Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON 0 - 25 THÁNG TUỔI TẠI 3 TỈNH HÀ NAM, QUẢNG BÌNH, LÀO CAI VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP, 2013-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.28 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
------------------*-----------------

ĐẶNG CẨM TÚ

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON 0 - 25 THÁNG TUỔI
TẠI 3 TỈNH HÀ NAM, QUẢNG BÌNH, LÀO CAI
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP,
2013-2015

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
------------------*-----------------

ĐẶNG CẨM TÚ

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,


THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON 0 - 25 THÁNG TUỔI
TẠI 3 TỈNH HÀ NAM, QUẢNG BÌNH, LÀO CAI
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP,
2013-2015

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 03 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hoàng Văn Tân
2. PGS.TS. Khương Văn Duy

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hoàng Văn Tân
2. PGS.TS. Khương Văn Duy

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án đước bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vòa hồi … giờ …, ngày … tháng … năm
2018

Có thể tìm luận án tại:

1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là phương pháp nuôi dưỡng trẻ tự nhiên mang lại lợi ích
tối ưu nhất cho sự sống còn, lớn lên và phát triển của trẻ. Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho ăn bổ sung hợp lý và duy trì bú sữa mẹ đến 24
tháng tuổi bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ [1]. Nuôi con
bằng sữa mẹ là biện pháp can thiệp có hiệu quả nhất trong giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn góp phần quan trọng giảm tỷ lệ mắc viêm phổi và tiêu chảy là 2
nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ
Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) chỉ riêng với can thiệp cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn
(BMHT) trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm 1,3 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên toàn
thế giới [1].
Nuôi con bằng sữa mẹ còn có tác động tích cực đến sức khỏe bà mẹ. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng các bà mẹ cho con bú giảm nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng là 2 nguy cơ
hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ.
Tình trạng NCBSM ở Việt Nam cũng tương tự như các nước đang phát triển khác. Theo số
liệu thống kê gần đây nhất cho thấy chỉ có chỉ có 26,5% số bà mẹ cho con bú sớm và 24,3% số bà
mẹ cho con BMHT trong 6 tháng đầu.
Để góp phần cải thiện thực hành cho trẻ bú sớm và BMHT, đồng thời chuyển tải các chính
sách, hướng dẫn vào thực tế chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn và hiệu quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức và thái độ nuôi con bằng sữa mẹ
cho các bà mẹ có con 0-25 tháng tuổi tại 3 tỉnh: Hà Nam, Lào Cai, Quảng Bình, năm 20122015” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của phụ nữ có con từ 0 25 tháng tuổi tại tỉnh Hà Nam, Lào Cai và Quảng Bình năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ đối với kiến
thức, thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ của các phụ nữ có con dưới 2 tuổi tại tỉnh Hà Nam, Lào Cai
và Quảng Bình từ năm 2013 đến 2015.



2
Những đóng góp mới của luận án
Kết quả của luận án sẽ là cơ sở khoa học cho các giải pháp can thiệp truyền thông nâng cao
tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ, một trong những ưu tiên trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ bà mẹ và
trẻ em.
Điểm mới của luận án là đúc kết ra mô hình sinh hoạt câu lạc bộ, truyền thông giáo dục
nâng cao nhận thức và tiến tới thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc khuyến khích nuôi con
bằng sữa mẹ.
Luận án gồm 178 trang, 34 bảng, 9 biểu đồ và 181 tài liệu tham khảo, trong đó có 112 tài
liệu nước ngoài. Về bố cục, phần đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài liệu 30 trang, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu 21 trang, kết quả nghiên cứu 47 trang, bàn luận 26 trang, kết luận 2 trang,
khuyến nghị 2 trang.


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả bảo vệ sức khỏe bà mẹ
và trẻ em. Kinh nghiệm thực tế và kết qủa của nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định các lợi
ích của NCBSM đối với sự lớn lên và phát triển toàn diện của trẻ; giảm nguy cơ bệnh tật cho mẹ và
lợi ích kinh tế cho cộng đồng.
1.1.1. Lợi ích đối với trẻ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất bảo đảm cho sự sống còn và phát triển tối ưu cho trẻ em mà
không có một loại thức ăn nào có thể thay thế được. Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết và dễ cho trẻ tiêu hoá, hấp thu. Cùng với sự lớn lên của trẻ, sữa mẹ thay đổi số lượng để đáp
ứng nhu cầu thay đổi đó kể cả số lượng sản xuất trong ngày và cho từng bữa bú. Một số thành
phần trong sữa mẹ cũng thay đổi để đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.
Các phân tích về thành phần và số lượng sữa, các nhà khoa học đã khẳng định là nếu bà

mẹ khỏe mạnh, dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng mà
không cần bất cứ thức ăn, nước uống nào khác [176], [171]. Chính vì thế, WHO khuyến khích các
bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tăng trưởng và phát
triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng thu nhập của trẻ trong tương lai [170]. Đồng thời
WHO cũng chỉ ra rằng việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử
vong cho trẻ em, ước tính có thể giảm hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới mỗi năm
[172]. Vì vậy, WHO khuyến cáo cho tất cả các bà mẹ cần cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau đẻ, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho ăn bổ sung hợp lý khi trẻ được tròn 6 tháng và
tiếp tục bú mẹ cho đến 24 tháng hoặc lâu hơn [171], [59].
1.1.2. Lợi ích đối với bà mẹ
Khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất oxytocin, vì thế cho con bú sớm ngay sau khi
đẻ sẽ giúp tử cung co hồi tốt, giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ [171]. Các bà mẹ cho con bú thường
giảm cân nhanh hơn, đồng thời ít nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type II, ung thư vú, ung
thư buồng trứng, loãng xương. Hàm lượng oxytocin trong máu cao hơn nên có thể giảm căng
thẳng và chứng trầm cảm ở bà mẹ sau khi sinh [138], [109]. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong vòng 6 tháng đầu làm ức chế hoạt động của buồng trứng, sẽ làm bà mẹ chậm có kinh trở lại,
vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ có tác dụng như một biện pháp tránh thai tự nhiên [138]. Kết quả
của một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không
có dấu hiệu có kinh nguyệt trở lại thì khả năng mang thai là dưới 2% [128].
1.2. Thực trạng kiến thức và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ
1.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới
Lợi ích của sữa mẹ đã được khẳng định trong trong rất nhiều nghiên cứu và đã được chứng
minh rõ ràng trong thực tế. Phần lớn các bà mẹ ở các nước trên thế giới hiểu biết và ủng hộ
NCBSM, tuy nhiên kiến thức và thực hành về cho trẻ bú sớm và BMHT còn hạn chế.
Nhìn chung, thực hành NCBSM ở các ở các nước thu nhập thấp và trung bình tốt hơn ở
các nước thu nhập cao với hầu hết các bà mẹ đều cho con bú và có đến hơn 60% kéo dài đến 2023 tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho con bú sớm không đạt được như mong muốn và cũng chỉ có 37%
số trẻ được BMHT trong 6 tháng [167].


4

Lý do số bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu thấp nhìn chung là giống nhau ở
hầu hết các nghiên cứu trên thế giới. Mẹ không đủ sữa, phải đi làm sớm, mẹ hoặc con bị bệnh là
những lý do chính bà mẹ không cho con bú hoàn toàn và cai sữa sớm [118], [133], [178]. Kết quả
một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 8% số bà mẹ không cho con bú vì không thích làm công
việc này [156].
1.2.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam
Kiến thức, niềm tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho con BMHT trong 6 tháng
đầu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nhiều bà mẹ không tin sữa mẹ có đủ chất cho trẻ phát triển
đến 6 tháng tuổi, ví dụ trong một khảo sát thực hiện online với 509 bà mẹ tham gia, có 30,3% bà
mẹ cho rằng sữa mẹ không đủ chất và lượng để cung cấp cho bé đến 6 tháng tuổi [54]. Trong khi
các quảng cáo của nhiều hãng sữa công thức ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và thực hành của bà mẹ
về cho trẻ BMHT [16]. Tác động của các thành viên trong gia đình, về các thực hành truyền thống
cũng ảnh hưởng nhiều đến việc cho bú sớm và BMHT. Các cặp vợ chồng ở cùng bố mẹ thường
phải theo hướng dẫn theo kinh nghiệm của mẹ chồng hoặc mẹ đẻ cho trẻ ăn sam sớm với nhận
thức là để trẻ cứng cáp hơn. Mặt khác, sự thiếu sự quan tâm từ phía gia đình như trong giai đoạn
cho con bú, hay các quan niệm cho rằng sữa mẹ không cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong 6
tháng đầu, sữa mẹ không tốt cũng là các rào cản đối với BMHT.
1.3. Tác động của truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với NCBSM cả
tác động tích cực lẫn tiêu cực. Những thông tin đúng sẽ cung cấp thêm kiến thức, thay đổi thái độ
và cải thiện thực hành theo hướng tích cực, ngược lại các quảng cáo hay những gói dịch vụ
khuyến mại của các hãng sữa thường làm giảm niềm tin vào sữa mẹ và ảnh hưởng nhiều đến các
thực hành NCBSM.
Tại Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu đã khẳng định về
ảnh hưởng lớn đến thực hành NCBSM. Kết quả nghiên cứu của Dương Văn Đạt và cộng sự cho
thấy có tới 98% bà mẹ tiếp cận với các hãng sữa trong thời kỳ mang thai và sau sinh, trong đó có
tới 53% bà mẹ quyết định mua sữa công thức sau khi nhận được những nội dung quảng cáo này
[96], [97], [95].
1.4. Một số chương trình can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành NCBSM
1.4.1. Một số mô hình trên thế giới

Có khá nhiều chương trình can thiệp thúc đẩy kiến thức và thực hành NCBSM ở nhiều
nước trên thế giới. Tìm hiểu các số liệu thứ cấp trên thư viện Pubmed, Medline, Cochrane
Library, EMBASE và của WHO từ tháng 5/2012 đến 27/11/2012 cho kết quả có 372 chương trình
can thiệp được thực hiện, trong đó có 111 nghiên cứu sử dụng can thiệp truyền thông dựa và cộng
đồng, 21 can thiệp tại cộng đồng và 43 nghiên cứu kết hợp can thiệp ở cộng đồng và ở các dịch
vụ y tế. Trong số 111 nghiên cứu can thiệp truyền thông dựa vào cộng động có 27 nghiên cứu ở
các nước đang phát triển. Các can thiệp ở những nghiên cứu này cũng chủ yếu tiến hành các
truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, thăm hộ gia đình và có thêm hình thức gọi điện thoại
hỏi thăm, tư vấn, khuyến khích các bà mẹ.
Từ các nghiên cứu đã thực hiện ở các nước trên thế giới, có thể thấy rằng, hiệu quả các
can thiệp truyền thông dựa vào cộng đồng có ý nghĩa nâng cao nhận thức, kiến thức cho các bà


5
mẹ và những người thân để tạo lập một môi trường hỗ trợ cho các bà mẹ thực hành những hành vi
đúng.
1.4.2. Một số mô hình tại Việt Nam
Mô hình tư vấn dinh dưỡng “Mặt trời bé thơ” được thành lập dựa trên hệ thống y tế
công lập, thiết kế các hoạt động cộng đồng, truyền thông và hỗ trợ tiếp cận đến các phòng tư vấn
dinh dưỡng. Mô hình được triển khai tại 15 tỉnh, thành trên cả nước gồm: Hà Nội, Thái Nguyên,
Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lắc,
Đắc Nông, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Tiền Giang và Cà Mau; nhiều địa phương đã ghi nhận những
cải thiện đáng kể trong cách thức nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ.
Sau 5 năm triển khai, Dự án đã hỗ trợ thành lập gần 800 phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” tại các cơ
sở y tế của 15 tỉnh trên cả nước (và mở rộng thêm 250 phòng vào cuối kỳ dự án năm 2014). Riêng
tại Hà Nội, đã có 121 phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” được thành lập trên 12 huyện, từ năm 2009
đến nay số lượng phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” đã tăng gấp 7 lần số lượng phòng tư vấn ban
đầu, với số lượt tư vấn trung bình tại mỗi phòng là trên dưới 100 lượt/tháng.
Mô hình “Tham gia của người cha về NCBSM ở Hải Dương”. Đây là một can thiệp sử
dụng thiết kế phỏng thực nghiệm có đối chứng và so sánh trước sau, được triển khai trong giai

đoạn từ tháng 5/2010 đến đến tháng 9/2011. Địa bàn can thiệp là CHILILAB, là thực địa của
Trường Đại học Y tế công cộng, thị xã Hải Dương. Nguyên tắc của triển khai can thiệp là lồng
ghép với các hoạt động chăm sóc sức khỏe thường quy của địa phương. Địa bàn can thiệp là 3
phường và 4 xã của thị xã Chí Linh - Hải Dương. Địa bàn đối chứng được chọn là 7 xã/thị trấn
của huyện Thanh Hà, nơi không được tiếp cận với các biện pháp can thiệp đặc thù của nghiên
cứu, có đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội và các chương trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe và
dinh dưỡng khá tương đồng nhưng không giáp với Chí Linh (CHILILAB).


6
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thoả mãn 1 trong các điều kiện sau:
- Những phụ nữ có con từ 0-25 tháng tuổi
- Những phụ nữ đã xây dựng gia đình đang mang thai
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai tại ba tỉnh Hà Nam, Lào Cai và Quảng Bình. Là những tỉnh có
vị trí địa lý thuận lợi, đặc trưng cả khu vực thành thị, nông thôn, có mức sống và điều kiện kinh
tế, xã hội tương đương nhau, có dân tộc thiểu số sinh sống là một đối tượng đặc thù để khai thác
khi tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh sử dụng kết quả của chương trình “Nuôi
con bằng sữa mẹ” do Hội LHPN Việt Nam thực hiện tại các tỉnh này, do đó đây cũng là cách
chọn tỉnh thuận tiện, thuận lợi cho nghiên cứu sinh thực hiện đề tài và kiểm tra giám sát tại các
địa bàn này.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2012 đến tháng 12/2015. Chi tiết thời gian thực
hiện như sau:
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Giai đoạn 1: điều tra cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định tính

a) Điều tra cắt ngang
Cỡ mẫu nghiên cứu cho 03 tỉnh trong nghiên cứu này dựa vào công thức tính cỡ mẫu ước
1  p 
2
lượng một tỷ lệ trong quầnZthể
2 chính xác tương đối:
1 với
/ 2 độ
p

n=
Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ bà mẹ nuôi con hoàn toàn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là 10% (p = 0,10) với mức ý nghĩa 5% và với độ chính xác tương
đối của ε là 0,265. Cỡ mẫu tính được là 492 trường hợp đối tượng phụ nữ có con từ 0-25 tháng
tuổi, phụ nữ đang mang thai, nhưng để đảm bảo hiệu ứng thiểt kế, chúng tôi nhân đôi cỡ mẫu là
984, thực tế chúng tôi đã điều tra được 920 trường hợp phụ nữ đang có thai, và có con từ 0-25
tháng tuổi (đạt tỷ lệ 97,6%).
b) Nghiên cứu định tính
Bảng 2.1: Tổng hợp đối tượng nghiên cứu định tính giai đoạn 1
TT
Nội dung
Số lượng
1
Thảo luận nhóm bà mẹ có con dưới 24 tuổi, mỗi nhóm 8-10 người 12 nhóm/12 xã
2
Thảo luận nhóm bà mẹ đang mang thai, mỗi nhóm 8-10 người
12 nhóm/12 xã
3
Thảo luận nhóm chồng/mẹ chồng, mỗi nhóm 8-10 người
12 nhóm/12 xã

4
Thảo luận nhóm lãnh đạo địa phương, các tổ chức đoàn thể, mỗi 12 nhóm/ 12 xã
nhóm 3-5 người


7
2.3.2. Giai đoạn 2: nghiên cứu can thiệp giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức và thái độ
cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 0 - 24 tháng và
đánh giá sau can thiệp
2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu trong nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu can thiệp cộng đồng
không có đối chứng, có nghĩa lấy số liệu điều tra ban đầu để xác định các chỉ số sau đó can thiệp
bằng truyền thông giáo dục để thay đổi kiến thức, hành vi của các bà mẹ đang cho con bú và các
bà mẹ có gia đình nhưng chưa có con, đang mang thai.
2.3.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
a) Nghiên cứu định lượng
Cỡ mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu này dựa vào công thức tính cỡ mẫu ước lượng nguy
cơ tương đối với độ chính xác tương đối:
2
𝑛 = 𝑍1−𝛼/2
[

(1−𝑝1 )
𝑝1

+

(1−𝑝2 )
𝑝2


] /[𝑙𝑜𝑔𝑒 (1 − 𝜀 )]2

Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần thiết cho nhóm nghiên cứu
p1: là tỷ lệ ước tính ban đầu 0,19
p2: là tỷ lệ ước tính sau can thiệp là 0,25
ε: Mức độ chính xác mong đợi. ε = 0,20
Z21-α/2: Giá trị của hệ số giới hạn tin cậy. Với α = 0,05 thì hệ số tin cậy của ước lượng là
95% và Z1-α/2 = 1,96
Tra bảng tính được cỡ mẫu tối thiểu là 267 đối tượng cho can thiệp nhưng thực thế số đối
tượng bà mẹ được chọn vào nhóm nghiên cứu là 261 người (đạt 97,8%).
b) Nghiên cứu định tính
Bảng 2.2: Tổng hợp đối tượng nghiên cứu định tính giai đoạn 2
TT
Nội dung
Số lượng
1
Thảo luận nhóm bà mẹ có con dưới 24 tuổi, mỗi nhóm 10-12 người 3 nhóm/3 huyện
2
Thảo luận nhóm bà mẹ đang mang thai, mỗi nhóm 10-12 người
3 nhóm/3 huyện
3
Thảo luận nhóm lãnh đạo địa phương, các tổ chức đoàn thể, mỗi 12 nhóm/ 12 xã
nhóm 3-5 người
4
Phỏng vấn sâu 01 chủ nhiệm CLB
24 PVS/24 CLB


8

Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
3.1.1. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.1: Kiến thức về lựa chọn nuôi con tốt nhất sau sinh
Tỉnh
Cộng
Kiến thức lựa chọn nuôi con
Hà Nam
Quảng Bình
Lào Cai
sau sinh tốt nhất
n
%
n
%
n
%
n
%
Con bú sữa mẹ hoàn toàn
289 92,6
300
95,5
283 96,3
872 94,8
Vừa bú mẹ, ăn sữa ngoài
17
5,5
9

2,9
9
3,1
35
3,8
Cho ăn sữa pha
0
0,0
1
0,3
0
0,0
1
0,1
Không biết
6
1,9
4
1,3
2
0,7
12
1,3
Cộng
312
100
314
100
294
100

920
100
Trong 920 bà mẹ được hỏi về kiến thức lựa chọn nuôi con tốt sau sinh, 94,8% bà mẹ có
kiến thức đúng là việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn sau sinh là tốt nhất. Tuy nhiên vẫn còn 3,8%
bà mẹ cho rằng nên vừa cho trẻ bú mẹ vừa ăn sữa ngoài và 0,1% cho trẻ ăn sữa pha ngay sau khi
sinh, 1,3% bà mẹ không biết. Không có sự khác nhau về kiến thức lựa chọn nuôi con sau sinh tốt
nhất của bà mẹ giữa 3 tỉnh, p > 0,05.
100%
17,5
90%
26
30,1
30,6
80%
70%

Không đúng

60%

Đúng

50%
40%
30%

69,9

82,5


69,4

74

Lào Cai

Chung

20%
10%

0%
Hà Nam

Quảng Bình

χ2 test: p<0,001
Biểu đồ 3.1: Kiến thức về thời gian cho con bú sữa mẹ hoàn toàn (n = 920)
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rất
cao (74,0%), trong đó cao nhất là tỉnh Quảng Bình (82,5%), thấp hơn ở 2 tỉnh Hà Nam và Lào Cai
(lần lượt là 69,9% và 69,4%). 26,0% bà mẹ có kiến thức sai là chỉ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
dưới 6 tháng hoặc từ 7 tháng trở lên. Sự khác biệt về kiến thức của bà mẹ về thời gian cho con bú
sữa mẹ hoàn toàn là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.


9
Bảng 3.2: Kiến thức về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Tỉnh
Cộng
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

Hà Nam
Quảng Bình
Lào Cai
n
%
n
%
n
%
n
%
Giúp trẻ khỏe mạnh
134 42,9
100 34,7
93 31,6
336 36,5
Bảo vệ sức khỏe cho trẻ
87 27,9
46 14,7
25
8,5
158 17,2
Giúp phát triển thể lực, trí não
48 15,4
38 12,1
31 10,5
117 12,7
Tốt cho hệ tiêu hóa
144 46,2
43 13,7

39 13,3
226 24,6
Giúp trẻ thông minh hơn
43 13,8
30
9,6
16
5,4
89
9,7
Tạo kết gắn giữa mẹ con
27
8,7
15
4,8
4
1,4
46
5,0
Là biện pháp tránh thai tốt
8
2,6
0
0
0
0
8
0,9
Giảm bệnh tiêu chảy ở TE
33 10,6

10
3,2
13
4,4
56
6,1
Phù hợp phong tục VN
10
3,2
4
1,3
0
0
14
1,5
Một số lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ được các bà mẹ nhắc đến là giúp trẻ khỏe mạnh
(36,5%), tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ (24,6%), bảo vệ sức khỏe cho trẻ (17,2%), giúp trẻ phát triển
thể lực và trì não (12,7%), giúp trẻ thông minh hơn (9,7%) và giảm bệnh tiêu chảy ở trẻ em
(6,1%). Bên cạnh đó còn 1 số tác dụng quan trọng mà chưa nhiều bà mẹ biết tới là tạo sự kết gắn
giữa mẹ và con (5%), là biện pháp tránh thai tốt (0,9%).
Bảng 3.3: Nguồn thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ
Tỉnh
Nguồn thông tin về
Cộng
Hà Nam
Quảng Bình
Lào Cai
nuôi con bằng sữa mẹ
n=312
%

n=314
%
n=294
%
n=920
%
Tivi, đài, báo
Cán bộ y tế
Cán bộ hội phụ nữ
Câu lạc bộ
Người thân
Khác

255
74
25
2
87
44

81,7
23,7
8,0
0,6
27,9
14,1

212
68
113

2
66
7

67,5
21,7
36,0
0,6
21,0
2,2

197
101
34
1
47
17

67,0
34,4
11,6
0,3
16,0
5,8

664
243
172
5
200

68

72,2
26,4
18,7
0,5
21,7
7,4

Nguồn thông tin chính về nuôi con bằng sữa mẹ mà bà mẹ nhận được chủ yếu là từ tivi,
đài báo (72,2%), trong đó cao nhất tại tỉnh Hà Nam (81,7%), tiếp đến là Quảng Bình và Lào Cai
(67,5% và 67,0%). Tiếp đến là từ cán bộ y tế (26,4%), người thân (21,7%) và cán bộ hội phụ nữ
(18,7%). Chỉ có 1 số ít bà mẹ nhận được từ việc tham gia câu lạc bộ (0,5%). Bà mẹ tại tỉnh Lào
Cai được nhận thông tin từ cán bộ y tế là 34,4%, cao hơn so với Hà Nam và Quảng Bình (23,7%
và 21,7%).


10
3.1.2. Thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ
3.1.2.1. Thái độ tích cực
Bảng 3.4: Thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ không bị bệnh tật tránh được
viêm nhiễm
Tỉnh
Cộng
Giúp bảo vệ trẻ không bị
Hà Nam
Quảng Bình
Lào Cai
bệnh
n

%
n
%
n
%
n
%
Không đồng ý
1
0,3
2
0,7
3
1,0
7
0,7
Đồng ý
180
57,7 246
78,3 253
86,1 713
73,8
Rất đồng ý
131
42,0
66
21,0
38
12,9 240
25,5

Cộng
312
100 314
100 294
100 920
100
Tỷ lệ phụ nữ đồng ý là nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ không bị bệnh tật/tránh được viêm
nhiễm là 73,8% và rất đồng ý chiếm 25,5%. Chỉ 0,7% phụ nữ không đồng ý với quan điểm này.
Tỉnh Hà Nam có tỷ lệ bà mẹ rất đồng ý với ý kiến trên đạt tới 42,0%, cao hơn so với tỉnh
Quảng Bình (21,0%) và Lào Cai (12,9%). Sự khác nhau về thái độ của các bà mẹ về việc nuôi con
bằng sữa mẹ giúp trẻ không bị bệnh tật/tránh được viêm nhiễm giữa các bà mẹ ở các tỉ nh tham gia
nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 3.5: Thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ tạo được sự kết gắn mẹ con
Tỉnh
Cộng
Hà Nam
Quảng Bình
Lào Cai
n
%
n
%
n
%
n
%
Không đồng ý
1
0,3
10

3,2
4
1,4
15
1,6
Đồng ý
171
54,8 252
80,3 245
83,3 668
72,6
Rất đồng ý
140
44,9
52
16,5
45
15,3 237
25,8
Cộng
312
100 322
100 294
100 920
100
Tỷ lệ phụ nữ có thái độ đồng ý và rất đồng ý với việc nuôi con bằng sữa mẹ tạo được sự
kết gắn giữa mẹ và con chiếm tới 98,4%, trong đó 72,6% đồng ý và 25,8% rất đồng ý. Tỷ lệ bà
mẹ rất đồng ý với quan điểm này tại tỉnh Hà Nam cũng cao hơn so với tỉnh Quảng Bình và Lào
Cai, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 3.6 Thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Tạo được sự kết gắn giữa
mẹ và con

Tỉnh
Cộng
Giúp trẻ khỏe mạnh hơn
Hà Nam
Quảng Bình
Lào Cai
n
%
n
%
n
%
n
%
Không đồng ý
11
3,5
5
1,6
12
4,1
28
3,0
Đồng ý
176
56,4 252
80,3 232

78,9 660
71,7
Rất đồng ý
125
40,1
57
18,1
50
17,0 232
25,2
Cộng
312
100 314
100 294
100 920
100
Tỷ lệ phụ nữ đồng ý là nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho trẻ khỏe mạnh hơn những trẻ
không được nuôi bằng sữa mẹ chiếm 77,7% và rất đồng ý chiếm 25,2%. Tỷ lệ bà mẹ tại tỉnh Hà
Nam rất đồng ý với quan điểm này là 40,1%, cao hơn so với tỉnh Quảng Bình (18,1%) và Lào Cai
(17,0%). Sự khác biệt giữa các tỉnh là có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).


11
3.1.2.2. Thái độ tiêu cực
100

88,4

88,1


79,9

80

85,4
Rất đồng ý
Đồng ý

60
40
20

18,8

10,3
1,3

13,5
1,1

11,2
0,7

1,3

0
Hà Nam

Quảng Bình


Lào Cai

Chung

Biểu đồ 3.2: Thái độ về quan điểm nuôi con bằng sữa bột giúp trẻ có thân hình khỏe mạnh, chống
được béo phì
Tỷ lệ phụ nữ có thái độ không đồng ý với quan niệm nuôi con bằng sữa bột giúp trẻ có
thân hình khỏe mạnh và chống được béo phì chiếm tỷ lệ cao (85,4%). Chỉ có 13,5% phụ nữ đồng
ý và 1,1% rất đồng ý. Tính riêng theo từng tỉnh, tỷ lệ bà mẹ ở tỉnh Quảng Bình tham gia nghiên
cứu có thái độ tiêu cực chiếm tỷ lệ 20,1% (đồng ý: 18,8% và rất đồng ý: 1,3%), các bà mẹ ở tỉnh
Hà Nam và Lào Cai tỷ lệ này thấp hơn (11,6% và 11,9% tương ứng với từng tỉnh). Sự khác biệt là
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
80

68,3

70,4

63,7

57,3

60
40
20

34,1

27,2
4,5


2,2

Hà Nam

Quảng Bình

40
28,2

1,4

Rất đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý

2,7

0
Lào Cai

Chung

Biểu đồ 3.3: Thái độ về quan điểm phụ nữ không nên cho con bú nơi công cộng
Có 57,5% phụ nữ không đồng ý với quan điểm là phụ nữ không nên cho con bú nơi công
cộng. Tỷ lệ phụ nữ đồng ý là 40,0% và rất đồng ý là 2,7%. Tỷ lệ bà mẹ ở tỉnh Lào Cai có thái độ
không đồng ý với quan điểm này là 70,4%, tiếp theo là các bà mẹ ở tỉnh Hà Nam (68,3%) và tỷ lệ
thấp nhất là các bà mẹ ở tỉnh Quảng Bình (34,1%). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p <
0,001.
3.1.3. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ

Bảng 3.7: Thực hành cho con bú ngay sau sinh
Tỉnh
Thực hành cho trẻ bú mẹ sau
Cộng
Hà Nam
Quảng Bình
Lào Cai
sinh
n
%
n
%
n
%
n
%
Cho trẻ bú sau sinh (n = 808)
Bú mẹ
247
86,1 276
97,5 224
94,1 747
92,4
Vừa bú mẹ vừa ăn ngoài
36
12,5
6
2,1
11
4,6

53
6,6
Ăn sữa pha
4
1,4
1
0,4
3
1,3
8
1,0


12
Thời gian bắt đầu cho trẻ bú sữa mẹ sau sinh (n = 800)
Trong 1 giờ đầu
197
69,6 259
91,8 133
56,6 589
73,6
Sau 1 giờ
86
30,4
23
8,2 102
43,4 211
26,4
Trong tổng số 808 trẻ, phần lớn được bú mẹ sau sinh chiếm 92,4%. Tỷ lệ trẻ sau sinh vừa
được bú mẹ và vừa ăn ngoài chiếm 6,6% và chỉ có 1,0% số bà mẹ cho con ăn sữa pha ngay từ

đầu. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ sau sinh cao nhất ở tỉnh Quảng Bình (97,5%), tiếp đến là Lào Cai
(94,1%) và thấp nhất ở Hà Nam (86,1%). Tỷ lệ trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa ngoài và chỉ được ăn
sữa pha từ sau sinh cao hơn hẳn ở tỉnh Hà Nam (12,5% và 1,4%) so với 2 tỉnh còn lại, sự khác
biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Tỷ lệ thực hành đúng là cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh là 73,6%, cao
hơn hẳn ở tỉnh Quảng Bình (91,8%) so với tỉnh Hà Nam (69,6%) và Lào Cai (56,6%). Sự khác
biệt về thực hành cho trẻ bú sữa mẹ sớm sau sinh giữa 3 tỉnh nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê
với p<0,001.
100%
34,4

80%
60%
40%

20%
0%

62,4

74

Dưới 6 tháng
6 tháng

63,6
26

Hà Nam


Quảng Bình

56,8

37,6

43,3

Lào Cai

Chung

χ2 test: p < 0,001
Biểu đồ 3.4: Thực hành cho con bú sữa mẹ hoàn toàn (n = 652)
Khác với kiến thức của bà mẹ về thời gian cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, tỷ lệ bà mẹ thực
hành đúng là không cao, chiếm 43,3%. Trong đó, tỉnh có tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng cao nhất là
Quảng Bình (63,6%), tiếp đến là Lào Cai (37,6%), thấp nhất là tỉnh Hà Nam (26,0%). Sự khác
nhau về thực hành cho con bú sữa mẹ hoàn toàn của bà mẹ là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, lý do cho trẻ ăn thêm ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu là
do mẹ không đủ sữa cho con bú: “Chúng em rất muốn nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ nào đẻ
con ra lại không muốn cho con bú mẹ, nhưng vì không đủ sữa hoặc không có sữa cho con bú nên
mới phải cho con ăn thêm ngoài hoặc phải nuôi con bằng sữa bột” (Thảo luận nhóm bà mẹ).


13
3.2. Hiệu quả can thiệp giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức và thái độ cho con bú sớm
và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 0 đến dưới 25 tháng tuổi
3.2.1. Hiệu quả về kiến thức cho con bú mẹ sau sinh, thời gian cai sữa và lợi ích nuôi con bằng
sữa mẹ
Bảng 3.8: Kiến thức lựa chọn nuôi con tốt nhất

Kiến thức lựa chọn nuôi con
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Hiệu quả can
tốt nhất
n
%
n
%
thiệp (%)
Cho con bú mẹ hoàn toàn
Vừa bú mẹ vừa ăn ngoài
Nuôi bằng sữa bột
Cộng

252
6
3
261

96,6
2,3
1,1
100,0

256
4
1
261


98,1
1,5
0,4
100,0

+1,5
-34,8
-63,6

Trước can thiệp, tỷ lệ phụ nữ có con 0 - 25 tháng tuổi lựa chọn cho con bú mẹ hoàn toàn
tới 96,6%, sau can thiệp tỷ lệ phụ nữ 0 - 24 tuổi lựa chọn cho con bú mẹ hoàn toàn tăng lên
98,1%. Hiệu quả trước và sau can thiệp đạt 1,5%, nhưng hiệu quả lựa chọn nuôi con bằng sữa bột
giảm tới 63,6% và vừa bú mẹ vừa cho ăn ngoài cũng giảm tới 34,8%.
Bảng 3.9: Kiến thức về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn
Kiến thức về thời gian bú
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Hiệu quả can
sữa mẹ hoàn toàn
thiệp (%)
n
%
n
%
≤ 3 tháng
7
2,7
0
0,0
-100,0

4 tháng
32
12,3
4
1,5
-87,8
5 tháng
36
13,8
3
1,1
-92,0
≥ 6 tháng
186
71,2
254
97,3
+36,2
Cộng
261
100,0
261
100,0
Tỷ lệ phụ nữ có con 0 - 25 tháng tuổi đã có thay đổi kiến thức về hiệu quả thời gian cho
con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tăng so với trước can thiệp lên tới 36,2% và hiệu quả
thời gian cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng giảm tới 87,8%, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 5
tháng đầu giảm tới 92,0%. Đặc biệt không còn phụ nữ nào cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 3
tháng đầu.
Bảng 3.10: Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Trước can thiệp

Sau can thiệp Hiệu quả can
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
thiệp (%)
n
%
n
%
(261)
(261)
Sữa mẹ chứa đủ chất
149
57,1
259
99,2
+73,7
Chứa nhiều loại kháng thể
131
50,2
259
99,2
+97,6
Tinh khiết, an toàn
16
6,1
252
96,6
+1483,6
Giúp trẻ khỏe mạnh
85
32,6

257
98,5
+202,1
Bảo vệ sức khỏe cho trẻ
33
12,6
253
96,9
+669,0
Giúp phát triển thể lực, trí não
33
12,6
252
96,6
+666,7
Tốt hơn loại thực phẩm khác
15
5,7
248
95,0
+1566,7
Chứa nhiều vitamin
8
3,1
249
95,4
+2977,4
Tốt cho hệ tiêu hóa
59
22,6

255
97,7
+332,3


14
Giúp trẻ thông minh hơn
24
9,2
242
92,7
+907,6
Tạo kết gắn giữa mẹ con
14
5,4
255
97,7
+1709,3
Chứa nhiều khoáng chất
7
2,7
245
93,9
+3377,8
Là biện pháp tránh thai tốt
3
1,1
165
63,2
+5645,5

Giảm bệnh tiêu chảy ở trẻ em
12
4,6
248
95,0
+1965,2
Phù hợp phong tục Việt Nam
2
0,8
235
90,0
+11150,0
Hiệu quả sau can thiệp so với trước can thiệp về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ thay đổi rất
lớn, thay đổi thấp nhất là kiến thức về sữa mẹ có đủ chất cho con tăng lên 73,7% so với trước can
thiệp và đặc biệt tăng lên tới 11.150% về kiến thức “nuôi con bằng sữa mẹ phù hợp với phong tục
Việt Nam”.
Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ
đã được cải thiện đáng kể:
“Em thu được nhiều kiến thức, ví dụ nuôi con bằng sữa mẹ tiện hơn, đầy đủ chất dinh
dưỡng hơn, vì sữa mẹ chứa nhiều kháng khuẩn, bảo vệ cơ thể trẻ chống lại bệnh tật. Trẻ bú mẹ ít
bị tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, đường hô hấp và ít bị dị ứng hơn so với trẻ nuôi nhân tạo”
(PVS mẹ, 35t, xã Liêm Chung).
“Thứ nhất đến CLB biết cho bú ngay khi trẻ sinh ra, rồi bú mẹ đến chừng nào, khi ăn dặm
là cho ăn từ lỏng đến đặc, dinh dưỡng như thế nào là phù hợp, rồi làm sao tạo bát bột cho đủ
màu để cho trẻ thích ăn, ngon miệng, rồi cách cho trẻ gần gũi với bố mẹ” (TLN người thân, xã
Gia Phú).
Các bà mẹ thấy rất rõ hiệu quả của việc NCBSM và chăm sóc con theo khoa học với việc
so sánh tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của những đứa con được sinh ra trước và sau khi
tham gia sinh hoạt CLB.
“Đứa thứ hai phát triển rất tốt, khoẻ mạnh, thấy thông minh hơn, giảm bệnh tật, ít ốm

đau. Đặc biệt là về bệnh tiêu chảy, đứa thứ nhất em cho ăn sớm nên hay bị rối loạn đường ruột,
hay đi bác sỹ hơn” (TLN mẹ, xã Vạn Trạch).
“Em hoàn toàn cho con bú bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, sức đề kháng của con em cao
hơn so với những đứa trẻ mà mẹ không cho bú sữa bằng em. Cháu không bị ốm vặt, không bị sốt”
(TLN mẹ, xã Liêm Chung).
“Cháu thứ hai em tham gia CLB em cho bú ngay lập tức, cháu thứ nhất thì 2, 3 tiếng sau
em mới cho bú. Đứa đầu tiên em cũng cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nhưng cai sữa 18 tháng,
cháu thứ 2 phải 2 năm em mới cho cai sữa. Đứa thứ nhất 4 tháng cho ăn sam rồi, đứa thứ 2 thì 6
tháng mới cho ăn sam. Em nấu bột gạo loãng ra, cho đủ dinh dưỡng như tôm, cá, cua, thịt bò,
rau. Em áp dụng phương pháp của CLB vào đứa trẻ này nên sức khỏe của nó tốt hơn đứa trước.
Cháu thứ hai thông minh, nhanh nhẹn hơn anh” (PVS mẹ, 35t, xã Xuân Giao).


15
3.2.2. Hiệu quả về thái độ nuôi con bằng sữa mẹ
3.2.2.1. Những thái độ tích cực
Bảng 3.11: Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ không bị bệnh
Giúp bảo vệ trẻ không
bị bệnh

Trước can thiệp
Sau can thiệp
Hiệu quả can
thiệp (%)
n
%
n
%
Không đồng ý
2

0,8
5
1,9
+137,5
Đồng ý
196
75,1
149
57,1
-24,0
Rất đồng ý
63
24,1
107
41,0
+31,1
Cộng
261
100,0
261
100,0
Tỷ lệ các bà mẹ có con 0 - 25 tháng tuổi sau can thiệp giáo dục sức khỏe nuôi con bằng
sữa mẹ về lợi ích của sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ không bị bệnh ở mức độ rất đồng ý tăng lên 31,1%
so với trước can thiệp, nhưng tỷ lệ không đồng ý về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ cũng tăng lên so
với trước can thiệp.
Bảng 3.12: Nuôi con bằng sữa mẹ tạo sự kết gắn giữa mẹ và con
Tạo sự kết gắn giữa mẹ
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Hiệu quả can

và con
thiệp (%)
n
%
n
%
Không đồng ý
4
1,5
0
0,0
-100,0
Đồng ý
205
78,5
130
49,8
-36,6
Rất đồng ý
29
19,9
131
50,2
+152,3
Cộng
261
100,0
261
100,0
Tỷ lệ về thái độ lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ tạo sự kết gắn giữa mẹ và con có hiệu

quả thực sự sau giai đoạn can thiệp giáo dục sức khỏe quan hoạt động của câu lạc bộ nuôi con
bằng sữa mẹ, không có bà mẹ nào không đồng ý (0,0% và hiệu quả can thiệp giảm tới 100,0%).
Tỷ lệ bà mẹ rất đồng ý với thái độ nuôi con bằng sữa mẹ tạo sự kết gắn giữa mẹ và con tăng sau
can thiệp so với trước can thiệp đạt tới 152,5%.
Bảng 3.13: Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh hơn trẻ không nuôi con bằng sữa mẹ
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Hiệu quả can
thiệp (%)
n
%
n
%
Không đồng ý
10
3,8
1
0,4
-89,5
Đồng ý
190
72,8
142
54,4
-25,3
Rất đồng ý
61
23,4
118
45,2

+93,2
Cộng
261
100,0
261
100,0
Tương tự như thái độ nuôi con bằng sữa mẹ giúp tạo kết gắn giữa mẹ và con, tỷ lệ bà mẹ
có con 0 - 25 tháng tuổi đã thay đổi đáng kể sau can thiệp so với trước can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ rất
đồng ý với thái độ này đạt tới 93,2% so sau can thiệp với trước can thiệp và chỉ còn 1/261 bà mẹ
không đồng ý với thái độ này.
Giúp trẻ khỏe mạnh


16
3.2.2.2. Những thái độ tiêu cực
Bảng 3.14: Nuôi con bằng sữa bột giúp trẻ khỏe mạnh, chống béo phì
Nuôi con bằng sữa bột
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Hiệu quả can
giúp trẻ khỏe mạnh
n
%
n
%
thiệp (%)
Không đồng ý
4
1,5
219

83,9
+5493,3
Đồng ý
34
13,4
26
10,0
-25,4
Rất đồng ý
223
85,4
16
6,1
-92,9
Cộng
261
100,0
261
100,0
Về thái độ tiêu cực, trước can thiệp tỷ lệ bà mẹ có con 0 - 25 tháng tuổi có tỷ lệ rất đồng ý
với thái độ nuôi con bằng sữa bột sẽ giúp trẻ có thân hình khỏe mạnh, chống béo phì chiểm tới
85,5% số bà mẹ có con 0 - 25 tháng tuổi, nhưng sau khi can thiệp tham gia câu lạc bộ nuôi con
bằng sữa mẹ đã thay đổi ngược lại hoàn toàn. Tỷ lệ bà mẹ không đồng ý với quan điểm này đạt
tới 5493,3% so với trước can thiệp và tỷ lệ rất đồng ý đã giảm tới 92,9%.
Bảng 3.15: Phụ nữ không nên cho con bú mẹ ở nơi công cộng
Phụ nữ không nên cho
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Hiệu quả can
con bú mẹ ở nơi công

thiệp (%)
n
%
n
%
cộng
Không đồng ý
11
4,2
209
80,1
+1807,1
Đồng ý
97
37,2
48
18,4
-50,5
Rất đồng ý
153
58,6
4
1,5
-97,4
Cộng
261
100,0
261
100,0
Cũng như thái đổi về nuôi con bằng sữa bột sẽ giúp trẻ có thân hình khỏe mạnh, chống

béo phì, hiệu quả sau can thiệp cũng thay đổi ngược lại so với trước can thiệp, tỷ lệ không đồng ý
với thái độ phụ nữ không nên cho con bú mẹ ở nơi công cộng từ từ 4,2% trước can thiệp lên đến
80,1% và hiệu quả đạt tới 1807,1% và rất đồng ý giảm tới 97,4% so với trước can thiệp.
Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy sự thay đổi thái độ tích cực trong việc nuôi
con bằng sữa mẹ của bà mẹ và tác động tới người thân trong gia đình.
“Khi mình hiểu biết, mình thực hiện việc đấy tự tin hơn nhiều. Ví dụ vắt sữa để ra ngoài,
mình sợ không tốt chẳng hạn, nhưng sau khi đi sinh hoạt CLB, mình về truyền đạt cho mọi người,
nếu mình bận đi làm, mình vắt sữa để tủ lạnh. Khi cháu đòi bú, người nhà hâm lại sữa cho cháu
bú” (PVS mẹ, 35t, xã Liêm Chung).
3.3.3. Nguồn truyền thông giúp thay đổi kiến thức và hành vi về nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.16: Nguồn truyền thông giúp thay đổi kiến thức và hành vi nuôi con bằng sữa mẹ
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Hiệu quả can
Nguồn truyền thông
n
n
%
%
thiệp (%)
(261)
(261)
Từ đài, báo, TV
187
71,6
233
89,3
+24,7
Từ cán bộ y tế
64

24,5
209
80,1
+226,9
Từ cán bộ hội PN
47
18,0
218
83,5
+363,9
Từ câu lạc bộ
2
0,8
256
97,7
+12112,5
Từ người thân
52
19,9
233
89,3
+348,7


17
Sau can thiệp, các bà mẹ đã tiếp cận nhiều hơn với tất cả các nguồn thông tin về nuôi con
bằng sữa mẹ. Trong đó, đặc biệt là từ câu lạc bộ tăng từ 0,8% trước can thiệp lên 97,7% sau can
thiệp, chỉ số hiệu quả lên tới 12.112,5%. Tiếp đến là từ người thân, cán bộ hội phụ nữ, cán bộ y tế
và tăng ít nhất là từ đài, báo, tivi.
“Lúc đầu còn ngại, mình đi thì đi không đi thì thôi, nhưng về sau mình thích. Đầu tiên bỡ

ngỡ. Sau vui vẻ, thoải mái. Bổ ích cho chị em” (TLN mẹ, xã Vạn Trạch).
“Cháu thấy CLB này sinh hoạt rất tốt và tạo cho mẹ biết cách chăm sóc bé thật hiệu quả,
cháu mong muốn CLB này duy trì mãi mãi và ngày càng phong phú hơn” (TLN mẹ, xã Xuân
Giao).
“Từ khi có câu lạc bộ này nhiều thanh niên vẫn tham gia bên đoàn, tham gia cả bên phụ
nữ. Tức là hội viên từ 18 tuổi trở lên, nó tạo uy tín cho tổ chức hội, đó là cái em thấy quan trọng
nhất” (Cán bộ Hội LHPN tỉnh Quảng Bình).


18
Chương 4:
BÀN LUẬN
4.1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ tại 3 tỉnh: Hà Nam, Lào
Cai, Quảng Bình
4.1.1. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú ngay sau 1 giờ sau
sinh và bú kéo dài đến 24 tháng tuổi
Bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh:
Sữa non là sữa có màu vàng, sánh được tạo vào cuối thai kỳ, là thực phẩm hoàn hảo nhất
cho trẻ sau sinh. Việc bắt đầu cho trẻ bú mẹ sớm trong 1 giờ đầu có thể giúp ngăn chặn tình trạng
tử vong sơ sinh do nhiễm trùng máu, viêm phổi và tiêu chảy. Cũng có thể ngăn chặn các trường
hợp tử vong do hạ thân nhiệt, đặc biệt ở trẻ sơ sinh đẻ non và nhẹ cân [85]. Tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ
cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh nói chung vẫn chưa cao.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú trong 1 giờ đầu chiếm 73,6%.
Tỷ lệ cho con bú muộn sau 1 giờ là 26,4%. Nghiên cứu của Từ Thị Mai và cộng sự cho kết quả
thấp hơn, tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh là 49,3% [38]. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thanh Thuấn ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang năm 2010, tỷ lệ này là 59,2% [65]. Hay
nghiên cứu của Trịnh Thị Tình tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang là 50,3% [66]. Nghiên cứu tại thành
phố Jinan, Trung Quốc cho thấy 51% bà mẹ cho con bú lần đầu sau một giờ [180]. Nghiên cứu
của Patel A, Badhoniya N, Khadse S và cộng sự chỉ có 23,5% số trẻ đẻ ra được bú sữa mẹ trong
vòng 1 giờ đầu sau sinh [146].

Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu:
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ có 43,3% bà mẹ thực hành đúng là cho con bú sữa
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. 56,8% bà mẹ chỉ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng. Lý
do chính dẫn đến cho trẻ ăn thêm ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu là do mẹ không đủ sữa cho con
bú. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Từ Thị Mai và cộng sự [38], tỷ lệ trẻ được bú mẹ
trong vòng 6 tháng đầu là 16,2% và hoàn toàn trong 4 tháng đầu là 28,4%, của Nguyễn Đình
Quang là 34,3% [53], của Chu Diệu Hương là 13,3% [20], của Từ Ngữ là 33,6% [41], nghiên cứu
của Lưu Ngọc Hoạt và cộng sự ở Hà nội năm 2010 là 23% [16], nghiên cứu của Lê Thị Hương tại
Hải Lăng tỉnh Quảng Trị năm 2008 là 18,3% [22], nghiên cứu của Lê Thị Hương tại Thanh Hóa
năm 2007 là 19% [21], nghiên cứu của Lê Thị Hương, Đỗ Hữu Hanh ở Yên Bái năm 2008 là 18%
[24] và của Trương Thị Kim ở Bắc Ninh năm 2008 là 10,6% [32]. Kết quả nghiên cứu của Suneth
B Agampodi và cộng sự, tỷ lệ phụ nữ có con từ 4 đến 12 tháng tuổi cho con bú sữa mẹ hoàn toàn
trong 4 tháng đầu chiếm 61,6% và trong vòng 6 tháng đầu chiếm 15,5% [70]. Kết quả Điều tra về
sức khỏe cộng đồng ở Canada về Khuynh hướng thực hành nuôi con bằng sữa mẹ từ năm 2001
đến năm 2008, tỷ lệ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 4 tháng đầu tăng có ý
nghĩa thống kê giữa năm 2003 (37,3%) đến năm 2005 (43,1%), nhưng sau đó tỷ lệ nằm không
tăng ở giữa các năm 2005, 2007 và 2008 (42,8%) [160].
Một lý do làm rào cản cho phụ nữ không thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đó là hiện
nay trên thị trường có quá nhiều loại sữa và các nhà sản xuất lại có những khuyến mại cho các bà
mẹ nhất là bà mẹ đang mang thai về sữa non Mama có đầy đủ các chất như sữa non của mẹ.
Trong thời gian tới nên tuyên truyền sâu hơn về lợi ích của sữa mẹ, BMHT, cách ngậm bắt vú
đúng cách giúp trẻ bú hiệu quả và cách bảo quản sữa mẹ vắt ra dự trữ cho trẻ ăn khi mẹ vắng nhà,


19
từ đó duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào hơn và đảm bảo bà mẹ có thể cho con bú hoàn toàn trong 6
tháng đầu.
4.1.2. Kiến thức, thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ của những đối tượng phụ nữ có con từ
0-25 tháng tuổi
4.1.2.1. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, khoảng một nửa số bà mẹ cho biết lợi ích của sữa mẹ
là có chứa nhiều chất kháng thể có lợi cho con khi con được bú mẹ ngay sau sinh (57,6%) và sữa
mẹ chứa đủ chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường trong 6
tháng đầu mà không cần phải ăn thêm bất kỳ thức ăn nào cũng như uống thêm nước (49,9%). Một
số lợi ích khác của nuôi con bằng sữa mẹ cũng được nhiều bà mẹ đưa ra như sữa mẹ giúp trẻ khỏe
mạnh (36,5%), tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ (24,6%),… Tuy nhiên, một số lợi ích quan trọng của
sữa mẹ chưa được nhiều bà mẹ nhắc đến như tác dụng giúp mẹ tránh thai tốt không cần sử dụng
các biện pháp tránh thai khác, tạo kết gắn giữa mẹ với con, là loại thức ăn tinh khiết và an toàn,…
Tương tự với nghiên cứu của chúng tôi, kết quả nghiên cứu của Mohammad Khassawneh và cộng
sự ở những phụ nữ có con từ 6 đến 36 tháng tuổi có kiến thức về lợi ích của sữa mẹ giúp cho trẻ
không bị bệnh tiêu chảy đạt điểm rất cao, tới 84 điểm và là biện pháp tránh thai tốt cho mẹ (68
điểm) [120]. Kết quả nghiên cứu của Tjiang L, Binns C 93% sinh viên biết sữa mẹ là thức ăn đầu
tiên đối với trẻ sơ sinh và 86% số sinh viên biết được các lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ, nhưng có
tới 29% số sinh viên không biết việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ càng sớm càng tốt [125].
Kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi
việc cho con bú sữa mẹ sẽ tạo sự kết gắn giữa mẹ và con [141], [123], [90], và cho cho bú thường
xuyên sẽ giảm được vàng da ở trẻ sơ sinh, trẻ phát triển tốt hơn so với trẻ nuôi con bằng sữa công
thức [71].
Điều này cho thấy, cần thiết phải tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao
nhận thức của bà mẹ về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ, từ đó cải thiện thực hành của bà mẹ.
Sữa mẹ không chỉ là thức ăn cho trẻ. Trong năm đầu tiên, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa
phát triển đầy đủ và không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, do đó sữa mẹ đặc biệt quan trọng
trong việc tăng cường miễn dịch cho trẻ. Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn quí giá
nhất mà không một thức ăn nhân tạo nào có thể so sánh được [58]. Nhiều nghiên cứu chỉ rõ tỉ lệ
SDD và mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy cao hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm trẻ mẹ
bị thiếu sữa mẹ [35], [112]. Nhiều nghiên cứu có nhận định là ở vùng nông thôn tình hình nuôi
con bằng sữa mẹ luôn có xu hướng tích cực hơn so với ở thành thị [30], [111], nhất là vùng nông
thôn ở các nước đang phát triển [173]. Trẻ cần được bú mẹ thường xuyên, nên bú kéo dài từ 18
đến 24 tháng tuổi [67]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng 61,2% bà mẹ tham gia
nghiên cứu cho rằng thời gian cai sữa cho con tốt nhất là từ 24 tháng tuổi trở lên, 29,9% cho rằng

nên cai sữa cho trẻ khi trẻ từ 18 đến 23 tháng tuổi và chỉ có 9,9% bà mẹ cho rằng thời gian cai sữa
thích hợp cho con là dưới 18 tháng tuổi. Kiến thức của bà mẹ ảnh hưởng rất nhiều tới thực hành
của họ. Nếu chúng ta có biện pháp can thiệp như giáo dục cho các bà mẹ về lợi ích của nuôi con
bằng sữa mẹ và lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ đối với bà mẹ, thời gian cai sữa mẹ thì tỷ lệ
này có thể được cải thiện trong tương lai.
Nguồn thông tin giúp cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ chủ yếu là từ tivi, đài báo (72,2%).
Tiếp đến là từ cán bộ y tế (26,4%), người thân (21,7%) và cán bộ hội phụ nữ (18,7%). Nghiên cứu


20
của Bùi Thị Duyên và cộng sự cũng cho kết quả tương tự, thông tin về nuôi con hoàn toàn bằng
sữa mẹ mà bà mẹ được nhận phần lớn là từ nguồn thông tin đại chúng (tivi, đài, báo) chiếm tới
71,4% [10]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 0,5% số đối tượng nghiên cứu đề cập đến
việc hiểu biết kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ qua kênh câu lạc bộ. Đây là một kênh thông tin
chưa được áp dụng rộng rãi để đưa vào công tác truyền thông về sức khỏe nói chung và về nuôi
con bằng sữa mẹ nói riêng. Kết quả từ thảo luận nhóm có nhiều ý kiến cho rằng: “hiện nay ở địa
phương em có nhiều câu lạc bộ lắm, lúc đầu khai trương thì rất rầm rộ sau đó thì đi vào dĩ vãng.
Theo em nên chỉ cần xây dựng một câu lạc bộ và câu lạc bộ này phải đi sâu vào các chuyên đề,
như chuyên đề nuôi con bằng sữa mẹ và khi sinh hoạt cần mời những cán bộ có chuyên môn từ
trên xuống hướng dẫn cho chúng em thì mới có hiệu quả” (TLN bà mẹ). Do đó, cần tăng cường
các hình thức truyền thông trực tiếp từ phía cán bộ y tế, cán bộ hội phụ nữ, câu lạc bộ nuôi con
bằng sữa mẹ để bà mẹ dễ dàng tiếp cận hơn với các nguồn thông tin.
4.1.2.2. Thái độ nuôi con bằng sữa mẹ
Hầu hết các bà mẹ tham gia nghiên cứu của chúng tôi đều có thái độ tích cực hoặc rất tích
cực đối với các vấn đề trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. 73,8% bà mẹ đồng ý và 25,5% rất
đồng ý là nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ không bị bệnh tật/tránh được viêm nhiễm; 98,4% bà mẹ
cho rằng nuôi con bằng sữa mẹ tạo được sự kết gắn giữa mẹ và con. Tỷ lệ phụ nữ đồng ý/rất đồng
ý là nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho trẻ khỏe mạnh hơn những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ
chiếm 96,9% và nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ không bị bệnh tật (98,6%). 92,4% bà mẹ đồng ý,
rất đồng ý với quan điểm nuôi con bằng sữa mẹ không gặp khó khăn trong việc chăm sóc gia đình

cao và 92,8% cho rằng nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để giảm chi tiêu trong gia đình.
94,9% bà mẹ đồng ý và rất đồng ý là làm mẹ là phải nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên vẫn có
5,1% bà mẹ không đồng ý với quan điểm này. Kết quả nghiên cứu của GlobleScan ở 4 thành phố
lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng cũng cho kết quả tương tự [26]. Thái độ đối với
nuôi con bằng sữa mẹ hầu hết là rất tích cực. Phần lớn những người được hỏi đều đồng ý là lợi
ích khi nuôi con bằng sữa mẹ là con có sức khỏe và dinh dưỡng tốt, lại gắn kết về tình cảm mẹ
con, nhất là thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tật/tránh được viêm
nhiễm, nuôi con bằng sữa mẹ tạo được sự gắn kết đặc biệt giữa mẹ và con mà sự bú bình không
có được, trẻ nuôi bằng sữa mẹ khỏe mạnh hơn những trẻ khác và sữa mẹ bao gồm đủ các chất mà
trẻ cần tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu của Mohammad Khassawneh và cộng sự, điểm về thái độ
của các đối tượng về nuôi con bằng sữa mẹ dễ hơn nuôi con bằng sữa bột đạt tới 84 điểm, nuôi
con bằng sữa mẹ giảm sự chi tiêu trong gia đình đạt 81 điểm, nuôi con bằng sữa mẹ không gặp
khó khăn trong việc chăm sóc gia đình đạt 71 điểm [120]. Do sự khác biệt về thang điểm của
chúng tôi chỉ chia là 3 mức độ: 1 điểm, 2 điểm và 3 điểm nên cũng khó thể so sánh với tác giả
Mahammad Khassawneh, nhưng cũng cho thấy điểm trung bình của các đối tượng trả lời vượt
mức 2 điểm.
Song song với những thái độ tích cực, còn có nhiều bà mẹ có thái độ tiêu cực như 24,4%
bà mẹ đồng ý/rất đồng ý với quan niệm nuôi con bằng sữa bột giúp trẻ có thân hình khỏe mạnh và
chống được béo phì. Tỷ lệ phụ nữ đồng ý/rất đồng ý là phụ nữ không nên cho con bú nơi công
cộng chiếm 42,7%. Và vẫn có 16,0% bà mẹ cho rằng nuôi con bằng sữa mẹ làm mất thời gian của
mẹ. Kết quả nghiên cứu của GlobleScan cho thấy tỷ lệ không đồng ý với những quan điểm này,
thấp nhất là từ 24% đến cao nhất là 37% [26]. Kết quả nghiên cứu của Mohammad Khassawneh


21
chỉ có 21 điểm cho thái độ nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho trẻ có thân hình khỏe mạnh và chống
được béo phì [120]. Nghiên cứu của Sumera Ali cũng chỉ ra rằng, đa số các bà mẹ đã có nhận
thức đúng về lợi ích (92%) và các nhược điểm của việc cho con bú mẹ (85%), tuy nhiên vẫn có
nhiều bà mẹ nhận thức chưa đúng về việc cho con sử dụng sữa công thức và cho rằng việc cho
con bú làm bà mẹ yếu đi [74]. Nghiên cứu của Adekemi E Olowookere và cộng sự hơn 50% bà

mẹ có thái đội tích cực về nuôi con bằng sữa mẹ và nghiên cứu của tác giả cũng tương đồng với
nghiên cứu của các tác giả khác về thực hành cho con bú sữa mẹ hoàn toàn [141], [124], [147].
Sự khác nhau về thái độ giữa nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả có thể do những đặc tính
về dân số xã hội, chủng tộc, kinh tế, nghề nghiệp, trình độ học vấn và cỡ mẫu nghiên cứu khác
nhau.
Việc thay đổi thái độ của bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ nói chung và nuôi con bằng sữa
mẹ nói riêng vẫn là một vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu trong thời gian tới nhằm nâng
cao thực hành của bà mẹ.
4.2. Hiệu quả can thiệp giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ về việc nuôi con
bằng sữa mẹ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra một số hiệu quả nhất định của can thiệp giáo
dục truyền thông tới nâng cao kiến thức, thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ tham gia
nghiên cứu. Trước can thiệp, tỷ lệ phụ nữ có con 0 - 25 tháng tuổi lựa chọn cho con bú mẹ hoàn
toàn tới 96,6%, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên 98,1% với chỉ số hiệu quả là 1,5%. Tỷ lệ bà mẹ
cho rằng nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tăng từ 71,2% trước can thiệp lên
97,3% sau can thiệp, chỉ số hiệu quả can thiệp đạt 36,3%. Kiến thức về thời điểm cai sữa cho trẻ
cũng có những thay đổi rõ rệt sau can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ cho rằng nên cai sữa cho trẻ từ sau 24
tháng trở lên tăng từ 53,6% trước can thiệp lên 82% sau can thiệp với chỉ số hiệu quả can thiệp
đạt 53%. Trước can thiệp, tỷ lệ các bà mẹ biết các lợi ích của sữa mẹ là không cao, dao động từ
2,7% (sữa mẹ chứa nhiều khoáng chất) tới cao nhất là 57,1% (sữa mẹ chứa đủ chất). Sau can
thiệp, hầu hết các bà mẹ đã biết được các lợi ích của sữa mẹ, từ 93,4% đến 99,2%. Chỉ số hiệu
quả can thiệp khá cao, thấp nhất là biết sữa mẹ chứa đủ chất (73,7%) và cao nhất là biết sữa mẹ
chứa nhiều khoáng chất (3.377,8%). Tỷ lệ bà mẹ có biết về các lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
tăng mạnh sau can thiệp so với trước can thiệp, với chỉ số hiệu quả can thiệp cao, dao động từ
202,1% đến 11.150%. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, kiến thức về
nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ đã được cải thiện đáng kể. Từ các kiến thức đã học được tại các
CLB NCBSM, các bà mẹ đã áp dụng vào thực tế nuôi con của mình, đồng thời các bà mẹ cũng tự
tin hơn trong việc thay đổi những cách nuôi và chăm sóc con không đúng cách theo kinh nghiệm
dân gian ở địa phương hoặc của các thế hệ trước truyền lại. Từ những việc tưởng như rất nhỏ và
đơn giản như cách cho con bú, thời gian cho con bú, cách cho con ăn dặm, cách chăm sóc con,…

cũng được các bà mẹ áp dụng một cách rất hiệu quả. Không chỉ biết cách chăm sóc cho con, các
bà mẹ còn học được cách chăm sóc cho chính bản thân mình để có sữa nhiều hơn, tốt hơn để cho
con bú với những bài học hết sức bổ ích. Các bà mẹ thấy rất rõ hiệu quả của việc NCBSM và
chăm sóc con theo khoa học với việc so sánh tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của những
đứa con được sinh ra trước và sau khi tham gia sinh hoạt CLB. Tương tự với nghiên cứu của
chúng tôi, kết quả báo cáo tổng kết chương trình hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc của
Alive & Thrive năm 2012 cũng cho thấy, hơn 90% lao động nữ sau truyền thông đã có hiểu biết


22
rõ ràng hơn về thực hành NCBSM, ví dụ như: (1) cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu (98%); (2)
hiểu biết cho bú hoàn toàn nghĩa là chỉ sữa mẹ, không có bất kỳ đồ ăn hoặc đồ uống nào khác
(94%); (3) nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (97%); (4) cho bú cạn một bầu
ngực trước khi chuyển sang bên kia vì sữa cuối chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu (89%); (5) tiếp
tục cho bú đến ít nhất 24 tháng (94%) và (6) nhận biết rằng sữa mẹ có thể vắt và bảo quản trong
tủ lạnh cho trẻ (89%) [62]. Nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Mai năm 2013 tại tỉnh Khánh Hòa đã
đánh giá kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ ở các lĩnh vực: Chăm sóc thai nghén,
NCBSM, cho trẻ ABS, chăm sóc trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có
kiến thức đạt về nuôi dưỡng trẻ tại địa bàn nghiên là thấp. Sau can thiệp, tỷ lệ kiến thức đạt tăng
từ hơn 30% lên tới trên 60%. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của việc truyền thông
đa dạng (tư vấn trực tiếp và truyền thông gián tiếp) đối với kiến thức của bà mẹ [36]. Nghiên cứu
của Khamphanh Prabouasone cho thấy, trong nhóm đối chứng kết quả các phụ nữ có kiến thức
chăm sóc trong sinh về sinh con tại cơ sở y tế không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở
nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về sinh con tại cơ sở y tế rất khác biệt giữa trước và sau can
thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng
1.270%, nhóm can thiệp (tăng từ 50,0% - 100% p < 0,001) [51]. Tuy nhiên, vẫn có 23% bà mẹ
nghĩ rằng họ nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước vào mùa hè. Người mẹ mổ đẻ sau 1
giờ vẫn có thể cho con bú ngay. Nhưng trên thực tế ở hầu hết tại các bệnh viện ở Việt Nam điều
đó là không thể thực hiện được do các nguyên nhân sau: Người mẹ mổ đẻ phải cách ly con 6 tiếng
ở phòng hậu phẫu để bác sỹ chăm sóc riêng, người mẹ không thể gặp con sau 1 giờ sau sinh;

người mẹ mổ đẻ vết mổ rất đau, nếu không có y tá trợ giúp thì không thể cho con bú trong vòng
12 giờ đầu sau mổ, mà ở Việt Nam không có chế độ y tá chăm sóc riêng cho từng bệnh nhân do
chi phí quá cao [62].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, sau can thiệp, các bà mẹ đã tiếp cận nhiều hơn
với tất cả các nguồn thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ. Trong đó, đặc biệt là từ câu lạc bộ tăng từ
0,8% trước can thiệp lên 97,7% sau can thiệp, chỉ số hiệu quả lên tới 12.112,5%. Tiếp đến là từ
người thân, cán bộ hội phụ nữ, cán bộ y tế và tăng ít nhất là từ đài, báo, tivi. Nghiên cứu của Bùi
Thị Duyên đã xác định những bà mẹ được tiếp cận với các loại thông tin địa phương và thông tin
tuyên truyền đại chúng sẽ có kiến thức cao hơn so với những bà mẹ không được tiếp cận [10].
Tương tự như vậy, các nghiên cứu của Shakila Zaman và cộng sự tại Pakistan với can thiệp tập
huấn kỹ năng tư vấn cho cán bộ y tế về Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung. Can thiệp đã thay
đổi hành vi của bà mẹ, tác động tích cực đến các chỉ số nhân trắc của trẻ [10]. Kết quả này cũng
tương tự với kết quả của các can thiệp giáo dục cộng đồng khác [86], [153], [89]. Bên cạnh đó,
nghiên cứu giáo dục cộng đồng của Nguyễn Hữu Bích tại Hải Dương có đối tượng can thiệp là
người cha, sau can thiệp kiến thức của người cha về NCBSMHT cũng đã tăng lên so với trước
can thiệp [3].
Từ kết quả can thiệp cộng đồng chứng tỏ rằng có thể cải thiện kiến thức bà mẹ nuôi dưỡng
trẻ em với những giải pháp tác động khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng địa phương nghiên
cứu, góp phần tích cực chuyển đổi hành vi có hại thành hành vi có lợi trong việc nuôi con của các
bà mẹ.


×