Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đường phía tây tỉnh bình định tại huyện vân canh tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.62 MB, 214 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa

DTCL

Diện tích còn lại

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HGĐ, CN

Hộ gia đình, cá nhân

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

PABT



Phương án bồi thường

QĐ-UBND

Quyết định – Uỷ ban nhân dân

QSHNƠ

Quyền sở hữu nhà ở

S

Diện tích

SDĐ

Sử dụng đất

STT

Số thứ tự

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TSGLVĐ

Tài sản gắn liền với đất


UBND

Uỷ ban nhân dân

ii


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

2.1 Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất

22

2.2 Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất có tài sản gắn liền với đất

22

2.3 Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất được nhận hỗ trợ

23

2.4 Tổng hợp đơn giá và các loại bồi thường

26

2.5. Bảng p hân loại hồ sơ


29

2.6. Bảng kê khai đất bị thu hồi của hộ ông Thẩm

32

2.7. Bảng kê khai cây trồng, hoa màu của hộ ông Thẩm

32

2.8. Bảng kiểm kê diện tích đất bị thu hồi của hộ ông Thẩm

33

2.9. So sánh diện tích chênh lệch năm 1997 và 2016 hộ ông Thẩm

34

2.10. Tổng hợp giá trị bồi thường của hộ ông Thẩm

35

2.11. Bảng kiểm kê di ện tích đất bị thu hồi của hộ ông Đức

36

2.12. So sánh diện tích chênh lệch năm 1997 và 2016 hộ ông Đức

37


2.13. Tổng hợp giá trị bồi thường , hỗ trợ của hộ ông Đức

39

2.14. Bảng kiểm kê diện tích đất bị thu hồi của hộ ông Nhâm

40

2.15. Tổng hợp giá trị bồi thường của hộ ông Nhâm

43

2.16. Kết quả bồi thường, hỗ trợ về đất tính đến ngày 6/6/2017

44

2.17. Kết quả bồi thường về tài sản gắn liền với đất tính đến ngày
6/6/2017

45

2.18. Kết quả hỗ trợ tính đến ngày 6/6/2017

46

2.19. Tổng hợp giá trị các hạ ng mục bồi thường, hỗ trợ tính đến ngày
6/6/2017

47


iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Vân Canh

20

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình thực hiện bồi thường và hỗ trợ tại dự án

24

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ ....................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác bồi thường và
hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất ................................................................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu........................................................ 3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................. 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................. 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... 4
5.1. Phương pháp so sánh ............................................................................... 4
5.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu...................................................... 4
5.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.................................................. 4
5.4. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu, tài liệu ......................... 5
6. Ý nghĩa của nghiên cứu. ............................................................................. 5
CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận của bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất ........... 6
1.1.1. Các khái niệm chung............................................................................. 6
1.1.2. Vị trí và vai trò của công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ khi thu
hồi đất trong hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai. ................................................ 8
v


1.1.3. Lược sử công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo
Luật đất đai 2003 đến nay. ........................................................................................ 8
1.2. Căn cứ pháp lý của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo
pháp luật đất đai hiện hành...................................................................................... 11
1.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất..... 11
1.2.2. Điều kiện bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với
đất………………………………………………………………………... ............ 12
1.2.3. Hỗ trợ khi thu hồi đất.......................................................................... 13
1.2.4. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất................................................................................................................ 14
1.3. Trình tự và thủ tục hành chính khi Nhà nước thu hồi đất...................... 14
CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 19

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu ..................... 19
2.2.Tổng quan về dự án................................................................................. 21
2.3. Quy trình thực hiện bồi thường và hỗ trợ tại dự án ............................... 23
2.4. Công tác phân loại và xử lý cụ thể hồ sơ giải quyết bồi thường và hỗ trợ
................................................................................................................................. 28
2.4.1. Phân loại hồ sơ.................................................................................... 28
2.4.2. Xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ........................................................ 29
2.5. Kết quả giải quyết công tác bồi thường và hỗ trợ ................................. 43
CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 49
3.1. Giải pháp chung ..................................................................................... 49
3.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 51
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ được bồi thường, hỗ trợ về
đất ............................................................................................................................ 51
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ được bồi thường, hỗ trợ về
đất và tài sản ............................................................................................................ 54
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ được bồi thường về đất và
tài sản....................................................................................................................... 56

vi


KẾT LUẬN.................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 60
PHỤ LỤC..................................................................................................... 61

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh
quốc phòng. Đất đai là tài sản vô cùng quý giá do Nhà nước thống nhất quản lý.
Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp, giá đất ngày càng cao, nhịp
độ phát triển ngày càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng trở nên cấp
thiết và trở thành một thách thức lớn đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh
vực kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực chính trị - xã hội trên phạm vi quốc gia.
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ trở thành điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án phát
triển, nếu không được xử lý tốt thì sẽ trở thành vật cản của sự phát triển kinh tế xã hội, đòi h ỏi phải có sự quan tâm đúng mức và giải quyết triệt để.
Thời gian gần đây, vấn đề thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất của
người đang sử dụng đất để giao đất cho các nhà đầu tư vẫn đang gây nhiều bức
xúc trong thực tế triển khai, nhất là những bức xúc của người bị thu hồi đất về
thực hiện bồi thường, hỗ trợ. Mặc dù các quy định của Pháp luật về thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ đã từng bước được hoàn thiện ngày càng rõ ràng, cụ thể về
nguyên tắc, điều kiện, đơn giá thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất đai và tài sản
khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, về lý thuyết kinh tế đất đai, việc bồi
thường một giá trị lớn hơn giá trị mà họ nhận được từ đất có thể được coi là đã
phù hợp, nhưng đất đai có những đặc trưng riêng, ngày càng khan hiếm, điều
này tương ứng với giá đất luôn luôn có xu hướng tăng ngay cả khi nó không
được sử dụng, vì vậy người sử dụng đất luôn có xu hướng yêu cầu giá bồi
thường về đất cao hơn nhiều lần so với thực tế. Chính điều này đã làm nảy sinh
bất cập về việc xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất.
Vân Canh là một huyện ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Định và có diện
tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, nằm trong vùng ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế của
tỉnh. Những năm gần đây, huyện Vân Canh đã và đang tri ển khai nhiều dự án
đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, tất cả các dự án đều cần quỹ đất.
Việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đã diễn ra ở các dự án, song gặp không ít
khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, làm ảnh hưởng đến

tiến độ và thời gian thi công công trình, gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước.
Như chúng ta đã biết công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là công
việc nhạy cảm, phức tạp và khó khăn. Vấn đề đặt ra làm sao để cân bằng lợi ích
giữa Người dân - Nhà nước - Doanh nghiệp đầu tư. Đây là công việc vừa đòi hỏi
theo nguyên tắc nhưng cũng đòi hỏi tính linh hoạt, mỗi dự án có một điều kiện
khác nhau có các yếu tố cụ thể khác nhau mà không theo một khuôn mẫu nhất
định.

1


Vì những lý do đó, nhằm điều tra, tìm hiểu thực trạng và tìm ra nguyên
nhân gây cản trở, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ
của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, cũng như hồ sơ thủ tục ngày càng
hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước, tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “ Xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi
nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đường phía Tây tỉnh Bình Định
(ĐT.639B) tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác bồi thường và hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một nội dung quan trọng của hoạt
động quản lý Nhà nước về đất đai khi thu hồi đất, được thực hiện bởi cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất
trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước. Việc nghiên cứu các công
trình liên quan mật thiết đến đề tài luận văn có ý nghĩa quan trọng. Nó là tiền đề
cho quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Thực tế từ rất lâu đã có rất nhiều đề
tài nghiên cứu liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất, chẳng hạn như:
- Luận án Tiến sĩ “ Nghiên cứu thực trạng và đổi mới pháp luật về thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ”, Đào Trung Chính (2014).

Nội dung của đề tài: Ở nước ta, Luật Đất đai được sửa đổi đều dựa trên
các quan điểm chỉ đạo mang tính khắc phục những nhược điểm trong thực tế
triển khai của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, lý luận về đất đai khá phức tạp,
đất đai thuộc sở hữu toàn dân ở nước ta thực tế đã không còn nguyên nghĩa . Khi
Nhà nước đã chia sẻ ba quyền năng chiếm đoạt, sở hữu, sử dụng – hưởng lợi cho
những người sử dụng đất. Như vậy, Nhà nước thu hồi và thực hiện bồi thường
cũng chỉ đúng với khía cạnh đất đai là tài sản của người sử dụng đất mà không
phù hợp với khía cạnh đất đai là tư liệu sản xuất mang lại sinh kế cho người sử
dụng đất, là tài nguyên quý giá của đất nước. Luận án này tập trung vào cả lý
luận và thực tiễn của vấn đề từ tổng kết thực tiễn, xây dựng cơ sở lý luận của
vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong mô hình
kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và đ ề xuất đổi mới công tác thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ quan điểm chỉ đạo,quy định của pháp
luật cho đến khâu tổ chức trên cơ sở nhận thức đúng về vai trò của đất đai là tài
nguyên có hạn, là tài sản, là tư liệu sản xuất.
- Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý “ Đánh giá việc thực hiện
chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Sơn
Tây – thành phố Hà Nội”, Trần Thế Đạt trường đại học Thăng Long (2015).
Nội dung của đề tài: tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án đầu tư xây
dựng nhà ở và giao thông trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành ph ố Hà Nội. Đồng
đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái
2


định cư để giải quyết những tồn tại, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt
bằng khi nhà nước thu hồi đất.
- Đồ án tốt nghiệp: “ Đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn xã
Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” Trần Thị Tư, Khoa quản lý đất đai

trường đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội (2014).
Nội dung của đề tài: đề cập tới chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất tại hai dự án trên địa bàn xã Thuần Mỹ để làm rõ các nội dung:
tìm hiểu các quy định chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất; tìm hiểu việc thực hiện chính sách bồi thường về đất, tài sản trên đất và
chính sách hỗ trợ, tái định cư tại hai dự án đó; đánh giá và đề xuất một số giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất tại địa phương.
Tất cả các đề tài nêu trên đều tập trung nhấn mạnh vào việc thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở những khía
cạnh khác nhau. Đồng thời cũng đã chỉ ra được những mặt hạn chế trong công
tác giải phóng mặt bằng đã và đang còn tồn đọng. Mặc dù công tác bồi thường,
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là một đề tài không còn mới mẻ nhưng thực chất
nó chưa bao giờ cũ, nó luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của người quản lý và
người sử dụng đất. Nhưng cả ba đề tài này chỉ mới xoay quanh công tác bồi
thường, hỗ trợ mà chưa đi sâu vào quy trình x ử lý hồ sơ trong công tác bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu đất đất. Chính vì lý do đó, đ ể giúp chúng ta
hiểu một cách cụ thể từng dạng hồ sơ sẽ được xử lý như th ế nào và trong quy
trình xử lý gặp những khó khăn nào, đó chính là lý do bản thân tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước
thu hồi đất để thực hiện dự án đường phía Tây tỉnh Bình Định (ĐT.639B) tại
huyện Vân Canh tỉnh Bình Định”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp và phân loại hồ sơ bồi thường và hỗ trợ; xác định được căn cứ
pháp lý, đối tượng, các hình thức, mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất để thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác bồi thường và hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất.

Phân tích thực trạng xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất tại địa bàn huyện Vân Canh thực hiện dự án đường phía Tây tỉnh Bình
Định (ĐT.639B).

3


Giải pháp xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất tại địa bàn huyện Vân Canh để thực hiện dự án đường phía Tây tỉnh
Bình Định (ĐT.639B).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Thẩm quyền của đơn vị quản lý nhà nước về đất đai.
Nguyên tắc, quy trình và phương pháp thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất.
Trình tự thủ tục xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
4.2.1. Phạm vi về nội dung.
Đề tài tập trung nghiên cứu về việc xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường,
hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đường phía Tây tỉnh Bình Định
(ĐT.639B).
4.2.2. Phạm vi về không gian.
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
4.2.3. Phạm vi về thời gian.
Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập theo khoảng thời
gian dự kiến hoàn thành dự án (2016 đến 2017).
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp so sánh.

So sánh quy trình xử lý hồ sơ tại dự án và quy định của pháp luật, so sánh
các thông tin giữa người sử sụng đất với thông tin quản lý tại địa phương từ đó
phát hiện ra những bất cập trong quá trình thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất.
5.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.
Tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến dự án, các số liệu
thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc phân tích, xử lý.
Thu thập thông tin của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong di ện bị
thu hồi đất.
5.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp này nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu phải phù hợp với
thực tế của vùng nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến
4


hành đi thực địa, điều tra khảo sát, quan sát, để kiểm tra lại các thông tin đã thu
thập được và để đánh giá đúng tình hình th ực tế tại các dự án nghiên cứu.
5.4. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu, tài liệu
Thống kê số liệu , tài liệu thu thập được dưới nhiều dạng, nhiều hình thức
riêng lẻ,... thành một hệ thống, một bảng biểu với các nội dung có sự liên kết với
nhau sau đó tiến hành phân tích, xử lý các số liệu và tài liệu đó để phục vụ cho
việc nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu.
Làm rõ đư ợc các trường hợp vướng mắc trong việc xử lý hồ sơ bồi
thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Vận dụng các quy định pháp luật đất
đai hiện hành đề xuất được các giải pháp xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ nhằm
đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, đảm bảo được quyền lợi của người sử dụng đất
hiện tại cũng như quy ền lợi của nhà đầu tư thực hiện dự án.

5



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Cơ sở lý luận của bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
1.1.1. Các khái niệm chung
 Khái niệm về bồi thường
Trong đời sống hàng ngày “bồi thường” là thuật ngữ được sử dụng trong
trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác và họ phải có
trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Theo
Từ điển tiếng Việt thông dụng: Bồi thường là đền bù những tổn hại gây ra.
Trên cơ sở Pháp luật, cụ thể theo Khoản 12, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013
“Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với
diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất”.
 Khái niệm về đền bù.
Đền bù khi Nhà nước thu hồi đất là sự đền trả lại tất cả những thiệt hại mà
chủ thể gây ra một cách tương xứng, trong quy hoạch xây dựng thiệt hại gây ra
có thể là thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất.
 Khái niệm về hỗ trợ.
Bên cạnh thuật ngữ bồi thường, trong các văn bản Pháp luật hiện hành
đ
còn ề cập đến khái niệm hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Hỗ trợ
và tái định cư thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước và biểu hiện bản chất
“của dân, do dân và vì dân” của Nhà nước ta nhằm hỗ trợ, chia sẽ khó khăn với
người bị thu hồi đất và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Cụ thể theo
Khoản 14, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là
việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất
và phát triển”.
 Khái niệm về thu hồi đất.

“Thu hồi” là lấy lại những thứ mà mình đã trao cho ngư ời khác vì một lý
do nào đó. Theo Khoản 11, Điều 3, Luật Đất đai 2013 có nêu Nhà nước thu hồi
đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà
nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm
pháp luật về đất đai.
 Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất
Theo lý luận nhà nước và pháp luật thì quyền chủ thể nói chung được hiểu
như sau:
Là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành. Nói cách
khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định
được pháp luật cho phép. Nói là khả năng có nghĩa chủ thể có thể lựa chọn giữa
việc xử sự theo cách thức và nó được phép tiến hành hoặc không xử sự như vậy.
6


Còn nghĩa vụ là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành
nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
Từ cách hiểu chung nhất như trên có thể đưa ra khái niệm về quyền và
vụ
nghĩa
của người sử dụng đất như sau
Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà pháp luật cho phép người sử
dụng đất được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng đất
nhằm sử dụng đất đúng mục đích hợp lý tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nghĩa vụ của người sử dụng đất là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc
người sử dụng đất phải tiến hành trong quá trình sử dụng đất nhằm không làm
tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và của cac chủ thể sử dụng
đất khác
 Thẩm quyền của cơ quan chức năng khi thực hiện thu hồi đất
Cũng giống như thẩm quyền giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử

dụng đất, thẩm quyền thu hồi đất được phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện
hoặc cấp tỉnh tùy vào đối tượng sử dụng đất. Về cơ bản, nếu đối tượng sử dụng
đất là hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Uỷ
ban nhân dân cấp huyện, các thẩm quyền còn lại thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
ngoại trừ trường hợp đối tượng sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài về mua nhà ở tại Việt Nam thì thẩm quyền thu hồi đất thuộc về Uỷ ban
nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành,
thẩm quyền thu hồi đất cũng có một số thay đổi so với trước đây. Đó là thu hồi
đất thuộc quỹ đất công ích do Uỷ ban nhân dân cấp xã đang quản lý và khu đ ất
bị thu hồi để giao hoặc cho thuê có nhiều đối tượng đang quản lý, sử dụng. Cụ
thể, theo điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:
+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phư ờng, thị trấn
Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình , cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng bị thu hồi đất thuộc
thẩm quyền Uỷ ban nhân dân 2 cấp thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất
hoặc uỷ quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.

7


1.1.2. Vị trí và vai trò của công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ khi thu
hồi đất trong hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai.

 Vị trí vai trò của thu hồi đất
Sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội trước hết đặt ra phải xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thuỷ
lợi, hệ thống lưới điện quốc gia, những yếu tố này là điều kiện rất cơ bản để phát
triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch… Để thực hiện
những công trình xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng - an ninh,
lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia trên thì Nhà nước cần phải có mặt bằng để
thực hiện dự án. Thế nhưng đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhằm đảm bảo lợi ích
của Nhà nước và lợi ích của Nhân dân, bắt buộc Nhà nước phải thu hồi đất của
người sử dụng đất. Vì vậy, công tác thu hồi đất giữ vị trí quan trọng trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Vị trí và vai trò của bồi thường
Khi Nhà nước thu hồi đất sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của
người dân cả tinh thần lẫn vật chất. Có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ đất
của người dân, khi đó họ mất tư liệu sản xuất, có thể họ phải di chuyển chỗ ở và
kéo theo đó là những khó khăn sẽ gặp phải trong cuộc sống hiện tại cũng như
tương lai. Dân gian truyền miệng nhau rằng: “Có an cư, mới lạc nghiệp”. Không
có chỗ ở ổn định thì con người sẽ không có điều kiện tốt nhất cho việc học tập,
lao động. Thấy rõ được những bất cập, Nhà nước đã có những chính sách bồi
thường đối với những hộ dân ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất để trả lại
những quyền lợi của họ, đảm bảo ổn định cuộc sống như ban đầu.
 Vị trí và vai trò của hỗ trợ.
Bên cạnh những chính sách bồi thường thì chính sách hỗ trợ cũng không
kém phần quan trọng đối với những hộ dân bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi
đất. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của
người dân sau khi mất đất và tài sản gắn liền trên đất để phục vụ lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng, góp phần ổn định cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, Luật Đất đai 2013 ra đời đã có nhiều hơn những chính sách hỗ trợ đối
với người dân có đất thu hồi, giúp họ khắc phục khó khăn hiện tại và chỗ ở trong
tương lai lâu dài.

1.1.3. Lược sử công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo
Luật đất đai 2003 đến nay.
1.1.3.1. Từ khi có Luật Đất đai 2003.
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày
01/7/2004. Để hướng dẫn việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định
của Luật Đất đai năm 2003, một số văn bản sau đã đư ợc ban hành:
Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác
định giá đất và khung giá các loại đất.
8


Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị
định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ
phần.
Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ
về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Về cơ bản, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Luật Đất đai
2003 đã kế thừa những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời có
những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường,
giải phóng mặt bằng hiện nay.
Tuy nhiên, để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng ngày 25/5/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định

số 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Thông
tư 06 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; Thông
tư 145/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất; Thông tư liên tịch số
14/2008/TTLT/BT-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13/08/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT
ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,...
Tóm lại, sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, các Nghị
định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và các Thông tư hướng dẫn nói chung và
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nói riêng của Trung
ương và của các tỉnh, thành phố đã ban hành cơ bản thống nhất, đồng bộ về
chính sách. Việc ban hành các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã đư ợc
các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố quan tâm hơn. Chính sách về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư cũng đã xem xét đ ến các nội dung có liên quan đến các tổ
9


chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (WB, ADB) nhằm đảm bảo hài
hòa với quy định của các tổ chức tài chính quốc tế và các nước phát triển trên
thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và sử dụng có hiệu qủa nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các nước trong khu vực và Quốc tế. Từ đó,

góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo đúng chủ trương, mục tiêu của
Đảng và Chính phủ đã đề ra, đồng thời nâng cao số lượng, chất lượng công trình
phục vụ đời sống của toàn xã hội.
Việc ban hành chính sách trên cơ sở ngày càng hoàn thiện đã giúp cho
công tác GPMB của các dự án đã có nhiều tiến triển rõ rệt, bước đầu đã kh ắc
phục được những khó khăn, vướng mắc ở các tỉnh, thành khi thực hiện triển khai
dự án, đã h ạn chế được nhiều việc khiếu nại tố cáo của người bị thu hồi đất. Luật
Đất đai đã th ực sự phát huy tác dụng trong công tác quản lý nhà nư ớc về đất đai.
Thủ tục hành chính về bồi thường, GPMB đã minh bạch, phân cấp và xác định
rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện và giải
quyết hài hòa quyền lợi, lợi ích giữa cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư dự án
và người bị thu hồi đất.
1.1.3.2. Từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay.
Pháp luật nước ta luôn được thay đổi, bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với
từng thời khì phát triền kinh tế xã hội của đất nước. Trước những hạn chế, bất
cập ở Luật đất đai 2003 thì trên cơ sở đó là nền tảng để Luật đất đai 2013 ra đời.
Luật Đất đai năm 2013, được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, Luật này thay thế
Luật Đất đai năm 2003. Để thể chế đầy đủ hơn, hướng dẫn quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai. Ngày 15
tháng 5 năm 2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Nghị định này
thay thế cho chính sách bồi thường quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới cụ thể hơn, phù hợp
hơn với yêu cầu của công tác quản lý đất đai hiện nay, khắc phục được những
bất cập cũng như thi ếu sót của Luật Đất đai năm 2003 về chính sách bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - xã hội.
Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 Quy định chi tiết về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về giá đất
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 về việc sử đổi, bổ sung một
số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất Đai. Nghị định này sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về
giá đất và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

10


Nhìn chung Luật Đất đai 2013 đã phân ra 4 tr ường hợp thu hồi đất rất rõ
ràng cụ thể quy định từ Điều 61 đến Điều 65 của Luật này như thu hồi đất vì
mục đích quốc phòng an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng, thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất do
chấm dứt việc sử dụng đất theo Pháp luật, tự nguyện trả lại đất , có nguy cơ đe
dọa tính mạng con người. Qua đó có thể giảm thiểu được số lượng khiếu nại,
khiếu kiện khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó còn nâng cao quyền lợi của
người sử dụng đất mang hướng tích cực về mặt giá đất,… do đó từng bước hoàn
thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi
nhanh chóng ổn định đời sống và phát triển sản xuất.
1.2. Căn cứ pháp lý của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo
pháp luật đất đai hiện hành.
1.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất
Các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong
Luật Đất đai năm 2003 trên thực tế đã không thể truyền tải hết các quy định
mang tính nguyên tắc để thực hiện thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp
phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các địa
phương, các bộ, ngành. Khắc phục hạn chế này, Luật Đất đai năm 2013 đã tách
nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản,
ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt

(Điều 74 và Điều 88). Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về
đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài s ản gắn liền với đất khi Nhà
nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào
đó thống nhất thực hiện, cụ thể:
 Bồi thường về đất
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi
thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường.
Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử
dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường
bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhâ n dân cấp tỉnh
quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách
quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
 Bồi thường về tài sản gắn liền với đất:
Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất
bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.
Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng
sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.
11


1.2.2. Điều kiện bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất.
 Bồi thường về đất:
Nếu như ở Luật Đất đai 2003 còn nhi ều hạn chế, cũng như chưa quy đ ịnh
rõ về điều kiện bồi thường thiệt hại về đất, thì trên cơ sở đó Luật Đất đai 2013 ra
đời, đã bổ sung một số nội dung để làm rõ những quy định này sẽ giải quyết
được những vướng mắc trong việc việc bồi thường, hỗ trợ đất đối với đất do cơ
sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệ p, sản xuất lâm
nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện,

không phải là đất do được Nhà nước giao mà có nguồn gốc do nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho hợp pháp hoặc khai hoang trước ngày 01 tháng 7 năm
2004 và đây là một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013, cụ thể tại
điều 75, Luật Đất đai 2013 có quy định về Điều kiện được bồi thường về đất khi
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê
đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn l iền với đất (sau đây gọi chung là Giấy
chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật
này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật
này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có
đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất m à
không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụ ng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc
có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất,
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộ p, tiền nhận

chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này
mà chưa được cấp.
12


Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất
trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực
hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê
đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có
đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
 Bồi thư ờng về tài sản gắn liền với đất
Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất bị thu
hồi đủ điều kiện bồi thường khi bị thiệt hại thì được bồi thường.
Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó
thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi
thường hoặc hỗ trợ tài sản.
Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, có thể tháo dời và di chuyển
được thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt
hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt: Chi phí bồi thường do tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn đơn vị bị thiệt hại lập dự
toán di chuyển để thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét
phê duyệt.
1.2.3. Hỗ trợ khi thu hồi đất.

 Đối tượng đư ợc hỗ trợ
Cũng giống như đối tượng được nhận bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất, thì theo Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
đất đai thì đ ối tượng được hỗ trợ: là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đư ợc Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.
 Nguyên tắc hỗ trợ
Việc bồi thường hay hỗ trợ đều phải dựa trên các căn cứ, không phải hộ
gia đình, cá nhân, tổ chức nào cũng đ ều được nhận hỗ trơ. Căn cứ vào Khoản 1,
điều 83, Luật Đất đai 2013 quy định:
+ Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường
theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ .
+ Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và
đúng quy định của pháp luật.
 Các hình thức hỗ trợ
Trên thực tế, công tác giải phóng mặt bằng đã hỗ trợ cho người có đất bị
thu hồi dưới nhiều hình thức khác nhau. Phụ thuộc vào phần trăm diện tích đất
13


bị thu hồi, số nhân khẩu trong hộ, loại đất, điều kiện kinh tế của từng địa phương
mà sẽ có các hình thức hỗ trợ khác nhau để giúp người bị thu hồi đất sớm ổn
định cuộc sống, cụ thể tại Khoản 2, Điều 83, Luật Đất đai 2013 đã nêu ra một
một hình thức hỗ trợ như sau:
+ Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất .
+ Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường
hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà
phải di chuyển chỗ ở.
+ Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá
nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở .

+ Hỗ trợ khác.
1.2.4. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất.
UBND huyện ban hành quyết định thu hồi đất có hộ gia đình cá nhân;
UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất của tổ chức và giao đất.
UBND cấp xã phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất triển khai thực
hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai và tài sản
trên đất nằm trong diện tích đất bị thu hồi.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư. Phối hợp với UBND cấp xã lấy ý kiến về phương án bồi thường theo hình
thức họp dân trực tiếp, đồng thời niêm yết công khai phương án tại UBND xã.
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định phương án trình UBND các
cấp.
UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt phương án bồi
thường.
Chủ đầu tư của dự án kết hơp vs Trung tâm Phát triển Qũy đất, UBND
nơi có đất tiến hành chi trả.
Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất
thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định
cưỡng chế.
1.3. Trình tự và thủ tục hành chính khi Nhà nước thu hồi đất.
Khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thì trình tự và thủ tục hành
chính được thực hiện hiện qua 8 bước. Kết quả của bước trước là cơ sở để thực
hiện các bước tiếp theo. Đó là:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất.
Bước 2:Kiểm kê đất đai, tài sản.
Bước 3: Lập phương án bồi thường.
14



Bước 4: Niêm yết phương án bồi thường.
Bước 5: Hoàn chỉnh phương án bồi thường.
Bước 6: Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt PABT.
Bước 7: Tổ chức chi trả bồi thường.
Bước 8: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi.
Các bước được thể hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất.
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất
nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết (Điều 67,
Luật Đất đai 2013) .
UBND cấp tỉnh thông báo thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân
dân cấp huyện thông báo thu hồi đất khi:
+ Có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư (đối với trường hợp thu hồi đất
theo dự án) của cấp có thẩm quyền hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
+ Khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị,
quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và công bố
(trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch).
Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí
khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây
dựng được duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển.
Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi và
được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và niêm yết
tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của
khu dân cư có đất thu hồi.
Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản.
Sau khi có kế hoạch thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân
cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo
đạc, kiểm đếm. Người có đất bị thu hồi phải phối hợp với UBND cấp xã.

Trường hợp người có đất bị thu hồi không hợp tác thì phía UBND xã phải vận
động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện. Nếu không thuyết phục được
thì tiến hành biện pháp cưỡng chế thu hồi đất.
Bước 3: Lập phương án bồi thường.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ
gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin
15


liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên
đất.
Bước 4: Niêm yết phương án bồi thường.
Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu
hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất. Hình
thức lấy ý kiến là: tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu
hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tại trụ sở UBND
cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại
diện UBND cấp xã, đ ại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đ ại
diện những người có đất thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng
ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại
đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có th ẩm quyền.
Bước 5: Hoàn chỉnh phương án bồi thường.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính

quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi
tiết bồi thường, hỗ trợ trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Bước 6: Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi
thường.
UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất và quyết định phê
duyệt phương án bồi thường. Cụ thể tại điều 66, Luật đất đai 2013 quy định:
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc
quỹ đất công ích của xã, phư ờng, thị trấn; đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài , tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư; đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
đươic sở hữa nhà ở tại Việt Nam.
- Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định thu hồi đất hoặc ủy
quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

16


Bước 7: Tổ chức chi trả bồi thường.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất và đồng thời ký
quyết định phê duyệt phương án thì theo Điều 93 Luật Đất đai 2013 có quy định
rõ về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ như sau:
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm
bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
+ Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì
khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi

thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản
tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số
tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Trường hợp người có đất thu hồi không
nhận tiền bồi thương, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được
cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản
tạm giữ của Kho bạc Nhà nước.
+ Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp
luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được
bồi thường để hoàn trả ngân sách Nhà nước. Về vấn đề này, Nghị định
47/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
cũng quy đ ịnh rõ tại Điều 30, cụ thể là: khoản tiền chưa thực hiện nghĩa v ụ tài
chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước
nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp; số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ
tài chính này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất;
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài
chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường,
hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ
gia đình, cá nhân đư ợc bố trí tái định cư thì sau khi tr ừ số tiền bồi thường, hỗ trợ
vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại
nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa v ụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp
tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó.
Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất
mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất
đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng
đất.
Bước 8: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất.

Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất phải
bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trường hợp người có đất bị thu hồi
không bàn giao mặt bằng, không thực hiện quyết định thu hồi đất thì bị cưỡng
17


chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Khoản 2,Điều 71 LĐĐ
2013 quy định cưỡng chế quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các
điều kiện sau đây: Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất
sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cấp xã nơi
có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận
động, thuyết phục; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã
được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh họa
chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết
định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; Người bị cưỡng chế đã nh ận được quyết
định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường
hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng
mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Mặc khác, Khoản 4, Điều 71, Luật Đất đai 2013 cũng quy định trình tự,
thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất: Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ
tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế; Ban thực
hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu
người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi
nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể
từ ngày lập biên bản; Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng
chế và những người có liên quan ra khỏi khu đất bị cưỡng chế, tự chuyển tài sản
ra khoải khu đất cưỡng chế, nếu không thực hiện thì ban thực hiện cưỡng chế có
trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và những người có liên quan ra khỏi
khu đất bị cưỡng chế.
Tiểu kết chương 1

Thông qua việc nghiên cứu về cơ sở lý luận và pháp lý của bồi thường, hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở chương một đã giúp chúng ta hiểu được những
vấn đề cơ bản, hiểu rõ được bản chất của bồi thường, hỗ trợ là như thế nào.
Ngoài ra giúp chúng ta nhận thức đúng và nhìn lại lược sử của công tác bồi
thường, hỗ trợ thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn Luật sửa đổi, từng giai
đoạn sẽ có những chính sách pháp luật phù hợp nhất. Mặc khác, nắm được trình
tự của nó như thế nào? Và làm thế nào để biết rằng mình đã đ ủ điều kiện để
được nhận bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và việc bồi thường, hỗ
trợ dựa trên những nguyên tắc, cơ sở pháp lý nào. Mà đặc biệt là tầm quan trọng
của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ trong hệ thống quản lý Nhà nước về
đất đai. Từ những cơ sở lý luận đó là nền tảng để mỗi bản thân có thể vận dụng
vào thực tế cũng như nắm và hiểu được cơ chế của Nhà nước. Bởi vì trước đây
khái niệm bồi thường, hỗ trợ còn khá lạ lẫm với người sử dụng đất, họ còn “ mơ
hồ” về những chính sách, chủ trương của Nhà nước. Thế nhưng bây giờ, khi nền
kinh tế - xã hội phát triển, đất đai có giá trị cao, chính sách Pháp Luật ngày càng
hoàn thiện thì bắt buộc người dân cần phải hiểu rõ hơn v ề công tác bồi thường,
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

18


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐƯỜNG PHÍA TÂY
TỈNH BÌNH ĐỊNH (ĐT.639) TẠI HUYỆN VÂN CANH TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu.
Vân Canh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Định,
cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 35 km về hướng Tây Nam, diện tích tự nhiên
80.020,84 ha là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, vị trí của huyện nằm ở
tạo độ địa lý từ 13030’ đến 13050’ vĩ độ Bắc và từ 108050’ đến 109005’ kinh độ

Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:
Phía Bắc giáp huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn;
Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên;
Phía Đông giáp huyện Tuy Phước & thành phố Quy Nhơn;
Phía Tây giáp huyện Kôngchoro, tỉnh Gia Lai.
Huyện Vân Canh nằm trong vùng ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Bình Định gồm: Quy Nhơn - An Nhơn - Tuy Phước, cách khu kinh tế Nhơn Hội
khoảng 50 km, cách thị xã Tuy Hòa - tỉnh Phú Yên khoảng 80 km. Có đường sắt
Bắc - Nam và đường Quốc lộ 19C chạy qua, nối liền trung tâm huyện với thị
trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và thị trấn La Hai huyện Đồng
Xuân, tỉnh Phú Yên; trong tương lai gần sẽ nối liền với tỉnh ĐắkLắc tạo thành
tuyến hành lang Đông - Tây, đó là điều kiện thuận lợi cho huyện Vân Canh mở
rộng mối giao lưu, phát triển kinh tế với các địa phương khác trong tỉnh, trong
vùng.
Địa hình: Địa hình của huyện Vân Canh bị chia cắt nhiều bởi hệ thống
sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình đa
dạng và phức tạp. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong huyện rất lớn. Tổng
diện tích đồi núi chiếm khoảng 85% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng
và thung lũng hẹp chỉ chiếm 15%. Đất nông nghiệp và đất ở của huyện chạy dài
theo địa hình từ Đông Bắc - Tây Nam dọc QL 19C và sông Hà Thanh.
Khí hậu: Huyện Vân Canh nằm trong tiểu vùng khí hậu Duyên hải Nam
Trung Bộ là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Với nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng
bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa mưa và khô rõ r ệt. Mùa mưa
bắt đầu từ đầu tháng 9 đến hết tháng 12, mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến cuối
tháng 8.
Dân số: năm 2014 huyện có số dân là 26.716 người với mật độ dân số là
31 người/ km2, quá thấp so với mật độ bình quân của cả tỉnh. Trên địa bàn huyện
có 8 dân tộc sinh sống, dân tộc kinh chiếm khoảng 70% tổng dân số.
19



×