Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Luận văn thạc sỹ - Giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của HĐND huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.33 KB, 105 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------------------------

HOÀNG ANH DŨNG

GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả

Hoàng Anh Dũng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình chuẩn bị và hoàn thành cuốn Luận văn, tác giả xin trân trọng
và tỏ lòng biết ơn đối với được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo
hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội. Tác giả cũng nhận được sự góp ý hiệu quả về chuyên môn của
các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng bảo vệ đề cương và Hội đồng Bảo vệ luận văn
thạc sĩ, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô giáo Khoa Khoa học Quản lý,
Viện Đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, các đồng chí
lãnh đạo và đồng nghiệp tại cơ quan HĐND huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, mà


nhờ đó tác giả đã hoàn thành khóa học và cuốn Luận văn này.Tác giả luận văn xin
chân thành cám ơn tất cả.

Tác giả

Hoàng Anh Dũng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN........................................................................7
1.1. Hội đồng nhân dân cấp huyện.........................................................................7
1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp huyện.......................................7
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp huyện.......8
1.2. Khái quát Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới ..............................................................................................10
1.3. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện...............................13
1.3.1. Khái niệm và mục tiêu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện..13
1.3.2. Nguyên tắc và hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân......................15
1.3.3. Nội dung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện..................17
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.20
1.4. Kinh nghiệm giám sát của Hội đồng nhân dân một số
huyện và bài học rút ra cho Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định, tỉnh
Lạng Sơn................................................................................................................24

1.4.1. Kinh nghiệm của Hội đồng nhân dân huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La........24
1.4.2. Kinh nghiệm của Hội đồng nhân dân huyện Ea Kar tỉnh Đăk Lak.........26
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định...28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁM SÁT THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI CỦA HĐND HUYỆN TRÀNG ĐỊNH........................................................30
2.1. Giới thiệu về huyện Tràng Định và Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn...........................................30
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Tràng Định giai đoạn 2015- 2017.....30
2.1.2. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Tràng Định tính đến năm 2017...........................................31
2.2. BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN TRÀNG ĐỊNH........................................................................................39


2.2.1. Bộ máy Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định..............................................39
2.2.2. Hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định.............................42
2.3. Thực trạng giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Hội đồng nhân dân huyện Tràng
Định........................................................................................................................ 46
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2017............................46
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2017............................49
2.3.3. Thực trạng kết luận và kiến nghị giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới của Hội đồng nhân dân huyện.....................55
2.4. Đánh giá chung hoạt động giám sát thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới của Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định................................59
2.4.1. Thành công..............................................................................................59
2.4.2. Hạn chế...................................................................................................60

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................62
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIÁM SÁT THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH 64
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện giám sát thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
của Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định đến 2020.......................64
3.1.1. Mục tiêu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Tràng Định đến năm 2020......................................................................64
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện hoạt động giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định......65
3.2. Giải pháp hoàn thiện giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới của Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định...........66
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch giám sát..............................................66
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện giám sát......................................68
3.2.3 Nâng cao chất lượng của các kết luận giám sát và kiến nghị sau giám sát......72
3.2.4. Giải pháp khác........................................................................................73
3.3. Một số kiến nghị..............................................................................................75
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội...........................................................................75
3.3.2. Kiến nghị đối với Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Lạng Sơn.............76
3.3.3. Kiến nghị đối với UBND huyện..............................................................77
KẾT LUẬN............................................................................................................78


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AN


: An ninh

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT- XH

: Kinh tế - xã hội

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

QP

: Quốc phòng

QPAN

: Quốc phòng an ninh

UBND

: Ủy ban nhân dân


XDNTM

: Xây dựng nông thôn mới


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP
BẢNG
Bảng 2.1:

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế trên địa
bàn huyện...........................................................................................31

Bảng 2.2:

Tổng hợp số xã đạt các tiêu chí nông thôn mới so với kế hoạch đặt ra. . .32

Bảng 2.3:

Cơ cấu đại biểu HĐND Huyện (nhiệm kì 2016- 2021).....................41

Bảng 2.4:

Thống kê trình độ chuyen môn của đại biểu HĐND huyện..............42

Bảng 2.5:

Thồng kế kế hoạch giám sát của HĐND huyện Tràng Địnhgiai đoạn
2015 - 2017........................................................................................48


Bảng 2.6.

Tổng hợp các cuộc giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
về XDNTM của HĐND huyện đã tiến hành giai đoạn 2015- 2017....52

Bảng 2.7:

Tổng hợp kiến nghị giám sát của HĐND huyện giai đoạn 2015- 2017...58

HÌNH
Hình 2.1:

Cơ cấu tổ chức HĐND huyện............................................................39

Hình 2.2:

Bộ máy giám sát của HĐND huyện Tràng Định................................50

HỘP
Hộp 2.1.

Phỏng vấn về bộ máy và hoạt động của HĐND huyện......................46

Hộp 2.2

Phỏng vấn về thực trạng công tác lập kế hoạch giám sát thực hiện
Chương trình MTQG về XDNTM của HĐND huyện........................49

Hộp 2.3:


Kết quả phỏng vấn về thực trạng các chủ thể trong bộ máy giám sát thực
hiện Chương trình XD NTM................................................................51

Hộp 2.4:

Phỏng vấn về thực hiện kế hoạch giám sát Chương trình MTQG về
XDNTM của HĐND huyện.................................................................55

Hộp 2.5:

Phỏng vấn về chất lượng các kết luận và kiến nghị giám sát của
HĐND huyện.....................................................................................58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------------------------

HOÀNG ANH DŨNG

GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 8340410

HÀ NỘI, NĂM 2018


i


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương
trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng
do Chính phủ xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc theo tinh
thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày 4 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông
thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới từ tháng 3 năm 2011và phấn đấu đến
năm 2020, toàn huyện có từ 11 đến 12 xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới). Đồng thời đề ra lộ trình cụ thể cho việc thực
hiện từ năm 2011 đến năm 2020. Đến nay, qua hơn 7 năm trển khai thực hiện
Chương trình này, huyện Tràng Định mới có được 3/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Qua quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương, nhận thấy đây là một chương
trình lớn, mang tính tổng thể, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền
các cấp, sự vào cuộc tích cực của nhân dân, vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã điều chỉnh mục tiêu này, phấn đấu đến
năm 2020 đưa 6 xã về đích nông thôn mới. Đến nay, qua hơn 7 năm trển khai thực
hiện Chương trình này, huyện Tràng Định mới có được 3/22 xã đạt chuẩn nông thôn
mới. Như vây, từ nay đến năm 2020 huyện phải phấn đấu thêm 03 xã đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới. Để phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra, ngoài việc tăng cường sự
lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, cần có sự giám sát
thường xuyên, kịp thời của HĐND huyện đối với việc thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Thực tế hiện nay hoạt
động giám sát nói chung của HĐND huyện Tràng Định và giám sát thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới nói riêng còn khá nhiều hạn chế,

bất cập, chưa thể hiện được hiệu lực và hiệu quả của cơ quan quyền lực tại địa
phương và cần hoàn thiện. Từ cách tiếp cận và nhận định trên đây, học viên lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới của HĐND huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” để làm


ii
luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát
của HĐND huyện Tràng Định đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
2. Tình hình nghiên cứu
Phạm Quang Hưng (2007) về đề tài “Năng lực thực hiện chức năng giám sát
của HĐND tỉnh Hải Dương đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai”.
Nguyễn Thái Nam (2015) “Hoàn thiện giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Ea Kar, tỉnh Đăk Lak”. Nguyễn Cao Cường (2017) “Hoàn thiện hoạt động giám sát
của HĐND huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La”.
Nhìn chung, chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu giám sát thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM của HĐND cấp huyện. Đây chính là
“khoảng trống nghiên cứu” để tác giả lựa chọn để thực hiện luận văn của mình mà
không có sự trùng lắp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được khung nghiên cứu về giám sát của HĐND cấp huyện.
- Phân tích được thực trạng giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới của HĐND huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, đánh
giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong hoạt động
giám sát của HĐND.
- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện giám sát thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của HĐND huyện Tràng
Định đến 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới của HĐND huyện Tràng Định.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tập trung vào giám sát của HĐND huyện đối với thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của HĐND huyện, bao
gồm các nội dung: Bộ máy giám sát; Lập kế hoạch giám sát; Tổ chức triển khai kế
hoạch; Kết quả và kết luận giám sát.
+ Về không gian: Trên địa bàn huyện Tràng Định.
+ Về thời gian: Dữ liệu thu thập giai đoạn từ 2015- 2017 và đề xuất giải
pháp cho đến hết 2020.


iii
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu

Các nhân tố ảnh
hưởng đến giám
sát của HĐND cấp
huyện
- Các nhân tố chủ
quan (thuộc HĐND
huyện và đại biểu
HĐND huyện).
- Các nhân tố khách
quan (đối tượng
giám sát; môi trường
bên ngoài HĐND)

Mục tiêu giám sát của

HĐND cấp huyện:

Giám sát của
HĐND cấp huyện
- Bộ máy thực hiện
giám sát
- Lập kế hoạch giám
sát
- Triển khai thực
hiện kế hoạch giám
sát
- Kết quả và kết luận
giám sát

Thực hiện
Chương
trình mục
tiêu quốc
gia về XD
NTM

- Phát hiện kịp thời hành vi vi
phạm pháp luật của đối tượng
giám sát trong quá trình thực
hiện Chương trình chấn
chỉnh.
-Kịp thời biểu dương tổ chức,
cá nhân thực hiện tốt những
nhiệm vụ được giao.
-Thúc đẩy thực hiện đúng tiến

độ các tiêu chí của Chương
trình XDNTM mà HĐND
huyện đã đề ra.
-Củng cố niềm tin của nhân
dân với nhà nước và chế độ

5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Thu thập tài liệu và nghiên cứu lý thuyết.
Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nguồn, xử lý dữ liệu bằng
phương pháp tổng hợp, quy nạp, phân tích, so sánh.
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn để có được dữ liệu sơ cấp.
Bước 4: Phân tích các ưu điểm và hạn chế về.
Bước 5: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện giám sát thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia về XD NTM của HĐND huyện Tràng Định.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập sữ liệu thứ cấp và sơ cấp
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương


iv

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HĐND CẤP HUYỆN
1.1. Hội đồng nhân dân cấp huyện
1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp huyện
* Vị trí của HĐND huyện
* Vai trò của HĐND huyện
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp huyện
1.1.2.1 Chức năng của HĐND huyện

HĐND có hai chức năng chính, đó là ra quyết định, tức là ban hành nghị
quyết để định hướng hoạt động của UBND cùng cấp và giám sát theo thẩm quyền.
1.1.2.2 Nhiệm vu, quyền hạn của HĐND huyện
Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về QPAN; biện pháp bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền. Các vấn
đề KT-XH của địa phương.
1.2. Khái quát Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu tổng quát của Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, đó là nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát
triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông
thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được
bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.
1.3. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1.3.1. Khái niệm và mục tiêu hoạt động giám sát của HĐND huyện
* Khái niệm:
“Giám sát của HĐND cấp huyện là tổng thể các hoạt động của HĐND,
Thường trực HĐND, các ban của HĐND và các đại biểu HĐND huyện nhằm theo
dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
trong việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên cũng như nghị quyết của HĐND cùng cấp; từ đó đưa ra các kết luận và
phương án xử lý phù hợp để khắc phục những hạn chế, phát huy mọi tiềm năng, xây
dựng và phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; không
ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn
nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước”.


v
* Mục tiêu hoạt động giám sát của HĐND huyện.

1.3.2. Nguyên tắc và hình thức giám sát của HĐND
1.3.2.1 Nguyên tắc giám sát
* Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
* Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả
- Nguyên tắc công khai, minh bạch
- Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả
* Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự giám sát.
1.3.2.2 Hình thức giám sát: Giám sát của HĐND, thường trực HĐND, giám
sát của tổ đại biểu và giám sát của đại biểu
1.3.3. Nội dung hoạt động giám sát của HĐND huyện: Lập kế hoạch giám
sát, tổ chức thực hiện giám sát và ban hành kết luận về kết quả giám sát và đề xuất
kiến nghị
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND: Yếu tố
thuộc về HĐND, yếu tố thuộc về đối tượng chịu sự giám sát; các yếu tố khách quan
1.4. Kinh nghiệm giám sát của HĐND một số huyện và bài học rút ra
cho HĐND huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
Kinh nghiệm của HĐND huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; huyện Ea Kar tỉnh
Đăk Lak và Bài học kinh nghiệm rút ra cho HĐND huyện Tràng Định


vi

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁM SÁT THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI CỦA HĐND HUYỆN TRÀNG ĐỊNH
2.1. Giới thiệu về huyện Tràng Định và Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Tràng Định giai đoạn

2015- 2017
2.1.2. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM trên
địa bàn huyện Tràng Định tính đến năm 2017
Đến nay 22/22 xã trên địa bàn huyện hoàn thành quy hoạch chung xây dựng
nông thôn mới, 04 xã Đại Đồng, Tri Phương, Chi Lăng, Đề Thám hoàn thành quy
hoạch chi tiết trung tâm xã, 22/22 xã có Đề án xây dựng nông thôn mới được duyệt.
Tuy nhiên chất lượng một số quy hoạch và đề án chưa đáp ứng được theo yêu cầu.
2.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân huyện Tràng Định
2.2.1. Bộ máy HĐND huyện Tràng Định (khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 – 2021):
Gồm Chủ tịch HĐND; Các phó chủ tịch; Các ban: Pháp chế, Kinh tế-xã hội, Văn phòng
và 7 tổ đại biểu
2.2.2. Hoạt động của HĐND huyện Tràng Định
* Việc tổ chức các kỳ họp HĐND:
* Việc tổ chức các phiên họp của Thường trực HĐND
* Thực hiện chức năng giám sát của HĐND
* Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân
* Hoạt động của các Ban của HĐND
* Hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND
* Hoạt động của đại biểu HĐND


vii
2.3. Thực trạng giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới của HĐND huyện Tràng Định
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch giám sát thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2017
Bảng Thồng kế kế hoạch giám sát của HĐND huyện Tràng Định
giai đoạn 2015 - 2017
Năm

giám
sát

2015

Chủ thể
giám sát

Thường
trực
HĐND
huyện

2016

Thường
trực
HĐND
huyện

2017

Thường
trực
HĐND
huyện

Đối tượng giám
sát
1. UBND xã Chí

Minh
2.UBND xã Tân
Minh
3. UBND xã Đại
Đồng
4.UBND xã Tri
Phương
5. UBND xã Chi
Lăng
1. UBND xã
Kháng Chiến
2. UBND xã
Quốc Việt
3. UBND xã
Hùng Sơn
4. UBND xã
Khánh Long
UBND xã Kim
Đồng

Nội dung giám sát
- Giám sát tiến độ
thực hiện Chương
trình MTQD về
XDNTM giai đoạn
2011-2020.
- Giám sát chuyên đề
về tình hình thực hiện
Chương trình MTQG
về XDNTM từ tháng

01/2011 đến 30/8/2015.
Giám sát kết quả và
tiến độ thực hiện
Chương trình MTQG
về XDNTM giai đoạn
2011-2020.

Giám sát tiến độ thực
hiện Chương trình
MTQG về XDNTM
giai đoạn 2011-2020.

Hình
thức
giám sát
- Lồng
ghép,
trực tiếp

- Chuyên
đề

Kế hoạch giám sát
- Quyết định số
25/QĐ-TTHĐND
ngày 19/5/2015 và
Kế hoạch số 26/KHĐGS ngày 21/5/2015
- Quyết định số
66/QĐ-TTHĐND
ngày 17/8/2015 và

Kế hoạch số 67/KHĐGS ngày 18/8/2015

Lồng
ghép,
trực tiếp

Quyết định số 92/QĐTTHĐND ngày
15/8/2016; Kế hoạch
số 95 và 96/KHĐGS ngày 18/8/2016


Lồng
ghép,
trực tiếp

Quyết định số
12/QĐ-TTHĐND
ngày 07/02/2017 và
Kế hoạch số 25/KHĐGS ngày 16/2/2017

Nguồn: Văn phòng HĐND và UBNĐ huyện Tràng Định
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2017
2.3.2.1 Bộ máy giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định


viii

HĐND
HUYỆN

TRÀNG
ĐỊNH

THƯỜNG
TRỰC
HĐND
HUYỆN

CÁC
BAN
CỦA
HĐND

CÁC TỔ
ĐẠI
BIỂU
HĐND

ĐẠI
BIỂU
HĐND
HUYỆN

ỦY BAN NHÂN
DÂN HUYỆN
TRÀNG ĐỊNH

CÁC PHÒNG,
BAN CHUYÊN
MÔN TRỰC

THUỘC UBND

HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
CÁC XÃ, THỊ
TRẤN

ỦY BAN NHÂN
DÂN CÁC XÃ,
THỊ TRẤN

Hình 2.2: Bộ máy giám sát của HĐND huyện Tràng Định
Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Tràng Định
2.3.2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch giám sát Chương trình mục tiêu quốc
gia về XDNTM các năm 2015, 2016, 2017
2.3.3. Thực trạng kết luận và kiến nghị giám sát thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của HĐND huyện
* Các kết luận về kết quả giám sát
* Các kiến nghị của Đoàn giám sát tập trung vào UBND huyện
2.4. Đánh giá chung hoạt động giám sát thực hiện Chương trình
XDNTM của HĐND huyện Tràng Định
2.4.1. Thành công


ix
Trong giai đoạn 2015- 2017, HĐND huyện đã thực hiện 36 cuộc giám sát có
nội dung về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và
thực hiện 01 cuộc giám sát chuyên đề đối với 03 xã điểm (Đại Đồng, Tri Phương và
Chi Lăng) về xây dựng nông thôn mới.
Thông qua hoạt động giám sát của Thường trực HĐND huyện đã góp phần

đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình này trên địa bàn huyện.
Bảng Tổng hợp các cuộc giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về XDNTM của HĐND huyện đã tiến hành giai đoạn 2015- 2017
Hình
thức GS
Giám
sát
chuyên
đề

Giám
sát đột
xuất
theo
kiên
nghị cử
tri

Nội dung giám sát

Số cuộc GS theo
chủ thể GS

Số cuộc GS theo
năm

2 Giao thông
- Thường trực
-Năm 2015: 5
3 Thủy lợi

HĐND:
5
-Năm 2016: 4
4 Điện
- Ban Pháp chế: 2
-Năm 2017: 1
5 Tổ chức SX (vay vốn phát triển SX)
- Ban KT –XH: 3
6 Thu nhập
Tổng số:
10
Tổng 3 năm: 10
7 Y tế
8 Cơ sở vật chất văn hóa
9 Môi trường
-Tình hình xuống cấp của tuyến đường liên
-Thường trực
Năm 2015:0
xã từ Tỉnh lộ 226 đến trụ sở UBND xã
HĐND: 2
Năm 2016: 3
Hùng Sơn
-Hai Ban của
Năm 2017: 1
-Diện tích đất canh tác và đường dân sinh
HĐND: 2
bị ngập nước tại xã Kim Đồng và Tân Tiến
Tổng số: 4
Tổng 3 năm: 4
-Vụ xâm canh, chặt phá rừng trái phép tại

thôn Khuổi Sluồn, xã Vĩnh Tiến
-Về giải quyết phương án đường đi từ
thôn Phiêng Chuông sang thôn Bản Tét xã
Hùng Việt
Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Tràng Định


x
Bảng Tổng hợp kiến nghị giám sát của HĐND huyện giai đoạn 2015- 2017
Số kiến nghị đề xuất
Năm

2015

Số kiến
nghị
8

2016

9

2017

5

Tổng

Thuộc lĩnh vực
Đường nông thôn; Thủy lợi; Vay vốn;

Thu nhập người dân; Văn hóa; Giáo
dục, Y tế, Môi trường.
Tiêu chí 2: giao thông; tiêu chí 3:
thủy lợi; Tiếu chí 4: điện; tiêu chí 6:
cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí 10:
thu nhập; tiêu chí 15: y tế; tiêu chí
16: văn hóa; tiêu chí 17: môi
trường).
Đường nông thôn; Sản xuất; Văn hóa;
Y tế, Môi trường.

Số kiến
nghị được
giải quyết

Tỉ lệ
(%)

6

66,7

5

62,50

4

80,0 0


22
15
68,18
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu Ban Pháp chế và Ban Kinh tế- Xã hội của HĐND
2.4.2. Hạn chế
- Hạn chế về bộ máy và đại biểu HĐND huyện: chức năng, nhiệm vụ của
các Ban, tổ và đại biểu HĐND thực hiện hoạt động giám sát còn có sự trùng lắp,
chưa phối hợp chặt chẽ. Đại biểu chủ yếu kiêm nhiệm, chất lượng đại biểu chưa
đồng đều, ít được tập huấn về chuyên môn. Hạn chế về lập kế hoạch giám sát. Hạn
chế trong tổ chức thực hiện giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM.
Hạn chế về các kết luận và kiến nghị
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế: Có nguyên nhân chủ quan và
nguyên nhân khách quan


xi

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIÁM SÁT
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HĐND HUYỆN TRÀNG ĐỊNH
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện giám sát thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của HĐND huyện Tràng
Định đến 2020
3.1.1. Mục tiêu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Tràng Định đến năm 2020
3.1.1.1 Mục tiêu chung
Xây dựng nông thôn mới có kinh tế xã hội phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông

thôn theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao.
3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể
Cùng các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả và chất lượng giám sát,
chỉ đạo UBND huyện phấn đấu xây dựng 9 xã đạt xã nông thôn mới, đưa số xã đạt
chuẩn nông thôn mới lên 12 xã, đạt tỷ lệ 54,5 % tổng số xã trong toàn huyện; 10 xã
còn lại phấn đấu đạt 13 tiêu chí/19 tiêu chí.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện hoạt động giám sát thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về XDNTM của HĐND huyện Tràng Định
3.1.2.1 Xác định nội dung, đối tượng giám sát một cách tập trung
3.1.2.2 Đổi mới phương thức hoạt động giám sát
3.1.2.3 Tăng cường mối quan hệ phối hợp giám sát giữa HĐND huyện với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong giám sát Chương trình
MTQG về XDNTM
3.2. Giải pháp hoàn thiện giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới của HĐND huyện Tràng Định
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch giám sát


xii
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện giám sát
Thứ nhất: Nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy giám sát và phân công,
bố trí nhiệm vụ giám sát cụ thể cho đại biểu HĐND
Thứ hai: Chỉ đạo, giao chỉ tiêu, thực hiện thi đua giữa các Tổ đại biểu và đại
biểu HĐND huyện
Thứ ba, đổi mới các hoạt động giám sát nói chung, hoạt động giám sát việc
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM nói riêng.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả phối hợp và hợp tác, phát huy vai trò chỉ đạo, điều
hành của UBND huyện, vai trò tham mưu, hướng dẫn của Văn phòng NTM
Thứ năm, Lựa chọn hình thức và phương pháp giám sát thực hiện Chương
trình NTM một cách phù hợp, hiệu quả, bảo đảm chất lượng
3.2.3 Nâng cao chất lượng của các kết luận giám sát và kiến nghị sau
giám sát
3.2.4. Giải pháp khác
Hoàn thiện bộ máy theo hướng chuyên môn, xác định rõ chức năng nhiệm vụ
của từng Ban cũng như từng đại biểu HĐND trong đoàn giám sát.
Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho Hội đồng nhân dân
Nâng cao năng lực giám sát của các Ban thuộc HĐND và đại biểu Hội
đồng nhân dân huyện
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội
* Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015
* Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015
3.3.2. Kiến nghị đối với HĐND và UBND tỉnh Lạng Sơn
3.3.3. Kiến nghị đối với UBND huyện


xiii

KẾT LUẬN
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã và đang được các cấp, các ngành, các địa
phương chỉ đạo quyết liệt, bước đầu đạt được sự chuyển biến tích cực, vấn đề nông
nghiệp, nông dân và nông thôn đang thay đổi từng ngày.
Tác giả nhận thấy rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông

thôn mới là một quyết định đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước. Nhưng
để thành công rất cần vai trò giám sát của HĐND với tư cách cơ quan quyền lực của
nhân dân ở địa Phuong. Qua hơn 7 năm triển khai, thực hiện Chương trình này,
HĐND huyện Tràng Định đã có sự quan tâm nhất định đến hoạt động giám sát đối
với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tuy
nhiên chất lượng hoạt động giám sát còn nhiều hạn chế, do cách thức tiến hành các
hoạt động giám sát còn biểu hiện tính hình thức, hiệu lực, hiệu quả thấp, dẫn đến
kết quả triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện chưa đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy, từ nay đến năm 2020 và
những năm tiếp theo đòi hỏi HĐND huyện cần có sự đổi mới phương thức và tăng
cường hoạt động giám sát đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
XDNTM trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình tìm tòi, tham khảo và viết Luận
văn, nhưng do trình độ nhận thức của bản thân có hạn, chắc chắn cuốn Luận văn
không tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót. Kính mong các Thầy, Cô giáo trong Hội
đồng Bảo vệ luận văn giúp đỡ để em hoàn thiện nghiên cứu của mình và hoàn thành
nhiệm vụ khóa học.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------------------------

HOÀNG ANH DŨNG

GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG

MÃ SỐ: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẦN THỊ VÂN HOA

HÀ NỘI, NĂM 2018


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương
trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng
do Chính phủ xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc theo tinh
thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày 4 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông
thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới từ tháng 3 năm 2011, với mục tiêu
chung là: Phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có từ 11 đến 12 xã đạt tiêu chuẩn
Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới). Đồng thời đề ra lộ
trình cụ thể cho việc thực hiện từ năm 2011 đến năm 2020. Qua quá trình triển khai
thực hiện tại các địa phương, nhận thấy đây là một chương trình lớn, mang tính tổng
thể, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, sự vào cuộc tích
cực của nhân dân, vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ
2015 - 2020 đã điều chỉnh mục tiêu này, phấn đấu đến năm 2020 đưa 6 xã về đích

nông thôn mới. Đến nay, qua hơn 7 năm trển khai thực hiện Chương trình này,
huyện Tràng Định mới có được 3/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Như vây, từ nay
đến năm 2020 huyện phải phấn đấu thêm 03 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Để
phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra, ngoài việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy,
sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, cần có sự giám sát thường xuyên, kịp thời
của HĐND huyện đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Thực tế hiện nay hoạt động giám sát nói
chung của HĐND huyện Tràng Định và giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về nông thôn mới nói riêng còn khá nhiều hạn chế, bất cập, chưa thể hiện
được hiệu lực và hiệu quả của cơ quan quyền lực tại địa phương, do vậy rất cần có
sự nghiên cứu, hoàn thiện.


2
Từ cách tiếp cận và nhận định trên đây, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
của HĐND huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” để làm luận văn thạc sĩ với mong
muốn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND huyện Tràng
Định đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn.

2. Tình hình nghiên cứu
Phạm Quang Hưng (2007) về đề tài “Năng lực thực hiện chức năng giám sát
của HĐND tỉnh Hải Dương đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai”, Luận
văn thạc sỹ Luật học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về năng lực thực hiện chức năng
giám sát của HĐND cấp tỉnh đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai cùng
cấp; làm rõ thực trạng năng lực thực hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh Hải
Dương đối với quản lý nhà nước về đất đai; từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao
năng lực thực hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương đối với QLNN

về đất đai.
Nguyễn Thái Nam (2015) “Hoàn thiện giám sát của Hội đồng nhân dân cấp
huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lak”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế và Chính sách tại
trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã xây dựng được khung nghiên cứu
về giám sát của HĐND huyện; Đánh giá được thực trạng giám sát của HĐND
huyện Ea Kar, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm và những nguyên nhân chủ yếu gây ra
những khuyết điểm; Đề xuất được những giải pháp hoàn thiên giám sát của HĐND
huyện Ea Kar.
Nguyễn Cao Cường (2017) “Hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế và Chính sách tại
trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong đó đã xác định khung nghiên cứu về hoạt
động giám sát của HĐND; phân tích thực trạng hoạt động giám sát của HĐND
huyện Bắc Yên giai đoạn 2015 – 2017; xác định điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt
đông giám sát và nguyên nhân của các điểm yếu; đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện hoạt động giám sát của HĐND huyện Bắc Yên đến năm 2025.


×