HỘI 8 TRƯỜNG CHUYÊN
LẦN THI CHUNG THỨ HAI
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
Năm học: 2018 - 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:.......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi là con một thợ đóng giày
Lincoln xuất thân trong một gia đình đóng giày. Trong một xã hội cực kỳ coi trọng tiền tài địa vị, con
đường phấn đấu của Lincoln hết sức gian nan. Thậm chí trong thời điểm ra tranh cử tổng thống Mỹ, có
người đã sỉ nhục Lincoln:
phe đối lập muốn hạ bệ ông, nhưng không ngờ khi Lincoln nói xong cả hội trường đã vang tiếng vỗ tay.
Lincoln xuất thân địa vị thấp, cuối cùng lại đắc cử tổng thống đó cũng là nhờ tài ba biến điều bất lợi thành
có lợi cho mình.
Chính ông đã chứng minh rằng: Địa vị xuất thân không thể quyết định được cuộc đời chúng ta. Giả sử
xuất thân ở địa vị thấp, chỉ cần mình không tự ti thì không ai dám coi thường mình. Tôn trọng xuất thân
của mình, tôn trọng cha mẹ mình dù họ chỉ làm công việc bình thường, bản thân điều này là một đức tính
tốt khiến người khác tôn trọng mình.
(Những điều tuổi trẻ thường lãng phí – Trần Trọng Sâm sưu tầm và biên dịch, NXB Khoa học xã hội)
Câu 1: Thông hiểu
Trong câu nói với Lincoln: “Trước khi ông diễn thuyết, phải nhớ kỹ mình là con một người thợ đóng
giày”, người nói nhắm vào mục đích gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Thông hiểu
Câu trả lời của Lincoln đã thể hiện thái độ gì khi nói về người cha của mình và tình cảm nào ông dành
cho nhân dân toàn nước Mỹ nếu ông trúng cử tổng thống? (0, 75 điểm)
Câu 3: Thông hiểu
Anh/chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả khi tổng kết toàn bộ cuộc đời của Lincoln: “Lincoln xuất thân
địa vị thấp, cuối cùng lại đắc cử tổng thống đó cũng là nhờ tài ba biến điều bất lợi thành có lợi cho
mình”? (0,75 điểm)
Câu 4: Thông hiểu
Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Địa vị xuất thân không thể quyết định được cuộc đời chúng ta không”?
Vì sao? (1,0 điểm)
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung phần Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến: “Tôn trọng xuất thân của mình, tôn trọng cha mẹ mình dù họ chỉ làm công việc bình thường, bản
thân điều này là một đức tính tốt khiến người khác tôn trọng mình”.
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Trong trích đoạn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả nhân vật Mị: khi bố
Mị đã chết “Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị
quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” và trong đêm tình mùa
xuân, sau khi uống rượu và nghe tiếng sáo gọi bạn tình “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn
phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại
nữa”.
Anh/chị hãy phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó nhận xét sự thay đổi trong tâm lí của
nhân vật Mị.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)
Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
- Chi tiết đó nhằm hạ bệ, làm cho Lincoln tức giận.
Câu 2.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích
Cách giải:
- Thái độ đối với cha: trân trọng, tôn thờ cha và công việc mà cha đã làm.
- Tình cảm ông dành cho nhân dân Mỹ khi đắc cử: yêu thương, quý trọng họ một cách bình đằng, không
có sự phân biệt thấp hèn hay cao sang.
Câu 3.
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Có thể hiểu: xuất thân địa vị của mỗi con người không quyết định đến sự thành công trong tương lai của
họ. Thành công của mỗi người chính là tài năng xoay chuyển tình thế, biết biến những cái bất lợi thành có
lợi cho mình.
Câu 4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Đồng ý với quan điểm.
- Lí giải: Địa vị và xuất thân của mỗi chúng ta là khác nhau. Chúng ta sinh ra không được quyết định địa
vị, xuất thân của mình, nhưng chúng ta có thể quyết định tương lai của bản thân. Tương lai đó có thành
công hay không chính là phụ thuộc ở tiềm năng, ý chí, nghị lực của chính chúng ta.
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: Tôn trọng xuất thân của mình, tôn trọng cha mẹ mình dù họ chỉ làm công việc bình
thường, bản thân điều này là một đức tính tốt khiến người khác tôn trọng mình.
2. Bàn luận
- Tôn trọng xuất thân của mình sẽ khiến người khác tôn trọng mình:
+ Tôn trọng nơi mình được sinh ra là yếu tố đầu tiên khiến người khác tôn trọng bạn.
+ Nếu như ngay cả cha mẹ đã nuôi mình khôn lớn mà bạn cũng không tôn trọng, biết ơn thì làm sao
người ngoài có thể tôn trọng cha mẹ bạn.
+ Dù bạn xuất thân ở bất cứ đâu, cha mẹ làm bất cứ ngành nghề nào cũng đều một lòng muốn bạn khôn
lớn, trưởng thành và thành công. Bởi vậy, tôn trọng cha mẹ, việc làm của họ là điều tối thiếu mà đứa con
cần làm.
+…
- Xuất thân không ai có thể lựa chọn, nhưng chúng ta có thể lựa chọn tương lai cho chính mình. Là thất
bại hay thành công không phụ thuộc vào nơi bạn sinh ra mà phụ thuộc vào ý chí, nghị lực của chính bạn.
=> Hãy tôn trọng nơi mình được sinh dưỡng, tôn trọng cha mẹ, đó chính là phẩm chất của một con người
có văn hóa, có đạo đức.
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn
có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông
đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình
dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được
tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện:
Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về
dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức
của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.
• Giới thiệu nhân vật
- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.
- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định
bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”
+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
-> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi
dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
• Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên
* Vị trí chi tiết: Chi tiết nằm ở phần đầu truyện. Khi Mị bị bắt về làm con dâu dạt nợ nhà thống Lí Pá Tra,
lúc đầu Mị xuất hiện ý thức phản kháng từ yếu ớt “đêm nào cũng khóc” đến mạnh mẽ “ăn lá ngón tự tử”
nhưng sau đó, khi bố mất, khi đã quen với mọi thứ, Mị chấp nhận số phận bi kịch của mình.
* Phân tích hình ảnh Mị:
- Ý thức phản kháng mất đi, chấp nhận số phận của mình, sống một cách dật dờ, tàn lụi: Nhưng Mị cũng
không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.
- Thủ pháp vật hóa: “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” -> Mị trở thành một cỗ
máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về thời gian. Thời gian được đo bằng khối lượng công việc, các
công việc nối tiếp nhau, việc này chồng lên việc kia.
Lần thứ hai
* Vị trí chi tiết: Chi tiết nằm ở phần giữa của truyện. Trong đêm tình mùa xuân, sau khi uống rượu và
nghe tiếng sáo gọi bạn tình, sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dạy. Những cảm xúc bị kìm nén, ý thức
phản kháng khiến Mị nhận ra thực tại của mình.
* Phân tích chi tiết:
- Ý thức về vẻ đẹp bản thân: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ.”
- Trỗi dậy khao khát tự do, khao khát được sống hạnh phúc – thứ mà bao lâu này bị vùi lấp: “Mị muốn đi
chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết.”
- Tự ý thức về tình cảnh hiện tại của bản thân: “Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn
phải ở với nhau!”
- Xuất hiện ý thức phản kháng mạnh mẽ, muốn vượt thoát hiện tại: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc
này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.”
=> Nhận xét sự thay đổi tâm lý của Mị qua hai lần:
- Sự thay đổi tâm lí nhân vật được miêu tả hết sức hợp lý. Mị từ chỗ bị cái khổ cực làm cho mất đi ý thức
về sự sống đến chỗ bừng lên khao khát sống mãnh liệt. Qua sự thay đổi tâm lý đó ta có thể thấy tiềm tàng
trong con người nhỏ bé ấy là sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, nó không hề bị mất đi do tác động của hoàn
cảnh mà chỉ lẩn khuất, chờ thời cơ để bùng lên mạnh mẽ. Mị chính là nhân vật tiêu biểu cho số phận của
người phụ nữ nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung – họ đều mang trong mình một sức mạnh bền bỉ,
tiềm tàng, mạnh mẽ.
- Qua việc miêu tả tâm lý nhân vật, một lần nữa khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý bậc thầy của Tô
Hoài.
• Tổng kết
* Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực : Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ.
- Giá trị nhân đạo:
+ Bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những số phận dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi.
+ Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người.
* Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Mị là kiểu nhân vật tâm trạng, A Phủ là kiểu nhân vật hành động.
- Tác giả thể hiện sở trường tả cảnh, tả phong tục rất thành công:
+ Cảnh: thiên nhiên ngày xuân, cảnh sinh hoạt.
+ Phong tục: cướp vợ, cũng trình ma, phạt vạ…
- Nghệ thuật kể chuyện:
+ Kết hợp nhiều điểm nhìn.
+ Ngôn ngữ đậm chất dân tộc.