25 KB, 17 trang )

A.

MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển của loài người đã và đang tồn tại nhiều chế độ sở
hữu khác nhau. Khi một chủ thể của nước này mang tài sản, vốn liên doanh,
hoạt động thương mại tại một quốc gia khác sẽ làm phát sinh các quan hệ có yếu
tố nước ngoài. Các quan hệ sở hữu này có đặc trung khác biệt lớn nhất với các
quan hệ trong nước và luôn chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên, do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, chế độ, chính trị, văn
hóa… nên pháp luật các nước có những quy định khác nhau về vấn đề sở hữu.
Chính từ sự khác nhau đó dẫn đến hệ quả tất yếu là trong quan hệ sở hữu có yếu
tố nước ngoài luôn xảy ra xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Vấn đề đặt ra là
giải quyết xung đột về quyền sở hữu trong quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài
như thế nào hay là xác định hệ thống của nước nào sẽ áp dụng để điều chỉnh
quan hệ đó? Hiện nay, pháp luật của đa số các nước trên thế giới trong đó có
Việt Nam đều thống nhất áp dụng một nguyên tắc chung nhằm giải quyết xung
đột pháp luật về quyền sở hữu là: áp dụng luật của nước nơi có tài sản (Lex rei
sitae hoặc Lex situs objectus Luật nơi có đối tượng của quyền sở hữu). Để hiểu
rõ thêm về vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Chứng minh nguyên
tắc luật nơi có tài sản là nguyên tắc được sử dụng phổ biến để giải quyết
xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế.” để nghiên cứu,
tìm hiểu. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để làm bài mặc dù đã cố gắng
nhưng do trình độ còn hạn chế nên bài làm của chúng em không tránh khỏi
những sai sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô cũng
như các bạn để bài là của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.


NỘI DUNG
Khái quát chung về xung đột pháp luật về quyền sở hữu
B.



I.

1. Xung đột pháp luật

a. Khái niệm
Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống
pháp luật của các nước cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (quan hệ tư pháp quốc tế).
Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ dân sự, thương mại, kinh doanh, đầu tư, hôn nhân gia đình,
lao động, tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xung đột pháp luật không phải sự xung khắc hay sự khác biệt giữa các hệ
thống pháp luật mà nó là một hiện tượng riêng có, hiện tượng đặc thù của tư
pháp quốc tế khi có hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể điều chỉnh
một quan hệ tư pháp quốc tế. Nó là sự xung đột giữa các hệ thống pháp luật các
nước khác nhau chứ không phải giữa các quy phạm phạm luật hay chế định luật,
cũng không phải hệ thống pháp luật của các bang trong một nước (nếu là nhà
nước liêng bang). Xung đột pháp luật chỉ xác định khả năng có thể được áp dụng
để điều chỉnh quan hệ của hai hay nhiều hệ thống pháp luật liên quan chứ không
phải là tất cả các hệ thống đó điều được áp dụng để điều chỉnh.
b. Nguyên nhân của xung đột pháp luật
Xung đột pháp luật có thể do nguyên nhân khách quan như pháp luật của
các nước có sự khác nhau về: chính trị, kinh tế, xã hội; tập quán, truyền thống,
tín ngưỡng; do các quy định pháp luật của các nước cùng chế độ khác nhau,
cách giải thích pháp luật khác nhau, giải thích pháp luật khác nhau, trình độ
pháp triển của các nước cũng không đồng đều hoặc do đối tượng điều chỉnh có
sự hiện diện của yếu tố nước ngoài hoặc do nguyên nhân chủ quan: có sự thừa
nhận khả năng áp dụng yếu tố nước ngoài của nhà nước.
2.


Xung đột pháp luật về quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định

đoạt tài sản của chủ sở hữu (Điều 158 BLDS 2015), trong đó:


Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo
ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo
đức xã hội. Đối với người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản: thì được
quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu
xác định. Đối với người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự: thì thực
hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
Đồng thời, người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được
chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu
đồng ý.
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản. Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được
gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Người không phải là chủ sở
hữu cũng có thể được sử dụng tài sản nếu có thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc
theo quy định của pháp luật.
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở
hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Đối với người là chủ sở hữu: có quyền bán,
trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy
hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật
đối với tài sản. Đối với người không phải là chủ sở hữu: chỉ có quyền định đoạt
tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật. Việc định đoạt
tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định
của pháp luật.

Quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế là các quan hệ sở hữu có yếu tố nước
ngoài. Yếu tố nước ngoài được thể hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài;


c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.
Khái quát chung
II.

1.

Trong pháp luật và thực tiễn ở các nước, tài sản hữu hình được chia thành
hai loại là động sản và bất động sản. Để giải quyết xung đột về sở hữu, pháp luật
hầu hết của các nước đều áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản, là nguyên tắc
dựa trên cơ sở học thuyết quy chế lãnh thổ. Theo đó, pháp luật các nước đều
thừa nhận khi tài sản tồn tại ở lãnh thổ quốc gia nào thì việc giải quyết các vấn
đề liên quan đến tài sản thuộc về quyền tài phán của pháp luật quốc gia nơi hiện
có tài sản, đặc biệt là đối với bất động sản.
Luật nơi có tài sản được áp dụng để xác định điều kiện phát sinh, chấm dứt
chuyển dịch quyền sở hữu. Một nguyên tắc được áp dụng phổ biến đó là nếu
quyền sở hữu đối với tài sản của một người là động sản phát sinh trên cơ sở pháp
luật của nước này nhưng khi tài sản đó được đem sang nước khác thì quyền sở
hữu của chủ sở hữu vẫn được pháp luật nước kia bảo hộ. Tuy nhiên, về phạm vi
và nội dung của đa số pháp luật các nước phải do pháp luật của nước nơi có tài
sản điều chỉnh.

Pháp luật nơi có tài sản còn được áp dụng để xác định quyền sở hữu đối với
tài sản đang trên đường vận chuyển: tài sản quá cảnh quốc gia
Luật nơi có tài sản còn được áp dụng để bảo hộ quyền lợi người thủ đắc
trung thực: Việc bảo hộ người chiếm hữu vât ngay tình trước yêu cầu đòi lại tài
sản vào thời điểm thủ đắc hoặc nơi có tài sản đang tranh chấp.
Hệ thuộc luật nơi có tài sản áp dụng để định danh tài sản là động sản hay
bất động sản
2.

Phạm vi áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản trong tư pháp quốc tế
Thứ nhất, nguyên tắc này được áp dụng trong việc giải quyết xung đột pháp

luật về định danh tài sản. Mỗi nước có quy chế pháp lý khác nhau về định danh
tài sản nên áp dung luật nơi có tài sản để xác định tính chất tài sản như bất đông
sản, động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các quyền tài sản, …


Thứ hai, áp dụng nguyên tắc trong việc giải quyết xung đột pháp về nội
dung quyền sở hữu mà còn ấn định cả điều kiện phát sinh, chấm dứt chuyển dịch
quyền sở hữu. Một nguyên tắc được áp dụng phổ biến đó là nếu quyền sở hữu
đối với tàu sản của một người là động sản phát sinh trên cơ sở pháp luật của
nước này nhưng khi tài sản đó được đem sang nước khác thì quyền sở hữu của
chủ sở hữu vẫn được pháp luật nước kia bảo hộ. Tuy nhiên, về phạm vi và nội
dung của đa số pháp luật các nước phải do pháp luật của nước nơi có tài sản điều
chỉnh.
Thứ ba, quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu bao gốm các quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản luôn được xác định theo pháp luật nước nơi có
tài sản. Các quyền của như khai thác, cầm cố, chuyển nhượng, cho thuê, theo
phương thức nào đều dưa trên pháp luật nơi có tài sản xác định.
Thứ tư, trong việc giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến việc xác định

thời điểm chuyển quyền sở hữu và chuyển dịch rủi ro đối với tài sản
Thứ năm, giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền lợi của
người thụ đắc trung thực (ngay tình)
Thứ sáu, giải quyến hợp đồng liên quan đến bất động sản
Thứ bảy, giải quyết vấn đề thừa kế (chủ yến là bất động sản).
III.

Ngoại lệ trong việc áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản trong tư
pháp quốc tế Việt Nam.
Trong thực tiễn, không phải lúc nào nguyên tắc “Luật nơi có tài sản” luôn

được áp dụng trong mọi trường hợp có xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Nói
cách khác, trong nhiều trường hợp, không thể áp dụng được nguyên tắc do
không xác định được tài sản trên thực tế đang ở trên lãnh thổ quốc gia nào. Hiện
nay, trong tư pháp quốc tế cũng như trong tư pháp quốc tế Việt Nam không áp
dụng nguyên tắc này trong các trường hợp sau:
1.

Tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển
Đối với tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển, quyền sở hữu cũng
như các quyền về tài sản đối với tài sản đó có được sử dụng nguyên tắc luật nơi có


tài sản, tuy nhiên tránh sự bất cập, khó khăn trong xác định, nó thường được điều
chỉnh bởi một trong các hệ thống pháp luật: pháp luật nước nơi gửi tài sản đi, pháp
luật nước nơi nhận tài sản, pháp luật nước mà phương tiện vận tải mang quốc tịch,

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khoản 2 Điều 678 BLDS năm 2015
có quy định: “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên
đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được

chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”Theo đó, đối với tài sản đang
trên đường vận chuyển thì hệ thuộc luật được ưu tiên đầu tiên là luật theo sự
thỏa thuận, nếu không có sự thỏa thuận này thì sẽ áp dụng luật của nước nơi
động sản được chuyển đến. Do đặc điểm tài sản đang trên đường vận chuyển là
động sản di dời, vận chuyển nên các quyền khác đối với tài sản ở đây được hiểu
chỉ bao gồm quyền hưởng dụng. Ngoại lệ này được cho là cần thiết vì đối với tài
sản đang trên đường vận chuyển thì không thể xác định được tài sản đang ở đâu
(ví dụ như khi tài sản đang đi qua vùng biển cả, vùng không phận quốc tế), nếu có
xác định được thì nơi có tài sản chỉ là nơi ngẫu nhiên, nhất thời có sự tồn tại đó,
hoàn toàn không phản ánh được mối liên hệ mật thiết giữa tài sản và nơi tài sản
đang đi qua đó.
2.

Phương tiện vận tải, máy bay, tàu biển
Xuất phát từ tính chất di chuyển của các loại tàu bay, tàu biển trong quyền

sử hữu tàu bay, tàu biển, Luật hàng không dân dụng Ba Lan 1962 có quy định:
“Các quyền sở hữu đối với tàu bay được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi
tàu bay đăng kí (Điều 10)”. Hay trong Luật hàng hải: “Quyền sở hữu đối với tài
sản toàn tàu biển sẽ do pháp luật của nước mà tàu mang cờ”. Vấn đề này phần
nào có liên quan đến việc không áp dụng nguyên tắc luật nơi có tai sản khi Tài
sản là động sản đang trên đường vận chuyển qua các quốc gia khác nhau.
Theo pháp luật Việt Nam, BLDS năm 2005 đã quy định rõ ngoại lệ này tại
khoản 4 Điều 766. Nhưng quy định này đã được lược bỏ, không cần nhắc lại hay
dẫn chiếu thêm trong Bộ luật Dân sự năm 2015 vì đã điều chỉnh tại văn bản
pháp luật chuyên ngành. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hàng hải năm


2015 thì: “Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản
trên tàu biển (...) các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc

tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch”; khoản 1
Điều 4 Luật Hàng không dân dụng năm 2006 (sửa đổi năm 2014) quy định:
“Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp dụng đối với quan
hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền
đối với tàu bay”.
Như vậy, đối với quyền sở hữu tài sản trên tàu biển sẽ theo pháp luật của
quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch, còn quyền sở hữu và quyền khác đối
với tàu bay cũng như quan hệ về quyền sở hữu phát sinh trong tàu bay sẽ theo
pháp luật của quốc gia nơi đăng ký tàu bay. Sự cắt bỏ này được đánh giá là điều
hợp lý “vừa không trùng lặp, vừa đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ bộ luật
và vì vậy sự cắt bỏ này hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc điều chỉnh quan hệ
phát sinh.”1
Ngoài ra còn những trường hợp ngoại lệ khác trong việc áp dụng nguyên
tắc nơi có tài sản như: Các trường hợp giải quyết vấn đề sở hữu tàu bay, tàu
biển; tài sản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà
nước, thanh lí tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó giải thể, các
quan hệ sở hữu đối với đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài,
… xuất phát từ sự đặc thù của các quan hệ sở hữu đó.
IV.

Nguyên tắc luật nơi có tài sản là nguyên tắc được sử dụng phổ biến để
giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế.
Mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau nhưng pháp luật các nước đều

thừa nhận nguyên tắc “luật nơi có tài sản” trong việc áp dụng giải quyết xung
đột pháp luật về quyền sở hữu. Được thể hiện ở các khía cạnh:
1.

Vấn đề khách quan trong xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư
pháp quốc tế:

1 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vũ Thị Phương Lan, Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài, tr. 1068.


Nơi tồn tại của tài sản đã xác định khi có xung đột pháp luật về quyền sở
hữu là nơi bất kỳ ai cũng có thể xác định được một cách dễ dàng, do đó việc áp
dụng pháp luật đang điều chỉnh đối với tài sản là phù hợp và sẽ đáp ứng được
yêu cầu bảo đảm hiệu lực đối kháng với người thứ ba cũng như sự ổn định của
giao dịch đối với tài sản.
Quan hệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là quan hệ pháp lý liên
quan trực tiếp đến việc chi phối, sử dụng tài sản. Do đó, việc xác định nội dung
của các quyền này trong quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế đương nhiên cần
phải phù hợp với pháp luật nước nơi có tài sản đó. Khi áp dụng hệ thuộc luật
khác và áp dụng pháp luật của nước nào đó khác không phải là quốc gia nơi có
tài sản thì sẽ dẫn đến hậu quả là việc áp dụng pháp luật nước khác đối với tài sản
nằm trong nước mình hay luật của nước này áp dụng cho tài sản nằm ở nước
khác, mà nếu tài sản cần phải đăng ký thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, vướng
mắc.
Tài sản, nhất là bất động sản nằm ở nước nào thì sẽ liên quan đến các lợi
ích, kể cả lợi ích công cộng của nhà nước đó nên việc áp dụng luật nơi có tài sản
vừa dễ xác định lại vừa đảm bảo sự hợp lý trong mối quan hệ lợi ích của các
đương sự và lợi ích nhà nước có liên quan.
2.

Lợi ích, hiệu quả của việc áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản để
giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế:
Đối với Nhà nước nơi có tài sản đang tồn tại: Nguyên tắc áp dụng này thể

hiện sự tôn trọng pháp luật và lợi ích của quốc gia nơi tài sản đó thực tế đang tồn

tại.
Quyền sở hữu là quyền cơ bản, quan trọng, là nền tảng của kinh tế, ảnh
hưởng lớn đến chế độ chính trị của mỗi quốc gia. Chủ quyền quốc gia, quyền
chủ quyền, quyền tài phán của tồn tại ở và của mỗi quốc gia nhất định, tại đó,
quốc gia có những quyền năng cụ thể. Việc tài sản đang tồn tại, đặt trên lãnh thổ
của quốc gia nào đó, dù có là được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia
khác thì nó sẽ luôn chịu sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó, xem
xét loại tài sản đó là loại gì, như thế nào để áp dụng các quy chế pháp lý phù hợp


với pháp luật quốc gia. Do đó, cần thiết phải đề cao quyền của quốc gia nơi tài
sản đó thực tế đang tồn tại lên trước, không những chỉ ở các tài sản là bất động
sản mà còn các tài sản là động sản. Xuất phát từ việc bảo vệ nền kinh tế, chủ
quyền quốc gia, đồng thời thể hiện sự tôn trọng của các nước đối với quốc gia
đó.
Đối với cơ quan giải quyết tranh chấp: Trong việc chọn luật áp dụng, việc
áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản giúp cho cơ quan có thẩm quyền trong
trường hợp thụ lý giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài
khi các bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau sẽ dễ dàng hơn so với lựa chọn,
xác định luật giữa nước hữu quan dựa trên cơ sở quốc tịch.
Đối với chủ sở hữu hay người quản lý tài sản: Thuận lợi trong việc thực
hiện các giao dịch, các quyền của mình đối với tài sản, đồng thời góp phần bảo
vệ lợi ích của họ trong việc thực hiện quyền của mình.
Khi tài sản đang tồn tại thực tế ở quốc gia nhất định và xảy ra sự xung đột
về pháp luật về quyền sở hữu đối trong một hay một số vấn đề có yêu tố nước
ngoài liên quan tới tài sản đó ( ở đây việc xung đột về pháp luật sẽ xảy ra do các
vấn đề như: quốc tịch các bên tham gia quan hệ sở hữu; việc phát sinh, thay đổi,
thực hiện hay chấm dứt quan hệ sở hữu đối với tài sản đó), việc áp dụng pháp
luật theo nguyên tắc quốc tịch trong việc điều chỉnh sẽ không thuận lợi cũng như
không phù hợp với thực tế, sẽ gặp phải nhiều bất cập, hạn chế trong việc xem

xét và thực hiện áp dụng pháp luật đối với tài sản đang ở quốc gia khác. Ngược
lại, áp dụng chính pháp luật nước sở tại đang tồn tại tài sản sẽ đảm bảo sự dễ
dàng và hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến tài sản, bởi lẽ
quyền sở hữu này đang được điều chỉnh, chịu sự áp đặt của pháp luật nước sở
tại, sự thay đổi trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật của quốc gia khác sẽ
làm nảy sinh những vấn đề khác, có thể xảy ra những mâu thuẫn, phức tạp khác,
gây sự khó khăn cho chủ sở hữu hay người quản lý tài sản.
Ví dụ: Việc một người nước ngoài quốc tịch Mỹ đến sinh sống ở Việt Nam
và tích lũy được một số lượng động sản, khi này họ đang là công dân của nước
Mỹ nhưng Việt Nam chính là nơi họ đang cư trú, sinh sống thực tế và thực hiện


các quyền, nghĩa vụ thường xuyên. Lúc này việc áp dụng pháp luật tại Mỹ theo
quốc tịch của họ sẽ không phù hợp với thực tế, sẽ gặp phải nhiều khó khăn từ
việc áp dụng cho đến thực hiện.
V.
1.

Thực tiễn áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản trong tư pháp quốc

tế Việt Nam.
Việc áp dụng trong các lĩnh vực pháp luật
1.1. Trong lĩnh vực thừa kế có yếu tố nước ngoài
Chế định thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài trong BLDS năm
2015 đã có quy phạm xung đột điều chỉnh.
Về thừa kế, pháp luật Việt Nam phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế
theo di chúc. Trong đó, thừa kế theo di chúc được áp dụng hệ thuộc luật nhân
thân để điều chỉnh khi có yếu tố nước ngoài, còn đối với thừa kế theo pháp luật
thì được phân làm hai loại: bất động sản và động sản. Về thừa kế động sản thì áp
dụng hệ thuộc luật quốc tịch để điều chỉnh, còn thừa kế với bất động sản thì áp

dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản để điều chỉnh. Sự điều chỉnh quan hệ thừa kế
về bất động sản và pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều
chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản đảm bảo:
Thứ nhất, giải pháp này tôn trọng bản chất tài sản và bản chất nhân thân
của quan hệ thừa kế. Ở đây, chúng ta tôn trọng bản chất tài sản của quan hệ thừa
kế vì pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản, điều đó
có thể tránh được những phản ứng không tốt của nước có di sản là bất động sản
cho những biện pháp ủy thác cũng như việc thừa nhận bản án của Tòa án Việt
Nam đối với tài sản này vì ở đây chúng ta áp dụng pháp luật của nước nơi có tài
sản. Chúng ta tôn trọng bản chất nhân thân của quan hệ thừa kế vì di sản là động
sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc
tịch, tức là pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế.
Thứ hai, giải pháp này sẽ cho phép pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội
được áp dụng trong thực tế: Hiện nay nhiều người dân nước ta sang làm ăn sinh
sống ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi chế để lại di sản ở
nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Mặt khác, do chiến tranh, một số người Việt


Nam sang sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, nhất là quốc tịch Mỹ và
Pháp và hiện nay về Việt Nam cư trú. Nếu cho phép pháp luật của nước mà
người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản, pháp luật Việt
Nam có nhiều cơ hội được áp dụng. Đối với trường hợp thứ nhất, pháp luật Việt
Nam sẽ được áp dụng đối với di sản là động sản vì chúng ta cho phép pháp luật
nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản. Đối với
trường hợp thứ hai, lúc đầu chúng ta có thể kết luận là pháp luật nước ngoài sẽ
được áp dụng thường xuyên vì người để lại thừa kế có quốc tịch nước ngoài.
1.2. Trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo thông lệ quốc tế và thực tiễn tư pháp, hệ thuộc luật Lex rei sitae được
áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước
ngoài, đặc biệt được áp dụng triệt để nhằm xử lý các vấn đề liên quan đến bất

động sản. Vấn đề khó khăn trước đây ở Việt Nam liên quan đến quyền sở hữu có
yếu tố nước ngoài là ở chỗ pháp luật Việt Nam chưa cho phép Người nước ngoài
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, … dẫn đến việc xác định tài sản của vợ chồng
(giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài) trên nguyên tắc sở hữu chung hợp
nhất là rất phức tạp khi họ có bất động sản tại Việt Nam. Nhưng nay với sự ra đời
của Nghị định 19/2008/QH12 và các văn bản khác đã cho phép người Việt nam
định cư ở nước ngoài, người nước ngoài mua và đứng tên sở hữu nhà ở tại Việt
Nam, …mặc dù các qui định còn nhiều thiếu sót cần bổ sung, sửa đổi trong thời
gian sắp tới nhưng sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng có căn cứ trong việc
giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài hiệu quả nhằm đảm bảo lợi ích của
các đương sự.
Ngoài ra, việc áp dụng còn trong các vấn đề như: Việc xác lập, thực hiện,
thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản; Việc phân loại tài
sản là bất động sản, động sản;…
2.

Một số bất cập đối với việc áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản.
Hiện nay bên cạnh đó còn có một số vướng mắc khi áp dụng nguyên tắc

“Lex rei sitae” trong tư pháp quốc tế. Cụ thể là:


Thứ nhất, Pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh những khía
cạnh mới phát sinh trong vấn đề quyền sở hữu của người nước ngoài đối với loại
tài sản mới xuất hiện- tài sản ảo: Theo nhận định của Ông Nguyễn Thanh Hưng,
Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử- Bộ thương mại, hiện nay chưa có khái niệm
chính thống nào về tài sản ảo, nhưng hiểu theo nghĩa hẹp, tài sản ảo là các đối
tượng ảo trong thế giới ảo, theo nghĩa rộng, tài sản ảo bao gồm tên miền, địa chỉ
email, các đối tượng áo trong thế giới ảo… Tuy là loại tài sản mới nhưng theo
ông thì tài sản ảo được xếp vào quyền tài sản. Về mặt pháp lý thì chưa có quy

định nào về tài sản ảo mặc dù trên thực tế nhiều khi tài sản ảo này có giá trị trên
thực tế rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là khi tài sản ảo này có liên quan
đến yếu tố nước ngoài thì việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ này sẽ
như thế nào và có chọn nguyên tắc luật nới có tài sản để giải quyết xung đột
pháp luật đối với quyền sở hữu tài sản ảo được không?
Thứ hai, Đối với tài sản của pháp nhân nước ngoài khi hết hạn đầu tư hoặc
bị giải thể, phá sản. Theo quy định thì pháp nhân nước ngoài khi hoạt động tại
Việt Nam thì các quyền của pháp nhân, trong đó có cả quyền sở hữu tài sản tuân
theo quy định của nước pháp nhân mang quốc tịch. Nhưng theo quy định của
Luật đẩu tư, khi hết hạn đầu tư hoạc bị giải thể, phá sản thì nhà ở của doanh
nghiệp được xử lý theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về phá sản
và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, vậy chọn hệ thống pháp luật nào
áp dụng- hệ thống pháp luật việt nam hay hệ thống pháp luật nơi pháp nhân
nước ngoài mang quốc tịch? Cơ quan thẩm quyền nào có thẩm quyền thụ lý giải
quyết? Làm sao để đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp bị phá sản, chủ nợ
của doanh nghiệp và chính lợi ích của Nhà nước Việt Nam trong tình huống này.
Thứ ba, tuy pháp luật Việt Nam quy định áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài
sản, nhưng trên thực tế, do một số nguyên nhân mà việc triển khai áp dụng
nguyên tắc này còn nhiều bất cập, chậm chạp, đặc biệt là trong vấn đề sở hữu nhà
ở tại Việt Nam của người nước ngoài tại Việt Nam chưa bảo đảm cho việc thực
hiện quyền sở hữu và chưa có quy định cụ thể nào rõ ràng về việc thực hiện. Theo
nhận định của các nhà chuyên Việt Nam thì “cánh của luật pháp của Việt Nam


cho phép người nước ngoài mua nhà và sở hữu nhà tại Việt Nam nhưng chỉ là
mở…hé mà thôi”. Theo Ts Lương Bạch Vân- chủ tịch hội liên lạc người Việt
Nam ở nước ngoài nhận định: hiện nay có hơn 80% trong số 4 triệu Việt Kiều có
nguyện vọng mua nhà và sở hữu nhà ở tại Việt Nam để trở về sinh sống và làm ăn
tại quê hương nhưng thực tế chỉ có 140.000 người trong 4 triệu Việt Kiều được sở
hữu nhà ở tại Việt Nam. Đây chính là thiếu sót trong quy định cũng như thực thi

pháp luật của Việt Nam.
Mặc dù còn những bất cập nhất định trong các quy định của pháp luật về
việc áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản, tuy nhiên nó không phải là những ảnh
hưởng quá lớn, vẫn có thể khắc phục. Bên cạnh đó, những hiệu quả và sự phù hợp
khi áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản thì đây vẫn là nguyên tắc phù hợp nhất
và được sử dụng phổ biến để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong
tư pháp quốc tế.
3.

Một số giải pháp hoàn thiện, đảm bảo cho việc áp dụng
Thứ nhất, Xây dựng văn bản pháp luật tư pháp thống nhất phù hợp với các

chuẩn mực quốc tế: Thừa nhận các quan hệ tư pháp quốc tế trong đời sống pháp
luật Việt Nam nhưng lại thiếu một văn bản pháp quy mang tính thống nhất để
điều chỉnh các vấn đề này. Trên thực tế chúng ta thấy còn khá nhiều quy phạm
pháp luật nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau, đôi lúc nội dung còn
chồng chéo và mâu thuận nhau. Do đó biện pháp trước mắt mà chúng ta cần
thực hiện là tập hợp các quy phạm pháp luật còn rải rác thành một hệ thống văn
bản pháp lý mang tính thống nhất- luật tư pháp để điều chỉnh tất cả các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài cũng như có quy định cụ thể hơn về nguyên tắc luật
nơi có tài sản như các nước trên thế giới như Thụy Sĩ 1987, Bỉ 2004, ... Với một
văn bản pháp luật thống nhất sẽ giải quyết được vấn đề chồng chéo các quy định
giữa các điều luật khi quy định cùng một đối tượng, quan hệ.
Thứ hai, Hoàn thiện những quy định còn thiếu: Pháp luật là hệ thống nhũng
quy tắc xử sự mà nhà nước yêu cầu công dân nước mình, cũng như công dân
nước ngoài đang làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ mình phải thực hiện. Nó điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong thực tế, mà còn phải có khả năng điều chỉnh


các quan hệ phát sinh trong tương lai. Bởi vậy, pháp luật phải luôn hoàn thiện

những quy định mới để điều chỉnh những quan hệ với những đối tượng mới phát
sinh, ví dụ như quy phạm điều chỉnh đối với tài sản ảo. Về vấn đề này thì pháp
luật của nhiều nước đã quy định điều chỉnh vấn đề này như: Trung Quốc, Hàn
Quốc hay lãnh thổ Đài loan, chúng ta có thể học hỏi họ để xây dựng quy phạm
điều chỉnh quy định này.
Thứ ba, nâng cao trình độ pháp luật của đội ngũ những người làm luật và
người thi hành pháp luật: Đầu tiên phải kể đến những người giải thích pháp luật,
người áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề tư pháp quốc tế bao gồm vấn
đề quyền sở hữu như các chánh án, thẩm phán các tòa án việt nam có thẩm
quyền giải quyết các vụ liên quan có yếu tố nước ngoài. Trong nhiều vụ việc thì
cơ quan có thẩm quyền trên vẫn còn lũng túng trong việc giải quyết các vụ việc.
Chính vì thế cần phái nâng cao trình độ chuyên mộc của họ để giải quyết các
vấn đề sở hữu có yếu tố nước ngoài, đặc biệt trong tình huống mà luật áp dụng
lại không phải hệ thống pháp luật Viêt Nam, Sau đó là chính là đội ngũ những
người hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ tư vấn, tranh tụng. Cùng với số
lượng các nhà đầu tư vào Việt Nam thì một lượng lớn những yêu cầu thắc mắc
về chính sách pháp luật Việt Nam được các nhà đầu tư tìm đến đội ngũ này để
thỏa mãn nhung băn khoan của họ. Bởi vậy, cần có đội ngũ luật sư am hiểu pháp
luật để có thể giải thích một cách chính xác những bảo đảm trong pháp luật Việt
Nam dành cho người nước ngoài. Ngoài ra còn phải hạn chế được tối đa cách
giải thích, áp dụng luật một các không thống nhất giữa các tỉnh thành để có thể
đảm bảo cho người nước ngoài những đối xử công bằng nhất.

C.

KẾT LUẬN

Nói tóm lại, vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu ở mỗi
quốc gia đó là vấn đề cấp thiết để Việt Nam cũng như các nước trên thế giới
tham gia quá trình hội nhập hóa để phát triển nền kinh tế góp phần bảo vệ quyền

lợi của cơ quan, cá nhân tổ chức trong các lĩnh vực nói chung và vấn đề về tài


sản nói riêng. Dựa vào những phân tích trên thì mặc dù còn có quan điểm khác
nhau nhưng pháp luật các nước đều thừa nhận áp dụng nguyên tắc “ luật nơi có
tài sản “ để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Do vậy, nguyên tắc
này giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật
về quyền sở hữu. Điều này giúp cho các cơ quan chức năng giải quyết quyền lợi
của các đương sự về quyền sở hữu một cách tối ưu nhất và phù hợp với thông lệ
quốc tế.

DANH MỤC VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật Dân sự
QH: Quốc hội


DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, NXB. Tư pháp,
2.
3.
4.

2017.
Bộ luật Dân sự năm 2015.
Luật nhà ở năm 2014
Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của

5.

Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật
dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vũ Thị
Phương Lan, Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có

6.
7.
8.

yếu tố nước ngoài, tr. 1068.





MỤC LỤC



×