ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ THU HIỀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH
HOẠT TẠI THỊ TRẤN XUÂN HÒA, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH
CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Khoa
: Quản lý Tài nguyên
Khóa học
: 2014 - 2018
Thái Nguyên - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ THU HIỀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH
HOẠT TẠI THỊ TRẤN XUÂN HÒA, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH
CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Lớp
: K46 – ĐCMT - N01
Khoa
: Quản lý Tài nguyên
Khóa học
: 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Dương Thị Minh Hòa
Thái Nguyên - 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh
viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên củng cố
và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên
làm quen dần với thực tế sản xuất, từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn,
nắm bắt được phương pháp tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc
nghiêm túc, sáng tạo để khi ra trường trở thành một kỹ sư địa chính có chuyên
môn, đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất, góp phần nhỏ vào sự nghiệp
phát triển đất nước.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô
giáo Th.s Dương Thị Minh Hòa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Quản lý tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền
đạt cho em những kiến, kinh nghiệm quý báo trong quá trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các cô, chú, anh, chị trong khối
UBND thị trấn Xuân Hòa và bà con nhân dân trong thị trấn Xuân Hòa đã tạo
điều kiện cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin được bày tỏ
long biết ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận thực tập tốt nghiệp,
em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, mọi người và toàn thể
các bạn để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Cao Bằng, ngày .....tháng .... năm 2018
Sinh viên
Hoàng Thị Thu
Hiền
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2015 .... 13
Bảng 2.2. Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị hiện nay ........................ 15
Bảng 2.3. Hoạt động thu gom rác tại một số thành phố ở Châu Á ................. 16
Bảng 2.4. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á.......... 18
Bảng 2.5. Các loại CTR đô thị của Hà Nội năm 2011.................................... 20
Bảng 2.6. Lượng rác thải sinh hoạt tỉnh Cao Bằng ......................................... 22
Bảng 4.1. Dân số của thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng ........................... 28
Bảng 4.2. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình .................. 31
trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa ........................................................................ 31
Bảng 4.3. Khối lượng rác thải phát sinh từ cơ quan, trường học, doanh nghiệp
... 32
Bảng 4.4. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Xuân
Hòa .................................................................................................................. 33
Bảng 4.5. Thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình .................. 35
Bảng 4.6. Thành phần rác thải khu vực chợ thị trấn Xuân Hòa...................... 37
Bảng 4.7. Tỷ lệ hộ gia đình phân loại rác trước khi xử lý .............................. 39
Bảng 4.8. Hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình ................. 41
Bảng 4.9. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng đến môi trường của việc xả
rác không đúng nơi quy định........................................................................... 44
Bảng 4.10. Nhận thức của người dân về lợi ích và hiệu quả của việc phân loại,
thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ..................................................................... 45
Bảng 4.11. Thái độ của người dân tham gia phân loại rác thải sinh hoạt ....... 46
Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về hiện trạng thu gom,........................... 47
xử lý rác thải sinh hoạt .................................................................................... 47
Bảng 4.13. Nguyên nhân của việc xử lý rác thải chưa hợp lý của người dân......
47
3
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 5
Hình 4.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa ....
30
Hình 4.2. Tỷ lệ % rác sinh hoạt phát sinh từ các nguồn ................................. 34
Hình 4.3. Biểu đồ thành phần rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình ..................... 36
Hình 4.4. Biểu đồ thành phần rác thải khu vực chợ thị trấn Xuân Hòa.......... 38
Hình 4.5: Biểu đồ hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Xuân Hòa .. 42
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APEC:
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
BTC:
Ban tổ chức
BTNMT:
Bộ tài nguyên môi trường
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CP:
Chính phủ
CTRSH:
Chất thải rắn sinh hoạt
EPA:
Các tổ chức bảo vệ môi trường
GDP:
Gross Domestic product
NĐ:
Nghị định QĐ :
Quyết định THCS:
Trung học cơ sở
THPT:
Trung học phổ thông
TT:
Thông tư TTg:
Thủ tướng UBND:
Ủy
ban nhân dân
URENCO: Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc ủy ban nhân dân thành
phố
Hà Nội
USD:
Đơn vị tiền tệ
WB:
Ngân hàng thế giới
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................
iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................
iv MỤC LỤC ........................................................................................................
vi
Phần
1
MỞ
ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................... 3
2.1.2. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 3
2.1.3. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt ......................................................
5
2.1.4. Nguồn gốc, phân loại và thành phần rác thải ..........................................
6
2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng ...
8
2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên Thế Giới và Việt Nam ........
10
2.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải trên Thế giới ........................................... 10
2.2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam ..............................
13
2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam ...
15
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên Thế giới ..................................... 15
2.3.2. Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam ....................................... 19
vi
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....
24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 24
vii
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 24
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 24
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 25
3.4.4. Phương pháp xác định thành phần rác thải ........................................... 25
3.4.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu .......................................... 26
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 27
4.1. Tổng quan về thị trấn Xuân Hòa, Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ...... 27
4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 27
4.1.2. Dân số của Thị trấn ............................................................................... 27
4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 28
4.2. Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn
Xuân
Hòa................................................................................................................... 30
4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt........................................................ 30
4.2.2. Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa...
30
Bảng 4.2. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình .................. 31
trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa ........................................................................ 31
4.2.3. Thành phần rác thải ............................................................................... 35
4.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại
thị trấn Xuân Hòa ............................................................................................ 38
4.3.1. Hiện trạng phân loại rác thải sinh hoạt ................................................. 38
4.3.2. Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt .......................... 40
4.4. Đánh giá nhận thức của người dân về công tác quản lý thu gom, xử lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa ................................................. 42
4.4.1. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi
trường .............................................................................................................. 42
viii
4.4.2. Thái độ của người dân khi có hệ thống thu gom, xử lý rác thải ........... 45
4.4.3. Nhận thức của người dân về hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
của Thị trấn Xuân Hòa .................................................................................... 46
4.5. Đánh giá chung ........................................................................................ 48
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 53
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước
chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra
hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Cho
đến nay, nó không chỉ phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta
mà đang mở rộng ra các quận, huyện, các thị trấn và phạm vi nhỏ hẹp hơn là
các xã, các xóm.
Song song với quá trình phát triển đó, chất lượng cuộc sống của người
dân cũng được nâng cao. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm xã hội càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng
lượng rác thải sinh hoạt và nó được thải vào môi trường ngày càng nhiều.
Thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là thị trấn miền núi,
nằm ở phía bắc tỉnh Cao Bằng. Thị trấn nằm giữa trung tâm của huyện Hà
Quảng được thành lập tháng 01 năm 2007, là trung tâm của huyện lỵ nên hầu
hết các cơ quan đều đóng trên địa bàn, có đường tỉnh lộ Hồ Chí Minh chạy
qua nên địa bàn thuận lợi và có điều kiện cho việc phát triển kinh tế đang
dạng. Tập trung đông dân cư, phát sinh nhiều rác thải sinh hoạt, trong khi đó,
thị trấn đã có hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý lượng chất thải này, do
đó ô nhiễm môi trường do rác thải ngày càng gia tăng.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện
trạng thu gom, xử lý rác thải tại thị trấn xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng” làm cơ sở để đề xuất giải pháp quản lý, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải tại thị trấn xuân Hòa, huyện
Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng làm cơ sở để đề xuất giải pháp quản lý, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng thành phần, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Xuân
Hòa.
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị
trấn, hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Bố trí thí nghiệm phải đại diện cho địa bàn nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài là tài liệu để học tập và tham khảo
- Số liệu của đề tài là cơ sở để thiết kế mô hình thu gom, vận chuyển và
xử lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Xuân Hòa
- Phát hiện những khó khăn bất cập và những thiếu sót trong công tác thu
gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường (2014) được Quốc hội Nước CHXHCN Việt
Nam khóa XIII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2014;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2014;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết quản lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án
phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam;
- Thông tư số 82/2015/TT-BTC ngày 28/5/2015 của Bộ Tài Chính bãi
bỏ Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên
và môi trường ban hành quản lý chất thải nguy hại;
2.1.2. Các khái niệm liên quan
2.1.2.1. Khái niệm về chất thải
Chất thải là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của
con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại du lịch, giao
thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách
sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các
4
phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy… Chất thải là kim loại, hóa
chất và từ các vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên và cs, 2004) [8].
2.1.2.2. Khái niệm về chất thải rắn
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
- Chất thải rắn phát thải trong khi sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình nơi công
cộng gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động
sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động
khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận
chuyển đến cơ sở xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, chuyển điến nơi xử lý, tái chế, tái xử dụng hoặc
bãi chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn.
- Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị
thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.
- Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ như thức ăn thừa, giấy, các tông,
nhựa, vải, cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ… và các chất vô cơ như thủy tinh,
lon, thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát… (Nguyễn Đình Hương, 2003) [4].
5
2.1.2.3. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
- Là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo
thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch
vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,
thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá
hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác
động vật, vỏ rau quả v.v…
- Vì vậy, rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp tái sử
dụng, tái chế, xử lí hợp lí để thu hồi năng lượng và bảo vệ môi trường
(Nguyễn Thế Chinh, 2003) [2].
2.1.3. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Nguyên vật liệu
Chất thải
Chế biến
Chất thải
Thu hồi và tái chế
Chế biến lần 2
Tiêu thụ
Thải bỏ
Hình 2.1. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Ghi chú:
Chất thải
Nguyên vật liệu, sản phẩm, các vật liệu thu hồi và tái sử dụng.
2.1.4. Nguồn gốc, phân loại và thành phần rác thải
2.1.4.1. Nguồn gốc
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng
dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các
đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải
bao gồm:
Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt).
Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình
công cộng. Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt
động xây dựng. Từ các làng nghề v.v…
2.1.4.2. Phân loại rác thải
a./. Phân loại theo mức độ nguy hại
- Rác thải nguy hại: Là rác thải chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong những đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy,dễ nổ,dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.
- Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất
và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe
con người.
b./. Phân loại theo nguồn thải
- Rác thải sinh hoạt: Là rác thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,hộ gia
đình, nơi công cộng được gọi chung là rác thải sinh hoạt.
- Rác thải công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được
gọi chung là rác thải công nghiệp.
- Rác thải nông nghiệp: Là lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động
như: trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra
từ chế biến sữa, các lò giết mổ…được gọi chung là rác thải nông nghiệp.
- Rác thải xây dựng: Là các phế thải như: đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ
do các hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình…. Được gọi chung là rác thải
xây dựng.
- Rác thải y tế: Rác thải phát sinh từ các hoạt động y tế như: khám bệnh,
bào chế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y,… Sinh ra từ các bệnh viện, các
trung tâm điều dưỡng, cơ sở y tế dự phòng. Bao gồm:
Rác thải y tế thông thường (sinh hoạt) bao gồm: bìa, bao hộp đóng gói,
khăn giấy lau tay, thức ăn bỏ đi….
Rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như: bông, băng thấm dịch hoặc máu,
các hộp thuốc quá hạn, kim tiêm…
- Rác thải từ các nguồn khác như: thương mại, dịch vụ…
Để tiện cho việc quản lý còn có cách phân loại khác
c./. Cách phân loại khác
- Rác thải sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có
nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, thường là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm
rác, xương, ruột gà…
- Rác thải sinh hoạt vô cơ: Là những loại rác không thể sử dụng được nữa
cũng không không thể tái chế được gồm những: Gạch đá, vò sò, vỏ ốc, vỏ
trứng, túi nilon, cốc thủy tinh…
- Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành sứ, đất sét.
2.1.4.3. Thành phần chất thải rắn
Chất thải rắn nói chung là một hỗn hợp đồng nhất và phức tạp của nhiều
vật chất khác nhau. Tùy theo cách phân loại, mỗi một loại chất thải rắn có một
số thành phần đặc trưng nhất định. Thành phần chất thải rắn đô thị là bao quát
hơn tất cả vì nó bao gồm mọi thứ chất thải rắn từ nhiều nguồn gốc phát sinh
khác nhau (sinh hoạt, công nghiệp, y tế, xây dựng, chăn nuôi, xác chết, rác
đường phố).
Các đặc trưng điển hình của chất thải rắn như sau:
- Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (50,27% - 62,22%)
- Chứa nhiều đất và cát, sỏi vụn, gạch vỡ
- Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900cal/kg) (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2001) [7].
2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng
Mức sống của con người càng cao thì lượng rác thải phát sinh ngày càng
nhiều. Sự thải ra các chất rắn trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con
người đã sinh ra hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ô
nhiễm đất, nước, phá hủy cảnh quan, mất cân bằng sinh thái.
2.1.5.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất
này vô cùng bền vữmg, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động
vật gây ra hàng loạt các bện nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là
ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời
sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện
trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh
quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt...Theo
đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề,
gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động (Hội bảo vệ thiên nhiên và
Môi trường Việt Nam, 2004) [3].
2.1.5.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than,
căng kháng, hóa chất…Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ
gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình
xử lý nước.
+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh
ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột…đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây
sau đó sang người và động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất
hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi PH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của cá loài công trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cho cộng đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng
độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh
dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.
Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất (Hoàng Đức
Liên -Tống Ngọc Tuấn, 2003) [6].
2.1.5.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân,
nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu
cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
2.1.5.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH 4, CO2,
NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác
chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất độc lẫn trong rác.
2.1.5.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu
gom, vận chuyển, xử lý thì sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của
hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt
rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm
nguồn nước và ngập úng khi mưa.
2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên Thế Giới và Việt Nam
2.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải trên Thế giới
Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới tháng 1/2017 tại Thụy Sĩ đã đưa ra
nhận định, nếu không có hành động khẩn cấp, đến năm 2050, các đại dương
bị ô nhiễm nặng nề của trái đất sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn cả cá. Khoảng
40% tổng lượng rác thải của thế giới đổ tại các “địa điểm mở” không được
kiểm soát như bờ sông hoặc các dải bờ biển.
Chất thải nhựa do có khối lượng nhẹ nên chúng nổi trên mặt nước biển
và bị phân tán trên toàn cầu, từ châu lục này đến châu lục khác theo sóng
biển. Nó tồn tại dai dẳng trong môi trường và hầu như không chịu bất cứ thay
đổi sinh học nào do tính chất khó phân hủy. Theo ước tính của các nhà nghiên
cứu, có ít nhất 5,250 tỷ mảnh nhựa với trọng lượng khoảng 268,940 tấn đang
trôi nổi trên các đại dương của thế giới. Điều này có nghĩa số lượng rác thải
hiện nay gấp 48 lần trữ lượng nhựa của con người từng có trong lịch sử thế
giới. Hay nói cách khác, nếu chúng ta lấy tất cả nhựa ra khỏi đại dương và
chia đều thì mỗi người sẽ nhận ít nhất 48 mảnh nhựa.
Hiện khoảng 20% sản phẩm nhựa trên thế giới có thể được tái sử dụng và
khoảng 50% có thể được tái chế với chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu không có
những thay đổi “căn bản” về thiết kế và sản xuất, thì 30% sản phẩm nhựa còn
lại sẽ không bao giờ được tái chế, và sẽ bị chôn vào đất, đổ ra biển hoặc tiêu
hủy.
Một nghiên cứu mới đây của APEC ước tính, các nước thành viên của tổ
chức này hàng năm phải chi trả tới 1,3 tỷ USD để xử lý vấn đề ô nhiễm
môi
trường biển. Hơn nữa, cũng theo báo cáo của APEC, hàng năm thế giới phải
tiêu tốn số tiền từ 80 tỷ USD đến 120 tỷ USD cho việc sản xuất bao bì bằng
nhựa.
Các chuyên gia của WB cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên
thế giới đưa ra các kế hoạch xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí
gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời tăng cường xử lý chất thải rắn, đặc biệt là ở
các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp. [9].
Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác
nhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của
người dân nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng
GDP tính theo đầu người. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số
thành phố trên thế giới như sau: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6 kg/người/ngày;
Singapo là 2kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày; NewYork
(Mỹ) là 2,65 kg/người/ngày.
Tỷ lệ chất thải sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau
giữa các nước. Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60 - 70% ở Trung Quốc
(Gao et al.2002); chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Phillipin và 37% ở Nhật
Bản, và chiếm 80% ở Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các
nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25 - 35% chất thải sinh hoạt trong toàn
bộ dòng chất thải rắn đô thị.
+ Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi trường Nhật Bản, hàng
năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công
nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải
phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số
còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác
thải sinh hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu
cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón .
+ Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore
được phân loại tại nguồn. Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng
9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa
vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro, nhiệt năng tạo ra được sử dụng để
chạy phát điện cung cấp điện cho 3% hộ dân.
+ Hàng năm toàn nước Mỹ phát sinh một khối lượng rác khổng lồ lên tới
10 tỷ tấn. Trong đó, rác thải từ quá trình khai thác dầu mỏ và khí chiếm 75%;
rác thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; rác thải từ hoạt động
công nghiệp chiếm 9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm 1%; rác thải
sinh hoạt chiếm 1,5%.
Hình 2.1. Thành phần rác thải đô thị của Mỹ năm 2010
(nguồn: EPA, />Qua hình trên thấy, thành phần rác thải sinh hoạt của Mỹ cũng rất đa
dạng, bao gồm các thành phần như: Giấy, nhựa, kim loạ i, thủy tinh, và rác
thải thức ăn thừa…Tuy nhiên tỷ lệ phần trăm các loại rác có sự khác biệt
tùy theo các nguồn khác nhau, nhưng theo số liệu thống kê của bảng thì đặc
trưng rác thải sinh hoạt tại Mỹ là rác thải thức ăn thừa không chiếm tỷ lệ
cao như Việt Nam và một số nước khác.
2.2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có
xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%.
Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển
mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú
Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá
(12,7%), ... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng
đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh
CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm
văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu
tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và
kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y
tế.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô
thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000
tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh
từ tất cả các đô thị.
Bảng 2.1. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2015
STT
1
2
3
4
5
Loại đô thị
Lượng CTRSH
bình quân/người
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH phát sinh
Tấn/ngày
Tấn/năm
Đặc biệt
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
0,924
8.800
3.212.000
1,056
2.073
756.828
0,792
3.776
1.378.350
0,803
4.111
1.500.807
0,715
688
251.339
7.099.324
Tổng
(Nguồn:Kết quả khảo sát năm 2015 và báo cáo của các địa phương)
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị
vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245
tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở
lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng
phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị
khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ
có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng
Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm
3,68%). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là tp. Hồ Chí Minh (5.500
tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất
là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày;
Cao Bằng 20 tấn/ngày; tp. Đồng Hới 32,0
tấn/ngày; tp. Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày. Tỷ lệ
phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô
thị loại I tương đối cao (0,84 - 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có
tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau
(0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị
bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. Tỷ lệ phát sinh
CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như
tp. Hạ Long 1,38 kg/người/ngày; tp.Hội An 1,08 kg/người/ngày; tp. Đà Lạt
1,06 kg/người/ngày; tp. Ninh Bình 1,30 kg/người/ngày.
Nhìn chung, lượng chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: Sự
phát triển của nền kinh tế, và dân số.Theo thống kê mức chất thải rắn ở các
nước đang phát triển trung bình là 0,3 kg/ người/ ngày. Tại các đô thị ở nước
ta, trung bình mỗi ngày mỗi người thải ra khoảng 0,5 kg - 0,8 kg rác. Khối
lượng rác tăng theo sự gia tăng của dân số. Rác tồn đọng trong khu tập thể,
trong phố xá phụ thuộc vào yếu tố như: địa hình, thời tiết, hoạt động của
người thu gom…
Rất khó xác định thành phần CTR đô thị, vì trước khi tập trung đến bãi
rác đã được thu gom sơ bộ. Tuy thành phần CTR ở các đô thị là khác nhau
nhưng đều có chung 2 đặc điểm:
- Thành phần rác thải hữu cơ khó phân huỷ, thực phẩm hư hỏng, lá cây,
cỏ trung bình chiếm khoảng 30 - 60 % , đây là điều kiện tốt để chôn, ủ hay
chế biến CTR thành phân hữu cơ.
- Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác trung
bình chiếm khoảng 20- 40% (Lê Văn Khoa và cs, 2001) [5].
Bảng 2.2. Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị hiện nay
Địa điểm
Hà
Hải
Đà
TT Thành phần rác thải
Đơn vị
Hạ Long
TPHCM
Nội Phòng
Nẵng
1 Chất hữu cơ
(%) 50,10 50,58 40,1-47,1 31,2
41,25
2 Cao su, nhựa
(%)
5,50
4,52
2,7-4,5 22,5
8,78
3 Giấy, cactong giấyvụn (%)
4,20
7,52
5,5-5,7 6,81
24,83
4 Kim loại
(%)
2,50
0,22
0,3-0,5
1,4
1,55
5 Thuỷ tinh, gốm, sứ
(%)
1,80
0,63
3,9-8,5
1,8
5,59
6 Đất đá, gạch vụn
(%)
35,9 36,53 36,1-47,5 36
18
7 Độ ẩm
(%)
47,7 45,48
40-46 39,05 27,18
8 Độ tro
(%)
15,9 16,62
11,0
40,25 58,75
3
9 Tỉ trọng
Tấn/m 0,42
0,45 0,57-0,65 0,38
0,412
(Nguồn: Báo cáo kết quả của trạm quan trắc môi trường quốc gia, 2007).
2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên Thế giới
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới ngày càng được
quan tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành
một cách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân
loại tại nguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận
chuyển theo từng loại rác.
* Tại Nhật: Chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng
nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu
theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle).
Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở Nhật, các hộ gia đình được yêu cầu
phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có
thể cháy và rác có thể tái chế.