Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng quế trên địa bàn xã Sơn Lương huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.17 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

TRIỆU MÙI KHÉ
Tên đề tài
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC TRỒNG QUẾTRÊN
ĐỊA BÀN XÃ SƠN LƢƠNG, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài : Hƣớng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

TRIỆU MÙI KHÉ

Tênđề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC TRỒNG QUẾ TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ SƠN LƢƠNG, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2014 - 2018


Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Quốc Huy

Thái Nguyên - năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận“Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng quế trên địa bàn
xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”được nghiên cứu và thu thập
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn
gốc, đa số thông tin được thu thập từ điều tra thực tế các hộ dân ở địa phương.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và những thông tin trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2018
Sinh viên

Triệu Mùi Khé

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn và thầy giáo hướng dẫn


ii
Ths.Nguyễn Quốc Huy, em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng quế trên địa bàn xã Sơn Lương huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái”.
Để hoàn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy

cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và
rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn
thầy giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Quốc Huy đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn
em thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy - HĐND - UBNDvà
các đoàn thể trong xã Sơn Lương đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em có
thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em đã thực tập tại
cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được
Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2018
Sinh viên

Triệu Mùi Khé


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng cụ thể của một số châu lục 2016 ................................... 16
Bảng 2.2: Các nước xuất khẩu quế trên thế giới năm 2016 ............................ 16
Bảng 4.1: Số liệu khí tượng thủy văn khu vực xã Sơn Lương ....................... 27
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Sơn Lương năm 2016 .................... 29
Bảng 4.3: GTSX các ngành kinh tế của xã Sơn Lươnggiai đoạn 2014 - 2016..... 32
Bảng 4.4: Thành phần các dân tộc của xã Sơn Lương.................................... 33
Bảng 4.5: Tình hình dân số và lao động của xã Sơn Lương năm 2016 .......... 34

Bảng 4.6: Rà soát số hộ trồng quế tại xã Sơn Lương giai đoạn 2014 - 2016 . 37
Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng cây quế xã Sơn Lương qua 3 năm
2014 - 2016 ............................................................................................ 38
Bảng 4.8: Một số đặc điểm chung của các hộ điều tra ................................... 39
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra năm 2017 ...... 40
Bảng 4.10: Chi phí sản xuất 1 ha quế của các hộ điều tra .............................. 41
Bảng 4.11: Doanh thu từ quế 15 năm (tính bình quân cho 1 ha) .................... 42
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế của việc trồng quế của các hộ điều tra năm 2016
Bảng 4.13: Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất
quế năm 2016 ......................................................................................... 47
Bảng 4.14: Một số vấn đề khó khăn trong việc sản xuất quế của các hộ (n=30) .....48


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ tiêu thụ lá, cành quế trên địa bàn Xã Sơn Lươngnăm 2016 .... 44
Hình 4.2: Sơ đồ tình hình tiêu thụ vỏ quế trên địa bàn xã Sơn Lươngnăm
2016 ............................................................................................. 45
Hình 4.3: Sơ đồ thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ quế trên địa bàn xã
Sơn Lương.................................................................................... 46


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa

BQC


: Bình quân chung

CC

: Cơ cấu

DT

: Diện tích

ĐVDT

: Đơn vị diện tích

ĐVT

: Đơn vị tính

GO

: Giá trị sản xuất

GTSX

: Giá trị sản xuất

HQ

: Hiệu quả


HQKT

: Hiệu qủa kinh tế

IC

: Chi phí trung gian

MI

: Thu nhập hỗn hợp

NN-PTNT

: Nông nghiệp-phát triên nông thôn

NS

: Năng suất

Pr

: Lợi nhuận

TC

: Tổng chi phí

TH


: Tiểu học

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TM- DV

: Thương mại - dịch vụ

UBND

: Ủy ban nhân dân

VA

: Giá trị gia tăng

FAO

:Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc


vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN.................................................................................. 4
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ............................................................ 4
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất quế ................................. 9
2.1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng quế............ 11
2.1.4. Đặc điểm sản xuất quế .......................................................................... 12
2.2. Về cơ sở thực tiễn..................................................................................... 15
2.2.1. Thực trạng trồng quế trên thế giới ........................................................ 15
2.2.2. Tình hình tiêu thụ quế trên thị trường thế giới...................................... 17
2.2.3. Thực trạng trồng và phát triển quế ở Việt Nam .................................... 18
2.2.4. Thực tiễn trồng quế tại tỉnh Yên Bái..................................................... 20
2.2.5. Tình hình sản xuất quế ở xã Sơn Lương ............................................... 21


vii
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 22
3.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 23
3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 24
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 24
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất quế của các hộ điều tra........... 24
3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất quế. ......................................... 24
3.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế ................................................. 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 26
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Lương ............ 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Sơn Lương ....................................... 30
4.2. Thực trạng trồng quế trên địa bàn xã Sơn Lương .................................... 37
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất quế của các hộ dân........................... 39
4.3.1. Tình hình chung của các hộ trồng quế .................................................. 39
4.3.2. Chi phí sản xuất quế của các hộ được điều tra...................................... 41
4.3.3. Tình hình sản xuất quế của các hộ điều tra ........................................... 43
4.3.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm quế xã Sơn Lương 2016 .......................... 44
4.4. Phân tích SWOT trong sản xuất quế của các hộ dân xã Sơn Lương ....... 47
4.5. Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng quế................ 49
4.5.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển quế. ........................... 49


viii
4.5.2. Một số giải pháp phát triển cây quế tại xã Sơn Lương ......................... 50
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53

5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 56
II. Tài liệu Internet .......................................................................................... 56
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây quế là một cây có giá trị lớn. Trên thế giới quế phân bố tự nhiên và
được trồng trở thành hàng hóa ở một số nước Châu Á và Châu Phi như
Indonesia, Trung quốc, Việt Nam…Trong các nước có quế cũng chỉ phân bố
tại một số địa phương nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình
thích hợp với nó, ở ngoài vùng sinh thái cây quế sinh trưởng và phát triển
không tốt.
Tại Yên Bái, theo thống kê rừng Yên Bái có 413.103 ha, trong đó diện
tích rừng tự nhiên 234.337 ha, rừng trồng 172.521 ha, trong đó đất rừng quế
tập trung có khoảng 20.000 ha, tỷ lệ che phủ đạt 59.6%, đứng thứ tư trên toàn
quốc. Rừng của Yên Bái được phân về các huyện, xã trong tỉnh.
Xã Sơn Lương là một xã có tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp để phát
triển rừng trồng nói riêng và sản xuất lâm nghiệp nói chung, xã Sơn Lương có
đủ điều kiện nuôi trồng và phát triển toàn bộ cây trồng chủ lực nổi tiếng của
huyện. Nhưng cây được người dân trong xã trồng đa số là cây quế, do cây quế
là cây có giá trị lớn, người dân nơi đây đã gắn bó với cây quế từ lâu đời. Cũng
nhờ cây quế có giá trị lớn nên góp phần cải thiện nhiều đóng góp phần cho
công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương. Bên cạnh giá trị kinh tế nuôi
trồng phát triển cây quế góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng tỷ lệ che
phủ của rừng, giữ đất, hạn chế xói mòn, điều hòa khí hậu, cản bớt nước chảy

bề mặt.
Do vậy nhiều năm gần đây người dân trong xã ra sức trồng mới, diện
tích ngày càng được mở rộng hơn. Tuy vậy, cây quế chưa được quy hoạch
tổng thể và đầu tư thích hợp, từ đó chất lượng sản phẩm quế chưa được đáp
ứng được thị trường, giá trị thu nhập của người sản xuất không còn ổn định.


2
Xuất phát từ thực tế trên đòi hỏi sự xem xét tình hình sản xuất quế tại địa
phương, đòi hỏi đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của cây trồng là một
trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu
quả sản xuất quế để giúp nông hộ sản xuất quế có hiệu quả hơn. Vì vậy việc
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng quế trên địa
bàn xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” sẽ góp phần giải quyết
các vấn đề trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quế trên địa bàn xã Sơn
Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất quế trên địa phương trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của việc sản xuất quế.
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên KT - XH xã Sơn Lương.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất cây quế tại xã Sơn Lương
-Phân tích thuận lợi và khó khăn của các hộ gia đình trong việc sản xuất quế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sản
xuấtquế trong thời gian tới.
1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học

- Củng cố lý thuyết cho sinh viên trong quá trình đi thực tập tại cơ sở.
Tạo cơ hội cho sinh viên vận dụng những kiến thức kỹ năng đã được học ở
nhà trường vào thực tế.
- Giúp rèn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen với
công việc, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này.


3
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về hiệu quả kinh tếcủa
việc trồng cây quế tại địa phương.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm bắt được tình hình trồng quế và vị trí của cây Quế trong sự phát
triển kinh tế địa phương. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây Quế.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển việc trồng quế
trên địa bàn xã Sơn Lương trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế của người dân.
1.4. Bố cục của khóa luận
- Phần 1:Mở đầu
- Phần 2:Tổng quan tài liệu
- Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Phần 5:Kết luận và kiến nghị


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận

2.1.1.Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
Mục đích của việc trồng quế và phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn
nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi
nguồn lực sản xuất có hạn và ngày càng khan hiếm, để tạo ra khối lượng sản
xuất lớn nhất đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội là mục tiêu của các hộ trồng
quế, hay nói một cách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế
nào để có chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất.
Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là mối
quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan
tâm của chung toàn xã hội.
2.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
HQ (hiệu quả) là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp
đến nền kinh tế sản xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá
và lựa chọn các phương án hành động. HQ được xem xét dưới nhiều góc độ
và quan điểm khác nhau: HQ tổng hợp, HQKT (hiệu quả kinh tế), HQ chính
trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ tuyệt đối,... Ngày
nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những dự án đầu
tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều
phương diện.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi
sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước”.Còn theo P.Samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản
xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không
cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm


5
trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất của hai quan điểm này đề
cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng
như nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh

tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng
sản xuất thì sản xuất có HQ.
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính
được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù
kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”.
HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể
về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy HQ kỹ
thuật liên quan đếnphương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào,
đầu ra, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt
được lợi nhuận tối đa. Thực chất của HQ phân phối, chính là HQ kỹ thuật có
tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính là HQ về giá.
Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh: "HQKT là phạm trù kinh tế khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định".
Mục tiêu ở đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh
nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn,...).
Như vậy, mặc dù còn có nhất nhiều những quan điểm khác nhau về
khái niệm HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: HQKT chính là


6
phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên
vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận.
2.1.2.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đang
khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh để
tìm kiến cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là tìm
kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có HQKT cao nhất, đó là sự kết hợp các
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất, nguồn lực nhất định.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học kỹ thuật và việc áp dụng
vào trong sản xuất, vốn, chính sách,... quy luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó
nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn,
có như vậy mới nâng cao được HQKT.
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và
yếu tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và HQ sản xuất. Kết quả
là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung
tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan
tâm đến hoặc là quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt đối (phép
trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng
tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, thu nhập,
lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:
- Quy luật cung - cầu
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần.
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét đến hiệu quả hữu ích
được tạo ra như thế nào, có được chấp nhận hay không. Như vậy, HQKT liên
quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.


7
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp
là rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi

phí vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh giá
phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu
vào và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hết sức quan trọng
trong việc đánh giá HQKT. Tùy thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của
ngành sản xuất khác nhau thì HQKT được xem xét dưới góc độ khác nhau,
cũng như các yếu tố tham gia sản xuất. Xác định các yếu tố đầu ra, các mục
tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng
hóa sản xuất ra phải được trao đổi trên thị trường, các kết quả đạt được là:
Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận,... Xác định các yếu tố đầu vào đó là những
yếu tố chi phí về vật chất, công lao động, vốn,...
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân
bổ chi phí, hạch toán chi phí,... Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết quả
về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất,... không thể lượng hóa được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải
phát triển không ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ
chức sản xuất sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng cao HQKT của quá
trình sản xuất.
Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai
phạm trù kết quả và HQ:


8
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình
kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Như vậy kết quả có
thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ

thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình kinh doanh
tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m2, m3, lít,… các đơn vị giá trị có thể là đồng,
triệu đồng, ngoại tệ,…
Trong khi đó HQ là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo lường bằng
các đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có thể tính
toán trình độ lợi dụng nguồn lực bằng số tương đối là tỷ số giữa kết quả và
hao phí nguồn lực.
Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối: Phạm trù này
chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là
kết quả của quá trình kinh doanh không bao giờ phản ánh được trình độ lợi
dụng nguồn lực sản xuất
Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái
niệm về hiệu quả kinh tế được đưa ra như sau:
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là
PaulA.Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằ ng, một nền kinh tế có hiệu
quả,một doanh nghiệp có làm ăn có hiệu quả thì các điểm tựa lựa chọn đều
nằ mtrên đư ờng giới hạn khả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa
làkhông lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ
hội“hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một số
loạihàng hóa này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Mọi
nềnkinh tế có hiệu quả nằ m trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”.
- Theo quan điểm của Mác, hiệu quả đó là việc “tiết kiệm và phân
phốimột cách hợp lí thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các


9
ngành”hay tăng hiệu quả. Mác còn cho rằ ng “nâng cao năng su ất lao động
vượt quánhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội.
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của

cáchoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của
nềnsản xuất xã hội do nhu cầu cuộc sống tăng, nhu cầu công tác quản lý, tổ chức.
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù xã hội với những đặc trưng phức
tạpnên đánh giá hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức khó khăn và mang tính
chấtphức tạp. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự
trữ tàinguyên nhất định, tạo ra được khối lượng sản xuất hàng hóa nhiều nhất,
hay nóicách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm như thế nào
để có chi phí tài nguyên lao động thấp nhất. Điều đó cho ta thấy hiệu quả kinh
tế liênquan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra.
- Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan,
nókhông phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của
sảnxuất là đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần văn hóa cho xã hội. Hiệu quả
kinhtế phản ánh thực chất các nhu cầu của xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem
xéthiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà thông qua đó tìm
racác giải pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu quả kinh tế đóng
vaitrò quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằ m tìm
ra những giải pháp có lợi nhuận.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất quế
Trong điều kiện các nguồn lực có hạn không thể tạo ra kết quả bằng
mọi giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nguồn lực ít nhất. Hiệu quả kinh tế
của việc trồng quế ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngay từ quá trình trồng quế
với mức độ ảnh hưởng khác nhau, cụ thể như:


10
2.1.2.1.Áp dụng khoa học,công nghệ vào trồng quế
Yếu tố này có nghĩa là đổi mới công nghệ có thể hướng tới việc tiết
kiệm chi phí, nguồn lực.Phát triển công nghệ đòi hỏi phải sử dụng đầu vào tiết
kiệm. Vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn lực trong trồng quế phụ thuộc vào
những thay đổi cải tiến về khả năng áp dụng công nghệvào trong sản xuất từ đó

sẽ làm thay hiệu quả của việc trồng quế.
2.1.2.2.Khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới của người dân
Sự tiếp thu kỹ thuật mới của người nông dân và năng suất của cây quế
có mỗi quan hệ chặt chẽ đến kiến thức và kỹ thuận canh tắc.Vì vậy kinh
nghiệm và trình độ có thể ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của việc trồngquế.
2.1.2.3.Về đất đai
Những đặc tính lý hóa của đất quy định độ phì nhiêu tốt hay xấu, địa
hình, vị trí khu vực trồng quế có thuận lợi khó khăn gì cho giao thông vận
chuyển vật phục vụ sản xuất…
2.1.2.4.Thời tiết khí hậu
Trong sản xuất nông lâm nghiệp các đối tượng sản xuất khác nhau
thường bị ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu cũng khác
nhau. Vì vậy trồng quế cần xác định vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh
trưởng và phát triển tốt của cây, từ đó đặt được hiệu quả kinh tế.
2.1.2.5.Thị trường đầu vào và đầu ra của việc trồng quế
Trong sản xuất nông -lâm nghiệp, phần lớn thị trường có tính cạnh
tranh hoàn hảo so với các ngành khác, Vì vậy khi tạo ra môi trường cạnh
tranh lành mạnh là điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Môi
trường lành mạnh các thành phần kinh tế có quyền ngang nhau trong tạo vốn,
sử dụng thông tin, mua bán các sản phẩm.


11
2.1.2.6.Chính sách của chính phủ
Có hai nhóm chính sách, một là chính sách thông qua giá,như chính sách
giá sản phẩm, chính sách đầu vào… tác động trực tiếp đến kết quả vàhiệu quả
kinh tế. Hai là chính sáchkhông thông qua giá như phát triển cơ sở hạ tầng,giáo
dục,khuyến nông,cung cấp tín dụng…có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh
tiếp đến hiệu quả kinh tế(Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung).[7]
2.1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng quế

Nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng khăn hiếm trong khi nhu cầu
của con người ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu xã hội đó thì người trồng
quế phải tính đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt với sản xuất nông -lâm nghiệp
sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên ẩn chứa nhiều rủi do làm cho
hiệu quả kinh tế không ổn định. Vì thếkhi thực hiện quá trình sản xuất các cá
nhân hay tổ chức đều phải tính toán kỹ lưỡng sao cho quá trình của mình đặt
được hiệu quả nhất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế giúp xác địnhđược đồng chi, đồng thu từ đó
có thể đưa ra mức đầu tư hợp lý là cơ hội để tăng lợi nhuận, đảm bảo lợi ích
cho người sản xuất, người tiêu dùng và cho toàn xã hội
Đánh giá hiệu quả kinh tế là tích lũy vốn, tiếp tục đầu tư tái sản xuất
mở rộng, đổi mới cộng nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường từ
đó thu nhập của người trồng quế quế, người lao động được cải thiện.
Vì vậy đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần
phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông -lâm nghiệp nói riêng.
Chỉ khi đánh giá được hiệu quả kinh tếthì khi đó nguồn lực mới được khai
thác và sử dụng hợp lý,đầy đủ và bền vững.
Đối với quế là cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta, cây quế
có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị,
nhất là giá trị xuất khẩu. Cây quế có nguồn lợi kinh tế lớn và gắnliền với đời


12
sống của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái),
Thái,Mường (Nghệ An)… nơi mà đa phần diện tích là đồi núi. Từ đó cây quế
làm một thế mạnh của một số tỉnh phát triển sản xuất Nông -Lâm nghiệp:
- Cây quế mang lại thu nhập cao góp phần tích cực trong công tắc ổn
định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
-Tạo việc làm ở nông thôn miền núi, hạn chế tiêu cực rủi do, tình trạng
thiếu việc làm của người lao động, tình trạng du canh du cư, hoang hóa đất rừng.

-Đa dạng hóa đối tượng sản xuất nông-lâm nghiệp,tại nền vùng sản
xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa, vùng sinh thái nông nghiệp bền vững.
- Cung cấp một lượng lớn sản phẩm làm nguyên liệu chế biến,y học,
xuất khẩu.
Ngoài lợi ích về kinh tế-xã hội cây quế góp phần vào bảo vệ môi
trường sinh thái, tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở vùng đất đồi núi
dốc. Bảo tồn và phát triển nguồn gen quý cây bản địa.
2.1.4.Đặc điểmsản xuất quế
Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành cao trên
15m, đường kính có thể đặt tới 40cm, quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá
có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổ rõ ở mặt dưới của lá có màu xanh
đậm.Mặt trên có màu xanh bóng,các gân bên song song.
Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, thân gỗ,rễ đều có chứa tinh
dầu, đặc biệt trong vỏ quế có chứa hàm lượng tinh dầu cao nhất có khi đặt đến
4-5%.
Những cây trên 15 tuổi và cho chất lượng hạt giống ổn định về di
truyền,chu kỳ sai quả thường 2-3 năm 1 lần.
* Gây trồng:
Trồng quếlà phong tục tốt và lâu đời của đồng bào các tộc Dao,
Mường, Thái, CaToong,Boo ở nước ta. Một năm có 2 mùa trồng quế


13
mùaxuân vào các tháng 2,3 và mùa thu vào các tháng 8,9 tùy vào thời tiết
từng vùng, đồng bào Yên Bái tập trungtrồng quế vào các tháng đầu xuân, các
tỉnh miền Trung thì trồng vào vụ thu khi đã có mưa nhiều, đất ẩm, thời tiết dịu
tránh được gió nóng vào màu hè.
Mật độ trồng quế phụ thuộc vào cường độ và mục đích kinh doanh,ở
những nơi có cường độ kinh doanh cao, có thể tận thu hết sản phẩm mật độ
trồng có khi đạt 10.000 cây/ha trái lại những nơi có cường độ kinh doanh

thấp, mật độ trồng từ 1000-3000 cây/ha.
* Khai thác quế:
Các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng và có giá trị kinh tế cao. Vỏ,
cành,lá đều dùng lầm thuốc, lá dùng để trưng cất tinh dầu. Vỏ quế là sản
phẩm chính của cây quế dùng để làm thuốc và chế biến nhiều hương liệu có
giá trị.Ngoài ra thân gỗ cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với rừng quế cao: sau khi trồng 15-20 năm thì bắt đầu thu hoạch,
có hai thời vụ bóc vỏ quế, quế xuân bóc vào tháng 2-3 cho chất lượng tốt và
quế thu bóc vỏ vào cuối tháng 7 đầu tháng 8.
Đối với quế thấp: sau khi trồng từ 3-6 năm có thể thu hoạch chặt cây
gốc lấy vỏ. Về sau cứ 3 năm chặt thu hoạch 1 lần.
Trên một cây quế có thể khai thác tất cả vỏ một lần và chặt cây, hoặc
cũng có thể khai thác vỏ nhiều lần trong nhiều năm trên một cây. Khi khai
thác một bộ phận vỏ quế trên một cây về một phía, cây quế không chết mà có
xu hướng sinh trưởng ra vỏ mới để liền những phần vỏ đã bị bóc vỏ. Khai
thác nhiều lần trên một cây là bóc đi 1/4 thậm chí là 1/2 vỏ quế về một phía,
sau đó tiếp tục nuôi cây cho các lần bóc sau đó. Phương thức khai thác này
thường chỉ áp dụng cho các cây quế quý hiếm và yêu cầu sản phẩm vỏ quế
khôngnhiều.


14
Trong thực tế, do yêu cầu cùng một lúc phải có nhiều sản phẩm nên
thường áp dụng các phương thức khai thác hết tất cả vỏ cây của toàn bộ cây
trong một mùa khai thác (khai thác trắng), ưu điểm là thu được nhiều sản
phẩm và dễ áp dụng. Ngoài ra còn có phương thức khai thác các cây có đường
kính đã định trước (khai thác chọn) phương thức này thu được sản phẩm theo
ý muốn, nhưng khó bố trí khai thác, chu kỳ kinh doanh dài. Ở nước ta có 2
mùa khai thác vỏ quế, vào mùa xuân thời tiết ít mưa, nắng ấm kéo dài rất
thích hợp cho khai thác và chế biến vỏ quế. Mùa thu, thường có mưa nhiều,

thời tiết âm u rất rễ cho vỏ bị mốc, bị mục ải.
Tuy nhiên nhân dân cho biết vỏ quế thu hoạch vụ thu có hàm lượng
tinh dầu nhiều hơn vỏ quế khai thác vụ xuân, khai thác đúng mùa thì vỏ dễ
dàng bóc ra khỏi thân cây, vỏ không bị gãy, bị vỡ, bị sát lòng hay bị dính vào
thân. Trong một khu rừng khi bóc thử một số cây thấy dễ bóc thì nhìn chung
cả khu rừng có thể khai thác vỏ được, kỹ thuật khai thác vỏ quế thường qua các
bước sau đây:
- Chuẩn bị rừng khai thác, bóc thử một vài cây để xác định thời điểm
khai thác.
- Dùng dụng cụ bóc vỏ để bóc một khoanh vỏ quanh thân sát gốc có
chiều dài từ 40-60cm.
- Chặt ngã cây.
- Dùng dao bóc vỏ để bóc vỏ ra khỏi thân cây theo quy cách đã xác định.
Trong khi bóc vỏ ra khỏi thân cây, cần chú ý để có nhiều khoanh vỏ
đẹp, hợp quy cách các loại sản phẩm ngay từ lúc cắt khoanh, để các thanh vỏ
quế thẳng, đều, không bị mắt chế, không bị thủng lỗ. Khi lột vỏ ra khỏi thân
cây cần nhẹ nhàng, không để lòng thanh quế bị xây xát hai đầu thành không


15
bị nứt rạn, cũng có thể lau sạch thanh quế, lau khô nước lòng thanh quế trước
khi đem ủ để tránh mốc.
* Chế biến quế:
-Cất tinh dầu: Các bộ phận của cây đều có thể cất lấy tinh dầu,song vỏ
quế là sản phẩm có giá trị cao hơn,nên ít khi sử dụng để cất tinh dầu mà chủ
yếu dùng làm thuốc. Lá quế hái về,đem phơi khô bó thành từng bó khoảng
10kg cất giữ trong kho, 1 tháng sau đem trưng cất tinh dầu. Không hái lá quế
vào mùa xuân và trước khi bóc vỏ quế.
Ngoài việc lấy lá trưng cất tinh dầu, vào mùa thu khi cây ngừng sinh
trưởng chặt tải những cành nhỏ cũng có thể dùng để trưng cất tinh dầu tốt.

-Bảo quản sản phẩm quế:
Sau khi phơi khô,xếp quế ngay ngắn vào trong thùng hay bỏ trong các
túi nilon.Không để vỏ quế gãy vỡ sẽ làm giảm chất lượng quế. Tinh dầu quế
có khả năng ăn mòn kim loại, tinh dầu thu được sau khi chưng cất nên
đựngvào thùng trắng men hoặc thùng nhựa thực phẩm.Cả vỏ quế khô và tinh
dầu đều cần được bảo quản ở nơi khô ráo,thoáng mát và tránh ánh nắng mặt
trời chiếu trực tiếp.
2.2.Về cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng trồng quếtrên thế giới
Trên thế giới cây quế phấn bố tự nhiên và gây trồngtrở thành hàng hoá
một sốnước nước Châu Á và Châu Phi như Indonexia,Trung Quốc, Việt
Nam,Xrilanca và Madagasca.Trong đó các nước có quế cũng chỉ phân bố ở
một số vùng địa phương nhất định,có đặc điểm khí hậu và đất đai và đại hình
thích hợp của nó,ở ngoài vùng sinh thái cây quế sinh trưởng và phát triển
không tốt. Trong đó Châu Á chiếm sản lượng sản xuất lớn nhất, Châu Phi,
Châu Mỹ chiếm 1 phần nhỏ.


×