Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã đình lập huyện đình lập tỉnh lạng sơn giai đoạn 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.29 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----

HOÀNG TIẾN TÙNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA
XÃ ĐÌNH LẬP HUYỆN ĐÌNH LẬP TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2015-2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----

HOÀNG TIẾN TÙNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA
XÃ ĐÌNH LẬP HUYỆN ĐÌNH LẬP TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2015-2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2014 - 2018

Giáo viên hướng dẫn


: GS.TS Đặng Văn Minh

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN!
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS. Đặng Văn
Minh – giảng viên Khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo
khoa quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền
đạt, trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi
trường học tập thuận lợi nhất trong suốt những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dạy và hướng dẫn tận tình của thầy
giáo hướng dẫn GS.TS ĐẶNG VĂN MINH đã trực tiếp hướng dẫn em thực
hiện khóa luận này
Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND và cán bộ Địa chính xã Đình Lập đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc thu thập những số liệu, tài liệu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu để hoàn thành tốt bản đề tài tốt nghiệp.
Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đình Lập, Ngày

Tháng


Sinh Viên

Hoàng Tiến Tùng

Năm 2018


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Đình Lập năm 2017............................... 21
Bảng 4.2: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính .................... 22
Bảng 4.3: Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất............................................................................................ 24
Bảng 4.4 : Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017....................... 25
Bảng 4.5: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính ............................................ 27
Bảng 4.6: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........................... 28
Bảng 4.7: kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2017 .................................. 29
Bảng 4.8: Kết quả thu ngân sách về việc xử lý vi phạm sử dụng đất của xã
Đình Lập giai đoạn 2015-2017 ....................................................................... 32
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất giai đoạn 2015-2017.................................................................................. 33
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất
tại xã Đình Lập giai đoạn 2015-2017.............................................................. 34
Bảng 4.11: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
của xã Đình Lập giai đoạn 2015-2017 ............................................................ 36
Bảng 4.12: Kết quả điều tra ý kiến người dân về công tác quản lý nhà nước về
đất đai của xã................................................................................................... 38



3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐGHC

Địa giới hành chính

ĐVHC

Đơn vị hành chính

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KH-UBND

Kế hoạch - Ủy ban nhân dân

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

QH-KHSD


Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TT-BTNMT

Thông tư – Bộ tài nguyên và môi trường

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


4

MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu ............................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.4. Yêu cầu....................................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIÊU NGHIÊN CỨU..................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................................................. 4

2.1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu .................................................................. 4
2.1.2. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai ............................. 6
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Điều 22 Luật đất đai 2013 đã
quy định:............................................................................................................ 8
2.2. Cơ sở pháp lý của nghiên cứu Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai
bao gồm: ............................................................................................................ 9
2.3. Khái quát về tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện
Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn................................................................................. 12
2.3.1. Đối với tỉnh Lạng Sơn........................................................................... 12
2.3.2. Đối với huyện Đình Lập ....................................................................... 12
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14


5

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong 15 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai được quy định theo Luật đất đai 2013. ........................... 14
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 14
3.3.Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp .................................................... 14
3.4.2. Phương pháp xử lý các số liệu thống kê trong quá trình điều tra ......... 15
3.4.3. Phương pháp phân tích thông qua các số liệu thống kê........................ 15
3.4.4. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ..................................................... 15
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................................... 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 16

4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội. ....................................................................... 19
4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 ............................................................ 21
4.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã........................................... 22
4.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện văn bản đó...................................................................... 22
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính ..................................................................................... 22
4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. .................................. 23
4.3.4. Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ............................................. 24
4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất ........................................................................................................... 26
4.3.6. Quản lí bồi thường, hỗ trơ, tái định cư khi thu hồi đất ......................... 26
4.3.7. Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ......
26
4.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai ..................................................................... 29


6

4.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai..................................................... 31
4.3.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất ................................................ 32
4.3.11. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất ........................................................................................................... 33
4.3.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai .............. 34
4.3.13. Phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai ............................................... 35
4.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai............................................................................... 35

4.3.15. Quản lí hoạt động dịch vụ về đất đai .................................................. 36
4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác quản lý nhà Nhà nước về
đất đai .............................................................................................................. 37
4.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về đất đai. ............................................................ 43
4.5.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 43
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác quản lý nhà
nước về đất đai. ............................................................................................... 44
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Kiến Nghị ................................................................................................. 46
TÀI LIÊU THAM KHẢO ............................................................................ 47


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt của con người, là “vật mang”
của các hệ sinh thái trên trái đất. Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các công trình văn hóa-xã hội, an ninh - quốc phòng. Đối với nước ta, tại điều
4 của luật đất đai 2013 đã ghi rõ: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng.
Tuy nhiên đất đai có giới hạn về diện tích trong khi nhu cầu về đất đai
cho các ngành không ngừng tăng cho nên giá trị về đất đai ngày càng cao.
Chính vì vậy, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu quốc gia của mọi thời đại
nhằm nắm chắc và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai, nhằm sử dụng tiết kiệm và

hiệu quả.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 15 nội dung được ghi nhận
tại Điều 22 của Luật đất đai 2013, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc
quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng
đất yên tâm sử dụng và khai thác các tiềm năng của đất.
Xã Đình Lập nằm trên địa bàn huyện Đình lập, nằm trên trục đường nối
giữa thành phố Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, nối vùng biên giới Việt - Trung
với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh Đông Bắc Bộ của Việt Nam.chính vì vậy xã có
điều kiện địa lý đất đai thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông-lâm
nghiệp, thương mại và dịch vụ. Với những lợi thế đó chính quyền địa phương
đã bám sát sự chỉ đạo của cấp trên đồng thời đưa nghị quyết của Đảng vào
triển khai và đạt được kết quả khả quan. Cùng với quá trình phát triển công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên
khiến quá trình sử dụng đất có nhiều biến động lớn, gây áp lực cho công tác


quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương. Vì vậy để quản lý sử dụng triệt để,
hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này đòi hỏi công tác quản lý sử dụng đất
một cách chặt chẽ, chính xác và hợp lý.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn
đề, để góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, được sự nhất trí của UBND xã Đình Lập cùng với
sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo GS.TS. Đặng Văn Minh– cán bộ giảng
dạy khoa Quản lý Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai
của xã Đình Lập huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2017”
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Đình Lập theo

15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2013.
- Phân tích những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giúp cho công
tác quản lý đất đai ngày càng khoa học và đạt được hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nắm được thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của xã.
- Đảm bảo độ chính xác, phản ánh đúng thực trạng đất đai tại địa
phương.
- Những đề xuất cần phải có tính khả thi và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Phân tích rõ các nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai
của xã.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên củng cố và nắm chắc hơn các kiến thức được học ở
nhà trường thông qua đó giúp sinh viên ra trường không bỡ ngỡ với công việc


- Sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn,
chiều sâu của kiến thức ngành học cho bản thân.
- Nghiên cứu vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn để tìm ra cái mới cho lý
thuyết, từ đó quay trở lại áp dụng cho thực tiễn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm được điều kiện tự nhiên.
- kinh tế xã hội của địa phương.
- Nắm được tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã.
- Tuyên truyền sâu rộng tới hộ dân trong xã về quyền, lợi ích và nghĩa
vụ trong Luật đất đai.
- Giúp sinh viên hiểu rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa
phương, từ đó có thể đưa ra những giải pháp khả thi để giải quyết những khó
khăn và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tiếp
theo.

1.4. Yêu cầu
- Nắm vững cơ sở lý luận, những căn cứ pháp lý về công tác quản lý
nhà nước về đất đai.
- Nắm vững 15 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai.
- Các số liệu điều tra, thu thập đưa ra phải phản ánh trung thực khách
quan.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu
- Khái niệm về đất đai: “Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu
theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất,
bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề
mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ,
sông, suối, đầm lầy…), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và
khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
(hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa,…)”.
Như vậy, “đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều
thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực
vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong
lòng đất), theo chiều nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ
nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các ngành khác) giữ vai
trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc
sống của xã hội loài người.
- Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
+ Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất.
Đối với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến

đất làm tăng độ phì của đất.
+ Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta phải
xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất
phù hợp.


+ Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động,
chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế…Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý
nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được
quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất
định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị
trường.
+ Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của
việc sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không
thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không
gian cho mọi hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây
là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình
sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài
nguyên đất bền vững.
- Khái niệm về quản lý nhà nước:
+ Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó
nhằm trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất
định.
+ Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con nguời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
- Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
+ Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất;
phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra
giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.


2.1.2. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
2.1.2.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà
nước về đất đai
* Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai
- Các chủ thể quản lý đất đai:
+ Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nước: Cơ quan thay mặt
nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương theo cấp
hành chính, đó là UBND các cấp và cơ quan chuyên môn ngành quản lý đất
đai ở các cấp. Cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với diện tích đất
chưa sử dụng, đất công ở địa phương.
+ Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như: Ban quản lý khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này không trực tiếp
sử dụng đất mà được nhà nước cho phép thay mặt nhà nước thực hiện quyền
quản lý đất đai.
- Các chủ thể sử dụng đất gồm: tổ chức trong nước, hô gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
* Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai
Mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất.
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất;
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.

Yêu cầu:
- Phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật
đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính.
* Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai


Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc sau:
a, Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước Đất đai là
tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy, không thể có
bất kì một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành
tài sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp
pháp của toàn dân mới có quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của
đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của nhà nước trong
quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Vấn đề này được quy
định tại Điều 18, Hiến pháp 1992 “nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất
đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”
và được cụ thể hơn tại Điều 4, Luật Đất đai 2013 “Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất và quản lý. Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
b, Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử
dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng
Theo luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai,
quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai. Quyền
sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai
của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển
giao quyền sử dụng. Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở
nước ta chỉ nằm trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà
nước vừa có ỏ trong từng chủ sử dụng cụ thể. Nhà nước không trực tiếp sử
dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu
tiền sử dụng… từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng

đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng
và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích
cho người trực tiếp sử dụng đất, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước.


c, Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất
quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo
nguyên tắc này.
Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong
quản lý đất đai được thể hiện bằng việc:
- Xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính
khả thi cao.
- Quản lý và dám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tốt
cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai
nhất mà vẫn đạt được các mục đích đề ra.
2.1.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
- Phương pháp thu thập thông tin về đất đai:
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp toán học.
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai:
+ Phương pháp hành chính.
+ Phương pháp kinh tế.
+ Phương pháp tuyên truyền, giáo dục.
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Điều 22 Luật đất đai 2013 [10]
đã quy định:
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai gồm:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.


3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra
xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.(Điều 22, Luật đấi đai 2013).
2.2. Cơ sở pháp lý của nghiên cứu Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai
bao gồm:
- Luật Đất đai 2003
- Nghị định số 182/2004/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.


Nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 của chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
- Thông tư số 28/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài
nguyên và môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất. - Nghị định 105/2009/NĐ - CP ngày 11/11/2009 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Thông tư 30/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên
và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất.
- Thông tư số 01/2005/TT - BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định
181/2004/NĐ - CP về hướng đẫn thi hành luật đất đai 2003.
- Thông tư 19/2009/TT - BTNMT ngày 17/12/2009 của Bộ tài nguyên
và Môi trường về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất.
- Luật đất đai 2013 được quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013.


- Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
- Nghị định 44/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
về giá đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 46/2014/NĐ - CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt
nước.
- Nghị định 47/2014/NĐ - CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 35/2015/NĐ – CP về Quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
- Thông tư 23/2014/TT - BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 24/2014/TT - BTNMT ngày 05/07/2014 về hồ sơ địa chính.
- Thông tư 25/2014/TT - BTNMT về bản đồ địa chính.
- Thông tư 76/2014/TT - BTC ngày 16/06/2014 của Bộ tài chính hướng
dẫn Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất.
- Thông tư 77/2014/TT - BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính
hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Thông tư 37/2014/TT - BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất.
- Thông tư 18/2016/TT-BTC Ngày 07/03/2016 Hướng dẫn thực hiện
Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

- Thông tư 87/2016/TTLL-BTC-BTNMT ngày 08/08/2016 Hướng dẫn
việc thẩm định dự thảo bảng giá đất của Hội đồng thẩm định bảng giá đất,
thẩm định phương án giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất.


2.3. Khái quát về tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai của
huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
2.3.1. Đối với tỉnh Lạng Sơn
Trong năm 2016, nhìn chung tỉnh Lạng Sơn đã thu được một số kết quả
đáng kích lệ. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh các
văn bản liên quan đến công tác này như:
- Quyết định số 404/QĐ-UBND về việc giao đất cho UBND thành phố
để giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất để mở rộng đường ngõ đi chung.
- Quyết định số 2311/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống
kê diện tích đất đai 2016.
- Thông tư số 48/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật cơ sở dữ liệu tỷ
lệ 1 : 250.000.
- Quyết định số 329/QĐ-STNMT ban hành quy định thực hiện theo cơ
chế một cửa đối với việc giao đất, cho thuê đất… quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết của sở Tài nguyên và
Môi trường…
2.3.2. Đối với huyện Đình Lập
Đình Lập là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía đông nam tỉnh Lạng
Sơn, phía Tây bắc giáp với huyện Lộc Bình, phía Đông bắc giáp với đường
biên giới dài 51,2 km, phía Đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây nam
giáp tỉnh Bắc Giang. Huyện có diện tích 1.187 km2, gồm 12 đơn vị hành
chính trong đó có 10 xã và 2 thị trấn.
Trong giai đoạn 2015-2017 UBND huyện Đình Lập thường xuyên ban
hành các văn bản, chỉ đạo các xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài

nguyên và Môi trường kịp thời, có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản liên quan đến công tác liên quan đến công tác quản lí nhà
nước về đất đai mà huyện đã ban hành và thực hiện trong thời gian qua:


- Quyết định số 3171/QĐ-UBND ban hành quy định thực hiện theo cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đối với việc giao đất cho thuê đất
chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện
Đình Lập.
- Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đình Lập.


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai của xã Đình Lập, huyện Đình
Lập, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2017.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong 15 nội dung quản
lý nhà nước về đất đai được quy định theo Luật đất đai 2013.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: UBND xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian: Từ ngày15/08/2017 đến ngày 15/11/2017
3.3.Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đình Lập giai
đoạn 2015-2017.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Đình Lập giai đoạn 2015-2017.
- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Đình Lập giai
đoạn 2015-2017 theo 15 nội dung trong Luật đất đai 2013.

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử
dụng đất.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống
văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Đình Lập.
- Thu thập các báo cáo về tình hình quản lý nhà nước về đất của xã
Đình Lập giai đoạn 2015-2017.
- Tìm hiểu những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai
của xã Đình Lập.


3.4.2. Phương pháp xử lý các số liệu thống kê trong quá trình điều tra
- Các số liệu điều tra thu thập được sử dụng phần mềm Word, Excel để
tổng hợp xử lý.
- Phân loại các số liệu về công tác quản lý đất đai và các số liệu liên
quan nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu và
phân tích tương quan giữa các yếu tố đó.
3.4.3. Phương pháp phân tích thông qua các số liệu thống kê
- Từ những nguồn thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh
từ đó đưa ra những nhận định đánh giá chủ quan, những nhận định của các
nhà quản lý về các vấn đề nghiên cứu.
3.4.4. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
- Phiếu điều tra phỏng vấn các đối tượng là người dân tham gia vào
công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Đình Lập.
+ Số hộ phỏng vấn: 30 hộ.
+ Số hộ điều tra: 30 hộ.
+ Đối tượng điều tra: 30 hộ dân trong xã, gồm những người dân hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và những hộ gia đình
công nhân, viên chức. Những người hoạt động trong lĩnh vực nhà nước đã về

hưu.


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đình Lập bao quanh thị trấn Đình Lập có đường Quốc lộ 31 và
Quốc lộ 4B chạy qua tạo thành ngã từ Đình Lập, xã có tổng diện tích tư nhiên
là 13.208,97 ha, được hình thành từ 18 thôn bản, có 1006 hộ với 4143 nhân
khẩu, địa giới hành chính xã bao gồm:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp với huyện Lộc Bình.
- Phía Nam và Đông Nam giáp với xã Cường Lợi.
- Phía Đông giáp xã Bính Xá và xã Kiên Mộc.
- Phía Tây và Tây Nam giáp xã Thái Bình.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn chung địa hình xã tương đối phức tạp độ cao trung bình trên
200m so với mực nước biển. Địa hình nghiên dần từ Đông Bắc xuống Tây
Nam, độ dôc trung bình 25°.
4.1.1.3. Khí hậu
Do địa hình chi phối nên khí hậu diễn biến phức tạp và thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,70C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là
37,20C vào tháng 7, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 2,60C vào tháng 2.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400mm tập trung từ tháng 5 đến
tháng 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình là 131
ngày/năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
- Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1.581,8 giờ/năm, tháng có số giờ
nắng cao từ tháng 5 đến tháng 12, số ngày dông trung bình 49 ngày/năm.



- Độ ẩm không khí trung bình năm là 83,0%, độ ẩm không khí thấp
nhất trung bình năm là 62,0%.
Nhìn chung khí hậu của Đình Lập với các đặc điểm khá thuận lợi trong
sản xuất nông lâm nghiệp với thế mạnh là cây lâu năm, cây hàng năm, chăn
nuôi đại gia súc,....Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào
một số tháng mùa mưa gây ra úng lụt với những chân ruộng trũng, tạo dòng
chảy lớn gây xói mòn đất vùng đồi. Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông, thiếu
ánh sáng, lại ít mưa gây hạn hán cho cây trồng vụ Đông, Xuân và đời sống
của nhân dân.
4.1.1.4. Hệ thống thủy văn
Hệ thống thủy văn của xã chịu sự chi phối của sông Lục Nam chảy qua
địa bàn xã, chạy dọc theo QL 4B đi xã Cường Lợi đổ ra sông Đồng Quy thuộc
địa phận Quảng Ninh.
Ngoài ra trên địa bàn xã còn rất nhiều các khe nhỏ bắt nguồn từ các
đỉnh đồi đi về suối lớn như: suối Khuổi Nhương, Khuổi Mùn, Khuổi Làng …
Xã Đình Lập còn có hồ lớn đó là: Hồ Khuổi Luông. Đây là nguồn nước đảm
bảo cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân.
Tuy nhiên xã vẫn cần tiến hành kiên cố hóa hệ thống kênh mương nhằm nâng
cao hiệu quả tưới tiêu cho đồng ruộng để nâng cao hiệu quả sử dụng, tạo đà
cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm thâm canh tăng vụ, có thể
chuyển đổi cơ cấu cây trồng để cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Đất đai có nguồn gốc phát sinh chủ yếu trên nền đá mẹ là phấn sa
Rigilis màu do phong hoá và một phần sa thạch qua nhiều thời kỳ biến tạo của
vỏ trái đất, đất Ferarit có màu gan gà, khô cứng và rắn, nghèo chất dinh dưỡng.
Nhìn chung chất lượng đất của Đình Lập thích hợp với trồng cây hàng
năm, cây ăn quả. Đất đồi núi thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp và phát



×