Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn thành phố nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.32 MB, 66 trang )

DANH MỤC VIẾT TĂT
KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

KTXH

Kinh tế xã hội

THCS

Trung học cơ sở


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đơn vị đất thuộc địa bàn thành phố Nha Trang ................................... 18
Bảng 2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng thành phố Nha Trang ................................ 18
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 .................................... 32
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2017.............................. 33
Bảng 2.5: Hiện trạng đất chưa sử dụng thành phố Nha Trang năm 2017............. 34
Bảng 2.6. Danh mục công trình dự án đã thực hiện trong năm 2017 ................... 35
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện KHSD đất nông nghiệp năm 2017 .......................... 36
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện KHSD đất phi nông nghiệp năm 2017 .................... 37
Bảng 3.1. Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất cho đất nông nghiệp năm 2018 ............ 38
Bảng 3.2. Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất cho đất phi nông nghiệp năm 2018 ...... 43
Bảng 3.3. Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất cho đất phát triển hạ tầng năm 2018 .... 44
Bảng 3.4. Bảng so sánh chỉ tiêu sử dụng đất năm 2017 và năm 2018 của thành
phố Nha Trang ....................................................................................................... 46
Bảng 3.7. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích năm 2018 ........................ 48
Bảng 3.8. Diện tích các loại đất cần thu hồi năm 2018 ........................................ 51



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu luận văn .......................................................................... 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn ........................................................................ 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 2
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ........................................................................ 2
7. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ............................................................................................. 4
1.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm, chức năng của đất đai trong sự phát triển kinh tế, xã hội............ 4
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế xã hội ..................... 5
1.1.3 Phân loại đất đai ............................................................................................. 7
1.1.4 Phân vùng sử dụng đất đai ............................................................................. 8
1.2 Khái niệm kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.............................................. 10
1.3 Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất................................................................. 11
1.4 Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất .......................................................... 11
1.5 Nội dung lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thành phố Nha Trang
............................................................................................................................... 12
1.6 Những bất cập trong việc lập kế hoạch sử dụng đất hiện nay .................. 12
1.6.1 Những bất cập trong tư duy.......................................................................... 12
1.6.2 Bất cập phân kỳ quy hoạch .......................................................................... 12
1.7 Căn cứ pháp lý và cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 .................. 13
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 13
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG .................. 14
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ..................................... 14

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 14
2.1.2 Địa hình ........................................................................................................ 15
2.1.3 Khí hậu ......................................................................................................... 16


2.1.4 Thuỷ văn ....................................................................................................... 17
2.1.5. Các nguồn tài nguyên .................................................................................. 17
2.2 Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội ......................................................... 21
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2016 .................... 21
2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế năm 2016 ...................................... 21
2.2.3 Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội .................................................... 22
2.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn........................... 24
2.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .............................................................. 25
2.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng ..... 29
2.3.1 Đánh giá chung về thành tựu phát triển và tồn tại, yếu kém .................. 29
2.3.2 Nguyên nhân khuyết điểm, yếu kém ............................................................ 31
2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 .............................................................. 32
2.4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 ........................................... 32
2.4.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2017 ..................................... 33
2.4.3 Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2017 ....................................................... 34
2.5 Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 ................... 35
2.5.1 Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 theo số lượng
dự án ...................................................................................................................... 35
2.5.2 Kết quả thực hiện KHSD đất năm 2017 ...................................................... 35
2.6 Đánh giá những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017
............................................................................................................................... 39
2.6.1 Tích cực ........................................................................................................ 39
2.6.2 Tiêu cực ........................................................................................................ 39
2.7 Phân tích nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất
năm 2017 .............................................................................................................. 40

Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 40
CHƢƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG .................................................................... 42
3.1 Định hƣớng sử dụng đất năm 2018 thành phố Nha Trang ....................... 42
3.2 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ..................................................... 42
3.3 Nhu cầu sử dụng đất của thành phố Nha Trang ........................................ 42
3.4 Phẩn bổ diện tích các loại đất cho các mục đích ........................................ 43
3.4.1 Phân bổ diện tích đất nông nghiệp................................................................ 43
3.4.2 Phân bổ diện tích đất phi nông nghiệp ......................................................... 44


3.4.3 Phân bổ diện tích đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã ..................................................................................................................... 46
3.5 Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất ............................................ 47
3.5.1 Đất nông nghiệp ........................................................................................... 49
3.5.2 Đất phi nông nghiệp ..................................................................................... 49
3.6 Danh mục các công trình, dự án trong năm 2018 ...................................... 49
3.7 Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong KHSD đất năm 2018 . 50
3.8. Diện tích các loại đất cần thu hồi trong KHSD đất năm 2018 ................. 51
3.9 Luận chứng công trình ................................................................................. 51
3.10 Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng .......................... 51
3.10.1 Các giải pháp về quản lý hành chính ......................................................... 52
3.10.2 Các giải pháp về kinh tế ............................................................................. 52
3.10.3 Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư ....................................................... 52
3.10.4 Giải pháp về khoa học, công nghệ ............................................................. 53
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 55
1. Kết luận ............................................................................................................ 55
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 56

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 57




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có 27 đơn vị hành chính cấp xã
(gồm 19 phường và 8 xã) với tổng diện tích tự nhiên là 25.428,45 ha (số liệu
(1)
thống kê đất đai năm 2015), dân số trung bình năm 2015 ước có 406 nghìn
2
người, mật độ dân số bình quân 1.596 người/km . Nha Trang là thành phố ven
biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của
tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa.
Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp
huyện Diên Khánh, phía Đông tiếp giáp với biển Đông.
Việc lập Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố được thực hiện
theo quy định của Luật Đất đai ngày 29/11/2013 (Khoản 3, 4 Điều 40), Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Đất đai (Khoản 3 Điều 7 và Khoản 4 Điều 9) và hướng dẫn tại
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố có liên quan
đến sử dụng đất.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đất đai thì hàng năm thành phố phải lập kế hoạch sử dụng đất trình Sở Tài
nguyên và Môi trường thẩm định trong quý III, sau đó thông qua Hội đồng nhân
dân tỉnh và trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, sau đó
tổ chức công bố công khai kế hoạch sử dụng đất. Theo quy định của Luật Đất đai

năm 2013, những công trình, dự án không có trong kế hoạch sử dụng đất được
duyệt thì không được phép thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và cho chuyển mục
đích sử dụng đất.
Lập Kế hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền
kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang nói riêng, toàn tỉnh Khánh Hòa và cả
nước nói chung. Chính vì vậy, đề tài “Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên
địa bàn thành phố Nha Trang” là vô cùng cần thiết và cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu luận văn
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Nha Trang để
từ đó đưa ra được kế hoạch sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.
Rà soát lại kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thành phố Nha Trang từ đó
đưa ra đánh giá, nhận xét và giải pháp để hòa thiện kế hoạch sử dụng đất năm
2018.
Đưa ra được danh mục các công trình cần thực hiện trong năm 2018 đáp
ứng nhu cầu của hộ gia đình, tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Nha
Trang.

1


Góp phần quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai, làm cơ sở pháp lý để
thực hiện việc chuyên mục đích và thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
Hệ thống lại kiến thức lập kế hoạch sử dụng đất, các cơ sở lý luận văn căn
cứ pháp lý để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Đánh giá mọi mặt về thực trạng sử dụng đất trên địa bàn để có cơ sở khoa
học thực hiện việc lập kế hoạch sử dụng đất. Từ đó đánh giá kế hoạch sử dụng đất
năm trước, đưa ra những mặt tiêu cực và tích cực để làm tiền đề cho việc lập kế
hoạch sau này.
Xác định rõ nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân, cân đối chỉ tiêu

sử dụng đất.
Đề xuất các biện pháp cải tạo để việc lập kế hoạch thực sự có hiệu quả.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Tất cả đơn vị đất đai trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: đơn vị hành chính thành phố Nha Trang
- Thời gian: số liệu được tổng hợp vào năm 2017
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội, tình hình
sử dụng đất của thành phố Nha Trang.
Phương pháp kế thừa kết quả kiểm kê đất đai năm 2017 của thành phố.
Dùng những số liệu có được phân tích, đánh giá tình hình sử dụng đất.
Phương pháp thống kê: dùng phương pháp thống kê để hệ thống lại số liệu
nhằm đưa ra đánh giá và nghiên cứu luận văn.
Phương pháp điều tra: nhằm điều tra, thu thập số liệu sử dụng cho luận
văn.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Sử dụng những kiến thức đã học để thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất.
Giúp sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn nhằm trau
dồi kiến thức và nắm vững phương pháp lập kế hoạch sử dụng đất để phục vụ cho
công việc sau này.
7. Nội dung nghiên cứu
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của lập kế hoạch sử dụng đất
Chương 2: Đánh giá thực trạng lập kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành
phố Nha Trang năm 2017
2



Chương 3: Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn thành phố Nha
Trang
Kết luận và kiến nghị

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
ĐAI
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm, chức năng của đất đai trong sự phát triển kinh tế, xã hội
1.1.1.1 Khái niệm
Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều
kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp
xúc và sử dụng tự nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát
triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật
chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều
được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai. Để sử dụng đất đúng, hợp
lý và có hiệu quả thì cần phân biệt đất và đất đai.
a. Đất
Theo quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng, đất (soil) là phần trên cùng của
vỏ phong hóa của trái đất, là thể tự nhiên đặc biệt được hình thành do tác động
tổng hợp của các yếu tố: khí hậu, đá mẹ, địa hình, nước, sinh vật, thời gian và tác
động của con người.
Theo Wiliam (Liên Xô (cũ)): Đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa mà cây trồng
có thể sinh sống được.
b. Đất đai
Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm các yếu tố
cấu thành môi trường sinh thái ngay bên trên, bên trong và dưới bề mặt đất như

khí hậu, thổ nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt, các lớp trầm tích sát bề
mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con
người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại.
Theo định nghĩa về đất đai của Luật đất đai Việt Nam (1993) thì: “Đất đai
là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”.
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật,
nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong long đất), theo chiều ngang
– trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưởng, địa hình, thủy văn cùng nhiều
thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động
sản xuất cũng như cuốc sống của xã hội loài người.
1.1.1.2 Chức năng của đất đai trong sự phát triển kinh tế, xã hội
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người về thế giới tự nhiên
và sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Hiện nay con người đã
thừa nhận đất đai đối với loài người có rất nhiều chức năng.
4


Theo FAO (1995), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và
sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau:
- Chức năng sản xuất: là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của
con người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất
nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua
chăn nuôi và trồng trọt.
- Chức năng môi trường sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật
sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và
gen di truyền để bảo tồn nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả
trên và dưới mặt đất.

- Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là
tấm thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc
phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí
quyền của địa cầu.
- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ
nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước
trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn.
- Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi
nhu cầu sử dụng của con người.
- Chức năng không gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là
môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
- Chức năng bảo tồn, bào tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ các
chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí
hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ.
- Chức năng vật mang sự sống: đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển
vận của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật...
giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.
- Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng
chủ yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói
riêng và trên toàn trái đất nói chung. Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự
nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù.
Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều
bộc lộ ngay tại một thời điểm. Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong
quá khứ, đang thể hiện ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng.
Do vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng nhằm phát
hiện ra các chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai.
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế xã hội
1.1.2.1 Vai trò của đất đai
- Đất đai là đối tượng, tư liệu sản xuất đặc biệt và là yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất xã hội.


5


- Đất đai là một trong các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
lao động.
- Môi trường sống là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh có
tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển. Mà đất đai tài nguyên thiên nhiên,
vừa là cơ sở cho mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp
môi trường sống. Vì vậy đất đai được xem là thành phần quan trọng hang đầu của
môi trường sống.
- Vai trò của đất đai đối với một số ngành khác:
+ Nông – lâm nghiệp: đất đai là cơ sở không gian, cung cấp cho cây trồng
những điều kiện cần thiết để sinh trưởng.
+ Phi nông nghiệp: đất đai là cơ sở không gian để bố trí các tư liệu sản
xuất; là kho tang dự trữ trong long đất.
1.1.2.2 Đặc điểm của đất đai
Đất đai có 3 đặc điểm chính:
- Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt: đất đai là một bộ phận không thể
tách rời của lãnh thổ quốc gia, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong
quá trình vận động, đất đai tự nhiên nhờ có lao động của nhiều thế hệ cải tạo mà
trở thành đất trồng trọt. Đất đai gắn bó với sự tồn tại và phát triển của con người.
Ngay từ khi loài người biết tổ chức quá trình lao động sản xuất, đất đai đã trở
thành yếu tố sản xuất rất quan trọng. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, đất đai là
cơ sở không gian bố trí lực lượng sản xuất và trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, đất
đai là đối tượng của lao động và thông qua đất đai con người tác động lên cây
trồng vật nuôi, do đó đất đai là công cụ lao động, là đối tượng lao động. Vừa là
đối tượng lao động, vừa là công cụ lao động, đất đai trở thành tư liệu sản xuất đặc
biệt, và vì vậy đất đai là nhân tố đầu vào không thể thiếu được của nền sản xuất
xã hội.

- Đất đai có hai thuộc tính:
+ Thuộc tính tự nhiên: bao gồm các đặc tính về không gian như diện tích
bề mặt và các đặc điểm về địat chất, địa hình, địa mạo và các tính chất sinh lý hóa
của đất kết hợp với giá trị đầu tư vào đất đai. Tính chất tự nhiên của đất đai làm
cho đất đai trở thành một hàng hóa đặc biệt, bởi vì đất đai có độ phì, các loại hàng
hóa khác qua quá trình sử dụng bị hao mòn nhưng hàng hóa đất đai càng sử dụng
càng tốt. Về mặt không gian tự nhiên, đất đai luôn có vị trí cố định, không có khả
năng dịch chuyển.
+ Thuộc tính xã hội: chính là vị thế của đất đai - là hình thức đo sự mong
muốn về mặt xã hội gắn với đất đai tại một vị trí nhất định, là những thuộc tính
phi vật thể. Vị thế cũng được hiểu là tổng hòa các quan hệ xã hội, được hình
thành từ các tương tác thị trường và phi thị trường. Vị thế đất đai được xác định
thông qua số lượng, chất lượng và cường độ quan hệ xã hội. Đất đai có vị thế cao
hay thấp phụ thuộc vào khả năng thiết lập cho người sử dụng đất đai được nhiều
hay ít mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ đô thị, với những người láng
giềng và với các đối tác khác… Vị thế đất đai không đồng nhất với vị trí đất đai.
6


Vị thế chính là tổ hợp của vị trí trong 3 không gian nêu trên, là phản ánh của vị trí
tự nhiên và kinh tế - xã hội vào không gian tâm lý.
- Gía trị của đất đai: một thuộc tính kinh tế của đất đai đã được thể chế hoá
trong Luật Đất đai hiện hành. Tuy nhiên, nhận thức khoa học về giá trị đất đai
hiện nay còn có nhiều điều chưa có thống nhất. Hiện nay tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau về giá trị nói chung và giá trị đất đai nói riêng.
+ Theo quan điểm kinh tế học chính trị Mác xít, giá trị là lao động không
phân biệt nói chung của con người, lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa. Nó là
một trong hai thuộc tính của hàng hóa: giá trị và giá trị sử dụng. Trong đó, giá trị
là thuộc tính xã hội của hàng hóa, là lao động xã hội thể hiện trong hàng hóa.
Trong mối quan hệ với giá trị trao đổi thì giá trị là nội dung của giá trị trao đổi,

giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, giá cả là hình thái biểu hiện bằng
tiền của giá trị. Từ đó, khẳng định đất đai không có giá trị vì đất đai không phải
sản phẩm do con người làm ra, không có lao động kết tinh trong đất đai. Giá cả
đất đai (P) thực chất là địa tô tư bản hoá, được xác định theo công thức: P = R/I,
với R là địa tô và I là tỷ lệ chiết khấu. Nhưng thực tế giá cả thị trường đất đai, đặc
biệt đất đai đô thị, lớn hơn nhiều lần giá trị đầu tư vào đất đai. Như vậy giá trị đất
đai không phải là giá trị đầu tư phát triển trên đất đai.
+ Theo quan điểm của trường phái kinh tế học thị trường, đất đai có giá trị
sử dụng được trao đổi trên thị trường, nên nó có giá trị trao đổi. Quan điểm này
đơn giản, dễ hiểu, nhưng không có sức mạnh mô tả bởi tính đơn giản của nó. Hơn
nữa dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bằng tiền của
giá trị sử dụng, giá trị sử dụng lớn thì giá trị trao đổi lớn và ngược lại.
+ Theo quan điểm của trường phái kinh tế học Marketing, giá trị trao đổi
của sản phẩm bao gồm giá trị hữu hình và giá trị vô hình. Giá trị hữu hình ứng
với chất lượng của sản phẩm hàng hóa; giá trị vô hình ứng với vị thế thương hiệu
ngự trị trong tâm tư, nguyện vọng và ước muốn của con người. Theo đó, giá trị
hữu hình ứng với chất lượng và giá trị vô hình ứng với vị thế đất đai.
1.1.3 Phân loại đất đai
Trong thực tế quản lý đất đai ở nước ta tồn tại hai hệ thống phân loại đất
đai dựa trên các nguyên tắc phân loại khác nhau được sử dụng trong công tác
quản lý, kiểm kê và thống kê đất đai, cụ thể như sau:
- Nguyên tắc quan hệ: quỹ đất đai được phân thành các loại đất đai theo
mục đích sử dụng chính, loại đất đai được hiểu như là một hệ thống các loại hình
sử dụng đất đai có mối quan hệ qua lại tương hỗ với nhau trong quá trình sử dụng
cho một mục đích được xác định.
- Nguyên tắc tương đồng: là nguyên tắc phân loại hay còn gọi là phân
nhóm, tức là nhóm các thửa đất có một đặc tính giống nhau nào đó vào cùng một
loại không quan tâm chú ý đến mối quan hệ, đến những đặc tính của hệ thống.
Dựa vào hai nguyên tắc trên ta cần phải phân biệt ba loại đất:
- Đất đai pháp lý: Loại đất đai hình thành là kết quả của quá trình phát triển

kinh tế - xã hội và nó được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật.
7


- Đất đai quy hoạch: Các loại đất đai pháp lý được cụ thể hóa trong các
phương án quy hoạch sử dụng đất đai.
- Đất đai hiện trạng: Là mục đích sử dụng đất tại thời điểm thống kê, kiểm
kê ngoài thực địa, trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.1.4 Phân vùng sử dụng đất đai
1.1.4.1 Tính tập trung và hình thành các trung tâm
- Đất đai là tư liệu sản xuất, là cơ sở không gian bố trí lực lượng sản xuất
và là không gian phát triển đô thị. Vì vậy đất đai là không gian phân bố các hoạt
động kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt động này diễn ra trên bề mặt trái
đất nhưng lại có tính tập trung, mà từ đó hình thành các trung tâm và hệ thống vị
trí trung tâm với các cấp độ cao thấp khác nhau.
- Thành phố chính là các điểm tập trung
- Vị trí trung tâm là điểm nút trao đổi thông tin, hàng hóa và dịch vụ nhằm
giảm thiểu chi phí lưu thông, chi phí xây dựng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật – xã
hội trong không gian, cũng như sự mất mát thông tin và suy giảm giá trị sản
phẩm hàng hóa theo thời gian.
- Mỗi vị trí trung tâm có một bán kính phục vụ (R) nhất định.
- Tính chất tiêu dùng của hàng hóa và dịch vụ đồng thời quy định cấp độ
của vị trí trung tâm.
1.1.4.2 Hệ thống vị trí trung tâm

Hình 1.1 Khu thị trƣờng 6
- Các vị trí trung tâm phân bố tương
cạnhđối với nhau trong không gian theo
nguyên tắc thị trường, nguyên tắc giao thông và nguyên tắc hành chính hình
thành hệ thống vị trí trung tâm. Trong một hệ thống vùng thị trường của các vị trí

trung tâm là hình lục giác đều.
a. Nguyên tắc thị trường:
+ Một vị trí trung tâm có vùng thị trường là hình lục giác.
+ Trên 6 đỉnh có 6 vị trí trung tâm ở bậc thấp hơn liền kề.

8


+ Mỗi vị trí trung tâm bậc thấp hơn cung cấp hàng hóa cho một phần ba thị
trường của nó.
Một hình lục giác ở bậc cao chứa 1 diện tích tương đương bằng 3 hình lục
giác bậc thấp hơn liền kề.
b. Nguyên tắc giao thông:

Hình 1.2 Khu giao thông
Sự phân bố của các vị trí trung tâm là thuận lợi nhất khi mà các vị trí trung
tâm quan trọng nằm trên cùng một đường thẳng nhất và rẻ nhất có thể giữa hai vị
trí trung tâm quan trọng hơn, còn những vị trí trung tâm kém quan trọng hơn thì
có thể nằm ở bên cạnh.
Khu vực thị trường hình lục lăng của một loại hàng hóa sẽ chứa thị trường
tương đương của 4 vị trí trung tâm của loại hàng hóa cấp thấp hơn liền kề.
c. Nguyên tắc hành chính: Các trung tâm ở bậc thấp hơn nằm hoàn toàn trong
diện tích hình lục lăng của trung tâm bậc cao hơn. Do đó trong phạm vi của trung
tâm bậc cao hơn có chứa 7 trung tâm bậc thấp hơn.

Hình 1.3 Khu hành chính
1.1.4.3 Quy luật phân vùng sử dụng đất đai
a. Lý thuyết về phân vùng chức năng đất đai của VonThunen
R = Y(P-C) – YFM
Trong đó:


R:

Giá thuê một ha.

Y:

Năng suất của sản phẩm.(đơn vị /ha)

P:

Doanh thu trên một ha.

C:

Chi phí sản xuất trung bình trên một ha.

9


M:

Khoảng cách đến thị trường (km).

F:

Phí vận chuyển đơn vị sản phẩm trên 1km.

Von Thunen kết luận rằng việc bố trí cây trồng chỉ có giá trị trong phạm vi
khoảng cách nhất định từ thị trường đến nơi sản xuất.

b. Lý thuyết phân vùng của Wiliam Alonso với mô hình không gian đô thị
R
12,0
Thương mại
và dịch vụ
Dân cư

7,0

Công nghiệp
0
2,0

A

Khu mua bán
và văn phòng

Khu ở
Khu công nghiệp

Hình 1.4 Các phân khu chức năng đất đai trong không gian

c. Quan điểm của Edward Glaeser
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Edward Glaeser cho thấy trong
thời kỳ hiện đại cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông và các phương
tiện vận tải thì chi phí vận tải hàng hóa và dịch vụ có mức giảm lớn, chiếm một tỷ
trọng không đáng kể trong cơ cấu giá cả tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, do vậy chi
phí vận tải không còn là yếu tố đóng vai trò quyết định chi phối quá trình phân
vùng chức năng đất đai trong không gian.

d. Theo Hoàng Hữu Phê với lý thuyết chất lượng – vị thế
Theo đường hướng của lý thuyết Vị thế - Chất lượng, phân vùng chức năng
đất đai trong không gian bị chi phối bởi việc lựa chọn vị trí định cư cũng như nơi
bố trí xí nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu về vị thế xã hội và chất lượng tự nhiên của
đất đai. Những người có nhu cầu về vị thế thì sẽ lựa chọn vị trí tiệm cận vào trung
tâm (ví dụ những người kinh doanh thương mại), còn những người có nhu cầu về
độ phì và diện tích thì sẽ lựa chọn vị trí ngoại vi trung tâm (ví dụ, người sản xuất
nông nghiệp). Mà từ đó hình thành các phân vùng sử dụng đất đai khác nhau.
Cùng với mức độ lợi nhuận của tư bản trong các ngành nghề khác nhau thì có khả
năng chi trả cho việc thuê đất, từ đó hình thành các mức giá khác nhau tại các vị
thế khác nhau.
1.2 Khái niệm kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013:

10


“Quy hoạch sử dụng đất” là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo
không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất
đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã
hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
“Kế hoạch sử dụng đất” là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời
gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất”.
1.3 Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất
Theo quy định tại điều 40, Luật đất đai 2013, căn cứ lập kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của

các cấp;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng
đất.
1.4 Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất
Theo quy định tại điều 35, Luật đất đai năm 2013, nguyên tắc lập kế hoạch
sử dụng đất là:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết
của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội
dung sử dụng đất của cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai.
7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất
phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

11


1.5 Nội dung lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thành phố Nha Trang
Nội dung kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thành phố bao gồm các nội

dung sau (Khoản 4 Điều 40 của Luật Đất đai):
1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
(2017).
2. Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của thành phố, cấp
xã trong năm kế hoạch 2018.
3. Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án
sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai trong
năm kế hoạch 2018 đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư
nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ
cận (nếu có) để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại,
dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
4. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các
loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của
Luật Đất đai trong năm kế hoạch 2018 đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
5. Lập bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thành phố.
6. Đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
1.6 Những bất cập trong việc lập kế hoạch sử dụng đất hiện nay
1.6.1 Những bất cập trong tư duy
- Luật đất đai năm 1993, tư duy QHSDĐ rất là mạch lạc, nhưng thực tế
không thể làm được. Các loại đất luôn xen kẽ nhau nên không thể khoanh định
được, nhất là trên QHSDĐ cả nước.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, QHSDĐ có hai loại:
+ Cân đối nguồn lực đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường. Nhưng hiện nay, chức năng này không khả thi. Hiện nay, quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa cần tới phân vùng kinh tế và mối
liên kết vùng. QHSDĐ rất quan trọng nhưng khi thực hiện vượt chỉ tiêu hay
không thực hiện được chỉ tiêu cũng không có các biện pháp chế tài.
+ Làm căn cứ để quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép

chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, chức năng này chưa phát huy được hiệu
quả.
1.6.2 Bất cập phân kỳ quy hoạch

12


- Theo mô hình QHSDĐ hiện nay là làm từ trên xuống đảm bảo được tính
thống nhất về mục tiêu nhưng lại không đảm bảo được tính thực tiễn từ dưới lên
của quá trình lập quy hoạch.
- Theo thời kỳ quy hoạch thì quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và
quy hoạch sử dụng đất có thời kỳ quy hoạch là 10 năm trong khi quy hoạch
chung xây dựng và quy hoạch ngành thường có thời kỳ quy hoạch từ 15 đến 20
năm.
- Nếu quy hoạch sau dựa vào kết quả dự báo của quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội thì tầm dự báo sẽ không đủ xa để có thể làm căn cứ xây dựng
phương án quy hoạch.
1.7 Căn cứ pháp lý và cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018
- Luật Đất đai năm 2013.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 10/4/2013 của Chính phủ về Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu tỉnh Khánh Hòa.
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
- Quyết định số 909/QĐ-UBND ngày 01/9/2016 của UBND thành phố Nha
Trang về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán kinh phí dự án: Lập Kế hoạch sử
dụng đất năm 2017 thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;
- Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2016-2020 thành phố Nha Trang,

tỉnh Khánh Hòa.
- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, địa phương năm 2018.

Và các văn bản pháp lý có liên quan khác.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 bao gồm các nội dung chính sau:
- Đưa ra các cơ sở lý luận để làm tiền đề thực hiện kế hoạch sử dụng đất
- Đưa ra nguyên tắc lập kế hoạch, nội dung lập kế hoạch và các căn cứ
pháp lý để lập kế hoạch sử dụng đất một cách chính xác và có hiệu quả.

13


CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá – du lịch
– dịch vụ của tỉnh Khánh Hoà. Ranh giới Thành phố được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hoà.
- Phía Nam giáp huyện Cam Lâm và huyện Diên Khánh.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp huyện Diên Khánh.
o

o

o


Và có toạ độ địa lý từ 12 8’33” đến 12 25’18” vĩ độ Bắc và từ 109 07’16”
o
đến 109 14’30” độ kinh Đông.
Nha Trang có một vị trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và
an ninh quốc phòng; có bờ biển dài là trung tâm du lịch của tỉnh và cả nước.
Nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước như Quốc lộ 1 và
đường sắt Bắc - Nam, nối liền Nha Trang với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Đại lộ
Nguyễn Tất Thành nối liền Nha Trang với sân bay Cam Ranh, cảng Nha Trang có
nhiệm vụ đưa đón khách du lịch, vận chuyển hàng hoá... đã tạo nên một Nha
Trang tương đối hoàn chỉnh về lĩnh vực giao thông.
Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nha Trang phát triển
sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước
và quốc tế.

14


Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Nha Trang

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Nha Trang)
2.1.2 Địa hình
Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có vùng đồng bằng là khu vực nội
thành; vùng đồi núi chủ yếu nằm ở hai đầu Bắc – Nam và phía Tây thành phố,
vùng ngoài biển phía Đông thành phố có nhiều đảo lớn nhỏ.
Nha Trang có độ cao từ 0 m đến 900 m so với mặt nước biển, trong đó có
những đỉnh núi cao như núi Hòn Thơm (Vĩnh Ngọc) có độ cao 224 m, núi Hòn
Mặt (Phước Đồng) có độ cao 566 m, Hòn Rớ (Phước Đồng) có độ cao 338 m,
Hòn Xanh (Phước Đồng) có độ cao 900m, Hòn Ngang (Vĩnh Hoà) có độ cao 320
m, Hòn Chùa (Vĩnh Phương) có độ cao 663 m và Hòn Chỏng Gọng (Vĩnh
Lương) có độ cao 637 m.

o

- Vùng địa hình bằng thấp, độ dốc dưới 3 : Đây là vùng tập trung đông dân
cư, cơ sở hạ tầng xã hội và đất đai sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,....

15


Vùng địa hình này phân bố ở khu vực trung tâm thành phố và có diện tích
8.130,37 ha, chiếm 32,19 % tổng diện tích tự nhiên.
o

- Vùng địa hình có độ dốc 3 –> 8 : Đây là khu vực chuyển tiếp giữa đồng
bằng và đồi núi, có diện tích 2.322 ha, chiếm 9,19% tổng diện tích tự nhiên toàn
thành phố. Vùng địa hình này tập trung chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành
phố, là nơi sản xuất cây lâu năm, cây lâm nghiệp và khai thác đất, đá xây dựng.
o

- Vùng địa hình có độ dốc 8 –> 15 : Loại địa hình này chủ yếu là đồi thấp,
có diện tích 6.791,43 ha, chiếm 26,89% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và
phân bố chủ yếu ở phía Tây thành phố. Hiện nay, trên dạng địa hình này người
dân đã trồng cây nông nghiệp lâu năm và trồng rừng.
o

- Vùng địa hình có độ dốc trên 15 –> 20 : Loại địa hình này chủ yếu là núi
thấp, có diện tích 4.622 ha, chiếm 18,30% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố
và phân bố chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố.
o

- Vùng địa hình có độ dốc trên 20 : Loại địa hình này chủ yếu là núi cao,

có diện tích 3.393,80 ha, chiếm 13,43% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và
phân bố chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố.
2.1.3 Khí hậu
Thành phố Nha Trang thuộc tiểu vùng khí hậu II.2.2 của tỉnh Khánh Hòa
(tiểu vùng khí hậu Diên Khánh – Nha Trang). Đậy là tiểu vùng khí hậu có chế độ
thời tiết ôn hòa nhất trong vùng khí hậu đồng bằng và ven biển tỉnh Khánh Hòa.
Nha Trang chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng
khí hậu Đại dương.
Những đặc trưng chủ yếu về khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ cao đều quanh
0
0
0
năm (25 C - 26 C), tổng tích ôn lớn (> 9.500 C), mưa phân mùa khá rõ ràng
(mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão. So với các tỉnh Duyên hải
Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để
phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
0

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,3 C:
- Nắng: Ở Nha Trang, tổng số giờ nắng trung bình một năm là 2.570 giờ,
trung bình một tháng có 214 giờ nắng.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79%. Tháng có độ ẩm cao nhất
là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33 %.
- Lượng bốc hơi trung bình năm ở Nha Trang là 1.431 mm/ năm.
- Lượng mưa trung bình năm 1.356 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và
kết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025
mm). Khoảng 10 – 20 % số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc
sớm vào tháng 11.

16



2.1.4 Thuỷ văn
2.1.4.1 Sông, suối
- Sông Cái Nha Trang (còn gọi là sông Thác Ngựa ở phần thượng lưu) là
2
con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà với diện tích lưu vực 2.000 km . Sông có
chiều dài 75 km, với hệ số uốn khúc 1,4, hệ số hình dạng 0,3, độ dốc sông 3,7%o,
2
mật độ lưới sông 0,8 km/km . Đoạn hạ lưu thuộc địa phận TP. Nha Trang có
chiều dài khoảng 10 km, chảy qua các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc,
phường Ngọc Hiệp, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh
Phước và đổ ra biển.
3

+ Lưu lượng nước bình quân: Qo = 55,70 m /s.
3

+ Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 7,32 m /s.
Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước chủ yếu đối với nông nghiệp,
lâm nghiệp (của các huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh), công nghiệp, du lịch,
dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt (của thành phố Nha Trang).
- Sông Quán Trường: Có chiều dài 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh
Trung, Vĩnh Thái và Phước Đồng. Sông được chia thành 2 nhánh, nhánh phía
Đông có chiều dài 9 km (nhánh chính) và nhánh phía Tây (nhánh phụ) có chiều
dài 6 km.
3

+ Lưu lượng nước bình quân: Qo = 20,40 m /s.
3


+ Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 2,90 m /s.
2.1.4.2 Biển và thuỷ triều
- Thuỷ triều: thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ nhật triều trung bình
lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m.
- Độ mặn: Biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%.
- Độ pH nước: vùng cửa sông và đầm có độ pH thay đổi từ 7,5 - 6,6.
- Mức nước biển dâng trung bình 1,28 m.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
2.1.5.1 Tài nguyên đất
Bảng 2.1. Đơn vị đất thuộc địa bàn thành phố Nha Trang
Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

STT

Nhóm đất

1

Đất bãi cát, cồn cát và đất cát
viên biển

1.423

Xã Vĩnh Lương, Phướng
Đồng


5,63

2

Đất mặn

Xã Vĩnh Lương, Vĩnh Thái,
1.678 phường Phước Long, Phước
Hải

6,64

17

Phân bố


Nhóm đất

STT

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Phân bố


3

Đất phèn

578 Xã Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp

4

Đất phù sa

Ven sông Cái Nha Trang, xã
1.416 Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc,
Vĩnh Phương, Vĩnh Trung

5

Đất xám bạc màu

1.518 Xã Phước Đồng

Đất đỏ vàng

7

Đất thung lũng dốc tụ

8

Đất xói mòn trơ sỏi đá


9

Các loại đất khác

5,6

6,00

Vùng đồi núi, đất có tầng dày
mỏng, độ dốc lớn, thảm thực
19.936,43
vật chủ yếu là cây bụi xen gỗ
rải rác

6

2,29

67,05

84

0,33

708,26

2,80

1.086,76


3,66

(Nguồn: Báo cáo KHSD đất thành phố Nha Trang năm 2017)
2.1.5.2 Tài nguyên rừng
Bảng 2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng thành phố Nha Trang
STT

Loại rừng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích: 4.515,83 ha
1

Rừng sản xuất

2

Rừng phòng hộ

4.198,31

93

317,52

7


(Nguồn: Báo cáo KHSD đất thành phố Nha Trang năm 2017)
Diện tích đất có rừng giàu, trữ lượng lớn hiện nay không còn mà chủ yếu là
rừng non, rừng nghèo kiệt; đất trống đồi núi trọc còn nhiều, cần tích cực trồng
rừng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ rừng. Ngoài ra còn có
các khu nhà-vườn ở khu vực ngoại thành tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái
nông nghiệp, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan độc đáo của
thành phố.

18


×