Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện trảng bàng tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.35 MB, 94 trang )

DANH MỤ KÝ H ỆU, CHỮ VIẾT TẮT,
HÌ H VẼ, ĐỒ THỊ, B NG
Chữ viết tắt
SD

ất

Quy ho ch s d

K SD

K



SD

S d



ND
PTHT

P

KH

K ho ch

HT



Hi n tr ng

Hình vẽ
11 S



l

p trung

12 M



2 1:

n Tr

2 2:

ấu kinh t

2.3:

ấu

2017



2017

Sơ đồ
S

1: T



l p k ho ch s d

ấp huy n

Bảng
B

2 1:

ủa huy n Tr

B

2 2:

B

2 3: P

B


2 4: P

B

2 5: P

B

2 6: P

B

2 7: P

theo gi

B

2 8: P

theo khu v c

B

2 9: P

ng theo khu v




T
T

ng thủy l i huy

T
T
T

i ch

n

B ng 2.10. Di

tỷ l



2017

B ng 2.11. Di

ỷl



2017


B ng 2.12. Di

ỷl



2017


ủa huy n Tr

B ng 2.13: K t qu th c hi
K SD
2017


B ng 2.14 K t qu th c hi

2017

ho

3 1:








2018

3 2:







2018

B ng 3.3

2018

n ti p th c hi

B ng 3.4:

2018

c huy

3.5:








3.6:











n h t ng

2017

2018 ủ

B ng 3.7:Chỉ
3 8: S

ho ch s d




2018


B ng 3.9: Danh m
B ng 3.10: Di
B ng 3.11: Di

ất c n chuy n m
ất c n thu h i

2018
2018


MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn ...................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 2
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .......................................................................... 3
6. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1........................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ......... 4
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm, chức năng của đất đai trong sự phát triển kinh tế, xã hội......... 4
1.1.2. Vai trò và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế xã hội .................. 5
1.1.3. Phân loại đất đai .......................................................................................... 5
1.1.4. Phân vùng sử dụng đất đai .......................................................................... 5
1.1.5. Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất .................................... 7
1.1.6. Hệ thống QHSDĐ ở Việt Nam hiện nay................................................... 10
1.1.7. Nội dung lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện ............................................. 10
1.1.8. Nguyên tắc lập KHSDĐ cấp huyện .......................................................... 11
1.1.9. Quy trình lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện và những bất cập trong

QHSDĐ hiện nay ................................................................................................ 12
1.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 13
1.3. Phƣơng pháp lập kế hoạch sử dụng đất ....................................................... 14
Tiếu kết chƣơng 1................................................................................................ 16
CHƢƠNG 2......................................................................................................... 17
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH .......................................... 17
2.1. Khái quát địa bàn huyện Trảng Bàng........................................................... 17
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ............................... 17
2.1.2 Khái quát về phát triển kinh tế - xã hội ...................................................... 21
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, kinh tế, xã hội.......... 27


2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất...................................................................... 28
2.2.1. Công tác đo đạc, bản đồ, lập hồ sơ địa chính ............................................ 28
2.2.2. Công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ................... 28
2.2.3. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất ......................................................... 28
2.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất . 28

2.3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Trảng Bàng năm 2017........................... 29
2.3.1. Nhóm đất nông nghiệp .............................................................................. 29
2.3.2. Nhóm đất phi nông nghiệp ........................................................................ 30
2.3.3. Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ............. 31
2.4. Kết quả thực hiện KHSDĐ năm 2017 ......................................................... 32
2.4.1. Đánh giá kết quả thực hiện KHSDĐ năm 2017 ........................................ 32
2.4.2. Đánh giá những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 39
2.4.3. Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất
năm 2017 ............................................................................................................. 39
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 41
CHƢƠNG 3......................................................................................................... 42

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG
BÀNG.................................................................................................................. 42
3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Trảng Bàng trong
kỳ kế hoạch 2018................................................................................................. 42
3.2. Lập KHSDĐ năm 2018 của huyện Trảng Bàng .......................................... 42
3.2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ................................................... 42
3.2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất ...................................................................... 43
3.2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch 2018 ........................................... 51
3.2.4. Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất ........................................... 53
3.2.5. Danh mục các công trình, dự án trong năm 2018 ..................................... 56
3.2.6. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong KHSDĐ năm 2018 .... 62
3.2.7. Diện tích đất cần thu hồi trong KHSDĐ năm 2018 .................................. 63
3.2.8. Luận chứng xây dựng công trình trong kỳ kế hoạch 2018 ....................... 61
3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 ..................... 62


3.3.1. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện KHSDĐ .................................. 62
3.3.2. Xác định các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng ............ 63
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 65
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 68


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, phát triển kinh tế xã hội luôn là vấn đề hàng đầu của mỗi quốc
gia. Bất kì một quốc gia nào cũng có nhiệm vụ phải làm sao để phát huy đƣợc
tối đa các nguồn lực sẵn có. Nguồn lực quan trọng nhất và là cơ sở cho phát
triển kinh tế xã hội chính là quỹ đất đai của quốc gia. Chính vì nó là nguồn lực

quan trọng nên việc sử dụng đất đai hợp lí, có hiệu quả và bền vững cũng chính
là cơ sở quan trọng trong quá trình phát triển.
Tuy quy hoạch sử dụng đất đai đã góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc nhƣng vẫn còn một số nhƣợc điểm nhƣ sau: không có sự
phối hợp, thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch chi tiết
của các ngành dẫn đến tính khả thi không cao, gây lãng phí thời gian và tiền bạc;
quy hoạch sử dụng đất các cấp vĩ mô còn nhiều bất cập trong việc cân đối sử
dụng quỹ đất đai theo định hƣớng lâu dài do thiếu các dự báo mang tính chiến
lƣợc. Nội dung quy hoạch sử dụng đất còn mang nặng tính cảm tính dẫn đến
việc sử dụng đất không hiệu quả. Công tác quy hoạch sử dụng đất đai thời gian
qua mang tính hình thức, chậm và lạc hậu so với tình hình sử dụng đất gây lãng
phí và sử dụng đất không hiệu quả.
Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ vào dự báo nhu cầu sử
dụng đất đai của các ngành để điều hòa và cân đối quỹ đất trong nội bộ các
ngành với nhau tùy theo đặc điểm quỹ đất hiện có của địa phƣơng. Do đó, dự
báo nhu cầu sử dụng đất là rất quan trọng và cần thiết. Dự báo nhu cầu sử dụng
đất nhằm đáp ứng kịp thời cho công tác quy hoạch sử dụng đất trong các giai
đoạn tiếp theo, góp phần định hƣớng tổ chức sử dụng đất đai và quản lý Nhà
nƣớc về đất đai ngày càng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả. Công tác dự báo nhu
cầu sử dụng đất đai hỗ trợ cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về việc xác định
nhu cầu sử dụng đất trong tƣơng lai, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc.
Để cụ thể hóa QH, việc lập KHSDĐ hàng năm có vai trò rất quan trọng, là
căn cứ để Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất. Nội dung lập KHSDĐ hàng năm là một nội dung mới trong Luật đất đai
năm 2013 nhằm cụ thể hóa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, các
cấp; khả năng đầu tƣ, huy động nguồn lực để thực hiện, từ đó xác định diện tích
các loại đất cần phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án trong năm kế hoạch
đến từng đơn vị cấp xã.
Nhƣ vậy, QH, KHSDĐ có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Và việc lập QH, KHSDĐ hàng năm là sự cần

thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc.
Xác định rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc lập KHSDĐ hàng
năm, là sinh viên ngành Quản lý đất đai bằng kiến thức đã đƣợc học ở trƣờng và
cùng sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện
1


Trảng Bàng xin đƣợc chọn đề tài “Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018
trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
 Mục tiêu
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Cai Lậy
tỉnh Tiền Giang nhằm giúp quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch,
kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả;
bảo vệ môi trƣờng sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nƣớc
biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững.
- Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu phát
triển KT-XH, quốc phòng an ninh của huyện, đóng góp tích cực vào quá trình
phát triển KT-XH của tỉnh nhà.
 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng
đất.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc (2017) nhằm
rút ra những kết quả đạt đƣợc và những mặt tồn tại cần khắc phục trong kế
hoạch sử dụng đất kỳ này.
- Xác định các chỉ tiêu điều chỉnh sử dụng đất cấp Trung ƣơng đã phân bổ
cho cấp huyện đến năm 2020 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất
cho các ngành, lĩnh vực năm 2018.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu
Đất đai, các quy luật phân vùng sử dụng đất, các chính sách của Nhà nƣớc
liên quan đến vấn đề sử dụng đất.
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đơn vị hành chính huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây
Ninh..
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập, phân tích năm 2016 đến năm 2017.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung một số công trình
trong phƣơng án KHSDĐ năm 2018 của huyện Trảng Bàng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2


- Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập các số liệu, tài liệu về thống
kê, kiểm kê đất đai năm trƣớc, bản đồ, tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn
huyện.
- Phƣơng pháp kế thừa: phƣơng pháp này sử dụng và kế thừa các lý
thuyết, cơ sở lý luận và pháp lý về quy hoạch sử dụng đất.
- Phƣơng pháp thống kê, so sánh và phân tích: sử dụng các số liệu
thống kê về sử dụng đất đai và các yếu tố khác đã thu thập làm cơ sở định lƣợng
cho dự báo nhu cầu sử dụng đất trồng lúa.
- Phƣơng pháp dự báo: dựa vào tỷ lệ gia tăng dân số ở địa phƣơng, kết
hợp với định mức dân số, định mức công trình để đƣa ra nhu cầu sử dụng đất ở
địa phƣơng.
- Phƣơng pháp chuyên gia: tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đóng góp của
các Sở, UBND huyện, lãnh đạo các phòng, ban và UBND 11 xã, thị trấn của
huyện Trảng Bàng về KHSDĐ đến năm 2018 của huyện.

- Phƣơng pháp bản đồ: Sử dụng phần mềm bản đồ MicroStation để xây
dựng bản đồ KHSDĐ năm 2018.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Nhằm hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến sử dụng đất và QHSDĐ
đã đƣợc học tập trên giảng đƣờng.
Giúp sinh viên nắm vững nội dung và phƣơng pháp thực hiện đƣợc quy
định trong các văn bản luật hiện hành về công tác lập KHSDĐ.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá năng lực của sinh viên trong
nghiên cứu và kĩ năng thực hành nghiệp vụ QHSDĐ.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho phát triển ở đại phƣơng.
Lựa chọn, phân vùng sử dụng đất đai hợp lý về không gian để phân bổ
cho các khu dân cƣ, các công trình phục vụ sản xuất, văn hóa phúc lợi, xây dựng
các nền kinh tế quốc dân trên toàn bộ lãnh thổ, xây dựng và cũng cố an ninh
quốc phòng.
6. Cấu trúc luận văn
Nội dung của luận văn” Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên
địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh” bao gồm:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
Chƣơng 2. Thực trạng và kế hoạch sử dụng đất năm 2017 trên địa bàn
huyện Trảng Bàng Tỉnh Tây Ninh
Chƣơng 3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện
Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh
3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm, chức năng của đất đai trong sự phát triển kinh tế,

xã hội
- Đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nƣớc
mặt, nƣớc ngầm và tài nguyên khoáng sản trong long đất), theo chiều ngang –
trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhƣởng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành
phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản
xuất cũng nhƣ cuốc sống của xã hội loài ngƣời.
- Không những vậy đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia,
vừa là tƣ liệu vừa là đối tƣợng sản xuất, đây cũng là nơi diễn ra mọi hoạt động
sinh hoạt, lao động của con ngƣời, là nơi xây dựng các công trình phục vụ phát
triển kinh tế, dân sinh và quốc phòng an ninh. Quá trình khai thác sử dụng đất
đai luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì
nhu cầu sử dụng đất càng cao, trong khi đó đất đai lại có hạn và ngày càng trở
nên quý giá. Chính vì vậy, việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững luôn
là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định khoa học.
- Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng nhƣ đã nêu trên
mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả
xƣơng máu và vốn đất đai mà một quốc gia có đƣợc thể hiện sức mạnh của quốc
gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là
nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trƣờng nhà đất, nó là
tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhƣợng qua các thế hệ...
- Luật Đất đai năm 1993 của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có ghi:“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xƣơng máu mới tạo lập,
bảo vệ đƣợc vốn đất đai nhƣ ngày nay!”
- Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai ngƣời, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh
thành tựu kỹ thuật vật chất-văn hoá khoa học đều đƣợc xây dựng trên nền tảng

cơ bản sử dụng đất.
- Mục đích sử dụng đất nêu trên biểu lộ rõ nét trong các khu vực kinh tế
xã hội phát triển mạnh,cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ
giữa ngƣời và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con ngƣời
trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại mội trƣờng đất, một số công
năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan
trọng và mang tính toàn cầu.
4


1.1.2. Vai trò và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế xã hội
a. Vai trò
- Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá.
- Đất đai là đối tƣợng, tƣ liệu sản xuất đặc biệt.
- Đất đai là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất xã hội.
- Đất đai là một trong các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến sự phân bố dân
cƣ lao động.
- Đất đai là môi trƣờng sốn và là cơ sở để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh, đảm bảo chính trị, an ninh,
quốc phòng quốc gia.
b. Đặc điểm
Đất đai có 3 đặc điểm chính:
- Đất đai là một tƣ liệu sản xuất đặc biệt.
- Đất đai có hai thuộc tính: Thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội.
- Giá trị của đất đai.
1.1.3. Phân loại đất đai
Nguyên tắc phân loại đất đai có 2 nguyên tắc:
-Nguyên tắc quan hệ: tập trung nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các
loại đất đai và những tính chất của hệ thống, nguyên tắc này đƣợc áp dụng trong
luật đất đai 1993. Nguyên tắc này áp dụng cho tập hợp động.

-Nguyên tắc tƣơng đồng: chỉ chú trọng đến khía cạnh giống nhau về
chức năng nào đó của đất đai. Nguyên tắc này áp dụng cho tập hợp tĩnh.
-Hiện nay nƣớc ta vẫn sử dụng cả 2 luật 1993 và 2003 nên việc phân loại
vẫn sử dụng đồng thời hai nguyên tắc trên.
1.1.4. Phân vùng sử dụng đất đai
- Đất đai là cơ sở không gian bố trí lực lƣợng sản xuất, là không gian của
các hoạt động kinh tế xã hội. Các hoạt động này có tính tập trung, mà từ đó hình
thành hệ thống các vị trí trung tâm các cấp khác nhau.

Hình 1.1. Sơ đồ mô tả lợi ích của tính tập trung
5


Vị trí trung tâm là những điểm nút trao đổi thông tin, hàng hóa và dịch vụ
nhằm giảm thiểu chi phí lƣu thông, chi phí xây dựng mạng lƣới hạ tầng kỹ thuật
và xã hội trong không gian (Hình 1.1).
Do tính hƣớng tâm của tất cả mọi ngƣời tiêu dùng, các nhà cung ứng hàng
hóa và dịch vụ mà hình thành các phân vùng sử dụng đất đai khác nhau.
Cơ chế phân vùng sử dụng đất đai trong không gian trƣớc tiên đƣợc
nghiên cứu bởi Von Thunen (1826) về phân vùng sử dụng đất nông nghiệp và
phát triển bởi William Alonso (1964) về phân vùng sử dụng đất đô thị căn cứ
vào mô hình kinh tế tân cổ điển về sự cân bằng giữa chi phí vận chuyển và chi
phí đất đai bị ảnh hƣởng bởi khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, vai trò của khoảng
cách địa lý và chi phí vận chuyển ngày càng kém quan trọng trong sự hình thành
các trung tâm và sự phân vùng chức năng đất đai.
Các phân vùng chức năng đất đai, theo quan điểm lý thuyết Vị thế - Chất
lƣợng đƣợc phát triển bởi Hoàng Hữu Phê và Patrick Wakely (2000), là hệ quả
của sự lựa chọn cạnh tranh về vị thế xã hội và chất lƣợng tự nhiên của đất đai.
Ngƣời tiêu dùng hay nhà sản xuất có nhu cầu khác nhau về vị thế và chất lƣợng
sẽ lựa chọn nơi định cƣ, hay nơi bố trí xí nghiệp phù hợp. Mà từ đó hình thành

các phân vùng sử dụng đất đai khác nhau với khoảng cách vị thế khác nhau tính
từ vị trí trung tâm, sự phân vùng này minh họa khoảng cách đến trung tâm vị thế
(hình 1.2).
R
12
Thương mại
và dịch vụ

7

Dân cư
Công nghiệp

2
Khu mua bán

0

A

B

Khoảng cách đến trung tâm vị thế

Khu ở

Khu công nghiệp

Hình 1.2. Mô hình phân khu chức năng đất đai trong không gian
6



Tóm lại, yếu tố ảnh hƣởng đến phân vùng chức năng đất đai theo quan
điểm của Hoàng Hữu Phê và Patrick Wakely (2000) chính là sự cạnh tranh về vị
thế xã hội của đất đai.
Mỗi loại hình kinh doanh có nhu cầu khác nhau về vị thế xã hội và chất
lƣợng tự nhiên của đất đai. Loại hình kinh doanh thƣơng nghiệp và cung ứng
dịch vụ thì có nhu cầu cao về vị thế, còn kinh doanh sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp thì có nhu cầu về chất lƣợng tự nhiên cao hơn.
Các cá nhân ngƣời tiêu dùng và đơn vị kinh doanh sẽ lựa chọn vị trí định
cƣ và nơi sản xuất có vị thế đất đai phù hợp với vị thế xã hội của mình. Ngƣời
có vị thế xă hội cao hơn thì có mức thu nhập tƣơng ứng cao hơn, khả năng chi
trả cho việc thuê đất với mức giá cao hơn. Do đó, giá đất, mục đích sử dụng đất
và vị thế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Theo Hoàng Hữu Phê, yếu tố chi phí thời gian là yếu tố quyết định đến
phân vùng chức năng đất đai trong không gian. Chi phí thời gian (T) đƣợc xác
định bằng công thức T = 1/t, với t là thời gian lƣu thông từ nơi định cƣ đến vị trí
trung tâm. T cũng đƣợc hiểu là giá trị của một đơn vị thời gian vật lý tính theo
lợi ích thu đƣợc từ 1 lần trao đổi tại trung tâm với thời gian lƣu thông là (t).
Ngƣời có vị thế cao thì mức thu nhập tƣơng ứng cao hơn, nên có giá trị
đơn vị thời gian cao hơn, sẽ cạnh tranh ở gần vị trí trung tâm nhằm giảm thiểu
chi phí thời gian lƣu thông và chi trả cho việc thuê đất với giá cạnh tranh cao
hơn từ khoản chi phí thời gian tiết kiệm đƣợc.
1.1.5. Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
 Khái niệm của quy hoạch sử dụng đất
- QHSDĐ là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của
nhà nƣớc về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao
nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nƣớc, tổ chức sử dụng
đất nhƣ một tƣ liệu sản xuất cùng với các tƣ liệu sản xuất khác gắn liền với đất
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi

trƣờng.
- Theo Luật Đất đai 2013, khái niệm Quy hoạch sử dụng đất là việc phân
bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng và thích ứng biến đổi
khí hậu trên cơ sở tiểm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh
vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng
thời gian xác định.
 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một hiện tƣợng kinh tế, xã hội đặc thù
có tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận
hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc
dân. Quy hoạch sử dụng đất với kế hoạch sử dụng đất đều mang các đặc điểm
chung nhất và đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau:
7


- Tính lịch sử xã hội
Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa ngƣời với đất
đai – yếu tố tự nhiên cũng nhƣ quan hệ giữa ngƣời với ngƣời và nó thể hiện
đồng thời hai yếu tố: thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát
triển của các mối quan hệ sản xuất. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một
bộ phận của phƣơng thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính
là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất. Nói cách khác quy hoạch sử
dụng đất phát triển theo chiều dài của xã hội chịu tác động của những yếu tố
trong lịch sử ấy. Tính chất lịch sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trò
lịch sử của nó trong từng thời kỳ xây dựng và hoàn thiện phƣơng thức sản xuất
xã hội, thể hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phƣơng án
quy hoạch sử dụng đất.
- Tính tổng hợp
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất chủ yếu thể hiện ở hai mặt:

+ Mặt thứ nhất: Đối tƣợng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất là khai
thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của nền
kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến 2 nhóm đất chính là đất
nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
+ Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực nhƣ
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế, dân số, sán xuất nông nghiệp, công
nghiệp, môi trƣờng sinh thái…
Với đặc điểm này, quy hoạch sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất
đai của các ngành, các lĩnh vực. Xác định điều phối phƣơng hƣớng, phƣơng thức
phân bố sử dụng đất phù hợp với kinh tế - xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc
dân phát triển ổn định, bền vững và đạt tốc độ cao.
- Tính dài hạn
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế,
xã hội quan trong nhƣ: sự thay đổi về dân số, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hóa, ô
nhiễm môi trƣờng, công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong tất cả các ngành lĩnh
vực của đất nƣớc,…Từ đó xây dựng các quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng
đất đai, đề ra các phƣơng hƣớng, chính sách, biện pháp có tính chiến lƣợc, tạo
căn cứ khoa học cho việc xây dựng kể hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm.
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển kinh tế, xã
hội lâu dài, cơ cấu và phƣơng thức sử dụng đƣợc điều chỉnh từng bƣớc cho đến
khi đạt đƣợc mục tiêu dự kiến. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đƣợc quy
định thƣờng là 10 năm.

8


- Tính chiến lƣợc và chỉ đạo vĩ mô
Với các đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất dự báo trƣớc
đƣợc các xu thế thay đổi phƣơng hƣớng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng
đất một cách đại thể chứ không dự kiến đƣợc các hình thức và nội dung một

cách chi tiết, cụ thể những thay đổi đó. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất mang tính
chiến lƣợc, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, khái lƣợc về sử
dụng đất của các ngành nhƣ:
+ Phƣơng hƣớng, mục tiêu và trọng điểm chiến lƣợc của việc sử dụng đất
trong vùng.
+ Cân đối sử dụng đất của các ngành.
+ Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng.
+ Đề xuất các chính sách, các biện pháp lớn để đạt đƣợc mục tiêu.
Do khoảng thời gian dự báo tƣơng đối dài, chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu
tố kinh tế, xã hội khó xác định, nên ở tầm vĩ mô, chỉ tiêu quy hoạch càng khái
lƣợc hóa càng ổn định. Đối với tình hình cụ thể ở từng địa phƣơng thì lập kế
hoạch sử dụng đất sẽ làm tăng tính khả thi của phƣơng án, đồng thời tiết kiệm
đƣợc quỹ đất của địa phƣơng và bảo vệ môi trƣờng sống của con ngƣời.
- Tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rõ tính chính trị và chính sách xã hội. Khi
xây dựng phƣơng án quy hoạch phải quán triệt các chính sách và các quy định
có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nƣớc, đảm bảo cụ thể trên mặt bằng
đất dai các mục tiêu phát triển của nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế
hoạch kinh tế - xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu về dân số, đất đai và
môi trƣờng.
- Tính khả biến
Do sự tác động của nhiều yếu tố khó dự đoán trƣớc theo nhiều phƣơng
diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là trong những giải pháp nhằm biến
đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển
kinh tế ở trong một giai đoạn nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật
ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy
hoạch sử dụng đất sẽ không còn phù hợp nữa, việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn
thiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch là cần thiết, điều đó thể hiện tính khả
biến của quy hoạch. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất luôn ở trạng thái động,
một quá trình lặp đi lặp lại theo chu kỳ “Lâp quy hoạch, kế hoạch – thực hiện –

điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch hoặc chỉnh lý lại – tiếp tục thực hiện” với chất
lƣợng, mức độ hoàn thiện và tính thích hợp ngày càng nâng cao.

9


1.1.6. Hệ thống QHSDĐ ở Việt Nam hiện nay
Theo điều 36 Luật đất đai 2013, hệ thống quy hoạch , kế hoạch sử dụng
đất ở Việt Nam gồm:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
1.1.7. Nội dung lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện
- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện
trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế
hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã gồm:
+ Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trƣớc chƣa thực
hiện hết nhƣng phải phù hợp với kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện;
+ Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
cấp huyện.
- Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất
cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành
chính cấp xã.
- Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các
điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong năm kế hoạch đến
từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Xác định diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng trong năm kế

hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án; vị trí, diện tích khu vực sử
dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để
thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch, bao gồm:
+ Các dự án quy định tại Điều 61 và Khoản 1, 2 Điều 62 của Luật Đất đai
và đã đƣợc ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch;
+ Các dự án quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai và đã đƣợc
ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch đối với các dự án thực hiện bằng ngân
sách nhà nƣớc; có văn bản chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ của cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền đối với các dự án còn lại;
+ Vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị,
khu dân cƣ nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở,
thƣơng mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong năm kế hoạch đã có chủ trƣơng
bằng văn bản của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
10


- Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực
hiện việc nhận chuyển nhƣợng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng
quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của ngƣời
sử dụng đất.
- Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trong năm kế
hoạch sử dụng đất.
- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
- Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
- Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đƣợc thực hiện
theo quy định tại Khoản 11 Điều 56 của Thông tƣ này.
- Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất
hàng năm.

- Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng
năm.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng
đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
- Đánh giá, nghiệm thu.
1.1.8. Nguyên tắc lập KHSDĐ cấp huyện
 Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất
Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Đƣợc lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
cấp dƣới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế
hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng; thích ứng
với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
- Bảo đảm ƣu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, công cộng, an ninh lƣơng thực và bảo vệ môi trƣờng.

11


- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phƣơng có sử dụng đất
phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
1.1.9. Quy trình lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện và những bất cập
trong QHSDĐ hiện nay

 Quy trình lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện
Thông tƣ 29/2014/TT-BTNMT, điều 65. Trình tự lập kế hoạch sử dụng
đất hàng năm cấp huyện.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đối với các năm còn
lại đƣợc thực hiện theo trình tự sau:
1.Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trƣớc

2.Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện

3.Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai
Sơ đồ1: Trình tự lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
 Những bất cập trong QHSDĐ hiện nay
Bất cập trong tƣ duy về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai
Tƣ duy QH là rất mạch lạc nhƣng trên thực tế không thể thực hiện đƣợc vì
cách phân loại đất trong QH.Phân loại theo nguyên tắc tƣơng đồng, các loại đất
luôn xen kẽ nhau nên không thể khoanh định đƣợc.
Luật đất đai 2003 chỉ chú trọng về chu chuyển các loại đất mà quên đi cấu
trúc của đất đai, tức tính vùng và tính liền kề của đất đai.
Ngày nay diện tích đất đai không còn quan trọng, mà vùng đất đai có tầm
quan trọng hơn so với tổng diện tích.
QHSDĐ có hai chức năng chính là cân đối nguồn lực quốc gia và làm căn
cứ cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Với chức năng cân đối nguồn lực quốc gia thì tƣ duy QH theo tổng diện
tích nhƣ hiện nay là không khả thi. Hiện nay quá trình đô thị hóa cần phân vùng
và xác định mối liên hệ vùng. Chức năng cân đối nguồn lực quốc gia là rất quan
trọng nhƣng khi thực hiện QH vƣợt chỉ tiêu hoặc không đủ chỉ tiêu thì không có
biện pháp chế tài nào đƣợc đƣa ra.
Với chức năng làm căn cứ cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất thì chƣa phát huy hiệu quả.
12



Bất cập trong mối quan hệ với các ngành quy hoạch khác
- Với quy hoạch xây dựng:
Theo pháp luật hiện nay thẩm quyền cao nhất phê duyệt QH đô thị là thủ
tƣớng. Nhƣng đối với QHSDĐ thì là Quốc hội. Căn cứ vào thẩm quyền thì
QHSDĐ có tính pháp lý cao hơn. Nhƣng trên thực tế QH đô thị lại có vai trò
quan trọng hơn.
- Với QH tổng thể phát triển kinh tế xã hội:
QHSDĐ lấy QH tổng thể phát triển KT-XH làm căn cứ nhƣ vậy QH tổng
thể phát triển KT-XH có vai trò rất quan trọng, nhƣng hiến pháp lại không có
điều nào nói về QH tổng thể.
- Về mặt nội dung giữa hai QH này có rất nhiều điểm trùng lấp gây tốn
kém.
Bất cập trong phân kỳ quy hoạch
- Theo mô hình QHSDĐ hiện nay là làm từ trên xuống, QHSDĐ cấp dƣới
phải tuân thủ cấp trên.
- Nếu xét trong thời kỳ 10 năm, trong khi QH chung, QH sở, QH ngành
lại có thời kỳ từ 15 đến 20 năm. Do đó lấy QH tổng thể phát triển KT-XH để
làm căn cứ thì tầm nhìn không đủ xa để dự báo cho QH ngành.
- Nếu làm QH theo nguyên tắc từ trên xuống thì không đảm bảo.
- Kỳ QH không quan trọng, quan trọng là kế hoạch, mục tiêu từng năm.
1.2. Cơ sở pháp lý
 Các căn cứ pháp lý lập KHSDĐ
Văn bản Trung ƣơng, Bộ ngành:
- Luật Đất đai năm 2013 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 09/12/2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;
- Thông tƣ số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng

sử dụng đất;
- Thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;
- Công văn 2505/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 18/6/2014 của Tổng cục Quản
lý Đất đai về việc triển khai một số nội dung quản lý đất đai khi Luật Đất đai có
hiệu lực thi hành.

13


Văn bản tỉnh, huyện:
- Quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Uỷ ban
nhân tỉnh Tây Ninh về phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh;
- Quyết định 11/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Tây
Ninh về Quyết định ban hành bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ
năm 2015 đến năm 2019;
- Nghị quyết số 29/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 13 về thu hồi đất để thực hiện các dự
án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh (năm 2015);
- Nghị quyết số 30/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 13 về chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa, đất rừng đặc dụng để thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh (năm 2014);
- Nghị quyết số 39/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 17 về chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh đợt 2 (năm 2015);

- Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của UBND Tỉnh về
việc chuyển MĐSDĐ trồng lúa, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án, công
trình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (năm 2014);
- Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của UBND Tỉnh về
việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (năm 2015);
- Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Trảng Bàng;
- Công văn số 2553/STNMT-CCQLĐĐ ngày 26/5/2016 của Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng về việc lập Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các
huyện, thành phố.
1.3. Phƣơng pháp lập kế hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện đƣợc xây dựng theo trình tự từ
trên xuống; vừa dựa trên chỉ tiêu sử dụng đất trong QHSDĐ cấp tỉnh, vừa đƣợc
xây dựng trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện và dựa trên đề
xuất sử dụng đất của các xã trong huyện và nhu cầu sử dụng đất của các phòng,
ban, ngƣời sử dụng đất với phƣơng pháp cụ thể nhƣ sau:
- Căn cứ các chỉ tiêu sử dụng đất trong QHSDĐ cấp tỉnh và kết quả tổng
hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các
ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính các xã.
14


- Đối soát các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất với kết quả điều tra thực tiễn,
nhu cầu sử dụng đất và khả năng đáp ứng quỹ đất; các kết quả dự báo theo định
mức sử dụng đất hiện hành của các sở, ngành và địa phƣơng.
Các phƣơng pháp đƣợc áp dụng trong quá trình xây dựng kế hoạch sử
dụng đất năm 2017 của huyện gồm:
- Phƣơng pháp điều tra trực tiếp: Tiến hành thu thập số liệu, tài liệu, bản
đồ phục vụ công tác lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện trực tiếp tại

các phòng, ban của huyện và UBND các xã; qua đó xác định nhu cầu sử dụng
đất của các ngành, các địa phƣơng trong kế hoạch năm 2018 (thông qua danh
mục công trình).
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các tài liệu đã thu thập đƣợc,
tiến hành phân tích, tổng hợp bằng phần mềm Excel để xác định diện tích
chuyển mục đích của từng loại đất, sau đó tổng hợp thành hệ thống mẫu biểu
theo quy định của thông tƣ số 29/2014/TT- BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014
của Bộ Tài nguyên và Môi Trƣờng quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Phƣơng pháp dự báo: Căn cứ vào tỷ lệ gia tăng dân số của huyện để tính
toán nhu cầu sử dụng đất thông qua các công thức dự báo theo định mức đã học
để dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực, dự báo nhu cầu đất ở,
đất y tế, văn hóa, giáo dục,.. dựa theo các bảng định mức sử dụng đất của Bộ Tài
nguyên và môi trƣờng quy định cho từng khu vực nhằm giúp cho việc lựa chọn
công trình, dự án thực hiện trong năm lập kế hoạch sử dụng đất đƣợc chính xác
hơn.
- Phƣơng pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện,
quy hoạch của các ngành đã và đang đƣợc xây dựng có liên quan đến việc sử
dụng đất để nhận định quy luật phát triển, biến động đất đai; Đồng thời tiếp tục
triển khai và đƣa vào quy hoạch những công trình, dự án đang và sẽ thực hiện
của Quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt, phù hợp với Kế hoạch sử dụng
đất năm 2018
- Phƣơng pháp bản đồ: Sử dụng phần mềm Mapinfo đã học để xây dựng
bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện. Trong đó dùng các công cụ
của phần mềm để xác định diện tích các loại đất chuyển mục đích khi thực hiện
các công trình, dự án năm 2018.

15



Tiếu kết chƣơng 1
Những cơ sở lý luận và pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò
nền tảng trong công cuộc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng, đồng thời đây là
hành lang pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất đai làm cơ sở cho việc giao đất,
cấp đất, cho thuê, thu hồi tạo điều kiện cho việc thúc đẩy các dự án đầu tƣ, phát
triển kinh tế-xã hội ở địa phƣơng. Chƣơng 1 đã làm rõ về khái niệm, chức năng,
vai trò cũng nhƣ đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài ra
còn làm rõ quy trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và những bất
cập trong quy hoạch sử dụng đất đai hiện nay.

16


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
2.1. Khái quát địa bàn huyện Trảng Bàng
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Trình bày các điều kiện tự nhiên, tài nguyên của địa bàn nghiên cứu nhƣ
vị trí địa lý, địa hình, các tài nguyên đất, nƣớc, nhân văn,…
a. Vị trí địa lý
Huyện Trảng Bàng nằm ở phía Nam của tỉnh Tây Ninh trong khoảng tọa
độ địa lý 1101 58,8 vĩ độ Bắc, 106022 1,2" kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Bến Cầu, huyện Gò Dầu, huyện Dƣơng Minh
Châu.
- Phía Nam giáp với huyện Đức Hòa, Đức Huệ tỉnh Long An, huyện Củ
Chi của thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Đông giáp với huyện Bến Cát của tỉnh Bình Dƣơng, huyện Củ Chi
thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Tây giáp tỉnh Xvay Riêng của Campuchia.


Hình 2.1: Bản đồ đơn vị hành chính huyện Trảng Bàng
17


Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2016 là 34.014,92 ha, đƣợc chia
thành 11 đơn vị hành chính nhƣ bảng sau:
Bảng 2.1:Các đơn vị hành chính của huyện Trảng Bàng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Đơn vị hành chính
Toàn huyện
Thị trấn Trảng Bàng
Xã Đôn Thuận
Xã Hƣng Thuận
Xã Lộc Hƣng
Xã Gia Lộc
Xã Gia Bình
Xã Phƣớc Lƣu

Xã Bình Thạnh
Xã An Tịnh
Xã An Hòa
Xã Phƣớc Chỉ

Diện tích ( ha ) Tỷ lệ (%)
34.014,92
100%
364,71
1,07
5.857,82
17,22
4.415,89
12,98
4.515,15
13,27
3.024,85
8,89
1.200,71
3,53
1.321,91
3,89
2.143,94
6,30
3.329,42
9,79
3.022,56
8,89
4.817,96
14,16


Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bàng
Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2016 là 34.014,92 ha, trong đó xã
Đôn thuận có diện tích lớn nhất 5.857,82 ha chiếm tỷ lệ 17,22% diện tích toàn
huyện, Thị trấn Trảng Bàng có diện tích nhỏ nhất 364,71ha chiếm tỷ lệ1,07%
diện tích toàn huyện.
Huyện Trảng Bàng nằm trên giao lộ của hệ thống đƣờng giao thông huyết
mạch và quan trọng, bao gồm quốc lộ 22 (tuyến đƣờng Xuyên Á), TL 782, TL
787A.... Huyện có điều kiện thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để
phát triển công nghiệp, có những điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng
kỹ thuật giao thông, các công trình cấp điện, cấp thoát nƣớc; là nơi có thị trƣờng
tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, cũng nhƣ đảm bảo cung cấp thông tin, hỗ trợ
kỹ thuật.
b. Địa hình - đất đai
Địa hình huyện Trảng Bàng nhìn chung tƣơng đối bằng phẳng. Địa hình
có thể chia thành hai dạng chính:
- Địa hình gò cao: có diện tích 25.591 ha (chiếm 76,48 tổng diện tích tự
nhiên) phân bố ở các xã cánh đông (Hƣng Thuận, An Tịnh, Lộc hƣng, Đôn
Thuận và thị trấn Trảng Bàng) của huyện. Cao trình ở phía bắc khoảng 17-18
mét và thấp ở phía nam khoảng 8-10 mét. Nhìn chung địa hình tƣơng đối bằng
phẳng (độ dốc hầu hết < 80) vì vậy ở đây không chỉ thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp mà còn thuận lợi cho việcxây dựng các công trình: giao thông, công
nghiệp, xây dựng, bố trí dân cƣ…
- Địa hình đồng bằng: chiếm 20,3 tổng diện tích tự nhiên của toàn
huyện phân bố ở các xã: Phƣớc Lƣu, Bình Thạnh, Phƣớc Chỉ, một phần các xã:
18


An Hòa, Gia Bình với cao trình nơi cao 1-2 mét, nơi thấp từ 0,2-0,5 mét. Một số
vùng có địa hình thấp, thƣờng ngập nƣớc trong mùa lũ vì vậy việc sử dụng đất

trong xây dựng và đất ở dân cƣ gặp nhiều khó khăn. Ngƣợc lại, địa hình này rất
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là canh tác lúa nƣớc.
c. Khí hậu – thời tiết
Huyện Trảng Bàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo. Tính chất chung là nóng, ẩm, không có mùa đông lạnh. Khí hậu trong năm
chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 85 - 90
tổng lƣợng mƣa của cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lƣợng mƣa trung bình từ 2.000 - 2.500 mm/năm và phân bố không đều giữa các
tháng trong năm. Mùa mƣa thƣờng trùng với vụ mùa nên có ảnh hƣởng rất mạnh
đến sinh trƣởng và phát triển của các loại cây trồng.
Huyện Trảng Bàng có số giờ nắng khá cao (2.700 - 2.800 giờ/năm), chế
độ nhiệt cao và ổ định, trung bình từ 26 - 27 0C; Độ ẩm không khí tƣơng đối
cao.
Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu ở huyện Trảng Bàng tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, một số
hạn chế chủ yếu của khí hậu ở đây là sự biến động và phân hoá rõ rệt của các
yếu tố theo mùa. Sự tƣơng phản giữa mùa khô và mùa mƣa, về chế độ mƣa, chế
độ gió và chế độ ẩm ít nhiều gây cản trở cho phát triển sản xuất và đời sống.
d. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của Huyện đƣợc chia làm 3 nhóm chính nhƣ sau:
- Nhóm đất phù sa: Diện tích khoảng 7.001,0ha, chiếm 20,6% tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện; đƣợc chia phân thành 2 đơn vị chú giải bản đồ: Đất
phù sa Gley (470 ha), Đất phù sa có tầng loang lỗ (6.531,0 ha). Nhóm đất xám
chủ yếu phân bố ở phía Nam và Tây Nam huyện gồm các xã: Bình Thạnh,
Phƣớc Lƣu, Phƣớc Chỉ, một phần xã An Hòa và Gia Bình.
- Nhóm đất phèn: Có tổng diện tích 5.451,13 ha (chiếm 16,0 tổng
DTTN toàn huyện); với 3 đơn vị chú giải bản đồ: Đất phèn hoạt động (4.860,0
ha), Đất phèn thủy phân (217,0 ha), Đất phèn tiềm tàng (374,1 ha). Nhóm đất
phèn chủ yếu phân bố tập trung ở các xã: An Hòa, Phƣớc Chỉ, Gia Bình, An

Tịnh và thị trấn Trảng Bàng.
-Nhóm đất xám: Có diện tích lớn nhất khoảng 20.695,1ha (chiếm 60,8%
tổng DTTN toàn huyện); với 7 đơn vị chú giải bản đồ: Đất xám vàng (5.927,0),
Đất xám điển hình (6.562,0 ha), Đất xám điển hình có kết von (1.087,0 ha), Đất
xám có tầng loang lỗ (2.508,1 ha), Đất xám có kết von tầng đá ong (107,3 ha),
Đất xám gley (3.337,7 ha), Đất xám đọng mùn (1.175,0 ha). Nhóm đất xám chủ
yếu phân bố tập trung ở các xã: Đôn Thuận, Hƣng Thuận, Lộc Hƣng, Gia Lộc,
An Tịnh và An Hòa.
19


Tài nguyên nƣớc
Nguồn nƣớc mặt của huyện phụ thuộc vào nƣớc mƣa, nƣớc sông Vàm Cỏ
Đông, sông Sài Gòn và các suối, hệ thống kênh mƣơng thủy lợi hồ Dầu Tiếng.
Trong đó sông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa bàn huyện dài 11,25 km, theo hƣớng
Tây Bắc - Đông Nam, lƣu lƣợng nƣớc trung bình khoảng 96m 3/sđây là nguồn
cung cấp nƣớc tƣới quan trọng cho vùng lúa trọng điểm của huyện gồm các xã
Phƣớc Chỉ,Phƣớc Lƣu, Bình Thạnh, vùng thấp xã Gia Bình và xã An Hòa; sông
Sài Gòn chảy qua địa bàn huyện dài 23,25 km, theo hƣớng Đông Bắc - Tây
Nam, lƣu lƣợng nƣớc trung bình khoảng 85 m3/s và hệ thống kênh mƣơng thủy
lợi hồ Dầu Tiếng cung cấp nƣớc tới cho 8 xã cánh Đông của huyện (các xã
Đông Thuận , Hƣng Thuận, Lộc Hƣng, Gia Lộc, An Tịnh, An Hòa, Gia Bình và
thị trấn Trảng Bàng).
Nguồn nƣớc ngầm ở huyện Trảng Bàng khá phong phú, phân bố rộng
khắp, chiều dài tầng nƣớc ổn định và chất lƣợng nƣớc tốt. Tổng lƣợng nƣớc
ngầm có thể khai thác là 50 - 100m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác
nƣớc ngầm, đảm bảo chất lƣợng cho sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, nguồn tài
nguyên này vô cùng giá trị nếu đƣợc khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng tốt
cho nhu cầu phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế - xã
hội và đời sống của ngƣời dân.

Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Trảng Bàng nhìn chung là nghèo nàn, chỉ có
một số ít khoáng sản phi kim loại than bùn ở xã Phƣớc Chỉ. Việc thăm dò đánh
giá trữ lƣợng còn rất ít, mới ở giai đoạn phát hiện, ƣớc tính trữ lƣợng.
Một số loại vật liệu phát hiện thấy ở Trảng Bàng:
- Than bùn phân bố ở ven sông Vàm Cỏ Đông, phát hiện thấy trữ lƣợng
khá lớn than bùn có thể khai thác đƣợc ở xã Phƣớc Chỉ; chất lƣợng than bùn có
nhiệt lƣợng khô trung bình 1700- 2600 Kcal/ Kg.
- Cuội, sạn, cát có nhiều ở xã Đôn Thuận và một số ở Lộc Hƣng, An Tịnh,
An Hòa.
- Laterit: sử dụng để san lấp và làm đƣờng giao thông, làm vật liệu xây
dựng, tập trung nhiều ở xã Đôn Thuận.
Tài nguyên du lịch
Trảng Bàng là huyện có tiềm năng lớn để phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn. Các tài nguyên du lịch nhƣ: cảnh quan thiên nhiên dọc sông Vàm Cỏ Đông
và sông Sài Gòn; các di tích lịch sử - văn hóa; các nghề truyền thống (nghề sản
xuất bánh tráng, sản xuất các sản phẩm từ mây, tre, lá, nghề rèn),...tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch gắn kết trong các mối liên
hệ tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Tây Ninh, vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, cả nƣớc và quốc tế.
20


×