Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

So sánh chế độ bảo hiến của Pháp và Đức. Liên hệ Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.88 KB, 14 trang )

A.

Mở đầu

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực cao nhất của mỗi
một quốc gia là cơ sở nền tảng pháp lý để ban hành các luật
khác, đặt nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của bộ máy
nhà nước trong khi hoạt động của các cơ quan công quyền, cơ
sở để bảo vệ quyền con người, quyền công dân hay nói cách
khác hơn hiến pháp là kim chỉ nam của đất nước, giúp đất nước
đi theo đúng con đường, định hướng mà nước đó đề ra ban đầu,
với tầm quan trọng đó hiến pháp đòi hỏi phải được chú
trọng,quan tâm và được xã hội thực hiện và tôn trọng và bảo
vệ, ngày hôm nay nhóm tìm hiểu phân tích về các cơ chế bảo
hiến của các quốc gia và áp dụng những điều tốt đẹp vào chế
độ bảo hiến để bảo vệ hiến pháp để bản hiến pháp không còn
chỉ là lý thuyết sao rỗng.
B.

Nội Dung

I. So sánh chế độ bảo hiến Pháp và Đức
1. Về cơ sở hình thành cơ chế bảo hiến
• Pháp
Hiến pháp ngày 04/10/1958 đánh dấu sự ra đời của nền
Cộng hòa thứ V – chính thể hiện hành của nước Pháp. Hiến pháp
thiết lập chế độ Cộng hòa lưỡng tính dựa trên chế độ Nghị viện
hợp lý và xu hướng đề cao vai trò của Tổng thống. Lần đầu tiên,
Hiến pháp Pháp quy định việc thành lập một cơ quan chuyên
trách bảo vệ Hiến pháp – Hội đồng Hiến pháp. Như vậy, cơ sở
hình thành cơ chế bảo hiến của Pháp do Hiến pháp quy định và


trao cho.
Hội đồng bảo hiến của Cộng hóa Pháp được Tổng thống
Charles De Gaule thành lập năm 1958 thật ra là những toan
tính, thủ đoạn chính trị của ông, là công cụ trong tay Tổng
thống nhằm làm suy yếu Nghị viện, tăng cường quyền lực cho
Tổng thống Cộng hòa Pháp ( Tổng thống được phủ quyết Luật )


Đức

Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức. Được phê chuẩn
ngày 8/5/1949 tại Bonn với chữ ký của 3 quốc gia Anh, Pháp,
Hoa Kỳ phe đồng minh phương Tây ngày 12/5/1949 và có hiệu
lực từ ngày 23/5/1949.


Không phải ngay từ khi có hiệu lực vào năm 1949 nước
Đức đã có ngay một cơ chế bảo hiến đầy đủ. Phải đến năm
1951,
Luật
tòa
án
Hiến
pháp
liên
bang
(Bundesverfassungsgerichtgesetz - BVerfGG) mới ra đời và cũng
phải chờ thêm hai mươi năm sau (năm 1969), kể từ khi Luật cơ
bản có hiệu lực, chế định khiếu kiện Hiến pháp của công dân tại
Điều 93 khoản 1 số 4a LCB mới được bổ sung, nhằm cụ thể hóa

con đường tố tụng Hiến pháp tại Điều 19 khoản 4 LCB. 3 Sau hai
mươi năm, đặc biệt là sau cuộc đại nhảy vọt về kinh tế
(Wirtschaftswunder) và những chuyển biến xã hội sâu sắc
những năm 1950, 1960, CHLB Đức lúc đó mới hội tụ được đầy
đủ các điều kiện chín muồi cả về kinh tế xã hội, chính trị pháp lý
để hiện thực hóa đầy đủ các qui định về bảo hiến.
2. Về chủ thể có thẩm quyền bảo hiến
• Pháp
Cơ chế bảo hiến ở Pháp được thực hiện theo mô hình tập
trung, tức là thẩm quyền thực hiện bảo hiến chỉ thuộc về một cơ
quan duy nhất là Hội đồng Hiến pháp – Conseil Constitutionnel (
Hội đồng bảo hiến ), được thành lập với sự tham gia của nhóm
hành pháp và lập pháp. Việc tham gia của cả hai nhánh cơ quan
quyền lực trên vào cơ quan bảo hiến chuyên trách này có thể
tránh được khả năng phải phục tùng một nhánh, điều này đảm
bảo được sự độc lập của Hội đồng Hiến pháp trong hoạt động
giám sát các vấn đề hiến định của mình.
Do Hội đồng Hiến pháp là cơ quan chuyên trách về bảo
hiến nên hoạt động của cơ quan này luôn được xuyên suốt và
không gặp trở ngại từ các cơ quan khác, do đó, sẽ không xuất
hiện tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hoạt động bảo
hiến. Ngoài ra, khi cần tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề
bảo hiến, chỉ cần liên hệ với Hội đồng Hiến pháp. Bên cạnh đó,
do tính chất chuyên trách nên cần phải có một Hội đồng Hiến
pháp với cơ cấu tổ chức chặt chẽ ( đòi hỏi cả về cơ cấu tổ chức
và chuyên môn nghiệp vụ ) với các thành viên được đào tạo
chuyên sâu, bài bản, có kiến thức sâu rộng về Hiến pháp và áp
lực công việc đối với việc bảo hiến là rất lớn do khối lượng công
việc nhiều hơn.



Đức

Các nhà lập hiến Đức đã xác định chính xác vị trí pháp lý
của Tòa án hiến pháp liên bang với hai chức năng vừa là cơ


quan xét xử, nhưng cũng vừa là một thiết chế hiến định của liên
bang, độc lập với các thiết chế khác.
Theo Điều 1 Khoản 1 LTAHPLB, Tòa án hiến pháp liên bang
là một thiết chế hiến định (Verfassungsorgan) giống như các
thiết chế khác ở liên bang như Hạ nghị viện (Bundestag),
Thượng nghị viện (Bundesrat), Tổng thống liên bang
(Bundespräsident) và Chính phủ liên bang (Bundesregierung)
Tòa án Hiến pháp liên bang có nhiều thẩm quyền bảo vệ
hiến pháp, những thẩm quyền này được qui định cụ thể ở các
Điều 93, Điều 100, Điều 21 Khoản 2, Điều 41 khoản 2, Điều 61,
Điều 93 khoản 1 số 4b.
Theo số liệu thống kê thực tế của Tòa án Hiến pháp liên
bang Đức về số lượng giải quyết các vụ việc của Tòa án Hiến
pháp liên bang Đức từ 7/9/1951 đến 31/12/2007 công bố tại
website của Tòa án hiến pháp liên bang 16 thì: số lượng vụ việc
thụ lý là 169.502 vụ việc, trong số đó có tới 163.374 vụ việc
(chiếm tới 96,37%) là các khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân
(Verfassungsbeschwerde). Điều này cho thấy đa phần các vụ
việc trên thực tế của Tòa án Hiến pháp liên bang là giải quyết
khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân
3. Về tính chất giám sát
• Pháp
Hình thành cơ chế giám sát mang tính trừu tượng. Quyền

bảo hiến gắn liền với hoạt động giám sát trước khi công bố một
đạo luật. Không cần tới một vụ kiện cụ thể, việc giám sát tuân
thủ Hiến pháp diễn ra khi đạo luật chưa được áp dụng trên thực
tế, việc tuyên bố một đạo luật là vi hiến cũng không dựa trên
việc nó xâm phạm cụ thể đến quyền lợi của chủ thể nào đó
trong xã hội mà dựa trên hiến pháp và các nguyên tắc giá trị
như Hiến pháp, một đạo luật được xem xét tính hợp hiến bởi Hội
đồng bảo hiến hoặc Hội đồng hiến pháp. Từng tính cất hay nội
dung được giám sát chung, tổng quát dựa trên các lí do và cơ
sở.
Khi một đạo luật đã được Nghị viện thông qua, đang trong
thời gian công bố và các Điều ước quốc tế đang chờ phê chuẩn
thì việc giám sát tính hợp hiến được thực hiện bắt buộc đối với
những đạo luật về tính chất và nội dung hoạt động của Nghị
viện do Nghị viện ban hành trước khi có hiệu lực pháp luật;


không bắt buộc đối với đạo luật khác. Tổng thư ký văn phòng
Chính Phủ có trách nhiệm kiểm tra các kiến nghị về việc xe, xét
tính hợp hiến trước khi ban hành.


Đức

Tòa án
hiến
pháp Đức
có
tên
gọi

là
Bundesverfassungsgericht là cơ quan xét xử sơ thẩm và chung
thẩm các vụ kháng cáo, kháng nghị liên quan đến tính hợp hiến
của các đạo luật, xung đột về thẩm quyền giữa các bang và
giữa các bang với liên bang. Tòa án hiến pháp chia làm 6
Hội đồng xét xử, mỗi hội đồng gồm 3 thẩm phán, chịu trách
nhiệm giải quyết phần lớn các khiếu kiện gồm hai loại: Thứ nhất
là các khiếu kiện của người dân về các bản án, quyết định hay
hành vi hành chính, trừ trường hợp khiếu kiện đó liên quan đến
vấn đề chưa từng được giải quyết trước đó hoặc khiếu kiện về
tính hợp hiến của văn bản luật; Thứ hai là các yêu cầu của các
thẩm phán về kiểm tra tính hợp hiến của một văn bản pháp luật
cụ thể. Khi xem xét tính hợp hiến của các đạo luật , Tòa án hiến
pháp có thể tuyên bố đạo luật là vi hiến và xóa bỏ đạo luật đó.
Tòa án hiến pháp có thể xem xét tính hợp hiến của các đạo luật
ngay cả khi vấn đề về tính hợp hiến không nảy sinh từ vụ việc
cụ thể - giám sát trừu tượng
4. Về phạm vi thẩm quyền

Pháp
Do Hội đồng Hiến pháp là cơ quan chuyên biệt về bảo hiến
ở Pháp nên có các thẩm quyền sau:
Giải thích Hiến pháp và xem xét tính hợp hiến của các đạo
luật: Thẩm tra tính hợp pháp của các hoạt động ban hành pháp
luật của các cơ quan nhà nước ( Điều 37,41 Hiến pháp Cộng hòa
Pháp 1958); thẩm tra tính hợp hiến của các đạo luật (bắt buộc
đối với các đạo luật tổ chức, không bắt buộc đối với các đạo luật
khác), tính hợp hiến của các điều ước quốc tế ( Điều 54, thẩm
tra không bắt buộc);
Giải quyết tranh chấp về bầu cử và trưng cầu dân ý: Thẩm

tra tính hợp pháp của các thủ tục trưng cầu ý dân, bẩu cử Tổng
thống, bầu cử Nghị Viện, tuyên bố kết quả bầu cử Tổng thống,
tuyên bố Tổng thống tạm thời không đảm nhiệm được chức vụ
hoặc xác định vị trí Tổng thống bị khuyết;


Giám sát Hiến pháp về vấn đề quyền con người: Hội đồng
đã phát triển một hệ thống án lệ cho phép bảo vệ các quyền và
tự do cá nhân dựa trên lời mở đầu của Tuyên ngôn về quyền con
ngườu và quyền công dân và các nguyên tắc cơ bản được pháp
luật thừa nhận. Giám sát Hiến pháp trong việc giải quyết tranh
chấp giữa Nghị viện và Chính phủ;


Đức
Tòa án Hiến pháp liên bang có nhiều thẩm quyền bảo vệ
hiến pháp. Cụ thể là các quyền sau:

- Quyền tuyên bố một đạo luật là vi hiến nếu đạo luật đó trái với
Luật cơ bản (Điều 100 khoản 1 LCB);
- Quyền giải thích Hiến pháp (Điều 93 khoản 1 số 2 LCB);
- Quyền giải quyết xung đột thẩm quyền giữa các cơ quan nhà
nước ở Liên bang (Điều 93 khoản 1 số 1 LCB);
- Quyền giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa liên bang và
tiểu bang (Điều 93 Khoản 1 số 3 và số 4);
- Quyền giải quyết khiếu kiện liên quan đến bầu cử
(Wahlprüfungsverfahren) (Điều 41 Khoản 2 LCB) 12, giải quyết
việc
cấm
một

Đảng
phái
nào
đó
hoạt
động
(Parteiverbotsverfahren - Điều 21 Khoản 2 LCB)13, Khiếu kiện
Tổng thống (Điều 61 Khoản 2 LCB);
- Đặc biệt là quyền giải quyết khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân
khi bị cơ quan công quyền xâm phạm các quyền cơ bản qui định
từ Điều 1 đến Điều 19 LCB (Verfassungsbeschwerde - Điều 93
khoản 1 số 4a).
5. Về thủ tục xem xét tính hợp hiến hay vi hiến của một
đạo luật

Pháp
Pháp luật Pháp quy định trình tự xem xét tính hợp pháp
theo thủ tục hành chính – mệnh lệnh (với một thủ tục đặc biệt
được trao cho Họi đồng bảo hiến và dựa trên Hiến pháp)
Khi có đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch
Thượng viện, Hạ viện hoặc 60 nghị sĩ thuộc Thượng viện hay Hạ
viện, Hội đồng bảo hiến sẽ tiến hành phiên họp kín nhằm xác
định tính hợp hiến của một đạo luật (đối với các đạo luật hình


thành bằng con đường trưng cầu dân ý, Hội đồng bảo hiến sẽ
không xem xét tính hợp hiến). Đến cải cách tư pháp 2008, cá
nhân cũng được quyền yêu cầu Hội đồng hiến pháp xem xét lại
tính hợp hiến của các văn bản pháp luật.
Hội đồng sẽ làm việc theo tập thể và quyết định theo đa

số. Cuộc họp phải có ít nhất 7 trên 9 thành viên của Hội đồng
bảo hiến tham dự thì mới được tiến hành . Đạo luật sẽ vi hiến
trong trường hợp có quá nửa tổng số thành viên tham dự biểu
quyết tán thành phán quyết cho rằng đạo luật đó vi hiến . Trong
trường hợp biểu quyết ngang phiếu, thì quyền quyets định sẽ
thuộc về Chủ tich Hội đồng bảo hiến. Hội đồng Hiến pháp xem
xét và cho ý kiến trong thời hạn một tháng. Tuy nhiên, trong
trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của Chính phủ, thời hạn này
có thể rút gọn 8 ngày (Điều 61 Hiến pháp 1958 Cộng hòa Pháp)


Đức

Theo Điều 15 Khoản 2 Câu 1 LTAHPLB, khi xét xử, Hội
đồng xét xử phải có ít nhất 6 trên tổng số 8 thẩm phán tham gia
và quyết định theo nguyên tắc quá bán (einfach Mehrheit).
Trong trường hợp số phiếu bằng nhau thì giải quyết theo Điều
15 Khoản 4 Câu 3 LTAHPLB). Thẩm phán Tòa án Hiến pháp khi
phán quyết chỉ tuân theo Hiến pháp và luật, hoàn toàn không
chịu bất cứ tác động nào từ phía bên ngoài, không chịu bất cứ
sự chỉ đạo nào về mặt chính trị hay hành chính. Đây là tiêu chí,
là đòi hỏi quan trọng nhất đảm bảo tính độc lập của thẩm phán.
Về sự ràng buộc của phán quyết: Ý nghĩa đặc biệt nhất
trong phán quyết của Tòa án Hiến pháp liên bang chính là giá trị
của phán quyết được qui định tại Điều 31 Khoản 1 LTAHPLB:
"Phán quyết của Tòa án Hiến pháp liên bang có hiệu lực ràng
buộc đối với các thiết chế hiến định của liên bang, các tiểu bang
cũng như tất cả các tòa án và cơ quan hành chính”.
6. Về nhiệm kỳ của các cá nhân được trao quyền bảo hiến



Pháp

Nhiệm kỳ của các thành viên trong hội đồng bảo hiến bị
giới hạn. Điều 4 Luật Tổ chức Hội đồng bảo hiến quy định tư
cách của thành viên có thể do hết nhiệm kỳ, không còn khả
năng công tác, qua đời, thành viên không bị giới hạn ở độ tuổi,
trình độ chuyên môn. Nhiệm kỳ của các thành viên là 9 năm,
không được tái nhiệm. Cứ 3 năm 1 lần được thay đổi 1/3. Khi


một thành viên bị chết , hay không còn khả năng công tác thì
bổ sung thêm thành viên mới, thực hiện những nhiệm vụ còn
lại. Nếu nhiệm vụ còn lại ít hơn 3 năm thì công tác đủ 9 năm
mới hết nhiệm kỳ.


Đức

Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án hiến pháp liên bang là 12
năm và chỉ được bầu duy nhất một lần (Điều 4 LTAHPLB).

II. Chế độ bảo hiến tại Việt Nam
1. Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam
Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý do nhân dân thiết
lập, thể hiện chủ quyền và ý chí của nhân dân; do đó, việc nhân
dân giao cho ai chịu trách nhiệm bảo vệ hiến pháp cũng phải
được thể hiện trong hiến pháp. Chính nhân dân xác định nhiệm
vụ và quyền hạn của chủ thể tiến hành hoạt động bảo vệ hiến
pháp bằng các quy định của hiến pháp. Cách hiểu này sẽ loại

trừ những chủ thể trong xã hội có tham gia thực hiện các hoạt
động nhằm bảo vệ hiến pháp nhưng sự tham gia đó không xuất
phát từ thẩm quyền hiến định mà chỉ là thẩm quyền mang tính
phát sinh từ hiến pháp và được quy định bởi văn bản quy phạm
pháp luật khác
Cơ chế bảo vệ hiến pháp bao gồm các yếu tố: thể chế,
thiết chế và phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến
pháp.
Thiết chế bảo vệ hiến pháp: thiết chế bảo vệ hiến pháp
được hiểu là các cơ quan nhà nước, cá nhân được hiến pháp quy
định nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành các hoạt động bảo vệ
hiến pháp. Việc tổ chức các thiết chế bảo vệ hiến pháp phụ
thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm chế độ chính trị, điều
kiện kinh tế - xã hội và truyền thống pháp lý của mỗi nước.
Thiết chế bảo vệ hiến pháp là yếu tố trung tâm, là phần “động
cơ” của toàn bộ cơ chế. “Động cơ” đó bao gồm những bộ phận
nào, quyền năng, sức mạnh hay “công năng” của mỗi bộ phận
ra sao sẽ giữ vai trò quyết định hiệu quả của hoạt động bảo vệ
hiến pháp.
Phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp: để
thiết chế bảo vệ hiến pháp hoạt động và thể chế bảo vệ hiến


pháp được thực thi, phải có phương thức vận hành. Phương thức
vận hành cơ chế bảo vệ hiến pháp tồn tại song song với thiết
chế và thể chế bảo vệ hiến pháp. Trong cơ chế bảo vệ hiến
pháp, thể chế và thiết chế là những yếu tố thuộc diện cấu trúc,
còn nguyên tắc và phương thức hoạt động thể hiện mối quan hệ
và quy trình vận hành. Như vậy, phương thức vận hành là
phương pháp, hình thức, biện pháp thực hiện hoạt động bảo vệ

hiến pháp của thiết chế được giao thẩm quyền bảo vệ hiến
pháp.
Mối quan hệ giữa các yếu tố của cơ chế bảo vệ hiến pháp:
thể chế bảo vệ hiến pháp là yếu tố thiết lập nên toàn bộ cơ chế
bảo vệ hiến pháp, nó có ý nghĩa như là việc “khai sinh” và “đặt
tên” cho cơ chế, xác định mục đích, nhiệm vụ của cơ chế bảo vệ
hiến pháp, trao thẩm quyền cho thiết chế bảo vệ hiến pháp.
Thiết chế bảo vệ hiến pháp là “cỗ máy” hiện hữu của cơ chế.
Thiết chế - với ý nghĩa là một yếu tố của cơ chế bảo vệ hiến
pháp tồn tại trong thực tế được cấu trúc bởi các bộ phận của nó.
Khi xem xét thiết chế bảo vệ hiến pháp, người ta xem thiết chế
bảo vệ hiến pháp thuộc thể loại nào, bao gồm các bộ phận gì;
tính chất của từng bộ phận; vị trí, chức năng của từng bộ phận
có bảo đảm thực hiện được các thẩm quyền mà thể chế trao
cho thiết chế bảo vệ hiến pháp hay không. Như vậy, thể chế
bảo vệ hiến pháp quyết định “hình hài”, “cấu trúc”, “quy mô”
của thiết chế bảo vệ hiến pháp. Ngược lại, việc các bộ phận của
thiết chế bảo vệ hiến pháp hoạt động trong thực tế ra sao sẽ
thể hiện tính đúng đắn, sự phù hợp, tính khả thi của thể chế bảo
vệ hiến pháp (nói cách khác là thể hiện hiệu lực của các nguyên
tắc và quy phạm về bảo vệ hiến pháp). Nguyên tắc và phương
thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp là yếu tố quan
trọng, không thể thiếu của cơ chế bảo vệ hiến pháp. Việc các
chủ thể thực hiện các nguyên tắc, phương pháp, hình thức theo
những thủ tục, quy trình trong cơ chế bảo vệ hiến pháp giúp
cho “cỗ máy” thiết chế bảo vệ hiến pháp chuyển từ trạng thái
“tĩnh” sang trạng thái “động”. Chính thiết chế bảo vệ hiến pháp
là chủ thể vận hành, thực hiện các nguyên tắc, phương thức bảo
vệ hiến pháp trên cơ sở pháp lý là thể chế bảo vệ hiến pháp.
Bằng các phương pháp, hình thức, quy trình, thủ tục mà các

thiết chế tiến hành các hoạt động bảo vệ hiến pháp, nguyên tắc
và phương thức vận hành tạo nên “trạng thái hoạt động” của cơ
chế bảo vệ hiến pháp. Nếu cơ sở pháp lý cho hoạt động của
thiết chế bảo vệ hiến pháp cụ thể, rõ ràng, khoa học, đồng bộ


và khả thi, cấu trúc của thiết chế bảo vệ hiến pháp phù hợp, các
bộ phận cấu thành của nó có đủ năng lực, các nguyên tắc, hình
thức, phương pháp, thủ tục hợp lý, công khai, rõ ràng, minh
bạch thì sẽ bảo đảm tính liên thông, kịp thời và hiệu quả của
toàn bộ cơ chế bảo vệ hiến pháp. Tóm lại, cơ chế bảo vệ hiến
pháp hoạt động dựa trên sự tương tác giữa các yếu tố của cơ
chế, sự ảnh hưởng và quy định lẫn nhau giữa các yếu tố của cơ
chế bảo vệ hiến pháp. Thiếu bất cứ yếu tố nào thì cơ chế bảo vệ
hiến pháp cũng không thể hoạt động được. Bất cứ khiếm khuyết
nào của mỗi yếu tố hay sự không phù hợp, không tương thích
giữa các yếu tố cấu thành cơ chế bảo vệ hiến pháp đều ảnh
hưởng đến .
III. Nguyên tắc bảo đảm tính tối thượng của hiến pháp
Thứ nhât, nguyên tắc hiến pháp là luật vơ bản của nhà
nước XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Việt Nam. Điều 146 quy định “hiến
pháp là lật cơ bản của nhà nước”. Hiến pháp quy định những
quan hệ nền tảng nhất,tạo dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động
toàn xã hội; do vậy,nó là đạo luật cơ bản đạo luật gốc. Các văn
bản khác đều là do hiến pháp quy định và mục đích cụ thể hóa
hiến pháp.
Thứ hai, hiệu lực tối cao của hiến pháp trong hệ thống
pháp luật, hiến pháp đứng ở đỉnh của cấu trúc hình tam giac hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật. Với vị trí đó hiến pháp có
hiệu lực cao nhát, mọi văn bản phải phù hợp với hiến pháp, nếu

đi ngược lại thì văn bản vừa ban hành đó sẽ bị coi là văn bản vô
hiệu.
Thứ 3 yêu cầu tôn trọng và thủ hiến pháp trong xã hội.
Điều 12 hiến pháp khẳng định tất cả các chủ thể phải tuân thủ
hiến pháp và pháp luật. Thể hiện tính bình đẳng trong pháp luật
của nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội.
Thứ 4 nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền con người
và quyền công dân.
Các nguyên tắc cụ thể:
1.

Mang tính xã hội, tính chính trị và tính pháp lý.

Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý của mỗi quốc gia,
chứa đựng những giá trị xã hội cao quý nhất của quốc gia; do
đó, thể chế bảo vệ Hiến pháp cũng mang tính xã hội, chính trị
và pháp lý.


Tính xã hội của thể chế bảo vệ hiến pháp thể hiện trước
hết ở những nội dung liên quan đến việc bảo đảm những giá trị
nhân đạo, công bằng, bình đẳng, bác ái, truyền thống, bản sắc
dân tộc... của quốc gia. Xét đến cùng, đây là những tinh hoa mà
cộng đồng quốc gia đó hướng tới và giữ gìn. Điều này cũng được
thể hiện ở ngay tại những điều khoản đầu tiên của Hiến pháp
năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001)
rằng: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm
chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn

diện.
Tính chính trị của thể chế bảo vệ hiến pháp thể hiện ở
những nội dung liên quan đến việc xây dựng và duy trì “kiến
trúc” của hệ thống chính trị của quốc gia. Nghiên cứu và phân
tích thể chế bảo vệ hiến pháp người ta sẽ thấy được cấu trúc,
các bộ phận, vị trí, vai trò của các bộ phận và mối quan hệ giữa
các bộ phận trong hệ thống chính trị. Hơn nữa, người ta còn
thấy được mục tiêu chính trị tổng thể của toàn thể hệ thống
chính trị quốc gia. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 đã
khẳng định: “Hiến pháp này quy định chế độ chính trị,... nguyên
tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hóa
mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước
quản lý”.
Tính pháp lý - tính chất nổi bật nhất của thể chế bảo vệ
hiến pháp thể hiện ở những nội dung liên quan đến khuôn mẫu
xử sự, hành vi, quy trình vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp.
Nếu như những nội dung thể hiện tính xã hội và tính chính trị có
vẻ trừu tượng thì những nội dung thể hiện tính pháp lý cụ thể và
rõ ràng hơn. Thông qua tính chất này, người ta thấy được quốc
gia theo dòng pháp luật chính thống nào, từ đó xác định được
cơ chế bảo vệ hiến pháp của quốc gia thuộc mô hình nào; vận
dụng, tiếp thu và bổ sung thêm những đặc điểm nào của các
mô hình khác.
2.

Đảm bảo Đảng Cộng Sản lãnh đạo:

Nguyên tắc này không những không đối lập với các nguyên
tắc của nhà nước mà nó còn góp phần cùng các nguyên tắc
khác được đảm bảo định hướng và hoàn thiện nhà nước và đảm

bảo cho hiến pháp luôn được thực hiện, đảm bảo cho đường lối


và định hướng của nước ta luôn giữ được đó là nhà nước pháp
quyền của dân do dân và vì dân,. Điều đó được minh chứng hết
sức rõ ràng thông qua những chủ trương, quan điểm chỉ đạo của
Đảng ta.
Song, sự lãnh đạo của Đảng phải tuân theo những quy luật
hình thành, phát triển và hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền.
Bất cứ ở đâu, lúc nào nếu xa rời những yêu cầu khách quan
được đặt ra từ các quy luật này đều khó có thể đạt được mục
tiêu đề ra”6. Liên quan cụ thể đến hoạt động bảo vệ hiến pháp,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ vai trò lãnh đạo không thể
thiếu và thể hiện sự lãnh đạo thường xuyên và phát triển theo
chiều hướng ngày càng sâu sắc, cụ thể nhằm chỉ đạo, định
hướng việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền chủ
nghĩa xã hội Việt Nam ngày càng tiệm cận gần hơn tới những
giá trị đã được thừa nhận chung của tinh hoa văn minh của
nhân loại. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ
bảo đảm cho hoạt động của Nhà nước nói chung và cơ chế bảo
vệ hiến pháp nói riêng vận hành thông suốt theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, mà còn bảo đảm cho sự phát triển của cơ chế
bảo vệ hiến pháp phù hợp với quy luật của Nhà nước pháp
quyền.
Những quan điểm, tư tưởng của Đảng Cộng sản có ý nghĩa
định hướng cho sự phát triển của các yếu tố cấu thành cơ chế
bảo vệ hiến pháp, chi phối hoạt động của cơ chế bảo vệ hiến
pháp trong nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Chẳng hạn, quan điểm về nghiên cứu “xây dựng,
hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp

trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công
quyền” được khẳng định trong Văn kiện Đại hội X của Đảng
Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nội dung của thể chế bảo vệ
hiến pháp, xu hướng hình thành và phát triển của thiết chế bảo
vệ hiến pháp. Quan điểm “xây dựng cơ chế phán quyết về
những vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp
và tư pháp” sẽ tạo nên bước ngoặt quan trọng dẫn đến những
thay đổi trong nguyên tắc vận hành của cơ chế bảo vệ hiến
pháp trong nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
Với nguyên tắc này, những hành vi vi phạm hiến pháp không chỉ
bị xem xét và xử lý bằng các thủ tục của các cơ quan quyền lực
nhà nước hay cơ quan hành chính nhà nước, mà còn có thể bị
xem xét và giải quyết bằng thủ tục tố tụng tư pháp. Điều này
thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong nhận thức của Đảng về Nhà


nước pháp quyền, về cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước theo hướng ngày càng đề cao quyền tư pháp và vai trò
của các cơ quan tư pháp. Quan điểm của Đảng về xây dựng cơ
chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp trong hoạt động
lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng nhằm bảo đảm cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả hơn, bảo đảm một trong
các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền là quyền lực nhà nước
phải bị kiểm soát, quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân.
3.

Có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc
thực hiện các quyền lập pháp hành pháp và tư pháp.

Về vị trí, thiết chế bảo vệ hiến pháp nằm trong bộ máy

nhà nước với các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa xã hội. Đây là đặc trưng khác
biệt với thiết chế bảo vệ hiến pháp trong các nhà nước khác. Đa
số các nhà nước pháp quyền trên thế giới hiện nay tổ chức thực
hiện quyền lực nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước theo
nguyrn tắc phân quyền dựa trên cơ sở của học thuyết tam
quyền phân lập và mối quan hệ giữa các cơ quan đó có sự độc
lập.
4.

Lịch sử cơ cấu cơ chế bảo hiến

Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Viêt Nam đang
trong giai đoạn định hindh, do ddos phảo có những bức
chyueenr đổi mang tính quá độ. Thiết chế bảo vệ hiến pháp
cũng phát triển thieo quy luật chung đó. Trong giai đoạn đầu,
cơ cấu của thiết chế không có cơ quan chuyên trách bảo vệ
hiến pháp. Hoạt đọng bảo vệ hiến pháp giao cho nhiều cơ quan
và cá nhân như : Quộc hội, ủy ban thường vụ quốc hội, chủ tịch
nước, thủ tướng chính phủ, giữa các thiết chế có sự phân công
nhiệm vệ đúng thứ bậc, cơ quan có địa vị pháp lý cao hơn được
giao nhiệm vụ quan trọng hơn, cơ quan có địa vị pháp ;ý cao
hơn được quyết định hậu quả pháp lý cao hơn đối với đối tượng
chịu sự tác động của hoạt động bảo vệ hiến pháp. Cùng với sự
phát triển của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thiết chế
bảo vệ hiến pháp cũng sẽ phát triển theo hướng hình thành một
cơ quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách.
5.

Nhiệm vụ và quyền hạn


Nhiệm vụ, quyền hạn của thiết chế bảo vệ hiến pháp trong
nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Việt Nam không đa dạng


và phức tạp như trong các nhà nước khác mà chủ yếu tập trung
vào các nội dung như: “ giám sát tính hợp hiến của văn bản quy
phạm pháp luật, giải thích hiến pháp bảo vệ quyền và lợi ích
của công dân. Đa số các nhà nước trên thế giới đều tồn tại trong
hệ thống chính trị đa đảng, nên một trong cá nhiệm vụ của hiến
pháp là giải thích các tranh chấp, xung đột giữa các đảng phái
khác nhau. Nhà nước ta chỉ duy nhất một đảng cộng sản lãnh
đạo nên thiết chế bảo vệ hiến pháp trong nhà nước pháp quyền
chủ nghĩa xã hội Việt Nam không thực hiện nhiệm vụ giải quyết
xung đột đảng phái.
Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Việt Nam vận hành
theo nguyên tắc quyền lực thống nhất, có sự phân công, phân
cấp và phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập
pháp hành pháp và tư pháp; do vậy, trong thực tế ít nảy sinh
tranh chấp, mâu thuẫn giữa các nhánh quyền lực giữa trung
ương và địa phương. Nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa các
nhánh quyền lực và tranh chấp trung ương và địa phương không
đặt ra trong hiến pháp Việt Nam.
6.

Phương thức vận hành đa dạng có sự phối hợp phân công nhau
trong thực hiện quyền lực nhà nước và chi phối bởi quan điểm
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Những đặc thù của thể chế và thiết chế bảo vệ hiến pháp
có ảnh hưởng quan trọng đến phương thức vận hành của cơ chế

bảo vệ hiến pháp trong nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội
Việt Nam. Khi thiết chế bảo vệ hiến pháp bao gồm nhiều cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền liên quan đến bảo vệ hiến pháp
thì thể chế và phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến
pháp bao gồm nhiều loại, rất đa dạng. Các phương thức đó tồn
tại trong nhiều nguồn của thể chế bảo vệ hiến pháp. Sự vận
hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp có thể tiến hành thông qua
các hình thức như kiểm tra văn bản, chất vấn, xem xét báo cáo,
tổ chức đoàn giám sát v.v.. Mỗi hình thức lại được tiến hành với
những quy trình, thủ tục khác nhau. Trình tự, thủ tục bảo vệ
hiến pháp, mối quan hệ giữa thiết chế bảo vệ hiến pháp và các
cơ quan khác thể hiện sự phối hợp hoặc kiểm soát bên trong
của các cơ quan.
Đặc biệt, phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến
pháp vẫn thể hiện và chịu sự ảnh hưởng bởi quan điểm lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đặc trưng khác biệt lớn


của phương thức bảo vệ hiến pháp trong nhà nước pháp quyền
chủ nghĩa Việt Nam so với các phương thức bảo vệ hiến pháp
khác. Hiện nay, sự vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt trong sự
chỉ đạo mang tính phân công và phối hợp để thực hiện quyền
lực nhà nước. Nhưng khi quan điểm về việc xác lập cơ chế tài
phán về những hành vi vi hiến trong hoạt động lập pháp, hành
pháp và tư pháp được khẳng định trong Văn kiện Đại hội X của
Đảng Cộng sản Việt Nam được triển khai sẽ dẫn đến những thay
đổi trong phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp
trong nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
C.


Kết Luận

Trên đây là bài tiểu luận của nhóm về chế độ bảo hiến của
nhóm của các nước và của Việt Nam, tuy nhiên bài tiểu luận chỉ
dựa trên cách nhìn nhận của cá nhân một khía cạnh nhất định
và chưa thể toàn diện và hoàn thiện, bao quát, thêm vào đó với
vốn kiến thức còn hạn hẹp, bài làm là ý kiến đóng góp của cả
nhóm nên còn có phần rời rạc và chưa liên kết. Tuy nhiên, trên
đây là những gì mà nhóm đã tìm hiểu về mặt cơ bản hi vọng bài
nhóm đã cung cấp thêm một phần nào đó kiến thức về chế độ
bảo hiến trên các nước, để áp dụng vào thực tế cũng như trong
việc làm luật sau này. Tuy nhiên những thiếu sót là không thể
thiếu, còn những vấn đề cần phải nghiên cứu và khắc phục
những hạn chếc của mình và cần những lời đóng góp của giáo
viên và các bạn trong lớp.

Danh mục tham khảo:
-

Giáo trình luật so sánh trường đại học kiểm sát Hà Nội
Vấn đề về cơ chế bảo hiến – thạc sĩ Đinh Thanh Phương.
Chinhphu.net
/>


×