Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 81 trang )

1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH
MÃ SỐ: MĐ03
NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA
Trình độ: Sơ cấp nghề


2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03


3
LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp, theo yêu cầu của
Tổng cục Dạy nghề, Ban chủ nhiệm chương trình nghề nhân giống lúa được
giao nhiệm vụ xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu dùng cho hệ đào tạo
nói trên. Giáo trình mô đun Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản lúa là một trong
6 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khoá học.
Trên quan điểm đào tạo năng lực thực hành, đồng thời xuất phát từ mục
tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khoá học có khả năng thực hiện
được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất về Chăm sóc và thu hoạch lúa nhằm đáp


ứng mục tiêu trên. Phần kiến thức lí thuyết được đưa vào giáo trình với phạm vi
và mức độ để người học có thể lí giải được các biện pháp được thực hiện.
Kết cấu mô đun gồm 4 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa
kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch,
sơ chế và bảo quản sau thu hoạch lúa giống.
Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp ích được cho người học. Tuy nhiên
do khả năng hạn chế và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện nên giáo
trình không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của
độc giả, của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ
nghiêm túc tiếp thu và sửa chữa để giáo trình ngày càng hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!

Chủ biên: Th.S Trần Thế Hanh
Cộng sự: Th.s Nguyễn Thị Mỹ Yến


4
MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN................................................................................. 2
GIỚI THIỆU VỀ MÔĐUN ................................................................................. 7
BÀI 1: CHĂM SÓC LÚA ................................................................................... 8
Mục tiêu ............................................................................................................... 8
A. Nội dung ......................................................................................................... 8
1. Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển của cây lúa sau gieo cấy ...................... 8
2. Tìm hiểu về quy luật “2 xanh, 2 vàng” của ruộng lúa đạt năng suất cao ...... 11
3. Tìm hiểu về điều kiện sống chủ yếu của cây lúa ........................................... 13
3.1. Nhiệt độ ...................................................................................................... 13
3.2. Ánh sáng ..................................................................................................... 14
3.3. Nước ........................................................................................................... 15
3.4. Chất dinh dưỡng ......................................................................................... 15

4. Chăm sóc lúa.................................................................................................. 17
4.1. Dặm tỉa........................................................................................................ 17
4.2. Bón phân ..................................................................................................... 18
4.3. Điều tiết nước ............................................................................................. 20
4.4. Khử lẫn ....................................................................................................... 21
B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 22
C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 23
BÀI 2: THU HOẠCH ........................................................................................ 24
Mục tiêu ............................................................................................................. 24
A. Nội dung ....................................................................................................... 24
1. Đặc điểm của cây lúa giai đoạn chín ............................................................. 24
1.1. Đặc điểm hình thái và cơ giới..................................................................... 24
1.1.1. Đặc điểm của bông và hạt lúa.................................................................. 24
1.1.2. Đặc điểm của rễ, thân và lá lúa................................................................ 27
1.2. Đặc điểm biến đổi sinh lí, sinh hoá ............................................................ 28
2. Xác định thời điểm thu hoạch........................................................................ 29
2.1. Những căn cứ để xác định thời điểm thu hoạch ......................................... 29
2.1.1. Căn cứ vào độ chín .................................................................................. 29


5
2.1.2. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng ............................................................ 30
2.2. Quyết định thời điểm thu hoạch ................................................................. 30
2.3. Thực hành xác định thời điểm thu hoạch ................................................... 31
3. Các phương pháp thu hoạch lúa giống và kỹ thuật thực hiện ....................... 32
3.1. Thu hoạch bằng phương pháp thủ công ..................................................... 33
3.2. Thu hoạch bằng phương pháp cơ giới ........................................................ 33
3.2.1. Thu hoạch bằng máy cắt, máy đập riêng rẽ ............................................. 33
3.2.2. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp..................................................... 35
3.3. Quy trình thực hiện thu hoạch lúa .............................................................. 36

B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 37
C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 41
BÀI 3: SƠ CHẾ SAU THU HOẠCH................................................................ 42
Mục tiêu ............................................................................................................. 42
A. Nội dung ....................................................................................................... 42
1. Đặc điểm của hạt lúa giống sau thu hoạch .................................................... 42
1.1. Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 42
1.2. Đặc điểm biến đổi sinh lí, sinh hoá ............................................................ 44
1.2.1. Đặc điểm sinh lí ....................................................................................... 44
1.2.2. Đặc điểm sinh hóa ................................................................................... 45
2. Yêu cầu hạt lúa làm giống sau thu hoạch ...................................................... 46
2.1. Mẫu mã ....................................................................................................... 46
2.2. Chất lượng .................................................................................................. 46
3. Sơ chế sau thu hoạch ..................................................................................... 46
3.1. Phơi, sấy hạt................................................................................................ 46
3.1.1. Mục đích và yêu cầu phơi sấy hạt lúa giống ........................................... 46
3.1.2. Các phương pháp làm khô ....................................................................... 47
3.2. Làm sạch ..................................................................................................... 49
3.2.1. Làm sạch bằng biện pháp thủ công ......................................................... 49
3.2.2. Làm sạch bằng biện pháp cơ giới ............................................................ 50
B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 51
C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 54
BÀI 4: BẢO QUẢN .......................................................................................... 55


6
Mục tiêu ............................................................................................................. 55
A. Nội dung ....................................................................................................... 55
1. Đóng gói hạt giống ........................................................................................ 55
1.1. Khái niệm, yêu cầu và tác dụng.................................................................. 55

1.1.1. Khái niệm................................................................................................. 55
1.1.2. Yêu cầu của việc đóng gói hạt giống....................................................... 55
1.2. Tiến hành đóng gói ..................................................................................... 56
1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị đóng gói ........................................................ 56
1.2.2. Quy trình và kỹ thuật tiến hành đóng gói ................................................ 56
2. Bảo quản hạt giống ........................................................................................ 56
2.1. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của việc bảo quản hạt giống ................. 56
2.1.1. Mục đích .................................................................................................. 56
2.1.2. Yêu cầu....................................................................................................55
2.1.3. Nguyên tắc ............................................................................................... 57
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạt giống trong quá trình bảo quản.................. 57
2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại của hạt................................................ 57
2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bảo quản..................................... 59
2.2.3. Ảnh hưởng của phương pháp và kỹ thuật bảo quản ................................ 62
2.3. Kỹ thuật thực hiện bảo quản hạt giống lúa ................................................. 63
2.3.1. Bảo quản hạt đóng bao chứa trong kho thoáng ....................................... 63
2.3.2. Bảo quản kín trong chum, vại, túi ni lông ............................................... 63
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 70
C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 74
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 76
I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................ 76
II. Mục tiêu ........................................................................................................ 76
III. Nội dung chính của mô đun......................................................................... 76
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................... 76
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................ 77
VI. Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 80


7
MÔ ĐUN 4: CHĂM SÓC THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

Mã môđun: MĐ03

GIỚI THIỆU VỀ MÔĐUN
Mô đun chăm sóc, thu hoạch và bảo quản được xây dựng trên hệ thống
các bài chăm sóc lúa, thu hoạch, sơ chế và bảo quản hạt giống lúa. Học viên
sau khi học xong mô đun này đã có những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về
chăm sóc lúa (bón phân, điều tiết nước, khử lẫn), thu hoạch, sơ chế và bảo quản
hạt lúa giống.


8
BÀI 1: CHĂM SÓC LÚA
MÃ BÀI: MĐ03.1
Mục tiêu
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được quy trình chăm sóc lúa theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản về dặm lúa, bón thúc, điều
tiết nước và khử lẫn.
- Nhận biết được các dạng hình cây lúa khác giống, thực hiện khử lẫn
đồng ruộng theo đúng qui trình kỹ thuật
A. Nội dung
1. Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển của cây lúa sau gieo cấy
Sau khi cấy, cây lúa bén rễ, hồi xanh rồi bước ngay vào thời kỳ đẻ
nhánh. Đây cũng là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ đời sống của
cây lúa và quá trình tạo năng suất của cây lúa sau này.

Hình 1: Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh
Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì sau khoảng 5 - 7 ngày cây lúa có
thể bén rễ, hồi xanh (trong vụ mùa, hè thu), nếu điều kiện khí hậu thời tiết bất
thuận như: trời lạnh, âm u, thiếu ánh sáng… thì thời gian bén rễ hồi xanh có thể

kéo dài đến 15 - 20 ngày, có khi kéo dài 25 - 30 ngày (vụ chiêm xuân ở các tỉnh
phía Bắc).


9

Hình 2: Cây lúa đã đẻ nhánh tối đa
Ở thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh. Thời kỳ này cây
lúa tập trung vào các quá trình phát triển của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh. Thời kỳ đẻ
nhánh là thời kỳ quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông, do đó cần
chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng
quang hợp và tăng số bông hữu hiệu là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa.
Tiếp theo sau thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa là thời kỳ sinh
trưởng sinh thực bao gồm các giai đoạn: Giai đoạn phân hoá hoa và hình thành
cơ quan sinh sản (còn gọi là quá trình làm đòng) được phân chia làm nhiều
bước khác nhau.
Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng tóm lại giai đoạn này
trải qua 8 bước:
Bước 1: Phân hoá điểm sinh trưởng;
Bước 2: Phân hoá gié cấp 1;
Bước 3: Phân hoá gié cấp 2;
Bước 4: Phân hoá hoa;
Bước 5: Hình thành nhị và nhuỵ;
Bước 6: Hình thành tế bào mẹ hạt phấn;
Bước 7: Phân chia giảm nhiễm tế bào mẹ hạt phấn;
Bước 8: Tích luỹ các chất trong hạt phấn và quá trình phát triển của hạt
phấn đã hoàn thành.
Tiếp theo giai đoạn phân hoá hoa là giai đoạn trỗ bông:



10
Đòng lúa sau khi phân hoá xong thì trỗ ra ngoài do sự phát triển rất
nhanh của lóng trên cùng, khi toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là kết
thúc giai đoạn trỗ.

Hình 3: Giai đoạn nở hoa thụ phấn thụ tinh của cây lúa
Giai đoạn nở hoa, thụ phấn thụ tinh có thể bắt đầu cùng với quá trình trỗ
bông hoặc sau khi lúa trỗ xong tuỳ theo giống, mùa vụ. Nhưng nhìn chung giai
đoạn này thường tuân thủ nguyên tắc: các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước,
các hoa ở gốc bông nở cuối cùng. Khi hoa lúa nở, phơi màu cũng là khi hạt lúa
được thụ phấn, thụ tinh. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 30 - 35 ngày.
Giai đoạn chín sữa bắt đầu sau khi phơi màu từ 5 - 7 ngày, chất dự trữ
trong hạt lúa ở dạng lỏng và trắng như sữa; hình dạng hạt đã hoàn thành, lưng
hạt có màu xanh; trọng lượng hạt trong thời kỳ này tăng rất nhanh, có thể đạt
75 - 80% trọng lượng cuối cùng của hạt thóc.

Hình 4: Giai đoạn chín sữa

Hình 5: Giai đoạn chín sáp


11
Giai đoạn chín sáp là giai đoạn mà chất dịch trong hạt thóc dần dần đặc
lại, khiến cho hạt lúa cứng; màu xanh ở lưng hạt thóc dần chuyển màu vàng và
trong giai đoạn này trọng lượng hạt thóc tiếp tục tăng lên.
Giai đoạn hạt chín hoàn toàn nằm trong thời kỳ chín của cây lúa. Cũng
như thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa, thời gian của thời kỳ chín biến
đổi không nhiều trước những tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Thời gian này
kéo dài khoảng 30 ngày. Giai đoạn chín hoàn toàn khi ta nhận thấy vỏ trấu từ
màu vàng chuyển sang vàng nhạt và hạt thóc chắc cứng, cũng là lúc hạt thóc

đạt trọng lượng tối đa. Lúc này có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch lúa.

Hình 6: Giai đoạn chín hoàn toàn
2. Tìm hiểu về quy luật “2 xanh, 2 vàng” của ruộng lúa đạt năng suất cao
Trong kỹ thuật thâm canh cũng như nhân giống lúa người sản xuất cần
nắm rõ quy luật “ 2 xanh, 2 vàng” để điều khiển theo đúng quy luật nhằm đạt
năng suất cao.

Hình 7: Sơ đồ quy luật “2 xanh, 2 vàng” của ruộng lúa đạt năng suất cao


12
* Giai đoạn xanh 1(quan sát hình7)
Được tính từ khi gieo mạ đến khi cây lúa đẻ nhánh, giai đoạn này yêu
cầu chất lượng hạt giống tốt, ngâm ủ nảy mầm đạt trên 90%. Khi gieo xuống
đất cây lúa mọc trong điều kiện thuận lợi nhất để có màu xanh ngay khi ra lá
đầu tiên gọi là giai đoạn xanh 1. Nếu vì do cây lúa thiếu nước, thiếu phân, bị
sâu bệnh lá bị vàng là trái với quy luật.
Trong giai đoạn này cần chú ý phòng trừ sâu bệnh nhất là bọ trĩ, bệnh cháy
lá ngay từ giai đoạn mạ.
Cần giữ màu xanh đặc trưng của từng giống lúa từ lúc cây mọc cho đến
cuối thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu (Từ lúc gieo đến khoảng 30 – 40 ngày sau
gieo).
* Giai đoạn vàng 1(quan sát hình 7)
Giai đoạn này thường kéo dài từ 15 – 20 ngày tuỳ theo từng mùa vụ, điều
kiện canh tác, tính chất đất đai và giống. Cần áp dụng mọi biện pháp cho cây
lúa chuyển sang màu vàng chanh khi lúa chuẩn bị đón đòng là rất cần thiết.
Màu sắc của lá lúa sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang màu vàng chanh khoảng
40 – 45 ngày sau cấy.
Nếu ruộng lúa nào không chuyển sang màu vàng chanh trước lúc đón

đòng là trái với quy luật vàng 1, cây sẽ phát triển thân lá, số bông số hạt ít, sâu
bệnh nhiều, dễ đổ.
Biện pháp tác động tích cực để cây lúa chuyển sang vàng 1 là:
- Bón thúc lần 1 sớm ngay sau cấy 7 - 10 ngày. Bón thúc lần 1có tác dụng
để nuôi nhánh đã đẻ nhánh trước (thường là nhánh cấp 1), các nhánh này sẽ,
khỏe, mập sẽ trở thành những nhánh hữu hiệu. Do bón thúc lần 1 sớm nên các
nhánh đẻ muộn về sau không còn hoặc còn ít dinh dưỡng nên sinh trưởng kém
hoặc tự chết. Chính vì vậy ruộng lúa ít có lá vàng úa, thông thoáng. Các nhánh
đẻ trước sẽ sinh trưởng tốt, cho bông dài, hạt nhiều (bông chính có trên 100 hạt
và 2 nhánh cấp 1 có từ 40 – 60 hạt).
- Rút nước phơi ruộng khi ruộng lúa đã đẻ kín hàng với mục đích hạn chế
các nhánh đẻ về sau (các nhánh vô hiệu) làm cho đất thông thoáng, rễ lúa đủ
oxy để hô hấp, giảm bớt các chất trong môi trường ngập nước (khí CH4, khí
H2S…), cây lúa cứng lại, ít sâu bệnh, chuyển sang giai đoạn làm đòng hết sức
thuận lợi.
* Giai đoạn xanh 2 (quan sát hình 7)
Đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày thì giai đoạn
này vào khoảng 40 - 50 ngày sau cấy.
Quan sát ruộng lúa khi có trên 2/3 số lượng lá đã chuyển sang màu vàng
chanh thì nên đưa nước vào ruộng và bón phân đón đòng. Nếu vì lý do gì giai
đoạn từ trỗ đến chín sữa mà lá bị vàng là trái với quy luật.


13
Nếu lúa có màu vàng chanh thì bón thêm 50 kg đạm urê + 50 kg kali/ha,
ngược lại nếu lúa còn xanh thì chỉ cần bố sung 100 kg kali/ha mà không cần
bón thêm đạm urê.
Nếu bón phân đúng kỹ thuật thì khi cây lúa trỗ phải có màu xanh (đặc
biệt là 3 lá trên cùng) có màu xanh đặc trưng cho giống, màu xanh duy trì được
lâu, tuổi thọ của lá kéo dài thì mới tạo được năng suất cao. Giai đoạn này gọi là

giai đoạn xanh 2.
Các biện pháp chính để giữ cho 3 lá trên cùng xanh là:
- Không cấy hoặc gieo sạ quá dày để các lá sẽ che khuất lẫn nhau;
- Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, thừa lân vào cuối vụ;
- Cung cấp nước đầy đủ từ giai đoạn làm đòng đến chín sáp;
- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời;
Nếu giai đoạn này lá bị vàng thì nên bổ sung phân bón lá để giữ cho bộ
lá xanh lâu.
Giai đoạn vàng 2 (quan sát hình 7)
Quan sát thấy bông lúa đã đỏ đuôi là lúa đang bước sang giai đoạn chín sáp
(trước thu hoạch 7 - 10 ngày). Cần tháo nước trước khi thu hoạch để thúc đẩy
quá trình chín, tạo điều kiện cho ruộng lúa chuyển sang giai đoạn vàng 2 thuận
lợi. Tùy theo địa hình tiến hành tháo nước cho hợp lý.
Ví dụ:
Đối với địa hình chân vàn cao, dễ mất nước chỉ cần tháo nước trước khi
thu hoạch 5 – 7 ngày, còn đối với địa hình trũng, lầy cần tháo nước trước khi
thu hoạch 7 – 10 ngày.
3. Tìm hiểu về điều kiện sống chủ yếu của cây lúa
3.1. Nhiệt độ
Trong quá trình sinh trưởng phát triển nếu nhiệt độ cao cây lúa nhanh đạt
được tổng nhiệt độ cần thiết thì sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời
gian sinh trưởng. Nếu nhiệt độ thấp thì ngược lại. Ðối với vụ chiêm xuân ở các
tỉnh miền Bắc các giống lúa ngắn ngày là những giống mẫn cảm với nhiệt độ
(giống cảm ôn) nên thời gian sinh trưởng dễ biến động theo nhiệt độ hàng năm
và theo mùa vụ cấy sớm hay muộn. Vì vậy, việc dự báo khí tượng trong vụ
chiêm xuân cần phải được coi trọng và chú ý theo dõi để bố trí cơ cấu mùa vụ
cho thích hợp, tránh để trường hợp khi lúa trỗ gặp rét. Với vụ mùa thì điều kiện
nhiệt độ tương đối ổn định nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa cấy
trong vụ mùa ít thay đổi.
Đối với các tỉnh miền Nam do diễn biến về nhiệt độ không chênh lệch

nhiều giữa các mùa vụ trong năm nhất là vụ đông xuân. Điều này lý giải năng
suất và chất lượng lúa gạo ở các tỉnh miền Nam thường cao và ổn định hơn các


14
tỉnh miền Bắc. Trong các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa yêu cầu về
nhiệt độ cũng rất khác nhau.
Giai đoạn nảy mầm nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là
30 - 350C, ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10 - 120C và cao nhất là 400C
không có lợi cho quá trình nảy mầm và phát triển của mầm.
Giai đoạn mạ nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25 - 300C. Với
vụ hè thu và vụ mùa nói chung nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển. Với
vụ chiêm xuân ở miền Bắc nước ta thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạ
sớm hoặc những năm trời ấm kéo dài thường có hiện tượng mạ già, mạ ống; có
những năm giai đoạn mạ gặp trời rét, cây mạ có thể bị chết rét. Ðể chống rét
cho mạ, hiện nay người ta dùng biện pháp kỹ thuật che phủ nilon cho mạ là
biện pháp chống rét hữu hiệu nhất.
Giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25 - 320C.
Nhiệt độ thấp dưới 160C hay cao hơn 380C đều không thuận lợi cho sự đẻ
nhánh, làm đòng của cây lúa. Diễn biến phức tạp của nhiệt độ trong vụ chiêm
xuân ở miền Bắc cũng có nhiều bất thuận cho thời kỳ này.
Giai đoạn trỗ bông, làm hạt yêu cầu nhiệt độ thích hợp nhất từ 28 - 300C.
Với ngưỡng nhiệt độ này, vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc nếu không bố trí
cơ cấu mùa vụ thích hợp thì thời gian trỗ dễ gặp lạnh. Trong điều kiện cây lúa
nở hoa, phơi màu, thụ tinh nếu gặp nhiệt độ thấp (dưới 170C) hoặc quá cao
(trên 400C) đều không có lợi. Khi gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao hạt phấn mất
sức nảy mầm, không thụ phấn thụ tinh được, làm cho tỉ lệ hạt lép lửng cao. Giai
đoạn làm hạt nếu gặp rét, quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng
lượng hạt giảm nên năng suất và chất lượng lúa thường không cao.
3.2. Ánh sáng

Trong một năm, với các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ
ánh sáng phân bổ đồng đều không có biến đổi nhiều.
Các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ thì cường độ ánh sáng khá đầy đủ
trong vụ mùa. Ở vụ đông xuân thì giai đoạn mạ, cấy và đẻ nhánh thời tiết
thường âm u, rét kéo dài, cường độ ánh sáng không đầy đủ, đến tháng 4 - 5 trở
đi có nắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nên lúa xuân bắt đầu sinh trưởng
thuận lợi.
Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày):
Thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (gọi là quang chu
kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Nếu không có
điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Cây
lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13
giờ/ngày. Với thời gian chiếu sáng từ 9 - 10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với
việc xúc tiến quá trình làm đòng, trỗ bông của cây lúa.


15
Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống
và các vùng sinh thái. Ở nước ta, một số giống lúa mùa địa phương có phản
ứng rất rõ với quang chu kỳ, đem các giống này cấy vào vụ chiêm xuân lúa sẽ
không ra hoa (như giống lúa Bao thai, Mộc tuyền...)
Thường các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hoặc không phản ứng
với quang chu kỳ nên có thể gieo cấy vào các thời vụ trong năm.
3.3. Nước
Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần và ưa nước điển hình nên từ
“lúa nước” bao giờ cũng gắn liền với cây lúa. Các giống lúa gieo cấy ở nước ta
đều là giống lúa nước. Tuy nhiên cũng có những giống lúa có khả năng chịu
hạn như: CH13, CH16, CH01, các giống lúa nương... sinh trưởng hoàn toàn
phụ thuộc vào nước trời, nhưng năng suất không cao bằng lúa nước.
Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để chế tạo thức ăn, vận

chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây
lúa. Bên cạnh đó lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều
hòa nhiệt độ cho cây lúa cũng như quần thể, không gian ruộng lúa. Nước
cũng góp phần làm cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô,
lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống, còn nếu cây lúa đầy đủ nước thì thân lá lúa
sẽ đứng, bản lá mở rộng.
Từ sau gieo đến mạ mũi chông thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm. Trong điều
kiện như vậy rễ lúa được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nội nhũ (nơi chứa
chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt) cũng phân giải thuận lợi hơn. Khi cây mạ
được 3 - 4 lá thì có thể giữ ẩm hoặc để một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy.
Còn sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần nước. Nếu ruộng khô
hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt. Ngược lại nếu mực nước
trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi, cây lúa đẻ nhánh khó, cây
vươn dài, yếu ớt, dễ bị đổ và sâu bệnh. Vì thế, điều tiết nước cho lúa là một
trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm nâng cao năng suất.
3.4. Chất dinh dưỡng
Phân bón có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của
cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu
hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn
nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo,
prôtêin… Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây lúa.
Không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn tại.
Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò
khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây lúa. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta
đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa,
cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu
và từng mùa vụ.



16
3.4.1. Đạm
Nitơ là một trong những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng để tăng năng
suất lúa, có nhiều trong phân đạm. Thời điểm thích hợp nhất để bón đạm cho
cây lúa vào lúc cấy và lúc cây lúa bắt đầu làm đòng, cũng không nên bón đạm
cho lúa khi vừa cấy xong. Cách bón phân đạm tốt nhất là trước khi cấy, phân
được trộn với đất để hạn chế sự mất đạm và cho phân gần rễ hơn.
Khi bón phân cũng phải quan sát không nên bón khi ruộng khô nẻ rồi
cho nước vào ruộng thì một phần phân đạm sẽ biến thành khí bốc hơi bay đi.
Ngược lại nếu bón đạm cho đất ngập nước thường xuyên làm thay đổi dạng
đạm (dạng đạm này dễ chuyển thành thể khí bay lên). Khi quan sát thấy trời sắp
mưa không nên bón đạm vì như vậy lượng đạm vừa bón sẽ dễ bị rửa trôi; khi
trời nắng nóng gay gắt vào buổi trưa, đầu giờ chiều cũng không nên bón đạm vì
đạm dễ bị bay hơi. Trời quang đãng, vào buổi sáng hoặc chiều tối là thời
điểm bón đạm tốt nhất.
Cần phải luôn luôn giữ cho đồng ruộng sạch cỏ dại. Trước khi bón phân
đạm cho lúa cần phải làm sạch cỏ dại bởi vì cỏ sẽ cạnh tranh phân đạm với cây
lúa. Cỏ càng mọc nhanh sẽ cạnh tranh với lúa không những chỉ phân bón mà cả
nước, ánh sáng, không gian chứa khí và điều kiện để sâu bệnh phát sinh phát
triển. Cần phải làm cỏ trong vòng 30 ngày sau khi cấy, nếu không làm cỏ ngay
trong giai đoạn này thì năng suất lúa sẽ bị giảm rõ rệt.
Một điểm chú ý khác khi bón thúc phân đạm là không nên bón khi lá lúa
còn ướt bởi phân đạm sẽ dính lại trên lá ướt và với lượng nhiều có thể gây cháy
lá; phân đạm đã hòa tan vào những giọt nước trên lá lúa sẽ bị mất vào không
khí khi các giọt nước đó bốc hơi, khô đi. Cũng không nên bón thúc phân đạm
nếu như thấy có mưa to vì đạm vừa bón sẽ bị trôi đi mất
3.4.2. Lân
Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe
mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ khỏe,
bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong

vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng. Cây lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh
kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối;
số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm.
Trong sản xuất, người ta thường bón lót toàn bộ phân lân cùng với phân
chuồng hay phân xanh để cung cấp kịp thời lân dễ tiêu cho sự phát triển của bộ
rễ lúa.
3.4.3. Kali
Cây lúa được bón đầy đủ kali sẽ phát triển cứng cáp, không bị ngã đổ,
chịu hạn và chịu rét tốt. Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá có màu nâu
hơi vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại tử màu nâu tối trong
khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh tiêm lửa. Khi tỉ lệ kali trong cây
giảm xuống chỉ còn bằng 1/2 - 1/3 so bình thường thì mới thấy xuất hiện triệu


17
chứng thiếu kali trên lá. Khi triệu chứng thiếu kali xuất hiện thì năng suất đã
giảm, việc bón kali không thể bù đắp được. Do vậy, không nên đợi đến lúc xuất
hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới bón bổ sung kali cho cây.
Trong sản xuất, khi bón phân kali cho lúa, lượng kali clorua bao giờ
cũng ít nhất trong 3 loại phân bón chính và thường sử dụng để bón thúc cùng
với phân đạm. Phân kali có 2 loại: phân kali tự nhiên và chế biến công nghiệp.
3.4.4. Nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng tham gia vào thành phần các enzim xúc tiến các
quá trình sinh lí, sinh hóa diễn ra trong cây, làm tăng quá trình quang hợp và
trao đổi chất, kết quả làm tăng suất và phẩm chất cây trồng. Ở đất lúa, sự ngập
nước thường xuyên trong thời gian dài đã làm cho các nguyên tố vi lượng mất
đi một cách nhanh chóng. Mặt khác những nguyên tố vi lượng được bổ sung
hàng năm qua phân bón chưa đáp ứng được nhu cầu của cây lúa. Vì vậy, bón
phân vi lượng bổ sung cho cây là điều rất cần thiết.
Phân vi lượng có thể sử dụng để xử lý hạt giống trước khi cấy hoặc phun

qua lá vào các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng với liều lượng vài phần vạn tùy
theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, từng mùa vụ, từng loại đất...
4. Chăm sóc lúa
4.1. Dặm tỉa
4.1.1. Tầm quan trọng của việc dặm tỉa
Dặm tỉa là công việc quan trọng thường tiến hành ngay sau khi cây bén
rễ hồi xanh. Dặm tỉa nhằm đảm bảo mật độ cây trên đơn vị diện tích góp phần
làm tăng năng suất lúa.
4.1.2. Xác định thời điểm tỉa dặm và quy trình thực hiện
Bảng 1. Thực hiện công việc dặm tỉa lúa:
Bước

Nội dung thực hiện

Cách tiến hành

1

Chuẩn bị dụng cụ, vật tư:
- Ruộng lúa đã gieo cấy
- Lượng mạ để dặm

- Nghiên cứu đặc điểm của từng giống lúa,
mùa vụ gieo trồng, tính chất đất đai.
- Xác định mật độ khoảng cách thích hợp

2

Xác định thời điểm dặm
tỉa


- Sau khi gieo cấy 5 - 7 ngày để đảm bảo
sự đồng đều về mật độ và sự sinh trưởng
phát triển của cây lúa.

3

Quy trình thực hiện dặm - Cấy thêm cây vào vị trí cây bị chết, không
tỉa
có khả năng sống hoặc những chỗ cấy quá
thưa không đảm bảo mật độ.
- Nhổ bớt số cây ở những nơi cấy quá dầy để
chuyển sang nơi thưa. Kết quả là tạo được sự
đồng đều trên diện tích vừa dặm tỉa.


18
4.2. Bón phân
Bón phân cho lúa nhằm cung cấp dinh dưỡng để đạt năng suất cao, duy
trì độ phì của đất, cải tạo đất. Bón phân cần dựa vào dinh dưỡng của cây, đặc
điểm của đất, thời tiết, khí hậu. Cần bón cân đối giữa dạng phân hữu cơ và vô
cơ, đa lượng, vi lượng, phân bón gốc và phân bón lá.
Bảng 2. Thực hiện công việc bón phân:
Bước
Nội dung thực hiện
1
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: Xô,
chậu, xe vận chuyển phân...
- Ruộng lúa đã gieo cấy
- Các loại phân bón cho lúa

2
Xác định loại phân

3

4

Cách tiến hành
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, đúng
chủng loại và chất lượng.

- Tìm hiểu tính chất, hàm lượng các chất
dinh dưỡng và cách sử dụng của từng
loại phân
Xác định lượng phân bón và - Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây
số lần bón
lúa, tính chất từng loại phân bón, đặc điểm
của từng giống lúa và mùa vụ gieo cấy.
- Bón lót và bón thúc chia làm 2 lần: Bón
thúc đẻ nhánh và bón thúc nuôi dòng
Cách bón
- Dùng cân để cân lượng phân cần bón.
- Dùng dụng cụ đựng phân
- Bón đều cho diện tích cần bón. Bón
vào buổi chiều mát, không mưa và
không bón khi lá lúa còn ướt, còn sương.

Để giúp việc bón phân cho lúa đạt hiệu quả cao nhất là đối với phân đạm,
tránh hiện tượng thừa và thiếu làm cho cây sinh trưởng phát triển mất cân đối dẫn
đến năng suất thấp, người ta đã sử dụng bảng so màu lá lúa. (quan sát hình 8)


Hình 8: Phương pháp so màu lá lúa


19
Bảng so màu lá lúa được chế tạo theo công nghệ của Nhật Bản nhằm xác
định màu sắc của lá lúa để dự đoán tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây. Bảng
có 6 khung màu từ màu xanh vàng nhạt đến màu xanh đậm. Cách sử dụng bảng
so màu lá lúa như sau:
- Cầm bảng so màu lá lúa ra ruộng để chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng
đạm cho cây. Thông thường cứ 7 ngày đo 1 lần bắt đầu từ sau cấy hoặc sạ 14 15 ngày để xác định chính xác thời điểm cần bón thúc đạm.
- Chọn lá trên cùng đã phát triển đầy đủ để so màu. So khoảng 20 lá của
các khóm lúa khác nhau rồi lấy giá trị trung bình. Số trung bình này thể hiện
tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây của ruộng lúa.
- Đưa lá lúa vào khung màu rồi di chuyển cho đến khi màu lá lúa trùng
với màu trong khung là được. Màu lá trùng với màu trong khung số mấy thì
được ghi nhận tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây ở số đó. Trường hợp màu
của lá lúa nằm ở giữa hai khung kề nhau.
* Ví dụ: Màu của lá lúa ở giữa khung số 3 và số 4 thì được ghi nhận là 3,5.
Thời điểm bón thúc phân đạm thích hợp nhất là lúc lá lúa có màu sắc
như ở khung trong bảng so màu. Nhìn chung, đối với các giống lúa thuần ngắn
ngày thì khung màu chuẩn là 3,5. Nếu so thấy màu của lá lúa ở khung màu số 3
thì lúa đang tình trạng thiếu đạm cần bón ngay, nếu bón chậm sẽ làm giảm
năng suất. Ngược lại, nếu màu của lá lúa ở khung số 4 thì cây lúa ở tình trạng
thừa đạm cần điều chỉnh thậm chí không bón đạm nữa.
Ví dụ:
Nếu giai đoạn đẻ nhánh của giống lúa KD18 khi so màu lá ở khung số 3
thì phải bón đạm từ 2 – 3 kg tuỳ theo từng loại đất, mùa vụ.
Chú ý:
- Màu sắc của lá lúa thể hiện đúng tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây

khi các yếu tố dinh dưỡng lân, kali và vi lượng không ở tình trạng thiếu.
- Việc xác định liều lượng phân bón còn phụ thuộc vào tính chất đất đai,
thời tiết khí hậu ở mỗi vùng sinh thái và tập quán canh tác khác nhau.
Nhu cầu dinh dưỡng của các nguyên tố đa lượng trong khoảng từ 80 100kg N, 45 - 80kg P2O5 và 30 - 45kg K2O/ha. Tuy nhiên, việc xác định lượng
phân bón phụ thuộc vào từng giống lúa, mùa vụ gieo trồng.
* Ví dụ
Liều lượng phân bón tính cho 1 ha đối với lúa chiêm xuân cần 90 – 100kg N.
Nếu sử dụng phân đơn thì cần khoảng 190 – 230kg phân urê có 92 - 100kg N.
Nếu sử dụng 100kg NPK (12:5:10) đáp ứng được 12kg N, 5kg P2O5 và 10kg
K2O nên bổ sung thêm các loại phân urê để được liều lượng 90 – 100kg. Mặt
khác liều lượng phân bón còn phụ thuộc vào từng loại đất.


20
Ví dụ:
- Trên đất phù sa thì áp dụng công thức: 80kg N, 45kg P2O5 và 30 kg
K2O/ha. Đất phèn nhẹ thì bón: 100kg N + 60kg P2O5 + 45kg K2O/ha. Đất phèn
nặng thì bón: 100kg N + 80kg P2O + 45kg K20/ha. Trên nhóm đất xám bón
theo công thức: 100kg N + 45 P2O5 + 45kg K2O/ha.
4.3. Điều tiết nước
* Đối với lúa cấy
Áp dụng biện pháp tưới tiêu hợp lý, khoa học khi điều tiết mực nước
trong ruộng theo từng giai đoạn vừa tiết kiệm nước, vừa giúp cây lúa đẻ nhánh
khỏe, tập trung tăng số nhánh hữu hiệu, hạn chế số nhánh vô hiệu và tăng suất.
Công việc điều tiết nước tiến hành như sau:
Sau khi cấy xong cho mực nước vừa phải khoảng 3 - 5cm giúp lúa bén
rễ, hồi xanh nhanh và tránh bị héo khi gặp nhiệt độ cao và trời nắng hoặc khi
trời rét đậm, rét hại.
Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, tháo bớt nước chỉ để lại mực nước nông 2
- 3cm kết hợp làm cỏ sục bùn và bón phân thúc lần 1.

Lúa kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu thông thường sau cấy 25 - 35 ngày tùy
thời gian sinh trưởng của từng giống, thì cho mực nước vào ngập sâu 7 - 10cm
để hạn chế lúa đẻ lai rai.
Nếu gặp thời tiết bất thuận như nắng nóng trên 35oC hoặc gặp rét dưới
16oC thì cho mực nước vào ngập ruộng 10 - 15cm nhằm chống nóng hoặc
chống rét cho cây lúa. Biện pháp đưa nước ngập ruộng để không chế đẻ nhánh
lai rai là biện pháp thường được áp dụng với thâm canh truyền thống.
Theo phương pháp thâm canh cải tiến về điều tiết nước sẽ là: Nông - Lộ Phơi. Có nghĩa là giai đoạn giai đoạn lúa đẻ nhánh chỉ để mực nước nông từ 2 –
3cm, còn giai đoạn kết thúc đẻ nhánh thì rút nước phơi ruộng để ruộng nứt chân
chim tức là để lộ trong thời gian từ 5 – 7 ngày tuỳ theo mùa vụ và từng điều
kiện địa hình. Rút nước ở giai đoạn này vừa có tác dụng hạn chế đẻ nhánh vô
hiệu đồng thời làm cho bộ rễ ăn sâu, chống đổ, mặt khác quá trình trao đổi khí
trong đất trong đó các khí độc được thoát ra ngoài. Đến khi lúa chín sáp trước
thu hoạch 7 - 10 ngày tiến hành tháo cạn để khô ruộng vừa giúp cho lúa chín
nhanh đồng thời thu hoạch dễ dàng.
* Đối với lúa gieo sạ
Trong tuần đầu tiên sau khi sạ, giữ mực nước ruộng từ bão hòa đến cao
khoảng 1cm. Sau khi gieo sạ 6 - 7 ngày, cho nước vào tăng dần theo chiều cao
cây lúa nhằm hạn chế cỏ dại phát triển. Sau đó, tăng lên từ từ khoảng 1 - 3cm
tùy theo giai đoạn phát triển của cây lúa và giữ liên tục cho đến khi bón phân
lần 2 khoảng 20 - 25 ngày sau khi sạ. Giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu
để cây lúa phát triển. Giữ nước ở giai đoạn này nhằm hạn chế cỏ dại.


21
Giai đoạn từ 25 - 40 ngày sau khi sạ là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và chỉ
cần giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15cm. Để
biết mực nước thấp hơn mặt đất, có thể đặt ống nhựa có đục lỗ bên hông, bên
trong có chia vạch 5cm để theo dõi. Khi nước xuống thấp hơn vạch 15cm thì
bơm nước vào ngập tối đa 5cm so với mặt đất ruộng. Khi nước hạ thấp dưới

vạch 15cm thì bơm nước vào tiếp. Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt
ruộng vì vậy được gọi là tưới “ướt - khô xen kẽ”. Mực nước dưới mặt đất càng
xa (nhưng không thấp hơn 15cm so với mặt đất) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong
đất, chống đổ ngã và dễ thu hoạch.
Ở giai đoạn lúa 25 - 40 ngày, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy
mầm cũng không phát triển và cạnh tranh với cây lúa. Ðây cũng là giai đoạn
cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao làm hạch nấm
khô vằn sẽ không phát tán trong ruộng lúa, bệnh ít lây lan.
Giai đoạn lúa 40 - 45 ngày sau sạ, đây là giai đoạn bón phân lần 3 (bón
thúc đòng hay bón đón đòng). Lúc này cần giữ mức nước nông khoảng 1 - 3cm
trước khi bón phân nhằm tránh ánh sáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, nhất
là phân đạm.
Giai đoạn lúa từ 60 - 70 ngày sau, đây là giai đoạn lúa trổ nên cần giữ
mực nước trong ruộng khoảng 3 - 5cm liên tục trong khoảng 10 ngày để đủ
nước cho cây lúa trổ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép, lửng. Cây lúa
cấy được 70 ngày cho đến lúc thu hoạch là giai đoạn lúa ngậm sữa, chắc và
chín nên chỉ cần giữ mực nước từ 1 - 3 cm, khi cần thiết thì bơm nước vào
thêm. Trước khi thu hoạch 10 ngày cần rút nước trong ruộng để mặt ruộng
được khô ráo, dễ gặt bằng máy.
Cây lúa có bộ phận thu hoạch chính là hạt, nếu không làm tốt công việc
chăm sóc như điều chỉnh mật độ, bón phân, điều tiết nước hợp lý. Đặc biệt là
bón đạm thừa vào cuối vụ từ lúc lúa làm đòng trở đi lúa sẽ giữ màu xanh liên
tục dẫn đến sinh trưởng, phát triển mất cân đối, chỉ tốt thân lá, dễ bị lốp đổ, hạt
kém, nhiều sâu bệnh.
4.4. Khử lẫn
4.4.1. Khái niệm về khử lẫn
Khử lẫn là công việc tiến hành ngay từ khi cây mạ cho đến trước thu hoạch
nhằm loại bỏ những cá thể khác dạng để đảm bảo độ đồng nhất cao của giống lúa.
4.4.2. Vai trò của khử lẫn đối với nhân giống lúa
Khử lẫn trong ruộng lúa nhân giống là khâu kỹ thuật quan trọng và bắt

buộc đối với công tác nhân giống lúa nhằm đẩm bảo chất lượng hạt giống
trước khi đưa ra sản xuất đại trà
Khử lẫn là khâu kỹ thuật không hề đơn giản do đó các cơ sở sản xuất và
nhân giống cần phải bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên trách khử lẫn để đảm
bảo độ đồng đều, độ thuần cao nhất.


22
4.4.3. Quy trình khử lẫn
Bảng 3. Thực hiện công việc khử lẫn

Bước
1

Nội dung thực hiện
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: dao,
kéo, ruộng lúa nhân giống.

Cách tiến hành
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vật tư
theo đúng mục đích kỹ thuật.

- Lý lịch của giống lúa đang
gieo cấy.
Số lượng dụng cụ, vật tư phụ
thuộc vào số học viên và
nhóm thực hành.
2

Xác định thời điểm và số lần

khử lẫn

- Khử lẫn sớm và liên tục ngay từ gieo
mạ đến trước khi trỗ
- Khử lẫn ít nhất 3 - 4 lần chú ý khử
trước lúc trỗ, sau khi trỗ và trước thu
hoạch.
- Khử lẫn trước lúc đòng nhú là lần khử
quan trọng nhất

3

Nhận dạng cá thể cần khử lẫn - Cán bộ kỹ thuật hoặc người có nhiều
kinh nghiệm ra ruộng quan sát, kiểm
tra và quyết định khử lẫn

4

Tiến hành khử lẫn

- Nhổ bỏ tất cả khóm lúa mà thân, lá,
hạt có màu sắc khác, các khóm có cây
dạng khác, không chín cùng, cây có
chiều cao không đều nhau, cây cao,
thấp không bằng nhau, những cây sinh
trưởng kém.
- Quan sát kỹ để khử bỏ chính xác.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:

1. Hãy cho biết đặc điểm thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của cây lúa?
2. Trình bày đặc điểm của thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa.
3. Anh (chị) hiểu thế nào về quy luật 2 xanh, 2 vàng của ruộng lúa đạt năng
suất cao.


23
4. Yêu cầu về nhiệt độ và chất dinh dưỡng của cây lúa qua các thời kỳ sinh
trưởng phát triển.
2. Bài tập thực hành:
1. Bài 1: dặm, tỉa.
2. Bài 2: Bón phân cho lúa.
3. Bài 3: Khử lẫn.
C. Ghi nhớ
- Cần nắm vững đặc điểm của từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa
để từ đó vận dụng các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng suất.
- Số ngày ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng khác nhau tùy theo giống. Số
ngày ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực và chín được ổn định ít hoặc nhiều. Sự
khác nhau trong suốt thời gian sinh trưởng được quyết định bởi số ngày ở thời
kỳ sinh trưởng dinh dưỡng.
- Thời gian dặm tỉa lúa càng sớm càng tốt, chỉ nên để 1 dảnh trên một khóm.
- Hiểu rõ quy luật 2 xanh, 2 vàng để vận dụng trong kỹ thuật bón phân, điều
tiết nước.
- Căn cứ vào mùa vụ gieo cấy, độ phì nhiêu của đất, tiềm năng năng suất của
giống và lợi nhuận do việc bón phân đem lại để xác định lượng phân bón hợp
lí, nhất là đối với phân đạm.
- Để nâng cao hiệu quả của phân đạm nên dùng giống năng suất cao, lượng
phân thích hợp, bón đúng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, chống để đồng
ruộng bị khô nẻ, bón phân sâu trong đất, không bón thúc khi lá ướt và giữ cho
đồng ruộng sạch cỏ dại.

- Điều tiết nước theo nguyên tắc: Nông - Lộ - Phơi. Kết hợp với bón phân
thích hợp sẽ hạn chế hiện tượng lúa đổ ngã.
- Trong các công việc chăm sóc lúa thì khử lẫn là công việc có tính quyết định
nhất đến chất lượng của hạt giống lúa.


24
BÀI 2: THU HOẠCH
Mã bài: MĐ03.2
Thu hoạch lúa là một công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất hạt lúa giống. Người hành nghề cần phải hiểu
rõ những đặc điểm cơ bản của cây lúa giai đoạn chín thu hoạch. Vận dụng
trong việc sử dụng các công cụ, các phương tiện thu hoạch để góp phần giảm
thiểu tỷ lệ hư hao trong thu hoạch và sản xuất ra những hạt lúa giống chất
lượng cao.
Mục tiêu
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm của cây lúa ở giai đoạn chín.
- Xác định được thời điểm thu hoạch lúa giống thích hợp.
- Lựa chọn và thực hiện được phương pháp thu hoạch lúa giống
thông dụng.
A. Nội dung
1. Đặc điểm của cây lúa giai đoạn chín
Quá trình chín của cây lúa diễn ra qua 3 giai đoạn: chín sữa, chín sáp và
chín hoàn toàn cùng với quá trình chín hình thái và chín sinh lí.
1.1. Đặc điểm hình thái và cơ giới
1.1.1. Đặc điểm của bông và hạt lúa
- Trên một bông, những hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở
gốc bông thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan thuận đến trình tự
vào chắc và chín của hạt lúa. Những hoa gốc bông nở cuối cùng, nên vào chắc

muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép nên khối lượng hạt thấp.
Thời gian để cho tất cả các hoa trên 1 bông lúa nở hết thông thường là 7 ngày.
- Bông lúa và các hạt lúa trên bông sau khi trổ bông phơi màu có quá
trình biến đổi màu sắc. Tùy theo đặc điểm của từng giống lúa mà sự thay đổi
màu sắc có khác nhau. Màu hạt khi chín hoàn toàn của đa số các giống lúa là
vàng. Quá trình này ta gọi là chín hình thái. Là độ chín thực dụng có thể thu
hoạch được, thường chưa chín hoàn toàn, vật chất đã tích lũy đầy đủ.
Sự biến đổi màu sắc từ xanh lục sang vàng sáng là phổ biến nhất.
Một số giống có sự chuyển từ màu xám nâu sang màu nâu vàng.


25

a

b

c

Hình 9. Hình thái hạt khi chín của một số giống lúa
a. Tám soan; b. Nếp cái hoa vàng; c. Khang dân 18
Hạt lúa tăng dần độ cứng chắc trong quá trình chín. Khi chín sữa mềm và
mọng sữa, khi chín sáp và chín hoàn toàn thì cứng chắc hơn.
- Ba giai đoạn của quá trình chín hạt lúa (chín sữa, chín sáp và chín
hoàn toàn):

Hình 10. Sự biến đổi hình thái ruộng lúa khi trổ bông - chín
Giai đoạn chín sữa bắt đầu sau khi phơi màu từ 5 - 7 ngày, chất dự trữ
trong hạt lúa ở dạng lỏng và trắng như sữa; hình dạng hạt đã hoàn thành, lưng
hạt có màu xanh; trọng lượng hạt trong thời kỳ này tăng rất nhanh, có thể đạt

75 - 80% trọng lượng cuối cùng của hạt thóc.


×