Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án những vấn đề cần làm rõ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.36 KB, 20 trang )

Hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án những vấn đề cần làm rõ
A. Mở Đầu
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án dân sự của cơ quan thi hành
án dân sự nói chung, kiểm sát việc cưỡng chế thi hành án của Chấp hành viên, cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc cưỡng chế thi hành án nói riêng
là một trong những chức năng của Viện kiểm sát nhân nhân nhằm đảm bảo việc
cưỡng chế thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật và góp phần thúc đẩy tiến
độ giải quyết việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự. Khi kiểm sát hoạt
động cưỡng chế thi hành án, kiểm sát viên phải nắm chắc quy định pháp luật và
yêu cầu Chấp hành viên thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc trong cưỡng chế
thi hành án dân sự, đảm bảo trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án, đồng thời,
phải luôn nâng cao ý thức bảo đảm cho việc cưỡng chế thi hành án dân sự được an
toàn, hiệu quả trong quá trình tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trên thực tế.
Do vậy, em xin chọn đề tài: “ Hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành án - những vấn đề cần làm rõ ” để nghiên cứu và phân tích cụ
thể hơn về vai trò của viện kiểm sát trong công tác kiểm sát thi hành các biện pháp
cương chế trong thi hành án dân sự.


B. Nội Dung
I. Khái quát chung về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
1. khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Luật thi hành án dân sự 2008 không định nghĩa biện pháp cưỡng chế thi hành án
dân sự nhưng khoản 2 Điều 9 luật thị hành án dân sự 2008 quy định: “người phải thi
hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi
hành án theo quy định của Luật này”. Theo đó, người phải thị hành án sẽ phải tự
nguyện thị hành án khi có điều kiện. Nếu không thực hiện thì người có thẩm quyền
thị hành án tiến hành cưỡng chế. Theo pháp luật hiện hành thì người có thẩm quyền
trực tiếp thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế bao gồm chấp hành viên và
thừa phát lại.
Như vậy, cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ


quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc
đương sự (người phải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài
sản theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải
thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do
Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án
tầu tán, hủy hoại tài sản. Cưỡng chế thi hành án dân sự đây là một biện pháp nghiêm
khắc được Chấp hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án, thể hiện việc
Cơ quan thi hành án sử dụng quyền lực nhà nước để buộc người phải thi hành án thi
hành nghĩa vụ mà bản án, quyết định đã tuyên.
2. Ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà
nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh Nhà nước. Yêu cầu người phải thi
hành án không tự nguyện thi hành án buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản
án, quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó, người bị áp dụng ngoài việc phải thực hiện
các nghĩa vụ của bản án, quyết định của Tòa án họ còn phải chịu mọi chi phí cưỡng


chế thi hành án dân sự. các biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp
dụng không những có hiệu lực đối với người phải thi hành án dân sự mà còn có hiệu
lực đối với các nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Việc thi hành dứt điểm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc chưa
có hiệu lực pháp luật mà được thi hành ngay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, giúp cũng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp
luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thi hành án còn mang tính chất phòng ngừa các trường hợp người
phải thi hành án tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản gây khó khăn cho công tác thi hành
án của cơ quan chức năng.
II. Quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Hiện nay, pháp luật quy định có sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự bao
gồm:

- Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người
phải
thi hành án;
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do
người thứ ba
giữ;
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án;
Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ;
- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc
nhất
định
1. Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá
của người phải thi hành án


Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải thi hành án là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, được
áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo
bản án, quyết định mà người phải thi hành án có đang có tiền trong tài khoản hoặc
đang sở hữu giấy tờ có giá. Nếu người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả
tiền, mà họ đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ chức tín dụng thì các
biện pháp cưỡng chế này sẽ là biện pháp đầu tiên được áp dụng. Biện pháp khấu trừ
tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án
được quy định tại các điều Điều 71, 76 và từ Điều 79 đến Điều 83 Luật thi hành án
dân sự 2008, sửa dổi bổ sung 2014. Đối tượng của biện pháp này là tiền và giấy tờ có
giá. Tiền bị cưỡng chế có thể là tiền trong tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc
tiền mà chính họ đang giữ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh hằng ngày và tiền do
người thứ ba đang giữ.
Nhìn chung những quy định này hầu như đã khắc phục được những hạn chế của

pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 về vấn đề khấu trừ, thu hồi xử lý tiền giấy tờ có
giá của người phải thi hành án. Tuy nhiên còn một số điểm mà pháp luật quy định
chưa được phù hợp. Ví dụ: Nếu người phải thi hành án có tài khoản tại ngân hàng
nhưng nguồn lợi thu được từ việc gửi tài sản đó là nguồn sống duy nhất của họ và gia
đình, ngoài ra họ không có tài sản nào khác mà người có thẩm quyền thi hành án
khấu trừ hết nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế thì người phải thi hành án
không đảm bảo được cuộc sống.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là một trong các các biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng trong trường hợp người phải thi
hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định. Người thi hành án
có thu nhập thực tế và không tự nguyện thi hành. Biện pháp trừ vào thu nhập được
quy định tại Điều 78 luật thi hành án dân sự 2008. Giống với đối tượng của biện pháp
khấu trừ tiền trong tài khoản, đối tượng của biện pháp này cũng là tiền. Nhưng thu


nhập theo quy định của các biện pháp cưỡng chế biện pháp trừ vào thu nhập khác với
thu nhập từ hoạt động kinh doanh của biện pháp khấu khấu trừ tiền trong tài khoản,
thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá. Theo quy định của pháp luật, tiền bị cưỡng chế là
thu nhập của người phải thi hành án gồm: tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền
trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện theo thỏa thuận
của đương sự; Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành
án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án
không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án. Mức
trừ cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức
lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả
thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của
người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người
đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Đối với lĩnh vực xử lý vi

phạm hành chính thì mức đối với tiền lương, bảo hiểm xã hội tỷ lệ khấu trừ mỗi lần
không quá 30% tổng số tiền lương, bảo hiểm xã hội được hưởng. Đối với những
khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 50% tổng số thu nhập
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do
người thứ ba giữ
Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một trong các các
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, được áp dụng trong trường hợp người phải
thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định. Người thi hành
án chỉ có tài sản và không tự nguyện thi hành án. Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của
người thi hành án được quy định tại các Điều 74, Điều 75, Điều 84, từ Điều 89 đến
Điều 98 và Điều 111 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa dổi bổ sung 2014. Theo đó,
đối tượng của biện pháp này là tài sản bao gồm: tài sản là vật, vốn gốp, nhà ở, tài sản
gắn liền với đất, phương tiện giao thông, hoa lợi, quyền sở hữu trí tuệ và quyền sử
dụng đất.


Khi tiến hành kê biên tài sản của người phải thi hành án, người có thẩm quyền
thi hành án phải phân biệt tài sản thuộc sở hữu chung hoặc đang có tranh chấp hay
không.
- Trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung.
Tại Điều 74 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa dổi bổ sung 2014 quy định trước
khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với
người khác, kể cả quyền sử dụng đất, người có thẩm quyền thi hành án phải thông
báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế để họ thực hiện quyền khởi kiện tại
Tòa án để xác định phần sở hữu của mình. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận
được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án
hoặc người có thẩm quyền thi hành án có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu
của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.
- Trường hợp xử lý tài sản đang có tranh chấp.
Người có thẩm quyền thi hành án tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự,

người có tranh chấp khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải
quyết. Người có thẩm quyền thi hành án xử lý tài sản đã kê biên theo quyết định của
Toà án, cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người có thẩm
quyền thi hành án yêu cầu mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Toà
án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì tài sản được xử lý để thi hành
án theo quy định của luật này.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án
Biện pháp khai thác tài sản của người phải thi hành án là một trong các các biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng trong trường hợp người phải thi
hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định mà tài sản của người
phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản của người
phải thi hành án có thể khai thác để thi hành án và không tự nguyện thi hành. Biện
pháp khai thác tài sản của người phải thi hành án được quy định tại Điều 107 luật


Luật thi hành án dân sự 2008, sửa dổi bổ sung 2014. Theo đó, đối tượng của các biện
pháp cưỡng chế này là tài sản có thể khai thác. Người có thẩm quyền thi hành án
cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án trong các trường hợp: Tài sản
của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản
đó có thể khai thác để thi hành án; Người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai
thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người thứ ba. Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong các
trường hợp: việc khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành
án; Người phải thi hành án, người khai thác tài sản thực hiện không đúng yêu cầu của
người có thẩm quyền thi hành án về việc khai thác tài sản; Người phải thi hành án đã
thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí về thi hành án; Có quyết định đình
chỉ thi hành án.
5. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công
việc nhất định
Biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện

công việc nhất định là một trong các BPCC thi hành án dân sự được áp dụng trong
trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc
không thực hiện nghĩa vụ nhất định theo bản án, quyết định.
Biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công
việc nhất định được quy định từ các Điều 118 đến Điều 121 Luật thi hành án dân sự
2008, sửa dổi bổ sung 2014. Theo đó, đối tượng của biện pháp này là công việc nhất
định phải thực hiện theo bản án, quyết định, chấm dứt việc thực hiện công việc mà
theo bản án, quyết định không được thực hiện, giao người chưa thành niên cho người
được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định, buộc nhận người lao động trở lại làm
việc. Biện pháp kết thúc khi công việc được thực hiện.
6. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ


Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản , giấy tờ là một
trong các các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, được áp dụng trong trường
hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tài sản, vật và giấy tờ theo bản
án, quyết định.
Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ được quy
định tại các Điều 114, Điều 115, Điều 116 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa dổi bổ
sung 2014. Theo đó, đối tượng của biện pháp này là việc chuyển giao, trả vật, tài sản,
giấy tờ. Xét về bản chất thì việc buộc chuyển giao vật, tài sản, giấy tờ cũng là nghĩa
vụ thực hiện một công việc theo bản án của Tòa án. Tuy nhiên, biện pháp buộc
chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ có điểm khác so với biện pháp
buộc người phải thi hành án thực hiện công việc
III. Kiểm sát hoạt động cưỡng chế thi hành án
1.

Kiểm sát việc lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án

Kế hoạch cưỡng chế thi hành án phải do người có thẩm quyền ký ban hành và

đầy đủ các nội dung chính sau: Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế; biện pháp
cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng chế; phương án tiến hành cưỡng
chế; yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế; dự trù chi phí cưỡng chế.
Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan
Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án.
2.

Kiểm sát chi phí cưỡng chế thi hành án

Kiểm sát viên cần căn cứ Điều 44, Điều 73 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa
dổi bổ sung 2014, Điều 43 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS, Thông tư
liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 (Thông tư liên tịch số 184)
của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức


cưỡng chế THADS để kiểm sát các chi phí cưỡng chế thi hành án do từng đối tượng
phải chi trả, mức chi cụ thể cho từng nội dung chi phí như:
a.

Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu,

bao gồm:
Chi phí thông báo về cưỡng chế.
Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế,
phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi
hành án.
Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, định giá lại tài sản, bán đấu giá tài
sản.

Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài
sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê
đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu.
b.

Chi phí cưỡng chế do người được thi hành án phải chịu, bao

gồm:
Chi phí định giá lại tài sản quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư
liên tịch này nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp
định giá lại do có vi phạm quy định về định giá.
Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án,
quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Trường hợp người được thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng
biện pháp bảo đảm thi hành án không đúng thì người đó phải thanh toán các
khoản chi phí thực tế do việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm
thi hành án đó.


c.

Ngân sách nhà nước bảo đảm các khoản chi phí cưỡng chế thi

hành án, bao gồm:
Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên
quan trước khi tiến hành cưỡng chế.
Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người
dân tộc thiểu số của Việt Nam mà không biết tiếng Việt và trường hợp đương sự là
người nước ngoài.

Chi phí định giá lại tài sản quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch
này trong trường hợp có vi phạm quy định về định giá theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự.
Phí, chi phí bán đấu giá tài sản tài sản không thành theo quy định tại khoản 3
Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ.
Chi phí xác minh điều kiện thi hành án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2
Thông tư liên tịch này trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại khoản 1
Điều 44 Luật Thi hành án dân sự.
Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án, người
được thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại
Điều 32 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ.
Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi
hành án. Bộ Tư pháp quy định cụ thể đối với các trường hợp này.
Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải ngừng, đình chỉ vì các
lý do sau:
- Do sự kiện bất khả kháng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định
số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ;


- Trường

hợp

Thủ

trưởng



quan


thi

hành

án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại điểm a, điểm b,
điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự.
Đối với các trường hợp tạm ngừng, đình chỉ vì các lý do chủ quan của người
được thi hành án hoặc người phải thi hành án thì chi phí cưỡng chế thi hành án đến
thời điểm tạm ngừng, đình chỉ do đối tượng gây tạm ngừng, đình chỉ chịu.
Các khoản chi cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người
phải thi hành án trong trường hợp người thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng
chế thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp không thu được tiền của
người phải thi hành án.
Toàn bộ chi phí cưỡng chế và chi phí định giá, định giá lại tài sản đã thực hiện
nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền huỷ toàn bộ quá trình cưỡng chế.
Chi phí xác minh điều kiện thi hành án (khoản 1 Điều 44 Luật THADS năm
2008 quy định trường hợp người được thi hành án có đơn yêu cầu Chấp hành viên
xác minh điều kiện thi hành án, người được thi hành án chịu các chi phí. Luật
THADS năm 2008 đã sửa đổi, bổ sung, chi phí xác minh do Cơ quan THADS chi
trả).
Về mức chi cưỡng chế thi hành án được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư liên
tịch số 184.
3.

Kiểm sát việc xử lý tài sản chung để thi hành án

Hiện nay, việc xác định phân chia, xử lý tài sản chung của người phải thi hành
án trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án rất nhiều cơ quan THADS không thực
hiện việc xác định, phân chia. Đại đa số tài sản kê biên để thi hành án là quyền sử

dụng đất và tài sản gắn liền trên đất thuộc sở hữu chung, vi phạm phổ biến khi xử lý
tài sản là của hộ gia đình, trong khi người phải thi hành án là hai vợ chồng hoặc tài
sản chung trong hôn nhân của hai vợ chồng nhưng người phải thi hành án chỉ là vợ


(hoặc chồng). Để khắc phục tình trạng trên, khi kiểm sát hồ sơ cưỡng chế tài sản thi
hành án thuộc sở hữu chung Kiểm sát viên cần chú trọng các nội dung sau:
- Căn cứ bản án, quyết định thi hành án để xác định người phải thi hành
án là hai vợ chồng hay chỉ riêng vợ hoặc chồng hay nghĩa vụ liên đới thi hành
án.
- Xác định xem tài sản tổ chức cưỡng chế kê biên thuộc sở hữu như thế
nào, nếu của hộ gia đình thì Chấp hành viên đã xác minh tại thời điểm xác lập
quyền sở hữu chung của tài sản thì hộ gia đình đó có những ai được quyền sở
hữu chung với tài sản đó. Trường hợp chỉ riêng vợ hoặc chồng hoặc một người
có nghĩa vụ liên đới thì xác định tài sản cưỡng chế đó trong hay ngoài thời kỳ
hôn nhân để xử lý.
Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng
đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành
viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu
chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản
chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự; hết thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa
thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và
không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi
hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử
dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân
sự; hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án
không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần
quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối
tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự; Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết

định của Tòa án.
Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ
sở hữu chung được xử lý như sau:


Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp
cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án;
Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm
đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối
với toàn bộ tài sản và thanh toán cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản
thuộc quyền sở hữu của họ.
Chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành
án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung; trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản
thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên thông báo và định thời hạn cho chủ sở hữu
chung mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định trong thời hạn 03
tháng đối với bất động sản, 01 tháng đối với động sản; đối với những lần bán tài sản
tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ; trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn ưu tiên mà chủ sở hữu chung không mua tài
sản thì tài sản được bán theo quy định tại Điều 101 của Luật này.”
Việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác được
thực hiện như sau:
Cơ quan Thi hành án dân sự chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là quyền sử
dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi
hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự tự nguyện kê biên;
Trường hợp người phải thi hành án có chung tài sản với người khác mà đã xác
định được phần tài sản, quyền tài sản của từng người thì Chấp hành viên kê biên phần
tài sản, quyền tài sản của người phải thi hành án để thi hành án theo quy định tại
khoản 2 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự; trường hợp chưa xác định được phần
quyền của người phải thi hành án thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 74
Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng

chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo
quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết.


Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì
Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia
đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp
hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong
hộ gia đình biết; trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không
đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia
tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn
này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản
và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc
quyền sở hữu, sử dụng của họ.
IV. Vướng mắc và giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự
1.

Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các biện pháp

cưỡng chế thi hành án dân sự
Một là, đối với biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy
tờ có giá của người phải thi hành án. Theo quy định tại Điều 11 Luật Thi hành án dân
sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có
trách nhiệm phối hợp, thực hiện các yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự và chấp
hành viên. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải
thi hành án gặp nhiều khó khăn do hiện nay nước ta chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về
tài khoản, tiền gửi khách hàng trong các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại.
Hai là, đối với biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

Khó khăn lớn nhất của biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là ý
thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án và nhận thức, trách nhiệm của
cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, tại Điều 78 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa
đổi, bổ sung năm 2014) và Điều 11 Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy
định khi áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập không quá 30% đối với tiền


lương, không quá 50% với các thu nhập khác nhưng phải đảm bảo thu nhập tối thiểu
cho người phải thi hành án. Những bất cập này làm cho không ít hồ sơ thi hành án tồn
đọng, không thi hành được mặc dù người phải thi hành án có tiền lương hưu, tiền trợ
cấp hàng tháng tại bảo hiểm xã hội, dẫn đến người dân mất lòng tin vào cơ quan thực
thi pháp luật, cho rằng các cơ quan này chưa làm hết trách nhiệm trong việc thi hành
án, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Ba là, đối với biện pháp kê biên một phần quyền sử dụng đất có diện tích đất
nhỏ trong tổng diện tích đất của người phải thi hành án. Luật Thi hành án dân sự quy
định biện pháp cưỡng chế biên tài sản là quyền sử dụng đất để thi hành nghĩa vụ trả
tiền theo bản án, quyết định của Tòa án. Nếu giá trị của quyền sử dụng đất tương ứng
hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ thi hành án thì việc kê biên tương đối dễ dàng. Vấn đề đặt ra ở
đây là nếu quyền sử dụng đất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ phải thi hành án thì người có
thẩm quyền thi hành án thì xử lý thế nào?
Bốn là, đối với biện pháp cưỡng chế buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền
tài sản, giấy tờ không khả thi trong thực tế. Trong các biện pháp cưỡng chế quy định
tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2104), thì biện
pháp cưỡng chế buộc chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ là một trong những biện
pháp không phức tạp nhưng lại rất khó khăn khi áp dụng điều luật này vào thực tiễn.
Đó là vấn đề thu hồi giấy tờ có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản của đối tượng
phải thi hành án sau khi cưỡng chế thi hành án mà không thu hồi được.
2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp cưỡng chế thi


hành án dân sự
Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành
chính và kiểm sát việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án; nhất là việc áp dụng
biện pháp kê biên tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất; kiểm sát ngay từ khi Cơ
quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án; xem xét và yêu cầu áp dụng biện
pháp cưỡng chế khi cần thiết để hạn chế tình trạng đương sự tẩu tán tài sản; kiểm sát
việc ban hành và tổ chức thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành


án đúng quy định pháp luật. Chú trọng các hoạt động kiểm sát mang tính chất thường
xuyên như kiểm sát việc Tòa án gửi bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án dân
sự; Cơ quan thi hành án dân sự ban hành và gửi các quyết định về thi hành án dân sự
cho VKSND; kiểm sát việc xác minh và phân loại các việc thi hành án chưa có điều
kiện thi hành án; trực tiếp xác minh, lập hồ sơ kiểm sát đối với các việc thi hành án
được phân loại chưa có điều kiện thi hành.
Thứ hai, quan tâm kiểm sát các việc thi hành án tồn đọng, kéo dài; việc thi hành
án dân sự về thu hồi tài sản trong vụ án hình sự, nhất là hoạt động thi hành án dân sự
thu hồi tài sản trong các vụ án về kinh tế, tham nhũng; việc thi hành án có liên quan
đến các tổ chức tín dụng, trong đó, VKSND các cấp cần thực hiện nghiêm túc Nghị
quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về “Thí điểm xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng” có liên quan đến công tác kiểm sát thi hành án dân sự
Thứ ba, tăng cường kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các đương sự, nhất là
đối với bên phải thi hành án là Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thi hành bản án,
quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Chú trọng kiểm sát để phát hiện vi phạm
pháp luật trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động
thi hành án dân sự như hoạt động thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án.
Thông qua công tác kiểm sát, VKSND các cấp tăng cường phát hiện, tổng hợp đầy đủ
vi phạm pháp luật, kịp thời ban hành các bản kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc
phục và phòng ngừa vi phạm và tội phạm.

Thứ tư, thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; chú trọng áp dụng các
quyền hạn như yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự tự kiểm tra và thông báo kết quả
giải quyết cho VKS; yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự cung cấp hồ sơ, tài liệu để
kiểm sát, kết luận. Thực hiện nghiêm túc và báo cáo đầy đủ, kịp thời đối với các yêu
cầu của VKSNDTC về kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi
hành án dân sự, thi hành án hành chính.



C. Kết Luận
Tóm lại, thi hành án dân sự là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự
của các bên đã được bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận. Nhưng thực tiễn việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự rất phức tạp mà bản thân nó lại có vai
trò và ý nghĩa rất lớn đối với công tác thi hành án dân sự hiện nay. Từ đó cần có sự
nhận thức một cách đúng đắn về những thành quả đạt được và những vấn đề vướng
mắc còn tồn tại để có giải pháp khắc phục, đồng thời hoàn thiện về mặt pháp luật. Từ
đó cần có sự nhận thức một cách đúng đắn về những thành quả đạt được và những
vấn đề vướng mắc còn tồn tại để có giải pháp khắc phục, đồng thời hoàn thiện về mặt
pháp luật về thi hành án dân sự nói chung và, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
nói riêng góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình môn kiểm sát thi hành án dân sự _ trường Đại học kiểm sát Hà Nội
Luật thi hành án dân sự 2008, sửa dổi bổ sung 2014
Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014
Chỉ thị 07/CT-VKSTC năm 2017 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện Kiểm sát nhân dân tối

cao ban hành
Chuyên đề:“Nâng cao chất lượng kiểm sát trực tiếp hoạt động thi hành án dân sự
và chất lượng kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án”.
Bài viết: “giải đáp khó khan vướng mắc trong công tác kiểm sát thi hành án dân
sự”
/>



×