Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn toán THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 40 trang )

PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo, coi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển; coi giáo dục - đào tạo là quốc
sách hàng đầu; và muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh
GD - ĐT. Đây chính là những cơ hội, những thách thức mới đòi hỏi ngành GD -ĐT phải có
nhiều đổi mới, trong đó có đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học.
Trong Điều 24, mục 2 Luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ:
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trong những năm học vừa qua, việc áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy ở trường
THPT nói chung và phân môn Toán học nói riêng đã đem lại những kết quả bước đầu đáng
khích lệ, học sinh hoạt động tích cực hơn trong giờ học, các em nắm vững và chủ động tìm tòi,
phát hiện tri thức, giáo viên không còn là người làm thay mà các em đã phát huy được vai trò
thực sự của mình . Đó là thành quả của phong trào đổi mới phương pháp dạy học , trong đó sử
dụng bản đồ tư duy là phương tiện dạy học tương đối mới mẻ tại nước ta vì đây là phương pháp
mang lại tâm lí thỏa mái, vui vẻ, đầy tính sáng tạo rất phù hợp với tình hình dạy học của giáo
viên và học sinh hiện nay và các phong trào do Bộ giáo dục phát động như phong trào “
Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”.
Tuy nhiên hiện nay, còn nhiều học sinh học tập thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức
một cách rời rạc, máy móc hay theo một trình tự áp đặt của thầy cô giáo dẫn đến học sinh
chóng quên. Do đó sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức rất thuận lợi trong quá trình
học tập, tư duy và ghi nhớ kiến thức. Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở chính học sinh hình
thành, sáng tạo thỏa sức, là sản phẩm của chính tay học sinh tạo ra nên học sinh nhớ rất lâu,
đồng thời bản đồ tư duy được thể hiện bằng màu sắc, đường nét và dùng những từ khóa để ghi
chép một cách ngắn gọn, đầy đủ giúp học sinh quan sát được tổng thể hệ thống kiến thức.
Dạy học bằng những phương pháp tích cực và có sử dụng bản đồ tư duy là một phương
pháp dạy học mới được áp dụng nên bước đầu cả thầy và trò đều bở ngỡ và gặp không ít khó
khăn: Học sinh chưa quen với việc sử dụng bản đồ tư duy để hình thành được phương pháp


GV: Trần Thị Kim Dung

1


tổng quát hóa nội dung của một tiết học, chưa quen trong quá trình thể hiện các nhánh cho
khoa học. Đó là chưa kể đến một bộ phận học sinh lười tư duy và thụ động trong học tập
Đối với giáo viên sử dụng bản đồ tư duy gặp rất nhiều khó khăn trong khâu soạn ,
giảng. Trong thực tế giảng dạy môn toán, qua một thời gian tìm hiểu chúng tôi thấy rằng khi
dạy tiết lý thuyết chỉ có một đơn vị kiến thức rất khó hình thành bản đồ tư duy, các tiết lý
thuyết là xây dựng kiến thức mà bản đồ tư duy thường dùng để hệ thống, củng cố kiến thức.
Phần khác do một số giáo viên suy nghĩ là dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức nhằm mục
đích là nhớ kiến thức để vận dụng vào giải bài tập. Khi dạy tiết ôn tập chương giáo viên
thường ngại khó, chỉ hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết một cách qua loa đại khái rồi dành
thời gian còn lại để hướng dẫn học sinh giải bài tập hoặc bỏ qua phần ôn tập lý thuyết chỉ
hướng dẫn giải bài tập khi nào cần kiến thức nào thì mới yêu cầu hoc sinh nhắc lại, hoặc ôn
tập kỹ lý thuyết thì thời gian hướng dẫn ôn các dạng loại bài tập trong chương không đảm bảo.
Trong khi đó phân phối chương trình thì tiết ôn tập chương được phân bố thời lượng tối đa
chỉ từ một đến hai tiết, nhưng nội dung ôn tập phải chuyển tải một lượng lớn kiến thức cơ bản
của chương và bài tập vận dụng. Không ít học sinh lúng túng không biết học bắt đầu từ đâu ,
làm sao ghi nhớ các kiến thức, bởi lẽ kiến thức tổng kết chương nhiều, học sinh không biết sắp
xếp ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống , không thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức
dẫn đến nhầm lẫn, chán nản trong các giờ học kể cả tự học ở nhà.. Ghi chép một cách thụ
động các bài tập của giáo viên cung cấp nên khi gặp các bài tập tương tư. vẫn không biết
cách giải quyết. Mặt khác, một số giáo viên còn ngần ngại sử dụng bản đồ tư duy. Vì chưa
xác định rõ quy trình dạy học và vẽ bản đồ tư duy, nên khi bắt tay vào vẽ thì cứng nhắc, rập
khuôn theo mẫu ,trong đó các nhánh phải cong, lúc ngoặc sang trái, lúc ngoặc sang phải , chữ
viết lúc xuôi, lúc ngược, khó đọc dẫn đến thiếu tính sư pham.; đồng thời khi sử dụng phần
mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap lại gặp nhiều trở ngại nhất cấu hình máy vi tính phải đủ
mạnh .Với thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạng đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ phần

nào những vướng mắc trên.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Bản đồ tư duy là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét,
màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của não bộ. Bản đồ tư duy
hoạt động dựa trên hai nguyên tắc chủ chốt là tưởng tượng và liên kết. Não bộ của con người
chính là bộ máy nhận nó và nhân các ý tưởng bằng sự liên kết.
Do đó dạy học có sử dụng bản đồ tư duy trong môn Toán góp phần tích cực quyết định sự
thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung
GV: Trần Thị Kim Dung

2


tâm. Chấn chỉnh được tình trạng lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, rời rạc, tạm thời của
học sinh. Hình thành cho học sinh thói quen tìm tòi, đào sâu suy nghĩ có khoa học làm chủ
được kiến thức, xây dựng lòng tự tin cho học sinh trong học tập, xóa bỏ được tình trạng nhút
nhát, rụt rè, ngại khó của học sinh. Đồng thời góp phần phát triển nhân cách và thói quen
làm việc , giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống sau này.
Dạy học có sử dụng bản đồ tư duy trong môn Toán nhằm giúp cho học sinh tự hình thành,
lĩnh hội và khắc sâu kiến thức một cách hiệu quả nhất thông qua tự nghiên cứu, tự hệ thống
các kiến thức bằng cách hình thành bản đồ tư duy. Từ đó tư duy, phân tích để đưa ra cách giải
các dạng bài tập một cách hợp lí nhất.
Dạy học có sử dụng bản đồ tư duy trong môn Toán là đòn bẩy góp phần đẩy mạnh công
tác đổi mới phương pháp dạy học tích cực ở các môn học khác và xử lí các hoạt động khác
trong cuộc sống thường ngày.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trên các cơ sở lí luận, thực tiễn và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã chọn phạm vi nghiên
cứu của đề tài là :
- Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy hoc môn toán khối 10 và 11
- Các tiết dạy học lí thuyết, ôn tập chương môn Toán ở các lớp

II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu
a. Cơ sở lí luận:
Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Ngành
giáo dục nước ta không ngừng đổi mới phương pháp, nội dung để đào tạo con người mới . Đặc
biệt trong các năm học qua ngành giáo dục đã đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nhất là dạy học có sử dụng bản đồ tư duy
không chỉ khắc phục được tình trạng dạy học theo lối “ đọc chép” mà cả xã hội đang bức
xúc và còn đưa học sinh vào trạng thái hăng hái hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, giúp
cho học sinh phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp tự học, tạo hứng thú,
đam mê trong học tập.
Dạy học theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm đã đặt ra cho giáo viên nhận thấy được
quy luật nhận thức của học sinh. Học sinh là chủ thể xây dựng và tiếp nhận kiến thức, hình
thành kỹ năng, kỹ xảo và thái độ một cách chủ động mà chính bản thân đã hình thành được
qua việc tự xây dựng bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép bằng hình ảnh, màu
GV: Trần Thị Kim Dung

3


sắc, đường nét và chọn lọc những kiến thức cơ bản để biểu đạt theo sự sắp xếp có khoa học
của học sinh một cách sáng tạo theo suy nghĩ riêng của mình, giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu
và vận dụng tốt..Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của học sinh
rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó hỗ trợ rất tốt trong quá trình dạy của giáo viên và học tập
của học sinh, những nội dung chính sẽ đựơc khái quát thông qua các từ khóa ngắn gọn cho
từng nhánh trên bản đồ.
b. Cơ sở thực tiễn:
Trong các năm học vừa qua việc áp dụng phương pháp dạy học mới, sử dụng bản đồ tư
duy vào giảng dạy môn toán tại trường. Bản thân chúng tôi nhận thấy được sự lúng túng trong
việc hình thành bản đồ tư duy cho từng tiết dạy, hệ thống kiến thức từng phần, từng chương;

thiết kế và thực hiện các hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh
làm trung tâm.
Hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chưa thật sự độc lập suy nghĩ .
Nhiều HS không biết cách đọc và lưu giữ thông tin (nghe giảng thì không ghi được; ghi thì
không nghe được; sắp xếp lộn xộn; ghi xong quên ngay, khi trả bài hoặc làm kiểm tra thì hỏi
thầy ơi nó ở phần nào, mục mấy,... )
Hầu hết học sinh chỉ đơn thuần là tìm kiếm kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa và ghi
nhớ theo kiểu rời rạc, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các bài, các chương theo một
hệ thống tư duy có lôgic và nhớ , thuộc kiến thức theo một trình tự sắp đặt , bắt buộc của thầy
cô giáo , của sách giáo khoa, …
Mặt khác, dạy học có sử dụng bản đồ tư duy là một phương pháp dạy học mới. Do đó
nhiều học sinh khi tiếp cận còn bỡ ngỡ, một số thầy cô giáo còn lúng túng trong quá trình
giảng dạy cũng như hình thành bản đồ tư duy. Đặc biệt một số thầy cô giáo và học sinh gặp
nhiều khó khăn trong việc đưa bản đồ tư duy vào tiết học như thế nào, tại thời điểm nào cho
thích hợp.Bên cạnh đó việc vẽ bản đồ tư duy trên giấy, trên bảng, trên bảng phụ, trên máy vi
tính của thầy cô giáo gặp rất nhiều khó khăn . Mặt khác vì không tuân theo một chuẩn mực
nào, nên không ít giáo viên vi phạm nguyên tắc ghi bảng khi hình thành kiến thức theo dạng
bản đồ tư duy
Vậy làm thế nào để có thể có được một tiết dạy lí thuyết ,một tiêt dạy luyện tập , một tiêt
dạy ôn tập chương... một cách trọn vẹn đảm bảo đúng quy định của chuẩn kiến thức kỷ năng và
đạt hiệu quả cao? Đây chính là vấn đề khiến tôi – người trực tiếp giảng dạy môn Toán trường
THPT Long Thành luôn trăn trở suy nghĩ. Việc tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề trên, sẽ
giúp cho chúng ta giảng dạy thành công như mong muốn. Xuất phát từ những lí do nêu trên,
GV: Trần Thị Kim Dung

4


Chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Toán lớp 10 và 11” để
nghiên cứu và vận dụng với mong muốn giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu ,có hệ thống và

giúp thầy cô giáo có thể dạy tốt các tiết trong chương trình toán THPT.
2. Các biện pháp tiến hành
- Xây dựng ý tưởng
- Thiết kế bài giảng dựa trên ý tưởng
- Áp dụng vào các bài giảng trên lớp
PHẦN B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Nhiệm vụ của đề tài:
“Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán lớp 10 và 11 ”
- Giúp cho giáo viên dễ dàng dạy học đảm bảo và chính xác nội dung trọng tâm của
từng bài, từng đơn vị kiến thức, từng chương, xác định đầy đủ một cách có hệ thống các kiến
thức kỹ năng cơ bản có trong bài trong chương và mối quan hệ giữa chúng theo chuẩn kiến
thức kỹ năng từng bài khai thác, mở rộng kiến thức kỹ năng trên chuẩn cho học sinh khá giỏi.
- Giúp học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học
tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại
kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới…. Học sinh phát huy năng
lực , sáng tạo, phù hợp với phương pháp dạy học hiện nay, giúp học sinh phát huy tối đa khả
năng nhận biết, thực hiên và vận dụng. Trong quá trình học tập, nghiên cứu hình thành cho
học sinh phương pháp học tập tích cực, tránh được tình trạng lĩnh hội kiến thức thụ động theo
trình tự áp đặt của giáo viên.
- Đề xuất các phương án dạy học có sử dụng bản đồ tư duy nhằm tháo gỡ những khó
khăn trong việc soạn - giảng của giáo viên nhất là sử dụng máy vi tính trong soạn giảng.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI
1. Thuyết minh tính mới


Tổ chức dạy học một tiết lý thuyết có sử dụng bản đồ tư duy

Hiện nay khi soạn - giảng kiểu bài dạy: “ Có sử dụng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết môn
Toán THPT” thầy cô giáo cần thực hiện như sau:

+ Nghiên cứu chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ giáo dục quy định. Xây dựng đúng đủ,
chính xác kế hoach bộ môn và mục tiêu từng bài dạy.
GV: Trần Thị Kim Dung

5


+ Nghiên cứu kỹ trước nội dung từng bài, từng chương từ đó xác định nội dung trọng
tâm của bài.
+ Dựa trên những nội dung đã chuẩn bị thầy cô giáo tiến hành xây dựng bản đồ tư duy
cho từng bài học.
+ Thiết kế các hoạt động dạy học thích hợp khi có sử dụng bản đồ tư duy.
+ Để thực hiện tốt việc soạn - giảng theo các yêu cầu trên chúng ta nên thực hiện đầy
đủ các bước sau:
a. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Chuẩn bị của giáo viên:
- Xác đinh đúng mục tiêu của bài . Nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài và bám
sát chuẩn kiến thức kỹ năng do bộ Giáo dục và Đào tạo quy định , xác định đúng trọng tâm
của bài và các mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng
- Hệ thống kiến thức của bài và phân loại bài tập theo từng dạng để vận dụng
( chuẩn và trên chuẩn), mối quan hệ giữa kiến thức – kỹ năng từng bài.
- Bảng phụ, giấy khổ A0, phấn màu để vẽ bản đồ tư duy và các đồ dùng dạy học có liên
quan.
- Giáo án điện tử có vẽ bản đồ tư duy dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh ( nếu
dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy nên soạn trên Power Point có hiệu ứng
từng nhánh để tăng tính trực quan, sinh động).
- Chia học sinh thành các nhóm ( thường chia thành 6 nhóm).
+ Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc , nghiên cứu trước nội dung bài học và tiếp cận bài tập của bài học đó. Tự xây
dựng bản đồ tư duy theo cách hiểu của cá nhân

- Tìm hiểu các dạng bài tập đã giải trong chương và ghi nhớ cách giải
- Bảng nhóm, giấy khổ A4, phấn màu, bút tô để vẽ bản đồ tư duy.
- Chia nhóm, chọn nhóm trưởng đại diện cho nhóm
b. Về nội dung và phương pháp dạy học:
- Hệ thống kiến thức, xác định kiến thức trọng tâm.
- Các dạng bài tập theo từng đơn vị kiến thức được hệ thống ở bản đồ tư duy.
- Bản đồ tư duy được vẽ trên giấy khổ A0, hoặc bảng phụ, hoặc trên máy vi tính để trình
chiếu khi dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
- Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động
nhóm, … và các kỹ thuật dạy học bổ trợ khác. Để hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm hình
GV: Trần Thị Kim Dung

6


thành bản đồ tư duy củng cố bài học hoặc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm tự hình thành
bản đồ tư duy.
- Quy trình vẽ một bản đồ tư duy gồm các bước sau:
+ Xác định rõ mục tiêu trọng tâm của bài.
+ Chọn hình ảnh làm hình ảnh trung tâm cho phù hợp với nội dung trọng tâm.
+ Đặt mẫu vẽ theo trang ngang và vẽ từ chính giữa vẽ ra.
+ Vẽ lần lượt các nhánh từ nhánh cấp 1 đến các nhánh cấp tiếp theo, nhánh vẽ theo các
kiểu khác nhau tùy thuộc vào nội dung ghi trên nhánh, ta có thể chọn nhánh kiểu ghi chữ trên
nhánh, ghi chữ trong khung của nhánh hoặc nhánh nét đứt và ghi chữ cùng một màu với
nhánh, không trùng lặp lại màu sắc, tạo bố cục hài hoà, khoa học và mối quan hệ giữa chúng
( nếu có ).
+ Sử dụng các cụm từ “ then chốt “, công thức, ví dụ minh họa, hình vẽ trên các nhánh
theo đúng từng nội dung của nhánh.
+ Lập bảng thuyết minh cho từng bản đồ.
Trong quá trình soạn - giảng tiết lý thuyết thầy cô giáo thường thực hiện phương pháp

này theo ba phương án sau:
Phương án 1: Hình thành bản đồ tư duy ngay từ đầu tiết học
- Đây là phương án thực hiện mang lại hiệu quả tương đối cao, đáp ứng tốt nhu cầu học
tập của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực. Xây dựng bản đồ tư duy ngay từ đầu và
hoàn thiện xuyên suốt trong cả tiết dạy đã lôi cuốn học sinh vào trạng thái tự học, tự tìm ra
kiến thức thông qua cách xây dựng các nhánh của bản đồ tư duy. Trong qúa trình soạn - giảng
giáo viên thường thực hiện theo quy trình sau:
Kiểm tra bài cũ xong , giáo viên tạo tình huống có vần đề để xây dựng kiến thức trọng
tâm của bản đồ tư duy, từ đó hướng học sinh tự tìm kiến thức để xây dựng tuần tự các nhánh
của bản đồ tư duy. Giáo viên hình thành hình ảnh của bản đồ tư duy trên bảng hoặc bảng phụ,
(Lưu ý giáo viên không nhất thiết phải trình bày hệ thống nội dung kiến thức dưới dạng bản đồ
tư duy có các nhánh phải cong trái, quẹo phải; mà nên ghi sao cho ngay thẳng rõ ràng dễ đọc
và đảm bảo cách ghi bảng khoa học, hợp lý) dưới lớp học học sinh cũng xây dựng bản đồ tư
duy theo hướng của học sinh trên khổ giấy A 4 (mẫu ngang), quá trình hình thành và bổ sung cho
bản đồ tư duy trong suốt tiết dạy. Đến phần củng cố giáo viên tổ chức hoạt động nhóm để học
sinh hệ thống lại kiến thức bằng bản đồ tư duy ( thực hiện từ 2 đến 3 phút) , thống nhất ý kiến
các bạn trong nhóm và hình thành bản đồ tư duy trên bảng phụ . Giáo viên thu kết quả các
GV: Trần Thị Kim Dung

7


nhóm và gọi một vài nhóm lên thuyết trình, đai diện các nhóm góp ý, bổ sung. Giáo viên giới
thiệu về bản đồ tư duy đã chuẩn bị trước của mình cho học sinh tham khảo .
- Kiểu bài vận dụng: Đối với phương án này ta thường vận dụng cho các bài có cấu trúc
tương tự như các bài đã được học, các bài mà khi giáo viên đặt vấn đề học sinh đã nhận ra
được các nhánh của bàn đồ tư duy hay những bài mang tính chất nhắc lại kiến thức mà học
sinh đã được học qua.
- Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1 : Khi dạy bài “ Các phép toán tập hợp ” tiết 5 – Đại số 10

Khi giảng dạy bài này giáo viên có thể tổ chức các hoạt động sau:
1. Kiểm tra bài cũ :
Cho A={ n ∈ ¥ /n là ước của 12}
B={ n ∈ ¥ /n là ước của 18}
a) Liệt kê các phần tử của A,B
b) Liệt kê các phần tử của tập hợp C các ước chung của 12 và 18.
Liệt kê các phần tử của tập hợp D các ước của 12 hoặc ước của 18
Liệt kê các phần tử của tập hợp E các ước của 12 nhưng không là ước của 18
+GV đặt câu hỏi, gọi 1 HS trả lời
+Gọi HS nhận xét bổ sung hoàn chỉnh các câu trả lời.
2. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ giáo viên đặt vấn đề vào bài ( Trong hai tập hợp
trên, có những phần tử thuộc cả hai tập A và B, có những phần tử thuộc A nhưng không thuộc
B...Vậy có phép toán nào thể hiện mối liên hệ giữa các phần tử của hai tập A và B?).Giáo viên
xây dựng hình ảnh trung tâm ( Các phép toán tập hợp ) sau đó yêu cầu học sinh lần lượt nêu
các nhánh. Học sinh lần lượt nêu được:
+ Giao của hai tập hợp.
+ Hợp của hai tập hợp
+ Hiệu và phần bù của hai tập hợp
Với mỗi nhánh học sinh xây dựng được giáo viên tổ chức một hoạt động để tìm hiểu chi
tiết hơn. Như vậy trên bảng giáo viên xây dựng một bản đồ tư duy lần lượt theo từng đơn vị
kiến thức. Lưu ý bên dưới học sinh cũng thực hiện một bản đồ tư duy trên giấy khổ A 4 theo
quá trình tư duy của mình. Kết thúc các hoạt động trên giáo viên xóa sơ đồ vẽ trên bảng và
tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hình thành nhanh ( 2 phút ) trên bảng phụ
hoặc giấy khổ A0. Giáo viên thu kết quả và gọi đại diện vài nhóm lên trên thuyết trình. Trong
GV: Trần Thị Kim Dung

8



trường hợp này các bảng vẽ thường thống nhất nhau, do đó giáo viên có thể giới thiệu thêm
sơ đồ có cách thể hiện khác cho học sinh tham khảo.
SƠ ĐỒ TƯ DUY DÙNG CHO BÀI “Các Phép Toán Tập Hợp”

Như vậy bản đồ tư duy trong trường hợp này được học sinh xây dựng xuyên suốt quá trình học
tập, do đó ở các tiết học kiểu này luôn lôi cuốn học sinh vào trạng thái tự nghiên cứu, tư duy
nên đây là hình thức học tập tích cực nhất trong các phương pháp dạy học tích cực.
Ví dụ 2: Dạy bài Cấp số nhân
Khi dạy bài này, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động sau:
Hoạt động 1: Khởi động:
Giáo viên giới thiệu câu chuyện về bàn cờ vua
Đặt câu hỏi: Số các hạt thóc ở các ô từ 1 đến 6?. Thông qua đó giáo viên giới thiệu bài mới.
Giáo viên xây dựng hình ảnh trung tâm (Cấp số nhân).
Thông qua các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Công thức truy hồi của cấp số nhân?
Câu hỏi 2: Ô thứ 11 có bao nhiêu hạt thóc?
Câu hỏi 3: Mối liên hệ giữa các số hạng trong một dãy số là cấp số nhân?
Câu hỏi 4: Tổng số hạt thóc ở 11 ô đầu của bàn cờ vua?
Thông qua các câu hỏi trên học sinh lần lượt nêu được các nhánh của sơ đồ tư duy
+ Định nghĩa, công thức truy hồi
GV: Trần Thị Kim Dung

9


+ Công thức số hạng tổng quát
(Hoạt động 2)
+ Tính chất các số hạng của cấp số nhân
+ Tổng n số hạng của cấp số nhân.
(Hoạt động 3)

Với mỗi nhánh học sinh xây dựng được giáo viên tổ chức một hoạt động để tìm hiểu chi
tiết hơn và xen lẫn các ví dụ áp dụng. Đối với bài này mạch kiến thức tương tự như bài “Cấp
số cộng” mà các em đã học trước đó nên việc các em đưa ra các nhánh của sơ đồ tư duy khá dễ
dàng.
SƠ ĐỒ TƯ DUY SỬ DỤNG CHO BÀI CẤP SỐ NHÂN

Phương án 2:
Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố lí thuyết bài học và hình thành các dạng bài tập
GV: Trần Thị Kim Dung

10


- Quy trình thực hiện:
+ Giáo viên nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức – kỹ năng từng bài để xác định chính xác
nội dung của bài, từ đó để có cơ sở hình thành bản đồ tư duy.
+ Lựa chọn các phương pháp dạy học để phối hợp có hiệu quả với việc sử dụng bản đồ
tư duy và những phương tiện dạy học thích hợp cho từng bài giảng.
+ Xây dựng hệ thống các hoạt động:
- Kiểm tra bài cũ.
- Giảng bài mới
Đặt vấn đề vào bài
Tổ chức các hoạt động : Hoạt động 1, Hoạt động 2, Hoạt động 3,……..để hình thành các
đơn vị kiến thức.Tổ chức học sinh hoạt động nhóm để hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy.
Giáo viên thu kết quả, gọi học sinh lên thuyết minh và góp ý kết quả hoạt động nhóm của
nhóm bạn.( Chỉ góp ý , bổ sung , sửa chữa phần nội dung , không phê phán , bác bỏ phần
hình thức ). Giáo viên giới thiệu bản đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn cho học sinh tham khảo
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau.
- Kiểu bài vận dụng: Đối với phương án này thường vận dụng cho kiểu bài nhiều đơn
vị kiến thức, hoặc củng cố cho các bài chia thành nhiều tiết mà ta dạy các tiết đầu của bài.

- Ví dụ minh họa:
Ví dụ1 : Khi dạy bài “ Hàm số tiết 13 - môn Đại số 10
- Giáo viên giới thiệu bài mới
- Tổ chức các hoạt động xây dựng kiến thức.
Sau khi giáo viên tổ chức các hoạt động hình thành cho học sinh các kiến thức:
+ Hàm số
+ Sự biến thiên của hàm số
+ Tính chẵn lẻ của hàm số
+ Làm bài tập áp dụng
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khoảng 10 phút ( 3 phút giành cho cá nhân, 7
phút giành cho hoạt động nhóm ) để hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy. Giáo viên tiến
hành thu kết quả và gọi đại diện nhóm lên thuyết trình kết quả của nhóm mình. Tại đây học
sinh thường chỉ hệ thống lí thuyết chưa đưa ra các dạng bài tập vận dụng, do đó giáo viên
hướng dẫn học sinh hình thành thêm một nhánh vận dụng ở đó nêu các dạng bài tập vận
dụng. Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm và đưa ra bản đồ tư duy mà mình
đã chuẩn bị để học sinh tham khảo
GV: Trần Thị Kim Dung

11


Ví dụ2 : Khi dạy bài “ Dãy số”
- Tổ chức các hoạt động xây dựng các nội dung
+ Định nghĩa
+ Cách cho một dãy số
+ Biểu diễn hình học của dãy số
+ Dãy số tăng, dãy số giảm, dãy số bị chặn.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khoảng 6 phút ( 2 phút giành cho cá nhân, 4 phút
giành cho hoạt động nhóm ) để hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy. Thu kết quả và gọi
đại diện nhóm lên thuyết trình kết quả của nhóm mình. Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động

của các nhóm và đưa ra bản đồ tư duy mà mình đã chuẩn bị để học sinh tham khảo ( lưu ý
GV: Trần Thị Kim Dung

12


không bác bỏ các cách thể hiện khác của học sinh mà chỉ chỉnh sửa những sai sót về mặt nội
dung
SƠ ĐỒ TƯ DUY SỬ DỤNG CHO BÀI DÃY SỐ

Ví dụ3 : Khi dạy bài “ cấp số cộng”
- Tổ chức các hoạt động xây dựng các nội dung
+ Định nghĩa, công thức truy hồi
+ Số hạng tổng quát
+ Tính chất các số hạng của cấp số cộng
+ Tổng n số hạng đầu của cấp số cộng
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khoảng 6 phút ( 2 phút giành cho cá nhân, 4 phút
giành cho hoạt động nhóm ) để hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy. Thu kết quả và gọi
đại diện nhóm lên thuyết trình kết quả của nhóm mình. Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động
của các nhóm và đưa ra bản đồ tư duy mà mình đã chuẩn bị để học sinh tham khảo ( lưu ý
không bác bỏ các cách thể hiện khác của học sinh mà chỉ chỉnh sửa những sai sót về mặt nội
dung.
SƠ ĐỒ TƯ DUY SỬ DỤNG CHO BÀI CẤP SỐ CỘNG

GV: Trần Thị Kim Dung

13


Phương án 3: Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố toàn bài

- Khi thực hiện dạy học tiết lí thuyết giáo viên thường vận dụng bản đồ tư duy để củng
cố toàn bài theo quy trình sau:
Sau khi học xong bài ( cả lí thuyết và bài tập vận dụng ) giáo viên tiến hành tổ chức cho
học sinh hoạt động nhóm trong vòng khoảng 2 đến 3 phút để hệ thống kiến thức bài học bằng
bản đồ tư duy và được vẽ trên bảng phụ hoặc giấy khổ A 0, sau đó giáo viên thu kết quả, tiến
hành gọi học sinh lên thuyết trình bản đồ tư duy của nhóm mình. Giáo viên xử lí kết quả,
cuối cùng đưa ra và giới thiệu bản đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn trước trên bảng
phụ hoặc giấy khổ A0 hoặc trên màn hình.
- Kiểu bài vận dụng: Đối với phương án này ta thường áp dụng cho những bài có một,
hai hoặc ba đơn vị kiến thức hoặc những bài có từ hai tiết trở lên ta áp dụng vào những tiết
cuối của bài.
- Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Khi dạy tiết “ Luyện tập bài hàm số bậc hai”.
Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh hệ thống và nhớ được các kiến thức và đưa
ra các dạng bài tập áp dụng:
- Đồ thị của hàm số bậc hai
- Chiều biến thiên của hàm số bậc hai
- Các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc hai
GV: Trần Thị Kim Dung

14


- Đưa ra các dạng bài tập:
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị.
Bài tập tìm các hệ số a, b,c
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trong thời gian 4 phút, hệ thống kiến thức
bài học, lưu ý cho học sinh nêu lên các dạng bài tập vận dụng. Sau khi học sinh hoàn thành
yêu cầu hoạt động nhóm giáo viên thu kết quả cho học sinh tiến hành thuyết trình bản vẽ của
nhóm mình rồi sau đó giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh một vài sản phẩm. Nếu các sơ đồ của

học sinh chưa được hoàn thiện thì giáo viên giới thiệu bản đồ tư duy của mình đã chuẩn bị
nếu bản đồ tư duy của mình có ưu điểm hơn với kết quả của học sinh, cho học sinh tham
khảo.
Hoạt động 2: Giải các bài tập
BẢN ĐỒ TƯ DUY CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Ví dụ 2: Khi dạy bài “phương trình đường thẳng ”
GV: Trần Thị Kim Dung

15


Giáo viên tiến hành tổ chức các hoạt động và hình thành các kiến thức sau:
1. Đường tròn:
+ Định nghĩa.
+ Điểm với đường tròn
+ Cách xác định đường tròn.
2. Tính chất đối xứng.
+ Đối xứng tâm
+ đối xứng trục
3. Bài tập vận dụng:
+ Bài tập 6/SGK – trang 100 ( đề ghi ở bảng phụ )
+ Bài tập 7/SGK – trang 101.( đề ghi ở bảng phụ )
+ Bài tập 8/ SGK – trang 101
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ( 3 - 4 phút ) để hệ thống nội dung bài
học bằng bản đồ tư duy. Sau đó giáo viên thu kết quả và gọi một học sinh trong nhóm lên
thuyết trình sơ đồ của nhóm mình. Giáo viên hoàn chỉnh câu trả lời và giới thiệu bản đồ tư
duy mà giáo viên đã chuẩn bị .
BẢN ĐỒ TƯ DUY CỦNG CỐ KIẾN THỨC


GV: Trần Thị Kim Dung

16


Ví dụ 3: Khi dạy bài “Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ” Tiết 29 – Hình học 9
Khi dạy bài “Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau” giáo viên tiến hành tổ chức các
hoạt động sau hình thành cho học sinh các kiến thức:
1. Định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau:
2. Đường tròn nội tiếp tam giác.
GV: Trần Thị Kim Dung

17


3. Đường tròn bàng tiếp tam giác
4. Bài tập vận dụng:
+ Bài tập 26/SGK – trang 115.( đề ghi ở bảng phụ )
+ Bài tập 30/SGK – trang 116.( đề ghi ở bảng phụ )
+ Bài tập 31/SGK – trang 116.( đề ghi ở bảng phụ )
Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ( 5 - 6 phút ) để hệ thống nội dung bài học bằng bản đồ
tư duy. Sau đó thu kết quả và gọi một học sinh trong nhóm lên thuyết trình sơ đồ của nhóm
mình. Giáo viên bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời và giới thiệu bản đồ tư duy mà giáo viên đã
chuẩn bị

BẢN ĐỒ TƯ DUY CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Ví dụ 4: Khi dạy bài “Những hằng đẳng thức đáng nhớ ” Tiết 7 – Đại số 8
Khi dạỵ giáo viên tiến hành tổ chức các hoạt động hình thành cho học sinh các kiến
thức:

GV: Trần Thị Kim Dung

18


1. Tổng hai lập phương:
2. Hiệu hai lập phương.
3. Bài tập vận dụng:
Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ( 5 - 6 phút ) để hệ thống nội dung bài học bằng bản đồ
tư duy. Thu và đổi bài giửa các nhóm . Giáo viên giới thiệu bản đồ tư duy đã chuẩn bị . Yêu
cầu các nhóm chấm bài lẫn nhau.và báo cáo kết quả. Sau đó giáo viên tổng kết khen thưởng ,
nhắc nhở.
BẢN ĐỒ TƯ DUY CỦNG CỐ KIẾN THỨC

• Cách tổ chức dạy học tiết ôn tập chương có sử dụng bản đồ tư duy
Hiện nay khi soạn - giảng kiểu bài dạy: “ Có sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập
chương môn Toán THCS” thầy cô giáo cần thực hiện như sau:
+ Nghiên cứu chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ giáo dục quy định. Xây dựng đúng đủ,
chính xác kế hoach bộ môn và mục tiêu chương.
+ Nghiên cứu kỹ trước nội dung từng bài, từng chương từ đó xác định nội dung trọng
tâm của chương và những kiến thức bổ trợ kiến thức trọng tâm từ chuẩn kiến thức & kỹ năng,
sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo.
+ Dựa trên những nội dung đã chuẩn bị thầy cô giáo tiến hành xây dựng bản đồ tư duy
cho từng bài ôn tập.
+ Thiết kế các hoạt động dạy học thích hợp khi có sử dụng bản đồ tư duy
GV: Trần Thị Kim Dung

19



+ Để thực hiện tốt việc soạn - giảng theo các yêu cầu trên chúng ta nên thực hiện đầy
đủ các bước sau:
a. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Chuẩn bị của giáo viên:
- Xác đinh đúng mục tiêu của chương . Nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của chương
đồng thời bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng do bộ Giáo dục và Đào tạo quy định xác
định đúng, đủ chủ đề của chương các mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng và mối quan hệ
giữa các kiến thức
- Hệ thống kiến thức của chương và phân loại bài tập theo từng dạng để vận dụng
( chuẩn và trên chuẩn), mối quan hệ giữa kiến thức – kỹ năng từng bài.
- Bảng phụ, giấy khổ A0, phấn màu để vẽ bản đồ tư duy và các đồ dùng dạy học có liên
quan.
- Giáo án điện tử có vẽ bản đồ tư duy dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh ( nếu
dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy nên soạn trên Power Point có hiệu ứng
từng nhánh để tăng tính trực quan, sinh động).
- Chia học sinh thành các nhóm ( thường chia thành 6 nhóm).
- Yêu cầu và hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước nội dung ôn tập gồm ôn tập lý thuyết
và các dạng bài tập có trong tiết ôn tập chương thể hiện qua việc vẽ bản đồ tư duy
+ Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc , nghiên cứu trước nội dung và tiếp cận bài tập của chương đó.Tìm hiểu các chủ
đề kiến thức đã học mà giáo viên hướng dẫn qua bản đổ tư duy đã dạy trong từng tiết để thấy
được mối quan hệ giữa các kiến thức. Tự xây dựng bản đồ tư duy theo cách hiểu của cá nhân
- Tìm hiểu các dạng loại bài tập đã giải trong chương và ghi nhớ cách giải
- Bảng nhóm, giấy khổ A4, phấn màu, bút tô để vẽ bản đồ tư duy.
- Bầu, chọn nhóm trưởng đại diện cho nhóm.
b. Về nội dung và phương pháp dạy học:
- Hệ thống kiến thức, xác định kiến thức trọng tâm.
- Các dạng bài tập theo từng đơn vị kiến thức được hệ thống ở bản đồ tư duy.
- Bản đồ tư duy được vẽ trên giấy khổ A0, hoặc bảng phụ, hoặc trên máy vi tính để trình
chiếu khi dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

- Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động
nhóm, … và các kỹ thuật dạy học bổ trợ khác. Để hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm hình
thành bản đồ tư duy củng cố bài học hoặc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm tự hình thành
bản đồ tư duy
GV: Trần Thị Kim Dung

20


Trong quá trình soạn - giảng tiết ôn tập chương thầy cô giáo thường thực hiện phương
pháp này theo hai phương án sau:
Phương án 1: Ôn tập toàn bộ lý thuyết của chương xong mới làm bài tập luyện tập
Khi soạn - giảng kiểu bài dạy: “ Có sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập môn Toán THCS”
theo phương án này thầy cô giáo cần thực hiện như sau:
a.Ôn tập lý thuyết:( 12 phút)
+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ôn tập ở nhà của học sinh:
1.Kiểm tra khoảng 3 đến 4 học sinh việc chuẩn bị bản đồ tư duy nội kiến thức ôn tập
chương mà giáo viên yêu cầu làm trong tiết trước bằng cách nộp bản đồ tư duy đã chuẩn bị ở
nhà cho giáo viên.
2.Lựa chọn hai học sinh lên trình bày bản đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà (giáo viên nên chọn
học sinh khá hoặc giỏi ) để việc vẽ nhanh chóng đỡ tốn thời gian. Sau đó, cho học sinh cả lớp
nhận xét , bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo
viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh bản đồ tư duy.
3.Chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa, hoặc trình chiếu powerpoir,...),bản đồ tư
duy chính xác , hợp lý cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh nhìn vào bản đồ tư duy
nêu các chủ đề kiến thức và các dạng bài tập.
Lưu ý: Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở học sinh có thể vẽ theo ý thích về hình dạng ,
màu sắc miễn sao đầy đủ các kiến thức và các dạng bài tập không nên yêu cầu tất cả các nhóm
học sinh có chung một kiểu bản đồ tư duy, thầy cô giáo chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt
nội dung kiến thức

4. Kiểm tra việc ôn tập kiến thức lý thuyết của học sinh qua các chủ đề kiến thức trong
bản đồ tư duy.
5. Nhận xét sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh và ghi điểm
b.Luyện giải bài tập (30 phút)
* Hướng dẫn học sinh giải bài tập tự luận : ( 20 phút )
Giáo viên thường phải:
+ Lựa chọn bài trong SGK, SBT, hoặc ở sách tham khảo sao cho bài tập đó phải là bài
tập tổng hợp các dạng toán của chương.
GV: Trần Thị Kim Dung

21


+ Mỗi dạng bài tập phải nêu rõ phương pháp giải và kiến thức cần sử dụng thuộc kiến
thức nào của chương thể hiện trên bản đồ tư duy.
+ Hướng dẫn học sinh phân tích kỹ nôi dung đề toán xác định rõ bài tập đã cho gì ? cần
tìm gì ? và phải tự trả lời được bài toán đó thuộc dạng bài tập nào, cần kiến thức nào để giải và
giải bằng phương pháp nào?
+ Hướng dẫn học sinh biết quy bài tập chưa biết cách giải hay còn gọi là bài tập “lạ” về
bài tập quen mà học sinh đã biết cách giải
+ Cần phải cho học sinh phát hiện hoặc hướng dẫn học sinh đưa ra các phương án giải
quyết bài toán khác nhau (khai thác các cách giải khác của bài tập nếu có).
+ Yêu cầu học sinh trình bày được lời giải của một số dạng bài tập điển hình một cách
hoàn chỉnh ( Nếu học sinh quá yếu , giáo viên hướng dẫn trình bày lời giải hoàn chỉnh).
+ Từ bài toán đã cho biết khai thác mở rộng bài tập ,đưa bài tập nâng cao.
* Hướng dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm khách quan : ( 10 phút)
Giáo viên cần chuẩn bị:
+ Phiếu học tập có bài tập trắc nghiệm khách quan củng cố kiến thức yêu cầu học sinh
trao đổi nhóm trong 5 phút
+ Treo bảng phụ hoặc trình chiếu Powerpoir nội dung các câu trắc nghiệm

+ Cho học sinh kiểm tra chéo kết quả các câu trắc nghiệm. Sau đó, giáo viên thông báo
kết quả các câu đúng, hướng dẫn các câu học sinh đã làm sai và lưu ý những sai lầm mắc phải
khi làm bài tập trắc nghiệm.
c.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 2 phút)
+Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện tiếp các bài tập còn lại trong chương theo bản đồ tư
duy .
+ Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SGK, SBT, hoặc bài tập cho làm thêm.
+Tự ôn tập chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 45 phút hoặc tiếp tục ôn tập kiến thức và các
dạng bài tập còn lại tiếp tục ôn tập cho tiết học sau.
GV: Trần Thị Kim Dung

22


Lưu ý: tùy theo tình hình học sinh giáo viên có thể điều chỉnh cách tổ chức ôn tập
chương và thời gian ôn tập cho phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Đối với phương án này giáo viên thường áp dụng cho bài dạy ôn tâp chương có nội dung
của chương tập trung một chủ đề với lượng kiến thức tương đối ít
- Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1
Khi dạy bài “ Ôn tập chương 1 : Phép biến hình ”
- Giáo viên chuẩn bị
+Bảng phụ 1: Vẽ sẵn bản đồ tư duy với chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác
vuông”theo hiểu biết và các dạng bài tập có trong chương.
+ Bảng phụ 2 :Ghi bài tập 1
+ Bảng phụ 3: Ghi bài tập 3 ( bài tập trắc nghiệm khách quan)và chuẩn bị phiếu học tập
cho 6 nhóm học sinh.
- Học sinh chuẩn bị
+ Vẽ bản đồ tư duy hệ thống các kiến thức trong chương với chủ đề “Hệ thức lượng trong
tam giác vuông” trên giấy A4 theo hiểu biết và phân dạng loai bài tập có trong chương.

+ Làm các bài tập trong ôn tập chương I ở Sgk.
- Ổn định tình hình lớp
- Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1’) Trong tiết ôn tập chương này ta sẽ hệ thống các kiến thức trong
chương I với chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác vuông” và làm các dạng bài tập có trong
chương
b.Tiến trình giảng dạy
- Hoạt động 1:Ôn tập lý thuyết
+ Yêu cầu 4 học sinh nộp bản đồ tư duy chuẩn bị sẵn ở nhà.
+ Yêu cầu 2 học sinh lên bảng vẽ bản đồ tư duy các kiến thức của chương chủ đề “Hệ thức
lượng trong tam giác vuông”
+ Yêu cầu HS nhận xét và bổ sung sửa chữa
+ Giáo viên nhận xét chung và giới thiệu về bản đồ tư duy đã chuẩn bị trước của mình cho học
sinh tham khảo .
+ Kiểm tra việc ôn tập kiến thức ở nhà của học sinh với chủ đề : “Một số hệ thức giữa các cạnh
và các góc của tam giác vuông”
+ Định lý đó dùng để giải dạng bài tập nào?
GV: Trần Thị Kim Dung

23


Nhận xét chung về sự chuẩn bị ôn tập ở nhà của học sinh và ghi điểm cho các HS được giáo
viên kiểm tra.
Bản đồ tư duy ôn tập chương I : Phép biến hình

- Hoạt động 2 : Vận dụng các chủ đề kiến thức giải các dạng bài tập
+ Bài tập tự luận ( 20’ )
- Bài tập 1:Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, AB = 3cm, BC = 6cm.
1. Giải tam giác vuông ABC

2. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của H trên cạnh AB và AC:
a) Tính độ dài AH và chứng minh: EF = AH.
GV: Trần Thị Kim Dung

b) Tính: EA ×EB + AF ×FC
24


- Bài tập 2 ( Bài tập 37 SGK)
+ Bài tập trắc nghiệm (10’)
- Bài tập 3:

Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất để điền vào bảng sau :

Câu
Đáp án:

1

2

3

4

5

6

Câu 1: Cho tam giác ABC vuông tại A (hình 1). Khi đó đường cao AH bằng:

A. 6,5

B. 6

C. 5

D. 4,5

Câu 2: Trong hình 1, độ dài cạnh AC là:
A. 13

B. 13

C. 2 13

D. 3 13

Câu 3: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH (Hình 2) , hệ thức nào sau đây là đúng
A . cosC =
C. cot C =

AB
AC
HC
HA

B. tan B =

AB
AC


D. Cot B =

AC
AB

B
H

A

(Hình2)

C

Câu 4: Cho tam giác ABC vuông tại A có BC = 5cm, C = 30 0 trường hợp nào sau đây là
đúng:
A/ AB = 2,5 cm

B/ AB =

5 3
cm
2

C/ AC = 5 3 cm

D/ AC = 5

3

cm.
3

Câu 5: Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với:
A. sin góc đối hoặc cosin góc kề.

B. cot góc kề hoặc tan góc đối.

C.tan góc đối hoặc cosin góc kề.

D. tan góc đối hoặc cos góc kề.

Câu 6: Cho ∆ABC vuông tại A, hệ thức nào sai :
A. sin B = cos C

B. sin2 B + cos2 B = 1

C. cos B = sin (90o – B)

D. sin C = cos (90o – B)

- Đáp án
Câu
1
2
3
Đáp án:
B
D
C

- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo

4
A

5
B

6
D

Ví dụ 2
Khi dạy bài “ Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất ” tiết 28 - Đại số 9
- Giáo viên huẩn bị
GV: Trần Thị Kim Dung

25


×