Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã an phú tây, huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh, công suất 3000 m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.96 MB, 105 trang )

Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

TÓM TẮT
Nước là một nhu cầu thiết yếu cho sự sống của con người và sinh vật. Trong tình
hình nguồn nước dần bị cạn kiệt và ngày càng bị ô nhiễm hiện nay, nước sạch giữ vai trò
đặc biệt quan trọng. Do đó, việc quy hoạch và xây dựng mô hình xử lý nước phù hợp
không những giải quyết được tình trạng khan hiếm nước sạch mà còn tạo điều kiện cho
người dân thu nhập thấp cũng có thể sử dụng nước sạch. Ngoài ra, việc đảm bảo cung cấp
nước sạch có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, giảm bệnh tật, đảm bảo sự
bình đẳng giữa các thành phần sử dụng nước, giảm cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
Đối với hiện trạng cấp nước ở xã An Phú Tây hiện nay, còn nhiều hộ dân sử dụng
nước giếng trực tiếp tự khai thác, chưa qua xử lý. Do đó, để đảm bảo chất lượng nước
đồng đều cho toàn bộ các hộ dân cần thiết phải xây dựng một trạm cấp nước sạch tại đây.
Từ đó đề tài “Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình
Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất 3000 m3/ngày”.
Qua tìm hiểu và so sánh các nguồn nước hiện có ở xã, nước mặt có trữ lượng ít và
hầu như đều bị ô nhiễm. Trong khi đó, nguồn nước dưới đất lại có trữ lượng phong phú,
chất lượng nước khá tốt, đáp ứng được yêu cầu làm nguồn nước cho nhà máy. Do đó,
nguồn nước được lựa chọn sử dụng cho nhà máy là nguồn nước dưới đất.
Nước dưới đất được gom vào các giếng khoan, sau đó nước từ các giếng khoan sẽ
được bơm đến nhà máy xử lý. Tại đây, nước sẽ được xử lý hoàn toàn khi lần lượt qua các
công trình: tháp oxy hóa, bể trộn, bể lắng đứng, bể lọc aquazur. Trước khi được đưa vào
mạng lưới cấp nước đến từng hộ dân, nước được khử trùng tại bể chứa nước sạch bằng clo
để loại bỏ các vi sinh vậy gây bệnh. Bùn sinh ra trong quá trình xử lý sẽ được dẫn tới hồ
lắng bùn và định kỳ 6 tháng sẽ được đem đi chôn lấp hợp vệ sinh.

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.



Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

ABSTRACT
Water is one of the most important substances on earth. All plants, animals and
human must have water to survive. Nowadays, water is being exhausted and polluted, so
clean water plays an important role in our lives. Therefore, water treatment will solve it.
Moreover, if we guarantee clean water supply, it can reduce the disease from using
polluted water, help the poor have an equal in using the clean water with the rich.
Now there are many households in An Phu Tay using groundwater which is
untreated. That’s why they need to have an water supply plant to make sure drinking water
supplies are portable. And it’s the problem which subject of this thesis indicates and
solves.
After researching and comparing surface water and groundwater, the source of
water chosen is groundwater because whereas the surface water has a limit quantity and a
bad quality, it was polluted by chemical containmination and trash, the groundwater is
better. The groundwater is abundant and its quality is acceptable that we can use as the
water supply plant’s source of water.
The groundwater will be colleted by the wells and then be pumped to the water
supply plant. Before clean water is supplied to households, it will be treated step by step
by the mixer, sedimentation tank, aquazur filter. The treated water will be stored in the
reservoir and sterilized. Then the clean water will be supplied to the people. The sludge
will be periodically disposed every 6 months.

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.



Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QCVN

Quy chuẩn Việt Nam.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.



Quyết định.

UBND

Ủy ban nhân dân.

BYT

Bộ Y tế.

NXB


Nhà xuất bản.

ĐH TNMT

Đại học Tài nguyên và Môi trường

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh.

CT

Công thức.

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu khí hậu địa phương. .................................................................. 6
Bảng 1.2 Cơ cấu giá trị của các ngành trong năm 2010. ................................................... 9
Bảng 3.1 So sánh các tầng chứa nước. ........................................................................... 29
Bảng 3.2 Chất lượng nước ở tầng Pliocen trên ............................................................... 29
Bảng 4.1 Thông số chất lượng nước đầu vào và quy chuẩn đầu ra ................................. 35
Bảng 5.1 Thống kê thông số thiết kế Tháp oxy hóa. ....................................................... 48

Bảng 5.2 Thống kê thông số thiết kế Bể trộn đứng......................................................... 50
Bảng 5.3 Thống kê thông số thiết kế Bể lắng đứng. ....................................................... 56
Bảng 5.4 Thông số thiết kế Bể lọc ................................................................................. 65
Bảng 5.5 Thống kê lưu lượng tính toán theo giờ trong ngày........................................... 66
Bảng 5.6 Chế độ làm việc của bơm. ............................................................................... 67
Bảng 5.7 Thống kê lưu lượng điều hòa bể chứa ............................................................. 68

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí xã An Phú Tây. ........................................................................................ 4
Hình 3.1 Nước dưới đất. ................................................................................................ 27
Hình 3.2 Đường hầm ngang thu nước. ........................................................................... 31
Hình 3.3 Giếng khoan. ................................................................................................... 31
Hình 3.4 Ống lọc. .......................................................................................................... 32
Hình 4.1 Vị trí nhà máy xử lý nước cấp. ........................................................................ 34
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước dưới đất Nhà máy An Phú Tây. .......................... 37
Hình 5.1 Bố trí giếng ..................................................................................................... 42
Hình 5.2 Tháp oxy hóa. ................................................................................................. 44
Hình 5.3 Bể trộn đứng ................................................................................................... 49
Hình 5.4 Bể lắng đứng. .................................................................................................. 51
Hình 5.5 Bể lọc nhanh. .................................................................................................. 56
Hình 5.6 Bể chứa nước sạch. ......................................................................................... 65
Hình 5.7 Biểu đồ dùng nước trong ngày ........................................................................ 67

Hình 5.8 Hồ lắng bùn..................................................................................................... 69

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

DANH MỤC BẢN VẼ
01 – MẶT BẰNG NHÀ MÁY.
02 – SƠ ĐỒ CAO TRÌNH MỰC NƯỚC.
03 – GIẾNG KHOAN (CẤU TRÚC ĐỊA TẦNG VÀ CẤU TRÚC GIẾNG
KHOAN).
04 – GIẾNG KHOAN (MẶT BẰNG GIẾNG 1 VÀ MẶT CẮT).
05 – GIẾNG KHOAN (MẶT BẰNG GIẾNG 2, 3, 4 VÀ MẶT CẮT).
06 – CỤM THÁP OXY HÓA, BỂ TRỘN, BỂ LẮNG, BỂ LỌC (MẶT BẰNG).
07 – CỤM THÁP OXY HÓA, BỂ TRỘN, BỂ LẮNG, BỂ LỌC (MẶT CẮT A-A
VÀ CHI TIẾT THÁP OXY HÓA).
08 – CỤM THÁP OXY HÓA, BỂ TRỘN, BỂ LẮNG, BỂ LỌC (MẶT CẮT B-B,
C-C, CHI TIẾT TẤM HƯỚNG DÒNG).
09 – CỤM THÁP OXY HÓA, BỂ TRỘN, BỂ LẮNG, BỂ LỌC (MẶT CẮT D-D,
E-E, CHI TIẾT THÁP OXY HÓA, ĐAN LỌC HDPE VÀ HỐ XI PHÔNG).
10 – BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH.
11 – NHÀ HÓA CHẤT.
12 – HỒ LẮNG BÙN.

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.



Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do hình thành đề tài. .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu. ................................................................................................................................ 1
3. Phạm vi và giới hạn. ............................................................................................................... 1
4. Nội dung thực hiện. ................................................................................................................ 1
5. Phương pháp thực hiện. .......................................................................................................... 2
6. Ý nghĩa thực tiễn. ................................................................................................................... 2
7. Kế hoạch thực hiện. ................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC Ở XÃ AN PHÚ TÂY,
HUYỆN BÌNH CHÁNH. .......................................................................................................... 4
1.1. Vị trí địa lý. .......................................................................................................................... 4
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quy hoạch chung. ............................................................ 5
1.2.1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................................................ 5
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ................................................................................................. 9
1.2.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................................................................................ 10
1.3. Đánh giá sự cần thiết của đề tài. ......................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ .............. 13
2.1. Thành phần, tính chất nước thiên nhiên. ............................................................................. 13
2.1.1. Các chỉ tiêu lý học. .......................................................................................................... 13
2.1.2. Các chỉ tiêu hoá học. ....................................................................................................... 13
2.1.3.Các chỉ tiêu vi sinh. .......................................................................................................... 15
2.2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước. ....................................................................... 15
2.2.1.Phương pháp hoá lý. ......................................................................................................... 15

2.2.2.Phương pháp hoá học. ...................................................................................................... 15
2.2.3.Phương pháp cơ học. ........................................................................................................ 17
2.2.4.Phương pháp xử lý đặc biệt. ............................................................................................. 19
2.2.5.Các công trình xử lý nước dưới đất.................................................................................. .21
2.3.Một số dây chuyền xử lý nước đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. .................................. 25
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC NƯỚC THÔ VÀ CÔNG
TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC. .......................................................................................................... 27
3.1.Các loại nguồn nước có thể khai thác. ................................................................................. 27
3.1.1.Nước dưới đất. ................................................................................................................. 27
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

3.1.2.Nước mặt ........................................................................................................................ .28
3.1.3.Nước mưa. ....................................................................................................................... 28
3.2.Lựa chọn nguồn nước. ......................................................................................................... 28
3.3.Các phương pháp khai thác nước dưới đất. .......................................................................... 30
3.3.1.Giếng khơi. ...................................................................................................................... 30
3.3.2.Đường hầm ngang thu nước. ............................................................................................ 30
3.3.3.Giếng khoan. .................................................................................................................... 31
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC DƯỚI ĐẤT. ................................................................................................................ 33
4.1.Công suất nhà máy xử lý nước cấp. ..................................................................................... 33
4.2.Lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy nước. ............................................................................. 33
4.3. Phân tích, lựa chọn phương pháp khai thác nước dưới đất và sơ đồ công nghệ xử

lý nước dưới đất. ....................................................................................................................... 34
4.3.1.Phương pháp khai thác nước dưới đất. .............................................................................. 34
4.3.2.Sơ đồ công nghệ xử lý nước dưới đất. .............................................................................. 36
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH.............................................. 39
5.1. Nhà hoá chất. ..................................................................................................................... 39
5.1.1. Soda. ............................................................................................................................... 39
5.1.2. Clo. ................................................................................................................................. 40
5.2. Tính toán trạm bơm giếng và đường ống nước thô.............................................................. 41
5.2.1. Giếng khoan. ................................................................................................................... 41
5.3.Tính toán các công trình đơn vị của nhà máy. ...................................................................... 44
5.3.1.Tháp oxy hoá. .................................................................................................................. 44
5.3.2.Bể trộn đứng. ................................................................................................................... 48
5.3.3.Bể lắng đứng. ................................................................................................................... 51
5.3.4.Bể lọc Aquazur ................................................................................................................ 56
5.3.5.Bể chứa nước sạch. .......................................................................................................... 65
5.3.6.Hồ lắng bùn. ..................................................................................................................... 69
5.3.7.Cao trình. ......................................................................................................................... 70
CHƯƠNG 6: KHÁI TOÁN SƠ BỘ KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ KINH PHÍ QUẢN
LÝ VẬN HÀNH ...................................................................................................................... 72
6.1. Khối lượng đầu tư. Khái toán chi phí xây dựng. ................................................................. 72
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

6.2. Chi phí hóa chất, điện, nhân công khấu hao trong 1 năm. ................................................... 72
6.3. Chi phí tư vấn và quản lý dự án .......................................................................................... 74

6.4. Chi phí vận hành công nghệ ............................................................................................... 74
6.5. Chi phí bảo vệ môi trường. ................................................................................................. 75
6.6. Chi phí xử lý 1m3 nước sạch............................................................................................... 75
CHƯƠNG 7: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.......................................... 76
7.1. Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường. ................................................................. 76
7.2. Đánh giá tác động của công nghệ đến môi trường............................................................... 76
7.2.1. Các giai đoạn và các dạng tác động. ................................................................................ 76
7.2.2. Tác động đến môi trường nước. ....................................................................................... 77
7.2.3. Tác động của chất thải rắn. .............................................................................................. 77
7.2.4. Tác động đến chất lượng môi trường không khí. .............................................................. 77
7.2.5. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội........................................................................... 77
7.3. Biện pháp giảm thiểu tác động. .......................................................................................... 77
7.3.1. Đối với môi trường nước. ................................................................................................ 77
7.3.2. Đối với chất thải rắn. ....................................................................................................... 77
7.3.3. Đối với môi trường không khí. ........................................................................................ 78
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 79
I. Kết luận................................................................................................................................ 79
II. Kiến nghị. ............................................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 80

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài.

An Phú Tây là một xã thuộc huyện Bình Chánh, có diện tích nhỏ nhất huyện. Xã có
lực lượng lao động trẻ dồi dào, người dân lao động cần cù và sáng tạo. Trong những năm
qua, nền kinh tế xã có sự phát triển, cơ sở hạ tầng được Thành phồ quan tâm đầu tư, khu
dân cư đô thị mới hình thành góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, việc xây dựng xã An Phú Tây là xã nông thôn mới vẫn còn gặp nhiều
khó khăn do ảnh hưởng từ việc chậm phát triển quy hoạch, phát triển kinh tế cũng bị hạn
chế do việc đầu tư cơ sở hạ tầng đường xá, hệ thống thoát nước trong khu quy hoạch chưa
hoàn chỉnh. Ngoài ra, do dân cư của huyện ngày càng tăng nên nhu cầu nước sạch cũng
tăng theo.
Để xây dựng xã nông thôn mới, một trong những hạng mục quan trọng là hệ thống
cung cấp nước sạch cần phải được hoàn tất để đảm bảo cấp nước sạch đến từng hộ dân.
Hiện nay, nguồn nước sạch của xã là từ Nhà máy nước cấp Chợ Lớn và các giếng nước tự
khoan, chủ yếu là nước từ giếng khoan. Nguồn nước từ các giếng tự khoan chủ yếu người
dân sử dụng trực tiếp mà không qua xử lý, không đảm bảo được chất lượng nước cấp đạt
quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT, ngoài ra, việc có quá nhiều các giếng khoan hộ gia đình
làm gia tăng nguy cơ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nếu miệng giếng không được giữ kỹ
làm các chất ô nhiễm dễ dàng thâm nhập xuống. Từ đó, xây dựng một trạm cấp nước cho
xã là một điều cần thiết.
Theo quyết định 5193/QĐ-UBND về Phê duyệt Đề án Nông thôn mới xã An Phú
Tây, huyện Bình Chánh, TPHCM, giai đoạn 2013-2015 ban hành ngày 23/9/2013: Giai
đoạn 2015, xã sẽ xây mới 1 trạm cấp nước tại ấp 2. Do đó, đề tài “Thiết kế nhà máy xử lý
nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh, công suất
3000 m3/ngày đêm” được hình thành.
2. Mục tiêu.
Thiết kế nhà máy nước đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch đạt QCVN
01:2009/BYT đến từng hộ dân trong xã, giúp hạn chế các loại bệnh do nước bị ô nhiễm
gây nên.
3. Phạm vi và giới hạn.
– Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp, công suất 3000 m3/ngày cho xã An Phú
Tây, huyện Bình Chánh, TPHCM.

– Tính toán các công trình xử lý nước của nhà máy và trạm bơm giếng.
4. Nội dung thực hiện.
– Tìm hiểu, so sánh và lựa chọn nguồn nước có thể sử dụng (nước mặt, nước dưới
đất) ở huyện Bình Chánh.
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

1


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

– Lựa chọn tầng chứa nước và tìm hiểu thành phần, chất lượng nước dưới đất ở tầng
đã chọn.
– Đưa ra 2 phương án với công nghệ xử lý phù hợp đối với từng loại chất ô nhiễm, so
sánh ưu, nhược điểm từng phương án và lựa chọn phương án tối ưu nhất.
– Xác định công suất nhà máy, tính toán thiết kế trạm bơm giếng và các công trình xử
lý nước đơn vị theo phương án đã chọn.
– Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hoá chất và chi phí vận hành nhà máy.
5. Phương pháp thực hiện.
– Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập tài liệu về quy hoạch cấp nước của xã An
Phú Tây, thành phần, tính chất của các nguồn nước (nước mặt, nước dưới đất) có sẵn ở xã.
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các công nghệ xử lý nước hiện đại
đang được áp dụng và các tài liệu chuyên ngành hướng dẫn thiết kế, tính toán các công
trình xử lý nước.
– Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm từng công trình xử lý, từng phương
án thiết kế để lựa chọn được phương án tối ưu nhất cho nhà máy nước.
– Phương pháp toán học: Áp dụng các công thức toán để tính toán các công trình xử

lý nước, dự toán chi phí xây dựng, vận hành nhà máy.
– Phương pháp đồ hoạ: Sử dụng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc, kích thước
các công trình của nhà máy.
6. Ý nghĩa thực tiễn.
Nhà máy sẽ đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch của người dân xã An Phú Tây, đáp
ứng được một trong những điều kiện xây dựng nông thôn mới của xã, góp phần nâng cao
đời sống của người dân, giảm được các bệnh do nước nhiễm bẩn.
Việc xây dựng nhà máy cấp nước cho xã cũng giúp giảm tình trạng thiếu hụt nước
sạch đối với các quận, huyện vùng ven, nâng cao tỷ lệ cấp nước sạch đến người dân của
huyện và thành phố.
7. Kế hoạch thực hiện.
STT
1

2

3

NỘI DUNG
Thu thập tài liệu về quy hoạch của xã An
Phú Tây (KTXH, cấp nước).
- Tìm hiểu về lưu lượng, chất lượng các
loại nguồn nước (nước mặt, nước dưới đất)
có ở xã.
- Lựa chọn nguồn nước dưới đất là nguồn
nước đầu vào cho nhà máy.
Tính toán công suất nhà máy.

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.


THỜI GIAN
(12 Tuần)
Tuần 1

Tuần 1, 2

Tuần 2
2


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

4

Đề xuất và lựa chọn công nghệ xử lý phù
hợp nhất cho nhà máy.

Tuần 2, 3

5

Tính toán các công trình đơn vị và trạm
bơm giếng.

Tuần 3, 4, 5

6


Dự toán chi phí thiết bị, chi phí xây dựng
và vận hành của nhà máy

Tuần 5, 6

7

Thể hiện các công trình đã tính toán trên
bản vẽ bằng phần mềm AutoCad.

Tuần 6 → 11

8

Kiểm tra lại các tính toán và các bản vẽ.

Tuần 12

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

3


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC Ở XÃ AN PHÚ TÂY,
HUYỆN BÌNH CHÁNH.
1.1.

Vị trí địa lý.
Bình Chánh là một huyện nằm ở phía Tây – Tây Nam của TPHCM.
– Là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TPHCM, nối liền các trục đường giao thông
quan trọng như Quốc lộ 1A, đây là huyết mạch giao thông chính từ các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long đến các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và các tỉnh miền Đông
Nam Bộ.
– Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn.
– Phía Đông giáp quận Bình Tân, quận 8, quận 7, huyện Nhà Bè.
– Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
– Phía Tây giáp huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.
Với các tuyến đường liên Tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hoà (Long
An), đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế
xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối
huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An). Bình Chánh trở thành
cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng
kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm.
Vị trí xã An Phú Tây: nằm ở phía Nam của huyện Bình Chánh.
– Phía Bắc giáp phường 7, quận 8.
– Phía Đông giáp xã Hưng Long.
– Phía Nam giáp xã Tân Quý Tây.
– Phía Tây giáp xã Tân Túc.

Hình 1.1 Vị trí xã An Phú Tây.
(Nguồn: [6])
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.


4


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

Một phần xã thuộc đô thị Nam Sài Gòn, xã có các trục giao thông chính đi qua như
đường Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 1,…lại tiếp giáp với quận 8. Với vị trí thuận lợi như
vậy, xã có lợi thế khá quan trọng trong chiến lược khai thác giao thông, thuận lợi cho phát
triển thương mại, vận tải hàng hoá, cũng như thu hút phát triển các khu dân cư hiện đại.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông nội bộ trên địa bàn xã hiện chưa phát triển, giao thông
chính chỉ có tuyến đường An Phú Tây – Hưng Long và kết nối ra Quốc lộ 1, nhưng lại là
khu vực giao nhau giữa 2 tuyến đường lớn: Quốc lộ 1 và Nguyễn Văn Linh.
Kết nối với các xã khác thuộc huyện Bình Chánh bằng tuyến đường An Phú Tây –
Hưng Long và Quốc lộ 1, kết nối với quận 8 bằng tuyến đường Nguyễn Văn Linh.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quy hoạch chung.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.
1.2.1.1. Địa hình.
Nằm trong khu vực hạ lưu của sông Vàm Cỏ, địa hình của xã cũng như huyện
tương đối bằng phẳng, độ cao thay đổi không lớn 0,5 – 1,8m, trung bình nền đất khu dân
cư hiện hữu từ 1,5 – 1,8m, đất ruộng có độ cao từ 0,2 – 1,1m; vùng rạch, ao có độ cao dưới
0,4m.
1.2.1.2. Khí hậu.
Xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều, với nền nhiệt
độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa mưa và khô rõ
rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc
điểm chính là:

Lượng bức xạ bình quân trong năm 12 Kcal/cm2, thời gian chiếu sáng trong ngày
trong các tháng ít thay đổi, dao động từ 12 giờ trong tháng 3 và tháng 4 đến 11 giờ trong
các tháng 7, 8.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C, biên độ nhiệt tại đây ít thay đổi, nhiệt độ cao
nhất vào tháng 3, 4 khoảng 400C.
Số giờ nắng: mùa khô có giờ nắng trung bình từ 7,4 đến 8,1 giờ, hầu như không có
sương mù. Từ tháng 5 đến tháng 10 có số giờ nắng bình quân 6 giờ/ngày. Số giờ nắng bình
quân trong nằm là 6,5 giờ/ngày.
Bốc hơi: so với nhiệt độ lượng bốc hơi biến đổi lớn và theo mùa, tăng dần từ tháng
12 đến tháng 5 và đạt cực đại 150 – 250mm, sau đó giảm dần từ 190 – 130mm từ tháng 6
đến tháng 9. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 79,5%.
Chế độ gió: khu vực này chịu ảnh hưởng của khu gió mùa cận xích đạo với 2 hướng
gió chính:
– Hướng gió Đông – Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 12.
– Hướng gió Tây – Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11.
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

5


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.



Tốc độ gió trung bình 2,5 – 4,7 m/s, tốc độ gió tối đa là 24 m/s.
Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm từ 1800 – 2000mm. Chủ yếu tập trung vào
mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, trong mùa mưa lượng mưa chủ yếu vào

tháng 8 đến tháng 10. Đối với khu vực trũng như khu vực giáp thị trấn Tân Túc, Tân Quý
Tây, mưa lớn kéo dài thường gây ngập úng. Trong khu vực lượng mưa phân bố tương đối
đều trong mùa, song vào tháng 7 Âm lịch hàng năm thường có đợt hạn hán ngắn ngày kéo
dài từ 5 – 7 ngày.
Độ ẩm không khí: trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 là
80 – 90%, thấp nhất vào các tháng 1, 2 khoảng 70%.
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu khí hậu địa phương.
STT

NỘI DUNG

1.

Lượng bức xạ

2.

Nhiệt độ

3.

Số giờ nắng

4.

Độ ẩm không khí

5.
6.


ĐVT

TRỊ SỐ TB

kcal/cm2

12

o

C

27

giờ/ngày

6,5

%

79,5

Lượng mưa

mm/năm

1.800 – 2.000

Tốc độ gió


m/s

2,5 – 4,7
(Nguồn:[6])

1.2.1.3. Thuỷ văn.
a) Nguồn nước mặt.
Toàn xã 12,18ha đất sông suối chủ yếu là các rạch nhỏ. Các rạch nhỏ có xu thế bị
san lấp để lấy mặt bằng xây dựng, ảnh hưởng đến vấn đề thoát nước, gây ngập úng, ô
nhiễm môi trường, nhất là vào mùa mưa.
Các kênh thuỷ trên địa bàn hiện tại chủ yếu giải quyết vấn đề thoát nước thải, khả
năng cung cấp nước tưới hầu như không có vì bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước
thải sản xuất đổ ra.
Xã An Phú Tây có sông Cần Giuộc , rạch Cầu Đen, rạch Lồng Đèn, rạch Cùng, rạch
Cây Tri, rạch Cầu Già, rạch Tân Nhiễu, kênh TĐ 13, kênh Hợp Tác Xã. Tuy không bị xếp
vào các tuyến sông, rạch, kênh ô nhiễm nặng của huyện nhưng hầu hết các tuyến này đều
được xếp vào nhóm các tuyến ô nhiễm nhẹ.
b) Nguồn nước dưới đất.
Nước dưới đất của xã ở tầng nông hầu như bị nhiễm phèn không khai thác và sử
dụng được. Nguồn nước có chất lượng tốt có thể khai thác sử dụng được phải ở tầng sâu
(Pleistocen). Nhưng nguồn nước dưới đất là nguồn nước sử dụng chính trên địa bàn hiện

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

6


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất

3000m3/ngày.đêm.

nay trong sản xuất và sinh hoạt. Do đó vấn đề cung cấp nước sạch trên địa bàn cần được
quan tâm.
Nguồn nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh phân bố khá rộng nhưng ở độ
sâu từ 150 – 300m. Nước dưới đất phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleistocen, trong
đó có nơi 30 – 40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, nguồn nước dưới
đất của huyện không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, cũng như nước sinh hoạt; Vào tháng nắng, nguồn nước dưới đất tụt
khá sâu trên 40m, các xã còn lại nguồn nước dưới đất đều bị nhiễm phèn.
Tổng lượng nước khai thác của huyện Bình Chánh là 34.535 m3/ngày, trong đó xã
An Phú Tây là 629 m3/ngày. Nhìn chung nguồn nước dưới đất ở huyện Bình Chánh khá tốt
và dồi dào, có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của
người dân trong huyện.
Các tầng chứa nước dưới đất ở xã An Phú Tây đang được sử dụng.
– Tầng Pliocen trên ( ).
Đặc điểm: Tầng chứa nước Pliocen trên phân bố trên toàn TP.HCM, không lộ trên
mặt, bị tầng chứa nước Pleistocen phủ trực tiếp lên và nằm trên tầng Pliocen dưới.
Tầng chứa nước được chia làm hai phần: phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới
là lớp chứa nước.
Thành phần thạch học: chủ yếu là cát trung đến cát thô, lẫn sạn sỏi, bột cát với bề
dày từ 2- 15m. Ngăn cách giữa tầng Pliocen với tầng Pleistocen là lớp bột sét, bột cùng
tuổi có màu vàng loang lổ bị phong hóa mạnh, dạng kết von laterit rắn chắc tạo thành lớp
liên tục có chiều dày từ 2 – 29,5m. Chiều dày trung bình là 13,48m.
Tính chất thủy lực: Đây là tầng chứa nước có áp do được ngăn cách bởi một tầng
chứa nước yếu. Tầng chứa nước này thường gặp ở độ sâu 50 – 60m và có chiều dày là 50 –
70m, hướng vận động chính từ Bắc xuống Nam, từ Tây Bắc sang Đông Nam.
Đặc tính thủy hóa: Nước trong tầng chứa nước này thuộc loại siêu nhạt đến nhạt
với tổng độ khoáng hóa thay đổi trong khoảng từ 0,03 – 0,92 g/l. Loại hình hóa học của
nước gồm: clorua, clorua – bicacbonat, bicacbonat, bicacbonat – clorua.

Khả năng chứa nước: khá phong phú, có khả năng cung cấp nước rất lớn, tại khu
vực huyện Bình Chánh có thể đạt công suất khai thác hàng trăm nghìn m3/ngày.đêm.
Động thái: mực nước tĩnh nằm nông, dao động theo mùa và theo thủy triều, biên độ
dao động từ 1,5 – 2,0m.
Tầng Pliocen trên là tầng chứa nước có ý nghĩa, tầng này có quan hệ thủy lực với
tầng Pleistocen nằm trên và tầng Pliocen dưới nằm dưới vì chúng được ngăn cách bởi các
lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xen kẹp cát mịn. Nguồn bổ
cập cho tầng này có thể là sự thấm xuyên từ các tầng nằm kề khi xuất hiện gradien cắt qua
các lớp thấm nước yếu và các dòng chảy vào vùng nghiên cứu. Hướng dòng ngầm từ phía
bắc, đông bắc chảy xuống phía nam, tây nam.
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

7


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.



Tầng chứa nước Pleistocen (qp)
Tầng có diện phân bố trên toàn vùng, không lộ lên bề mặt do bị các lớp trầm tích
Holocen phủ trực tiếp lên.
Thành phần thạch học: được cấu tạo từ hai phần
 Phần trên (lớp cách nước yếu): sét bột, bột đến bột cát, cát bột lẫn cát mịn, màu xám
xanh, xám vàng, nâu đỏ, nhiều nơi bị phong hóa có nhiều kết vón, laterit. Chiều dày 3 –
15m.
 Phần dưới (là đất đá chứa nước): có xen kẹp các lớp sét, bột, cát bột mỏng.

Tính chất thủy lực: là tầng chứa nước không áp. Chiều dày từ 3,2m đến 72m, nơi
dày nhất khoảng 45m – 69m. Hướng dòng chảy dưới đất nhìn chung theo hướng đông bắc
– tây nam và hướng bắc nam.
Đặc tính thủy hóa: Chất lượng nước khá tốt, thuộc loại nước nhạt. Tổng khoáng
hóa của nước biến đổi từ 0,04 g/l, pH từ 3,81 đến 7,44. Hàm lượng sắt II từ 0 – 10,1 mg/l,
sắt III từ 0 – 3,26 mg/l. Hàm lượng nitrat 0,4 – 10,3 mg/l, hàm lượng nitrit 0 – 0,06 mg/l.
Khả năng chứa nước: Tầng Pleistocen có mức độ giàu nước từ trung bình đến giàu
nước. Ở Bình Chánh vùng giàu nước phân bố với tỉ lưu lượng nước 1,09 – 2,885 l/s.m.
Lưu lượng khai thác đạt 27 – 120 m3/h.
Động thái: mực nước dao động theo mùa rõ rệt, mực nước hạ thấp vào cuối tháng
5, dâng cao vào tháng 10.
Tầng chứa nước này được bổ cấp từ nước mưa, nước tưới và các dòng nước mặt.
Mối quan hệ giữa tầng chứa nước Pleistocen với các tầng chứa nước nằm kề nó xảy ra ở
mức độ khác nhau tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều dày lớp cách nước ở trên
và dưới.
Tầng chứa nước Pleistocen có diện phân bố rộng, nằm nông nên điều kiện khai thác
dễ dàng, chất lượng nước đảm bảo. Tầng này đang được khai thác rộng rãi để phục vụ cho
ăn uống, sinh hoạt và sản xuất.
– Tầng chứa nước Pliocen dưới ( )
Sự phân bố trầm tích này rộng nhưng bị phủ sâu bởi lớp trầm tích Pliocen trên.
Chiều sâu phân bố tăng dần theo hướng: phía bắc thường gặp ở độ sâu 0 – 130m, còn ở
phía tây và tây nam phải đến độ sâu 190 – 200m mới gặp tầng chứa nước này.
Thành phần thạch học: chủ yếu là hạt cát mịn đến thô lẫn hạt sạn sỏi, đôi chỗ lẫn
thấu kính bột, bột cát mịn, giữa có lớp cát. Đây là nguyên nhân gây hạn chế khả năng chứa
nước của tầng này. Ngăn cách tầng này với tầng Pliocen trên là lớp bột, bột sét màu xám
xanh, vàng nâu, đôi chỗ phong hóa laterit. Chiều dày thay đổi từ 2 - 17m, trung bình
khoảng 8,61m. Đây là lớp có thành phần sét cao, khả năng cách nước tốt.
Đặc tính thủy hóa: Chất lượng nước khá tốt. Tổng khoáng hóa 0,09 – 0,57 g/l,
thường gặp là 0,5 g/l. Nước thuộc loại bicacbonat, bicacbonat – clorua.
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1

CBHD: Đới Tiến Dũng.

8


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

Khả năng chứa nước: không đồng đều. Tại khu vực huyện Bình Chánh có mức độ
giàu nước trung bình. Tỷ lưu lượng các giếng khoan đạt từ 1,11 – 3,92 l/s.m. Lưu lượng
khai thác đều trên 15 – 29 m3/h.
Động thái: mực nước tĩnh nằm nông dao động theo mùa và theo thủy triều, biên độ
dao động năm từ 1,5 đến 2,0m.
Tầng Pliocen dưới là một đối tượng có triển vọng cung cấp nước quy mô vừa và
lớn. Tuy nhiên từ trước đến nay, tầng chứa nước này chưa phải là đối tượng điều tra chính
nên các công trình nghiên cứu trước đây chưa đánh giá được hết tiềm năng của tầng chứa
nước này.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
a) Diện tích – dân cư.
Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của TPHCM, có tổng diện tích tự
nhiên là 25.255,29 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố.
Huyện Bình Chánh được chia thành 1 thị trấn và 15 xã. Trong đó xã An Phú Tây có
diện tích nhỏ nhất 586,58 ha.
Dân cư: 12.456 dân.
b) Cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã đang chuyển dịch theo hướng “thương mại – dịch vụ
- tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp” theo đúng định hướng kinh tế chung trên địa bàn xã
đề ra.
Từ một vùng nông thôn, xã An Phú Tây dần trở thành khu vực nông thôn theo

hướng đô thị, phát triển các dịch vụ tạo việc làm cho lao động địa phương và nơi khác.
Tuy nhiên, so với sự phát triển chung của toàn huyện, thì sự phát triển của xã còn chậm,
tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã năm 2010 chỉ chiếm 0,77% tổng giá trị sản xuất trên
địa bàn toàn huyện.
Ngành sản xuất nông nghiệp giảm mạnh do tác động của đô thị hoá, các nông hộ
đang dần chuyển sang trồng hoa, cây kiểng, cá cảnh,… phù hợp với môi trường đô thị.
Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn còn có tình trạng bỏ hoang hoá.
Bảng 1.2 Cơ cấu giá trị của các ngành trong năm 2010.
Tỷ lệ (%)
STT
Ngành
Giá trị sản xuất (triệu đồng)
1

Nông nghiệp

12.014

18,0

2

Tiểu thủ công nghiệp

23.653

35,5

3


Thương mại, dịch vụ

30.980

46,5

66.647

100,0

Tổng

(Nguồn:[6])
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

9


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

Về hình thức tổ chức sản xuất thì trên địa bàn xã đã hình thành:
– Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn xã: theo thống kê năm 2010,
toàn xã có 470 đơn vị kinh doanh trong đó có 18 cơ sở, 68 công ty, 348 hộ kinh doanh cá
thể chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất thực phẩm, đồ uống; chế biến gỗ và các sản phẩm từ
gỗ; sản xuất giường, tủ bàn ghế; sản xuất các sản phẩm từ kim loại.
– Về kinh tế tập thể: xã chưa thành lập Hợp tác xã và tổ hợp tác nông nghiệp.
Nhìn chung, mô hình tổ chức sản xuất tập thể kiểu mới trong thời gian chưa được

quan tâm đúng mức. Vấn đề cơ sở vật chất và mô hình tổ chức còn đang ở giai đoạn tìm
tòi, học hỏi. Do đó, cần được hỗ trợ cả về cơ sở vật chất cũng như kiến thức quản lý để các
mô hình này phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
1.2.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Hệ thống cung cấp nước.
Hiện trạng sử dụng nước cấp của hộ dân: Theo kết quả điều tra ở xã An Phú Tây có
47,59% đã được cấp nước. Chất lượng nước cấp theo hộ dân đánh giá đạt là 86,08%. Lưu
lượng nước cấp được đánh giá đạt là 75,95%. Kết quả điều tra cho thấy có 70,89% người
dân mong muốn được sử dụng nguồn nước cấp hoàn toàn.
Hiện trạng sử dụng nước cấp của doanh nghiệp: Trong 68 doanh nghiệp thuộc phạm
vi điều tra, có 67 doanh nghiệp đã có nước cấp. Tổng lượng nước khai thác là 262,1
m3/ngày. Doanh nghiệp sử dụng nước cấp cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và sản xuất.
Chất lượng nước đạt theo ý kiến doanh nghiệp là 98,5%, về áp lực nước là 100%.
Hiện nay, hệ thống cung cấp nước chính cho xã chủ yếu là từ đơn vị: Công ty cổ
phần cấp nước Chợ lớn thuộc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn SAWACO.
Hệ thống thoát nước.
Hệ thống thoát nước của xã chưa hoàn thiện, nước chủ yếu xả thẳng ra các kênh,
rạch trên địa bàn xã.
Chỉ riếng hệ thống thoát nước tại khu định cư An Phú Tây là đạt yêu cầu, hệ thống
xử lý nước thải sử dụng công nghệ hồ sinh học kết hợp công viên cảnh quan.
Giao thông.
Nối liền các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, tuyến đường huyết
mạch giao thông chính từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến các vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và các tỉnh miền Đông Nam Bộ; đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1
đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận, quận 7.
Hệ thống lưới điện.
Hiện xã có 65 trạm biến thế với tổng dung lượng là 16.540 KVA, trong đó 9 trạm
biến thế 1 pha công suất 475 KVA, 56 trạm biến áp 3 pha công suất 16.505 KVA. Tổng
đường dây trung thế là 23km, tổng đường dây hạ thế là 46km nằm dọc tuyến đường Quốc


SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

10


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

lộ 1, đường An Phú Tây – Hưng Long, đường Bờ Huệ, đường Bờ Ga, đường Ấp 2, đường
Bình Điền, đường Hoàng Đạo Thuý, đường Tân Nhiễu và rạch Cầu Già.
Trên các tuyến đường, trục đường liên xã có mật độ dân cư cao đều có bóng đèn
điện chiếu sáng, tổng số bóng đèn tại xã là 428 bóng, với tổng công suất 22.736W.
Hệ thống thông tin liên lạc.
Mạng lưới thông tin liên lạc của xã trong những năm qua đã có những bước phát
triển. Hiện xã có 02 bưu điện, toàn xã có 26 điểm truy cập Internet đang hoạt động ở 3 xã.
Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc đến với từng hộ dân.
Mạng lưới truyền thanh, phát hành báo chí cũng phát triển khá nhanh trong thời
gian qua, tạo nên cuộc sống tinh thần khá phong phú cho người dân.
Giáo dục.
Hệ thống trường lớp rất được quan tâm đầu tư xây dựng, hàng năm tỷ lệ trẻ 5 tuổi
vào mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đều đạt 100%, chất lượng đào tạo cũng từng bước được
nâng cao nên tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp năm sau cao hơn năm trước.
Về công tác phổ cập: Duy trì số các lớp phổ cập, vận động học sinh có nguy cơ bỏ
học trở lại lớp, vận động học sinh thi trượt tốt nghiệp trung học chuyển sang học nghề
hoặc bổ túc.
Hiện trạng phân bố cơ sở giáo dục của xã:
– Khối mầm non: Trong xã có 1 trường mẫu giáo công lập Hoa Lan, 2 trường mẫu
giáo tư thục và 4 nhóm trẻ.

– Khổi tiểu học: Có 1 trường tiểu học An Phú Tây với diện tích 4.327,2 m2.
– Khổi trung học cơ sở: Có 1 trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Linh với diện tích
10.051 m2.
– Trường trung học phổ thông: Chưa có.
Y tế.
Hiện xã có 1 trạm y tế với số lượng cán bộ là 9 người trong đó có: 1 bác sĩ, 3 y sĩ, 1
điều dưỡng trung cấp, 2 nữ hộ sinh, 1 dược tá trung học và 1 hộ lý. Cùng với sự hỗ trợ của
trung tâm y tế huyện, đội ngũ cán bộ y tế của xã đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho nhân dân và thực hiện các chương trình y tế quốc gia đạt kết quả khá. Về điều
kiện trang thiết bị y tế hiện nay đủ phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu của
người dân. Tuy nhiên, diện tích đất và nhà làm việc nhỏ hẹp, cơ sở vật chất xuống cấp. Do
đó, cần đầu tư xây dựng mới trạm y tế đạt chuẩn.
Trên địa bàn xã có 3 cơ sở y tế tư nhân, 3 phòng khám bệnh ngoài giờ, 6 nhà thuốc
và 4 đại lý thuốc.
1.3. Đánh giá sự cần thiết của đề tài.
Nước là một nhu cầu thiết yếu cho sự sống của con người và vi sinh vật. Trong tình
hình nguồn nước dần bị cạn kiệt và ngày càng bị ô nhiễm hiện nay, nước sạch giữ vai trò
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

11


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

đặc biệt quan trọng. Do đó, việc quy hoạch và xây dựng mô hình xử lý nước phù hợp
không những giải quyết được tình trạng khan hiếm nước sạch mà còn tạo điều kiện cho
người dân thu nhập thấp cũng có thể sử dụng nước sạch. Ngoài ra, việc đảm bảo cung cấp

nước sạch có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, giảm bệnh tật, đảm bảo sự
bình đẳng giữa các thành phần sử dụng nước, giảm cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
Đối với hiện trạng cấp nước ở xã An Phú Tây hiện nay, còn nhiều hộ dân sử dụng
nước giếng trực tiếp tự khai thác, chưa qua xử lý. Do đó, để đảm bảo chất lượng nước
đồng đều cho toàn bộ các hộ dân cần thiết phải xây dựng một trạm cấp nước sạch tại đây.
Từ đó đề tài “Thiết kế trạm bơm giếng và nhà máy cấp nước cho khu vực xã An Phú Tây,
huyện Bình Chánh, TPHCM, công suất 3000 m3/ngày”.

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

12


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
2.1. Thành phần, tính chất nước thiên nhiên.
2.1.1. Các chỉ tiêu lý học.
Mùi vị.
Mùi trong nước thường do các hợp chất hoá học, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ
hay các sản phẩm từ các quá trình phân huỷ vật chất gây nên. Nước có thể có mùi đất, mùi
tanh, mùi thối. Nước sau khi khử trùng bằng các hợp chất Clo có thể bị nhiễm mùi Clo hay
Clophenol.
Tuỳ theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hoà tan trong nước có thể có
các vị mặn, ngọt, chát,…
Tính phóng xạ.

Tính phóng xạ của nước do sự phân huỷ các chất phóng xạ có trong nước tạo nên.
Nước dưới đất thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này thường có thời gian
phân huỷ ngắn nên thường vô hại. Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn phóng xạ từ nước thải và
không khí thì tính phóng xạ của nước có thể vượt ngưỡng cho phép.
2.1.2. Các chỉ tiêu hoá học.
Thành phần ion của nước dưới đất.
Trong nước dưới đất thường có chứa các cation và anion khác nhau, nhưng thông
thường thành phần ion của nước được xác định bởi các ion: Ca2+, Mg2+, Na+, K+, HCO3,SO42-, Cl-, các ion còn lại chiếm số lượng rất bé, tuy đôi khi chúng cũng có ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng nước.
Độ pH
Được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước (pH = -lg (H+)). Tính chất của nước
được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Khi pH = 7 nước có tính trung tính, khi
pH > 7 nước có tính kiềm, pH < 7 nước có tính axit. Nước nguồn có độ pH thấp sẽ gây khó
khăn cho quá trình xử lý. Độ pH của nước là chỉ tiêu quan trọng để kiểm tra các quá trình
làm mềm, khử muối, khử sắt và nhiều quy trình công nghệ khác.
Độ kiềm
Tổng hàm lượng của các ion hydrocacbonat (HCO3-), cacbonat (CO32-), hydroxyt
(OH-) và ion muối của các axit yếu khác (photphat, silicat và các axit muối hữu cơ) là độ
kiềm toàn phần của nước. Khi nước thiên nhiên có độ màu lớn (>40 độ coban), độ kiềm
toàn phần sẽ bao gồm cả độ kiềm do muối của các axit hữu cơ gây ra.
Độ kiềm là chỉ tiêu quan trọng trong công nghệ xử lý nước, vì thế trong một số
trường hợp nước nguồn có độ kiềm thấp, cần phải bổ sung hóa chất để kiềm hóa nước.
Đơn vị đo độ kiềm thường được sử dụng là mgCaCO3/l hoặc mgđl/l.
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

13


Đồ án tốt nghiệp.

Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

Có thể chuyển đổi đơn vị: mgđl/l = (mgCaCO3/l) /50
Độ oxy hóa
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các hợp chất hữu cơ và một vài chất vô cơ dễ
bị oxy hóa có trong nước. Chỉ tiêu oxy hóa là đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm
bẩn của nguồn nước. Độ oxy hóa càng cao chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn và chứa
nhiều vi trùng.
Đơn vị đo là mg/l O2 hoặc mg/l KMnO4
Hàm lượng sắt (mg/l)
Sắt tồn tại trong nước dưới dạng sắt (II) hoặc sắt (III). Trong nước ngầm sắt thường
tồn tại dưới dạng hydrocacbonat sắt hóa trị II Fe(HCO3)2. Khi vừa bơm ra khỏi giếng,
nước thường trong và không màu, sau một thời gian để lắng trong chậu và cho tiếp xúc với
không khí, nước trở nên đục dần và ở đáy chậu xuất hiện cặn màu hung đỏ của hydroxit sắt
hóa trị III Fe(OH)3. Nước ngầm trong các giếng sâu còn có thể chứa sắt dưới dạng sắt (II)
hòa tan các hợp chất sunfat và clorua, khi tiếp xúc với oxy hoặc chất oxy hóa, sắt (II) bị
oxy hóa thành sắt (III) và kết tủa thành bông cặn Fe(OH)3.
Nước mặt thường chứa sắt (III) dưới dạng keo hữu cơ hoặc huyền phù, thường có
hàm lượng không cao và có thể khử sắt kết hợp với khử đục. Việc tiến hành khử sắt chủ
yếu đối với nước ngầm.
Khi trong nước có hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l, nước có mùi tanh làm vàng
quần áo và thiết bị vệ sinh, gây nên hiện tượng đóng cặn trên đường ống cấp nước.
Hàm lượng mangan (mg/l)
Trong các nguồn nước thiên nhiên mangan tồn tại dưới dạng hòa tan của các hợp
chất hydrocacbonat hóa trị II Mn(HCO3)2 nhưng với hàm lượng ít hơn và hiếm hơn sắt.
Tuy vậy với hàm lượng mangan > 0,05 mg/l đã gây ra tác hại đã gây ra tác hại cho việc sử
dụng và vận chuyển nước như sắt. Công nghệ xử lý mangan thường kết hợp với công nghệ
xử lý sắt.
Hàm lượng sunfat và clorua (mg/l)

Tồn tại trong nước thiên nhiên dưới dạng các muối của natri, magie và axit H2SO4,
HCl.
Hàm lượng ion Cl- có trong nước lớn (>250mg/l) làm cho nước có vị mặn.
Nước có hàm lượng sunfat cao (>250mg/l) có tính độc hại cho sức khỏe con người.
Hàm lượng Na2SO4 trong nước cao có tính xâm thực đối với bê tông và xi măng pooclăng.
Độ cứng của nước
Là đại lượng biểu thị hàm lượng các muối của canxi và magie có trong nước. Có thể
phân ra các loại độ cứng: độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu và độ cứng toàn phần. Độ
cứng tạm thời (độ cứng cacbonat) biểu thị tổng hàm lượng muối cacbonat và bicacbonat
của canxi và magie có trong nước. Độ cứng vĩnh cửu (độ cứng không cacbonat) biểu thị
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

14


Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

tổng hàm lượng muối còn lại của canxi và magie có trong nước. Độ cứng toàn phần là tổng
của hai loại độ cứng trên.
Độ cứng có thể đo bằng độ Đức, ký hiệu là 0dH.
Ở Việt Nam, thường dùng đơn vị mgdl/l, 1 mgdl/l = 2,8 0dH.
2.1.3. Các chỉ tiêu vi sinh.
Vi khuẩn.
Vi khuẩn thường thấy ở dạng đơn bào. Tế bào có cấu tạo đơn giản so với các sinh
vật khác. Vi khuẩn trong nước uống có thể gây nên các bệnh lỵ, viêm đường ruột và các
bệnh tiêu chảy khác.
Vi rút.

Vi rút không có hệ thống trao đổi chất (không có chức năng chuyển hoá thức ăn
thành các thành phần cần thiết cho cơ thể mình) nên không sống độc lập được. Chúng
thường chui vào tế bào của các cơ thể khác và lấy sự tổng hợp các chất của tế bào chủ theo
hướng cần thiết cho sự phát triển của vi rút. Vi rút trong nước có thể gây bệnh viêm gan và
viêm đường ruột.
Tảo.
Tảo đơn bào thuộc loại quang tự dưỡng, chúng tổng hợp được các chất cần cho cơ
thể từ chất vô cơ đơn giản (NH4, CO2, H20) nhờ ánh sáng mặt trời. Tảo không trực tiếp gây
bệnh cho con người nhưng có thể sản sinh ra độc tố.
2.2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước.
2.2.1. Phương pháp hoá lý.
a) Làm thoáng.
Lấy oxy từ không khí để oxy hoá sắt và mangan trong nước.
Khử khí CO2 nâng cao pH của nước để đẩy nhanh quá trình oxy hoá và thuỷ phân
sắt, mangan trong dây chuyền công nghệ khử sắt và mangan.
Làm giàu oxy để tăng thế oxy hoá khử của nước, khử các chất bẩn ở dạng khí hoà
tan trong nước.
Làm thoáng thường được sử dụng trong xử lý nước ngầm.
a) Keo tụ tạo bông.
Tạo điều kiện và thực hiện quá trình dính kết các hạt cặn, keo phân tán thành bông
cặn có khả năng lắng và lọc với tốc độ kinh tế cho phép.
2.2.2. Phương pháp hoá học.
b) Clo hoá sơ bộ.
Clo hoá sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc. Clo hoá sơ bộ
có tác dụng tăng thời gian khử trùng khi nguồn nước nhiễm bẩn nặng, oxy hoá sắt hoà tan
ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hoá mangan hoà tan để tạo thành kết tủa tương ứng, oxy hoá
SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

15



Đồ án tốt nghiệp.
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, công suất
3000m3/ngày.đêm.

các chất hữu cơ để khử màu, ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu, phá huỷ tế bào của các
vi sinh, diệt các vi khuẩn tiết ra chất nhầy trên bề mặt lớp cát lọc.
b) Khử trùng nước.
Tiêu diệt các vi khuẩn và vi trùng còn lại trong nước sau bể lọc. Có thể khử trùng
bằng Clo và các hợp chất Clo, ozone, nhiệt, siêu âm, ion bạc hoặc tia UV.
Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo: Clo là một chất oxy hoá mạnh, khi
Clo tác dụng với nước tạo thành axit HOCl có tác dụng diệt trùng mạnh. Khi cho Clo vào
nước, chất diệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với
men bên trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu
diệt.
Khử trùng bằng ozone: Ozone là một chất khí có màu ánh tím, ít hoà tan trong
nước và rất độc hại đối với con người. Ở trong nước, ozone phân huỷ rất nhanh thành oxy
phân tử và nguyên tử. Ozone có tính hoạt hoá mạnh hơn Clo nên khả năng diệt trùng mạnh
hơn Clo rất nhiều lần. Thời gian tiếp xúc rất ngắn do đó diện tích bề mặt thiết bị giảm,
không gây mùi khó chịu trong nước kể cả khi trong nước có chứa phenol. Tuy nhiên,
nhược điểm của khử trùng bằng ozone là chỉ duy trì được thời gian ngắn, chất khử trùng
không được lưu lại trong nước trong thời gian dài, nước dễ bị tái nhiễm.
Khử trùng bằng phương pháp nhiệt: Là phương pháp khử trùng cổ truyền. Đun
sôi nước ở nhiệt độ 1000C có thể tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có trong nước, chỉ trừ
nhóm vi khuẩn khi gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển sang dạng bào tử vững chắc. Tuy nhiên,
nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Đặc điểm của phương pháp này là đơn giản, nhưng
tốn nhiên liệu và cồng kềnh nên chỉ dùng trong quy mô gia đình.
Khử trùng bằng siêu âm: Dòng siêu âm với cường độ tác dụng không nhỏ hơn
2W/cm2 trong khoảng thời gian trên 5 phút có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trong

nước.
Khử trùng bằng ion bạc: Ion bạc có thể tiêu diệt phần lớn vi trùng có trong nước.
Với hàm lượng 2 – 10 ion g/l đã có tác dụng tiệt trùng. Hạn chế của phương pháp này là:
nếu trong nước có độ màu cao, có chất hữu cơ cao, có nhiều loại muối thì ion bạc không
phát huy được khả năng diệt trùng.
Khử trùng bằng tia UV: Tia UV có tác dụng diệt trùng mạnh, tia dùng để khử trùng
là tia UVC, có bước sóng < 280nm. Tia UV tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phát ra sẽ tác
dụng lên các phân tử protit của tế bào vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc và mất khả năng trao đổi
chất. Ưu điểm: không làm thay đổi mùi vị của nước. Nhược điểm: hiệu quả khử trùng chỉ
đạt được triệt để khi trong nước không có các chất hữu cơ và cặn lơ lửng; chỉ duy trì hiệu
quả khử trùng trong thời gian ngắn, dễ bị tái nhiễm.

SVTH: Nguyễn Võ Hoàng Yến – Lớp: 02-ĐHCTN-1
CBHD: Đới Tiến Dũng.

16


×